Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Hiệu ứng sinh học của bức xạ, an toàn hóa chất và bức xạ, diễn tập phòng ngừa thiết bị bức xạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (452.04 KB, 21 trang )

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ VÀ DỊCH VỤ KHOA HỌC AE

BÀI GIẢNG AN TOÀN BỨC XẠ

HIỆU ỨNG SINH HỌC CỦA BỨC XẠ

Hà Nội, 2018


MỤC LỤC
Nội dung bài giảng ............................................................... Error! Bookmark not defined.
1. Cơ chế gây tổn thương của bức xạ ion hoá ........................................................................ 3
1.1. Cơ chế gây tổn thương trực tiếp .................................................................................. 3
1.2. Cơ chế gây tổn thương gián tiếp .................................................................................. 3

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình gây tổn thương của bức xạ ....................................... 5

2.1. Liều chiếu .................................................................................................................... 5
2.2. Suất liều chiếu ............................................................................................................. 5
2.3. Phần cơ thể bị chiếu ..................................................................................................... 6
2.4. Hiệu ứng nhiệt độ ........................................................................................................ 6
2.5. Hiệu ứng ôxy ............................................................................................................... 6

2.6. Hàm lượng nước .......................................................................................................... 6

3. Các hiệu ứng sinh học của bức xạ ...................................................................................... 7

3.1. Các hiệu ứng xảy ra ở mức độ nhiễm sắc thể ADN .................................................... 7
3.2. Các hiệu ứng xảy ra ở mức độ phân tử ........................................................................ 8

3.3. Các hiệu ứng xảy ra ở mức độ tế bào .......................................................................... 9


3.4. Các hiệu ứng xảy ra ở mức độ cơ thể ........................................................................ 10

3.5. Hiệu ứng tất nhiên và hiệu ứng ngẫu nhiên ............................................................... 13
4. Giới hạn mức chiếu xạ ...................................................................................................... 16
5. Tóm tắt bài giảng và ôn tập ................ ………………………………………………….19
Tài liệu tham khảo ................................................................................................................ 21

2


NỘI DUNG BÀI GIẢNG
Các bức xạ hạt nhân là các loại bức xạ có năng lượng đủ lớn để gây ion

hóa những vật chất mà nó đi qua. Sự ion hóa ngun tử hay phân tử làm thay đổi
tính chất hóa học hay tính chất sinh học của các mơ, các tế bào trong cơ thể làm tổn thương tới các phân tử sinh học. Tổn thương gây ra bởi bức xạ là hệ quả
của các tổn thương ở nhiều mức độ liên tục diễn ra trong cơ thể sống từ tổn

thương phân tử, tế bào, mô đến tổn thương các cơ quan và các hệ thống của cơ

thể. Hậu quả của các tổn thương này làm phát sinh những triệu chứng lâm sàng,
có trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong. Bên cạnh đó, trong

các tế bảo cịn có q trình phục hồi tổn thương. Sự phục hồi này cũng diễn ra từ
mức độ phân tử, tế bào, mô đến hồi phục các cơ quan và các hệ thống trong cơ
thể.
Tác động của bức xạ ion hóa lên cơ thể con người qua hai cơ chế: trực
tiếp và gián tiếp.
1. Cơ chế gây tổn thương của bức xạ ion hoá
1.1. Cơ chế gây tổn thương trực tiếp
Cơ chế này xảy ra khi bức xạ ion hóa các phân tử hữu cơ (chính là các


phân tử ADN trong tế bào). Những bức xạ với năng lượng lớn khi đi vào cơ thể

sẽ trực tiếp phá vỡ các tế bào thơng qua sự ion hóa, làm đứt gẫy các mối liên kết

trong các gen, các nhiễm sắc thể của tế bào, làm sai lệch cấu trúc gen và nhiễm
sắc thể, gây tổn thương đến chức năng của tế bào. Tóm lại, bức xạ ion hố trực

tiếp truyền năng lượng và gây nên q trình kích thích và ion hoá các phân tử

sinh học dẫn đến tổn thương các phân tử đó.
1.2. Cơ chế gây tổn thương gián tiếp

Cơ chế này xảy ra khi bức xạ ion hóa các phân tử nước, sản phẩm của q
trình ion hóa phân tử nước tạo ra các thành phần có khả năng ôxi hóa cao, tác
dụng lên các phân tử hữu cơ làm sai hỏng cấu trúc ban đầu của các phân tử hữu
cơ trong cơ thể.
3


