DỰ PHĨNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
MỤC LỤC
I. Khái niệm, mục đích và quy trình dự phóng BCTC............................................................................. 3
1. Khái niệm............................................................................................................................................. 3
2. Mục đích............................................................................................................................................... 3
3. Quy trình dự phóng BCTC................................................................................................................. 4
II. Phương pháp dự phóng..........................................................................................................................5
1. Dự phóng định lượng...........................................................................................................................6
1.1.
Phương pháp chuỗi thời gian..................................................................................................6
1.2.
Phương pháp hồi quy tương quan.......................................................................................12
2. Phương pháp dự phóng định tính.................................................................................................. 14
2.1.
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.....................................................................................14
2.2.
Phương pháp Delphi.............................................................................................................15
2.3.
Phương pháp GrassRoots.....................................................................................................16
2.4.
Phương pháp khảo sát ý kiến khách hàng..........................................................................16
III. Dự phóng báo cáo tài chính doanh nghiệp.......................................................................................16
1. Dự phóng vĩ mơ, ngành.................................................................................................................... 16
1.1
Yếu tố vĩ mô...........................................................................................................................16
1.2
Yếu tố ngành......................................................................................................................... 18
2. Nguyên tắc dự báo báo cáo tài chính.............................................................................................. 24
2.1 Chu trình dự báo báo cáo tài chính...........................................................................................24
2.2 Khoảng thời gian dự báo chi tiết............................................................................................... 24
3. Dự phóng Kết quả hoạt động kinh doanh...................................................................................... 25
3.1 Dự phóng Doanh thu.................................................................................................................. 25
a. Dự phóng doanh thu thơng qua quy mơ tồn thị trường.................................................. 26
b. Dự phóng doanh thu từ sản lượng và giá bán.................................................................... 27
3.2. Dự phóng Giá vốn hàng bán..................................................................................................... 28
3.3 Dự phóng Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý...................................................................... 32
1/51
3.4. Dự phóng Doanh thu tài chính................................................................................................. 33
3.5. Dự phóng Chi phí lãi vay...........................................................................................................36
3.6. Dự phóng Doanh thu khác và Chi phí khác............................................................................ 36
3.7. Dự phóng Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp......................................................................37
4. Dự phóng bảng Cân đối kế tốn...................................................................................................... 37
4.1. Dự phóng Tài sản ngắn hạn...................................................................................................... 37
4.2. Dự phóng Tài sản dài hạn......................................................................................................... 39
4.2.1 Dự phóng Tài sản cố định....................................................................................................39
4.2.2 Dự phóng các khoản Đầu tư tài chính dài hạn..................................................................40
4.3. Dự phóng các Khoản phải trả ngắn hạn.................................................................................. 40
4.4. Dự phóng Nợ vay....................................................................................................................... 41
4.4.1 Dự phóng Nợ vay dài hạn....................................................................................................41
4.4.2 Dự phóng Nợ vay ngắn hạn.................................................................................................42
4.4.3 Cash Sweep...........................................................................................................................45
a.
Tác động của việc sử dụng “cash sweep” lên các báo cáo tài chính............................... 45
b.
Vấn đề vịng lặp..................................................................................................................45
c.
Cách thức hoạt động của “Cash sweep”...........................................................................46
d.
Vấn đề trong quá trình sử dụng “Cash sweep”................................................................ 47
4.5 Dự phóng Vốn chủ sở hữu..........................................................................................................47
5. Dự phóng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ..............................................................................................48
2/51
DỰ PHĨNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
I. Khái niệm, mục đích và quy trình dự phóng BCTC
1. Khái niệm
Dự phóng báo cáo tài chính là việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán,
báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong tương lai dựa trên giả định liên quan đến hoạt động của doanh
nghiệp, ví dụ, năng lực sản xuất, cung cầu, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp…
2. Mục đích
Dự phóng báo cáo tài chính là một bước quan trọng trong nhiều cơng việc như: lập ngân sách, đầu
tư dự án, định giá…
-
Đối với lập ngân sách, việc dự báo báo cáo tài chính giúp nhà quản lí phát hiên được những
vấn đề về sự thiếu hụt dòng tiền và những vấn đề tài chính mà doanh nghiêp̣ có thể gặp
phải. Dự báo báo cáo tài chính còn giúp doanh nghiêp̣ xác đin h lươn g tiền mặt cần năm
giữ và lươn g tiền măt cần để đáp ứ ng các nhu cầu cần thiết như trả nhà cung cấp, trả các
khoản nợ phải trả, mua tài sản cố định và trang trải các khoan̉ chi phí khác.
-
Cać dự án đầu tư sản xuất sản phẩm mới, thay thế tài sản đang sử dụng hoặc mở rộng dây
chuyền sản xuất được thẩm đin h bằng nhiều phương pháp khác nhau như hiên giá thuần
(NPV) hay tỷ suất hồn vốn nơị bơ ̣(IRR) cũng đòi hỏi sựchuẩn xác trong viêc̣ dự báo dòng
tiền thuần phat́ sinh trong tương lai cuả dự ań . Dự phóng đánh giá hiệu quả của dự án, giúp
đưa ra quyết định đầu tư và lựa chọn dự án đầu tư mang lại lợi ích cao nhất cho cơng ty.
-
Đối với các quyết định đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư và phân tích chứng khốn sử dụng
dự phóng báo cáo tài chính để xác định giá trị nội tại của công ty.
