Tải bản đầy đủ (.docx) (127 trang)

Lv-Tâm- Co Dung Sua Lan 2-15-11-23 (1).Docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (594.61 KB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

NGUYỄN MINH TÂM

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC
VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA NĂM CĂN, TỈNH CÀ
MAU

NĂM 2022

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC


CẦN THƠ, 2024
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐƠ

NGUYỄN MINH TÂM

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC
VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA NĂM CĂN, TỈNH CÀ
MAU

NĂM 2022
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
Chuyên ngành: Dược lý và Dược lâm sàng


Mã ngành: 8720205

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. TRẦN NGỌC DUNG


CẦN THƠ, 2024


i

CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn này, với tên đề tài: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá việc
tuân thủ điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 tại Bệnh viện Đa khoa Năm Căn, tỉnh Cà
Mau, năm 2022. Do học viên Nguyễn Minh Tâm thực hiện theo sự hướng dẫn của
GVHD: PGS.TS. Trần Ngọc Dung. Luận văn đã được báo cáo và được hội đồng chấm
luận văn thông qua ngày …/…./2023.

ỦY VIÊN
(Ký tên)

UV-THƯ KÝ
(Ký tên)

PHẢN BIỆN 1
(Ký tên)

PHẢN BIỆN 2
(Ký tên)


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
(Ký tên)

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký tên)


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học
Trường Đại học Tây Đô và Ban Giám đốc, Bệnh viện Đa khoa Năm Căn đã cho phép,
tạo điều kiện thuận lợi nhất để tơi được học tập và hồn thành luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Trần Ngọc Dung đã trực tiếp
hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho tơi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu
trong suốt quá trình thực hiện và hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của các thầy cô giáo Bộ
môn Dược lâm sàng, trường Đại học Tây Đô đã chia sẻ, giải đáp các vướng mắc của
tơi trong q trình làm luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn các anh, chị tại Bệnh viện Đa khoa Năm Căn đã cho
phép, tạo điều kiện giúp tôi hồn thành luận văn. Tơi xin cảm ơn, bạn bè đồng nghiệp
tại đơn vị đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, chia sẻ,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Tây Đô.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày tháng năm 2023
Tác giả luận văn

Nguyễn Minh Tâm



iii

TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu: Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị và xác
định tỷ lệ tuân thủ điều trị thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2. Phân tích một số
yếu tố liên quan đến việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân đái tháo đường típ 2.
Phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là các đơn thuốc ngoại trú và
bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có đơn thuốc nghiên cứu . Sử dụng phương pháp hồi
cứu, cắt ngang mô tả. trên 225 bệnh nhân và đơn thuốc.
Kết quả nghiên cứu: Trong 225 bệnh nhân đái tháo đường típ 2 nghiên cứu,
phần lớn là nữ giới (57,3%) với độ tuổi trung bình 62,49±10,05, chủ yếu trong nhóm
60-79 tuổi chiếm 66,7%. Các loại thuốc điều trị đái tháo đường típ 2 bao gồm
biguanid, sulfonylure, và insulin. Cụ thể, insulin chiếm 23,1%, metformin là 83,1%,
sulfonylure với các loại như glibenclamid 32,0%, gliclazid 6,2%, glimepirid 38,7%, và
linagliptin trong nhóm dipeptidyl peptidase 4 10,2%. Phác đồ điều trị đơn trị chủ yếu
là metformin 9,3%, trong khi phối hợp hai thuốc thường gặp nhất là metformin và
glibenclamid 24,9%. Phân tích thống kê cho thấy hồn cảnh sống (p=0,000,
OR=7,383, 95%CI= 3,653-14,922), và trình độ học vấn (p=0,003, OR=2,410, 95%CI=
1,347-4,311) ảnh hưởng đáng kể đến việc tuân thủ điều trị. Những bệnh nhân sống một
mình, có trình độ học vấn thấp, có nguy cơ khơng tn thủ điều trị cao với tỷ lệ lần
lượt là 66% và 41,6%. Số lượng thuốc trong đơn cũng liên quan đến không tuân thủ
điều trị, với nguy cơ không tuân thủ tăng lên khi đơn thuốc có nhiều hơn 5 loại thuốc
(p=0,003, OR=2,413, 95%CI= 1,342-4,338) có nguy cơ cao khơng tn thủ điều trị với
tỷ lệ 42,5%.
Kết luận: Các loại thuốc điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường típ 2 gồm
biguanid, sulfonylure, và insulin, phác đồ đơn trị liệu là chủ yếu. Tuân thủ điều trị đái
tháo đường típ 2 liên quan đến tình trạng sống độc thân, có học vấn thấp của bệnh
nhân và số lượng thuốc kê trong đơn trên 5 thuốc, với p đều <0,05.
Từ khóa: Đái tháo đường típ 2, tuân thủ điều trị, tương tác thuốc.



