Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Tiểu luận môn MARKETING NỘI DUNG (Content Marketing) - KẾ HOẠCH MARKETING NỘI DUNG TRONG 12 THÁNG CỦA DOANH NGHIỆP KEM CÓ CỒN ÁI CRÈME

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.39 MB, 71 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XXX
KHOA MARKETING
----- -----

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MARKETING NỘI DUNG

ĐỀ TÀI:

KẾ HOẠCH MARKETING NỘI DUNG
TRONG 12 THÁNG CỦA DOANH NGHIỆP
KEM CÓ CỒN ÁI CRÈME

SVTH: NHÓM A
Lớp: XXX
GVHT: TRẦN THỊ B

TP. Hồ Chí Minh, năm 2023


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XXX
KHOA MARKETING
----- -----

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MARKETING NỘI DUNG

ĐỀ TÀI:


KẾ HOẠCH MARKETING NỘI DUNG
TRONG 12 THÁNG CỦA DOANH NGHIỆP
KEM CÓ CỒN ÁI CRÈME

DANH SÁCH NHĨM:

NGUYỄN VĂN A
NGUYỄN VĂN B
NGUYỄN VĂN C

TP. Hồ Chí Minh, năm 2023


MỤC LỤC
BẢNG PHÂN CƠNG, ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HỒN THÀNH NHIỆM VỤ TỪNG
THÀNH VIÊN TRONG NHÓM ................................................................................. i
MỤC LỤC .................................................................................................................. ii
DANH MỤC HÌNH.................................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... viii
CHƯƠNG 1

TÓM TẮT ĐIỀU HÀNH ................................................................ 1

CHƯƠNG 2

GIỚI THIỆU DỰ ÁN KEM CÓ CỒN ÁI CRÈME ........................ 2

2.1. PHÂN TÍCH BỐI CẢNH DỰ ÁN ............................................................... 2
2.1.1.


Mơi trường vĩ mơ ................................................................................ 2

2.1.2.

Phân tích đối thủ cạnh tranh ............................................................... 4

2.2. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP ......................................................... 9
2.2.1.

Sản phẩm............................................................................................. 9

2.2.2.

Ý nghĩa tên thương hiệu ................................................................... 15

2.2.3.

Logo .................................................................................................. 15

2.2.4.

Slogan ............................................................................................... 16

2.2.5.

Các yếu tố nhận diện thương hiệu khác ............................................ 17

2.2.6.


Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi ..................................................... 18

2.3. PHÂN TÍCH STP CỦA DOANH NGHIỆP ............................................... 19
2.3.1.

Phân khúc thị trường ......................................................................... 19

2.3.2.

Xác định thị trường mục tiêu ............................................................ 20

2.3.3.

Định vị .............................................................................................. 20

2.4. PHÂN TÍCH SWOT CỦA DOANH NGHIỆP ........................................... 21
CHƯƠNG 3

KẾ HOẠCH NỘI DUNG CỦA DOANH NGHIỆP ..................... 22

3.1. MỤC TIÊU ................................................................................................. 22
3.1.1.

Mục tiêu kinh doanh: ........................................................................ 22

3.1.2.

Mục tiêu marketing: .......................................................................... 22
ii



3.1.3.

Mục tiêu truyền thông: ...................................................................... 22

3.2. INSIGHT ..................................................................................................... 22
3.3. BIG IDEA ................................................................................................... 23
3.4. CHÂN DUNG KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU ............................................. 23
3.5. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ HÀNH TRÌNH KHÁCH HÀNG ......................... 26
3.5.1.

Giai đoạn nhận thức .......................................................................... 26

3.5.2.

Giai đoạn cân nhắc ............................................................................ 26

3.5.3.

Giai đoạn mua hàng .......................................................................... 27

3.5.4.

Giai đoạn quay lại ............................................................................. 27

3.5.5.

Giai đoạn ủng hộ: .............................................................................. 28

3.6. NGUỒN LỰC HIỆN CÓ CỦA DOANH NGHIỆP ................................... 28

3.6.1.

Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp............................................................ 29

3.6.2.

Hệ thống dây chuyền sản xuất .......................................................... 29

3.6.3.

Nguyên liệu chất lượng cao .............................................................. 29

3.6.4.

Quy trình chế biên chuyên nghiệp .................................................... 30

3.7. CONTENT PILLAR ................................................................................... 31
3.8. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ....................................................................... 32
3.8.1.

Giai đoạn 1 ........................................................................................ 34

3.8.2.

Giai đoạn 2 ........................................................................................ 37

3.8.3.

Giai đoạn 3 ........................................................................................ 41


3.8.4.