3/51
3. Quy trình dự phóng BCTC
Quy trình dự phóng báo cáo tài chính doanh nghiệp gồm 5 bước sau:
• Xác định mức độ chi tiết của dự phóng tùy theo mục đích dự phóng
Lập kế hoạch
dự phóng
Thu thập và
phân tích dữ
liệu
• Xác định thời gian dự phóng dựa vào phân tích quy mơ cơng ty, tốc độ
tăng trưởng hiện tại và mức độ cạnh tranh trong ngành
• Kết hợp các thơng tin tài chính và phi tài chính (vĩ mơ, ngành, cơng ty)
để đánh giá tình hình hiện tại của doanh nghiệp.
• Xác định các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh của cơng ty
• Tổng hợp kết quả, rút ra nhận xét và dự báo xu hướng
Đưa ra giả định
dự phóng
Dự phóng BCTC
• Lựa chọn phương pháp dự phóng phù hợp và kết quả phân tích, đánh
giá dữ liệu để đưa ra các giả định về kinh tế vĩ mơ, ngành, hoạt động
kinh doanh của cơng ty
• Kiểm tra tính hợp lý của các giả định dựa vào các chỉ số tài chính. Cần
phải giải thích rõ nguyên nhân nếu có sự thay đổi lớn trong các chỉ số
này.
• Sử dụng các giả định để lập BCTC: bảng cân đối kế toán, kết quả hoạt
động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
• Hàng quý, hàng năm khi cơng ty cơng bố BCTC
Cập nhật dự
phóng
• Cơng ty công bố thông tin ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh
• Khi có sự kiện ảnh hưởng đến mơi trường kinh doanh của cơng ty:
chính sách pháp luật, yếu tố vĩ mô...
4/51
II. Phương pháp dự phóng
Sử dụng các phương pháp dự phóng để chuyển kết quả phân tích, đánh giá các thông tin liên quan
đến hoạt động và môi trường kinh doanh của cơng ty thành các giả định dự phóng. Dự phóng bao
gồm hai phương pháp: dự phóng định lượng và dự phóng định tính.
Dự phóng định lượng
Dự phóng định tính
Khái niệm
Sử dụng các dữ liệu thống kê và
thơng qua các cơng thức tốn học để
dự báo cho tương lai.
Dự phóng dựa vào khảo sát ý kiến ban
lãnh đạo, nhân viên kinh doanh,
chuyên gia, khách hàng…
Giả định
Dự phóng định lượng giả định rằng
các mẫu hình và xu hướng trong quá
khứ sẽ lặp lại trong tương lai
Dự phóng định tính giả định rằng ban
lãnh đạo, chuyên gia… là những người
am hiểu về cơng ty và ngành nên họ có
thể đưa ra các dự báo chính xác về hoạt
động kinh doanh của cơng ty.
Kỹ thuật dự
phóng
- Dãy số thời gian
- Phương pháp ý kiến chuyên gia
Trung bình động
- Phương pháp delphi
Tăng giảm bình quân
- Phương pháp grassroots
Xu hướng
- Phương pháp khảo sát khách hàng
- Hồi quy tương quan
Ưu điểm
- Sử dụng tốt cho dữ liệu ổn định, có
xu hướng rõ ràng.
- Dễ hiểu, dễ sử dụng
Nhược điểm
- Sử dụng khi khơng có dữ liệu q khứ
- Phản ánh được các yếu tố khơng đo
lường được vào trong dự phóng
- Phù hợp với dự phóng trong ngăn
hạn
- Nhanh chóng, dễ dàng
- Yêu cầu dữ liệu quá khứ đủ dài và
tin cậy
- Mang tính chủ quan, khơng đồng nhất
và phụ thuộc vào nhận thức và tâm lý
của người đưa ra dự phóng.
- Khơng phản ảnh được các yếu tố
khơng đo lường được vào trong dự
phóng như sự thay đổi của chính
- Phù hợp với dự phóng ngăn và dài
hạn
- Có thể bị điều chỉnh để phục vụ mục
đích của người đưa ra dự phóng
5/51
Áp dụng
sách kinh tế, chiến lược kinh
doanh…
- Người dự phóng thường bị ảnh hưởng
lớn bởi các thông tin hiện tại.
- Khi có dữ liệu quá khứ đủ dài và
tin cậy
- Khi phân tích những dữ liệu khơng có
sẵn hoặc có nhưng không đầy đủ
- Khi môi trường kinh doanh thay đổi
nhanh.
Kết hợp giữa hai phương pháp định lượng và định tính:
Phương pháp dự phóng định lượng rất dễ sai sót khi đưa ra giả định những sự kiện tương lai sẽ
phản ánh những hành vi trong quá khứ, do vậy, phương pháp định lượng cần phải có ý kiến chuyên
gia trong lĩnh vực nghiên cứu. Sự kết hợp giữa hai phương pháp định lượng và định tính sẽ nâng
cao hiệu quả giải thích, cũng như độ tin cậy của mơ hình dự phóng.
1. Dự phóng định lượng
Dự phóng định lượng giả định rằng các mẫu hình và xu hướng trong quá khứ sẽ lặp lại trong tương
lai. Người dự phóng sử dụng các kỹ thuật dự phóng định lượng phù hợp xác định mối quan hệ giữa
các biến hoặc xác định xu hướng trong quá khứ để đưa ra dự phóng cho các năm tiếp theo.
