Tải bản đầy đủ (.docx) (115 trang)

Lê Thanh Đoàn012 (1)123456.Docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (720.84 KB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

LÊ THANH ĐỒN

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC
ĐIỀU TRỊ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP VÀ
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TƯƠNG
TÁC THUỐC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
NĂM CĂN, TỈNH CÀ MAU NĂM 2022

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

CẦN THƠ, 2024


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

LÊ THANH ĐỒN

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC
ĐIỀU TRỊ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP VÀ
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TƯƠNG
TÁC THUỐC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
NĂM CĂN, TỈNH CÀ MAU NĂM 2022
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
Chuyên Ngành: Dược lý - Dược lâm sàng
Mã số: 8720205

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. NGUYỄN ĐĂNG TIẾN

CẦN THƠ, 2024


CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn này, với đề tựa là: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết
áp và các yếu tố liên quan đến tương tác thuốc tại Bệnh viện Đa khoa Năm Căn, tỉnh
Cà Mau năm 2022. Do học viên Lê Thanh Đoàn thực hiện theo sự hướng dẫn của
GVHD: TS. Nguyễn Đăng Tiến. Luận văn đã được báo cáo và được hội đồng chấm
luận văn thông qua ngày …/…./2024.
ỦY VIÊN

UV-THƯ KÝ

(Ký tên)

(Ký tên)

PHẢN BIỆN 1

PHẢN BIỆN 2

(Ký tên)

(Ký tên)

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


(Ký tên)

(Ký tên)


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học
Trường Đại học Tây Đô và Ban Giám đốc, Bệnh viện Đa khoa Năm Căn, tỉnh Cà Mau
đã cho phép, tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi được học tập và hồn thành luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Đăng Tiến đã trực tiếp
hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu
trong suốt quá trình thực hiện và hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của các thầy cơ giáo Bộ
mơn Dược lâm sàng, trường Đại học Tây Đô đã chia sẻ, giải đáp các vướng mắc của
tơi trong quá trình làm luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn các anh, chị tại Bệnh viện Đa khoa Năm Căn, tỉnh
Cà Mau đã cho phép, tạo điều kiện giúp tơi hồn thành luận văn. Tơi xin cảm ơn, bạn
bè đồng nghiệp tại đơn vị đã giúp đỡ tơi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt
nghiệp này.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, chia sẻ,
giúp đỡ tơi trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Tây Đô.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày tháng năm 2024
Tác giả luận văn

Lê Thanh Đoàn


TÓM TẮT

Mục tiêu của nghiên cứu: Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị ngoại trú tăng
huyết áp; xác định tỷ lệ các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng và phân tích các yếu
tố có nguy cơ gây tương tác thuốc.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, không can thiệp thông qua hồi cứu dữ
liệu bệnh án ra viện đạt các tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ.
Kết quả nghiên cứu: Trong nghiên cứu nhóm ức chế thụ thể có 79,5% tỷ lệ bệnh
nhân sử dụng chiếm tỷ lệ cao nhất trong nghiên cứu, Nhóm chẹn calci có tỷ lệ là
34,1%, nhóm lợi tiểu với 24,0%, nhóm ức chế men chuyển với 7,8%, nhóm chẹn giao
cảm beta với 18,8%. Nghiên cứu ghi nhận có 49,4% bệnh nhân là sử dụng phác đồ đơn
trị liệu, Trong nghiên cứu phác đồ đa trị liệu phối hợp 2 thuốc điều trị tăng huyết áp có
tỷ lệ là 37,7%, phác đồ phối hợp 3 thuốc chiếm 12,3%, phác đồ đa trị liệu phối hợp 4
thuốc với 0,6%. Sau khi tiến hành phân tích ghi nhận được 20 cặp tương tác thuốc
khác nhau có ý nghĩa lâm sàng với cặp tương tác amlodipin+metformin có tỷ lệ cao
nhất với 5,2%. Số đơn thuốc có tương tác thuốc với thuốc điều trị tăng huyết áp là
23,4%. Các yếu tố liên quan đến tương tác thuốc tăng huyết áp là giới tính cho biết
đơn thuốc của bệnh nhân nam có tỷ lệ tương tác thuốc gấp 1,7 lần so với đơn thuốc
của bệnh nhân nữ, số lượng thuốc trên đơn cho biết đơn thuốc có số lượng thuốc lớn
hơn 5 có tỷ lệ tương tác thuốc cao hơn gấp 2 lần so với đơn thuốc từ 5 thuốc trở
xuống, đái tháo đường cho thấy bệnh nhân mắc đái tháo đường có tỷ lệ gặp tương tác
cao hơn gấp 3 lần so với bệnh nhân không mắc bệnh đái tháo đường và viêm khớp cho
thấy bệnh nhân có bệnh lý viêm khớp có tỷ lệ gặp tương tác cao hơn gấp 3 lần so với
bệnh nhân không mắc bệnh lý viêm khớp.
Kết luận: Nghiên cứu chỉ ra rằng việc đánh giá và quản lý tương tác thuốc rất cần
thiết để đảm bảo an toàn điều trị cho bệnh nhân. Các yếu tố giới, số lượng thuốc trong
đơn, bệnh lý đái tháo đường, bệnh lý viêm khớp có nguy cơ tương tác thuốc cao. Các
yếu tố này cần theo dõi và quản lý để đảm bảo an tồn trong điều trị bệnh nhân.
Từ khóa: Tăng huyết áp, tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng yếu tố có liên quan đến
tương tác thuốc.