Trong cơ thể người có 70% là nước, trong tế bào có khoảng 1.2 x 107

phân tử nước trong một phân tử ADN. Do đó bức xạ vào sẽ tương tác với các

phân tử nước nhiều hơn các phân tử ADN. Sự ion hóa có thể dẫn đến sự thay đổi
phân tử nước ) làm phân ly các phân tử nước tạo thành các ion: H+, OH- ..., các

gốc tự do H0, OH0, ... , các hợp chất có khả năng ơxy hố cao HO2, H2O2 ..., làm
thay đổi nhiễm sắc thể, từ đó làm thay đổi cấu trúc và chứng năng của tế bào và


làm xuất hiện các triệu chứng lâm sàng: buồn nôn, đục thủy tinh thể mắt, ung
thư sau thời gian dài.
a. Giai đoạn vật lý

Giai đoạn này kéo dài 10-16 giây, các tế bào hấp thụ năng lượng bức xạ

dẫn đến sự ion hóa. Q trình này được thể hiện qua

b. Giai đoạn hóa lý:

Giai đoạn này kéo dài 10-6 giây, các ion H20+ phân ly: H+, OH-, H, OH.

Trong đó: các ion H+, OH- tồn tại khá lâu, khá nhiều trong nước thường và
không gây ra các phẩn ứng tiếp theo, các gốc tự do H, OH có một điện tử khơng

bắt cặp và có hoạt tính hóa học rất cao nên các gốc OH có thể kết hợp với nhau
tạo thành nước ơxi già H2O2.
c. Giai đoạn hóa học:

Giai đoạn này kéo dài vài giây, trong giai đoạn này các sản phẩm phản

ứng tương tác với các phân tử hữu cơ quan trọng của tế bào. Các gốc tự do và

các tác nhân oxy hóa có thể tự dính vào phân tử hoặc làm đứt gẫy các mối liên
kết trong các phân tử.
d. Giai đoạn sinh học:

Giai đoạn này kéo dài từ vài chục phút đến vài chục năm với các triệu
chứng cụ thể.


4


Những thay đổi hóa học dẫn đến các thay đổi sinh học vì nó có thể ảnh

hưởng đến các tế bào riêng lẻ theo các cách khác nhau:
- Giết chết tế bào trong thời gian ngắn;

- Ngăn cản hoặc làm chậm trễ sự phân chia tế bào;
- Thay đổi vĩnh viễn tế bào và di truyền cho tế bào con cháu.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình gây tổn thương bởi bức xạ
2.1. Liều chiếu
Độ lớn của liều chiếu là yếu tố quan trọng nhất quyết định tính chất và

mức độ tổn thương sau chiếu xạ. Liều chiếu càng lớn tổn thương càng nặng và
xuất hiện càng sớm.

2.2. Suất liều chiếu
Suất liều chiếu cũng là một trong các tham số quan trọng quyết định đến

mức độ tổn thương của các cá thể sau khi bị chiếu xạ.