Giai đoạn 4 ........................................................................................ 46

3.8.5.

Giai đoạn 5 ........................................................................................ 50

CHƯƠNG 4

TRIỂN KHAI VÀ GIÁM SÁT KẾ HOẠCH MARKETING NỘI

DUNG

....................................................................................................... 55

4.1. NGÂN SÁCH ............................................................................................. 55
4.2. KPI .............................................................................................................. 57
4.3. KẾ HOẠCH DỰ PHÒNG .......................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... a
iii


BÁO CÁO ĐỘ TRÙNG LẶP CỦA TÀI LIỆU ......................................................... c

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Thị phần ngành hàng kem tại Việt Nam ...................................................... 3

Hình 2.2 Thị trường kem có cồn trên thế giới ............................................................ 4
Hình 2.3 Sản phẩm kem Ái Crème ............................................................................. 9
Hình 2.4 Khơng gian tại cửa hàng Ái Crème ........................................................... 11
Hình 2.5 Chatbot trên trang Facebook của Ái Crème .............................................. 12
Hình 2.6 Các thao tác đặt chỗ trên chatbot ............................................................... 13
Hình 2.7 Các thao tác đặt giao hàng trên chatbot ..................................................... 13
Hình 2.8 Các thao tác để xem khuyến mãi/ sự kiện trên chatbot ............................. 14
Hình 2.9 Tên thương hiệu ......................................................................................... 15
Hình 2.10 Logo Ái Crème ........................................................................................ 15
Hình 2.11 Slogan Ái Crème...................................................................................... 16
Hình 2.12 Màu sắc thương hiệu, phơng chữ, mã QR ............................................... 17
Hình 2.13 Linh vật Ái Crème ................................................................................... 17
Hình 2.14 Đồng phục nhân viên ............................................................................... 18
Hình 2.15 Bản đồ định vị Ái Crème ......................................................................... 20
Hình 3.1 Quy trình phục vụ khách hàng................................................................... 30
Hình 3.2 Ấn phẩm truyền thơng giai đoạn 1 (1)....................................................... 34
Hình 3.3 Billboard chiến dịch "New Year New Flavor" .......................................... 35
Hình 3.4 Ấn phẩm truyền thơng giai đoạn 1 (2)....................................................... 35
Hình 3.5 Ấn phẩm truyền thơng giai đoạn 1 (3)....................................................... 36
Hình 3.6 Ấn phẩm truyền thơng giai đoạn 1 (4)....................................................... 37
Hình 3.7 Ấn phẩm truyền thơng giai đoạn 2 (1)....................................................... 38
Hình 3.8 Ấn phẩm truyền thơng giai đoạn 2 (2)....................................................... 39
Hình 3.9 Ấn phẩm truyền thơng giai đoạn 2 (3)....................................................... 40
Hình 3.10 Ấn phẩm truyền thơng giai đoạn 2 (4)..................................................... 40
Hình 3.11 Ấn phẩm truyền thơng giai đoạn 2 (5) ..................................................... 41
Hình 3.12 Ấn phẩm truyền thơng giai đoạn 3 (1)..................................................... 42
Hình 3.13 Ấn phẩm truyền thơng giai đoạn 3 (2)..................................................... 43
Hình 3.14 Ấn phẩm truyền thông giai đoạn 3 (3)..................................................... 44
v



Hình 3.15 Ấn phẩm truyền thơng giai đoạn 3 (4)..................................................... 45
Hình 3.16 Ấn phẩm truyền thơng giai đoạn 3 (5)..................................................... 45
Hình 3.17 Ấn phẩm truyền thơng giai đoạn 3 (6)..................................................... 46
Hình 3.18 Ấn phẩm truyền thơng giai đoạn 4 (1)..................................................... 47
Hình 3.19 Ấn phẩm truyền thơng giai đoạn 4 (2)..................................................... 48
Hình 3.20 Ấn phẩm truyền thơng giai đoạn 4 (3)..................................................... 49
Hình 3.21Ấn phẩm truyền thơng giai đoạn 4 (4)...................................................... 50
Hình 3.22 Ấn phẩm truyền thơng giai đoạn 5 (1)..................................................... 50
Hình 3.23 Ấn phẩm truyền thơng giai đoạn 5 (2)..................................................... 51
Hình 3.24 Ấn phẩm truyền thơng giai đoạn 5 (3)..................................................... 52
Hình 3.25 Ấn phẩm truyền thơng giai đoạn 5 (4)..................................................... 53
Hình 3.26 Ấn phẩm truyền thơng giai đoạn 5 (5)..................................................... 54
Hình 3.27 Ấn phẩm truyền thông giai đoạn 5 (5)..................................................... 54