Dữ liệu
Kỹ thuật dự phóng
Dữ liệu ổn định (khơng có xu hướng, chu kỳ)
- Nạve model
- Phương pháp trung bình
Dữ liệu có tính xu hướng (tăng, giảm)
- Phương pháp xu hướng
Dữ liệu chịu ảnh hưởng của yếu tố khác
- Phương pháp hồi quy tương quan
1.1. Phương pháp chuỗi thời gian
Naïve model: Giả định rằng các kỳ dự phóng bằng với kỳ hiện tại
Ft = Yt-1
Trong đó:
Ft : giá trị dự phóng tại năm t
Yt-1: giá trị thực tế tại năm t-1
Áp dụng: khi dữ liệu hiện tại có ảnh hưởng lớn đến các năm dự phóng
Trung bình trượt giản đơn: Dự báo trên cơ sở lấy trung bình của các dữ liệu đã qua, trong
đó các nhu cầu của các giai đoạn trước đều có trọng số như nhau.
6/51
Áp dụng: khi dữ liệu các năm trong quá khứ có ảnh hưởng bằng nhau đến năm dự phóng.
Ft = (Yt-1 + Yt-2 + … + Yt-n) / n
Trong đó:
Ft: giá trị dự phóng năm t
Yt-n: giá trị thực tế tại năm t-n
n: hệ số trượt (thời đoạn)
Vấn đề khi lựa chọn “n”
-
Khi tăng giá trị của “n”, giá trị dự báo sẽ ít phản ánh sự thay đổi.
-
Khi giảm giá trị của “n”, giá trị dự báo sẽ phản ánh đúng sự thay đổi gần nhất của
dữ liệu. Tuy nhiên, giá trị “n” nhỏ sẽ cho kết quả dự báo có sự dao động lớn nhất
giữa các thời đoạn (tính ổn định thấp)
-
Cách thức xác định giá trị số kỳ trượt “n”: Khi sử dụng phương pháp trung bình
động đòi hỏi phải xác định “n” sao cho sai số dự báo là nhỏ nhất, đó chính là cơng
việc của người dự báo, “n” phải điều chỉnh thường xuyên tuỳ theo sự thay đổi tính
chất của dịng nhu cầu. Để chọn “n” hợp lý cũng như để đánh giá mức độ chính xác
của dự báo người ta căn cứ vào các chỉ tiêu đo lường sai số dự báo như: MAD,
MSE, MAPE
-
Các chỉ tiêu đo lường sai số dự báo thường được sử dụng:
Sai số dự báo = Dữ liệu – Dự báo = yt - ŷt
Sai số tuyệt đối MAD (Mean Absolute Deviation)
MAD = ∑ | Dữ liệu – Dự báo | / n
Sai số bình phương MSE (Mean Squared Error)
MSE = ∑ (Dữ liệu – Dự báo)2 / n
Phần trăm tương đối MAPE (Mean Absolute Percent Error)
MAPE = ∑ (| Dữ liệui – Dự báoi |/Dữ liệui) / n
7/51
-
Ví dụ cho phương pháp bình qn di động giản đơn:
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
Dự báo 2016
Doanh thu
120
90
100
75
110
50
75
130
110
90
120
Trượt 3 năm
MAD
MSE
MAPE
103.3
88.3
95.0
78.3
78.3
85.0
105.0
110.0
106.7
28.3
21.7
45.0
3.3
51.7
25.0
15.0
10.0
25.0
802.8
469.4
2025.0
11.1
2669.4
625.0
225.0
100.0
866.0
0.38
0.20
0.90
0.04
0.40
0.23
0.17
0.08
0.30
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
Dự báo 2016
Doanh thu
120
90
100
75
110
50
75
130
110
90
120
Trượt 4 năm
MAD
MSE
MAPE
96.3
93.8
83.8
77.5
91.3
91.3
101.3
112.5
13.8
43.8
8.8
52.5
18.8
1.3
18.8
22.5
189.1
1914.1
76.6
2756.3
351.6
1.6
351.6
805.8
0.13
0.88
0.12
0.40
0.17
0.01
0.16
0.27
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
Dự báo 2016
Doanh thu
120
90
100
75
110
50
75
130
110
90
120
Trượt 5 năm
MAD
MSE
MAPE
99.0
85.0
82.0
88.0
95.0
91.0
49.0
10.0
48.0
22.0
5.0
29.0
2401.0
100.0
2304.0
484.0
25.0
841.0
0.98
0.13
0.37
0.20
0.06
0.24
105.0
27.2
1025.8
0.33
F2016 = (A2013 + A2014 + A2015) / 3 = (110 + 90 + 120) / 3 = 106.7
8/51
F2016 = (A2012 + A2013 + A2014 + A2015) / 4 = (130 + 110 + 90 + 120) / 4 = 112.5
F2016 = (A2011 + A2012 + A2013 + A2014 + A2015) / 5 = (75 + 130 + 110 + 90 + 120) / 5 = 105
Thông qua giá trị của các chỉ số đo lường sai số MAD, MSE, MAPE, giá trị k = 4 cho sai số
thấp nhất lựa chọn k = 4 sẽ cho kết quả dự báo theo phương pháp bình quân di dộng giản
đơn tốt nhất.
Trung bình trượt trọng số: Dự báo trên cơ sở lấy trung bình của các dữ liệu đã qua, trong
đó các nhu cầu của các giai đoạn gần nhất có trọng số lớn hơn so với các giai đoạn trước.