Ví dụ: cùng một liều hấp thụ như nhau, thời gian chiếu kéo dài (suất liều

chiếu nhỏ) sẽ làm giảm quá trình gây tổn thương của bức xạ. Nguyên nhân được
5


giải thích bởi khả năng tự hồi phục của các tế bào sau khi bị tổn thương theo


thời gian. Với suất liều nhỏ tốc độ tổn thương cân bằng với mức độ hồi phục của

tế bào, khi đó các cá thể bị chiếu tiếp tục phát triển bình thường. Với suất liều

cao tốc độ tổn thương lớn hơn mức độ hồi phục của tế bào dẫn tới mức độ tổn
thương tăng lên.
2.3. Phần cơ thể bị chiếu
Mức độ tổn thương sau chiếu xạ phụ thuộc rất nhiều vào diện tích chiếu,

chiếu một phần (chiếu cục bộ) hay toàn bộ cơ thể. Ví dụ: với cùng một trường
chiếu, nếu diện tích bị chiếu càng lớn các tổn thương xảy ra sẽ càng lớn.
Liều tử vong khi chiếu xạ toàn thân thường thấp hơn nhiều so với chiếu
cục bộ. Chính vì vậy, giới hạn liều áp dụng cho toàn thân và cho từng bộ phận
cục bộ trên cơ thể là rất khác nhau.
2.4. Hiệu ứng nhiệt độ

Bên cạnh ba yếu tố quan trọng nêu trên, nhiệt độ cũng là một trong những

yếu tố góp phần ảnh hưởng đến hiệu ứng sinh học của bức xạ lên cơ thể sống.
Nếu giảm nhiệt độ sẽ làm giảm tác dụng của bức xạ ion hoá, nguyên nhân do khi

nhiệt độ giảm tốc độ di chuyển và phạm vị dịch chuyển của các gốc tự do tới

phân tử sinh học giảm dẫn đến giảm số phân tử sinh học bị tổn thương.

Áp dụng trong thực tế: Bảo quản các chế phẩm sinh học có gắn phóng xạ

ở nhiệt độ đóng băng để giảm cơ chế tác dụng gián tiếp của bức xạ.
2.5. Hiệu ứng ôxy


Độ nhạy cảm phóng xạ của sinh vật tăng theo nồng độ ôxy, do khi đó

lượng HO2, H2O2 tạo ra càng nhiều và làm tăng số phân tử sinh học bị tổn
thương do phóng xạ.
2.6. Hàm lượng nước
Hàm lượng nước càng lớn thì các gốc tự do được tạo ra càng nhiều, số các

gốc tự do tác động lên phân tử sinh học càng nhiều do đó hiệu ứng sinh học
cũng tăng lên.
6


3. Các hiệu ứng sinh học của bức xạ

3.1. Các hiệu ứng xảy ra ở mức độ nhiễm sắc thể ADN
Do tác dụng trực tiếp hay gián tiếp, ADN có thể chịu các tổn thương sau:
- Đứt một nhánh
- Đứt hai nhánh

- Tổn thương base
- Nối giữa các phân tử trong ADN
- Nối giữa ADN và protein
- Tổn thương bội (Bulky Lession): Thuộc loại tổn thương gây tử vong và

không sửa chữa được.

CẤU TRÚC CỦA ADN

Hình 1: Mơ tả sự đứt gãy liên kết trong phân tử ADN


Nếu tổn thương do bức xạ gây nên trên AND là đủ lớn, thì có thể quan sát
thấy những rối loạn của nhiễm sắc thể.

7


Rối loạn nhiễm sắc thể xảy ra khi một đoạn dài của ADN bị thay đổi, nó

bao gồm: nhân đơi, bị cắt bỏ, thêm vào một đoạn gen, chuyển đoạn gen sang
nhiễm sắc thể khác.
Những rối loạn nhiễm sắc thể rất tiêu biểu do tác dụng của bức xạ là sự
hình thành nhiễm sắc thể hai tâm và nhiễm sắc thể vịng.