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Chi phí sản xuất một viên kem Ái Crème ................................................. 10
Bảng 2.2 Giá bán sản phẩm ...................................................................................... 11
Bảng 2.3 Phân khúc khách hàng Ái Crème .............................................................. 19
Bảng 2.4 Phân tích SWOT ....................................................................................... 21
Bảng 3.1 Chân dung khách hàng mục tiêu ............................................................... 23
Bảng 3.2 Content Pillar ............................................................................................ 32
Bảng 3.3 Action plan ................................................................................................ 33
Bảng 3.4 Action plan (tiếp theo)............................................................................... 34
Bảng 4.1 Ngân sách dự trù ....................................................................................... 55
Bảng 4.2 Ngân sách dự trù (tiếp theo) ...................................................................... 56
Bảng 4.3 KPI ............................................................................................................ 57

Bảng 4.4 KPI (tiếp theo) ........................................................................................... 58
Bảng 4.5 Kế hoạch dự phòng ................................................................................... 58
Bảng 4.6 Kế hoạch dự phòng (tiếp theo) .................................................................. 59

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Từ viết đầy đủ

1

CARG

Tỷ lệ tăng trưởng kép hằng năm

2

FOMO

Fear of Missing Out

viii


CHƯƠNG 1

TÓM TẮT ĐIỀU HÀNHadefghi
Dự án khởi nghiệp thương hiệu kem có cồn Ái Crème được xây dựng như một
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thực phẩm. Thương hiệu sở hữu các
dòng sản phẩm kem độc đáo được lấy cảm hứng từ các loại cocktail, với ba loại hương
vị chính là Chocolate, Vani và Dâu, kết hợp với dòng rượu vang cao cấp, hứa hẹn sẽ
mang đến nhiều trải nghiệm kích thích vị giác cho khách hàng.
Khơng chỉ cung cấp các sản phẩm kem với hương vị độc đáo, Ái Crème xây
dựng không gian quán với phong cách retro kiểu Mỹ, ấm áp và vô cùng gần gũi.
Ngồi ra cịn có các dịch vụ phụ đi kèm nhằm tạo nên một trải nghiệm trọn vẹn nhất
cho khách hàng.
Ái Crème thấu hiểu được nhu cầu của khách hàng, những người đang phải đối
mặt với áp lực trong cuộc sống, cần tìm kiếm một giải pháp giải tỏa mà khơng sử
dụng bia, rượu hoặc các thức uống có hại cho sức khỏe. Do đó Ái Crème ra đời với
mong muốn cung cấp một sản phẩm vừa độc đáo, vừa giảm thiểu việc gây hại cho
sức khỏe, đồng thời giúp cải thiện tâm trạng của khách hàng.
Dự án được thực hiện thông qua việc mở cửa hàng kem trực tiếp, bắt đầu từ
cơ sở đầu tiên tại địa chỉ 123 Nguyễn Thị Thập, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh và
các chiến lược, hoạt động Marketing khác nhau. Thời gian thực hiện dự án đã được
lên kế hoạch là một năm và thời điểm bắt đầu kinh doanh được tính từ ngày 1 tháng
1 năm 2023, đánh dấu một bước khởi đầu mới cho thương hiệu Ái Crème trong thị
trường Việt Nam.
Ngoài việc mở cửa hàng trực tiếp, Ái Crème mở rộng phạm vi phân phối của
mình thơng qua nhiều kênh trực tuyến đa dạng như Facebook, Instagram, TikTok và
trang web chính thức của Ái Crème.
Các thơng tin và sự kiện mới nhất từ nhà Ái sẽ được cập nhật một cách linh
hoạt và thú vị trên các kênh truyền thông xã hội, hứa hẹn mang đến cho khách hàng
những trải nghiệm nội dung độc đáo và mỹ mãn. Điều này nhằm tạo ra một không
gian tương tác động và kết nối sâu sắc với cộng đồng, đồng thời giúp Ái Crème giữ
vững cam kết với khách hàng thông qua trải nghiệm mua sắm trực tuyến trọn vẹn.
1



CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU DỰ ÁN KEM CÓ CỒN ÁI CRÈMEsd
2.1.