-
Quy tắc đặt trọng số: thông thường, giá trị trọng số áp dụng cho các dữ liệu gần
nhất sẽ lớn nhất. Ví dụ: có n dữ liệu thì dữ liệu mới nhất găn trọng số n, dữ liệu mới
tiếp theo găn trọng số (n-1)…dữ liệu cuối cùng găn trọng số bằng 1. Điều này cho
phép dữ liệu gần hơn sẽ tác động lớn hơn đến giá trị trung bình dịch chuyển. Giá
trị của n càng tăng sẽ làm trơn đường dự báo, tuy nhiên lại làm giảm độ nhạy của
dự báo.
-
Ví dụ cho phương pháp bình qn di động có trọng số:
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
Dự báo 2016
Doanh thu
120
90
100
75
110
50
75
130
110
90
120
Trọng số
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
66.0
Trượt 3 năm
MAD
MSE
MAPE
100.0
86.7
95.8
76.7
76.4
88.8
106.5
108.5
25.0
23.3
45.8
1.7
53.6
21.2
16.5
11.5
625.0
544.4
2100.7
2.8
2874.2
449.0
270.9
131.8
0.33
0.21
0.92
0.02
0.41
0.19
0.18
0.10
107.0
24.8
874.9
9/51
0.30
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
Dự báo 2016
Doanh thu
120
90
100
75
110
50
75
130
110
90
120
Trọng số
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Trượt 4 năm
MAD
MSE
MAPE
90.0
95.0
80.6
76.1
92.9
95.2
101.6
20.0
45.0
5.6
53.9
17.1
5.2
18.4
400.0
2025.0
30.9
2901.3
292.9
26.7
337.9
0.18
0.90
0.07
0.41
0.16
0.06
0.15
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
Dự báo 2016
Doanh thu
120
90
100
75
110
50
75
130
110
90
120
Trọng số
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Trượt 5 năm
96.7
81.5
79.0
90.5
97.3
93.9
66.0
111.8
66.0
106.1
23.6
859.2
0.28
MAD
MSE
MAPE
46.7
6.5
51.0
19.5
7.3
26.1
2177.8
42.3
2601.0
380.3
53.1
682.5
0.93
0.09
0.39
0.18
0.08
0.22
26.2
989.5
0.31
Thông qua giá trị của các chỉ số đo lường sai số MAD, MSE, MAPE, giá trị k = 4 cho sai số
thấp nhất lựa chọn k = 4 sẽ cho kết quả dự báo theo phương pháp bình quân di dộng giản
đơn tốt nhất
Dự báo dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân: Phương pháp này được sử dụng
trong trường hợp lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau qua các năm (dãy số
thời gian có dạng gần giống như cấp số cộng)
∆y = (yn – y1) / (n-1)
Mơ hình dự báo:
ŷn+L = yn + ∆y. L
Trong đó:
ŷ n+L: mức độ dự đoán ở thời gian (n+L) yn:
mức độ cuối cùng của dãy số thời gian
10/51
∆y: Lượng tăng, giảm tuyệt đối bình quân
L: tầm xa của dự đốn (L=1,2,3…năm)
Ví dụ: Giá trị doanh thu của một doanh nghiệp A qua các năm như sau:
Năm
Doanh thu (tỷ đồng)
∆y =
45−32
6−1
2010
2011
32
2012
36
39
2013
41
2014
43
2015
45
= 2,6 tỷ
Dự báo doanh thu cho năm 2016, L = 1
ŷ2016 = y2015 + 2,6 x 1 = 45 + 2,6x1 = 47,6 tỷ
Dự báo doanh thu cho năm 2020, L = 5
ŷ2020 = y2015 + 2,6 x 5 = 45 + 2,6x5 = 58 tỷ
Dự báo dựa vào tốc độ phát triển bình quân: Thường áp dụng trong trường hợp các mức
độ của dãy số biến động theo thời gian có tộc độ phát triển (hoặc tốc độ tăng, giảm) từng
kỳ gần nhau (dãy số thời gian có dạng gần như cấp số nhân). Phương pháp này được áp
dụng khi tốc độ phát triển hoàn tồn xấp xỉ nhau.
Mơ hình dự báo:
ŷn+L = yn . t(L)
Trong đó:
ŷ n+L: mức độ dự đốn ở thời gian (n+L) yn:
mức độ dùng làm kỳ gốc để ngoại suy L:
tầm xa của dự đoán (L=1,2,3…năm)
t: tốc độ phát triển bình qn hàng năm
45
Với ví dụ trên ta có tính ra t = ( )(1/5) = 1,071
32
Dự đoán cho năm 2016 (ta chọn năm gốc là năm cuối cùng trong dãy số - 2015)
Năm 2016:
ŷ2016 = y2015 x (1,071)1 = 48,2 tỷ
Năm 2020
ŷ2020 = y2015 x (1,071)5 = 63,4 tỷ
11/51
Xu hướng: Với các điều kiện về hoạt động của công ty và môi trường kinh doanh không
thay đổi lớn thì có thể đưa ra giả định rằng khoản mục dự phóng sẽ tiếp tục xu hướng trong
quá khứ. Sử dụng hồi quy cho dữ liệu quá khứ để xác định xu hướng:
Ft = a + bYt-1
Trong đó:
Yt: giá trị dự phóng năm t của khoản mục dự phóng
Yt-1: giá trị thực tế của khoản mục dự phóng năm t-1
a: hệ số chặn
b: hệ số góc
Sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất, a và b được xác định như sau:
Trong đó:
Yt – Nhu cầu dự báo cho kỳ t
Yi – Nhu cầu thực của kỳ i
n – Số kỳ quan sát
1.2. Phương pháp hồi quy tương quan
Khoản mục dự phóng có thể bị tác động bởi một hoặc vài yếu tố khác. Phương pháp này sử dụng
hồi quy để xác định độ tương quan của khoản mục dự phóng với yếu tố ảnh hưởng trong quá khứ.