Hình 2: a) Nhiễm sắc thể bình thường, b) trái đứt ở cuối, phải đứt một

khe, c) rối loạn nhiễm sắc thể: trái mất một khoảng giữa, phải mất ở cuối. d) hai
đoạn của nhánh này bị cắt và nối sang nhánh khách. e) nhiễm sắc thể nối thành

vòng. f) hai nhánh bị cắt nối thành vòng. g) một cặp nhiễm sắc thể bình thường.
h) Hai nhiễm sắc thể dính lại thành một đoạn nhiễm sắc thể hai tâm + hai đoạn

đứt hỗn hợp. i) Hai nhiễm sắc thể trao đổi các đoạn cho nhau. Từ b – f: nội
nhiễm sắc thể. Trường hợp h và i: giữa các nhiễm sắc thể.
3.2. Các hiệu ứng xảy ra ở mức độ phân tử
Các tương tác của bức xạ ion hóa với tổ chức sống cũng giống như với
môi trường vật chất khơng sống, nghĩa là gây sự kích thích và sự ion hóa các

nguyên tử. Đặc điểm của các phân tử sinh học là các phân tử lớn, thường có rất


nhiều mối liên kết hóa học. Khi bị chiếu xạ, năng lượng của chùm tia bức xạ
truyền trực tiếp hoặc gián tiếp cho các phân tử sinh học làm phá vỡ các mối liên
kết hóa học hoặc phân li các phân tử sinh học. Tuy nhiên, các bức xạ ion hóa

8


thường khó làm đứt hết các mối liên kết hóa học thường chỉ làm mất thuộc tính
sinh học của các phân tử sinh học.

Hình 3: Phân tử có thể kháng virut HIV
3.3. Các hiệu ứng xảy ra ở mức độ tế bào

Sự thay đổi đặc tính của tế bào có thể xảy ra trong nhân và nguyên sinh

chất của chúng sau khi bị chiếu xạ. Trong nhiều trường hợp người ta thấy thể
tích tế bào tăng lên do có sự hình thành các khoảng trống trong nhân và trong
nguyên sinh chất của chúng sau chiếu xạ.
Nếu bị chiếu xạ liều cao tế bào có thể bị phá hủy hồn tồn. Các tổn
thương phóng xạ lên tế bào có thể làm cho:
- Tế bào bị chết do tổn thương nặng ở nhân và nguyên sinh chất
- Tế bào không chết nhưng không phân chia được

- Tế bào không phân chia được nhưng nhiễm sắc thể tăng lên gấp đôi và

trở thành tế bào khổng lồ
- Tế bào vẫn phân chia thành hai tế bào mới nhưng có rối loạn trong cơ
chế di truyền.
Khi phân tử có số lượng trên 100,000 sẽ có chừng 10,000 liên kết hóa
học. Cấu trúc như thế này làm cho các phân tử sinh học gần giống như các tinh

9


thể nhỏ. Q trình ion hóa khơng nhất thiết làm đứt nhiều liên kết hóa học đến
mức phân hủy phân tử mà nhiều khi chỉ làm thay đổi phân tử ở mức làm mất

thuộc tính sinh học của chúng.
Các nghiên cứu cho thấy khơng phải tồn bộ các tế bào cùng có độ nhạy

cảm bức xạ giống nhau mà chúng rất khác nhau. Ví dụ: tế bào ở tay chân có khả

năng chịu đựng lớn nhất, trái lại những mơ ở trạng thái phát triển mạnh kém

chịu đựng nhất, tủy xương thuộc loại mô này, tủy xương sản sinh ra hồng cầu

nên một trong những triệu chứng đầu tiên của bệnh phóng xạ là hồng huyết cầu
bị giảm, các cơ quan sinh dục cũng thuộc loại này.

Hình 4: Tế bào hồng cầu
Nói chung, các mơ của trẻ con, người đang phát triển thì tia phóng xạ

nguy hiểm hơn đối với người có tuổi.

Ví dụ: Một số tế bào có độ nhạy cảm với bức xạ cao như:

 Các tế bào non đang trưởng thành (tế bào phôi);

 Các tế bào sinh sản nhanh, dễ phân chia (tế bào cơ quan tạo máu, niêm
mạc ruột, tinh hoàn, buồng trứng ...);
 Các tế bào thần kinh tuy thuộc loại ít phân chia nhưng cũng rất nhạy

cảm phóng xạ.
3.4. Các hiệu ứng xảy ra ở mức độ cơ thể
Tùy theo loại bức xạ ion hóa, năng lượng bức xạ, thời gian chiếu, liều

chiếu, đối tượng chiếu mà xuất hiện các hiệu ứng khác nhau.
10


Các hiệu ứng xảy ra ở mức độ cơ thể được chia làm hai loại theo thời gian

biểu hiện của các hiệu ứng này.