PHÂN TÍCH BỐI CẢNH DỰ ÁN

2.1.1. Mơi trường vĩ mơ
Thị trường kem là một thị trường đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, và dần
có chỗ đứng vững chãi trong ngành F&B. Thị trường này cũng ngày càng đa dạng và
đổi mới, dễ dàng tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng trên thị trường. Ngoài ra, theo
thống kê của hãng nghiên cứu thị trường Euromonitor về sản lượng kem và thực phẩm
tráng miệng, bình quân mỗi ngày tại Việt Nam sẽ tiêu thụ khoảng 72,8 tấn hàng hóa
thuộc sản phẩm này (VnExpress, 2017).
Năm 2022, được xem là năm của sự hồi phục ngành thực phẩm tráng miệng
nói chung và ngành hàng kem nói riêng, bởi vì đây là thời điểm vàng sau sự suy giảm
trong doanh số bán hàng do tác động bởi đại dịch Covid-19 (GCOMM, 2023). Đến
nay, doanh thu ngành hàng kem bán lẻ đã đạt đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hằng năm
(CARG) là 7% trong năm 2022. Đồng thời theo Euromonitor, doanh thu dự kiến đạt
khoảng 4191,3 tỷ đồng trong năm 2022. Mức tăng trưởng này đặc biệt có sức hút với
các doanh nghiệp nội địa và quốc tế (Nha Trang, 2018).
Đồng thời, thị trường kem toàn cầu được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ
CAGR là 4,2% trong giai đoạn dự báo 2020-2025. Ngành hàng này có đối tượng
khách đa dạng với chi phí thấp, dự đoán sẽ là thị trường kinh doanh tiềm năng và hấp
dẫn đối với nhiều doanh nghiệp ( MQ - Win Flavor, 2023).
Theo báo cáo tổng hợp, người Việt Nam nói chung vẫn rất cởi mở đối với các
hương vị mới và dễ dàng chấp nhận các thương hiệu kem mới vào thị trường do sự
trung thành của người tiêu dùng đối với ngành hàng này tương đối thấp. Vì thế, các
nhãn hàng và thương hiệu mới có thể dễ dàng hoạt động và phát triển các sản phẩm

đối với mặt hàng này. Theo Euromonitor, ngành thực phẩm đồ dùng tráng miệng nói
chung và ngành kem nói riêng, chỉ riêng Kido Foods là chiếm khoảng 35%, cho thấy
cơ hội phát triển vẫn còn đang rất tiềm năng cho các nhãn hàng Việt Nam ở thời điểm
hiện tại (Viết Nguyên, 2017).

2


Hình 2.1 Thị phần ngành hàng kem tại Việt Nam

Thị trường kem có cồn tồn cầu được định giá 786,7 triệu USD vào năm 2021
và dự kiến sẽ đạt 1,4 tỷ USD vào năm 2031, tăng trưởng với tốc độ CAGR là 6,2%
từ năm 2022 đến năm 2031. Sự gia tăng tác động của văn hóa phương Tây, đơ thị hóa
nhanh chóng, sự thay đổi trong nhận thức của người tiêu dùng đối với việc tiêu thụ
các sản phẩm có cồn, đặc biệt và thay đổi sở thích của người tiêu dùng ở các khu vực
đang phát triển được dự đoán sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường kem có cồn
tồn cầu.
Sự phổ biến của các hương vị kem có chứa cồn (rượu) bao gồm rượu vodka,
rượu rum, rượu vang, rượu whisky, rượu martini và rượu bourbon ngày càng tăng lên
nhờ sự sẵn có của những hương vị này. Bên cạnh đó, nhu cầu về kem có cồn được dự
đoán sẽ tăng do chi tiêu tiêu dùng mạnh mẽ và ổn định ở các quốc gia đã phát triển
và chi tiêu tiêu dùng ngày càng tăng ở các quốc gia đang phát triển. Sự đa dạng của
một số vị rượu và nhiều loại hương vị kem sẽ cung cấp cho người tiêu dùng nhiều lựa
chọn hơn, hỗ trợ tăng thị phần cho kem có cồn. Ngồi ra, nhu cầu của Thế hệ Z cũng
được dự đoán là sẽ thúc đẩy tăng trưởng thị trường trong vài năm tới.
Ngoài ra, thu nhập trung bình ngày càng tăng ở các quốc gia mới nổi ở châu
Á như Trung Quốc, Ấn Độ, và Việt Nam,... đã làm tăng chi tiêu của người tiêu dùng
đối với các mặt hàng thực phẩm có cồn, góp phần mở rộng thị trường kem có cồn
tồn cầu. Các nước đang phát triển này được coi là những thị trường sinh lợi nhờ sự
gia tăng dân số trẻ và đơ thị hóa (Anil K & Roshan D, 2022).