Sau đó xác định khoản mục dự phóng dựa vào giả định thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng.
Hồi quy giản đơn: phương pháp này sử dụng phương trình hồi quy để xác định sự tương
quan giữa khoản mục dự phóng và một yếu tố ảnh hưởng.
Y = α + β*X
Trong đó:
Y: Khoản mục dự phóng
X: biến độc lập
α: hệ số chặn
β: hệ số góc
Các hệ số a, b được tính như sau:
12/51
Để đánh giá độ chính xác của dự báo bằng phương pháp hồi quy tương quan, ta tính sai số
chuẩn của đường hồi quy tương quan (Sy,x).
Để đánh giá mối liên hệ giữa hai biến số trong mơ hình hồi quy tương quan cần tính “Hệ
số tương quan” được ký hiệu r. Hệ số này biểu hiện mức độ hoặc cường độ của mối quan
hệ tuyến tính, r nhận giá trị giữa -1 và 1. Hệ số tương quan r được xác định theo công thức
sau:
Tuỳ theo các giá trị r, mối quan hệ giữa hai biến x và y như sau:
- Khi r = ±1, giữa x và y có quan hệ chặt chẽ
- Khi r = 0, giữa x và y khơng có liên hệ gì
- Khi r càng gần ±1, mối liên hệ tương quan giữa x và y càng chặt chẽ
- Khi r mang dấu dương ta có tương quan thuận, khi r mang dấu âm ta có tương quan
nghịch.
Hồi quy đa biến: Trong mơ hình này khoản mục dự phóng, Y, phụ thuộc vào hai hoặc
nhiều yếu tố ảnh hưởng (X1, X2,…Xn). Ta dự báo sự thay đổi của khoản mục dự phóng dựa
trên các giả định về sự thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng trong tương lai theo phương trình
sau:
Y = α + β1X1 + β2X2 + … + βnXn
13/51
2. Phương pháp dự phóng định tính
Phương pháp này phân tích, đánh giá các thơng tin định tính thu thập từ ban lãnh đạo công ty,
chuyên gia trong ngành, hay khách hàng để đưa ra các giả định cho mô hình dự phóng.
Các ngun tăc khi sử dụng phương pháp dự phóng định tính:
-
Xác định các cơng việc dự phóng một cách chính xác và cụ thể: Các định nghĩa phải rõ
ràng, tránh sử dụng các từ dễ gây nhầm lẫn.
-
Tiếp cận một cách khoa học: Sử dụng các phương pháp thu thập thông tin như phỏng vấn,
survey, thực nghiệm…
-
Đánh giá kết quả dự phóng một cách hệ thống: Giữ lại tất cả các tài liệu, ghi chép về dự
phóng để đánh giá hiệu quả dự phóng sau khi sự kiện dự phóng đã xảy ra.
2.1. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Phương pháp này lấy ý kiến của ban lãnh đạo và các chuyên gia trong ngành
Ban lãnh đạo công ty
Ban lãnh đạo là những người hiểu rõ tình hình hoạt động của cơng ty cũng như có thể đưa ra các
quyết định ảnh hưởng lớn đến công ty trong tương lai. Do đó, ý kiến của ban lãnh đạo có ảnh
hưởng lớn đến cơng việc dự phóng.
Phương pháp dự báo này được sử dụng khá phổ biến để dự phóng báo cáo tài chính doanh nghiệp.
Trong phương pháp này, cần lấy ý kiến của các nhà quản trị cấp cao, những người phụ trách các
công việc quan trọng thường hay sử dụng các số liệu thống kê, chỉ tiêu tổng hợp của doanh nghiệp.
Ngồi ra nếu có thể thì lấy thêm ý kiến đánh giá của các cán bộ điều hành trực tiếp trong các bộ
phận như sản xuất, marketing, kế toán...
Phương pháp này sử dụng được kiến thức và kinh nghiệm của những cán bộ trực tiếp liên quan
đến hoạt động thực tiễn. Tuy nhiên nó có nhược điểm là mang yếu tố chủ quan và ý kiến của những
người có chức vụ cao nhất thường chi phối ý kiến của những người khác.
Để giảm được tính chủ quan, các thơng tin nên được thu thập và phân tích dựa trên các nguồn khác
nhau thay vì chỉ dựa vào thông tin được cung cấp bởi ban lãnh đạo cơng ty. Ví dụ, ban lãnh đạo
cơng ty đưa ra dự phóng doanh thu trong 3 năm tới sẽ tăng với tốc độ 15% một năm nhưng theo
báo cáo triển vọng ngành thì trong 3 năm tới sẽ chỉ tăng được khoảng 5% một năm do thị trường
đã gần đạt tới điểm bão hòa. Trong trường hợp này cần u cầu cơng ty đưa ra các giải thích hợp
lý cho sự khác biệt về tăng trưởng của công ty so với các công ty cùng ngành. Thêm vào đó, cần
đánh giá tính khả thi của kế hoạch này thông qua sự hiểu biết về công ty, và ngành của mình.