Hiệu ứng sớm (cấp tính): Là hiệu ứng xảy ra khi các cá thể bị chiếu bởi mức

liều lớn (liều toàn thân khoảng > 500mSv). Các biểu hiện bệnh do bức xạ gây ra

sẽ xuất hiện sau khoảng thời gian ngắn. Các biểu hiện đầu tiên xuất hiện tại
những cơ quan có tế bào nhạy cảm với bức xạ như:
- Máu và cơ quan tạo máu:
 Biểu hiện lâm sàng là các triệu chứng xuất huyết, phù nề, thiếu máu;
 Giảm limpho, bạch cầu, tiểu cầu và hồng cầu (xét nghiệm tuỷ xương
cho thấy giảm cả 3 dịng, sớm nhất là dịng hồng cầu).
- Hệ tiêu hố:
 Biểu hiện lâm sàng là ỉa chảy, sút cân, nhiễm độc máu, giảm sức đề
kháng cơ thể;
 Những thay đổi trong hệ thống tiêu hoá thường quyết định hậu quả
bệnh phóng xạ.
- Da:
 Sau khi bị chiếu liều cao, các ban đỏ xuất hiện trên da, da bị viêm,
xạm;

 Các tổn thương này có thể dẫn đến viêm lt, thối hoá, hoại tử da
hoặc phát triển thành ung thư da.
Hiệu ứng muộn:

Các hiệu ứng muộn được chia làm 2 loại:

- Hiệu ứng sinh thể bao gồm:

o Giảm tuổi thọ: ở liều thấp mức độ giảm thọ không rõ ràng nên chưa
thu được những số liệu thống kê có ý nghĩa về giảm thọ.

11


o Ung thư phổi: thợ mỏ khai khác Urani hoặc thợ hầm có tỷ lệ ung
thư phối cao do tác động của khí Radon và các sản phẩm phóng xạ
trong chuỗi phân rã của nó.
o Bệnh máu trắng: bệnh máu trắng cấp tính và mạn tính ở tủy, mức
liều làm tăng tỷ suất của bệnh máu trắng.
o Ung thư xương: chủ yếu gây ra do nhiễm bẩn phóng xạ
o Đục nhãn cầu mắt: nếu chiếu quá liều cấp diễn và trường diễn đều

có thể gây đục nhân mắt, các bộ phận khác của mắt cũng bị hại.
Đặc trưng đục nhân mắt do bức xạ là lớp tế bào ở mặt phía sau của

thủy tinh thể bị tổn thương tạo thành vùng mờ ngăn cản ánh sáng đi
vào mắt.
- Hiệu ứng di truyền:

o Thông tin di truyền cần để tạo ra một cơ quan mới và giữ đúng

chức năng của nòi giống được chứa trong nhiễm sắc thể của các tế

bào giống (tinh trùng và trứng) đơn vị thông tin trong nhiễm sắc thể
là những gen. Mỗi gen là một tổ hợp rất nhiều đại phân tử ADN.

Trong đó các thơng tin di truyền được mã hóa theo dãy chuỗi các

phân tử xác định.

o Các thông tin di truyền bị tác động bởi nhiều tác nhân gây đột biến,
bức xạ là một tác nhân. Chúng làm đứt gãy các dãy gốc trong phân

tử ADN. Khi thông tin của tế bào giống bị biến đổi và tế bào giống

được thụ tinh thì thế hệ con cháu của người bị chiếu xạ sẽ có

khuyết tật di truyền do đột biến. Đột biến gen xảy ra ở một gen nhất
định sẽ ảnh hưởng đến một đặc tính nào đó của cơ thể do gen đó
phụ trách.