ABSTRACT
Research Objective: The study aimed to assess the current usage of outpatient
hypertension medications, determine the prevalence of clinically significant drug
interactions, and analyze the risk factors associated with drug interactions.
Research Method: A cross-sectional descriptive study was conducted, involving
retrospective data retrieval from hospital discharge records that met the specified
inclusion and exclusion criteria.
Research Results: In the study, the highest prevalence of medication usage was
observed in the receptor blocker group, accounting for 79.5%. The calcium channel
blocker group had a prevalence rate of 34.1%, the diuretic group had 24.0%, the
angiotensin-converting enzyme inhibitor group had 7.8%, and the beta-adrenergic
antagonist group had 18.8%. The research noted that 49.4% of patients were following
single-drug treatment protocols. Among the combination therapy protocols, the use of
two antihypertensive medications had a prevalence rate of 37.7%, three-drug
combinations accounted for 12.3%, and four-drug combinations were found in only
0.6% of cases. After conducting the analysis, 20 different clinically significant drug
interactions were identified. The combination of amlodipine and metformin had the
highest prevalence of drug interaction at 5.2%. The overall rate of drug interactions
with antihypertensive medications was 23.4%. Factors associated with drug
interactions in hypertension were gender, with male patients having a 1.7 times higher
likelihood of drug interactions compared to female patients. The number of
medications on the prescription indicated that prescriptions with more than five
medications had a two-fold higher risk of drug interactions compared to those with
five or fewer medications. Diabetes mellitus was associated with a three-fold higher
likelihood of encountering drug interactions compared to non-diabetic patients, while
patients with rheumatoid arthritis or joint inflammation had a three-fold higher
likelihood of drug interactions compared to those without these conditions.
Conclusion: The study underscores the importance of evaluating and managing drug
interactions to ensure the safety of hypertension treatment for patients. Gender, the
number of medications on the prescription, diabetes mellitus, and rheumatoid arthritis

or joint inflammation are significant risk factors for drug interactions. These factors
require vigilant monitoring and management to ensure the safety of patients
undergoing treatment.
Keywords: Hypertension, clinically significant drug interactions, factors associated
with drug interactions.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này được hồn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu
của tơi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được cơng bố trong bất cứ một cơng
trình khoa học nào khác.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2024
Tác giả luận văn

Lê Thanh Đoàn


MỤC LỤC
Trang
CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG.................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................ii
TÓM TẮT.................................................................................................................... iii
ABSTRACT.................................................................................................................iv
LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................v
DANH SÁCH BẢNG...................................................................................................ix
DANH SÁCH HÌNH.....................................................................................................x
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................xi
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................................................................3
1.1 TỔNG QUAN VỀ TĂNG HUYẾT ÁP.................................................................3