Các thơng tin cần thu thập từ ban lãnh đạo công ty:
-
Kế hoạch bán hàng
-
Kế hoạch sản xuất
-
Kế hoạch marketing
14/51
-
Kế hoạch đầu tư
-
Kế hoạch vay nợ
-
Kế hoạch tăng vốn
-
Kế hoạch trả cổ tức
-
Kế hoạch nhân sự
-
Chính sách hàng tồn kho
-
Chính sách tín dụng cho khách hàng
Chuyên gia, nhà phân tích
Các chuyên gia, nhà phân tích là những người có kinh nghiệm trong ngành và đã theo dõi cơng ty
trong một khoảng thời gian đủ dài để hiểu được công ty và các tác động bên trong và bên ngồi
đến tình hình kinh doanh của cơng ty. Do đó, dự phóng báo cáo tài chính cho một doanh nghiệp
nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia này. Một cơng ty có nhiều chun gia theo dõi thì sẽ có
dự phóng doanh thu, lợi nhuận sát với thực tế hơn là cơng ty ít người quan tâm.
Phương pháp chun gia thu thập và xử lý những đánh giá dự báo bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến
các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực mà công ty đang hoạt động.
Phương pháp dựa vào ý kiến của chuyên gia được áp dụng hiệu quả trong các trường hợp sau:
-
Trong điều kiện cịn thiếu thơng tin và những thống kê đầy đủ, đáng tin cậy về đặc tính của
đối tượng dự báo.
-
Trong điều kiện có độ bất định lớn của đối tượng dự báo, độ tin cậy thấp về hình thức thể
hiện, về chiều hướng biến thiên về phạm vi cũng như quy mô và cơ cấu.
-
Khi dự báo trung hạn và dài hạn đối tượng dự báo chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố,
phần lớn là các nhân tố rất khó lượng hố đặc biệt là các nhân tố thuộc về tâm lý xã hội
(thị hiếu, thói quen, lối sống, đặc điểm dân cư...) hoặc tiến bộ khoa học kỹ thuật.
2.2. Phương pháp Delphi
Phương pháp Delphi dự phóng dựa vào khảo sát ý kiến của một nhóm các chuyên gia trong ngành.
Các chuyên gia sẽ trả lời độc lập, không phụ thuộc vào câu trả lời của người khác. Các câu hỏi
được chia thành nhiều vòng cho đến khi đạt được sự đồng thuận về dự phóng của các chuyên gia.
Câu hỏi của vịng sau dựa trên phân tích, đánh giá kết quả của vòng trước.
Phương pháp delphi dựa trên giả định rằng dự phóng của một nhóm chuyên gia sẽ chính xác hơn
dự phóng của từng người. Tuy nhiên, phương pháp này tốn nhiều thời gian, công sức để thu thập
và phân tích thơng tin.
15/51
2.3. Phương pháp GrassRoots
Phương pháp này lấy ý kiến dự phóng của nhân viên kinh doanh. Nhân viên kinh doanh là người
hiểu rõ nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng của người tiêu dùng. Họ có thể dự báo được lượng
hàng hố, dịch vụ có thể bán được trong tương lai tại khu vực mình bán hàng.
Tập hợp ý kiến của nhiều nhân viên kinh doanh tại nhiều khu vực khác nhau, có thể dự báo nhu cầu
hàng hố, dịch vụ của doanh nghiệp.
Phương pháp này có nhược điểm là phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của nhân viên kinh
doanh. Một số người thường có xu hướng đánh giá thấp lượng hàng hố, dịch vụ có thể bán được
để dễ đạt định mức, ngược lại một số khác lại chủ quan dự báo ở mức quá cao để nâng danh tiếng
của mình.
2.4. Phương pháp khảo sát ý kiến khách hàng
Khách hàng chính là những người quyết định doanh thu của cơng ty, do đó việc khảo sát khách
hàng là rất cần thiết cho việc dự phóng.
Phương pháp này lấy ý kiến khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Việc
nghiên cứu thường do bộ phận nghiên cứu thị trường thực hiện bằng nhiều hình thức như tổ chức
các cuộc điều tra lấy ý kiến của khách hàng, phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại, gửi
phiếu điều tra tới gia đình hoặc cơ sở tiêu dùng.
Phương pháp nghiên cứu thị trường người tiêu dùng giúp doanh nghiệp không chỉ chuẩn bị dự báo
nhu cầu của khách hàng mà cịn có thể hiểu được những đánh giá của khách hàng về sản phẩm,
dịch vụ của doanh nghiệp để có biện pháp cải tiến, hồn thiện cho phù hợp. Tuy nhiên, phương
pháp này địi hỏi tốn kém về tài chính, thời gian và phải có sự chuẩn bị cơng phu trong việc xây
dựng câu hỏi.
III. Dự phóng báo cáo tài chính doanh nghiệp
Dự phóng báo cáo tài chính doanh nghiệp bao gồm dự phóng báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh, bảng cân đối kế toán, và báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
1. Dự phóng vĩ mơ, ngành
Trước khi đưa ra tốc độ tăng trưởng doanh thu của các năm dự phóng cần phân tích, đánh giá các
yếu tố vĩ mơ và ngành tác động đến doanh thu như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ tăng trưởng
ngành, cạnh tranh ngành...Cụ thể:
1.1 Yếu tố vĩ mô
Tăng trưởng GDP: GDP đang tăng trưởng ở tốc độ như thế nào, mức độ ổn định
của tăng trưởng GDP và triển vọng trong tương lai. GDP tăng trưởng nhìn chung
sẽ tác động tốt lên ngành và doanh nghiệp. Theo hướng tổng cầu (theo chi tiêu), khi
GPD tăng trưởng tốt cũng tương ứng với việc nhu cầu đầu tư, mua săm trong nền
kinh tế tăng trưởng tốt, từ đó kỳ vọng về ngành và doanh nghiệp cũng tăng theo.