o Đột biến nhiễm sắc thể do bức xạ làm đứt gẫy nhiễm sắc thể. Các

mẫu đoạn đứt gãy chứa nhiều gen không nối lại với nhau đúng như
cũ hoặc nối với chỗ khác hoặc không nối với chỗ nào. Khi tế bào
12


phân chia làm cho tế bào con cháu hoặc bị thiếu phần thông tin ở
đoạn nhiễm sắc thể bị đứt gãy không nối lại như cũ hoặc sai lệch


thông tin do nối sai chỗ hoặc thừa do không nối với chỗ nào tạo ra
những đặc điểm đột biến về cấu tạo, hình thể.

Hình 5: Thế hệ sau bị ảnh hưởng sau vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl
(1986)
3.5. Hiệu ứng tất nhiên và hiệu ứng ngẫu nhiên

Vào đầu những năm 90, ICRP (ủy ban quốc tế về bảo vệ bức xạ) đã đưa

ra khái niệm “hiệu ứng ngẫu nhiên và hiệu ứng tất nhiên” để phân biệt các hiệu
ứng mà mức độ trầm trọng của chúng liên quan đến liều chiếu.
Hiệu ứng tất nhiên (hiệu ứng tất định)

Hiệu ứng tất nhiên là hiệu ứng chắc chắn xảy ra khi các cá nhân bị chiếu

xạ ở mức liều cao (liều nhận được vượt giá trị ngưỡng xảy ra hiệu ứng), chúng
mang các biểu hiện của hiệu ứng sớm. Mức độ nghiêm trọng của hiệu ứng càng
tăng khi mức liều càng tăng và biểu hiện càng sớm. Các biểu hiện có thể là:
 Triệu chứng cấp như nôn mửa, mẩn đỏ da;

 Rụng tóc, vơ sinh, hoại tử, thay đổi cơng thức máu, đục thủy tinh thể;
13


 Tử vong (ngưỡng liều gây tử vong là 2 Sv).

Một số ngưỡng xảy ra hiệu ứng tất nhiên:

Hiệu ứng


Ngưỡng liều Thời gian phát Thời gian chiếu
(Gy) (*)

ra hiệu ứng

(phút)

Phát ban đỏ sớm tạm thời

2

2-24 giờ

20

Phản ứng mẩn đỏ chính

6

1,5 tuần

60

Rụng lơng/tóc tạm thời

3

3 tuần

30


Rụng lơng/tóc vĩnh viễn

7

3 tuần

70

Tróc vảy da khơ

14

4 tuần

140

Tróc vảy da ướt

18

4 tuần

180

Lt thứ phát

24

76 tuần


240

Phát ban đỏ muộn

15

8-10 tuần

150

Hoại tử da do thiếu máu

18

> 10 tuần

180

cục bộ
(*): Liều chiếu cục bộ nhận được với suất liều chiếu 0,1 Gy/phút
- Một số hình ảnh về hoại tử do hiệu ứng tất nhiên gây ra

14


Hình 6: Bệnh nhân bị chiếu xạ quá liều khi chiếu X quang ở khoảng cách ngắn

Hình 7: Lưng bệnh nhân sau 6-8 tuần


Hình 8: Lưng bệnh nhân sau 16-21 tuần

15


Hình 9: Cận cảnh vùng tổn thương của bệnh nhân sau 18-21 tuần
Hiệu ứng ngẫu nhiên

Hiệu ứng ngẫu nhiêu là hiệu ứng do bức xạ gây ra ở dải liều thấp. Hiệu

ứng có tính xác suất và khơng có ngưỡng. Hiệu ứng có thể biểu hiện sau khoảng
thời gian dài kể từ khi bị chiếu xạ (có thể hàng chục năm).
Hiệu ứng ngẫu nhiên biểu hiện cơ bản thông qua:

o Các ảnh hưởng về di truyền cho thế hệ sau. Theo thống kê có
những trường hợp bố hoặc mẹ làm việc với bức xạ có sức khoẻ
bình thường nhưng con cái của họ sau này có các biểu hiện về di
truyền bất thường;
o Các bệnh muộn như ung thư trong đó đặc biệt là ung thư máu.