iv

ABSTRACT
Research Objective: The study aims to survey the current state of medication
usage and determine the adherence rate to medication treatment in típ 2 diabetes
patients. It also analyzes various factors related to treatment adherence in these
patients.
Research Method: The study subjects were outpatient prescriptions. A
retrospective, cross-sectional, non-interventional method was used. The sample size
was calculated to be 225.
Research Results: Among 225 patients with type 2 diabetes studied, the
majority were female (57.3%) with an average age of 62.49±10.05, primarily in the
age group of 60-79 years, accounting for 66.7%. The types of medication for treating
type 2 diabetes include biguanides, sulfonylureas, and insulin. Specifically, insulin
accounts for 23.1%, metformin for 83.1%, sulfonylureas with variants like
glibenclamide at 32.0%, gliclazide at 6.2%, glimepiride at 38.7%, and linagliptin in the
dipeptidyl peptidase-4 group at 10.2%. The primary monotherapy regimen is
metformin at 9.3%, while the most common dual therapy is metformin and
glibenclamide at 24.9%.
Statistical analysis shows that living conditions (p=0.000, OR=7.383, 95%CI=
3.653-14.922), and educational level (p=0.003, OR=2.410, 95%CI= 1.347-4.311)
significantly affect adherence to treatment. Patients living alone or with a lower
educational level have a higher risk of non-adherence, with rates of 66% and 41.6%,
respectively. The number of medications prescribed is also a factor, with the risk of
non-adherence increasing when the prescription includes more than 5 types of
medication (p=0.003, OR=2.413, 95%CI= 1.342-4.338), resulting in a 42.5%
likelihood of non-adherence.
Conclusion: The types of medication for treating type 2 diabetes include

biguanides, sulfonylureas, and insulin. The primary monotherapy regimen is
metformin. Alone living conditions, low educational level, and the number of
medications prescribed are related to adherence to treatment, with all p<0.05.
Keywords: Type 2 diabetes, treatment adherence, drug interaction.


v

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này được hồn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu
của tơi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được cơng bố trong bất cứ một cơng
trình khoa học nào khác.
Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2023
NGƯỜI THỰC HIỆN

Nguyễn Minh Tâm


vi

MỤC LỤC
Trang
CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG.................................................................................i
TÓM TẮT....................................................................................................................iii
ABSTRACT.................................................................................................................iv
LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................v
MỤC LỤC.................................................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................x
DANH MỤC CÁC HÌNH..........................................................................................xiii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................xvi

ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................................................................3
1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG..............................................................3
1.1.1 Định nghĩa........................................................................................................3
1.1.2 Dịch tễ học bệnh đái tháo đường típ 2..............................................................3
1.1.3 Phân loại bệnh đái tháo đường..........................................................................4
1.1.4 Chẩn đoán bệnh đái tháo đường.......................................................................5
1.1.5 Yếu tố nguy cơ, cơ chế bệnh sinh và biến chứng của đái tháo đường...............6
1.1.6 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng.....................................................................7
1.1.7 Mục tiêu điều trị...............................................................................................8
1.1.8 Phương pháp điều trị......................................................................................10
1.1.9 Thuốc tiêm điều trị đái tháo đường (insulin)..................................................13
1.2. TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG...................................................16
1.2.1 Định nghĩa về tuân thủ điều trị.......................................................................16
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới sự tuân thủ điều trị.................................................17
1.2.3 Phương pháp đánh giá mức độ tuân thủ điều trị.............................................18
1.3 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH
NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI........................21


vii
1.3.1 Nghiên cứu trong nước...................................................................................21
1.3.2 Nghiên cứu ở nước ngoài................................................................................22
1.4 GIỚI THIỆU BỆNH VIỆN ĐA KHOA NĂM CĂN, TỈNH CÀ MAU...............22
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................24
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.............................................................................24
2.1.1 Tiêu chuẩn chọn đối tượng.............................................................................24
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ..........................................................................................25
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................25
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, không can thiệp................................25

2.2.2 Cở mẫu nghiên cứu.........................................................................................25
2.2.3 Sơ đồ nghiên cứu............................................................................................27
2.3 CÁC BIẾN SỐ TRONG NGHIÊN CỨU............................................................28
2.3.1 Các biến sô ghi nhận trong nghiên cứu...........................................................28
2.3.2 Tỷ lệ và mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân đái tháo đường típ 2...........36
2.4 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU.............................................................37
2.4.1 Công cụ thu thập.............................................................................................37
2.4.2 Kỹ thuật thu thập............................................................................................38
2.4.3 Người thu thập................................................................................................38
2.4.4 Phương pháp kiểm soát sai số.........................................................................38
2.4.5 Phương pháp xử lý, thống kê số liệu...............................................................39
2.5 ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU.................................................................................39
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................................................40
3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH NHÂN THAM GIA NGHIÊN CỨU...........40
3.1.1 Đặc điểm nhân khẩu học.................................................................................40
3.1.2 Đặc điểm điều trị của bệnh nhân.....................................................................41
3.1.3 Các bệnh lý kèm theo.....................................................................................42
3.2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI
THÁO ĐƯỜNG TÍP 2...............................................................................................43
3.2.1 Danh mục các thuốc điều trị đái tháo đường típ 2 gặp trong nghiên cứu........43


viii
3.2.2 Tỷ lệ sử dụng các phác đồ điều trị trong mẫu nghiên cứu...............................44
3.2.3 Đường dùng thuốc điều trị đái tháo đường típ 2.............................................46
3.2.4 Khảo sát liều dùng các thuốc điều trị đái tháo đường típ 2 trong mẫu nghiên
cứu............................................................................................................................... 46
3.2.5 Các biến cố bất lợi (AE) gặp trong quá trình nghiên cứu................................49
3.2.6 Tương tác thuốc gặp trong mẫu nghiên cứu....................................................50
3.3 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TUÂN THỦ DÙNG THUỐC CỦA BỆNH NHÂN

TRONG MẪU NGHIÊN CỨU.................................................................................50
3.3.1 Kết quả phỏng vấn tuân thủ của bệnh nhân....................................................50
3.3.2 Mức độ tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu................52
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN............................................................................................55
4.1 VỀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH NHÂN THAM GIA NGHIÊN CỨU.....55
4.2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI
THÁO ĐƯỜNG TÍP 2...............................................................................................60
4.3 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TUÂN THỦ ĐIỀU DÙNG THUỐC CỦA BỆNH NHÂN
TRONG MẪU NGHIÊN CỨU.................................................................................68
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................74
PHỤ LỤC 1.................................................................................................................81
PHỤ LỤC 2.................................................................................................................82