1.1.1 Định nghĩa........................................................................................................3
1.1.2 Chẩn đoán xác định tăng huyết áp và phân loại tăng huyết áp..........................3
1.1.3 Dịch tễ học bệnh tăng huyết áp.........................................................................4
1.1.4 Một số yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp.................................................5
1.1.5 Điều trị tăng huyết áp.......................................................................................8
1.4 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC........15
1.5 GIỚI THIỆU BỆNH VIỆN ĐA KHOA NĂM CĂN, TỈNH CÀ MAU...............16
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................18
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.............................................................................18
2.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu..................................................................18
2.1.2 Tiêu chuẩn chọn mẫu......................................................................................18
2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ mẫu..................................................................................18
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................18
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu........................................................................................18
2.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu.........................................................................................18


2.2.3 Sơ đồ nghiên cứu............................................................................................19
2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ CÁC BIẾN SỐ TRONG NGHIÊN CỨU........20
2.3.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu....................................................20
2.3.2 Thực trạng sử dụng thuốc điều trị trên bệnh nhân tăng huyết áp....................21
2.3.3 Các yếu tố liên quan đến tương tác thuốc trong nghiên cứu...........................27
2.5 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU....................27
2.5.1 Công cụ thu thập:............................................................................................27
2.5.2 Kỹ thuật thu thập:...........................................................................................27
2.5.3 Người thu thập:...............................................................................................27
2.5.4 Phương pháp kiểm soát sai số:........................................................................27
2.5.5 Xử lý số liệu:..................................................................................................28
2.6 ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU.................................................................................28
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................................................29

3.1 CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU......................................29
3.1.1 Đặc điểm nhân khẩu học.................................................................................29
3.1.2 Đặc điểm về bệnh mắc kèm trên bệnh nhân tăng huyết áp trong nghiên cứu. 30
3.1.3 Đặc điểm về số lượng thuốc của bệnh nhân trong nghiên cứu........................32
3.1.4 Đặc điểm bác sĩ kê đơn trong nghiên cứu.......................................................33
3.2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP TRÊN
BỆNH NHÂN............................................................................................................34
3.2.1 Danh mục các thuốc điều trị tăng huyết áp gặp trong nghiên cứu..................34
3.2.2 Tỷ lệ sử dụng các phác đồ điều trị trong mẫu nghiên cứu...............................35
3.2.3 Tỉ lệ tương tác thuốc của thuốc tăng huyết áp................................................37
3.3 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG NGHIÊN
CỨU.......................................................................................................................... 41
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN............................................................................................45
4.1 CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU......................................45
4.2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁPTRÊN
BỆNH NHÂN............................................................................................................50


4.2.1 Các thuốc điều trị tăng huyết áp gặp trong nghiên cứu...................................50
4.2.2 Đặc điểm sử dụng phác đồ điều trị.................................................................54
4.2.3 Phân tích tương tác thuốc của thuốc tăng huyết áp trong nghiên cứu.............57
4.3 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG NGHIÊN
CỨU.......................................................................................................................... 61
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................63
KẾT LUẬN...............................................................................................................63
KIẾN NGHỊ..............................................................................................................64
TÀI LIỆU KHAM KHẢO...........................................................................................65
PHỤ LỤC 1................................................................................................................. xii
PHỤ LỤC 2................................................................................................................ xiii
PHỤ LỤC 3................................................................................................................xiv

PHỤ LỤC 4............................................................................................................xxviii