Mặc dù hiệu ứng ngẫu nhiên là hiệu ứng khơng có ngưỡng, nhưng các

nghiên cứu cho thấy xác suất để xảy ra hiệu ứng này tỷ lệ thuận với mức liều

nhận được. Đây là kết luận có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong thực tế. Trong

q trình thực hiện các cơng việc bức xạ, chúng ta phải hạn chế tối đa mức liều
nhận được, thơng qua đó giảm thiểu xác suất để xảy ra hiệu ứng ứng ngẫu nhiên.
4. Giới hạn liều chiếu xạ
16



Nhiệm vụ chủ yếu của việc bảo vệ chống bức xạ ion hóa là khơng để sự

chiếu xạ trong và ngồi cơ thể có thể vượt q liều lượng được phép giới hạn,
nhằm phóng ngừa các bệnh cho cơ thể và di truyền của con người. Liều lượng

được phép giới hạn thường được coi là mức chiếu xạ hàng năm của một nhân

viên, khi liều lượng được tích lũy đều đặn trong vịng 50 năm khơng gây ra

những biến đổi bất lợi có thể phát hiện bằng các phương pháp hiện đại về tình
trạng sức khỏe của bạn thân nhân viên bị chiếu xạ và con cháu của người đó.

Từ những năm 30 thế kỷ trước, ICRP đã khuyến cáo rằng mọi tiếp xúc

với bức xạ vượt quá giới hạn phơng bình thường nên giữ ở mức độ càng thấp

càng tốt. Khuyến cáo đó được bổ sung bằng những khuyến cáo giới hạn liều

được điều chỉnh hàng năm, để giúp nhân viên bức xạ làm việc trong điều kiện
bức xạ và cơng chúng nói chung phịng tránh q liều. Các giới hạn khuyến cáo

gần đây nhất được đưa ra năm 1990. Nó khơng là giới hạn bắt buộc, nhưng đã

đươc thông qua như là quy tắc luật pháp ở nhiều nước.

Đối với nhân viên bức xạ: theo khuyến cáo của ICRP, thì mức liều đối với nhân
viên bức xạ khơng nên vượt quá 50 mSv/năm trong một năm riêng lẻ bất kỳ và
liều trung bình cho 5 năm khơng được vượt quá 20 mSv. Nểu một phụ nữ mang


thai làm việc trong điều kiện bức xạ, thì giới hạn liều nghiêm ngặt hơn cần được

áp dụng là 1 mSv. Giới hạn liều được chọn để bảo đảm rằng, rủi ro nghề nghiệp

đối với nhân viên bức xạ không cao hơn rủi ro nghề nghiệp trong các ngành

công nghiệp khác được xem là an tồn nói chung.

Đối với cơng chúng: giới hạn liều đối với cơng chúng nói chung thấp hơn đối

với nhân viên bức xạ. ICRP khuyến cáo rằng giới hạn liều đối với công chúng
không nên vượt quá 1 mSv/1 năm.

Đối với bênh nhân: ICRP khơng có khuyến cáo giới hạn liều đối với bệnh nhân.

Ở nhiều phép chụp X-quang, bệnh nhân phải chiếu liều cao hơn nhiều lần so với

giới hạn liều cho công chúng. Trong xạ trị, liều chiếu có thể tăng gấp hàng trăm

lần so với giới hạn liều đối với nhân viên bức xạ. Bởi vì liều xạ được dùng là để

17


xác định bệnh và để chữa bệnh, nên hiệu quả của điều trị được xem là cần thiết

hon ngay cả khi phải dùng đến liều cao.