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG


x

DANH MỤC CÁC HÌNH


xi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết
tắt


Từ tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt

ADA

American diabetes association

Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ

ADE

Adverse drug even

Các yếu tố bất lợi của thuốc

ASAT

Aspartate aminotransferase

Xét nghiệm tổn thương tế bào gan

ALAT

Alanine aminotransferase

Xét nghiệm máu phát hiện tổn
thương gan


BMI

Body mass Index

Chỉ số khối cơ thể

BN

Patient

Bệnh nhân

DOT

Directly observed therapy

Phương pháp giám sát trực tiếp

ĐTĐ

Diabetes mellitus

Đái tháo đường

DNA

Deoxyribonucleic acid

Acid deoxyribonucleic


DPP4-I

Dipeptidyl peptidase-4 inhibitors

Thuốc ức chế dipeptidyl peptidase-4

DSMES

Diabetes Self-Management Education
and Support

Chương trình giáo dục và hỗ trợ tự
quản lý đái tháo đường

eGFR

Estimated Glomerular filtration rate

Độ lọc cầu thận ước tính

FPG

Fasting plasma glucose

Nồng độ huyết tương lúc đói

GLP-1

Glucagon-like peptid 1


HbA1c

Hemoglobin a1c

HDL – C High density lipoprotein cholesterol

Hemoglobin gắn vào glucose tế bào
Cholesterol tỷ trọng cao

HIV/
AIDS

Human immunodeficiency Virus/
acquired immune Deficiency syndrone

Virus gây suy giảm miễn dịch/ Hội
chứng suy giảm miễn dịch mắc phải

HLA

Human leukocyte antigen

Kháng nguyên bạch cầu người

IDF

International diabetes Federation

Liên đoàn đái tháo đường quốc tế


IFG

Impaired fasting glucose

Rối loạn glucose lúc đói

IGT

Impaired glucose tolerance

Giảm dung nạp glucose


xii
IU

International unit

Đơn vị quốc tế

LDL - C

Low density lipoprotein

Cholesterol tỷ trọng thấp

MEMS

Medication event monitoring system


Hệ thống giám sát dùng thuốc

MMAS8

Morisky medication adherence scale –
8

Thang tuân thủ điều trị Morisky - 8

NGSP

Nationnal Glyco-hemoglobin
Standardlization Program

Chương trình chuẩn hóa glycohemoglobin Quốc gia

NPH

Neutral protamine hagedorn

Insulin trung tính

TZD

Thiazolidinedione

Nhóm thiazolidinedion

TTĐT


Adherence treatment

Tn thủ điều trị

VAS

Visual analog scale

Thang điểm đau

WHO

World health organization

Tổ chức y tế thế giới


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong những bệnh rối loạn chuyển hóa phổ biến
nhất hiện nay với tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng. Đây là bệnh lý diễn biến phức tạp
theo thời gian và có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề nếu không được kiểm sốt
tốt. Việc tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa
carbohydrat, protid, lipid, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim,
mạch máu, thận, mắt, thần kinh. Bệnh ĐTĐ không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng sống
của bệnh nhân, mà còn là gánh nặng đối với ngành y tế và toàn xã hội [40].
Bệnh đái tháo đường đã nổi lên như một trong những căn bệnh mãn tính nghiêm
trọng và phổ biến nhất trong thời đại chúng ta, gây ra những biến chứng đe dọa tính
mạng, tàn phế và tốn kém, giảm tuổi thọ. Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tăng lên ở