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Phân tầng nguy cơ ở bệnh nhân THA dựa trên khuyến cáo của
VNHA/VSH 2018.....................................................................................................7
Bảng 1.2 Phân loại mức độ nặng của tương tác trong DRUG ................................12
Bảng 1.3 Phân loại mức độ nặng của tương tác trong MED....................................13
Bảng 1.4 Phân loại mức độ nặng của tương tác trong Micromedex Mobile App....14
Bảng 2.1 Phân loại mức độ nặng của tương tác trong Micromedex Mobile App . . .25
Bảng 2.2 Phân loại mức độ nặng của tương tác trong MED....................................26
Bảng 3.1 Đặc điểm giới tính....................................................................................29
Bảng 3.2 Đặc điểm nhóm tuổi.................................................................................29
Bảng 3.3 Đặc điểm bệnh mắc kèm của đối tượng nghiên cứu.................................30
Bảng 3.4 Các bệnh mắc kèm thường gặp trong nghiên cứu.....................................31
Bảng 3.5 Đặc điểm số lượng thuốc trên đơn thuốc của đối tượng nghiên cứu.........32
Bảng 3.6 Trình độ bác sĩ kê đơn trong nghiên cứu..................................................33
Bảng 3.7 Đặc điểm các loại thuốc bệnh nhân sử dụng............................................34
Bảng 3.8 Các phác đồ đơn trị liệu điều trị tăng huyết áp trong nghiên cứu ............35
Bảng 3.9 Các phác đồ đa trị liệu phối hợp 2 thuốc điều trị tăng huyết áp ...............36
Bảng 3.10 Các phác đồ đa trị liệu phối hợp 3 thuốc điều trị tăng huyết áp .............37
Bảng 3.11 Các phác đồ đa trị liệu phối hợp 4 thuốc điều trị tăng huyết áp..............37
Bảng 3.12 Tương tác thuốc của các thuốc điều trị tăng huyết áp có ý nghĩa lâm sàng
gặp trong nghiên cứu...............................................................................................38
Bảng 3.13 Hậu quả của các cặp tương tác của thuốc điều trị tăng huyết áp trong
nghiên cứu...............................................................................................................39
Bảng 3.14 Số lượt tương tác thuốc của thuốc điều trị tăng huyết áp trong đơn thuốc
................................................................................................................................. 40
Bảng 3.15 Khảo sát tương tác thuốc của thuốc điều trị tương tác thuốc và các đặc

điểm điều trị của bệnh nhân ....................................................................................42
Bảng 3.16 Khảo sát yếu tố liên quan tương tác thuốc của thuốc điều trị tăng huyết


áp và các bệnh mắc kèm của bệnh nhân .................................................................43
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu......................................................................................19
Hình 3.1 Biểu đồ đặc điểm bệnh mắc kèm..............................................................30
Hình 3.2 Biểu đồ tỷ lệ đơn thuốc lớn 5 và từ 5 thuốc trở xuống..............................32
Hình 3.3 Biểu đồ tỷ lệ tương tác thuốc của thuốc điều trị tăng huyết áp trong đơn
thuốc........................................................................................................................ 40


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Các chữ, ký

Từ tiếng Anh

hiệu viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ACE

Angiotensin converting enzyme

Enzyme chuyển hóa angiotensin

ADA


American diabetes association

Hội đái tháo đường Hoa Kỳ

ARB

Angiotensin receptor blocker

Chẹn thụ thể angiontensin

CCB

Calcium channel blocker

Chẹn kênh calci

DASH

Dietary

Approaches

to

Hypertension

ĐTĐ

Stop


Chế độ ăn lành mạnh hỗ trợ điều
trị tăng huyết áp hoặc phòng
ngừa tăng huyết áp
Đái tháo đường

HA

Huyết áp

HATT

Huyết áp tâm thu

HATTr

Huyết áp tâm trương

THA

Tăng huyết áp

TTCQĐ

Tổn thương cơ quan đích

ƯCMC

Ức chế men chuyển


ƯCTT

Ức chế thụ thể
Phân hội Tăng huyết áp Việt

VSH/VNHA
WHO
YTNC

Nam/Hội Tim mạch Việt Nam
World Health Organization

Tổ chức y tế thế giới
Yếu tố nguy cơ


ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp đang trở thành một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và là yếu tố làm
tăng khả năng mắc các bệnh về tim, não, thận và nhiều bệnh lý khác. Nó đã trở thành
một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong sớm trên phạm vi tồn cầu.
Đáng chú ý, các quốc gia có mức thu nhập thấp và trung bình phải đối mặt với gánh
nặng của bệnh tăng huyết áp một cách không cân xứng, chủ yếu là do sự gia tăng các
yếu tố nguy cơ liên quan trong những cộng đồng này trong những thập kỷ gần đây [1].
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2021 đã phát hành một báo cáo dịch tễ học
quan trọng, chỉ ra rằng tăng huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây ra
các bệnh tim mạch và đột quỵ. Báo cáo này tiết lộ rằng có khoảng 1,13 tỷ người trên
thế giới đang phải đối mặt với tình trạng tăng huyết áp. Hơn nữa, dựa trên xu hướng
hiện tại, con số này được dự đoán sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới, đặt ra một
thách thức lớn cho sức khỏe cộng đồng toàn cầu [2].
Tăng huyết áp đang là một trong những thách thức sức khỏe toàn cầu đáng kể,