3


Hình 2.2 Thị trường kem có cồn trên thế giới

Qua những thơng tin trên, thị trường Việt Nam có thể nói là quốc gia đang có
nhiều cơ hội và tiềm năng cho các doanh nghiệp mong muốn có thể sản xuất các loại
thực phẩm tráng miệng nói chung và ngành hàng kem nói riêng, đặc biệt là sản phẩm
kem có cồn.

2.1.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh
Hiện nay, ngành cơng nghiệp kem tại Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh
mẽ và được xem là một thị trường tiềm năng. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa
với việc xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh đáng kể. Trong danh sách các thương hiệu
nổi bật, có thể kể đến Häagen-Dazs, Mixue, Baskin-Robbins, Scoopy Ice Creamery,
và IloveKem. Việc gia nhập và cạnh tranh trong ngành này không phải là điều dễ
dàng cho doanh nghiệp Ái Crème. Do đó, việc quản lý cần phải đối mặt với thực tế
và tiến hành phân tích sâu sắc về các đối thủ trong thị trường để xây dựng chiến lược
phát triển hiệu quả.

2.1.2.1.

Häagen-Dazs

Häagen-Dazs, thương hiệu kem Mỹ của tập đồn General Mills, có hơn 900
cửa hàng ở 50 quốc gia trên thế giới. Với dịch vụ cao cấp, họ mang đến trải nghiệm
như ở nhà hàng sang trọng, phục vụ tại bàn với sự sáng tạo đa dạng từ nhiều quốc gia.
Ra mắt tại Việt Nam từ năm 2012, Häagen-Dazs nổi tiếng với tiêu chuẩn cao về chất
lượng kem và mong muốn tạo ra những hương vị đẳng cấp thế giới.
• Sản phẩm: Bộ sưu tập kem lạnh Häagen-Dazs đa dạng với nhiều hương vị như

Sô-cô-la Bỉ, trà xanh, Vani, và dâu tây. Bên cạnh đó,cịn có những hương vị độc
4


đáo như hạt Macadamia, và rượu Rum & Nho khô,... cung cấp cả hai dạng hộp và
que. Ngồi ra, dịng sản phẩm Ice Cream Cake cũng là một lựa chọn thú vị.


Chân dung khách hàng của Häagen-Dazs: Là những người đam mê sản phẩm
kem chất lượng cao. Thị trường mục tiêu của họ bao gồm trẻ em, người lớn, và
gia đình ở tầng lớp thượng lưu, những người có sẵn lòng chi trả để thưởng thức
sản phẩm dịch vụ cao cấp mà họ cảm thấy xứng đáng.



Điểm mạnh:

-

Với q trình phát triển lâu dài và sự nổi tiếng trên toàn cầu, Häagen-Dazs có một
hệ thống phân phối mạng lưới rộng lớn và một số lợi thế nhất định.

-

Sản phẩm đạt chất lượng cao, đáng tin cậy và đa dạng.

-

Có nhiều chiến dịch tiếp thị sáng tạo, mang đến thông điệp đa dạng và độc đáo.




Điểm yếu:

-

Với mức giá cao, thị trường bình dân trở nên khó tiếp cận.

-

Đối mặt với sự cạnh tranh từ nhiều thương hiệu khác, từ phân khúc bình dân đến
cao cấp, dẫn đến sự hạn chế trong việc mở rộng thị phần.

-

Các chương trình thu hồi sản phẩm đã tạo ra sự nghi ngờ về chất lượng từ phía
người tiêu dùng, đơi khi gây ra sự tranh cãi trong cộng đồng.

2.1.2.2.

Mixue

Mixue Ice Cream & Tea, một thương hiệu kem và trà đá nhượng quyền từ
Trung Quốc, đã thành lập từ năm 1997 và hiện đã mở rộng quy mô kinh doanh đến
hơn 30 quốc gia trên thế giới. Với tên gọi "Mixue", thương hiệu mong muốn mang
lại những khoảnh khắc vui vẻ và ý nghĩa cho mỗi khách hàng, đồng thời chú trọng
đến chất lượng và vệ sinh sản phẩm trong quy trình sản xuất. Ngồi ra, hãng tập trung
vào phân khúc giá rẻ với mức giá chỉ từ 5.000 đồng đến 25.000 đồng/sản phẩm.
• Sản phẩm: Mixue tập trung vào trà sữa, sản phẩm chính được làm từ trà tươi và
nguyên liệu chất lượng cao như sữa tươi, bột kem, đường, trái cây tươi, nước ép,

bột matcha, và hạt trân châu. Ngoài ra, Mixue cũng cung cấp các sản phẩm kem
và đá xay với đa dạng hương vị.