một số quốc gia do tỷ lệ các yếu tố nguy cơ đái tháo đường ngày càng tăng, đặc biệt là
béo phì, cũng là những động lực quan trọng dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh cao hơn [16]. Theo
IDF, các dự báo trong tương lai cho thấy đến năm 2045, số người mắc bệnh đái tháo
đường tuyệt đối sẽ tăng 46%, với mức tăng tuyệt đối lớn nhất về số người mắc bệnh
đái tháo đường từ năm 2021 đến năm 2045 xảy ra ở các nước có thu nhập trung bình
[56].
Hiện nay trên thế giới có tới 14 nhóm thuốc đang có sẵn để điều trị đái tháo
đường típ 2. Tuy nhiên, metformin vẫn là lựa chọn điều trị đầu tiên cho hầu hết bệnh
nhân. Các lựa chọn điều trị thay thế hoặc điều trị bậc hai khác nên được cá nhân hóa
tùy thuộc vào đặc điểm của từng bệnh nhân. Sau metformin, nhiều liệu pháp khác như
sulfonylurea đường uống, ức chế dipeptidyl peptidase-4 (DPP-4), chất chủ vận thụ thể
glucagon-like peptide-1 (GLP-I), chất ức chế đồng vận chuyển natri-glucose-2
(SGLT2), pioglitazone, đặc biệt, nếu bệnh nhân mắc bệnh gan nhiễm mỡ, chất ức chế
alpha-glucosidase và insulin, đều có sẵn [29]
Tại Việt Nam, hầu hết các bệnh nhân sau khi được chẩn đốn đái tháo đường típ
2 được điều trị ngoại trú bằng thuốc kết hợp với chế độ ăn và luyện tập phù hợp trong
thời gian dài để kiểm sốt đường huyết. Do đó, hiệu quả của điều trị phụ thuộc vào
mức độ tuân thủ chế độ dùng thuốc của bệnh nhân. Tuy nhiên, theo thời gian mắc
bệnh, mức độ tuân thủ của bệnh nhân thường có xu hướng giảm dần. Việc đánh giá
mức độ tuân thủ điều trị và tìm ngun nhân dẫn đến việc khơng tuân thủ là cơ sở để
đưa ra các biện pháp thích hợp, nhằm nâng cao hiệu quả điều trị. Điều này rất quan
trọng trong việc điều trị đái tháo đường típ 2.
Bệnh viện đa khoa Năm Căn là bệnh viện đa khoa tuyến huyện của tỉnh Cà Mau,
thực hiện chức năng khám chữa bệnh cho nhân dân huyện Năm Căn. Tuy nhiên, việc


2
khảo sát về tình hình sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ típ 2 trên những bệnh nhân này từ
nhiều năm nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Nhằm cung cấp cho khoa Dược
của bệnh viện những thông tin khoa học, giúp cải tiến công tác dược lâm sàng trong

điều trị bệnh nhân Đái tháo đường tại Bệnh viện, đề tài nghiên cứu: “Khảo sát tình
hình sử dụng thuốc và đánh giá việc tuân thủ điều trị bệnh đái tháo đường típ 2
tại Bệnh viện Đa khoa Năm Căn, tỉnh Cà Mau, năm 2022” được thực hiện nhằm 2
mục tiêu sau:
1. Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị và xác định tỷ lệ tuân thủ điều trị
thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến việc tuân thủ điều trị dùng thuốc của
bệnh nhân đái tháo đường típ 2.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
1.1.1 Định nghĩa
Đái tháo đường (diabetes mellitus, ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa khơng
đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động
của insulin hoặc cả 2. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài, gây nên những rối
loạn chuyển hóa carbohydrat, protid, lipid, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau,
đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh cho bệnh nhân. Đái tháo đường được
đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết và các rối loạn chuyển hố đường, đạm, mỡ,
chất khống. Các rối loạn này có thể đưa đến các biến chứng cấp tính như tình trạng dễ
nhiễm trùng và về lâu dài sẽ gây ra các biến chứng mạn tính ở các mạch máu lớn và
mạch máu nhỏ [14].
Ở người, tuổi thọ và tỷ lệ béo phì ngày càng gia tăng trên thế giới, làm gia tăng tỷ lệ
đái tháo đường, đặc biệt là đái tháo đường típ 2. Việc tầm sốt và chẩn đốn sớm đái tháo
đường, ngay cả ở giai đoạn tiền đái tháo đường, ở những người có nguy cơ cao và xác
định các yếu tố nguy cơ tim mạch khác sẽ giúp đưa ra các biện pháp điều trị tích cực, góp
phần làm chậm, hoặc ngăn ngừa các biến chứng mạn của đái tháo đường, nâng cao chất