với tỷ lệ mắc bệnh ngày càng cao và ảnh hưởng lớn đến các bệnh về não, tim mạch và
thận. Đây là yếu tố nguy cơ hàng đầu, nhưng lại có thể phịng ngừa được, gây ra tử
vong sớm và tàn tật trên khắp thế giới. Đặc biệt, tăng huyết áp ảnh hưởng một cách
không cân xứng đến dân số tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, nơi mà hệ
thống y tế thường kém phát triển hơn. Tương tác thuốc trong điều trị tăng huyết áp có
thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến bệnh nhân. Tương tác tích cực có thể tăng
hiệu quả điều trị, trong khi tương tác tiêu cực có thể gây tác dụng phụ và giảm hiệu
quả. Điều quan trọng là quản lý tương tác thuốc để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong
điều trị tăng huyết áp. Bệnh nhân cũng nên thường xun thơng báo về tình trạng sức
khỏe và tác động phụ khi sử dụng thuốc để bác sĩ có thể điều chỉnh điều trị một cách
thích hợp [3]. Năm 2016, theo số liệu thống kê, có khoảng 17,9 triệu người chết vì
bệnh tim mạch, tương đương 31% tổng số trường hợp tử vong trên toàn cầu, trong đó
tăng huyết áp có 9,4 triệu ca là nguyên nhân tử vong [4].
Bệnh viện đa khoa Năm Căn là bệnh viện đa khoa tuyến huyện của tỉnh Cà Mau
thực hiện chức năng khám chữa bệnh cho nhân dân huyện Năm Căn. Tuy nhiên, việc
khảo sát về tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên những bệnh nhân này
cũng như mức độ tương tác thuốc từ nhiều năm nay vẫn chưa được thực hiện. Xuất


phát từ thực tiễn này, đề tài nghiên cứu “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị
bệnh tăng huyết áp và các yếu tố liên quan đến tương tác thuốc tại Bệnh viện Đa
khoa Năm Căn, tỉnh Cà Mau năm 2022” được thực hiện với các mục tiêu:
1. Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đang
điều trị
2. Xác định tỷ lệ các tương tác thuốc và phân tích các yếu tố có nguy cơ gây
tương tác thuốc.


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 TỔNG QUAN VỀ TĂNG HUYẾT ÁP
1.1.1 Định nghĩa
Tăng huyết áp được xác định khi huyết áp tâm thu (HATT) và/hoặc huyết áp tâm
trương (HATTr) đạt hoặc vượt quá 140 hoặc 90 mmHg tương ứng. Trong trường hợp
huyết áp ở mức bình thường, HATT phải dưới 130 mmHg và HATTr dưới 85 mmHg.
Khi HATT từ 130 mmHg đến dưới 140 mmHg và/hoặc HATTr từ 85 mmHg đến dưới
90 mmHg, bệnh nhân được phân loại ở trạng thái huyết áp bình thường-cao hoặc tiền
tăng huyết áp (THA). Mục đích của việc xác định huyết áp bình thường-cao là để nhận
diện những người có thể hưởng lợi từ các thay đổi lối sống hoặc cần phải điều trị bằng
thuốc nếu có chỉ định.
Trong thực hành lâm sàng, chẩn đoán tăng huyết áp dựa trên mức huyết áp mà tại
đó, nguy cơ biến cố tim mạch tăng lên và lợi ích từ việc điều trị vượt trội so với rủi ro,
dựa trên bằng chứng từ các thử nghiệm lâm sàng [5], [6], [7].
1.1.2 Chẩn đoán xác định tăng huyết áp và phân loại tăng huyết áp
Trong việc xử lý tăng huyết áp ở người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên, đặc biệt là
những người được chẩn đoán tăng huyết áp vô căn và chưa từng sử dụng thuốc hạ
huyết áp, việc phân loại mức độ tăng huyết áp dựa trên các chỉ số đo được tại phòng
khám là rất quan trọng. Theo Hội Tim mạch học quốc gia Việt Nam (VNHA/VSH)
trong năm 2022, có một hệ thống phân loại cụ thể. Huyết áp bình thường được xác
định khi huyết áp tâm thu dưới 130 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 85 mmHg.
Trường hợp huyết áp bình thường-cao, hay còn gọi là tiền tăng huyết áp, là khi huyết
áp tâm thu nằm trong khoảng 130-139 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương từ 85-89
mmHg. Tăng huyết áp độ 1, hay còn được gọi là nhẹ, được xác định khi chỉ số huyết
áp tâm thu từ 140-159 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90-99 mmHg. Trong
trường hợp nặng, hay tăng huyết áp độ 2, huyết áp tâm thu vượt quá 160 mmHg
và/hoặc huyết áp tâm trương vượt quá 100 mmHg. Đối với tình trạng cơn tăng huyết
áp, chỉ số huyết áp tâm thu vượt quá 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương vượt quá
110 mmHg. Trong tình huống tăng huyết áp tâm thu đơn độc, huyết áp tâm thu vượt