Chân dung khách hàng: Mixue chủ yếu kinh doanh các sản phẩm như kem, trà
sữa, và trà hoa quả, do đó đối tượng khách hàng mục tiêu của họ trở nên đa dạng.
5


Thương hiệu này chủ yếu hướng đến những người yêu thích đồ ngọt, bao gồm
phụ nữ, thanh thiếu niên và trẻ em.


Điểm mạnh:

-

Có thực đơn đa dạng, chất lượng đảm bảo từ nguyên liệu của chính thương hiệu.

-

Với giá rẻ hơn so với nhiều đối thủ, Mixue thu hút đa số người tiêu dùng.

-

Với hơn 20.000 cửa hàng trên nhiều quốc gia, Mixue tạo sự thuận tiện cho việc
tiếp cận.

-


Các hệ thống nhượng quyền của Mixue tập trung vào cung cấp nguyên liệu và bao
bì bắt mắt, mang lại doanh thu lớn.

• Điểm yếu:
-

Mixue cần hệ thống sản xuất và phân phối khu vực hóa do sản phẩm sử dụng
nguyên liệu tươi.

-

Bên cạnh đó, việc kiểm sốt vệ sinh thực phẩm cũng là một thách thức vì Mixue
từng mắc một số bê bối liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm như cố tình thay
đổi HSD của nguyên liệu, có bọ trong đồ uống.

2.1.2.3.

Baskin Robbins

Baskin-Robbins, có trụ sở tại Massachusetts, Mỹ, là chuỗi cửa hàng kem lớn
nhất thế giới được thành lập năm 1945. Hãng hiện đang có hơn 8.000 cửa hàng ở 50
quốc gia và đã mở hơn 40 cửa hàng và 15 kiot bán hàng tại Việt Nam. Baskin Robbins
cam kết mang đến trải nghiệm kem mới lạ, với sản phẩm có nguồn gốc uy tín và lành
mạnh. Mức giá một viên kem là từ 65.000 đồng trở lên.


Sản phẩm: Sản phẩm của Baskin Robbins đa dạng, gồm: kem viên, kem hộp,
kem ốc quế, bánh kem tươi, và nhiều sản phẩm khác. Dòng kem viên là sản phẩm
bán chạy nhất, với đa dạng hương vị để khách hàng lựa chọn. Hãng nổi tiếng với
"kem 31 vị" tuy nhiên khơng phải tất cả cửa hàng ln có đầy đủ 31 vị. Thay vào

đó, mùi vị kem sẽ thay đổi theo thời gian, thời tiết, và địa điểm.



Chân dung khách hàng: Baskin Robbins hướng đến đối tượng chủ yếu là những
gia đình có thu nhập cao, đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ. Những người này
thường quan tâm đến thời gian dành cho gia đình, tập trung vào việc nuôi dạy trẻ,
và đặt sự chú trọng vào chất lượng hơn là giá cả khi lựa chọn sản phẩm.
6




Điểm mạnh:

-

Một trong những thương hiệu kem và bánh hàng đầu thế giới, có mạng lưới cửa
hàng rộng lớn bao phủ hơn 50 quốc gia.

-

Sản phẩm đa dạng với nhiều hương vị, kích thước và loại, ln được kiểm sốt
chặt chẽ về chất lượng và an toàn.

-

Chiến lược tiếp thị đa dạng, bao gồm việc tương tác tốt trên mạng xã hội.




Điểm yếu:

-

Giá của Baskin Robbins khá cao so với các thương hiệu kem khác trên thị trường.

-

Các vấn đề pháp lý trong quá khứ đã tác động đến hình ảnh thương hiệu.

2.1.2.4.

Scoopy Ice Creamery

Thương hiệu kem lấy cảm hứng từ cocktail đến từ Việt Nam với chỉ mới hai
chi nhánh tại quận 1 và quận 2, trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Scoopy tạo nên
khơng gian với phong cách American Retro đầy màu sắc thông qua sự kết hợp giữa
họa tiết caro và đèn neon, với gam màu bắt mắt. Các sản phẩm của hãng có mức giá
tương đối cao từ 55.000 nghìn đồng trở lên cho một sản phẩm.


Sản phẩm: Thực đơn kem mới lạ, kết hợp cùng các vị rượu phổ biến, với tên gọi
thú vị như Da Rum Pum Pum, Grasshopper, Willy Wonka, Chérie Lady… bao
gồm cả hai hình thức, kem ăn tại quán và hộp đựng mang về. Ngồi ra, thương
hiệu cịn cung cấp những món kem tùy vào từng dịp đặc biệt khác trong năm.