Theo hướng tổng cung (theo thu nhập), khi GDP tăng trưởng đồng nghĩa với việc
16/51
thu nhập trong nền kinh tế đang tăng trưởng, thu nhập khả dụng vì vậy cũng tăng
theo, dẫn đến sức mua của nền kinh tế nói chung cũng tăng lên và làm dự báo khả
năng tăng trưởng cho ngành và doanh nghiệp.
Lạm phát: tình hình lạm phát đang diễn ra như thế nào, các dự báo về lạm phát của
các chuyên gia. Đánh giá nguyên nhân gây lạm phát do cầu kéo hay do chi phí đẩy.
Đánh giá tác động của lạm phát đối với tình hình SXKD của doanh nghiệp (giá cả
yếu tố đầu vào, chi phí lãi vay, sức mua giảm sút…)
Lãi suất: lãi suất tác động vào doanh nghiệp theo hai hướng. Lãi suất tác động trực
tiếp vào chi phí vay vốn của doanh nghiệp và gián tiếp thông qua sức mua của dân
cư (khi mặt bằng lãi suất thấp, dân cư có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn gửi tiết
kiệm, do đó sức mua gia tăng). Đánh giá các yếu tố tác động gây nên biến động lãi
suất sẽ giúp dự báo được xu hướng lãi suất trong tương lai (cung-cầu tiền tệ, lạm
phát kỳ vọng, thâm hụt ngân sách, tỷ giá, mục tiêu tăng trưởng kinh tế của chính
phủ…)
Tỷ giá: Mức độ ảnh hưởng của tỷ giá tới doanh nghiệp cao hay thấp, tốt hay xấu
tùy thuộc vào việc tỷ giá tăng hay giảm, doanh nghiệp đó xuất siêu hay nhập siêu
và với từng đồng tiền cụ thể liên quan đến doanh nghiệp. Nguyên nhân khiến tỷ giá
biến động có thể đến từ những chênh lệch giữa cung-cầu tiền tệ, chênh lệch lạm
phát, lãi suất, cán cân thanh tốn quốc tế, tình hình tăng trưởng kinh tế…
Giá dầu & các yếu tố đầu vào: Giá cả nguyên liệu đầu vào tác động đến chi phí
của tất cả các doanh nghiệp. Phần quan trọng nhất trong giá cả hàng hóa đầu vào ở
tầng vĩ mơ là giá dầu. Giá dầu có xu hướng biến động vì sự tập trung của phần lớn
trữ lượng dầu trên thế giới tập trung ở một số nhỏ các quốc gia. Việc tăng giá dầu
sẽ dẫn tới việc tăng giá thành vận tải và chi phí năng lượng. Giá dầu tăng cũng làm
giảm phần thu nhập của người tiêu dùng dành cho các loại hàng hóa khác. Ngồi
ra, mỗi ngành cơng nghiệp khác nhau lại có những yếu tố hàng hóa đầu vào khác
nhau, khi phân tích doanh nghiệp, cần xác định rõ các yếu tố đầu vào ảnh hướng
lớn tới doanh nghiệp.
Chu kỳ kinh tế: Kinh tế đang ở giai đoạn nào trong chu kỳ kinh tế? Triển vọng kinh
tế trong tương lai sẽ tác động như thế nào đến tình hình hoạt động của công ty?
o Công ty ổn định (hàng tiêu dùng, y tế…): doanh thu ít biến động bởi chu kì
kinh tế
o Cơng ty có tính chu kì (tài chính, xây dựng, bất động sản, năng lượng,
nguyên vật liệu cơ bản…): doanh thu thay đổi lớn giữa các giai đoạn của
chu kì kinh tế
17/51
Thu nhập bình quân đầu người: xem xét tại thị trường chính hoặc thị trường mục
tiêu của cơng ty, xu hướng tăng/giảm của chỉ tiêu này sẽ ảnh hưởng tới sức mua
đối với các sản phẩm của ngành, doanh nghiệp đang xem xét.
1.2 Yếu tố ngành
Để dự báo ngành hiệu quả, cần phải có những phân tích chun sâu về ngành, bao gồm những đặc
trưng của ngành, các yếu tố ảnh hưởng tới ngành, các yếu tố cạnh tranh trong ngành.
Các yếu tố ảnh hưởng tới ngành
Yếu tố dân số: Yếu tố về dân số bao gồm phân phối về độ tuổi và quy mô dân số
cũng như xu thế biến động trong cơ cấu dân số. Nếu dân số có tỷ trọng dân cư ở độ
tuổi 20-30 cao thì đi cùng với đó, triển vọng cho các ngành xây dựng nhà ở, thiết
bị nội thất và các ngành công nghiệp liên quan sẽ tăng cao. Một tỷ lệ dân số già cao
sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá mức độ tăng trưởng của các ngành
chăm sóc sức khỏe và những cơng ty cung cấp dịch vụ hưu trí.