quá 140 mmHg nhưng huyết áp tâm trương lại dưới 90 mmHg. Đánh giá tăng huyết áp
dựa trên mức độ huyết áp tâm thu và tâm trương ở hai phân độ khác nhau, với phân độ
cao hơn đồng nghĩa với việc xác định mức độ tăng huyết áp cao hơn. Đối với những
trường hợp huyết áp ở mức bình thường hoặc bình thường cao, nguy cơ phát triển
thành tăng huyết áp trong tương lai là cao, do đó cần thiết phải tiến hành tầm soát và
điều chỉnh các yếu tố nguy cơ để phòng ngừa [6], [8].
1.1.3 Dịch tễ học bệnh tăng huyết áp
Trên thế giới: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo rằng hàng năm, khoảng
17,5 triệu người trên tồn cầu mất đi vì các bệnh tim mạch, con số này cao hơn hơn
bốn lần so với tổng số người chết do ba căn bệnh lớn: HIV/AIDS, sốt rét và lao phổi
cùng tổng cộng. Trong số này, hơn 7 triệu người tử vong do biến chứng của tăng huyết
áp. [9].
Dịch tễ học của tăng huyết áp là một chủ đề quan trọng được thảo luận trong
nghiên cứu vào năm 2015. Tej K. Khalsa và cộng sự đã tập trung vào đánh giá tình
hình tăng huyết áp tại khu vực Sahara thuộc Châu Phi. Kết quả của nghiên cứu này đã
chỉ ra rằng tại khu vực này, tăng huyết áp đã trở thành một trong những vấn đề y tế
công cộng quan trọng nhất, với tỷ lệ mắc bệnh ở người trưởng thành trên 25 tuổi lên
đến 46%. Xu hướng này đang gia tăng đối với hầu hết các quốc gia thuộc Châu Phi
vùng Sahara [10].
Một nghiên cứu khác thực hiện vào năm 2016, theo nghiên cứu này, tăng huyết
áp đã được xác định là một trong những yếu tố rủi ro hàng đầu dẫn đến tử vong và
khuyết tật trên toàn cầu. Dữ liệu thu thập vào năm 2013 cho thấy rằng tăng huyết áp
gây ra khoảng 10,3 triệu trường hợp tử vong và 208 triệu trường hợp khuyết tật. Tỷ lệ
mắc tăng huyết áp ở người trưởng thành từ 25 tuổi trở lên là khoảng 40%, và dự đoán
rằng gần 90% những người sống đến tuổi 80 sẽ mắc chứng này. Điều đáng chú ý là có
hai phần ba số người mắc tăng huyết áp trên toàn cầu đến từ các nước đang phát triển.
Những kết quả này rõ ràng thể hiện tầm quan trọng của nghiên cứu dịch tễ học trong
việc hiểu rõ hơn về phạm vi và tình hình của tăng huyết áp trên toàn cầu và trong các
khu vực cụ thể [11].
Tại Việt Nam: Cùng với sự tiến bộ của xã hội, bản đồ bệnh tật ở Việt Nam cũng