Chân dung khách hàng: Khách hàng mục tiêu mà thương hiệu nhắm đến là các

bạn trẻ trên 18 tuổi đã có thu nhập, bị thu hút bởi phong cách retro và khơng gian
thoải mái, gần gũi.



Điểm mạnh:

-

Qn có khơng gian thoải mái, lý tưởng cho các buổi tụ họp cùng bạn bè.

-

Thực đơn kem đa dạng và sáng tạo.

-

Chất lượng kem tốt, dẻo, ngọt và mát.

-

Nhân viên nhiệt tình tư vấn về các hương vị.



Điểm yếu:

-

Chi nhánh tại quận 1 nằm trong con hẻm giữa trung tâm thành phố, khó để tìm

kiếm và có thể gặp khó khăn trong việc thu hút đa dạng tệp khách hàng.
7


-

Diện tích cửa hàng nhỏ, có số lượng chỗ ngồi hạn chế.

-

Vị kem tương đối ngọt hơn một số thương hiệu khác, có thể tạo cảm giác ngấy
đối với những người khơng ưa thích những món ăn có vị q ngọt.

-

Ngồi ra, qn cịn vướng phải nhiều phản hồi tiêu cực vì thái độ phục vụ chưa
được tốt.

2.1.2.5.

I Love Kem

I Love Kem là chuỗi cửa hàng kem Gelato Organic tự chọn đầu tiên tại Việt
Nam, ra đời từ năm 2009 và hiện tại, hãng có 18 chi nhánh trên tồn Thành phố Hồ
Chí Minh. Sản phẩm là sự kết hợp độc đáo giữa kem trái cây tươi nguyên chất, công
thức đặc biệt từ Thái Lan và Pháp, kem Yogurt Ý, với 40 loại topping phong phú.
Mức giá từ 36.000 đồng trở lên. Qn có khơng gian dễ thương, dịch vụ tận tâm, và
vị kem được đánh giá ở mức khá.
• Sản phẩm: Các sản phẩm kem đa dạng mùi vị như phúc bồn tử, vị trà sữa, bơ
dừa,... Ngoài ra, họ cịn cung cấp thức uống và một vài món ăn ngọt khác.



Chân dung khách hàng: Những người u thích lối sống lành mạnh, thích đồ
ngọt, và muốn khám phá nhiều hương vị sẽ tìm thấy sự hấp dẫn tại I Love Kem.
Hình ảnh của hãng thu hút đối với những người ưa thích mơ hình qn ăn tự chọn
và đề cao chất lượng nguyên liệu, đặc biệt thu hút đối tượng thanh thiếu niên và
người trẻ trung.



Điểm mạnh:

-

Là thương hiệu kem Gelato Organic tiên phong tại Việt Nam, hãng đã xây dựng
uy tín mạnh mẽ trên thị trường, có lịng tin từ phía khách hàng.

-

Đa dạng hương vị (28 mùi kem và 40 loại topping)

-

Với mức giá tầm trung và sở hữu 18 chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh, hãng
trở thành lựa chọn thuận tiện và phù hợp với nhiều khách hàng.

-

Không gian dễ thương và dịch vụ tốt tạo nên trải nghiệm tích cực cho khách hàng
tại I Love Kem.




Điểm yếu: Mặc dù nhận được đánh giá khá tích cực, tuy nhiên, một số ý kiến của
khách hàng ghi nhận rằng chất lượng kem tại "I Love Kem" khơng nổi bật, có thể
khiến thương hiệu yếu thế so với các đối thủ có chất lượng kem cao hơn.
8


2.2.

TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP
Ái Crème là một thương hiệu kinh doanh kem tươi độc đáo. Sản phẩm kem

của chúng tôi là sự kết hợp giữa sữa tươi và rượu vang, hứa hẹn sẽ mang lại một trải
nghiệm thú vị cho khách hàng. Ra đời vào đầu năm 2023, Ái Crème khai trương cửa
hàng đầu tiên tại số 123 Nguyễn Thị Thập, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Bên
cạnh đó, Ái Crème cũng mở rộng kênh phân phối của mình trên các nền tảng như
Facebook, Instagram, TikTok và trang web chính thức của Ái Crème.

2.2.1. Sản phẩm
2.2.1.1.

Loại sản phẩm:

Ái Crème sản xuất một loại kem tươi ngon đặc trưng, kết hợp một lượng nhỏ
rượu vang, tạo nên một trải nghiệm độc đáo với hương vị vừa ngọt ngào, vừa mang
đến một chút nồng nàn say mê.