Và ICRP cũng đưa ra khuyến nghị cho biết liều giới hạn qua các thời kỳ như

sau:

Như vậy, theo ICRP, liều lượng giới hạn cho phép với các loại bức xạ

trong một năm là 1 mSv. Điều đó có nghĩa là trong vịng một năm, mỗi người
dân bình thường khơng nên nhận một liều lượng bức xạ nhân tạo quá 1 mSv. Sở

dĩ có mức giới hạn cho phép trên là ICRP đã tính tốn xác suất và đưa ra kết
luận như sau, nếu có một triệu người bị chiếu xạ bởi một liều phóng xạ có cường
độ 1 mSv thì có 40 người có nguy cơ bị ung thư.

Mặt khác, do các chất phóng xạ phân bố không đồng đều trong các cơ

quan và mơ khác nhau của con người. Chính vì vậy bệnh phóng xạ phụ thuộc
khơng chỉ vào liều lượng do bức xạ mà cịn vào cơ quan tới hạn, nơi tích lũy
chất phóng xạ nhiều nhất dẫn đến tình trạng bệnh tật của toàn cơ thể người.

Cụ thể, liều lượng bức xạ được phép trong các cơ quan tới hạn đối với các

đối tượng khác nhau là (đơn vị mSv)

18


5. Tóm tắt bài giảng và ơn tập
Lưu ý 1: Các yếu tổ ảnh hưởng đến quá trình tổn thương bởi bức xạ
- Liều chiếu: Liều chiếu càng cao thì mức độ tổn thương càng lớn.

- Suất liều chiếu: Suất liều chiếu càng lớn thì mức độ tổn thương càng lớn.
- Phần cơ thể bị chiếu xạ: diện tích bị chiếu càng lớn càng nguy hiểm;

- Nhiệt độ: Nhiệt độ càng cao thì tác dụng của bức xạ lên cơ thể càng nguy
hiểm;
- Hiệu ứng ô xy: Độ nhạy cảm phóng xạ của sinh vật tăng theo nồng độ oxy;

- Hàm lượng nước: Hàm lượng nước càng lớn thì mức độ nguy hiểm của bức xạ
lên cơ thể càng cao.
Lưu ý 2: Hiệu ứng sớm và hiệu ứng muộn:

- Hiệu ứng sớm (cấp tính) xảy ra khi các cá thể bị chiếu mức liều toàn thân lớn
hơn 500mSv. Các biểu hiện do bức xạ gây ra sẽ xuất hiện trong khoảng thời gian
ngắn. Các biểu hiện tiêu biểu như: xuất huyết, phù nề, ỉa chảy, nhiễm độc máu,
da bị ban đỏ, hoại tử, …

- Hiệu ứng muộn: gồm hiệu ứng sinh thể (ung thư phổi, máu trắng, ung thư

xương, đục nhãn cầu mắt, …) và hiệu ứng di truyền (ảnh hưởng tới các thế hệ
sau).
Lưu ý 3: Hiệu ứng tất nhiên và hiệu ứng ngẫu nhiên:
19


- Hiệu ứng tất nhiên là hiệu ứng chắc chắn xảy ra và là hiệu ứng có ngưỡng.

Liều chiếu càng cao thì mức độ nghiêm trọng càng lớn và biểu hiện càng sớm.

Các biểu hiện tiêu biểu là: Nôn mửa, mẩn da, rụng tóc, đục thủy tinh thể, và
nặng nhất là tử vong.

- Hiệu ứng ngẫu nhiên là hiệu ứng do bức xạ gây ra ở dải liều thấp, là hiệu ứng


có tính xác suất và khơng có ngưỡng. Các biểu hiện là: ảnh hưởng di truyền, ung

thư muộn đặ biệt ung thư máu.

Lưu ý 4: Giới hạn liều chiếu xạ:
- Liều chiếu xạ giới hạn đối với nhân viên bức xạ là 50mSv trong 1 năm riêng lẻ
bất kỳ và 20mSv/năm trong 5 năm liên tiếp.
- Liều chiếu xạ với cơng chúng là 1mSv/năm;
- Bệnh nhân khơng có khuyến cáo giới hạn liều.

20



×