đang trải qua sự thay đổi tương tự như các nước phát triển. Có sự gia tăng đáng kể


trong số các bệnh mãn tính, trong đó có bệnh tăng huyết áp (THA). Dữ liệu khảo sát
vào năm 2017 cho thấy tỷ lệ THA tại Việt Nam đang tăng lên so với các nghiên cứu
trước đó, chiếm khoảng 28,7%, và có 37,7% bệnh nhân đang trong quá trình điều trị
chưa đạt được mục tiêu kiểm soát áp lực máu [12].
Theo thông tin từ Bộ Y tế Việt Nam được cơng bố tại Hội nghị về cơng tác
phịng, chống bệnh không lây nhiễm, các bệnh không lây nhiễm chiếm đến 66% tổng
gánh nặng bệnh tật và 73% tổng số ca tử vong hàng năm. Trong đó, có đến 60% số
người mắc tăng huyết áp chưa được chẩn đoán, và chỉ có 14% số người mắc bệnh này
được phát hiện thơng qua các cuộc điều tra, thường xuyên xảy ra tình trạng bỏ sót
trong chẩn đoán. Sự gia tăng các yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng tăng số người mắc
bệnh, nhưng việc phát hiện và quản lý bệnh tại cộng đồng lại cịn rất hạn chế [13],
[14].
Do đó, tăng huyết áp không chỉ là một vấn đề sức khỏe quan trọng ở Việt Nam
mà còn đòi hỏi sự chú trọng trong việc xây dựng và thực hiện các chiến lược quốc gia
để cải thiện nhận thức, tham gia điều trị và kiểm soát bệnh tăng huyết áp một cách hiệu
quả hơn [13].
1.1.4 Một số yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp
Bệnh Tăng huyết áp (THA) hiện nay là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng
đồng trên tồn thế giới, khơng chỉ ở Việt Nam, đặc biệt ảnh hưởng đến nhóm người
cao tuổi. Đây là nguyên nhân chính gây ra tàn phế và tử vong, và mặc dù nguyên nhân
của bệnh khá phức tạp và đang được nghiên cứu, nhưng một số yếu tố nguy cơ đã
được xác định [15].
Tuổi cao: Một trong những nguyên nhân chính của bệnh THA là quá trình lão
hóa, khiến cho thành động mạch trở nên cứng hơn và mất tính đàn hồi. Điều này làm
tăng áp lực trong hệ thống tuần hoàn, dẫn đến THA tâm thu đơn thuần, đặc biệt ở
người cao tuổi. Để phòng ngừa bệnh, cần thực hiện lối sống lành mạnh, bao gồm làm
việc và nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống điều độ, hạn chế chất béo, cà phê, thuốc lá, rượu bia,

và tập thể dục thường xuyên [16].
Thừa cân, béo phì: Thừa cân và béo phì cũng là yếu tố nguy cơ quan trọng của
bệnh THA. Những người béo phì hoặc tăng cân theo tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao


hơn. Do đó, việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và luyện tập thể dục đều đặn
rất quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh THA.
Ăn mặn: Ngoài ra, việc tiêu thụ quá nhiều muối cũng là một nguy cơ lớn cho
bệnh THA. Người dân sống ở vùng ven biển thường có tỷ lệ mắc THA cao hơn do chế
độ ăn giàu muối. Giảm lượng muối trong chế độ ăn có thể giúp điều trị THA, đặc biệt
ở những trường hợp nhẹ [17].
Uống bia rượu: Việc uống rượu bia cũng có liên quan đến tăng nguy cơ THA.
Theo tiêu chuẩn của WHO, việc tiêu thụ trên 100 g rượu mỗi tuần so với 0-25 g/tuần
tăng nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân, mặc dù có thể giảm nguy cơ mắc bệnh nhồi
máu cơ tim. Điều này cho thấy mối liên hệ phức tạp giữa việc uống rượu và sức khỏe
tim mạch [18], [19], [20].
Hút thuốc lá, thuốc lào: Hút thuốc lá và thuốc lào, với chất kích thích chính là
nicotin, đã được chứng minh là có ảnh hưởng đáng kể đến việc tăng huyết áp. Nicotin
kích thích hệ thần kinh giao cảm, gây co mạch và từ đó dẫn đến tăng huyết áp. Nghiên
cứu đã chỉ ra rằng chỉ một điếu thuốc lá cũng có thể làm tăng huyết áp tâm thu lên đến
11 mmHg và huyết áp tâm trương lên 9 mmHg, với hiệu ứng kéo dài khoảng 20-30
phút. Người hút thuốc có nguy cơ cao hơn gấp 2-4 lần mắc bệnh mạch vành và tăng
70% nguy cơ tử vong do bệnh này. Đối với nhồi máu cơ tim, hút thuốc làm tăng gấp
đơi nguy cơ trong vịng 10 năm, đặc biệt rõ ràng ở những bệnh nhân dưới 55 tuổi hút
thuốc [21].
Ít vận động thể lực: Sự thiếu vận động thể lực cũng là một yếu tố quan trọng, đặc
biệt trong bối cảnh sự phát triển kinh tế và cải thiện điều kiện sống khiến con người dễ
dàng rơi vào lối sống ít vận động. Điều này góp phần vào sự gia tăng của bệnh tim
mạch, trong đó tăng huyết áp là một phần. Vì vậy, việc thực hiện ít nhất 30 phút vận
động thể lực mức độ trung bình hàng ngày là cần thiết cho bệnh nhân tăng huyết áp.

Đối với người lớn tuổi hoặc suy nhược, các bài tập như thái cực quyền, yoga và thiền
có thể được khuyến nghị [22], [23].
Đái tháo đường: Bệnh đái tháo đường cũng tăng gấp đôi nguy cơ mắc tăng huyết
áp so với người không mắc bệnh này. Khi kết hợp đái tháo đường và tăng huyết áp,
nguy cơ biến chứng mạch máu lớn và nhỏ cũng tăng gấp đôi, cũng như nguy cơ tử


vong. Do đó, việc điều trị tốt bệnh đái tháo đường sẽ góp phần kiểm soát tốt hơn bệnh
tăng huyết áp kèm theo [19], [24].
Tổn thương cơ quan đích: Cuối cùng, tổn thương cơ quan đích là hậu quả của
tăng huyết áp, bao gồm sự thay đổi cấu trúc hoặc chức năng của mạch máu động mạch
và các cơ quan mà nó cung cấp, bao gồm não, tim, thận, động mạch trung tâm và ngoại
vi, và mắt. Tổn thương này có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng và cần được
quản lý cẩn thận [25].
Bảng 1.1 Phân tầng nguy cơ ở bệnh nhân THA dựa trên khuyến cáo của VNHA/VSH
2018 [26]
Phân độ HA (mmHg)
Giai

đoạnCác

bệnh THA

YTNC

khác,

TTCQĐ hoặc bệnh

BT-cao

HATT 130139 HATTr
8589

Giai đoạn 1

Khơng có YTNC

Độ 1 HATT
140159
HATTr 90-99

Nguy cơ thấp Nguy cơ thấp

(không biến
chứng)

Độ 2 HATT Độ 3 HATT
160179

> 180

HATTr 100- HATTr >
109

110

Nguy cơ

Nguy cơ cao


trung bình
1 hoặc 2 YTNC

Nguy cơ thấp Nguy cơ trung Nguy
bình

trung

cơ Nguy cơ cao
bình-

cao
> 3 YTNC

Nguy cơ thấp Nguy cơ trung Nguy cơ cao Nguy cơ cao
- trung bình

Giai đoạn 2

TTCQĐ, bệnh thận Nguy cơ trung Nguy cơ cao Nguy cơ cao Nguy cơ cao -

(bệnh khơng mạn giai đoạn 3 hoặc
triệu chứng)

bình-cao

bình - cao

rất cao


ĐTĐ khơng tổn
thương cơ quan

Giai đoạn 3

Bệnh tim mạch có

(bệnh có triệu triệu chứng, bệnh
chứng)

thận mạn giai đoạn >
4, hoặc ĐTĐ có
TTCQĐ

Nguy cơ rất
cao

Nguy cơ rất
cao

Nguy cơ rất Nguy cơ rất
cao

cao



×