Hình 2.3 Sản phẩm kem Ái Crème


Nguyên liệu làm kem mà Ái Crème sử dụng được chọn lọc từ những đối tác
uy tín tại Đà Lạt, bao gồm:
-

Sữa tươi thơm ngon được lấy từ các trang trại chất lượng Đà Lạt.

-

Trái cây căng mọng, đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm và khơng có thuốc trừ
sâu từ các nơng trại xanh Đà Lạt.

-

Rượu vang cao cấp được sản xuất từ các hầm rượu Đà Lạt.

9


Ái Crème tự hào giới thiệu bộ ba vị kem độc đáo của mình, bao gồm Dâu,
Vani, và Chocolate. Khơng chỉ dừng lại ở đó, chúng tơi cịn mang đến trải nghiệm
tuyệt vời hơn khi kết hợp kem với những topping ngọt ngào như kẹo dẻo, kẹo nổ, trái
cây sấy và ngũ cốc 5 màu độc đáo.
Đối với những khách hàng thưởng thức kem tại cửa hàng, sự lựa chọn khơng
chỉ dừng lại ở việc chọn vị kem mà cịn mở rộng đến việc lựa chọn loại cốc đựng
kem. Khách hàng có thể sử dụng cốc giấy hoặc thưởng thức ốc quế thơm ngon, mà
chính Ái Crème tự sản xuất, để tạo ra một trải nghiệm kem độc đáo và phong cách.

2.2.1.2.


Giá cả

Nhờ sử dụng nguồn nguyên liệu cao cấp, Ái Crème đảm bảo chất lượng sản
phẩm ở mức cao, vượt trội so với các thương hiệu khác trên thị trường. Tuy nhiên
nhờ tận dụng việc đảm bảo và thương lượng với các nhà cung cấp, Ái Crème cung
cấp cho khách hàng một sản phẩm chất lượng, với mức giá tầm trung phải chăng.
Bảng 2.1 Chi phí sản xuất một viên kem Ái Crème

Thành phần

Giá (đơn vị: VND)

1.

Sữa

7.000

2.

Ly giấy đựng kem

1.000

3.

Rượu vang

6.000


4.

Whipping cream

9.000

5.

Đường

3.000

6.

Trứng

4.000

7.

Vani

2.000

8.

Mứt dâu, sốt socola

5.000


9.

Muỗng

1.000

10.

Túi nhôm (giao hàng)

2.000

11.

Lợi nhuận

10.000
TỔNG

10

50.000


Với chi phí sản xuất như trên, các sản phẩm của Ái Crème sẽ được bán với
mức giá như sau:
Bảng 2.2 Giá bán sản phẩm

Sản phẩm


Giá bán (đơn vị: VND)

Kem (1 viên)

50.000

Topping (kẹo dẻo, kẹo nổ, trái cây sấy, ngũ cốc) 10.000
Ốc quế

2.2.1.3.

10.000

Không gian cửa hàng:

Lấy cảm hứng từ sự hoài niệm với quá khứ, Ái Crème đưa vào thiết kế những
chất liệu retro kết hợp giữa vẻ cổ điển và sự hiện đại, tạo nên một sự hòa quyện độc
đáo giữa hai dịng thời gian. Tại Ái Crème, khơng chỉ là sự tái tạo về khơng gian mà
cịn là sự kết hợp khéo léo giữa những đường nét, màu sắc và kiểu dáng của quá khứ
và hiện tại, là sự giao thoa độc đáo giữa cái mới và cái cũ.
Bước vào không gian của Ái Crème, bạn sẽ trải nghiệm khơng khí kiểu Mỹ
đích thực, với sự tỉ mỉ và công phu trong việc sắp xếp nội thất. Mỗi chi tiết được chọn
lựa cẩn thận để tạo ra một bức tranh sống động về vẻ đẹp retro Mỹ, nơi cái cổ điển
khơng chỉ là một lớp vỏ mà cịn là tâm hồn của không gian, được tái hiện một cách
chân thực và tinh tế.

Hình 2.4 Khơng gian tại cửa hàng Ái Crème

2.2.1.4.


Dịch vụ phụ:

Ái Crème luôn chú trọng đến chất lượng dịch vụ và sự trải nghiệm của khách
hàng. Vì vậy, Ái Crème khơng chỉ cung cấp sản phẩm chất lượng mà cịn mở rộng
dịch vụ của mình bằng cách cung cấp những tiện ích đi kèm, trong đó có:
• Dịch vụ giao hàng tận nơi trong bán kính 5km: Dịch vụ giao hàng của Ái
Crème giúp khách hàng đặt món một cách thuận lợi và nhận kem tận nhà. Hệ
11



×