lượng cuộc sống, giảm chi phí điều trị và giảm tỷ lệ tử vong do đái tháo đường [39].
1.1.2 Dịch tễ học bệnh đái tháo đường típ 2
Trên thế giới
Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ típ 2 đang gia tăng trên tồn cầu trong 4 thập kỷ qua, đáng
kể nhất là ở các quốc gia đang trải qua quá trình chuyển đổi dịch tễ học nhanh chóng,
đặc biệt là ở Châu Á, Trung Đơng và Bắc Phi [59].
Các khu vực phát triển, chẳng hạn như Tây Âu, tỷ lệ mắc bệnh cao hơn đáng kể
và tiếp tục tăng bất chấp các biện pháp y tế công cộng. Tốc độ tăng dường như không
chậm lại. Đáng chú ý, một số khu vực, chẳng hạn như các quốc đảo ở Thái Bình
Dương, đang duy trì tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. Các nước Đông Nam Á, như Indonesia,
Malaysia, Thái Lan và Việt Nam, đã tăng hạng trong hai thập kỷ qua do quy mô dân số
lớn, Trung Quốc (88,5 triệu người mắc bệnh ĐTĐ típ 2), Ấn Độ (65,9 triệu) và Mỹ
(28,9 triệu) giữ vị trí hàng đầu, là các quốc gia có tổng số người mắc bệnh nhiều nhất
[38].


4
Liên đồn Đái tháo đường Quốc tế (IDF) ước tính rằng sẽ có 578 triệu người
trưởng thành mắc bệnh đái tháo đường vào năm 2030 và 700 triệu vào năm. Bệnh đái
tháo đường típ 2 đang gia tăng nhanh chóng ở các nước đang phát triển, với tỷ lệ hiện
mắc khác nhau, tùy theo môi trường sống của bệnh nhân ở nông thôn và thành thị và
mức độ đô thị hóa của xã hội nơi bệnh nhân sống [46]. Bằng chứng thực tế qua hồ sơ
bệnh án và thực hành chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường ở các nước đang phát triển
cho thấy, việc kiểm soát đường huyết ở những người mắc bệnh đái tháo đường típ 2
vẫn chưa đạt mức tối ưu trong khoảng thời gian 12 năm [7].
Ở Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển nhanh chóng về kinh tế xã hội, với sự thay
đổi đáng kể trong lối sống người dân, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ cũng không ngừng tăng lên.
Qua các công tác điều tra được thực hiện, số người mắc đái tháo đường khá cao
và gia tăng nhanh chóng, đặc biệt ở các thành phố lớn. Nghiên cứu tại Hà Nội, Huế,

Thành phố Hồ Chí Minh năm (1990) cho thấy, tỷ lệ ĐTĐ típ 2 tương ứng tại các địa
bàn này lần lượt là 1,2%, 0,96% và 2,52%. Tại thành phố Hồ Chí Minh, năm 1993, tỷ
lệ người mắc là 2,52% [4]. Vào năm 2001, điều tra tại 4 thành phố lớn Hà Nội, Đà
Nẵng, Hải Phịng, Hồ Chí Minh ghi nhận tỷ lệ mắc bệnh là 4,0% và tỷ lệ rối loạn dung
nạp glucose máu là 10% [13]. Tại Hà Nội, năm 1991, tỷ lệ người mắc ĐTĐ trong dân
số > 15 tuổi là 1,1% thì đến năm 2000 tỷ lệ này đã là 2,4%, đặc biệt có nhiều vùng tỷ
lệ mắc trên 3%. Năm 2017 theo thống kê của IDF, tại Việt Nam có tới 3,53 triệu người
đang mắc bệnh ĐTĐ và con số này ước tính năm 2040 sẽ tăng lên 6,1 triệu người [12].
Với thực trạng ít hoặc không vận động thể lực ở trẻ em, cộng thêm việc sử dụng
các thực phẩm khơng hợp lý, thì ĐTĐ típ 2 đang có xu hướng tăng cao cả ở trẻ em, trở
thành vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng. Bệnh ĐTĐ gây ra nhiều biến chứng
nguy hiểm, là nguyên nhân chính tạo nên bệnh tim mạch, suy thận, mù lòa và cắt cụt
chi. Bằng cách tuân thủ lối sống lành mạnh có tới 70% trường hợp ĐTĐ típ 2 có thể
dự phịng hoặc làm chậm bệnh xuất hiện [13].
1.1.3 Phân loại bệnh đái tháo đường
Hiệp hội đái tháo đường (ĐTĐ) Hoa Kỳ (ADA) chia bệnh ĐTĐ thành 4 nhóm
chính như sau [1]:
- Đái tháo đường típ 1: Do bệnh lý tự miễn phá hủy tế bào β tụy thường dẫn đến
sự thiếu hụt insulin tuyệt đối, bao gồm bệnh ĐTĐ tự miễn tiềm ẩn ở người trưởng
thành.
- Đái tháo đường típ 2: Do khiếm khuyết tiết insulin, tiến triển trên nền bệnh
nhân có đề kháng insulin.