Yếu tố vĩ mơ: Ngồi yếu tố quan trọng về tăng trưởng GDP, cần quan tâm đến các
yếu tố khác như lãi suất (ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí tài chính của các doanh
nghiệp cũng như lợi nhuận của các công ty trong lĩnh vực tài chính). Mức độ tín
dụng trong nền kinh tế cũng ảnh hưởng đến tiêu dùng cá nhân và các hoạt động
mua săm, tài trợ, đầu tư của doanh nghiệp. Lạm phát ảnh hưởng đến chi phí đầu
vào, giá bán sản phẩm, lãi suất và mức độ lòng tin vào tăng trưởng của dân cư cũng
như doanh nghiệp.
Chính sách nhà nước: Chính phủ có tác động quan trọng và tính lan tỏa đối với
hoạt động của doanh nghiệp thông qua nhiều kênh đa dạng, bao gồm thuế và các
quy định. Khung mức độ thuế áp dụng cho các ngành có thể không biến động nhiều
tuy nhiên cần năm rõ sự khác nhau trong việc áp thuế với các sản phẩm khác nhau
trong ngành. Chính sách nhà nước có vai trị quan trọng trong dự báo tăng trưởng
của một ngành cụ thể, tiềm năng tăng trưởng của ngành có khả quan hay khơng phụ
thuộc nhiều vào các chính sách hỗ trợ của nhà nước tới ngành.
Cơng nghệ: Cơng nghệ có thể thay đổi một ngành, một nền công nghiệp đáng kể
thông qua việc cho ra măt những sản phẩm mới hoặc những cải tiến mới mang tính
đột phá. Phần cứng máy tính là một ví dụ về ngành đã trải qua sự chuyển dịch lớn,
nguồn lực phục vụ cho ngành đã bị dịch chuyển dần về phía ngành phần mềm và
viễn thông.
Các yếu tố xã hội: Các ảnh hưởng xã hội liên quan đến cách thức con người làm
việc, vui chơi và chi tiêu mua săm, chất lượng cuộc sống sẽ có tác động to lớn đến
các ngành cơng nghiệp. Ví dụ, khi phụ nữ gia nhập ngày càng nhiều vào lực lượng
lao động, ngành công nghiệp nhà hàng, ăn uống sẽ được lợi do tỷ lệ nấu ăn tại các
18/51
gia đình thấp đi. Các dịch vụ chăm sóc trẻ em, kinh doanh thời trang và các ngành
liên quan cũng chịu tác động mạnh mẽ.
Các yếu tố cạnh tranh của ngành
Rào cản gia nhập ngành: Nguy cơ đến từ thành viên mới gia nhập ngành cụ thể ở
chỗ việc đối thủ mới gia nhập vào ngành có thể làm giảm thị phần của các doanh
nghiệp trong ngành qua đó tác động đến tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp hiện tại
trong ngành. Những ngành có rào cản gia nhập tương đối lớn (ví dụ yêu cầu vốn
lớn) sẽ dễ dàng duy trì ưu thế về giá bán sản phẩm. Sẽ rất khó khăn và tốn kém để
gia nhập những ngành như thép hay sản xuất dầu mỏ. Những ngành này có rào cản
lớn gia nhập đối với thành viên mới và do đó ít có nguy cơ cạnh tranh đến từ các
thành viên mới. Để đánh giá rào cản gia nhập, cần xác định những yếu tố cản trở
sự gia nhập đối với từng ngành là gì? Ví dụ “lợi thế kinh tế nhờ quy mô” là một rào
cản, khi đó các doanh nghiệp mới muốn gia nhập ngành phải đảm bảo một quy mô
hoạt động đủ lớn để sinh lời, điều đó là tương đối khó đối với một thành viên mới
khi thị phần ban đầu còn thấp. Các yếu tố cần xem xét khi đánh giá rào cản gia nhập
ngành:
Lợi thế về quy mô (Economic of scale)
Đặc trưng hóa sản phẩm
Yêu cầu về vốn
Khả năng gia nhập hệ thống phân phối
Chính sách của chính phủ
Nguy cơ từ sản phẩm thay thế: Nguy cơ từ các sản phẩm thay thế sẽ có tác động
ngược chiều đến cầu sản phẩm của doanh nghiệp nếu khách hàng lựa chọn sản
phẩm khác để đáp ứng nhu cầu. Sản phẩm thay thế sẽ hạn chế tiềm năng về lợi
nhuận của một ngành vì chúng giới hạn giá của cơng ty có thể đưa ra bởi tăng độ
co giãn của giá theo cầu hàng hóa. Mức độ khác biệt của các sản phẩm trong một
ngành càng cao, sẽ ít cạnh tranh về giá trong ngành đó. Các yếu tố cần xem xét khi
đánh giá nguy cơ từ sản phẩm thay thế:
Chi phí chuyển đổi
Giá bán-chất lượng của sản phẩm thay thế
Sức mạnh trả giá của nhà cung ứng: Sức mạnh trả giá của nhà cung ứng có thể
tăng giá hoặc hạn chế nguồn cung của các yếu đố đầu vào quan trọng của một cơng
ty. Nhà cung ứng sẽ có nhiều sức mạnh hơn nếu chỉ có số ít các nhà cung ứng và
các sản phẩm của họ bị giới hạn bởi số lượng, trữ lượng. Các yếu tố đầu vào ảnh
hưởng trực tiếp đến chi phí của doanh nghiệp đặc biệt là biên lợi nhuận gộp vì vậy
19/51