5
- Đái tháo đường thai kỳ: Là tình trạng ĐTĐ được chẩn đoán trong ba tháng giữa
hoặc cuối của thai kỳ, khi chưa được chẩn đoán rõ ràng mắc ĐTĐ trước khi mang thai.
- Các loại đái tháo đường đặc biệt: Hội chứng ĐTĐ đơn gen (như ĐTĐ sơ sinh,
ĐTĐ khởi phát ở người trẻ tuổi), những bệnh lý tuyến tụy ngoại tiết (như xơ hóa nang
tụy, viêm tụy) và ĐTĐ do thuốc hay hóa chất (dùng glucocorticoid, trong điều trị HIV/

AIDS, sau khi ghép tạng).
1.1.4 Chẩn đoán bệnh đái tháo đường
a. Triệu chứng
Bệnh ĐTĐ típ 1 thường khởi phát đột ngột. Triệu chứng “bốn nhiều” gồm có tiểu
nhiều, nghiêm trọng (3 đến 4L/ ngày), khát nhiều và giảm cân nhanh mặc dù bệnh
nhân vẫn ăn ngon miệng hay ăn nhiều. ĐTĐ típ 2 khởi phát của bệnh diễn ra từ từ.
Bệnh đái tháo đường có thể được phát hiện ngẫu nhiên khi xét nghiệm thường
quy hay đánh giá nguy cơ của một vấn đề khác có liên quan…
Có thể phát hiện khi xuất hiện các biến chứng cấp tính như: Nhiễm toan ceton,
hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu, nhiễm trùng… [20].
b. Cận lâm sàng
Các cận lâm sàng cần theo dõi trong quá trình điều trị: Glucose huyết, HbA1c, urê,
creatinin máu, microalbumin để đánh giá các chức năng thận; triglycerid, cholesterol đánh
giá mức độ rối loạn lipid máu; huyết áp, điện tâm đồ, siêu âm tim, soi đáy mắt… [11].
c. Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định
Chẩn đoán đái tháo đường dựa vào một trong 4 tiêu chuẩn sau, theo Bộ Y tế
2017:
- Đường huyết tương lúc đói (fasting plasma glucose: FPG): ≥126 mg/dL (7,0 mmol/
L).
- Đường huyết tương bất kỳ ≥200 mg/dL (11,1 mmol/L). Kết hợp với các triệu
chứng tăng đường huyết.
- Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống (oral glucose tolerance test): Đo
đường huyết tương 2 giờ sau uống 75 g glucose: ≥200 mg/dL (11,1 mmol/L).
- HbA1c ≥6,5% (HbA1c phải được thực hiện ở phòng xét nghiệm được chuẩn
hóa theo chương trình chuẩn hóa glyco-hemoglobin Quốc gia (Nationnal Glycohemoglobin Standardlization Program: NGSP) tiêu chí này được ADA bổ sung vào
năm 2010.




×