Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Địa lí phần thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 15 trang )

THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA

Câu 1 Sự phân mùa của khí hậu là do:
A. Ảnh hưởng của Tín phong nửa cầu Bắc (Tm) và khối khi Xích Đạo (Em)
B. Ảnh hưởng của các khối khơng khí hoạt động theo mùa khác nhau về hướng và tính chất
C. Ảnh hưởng của khối khơng khí lạnh (NPc) và khối khơng khí Xích đạo (Em)
D. Ảnh hưởng của khối khơng khí từ vùng vịnh Bengan(TBg) và Tín phong nửa cầu Bắc (Tm)
Câu 2. Tính chất của gió mùa Đơng Bắc vào nửa đầu mùa đông ở nước ta là
A. lạnh khô.

B. ẩm ướt.

C. lạnh ẩm.

D. khơ nóng.

Câu 3. Ngun nhân gây mưa cho Nam Bộ và Tây Nguyên là do hoạt động của
A. gió mùa Đơng Bắc.

B. gió mùa Tây Nam.

C. Tín phong bán cầu Bắc.

D. gió mùa Đơng Nam.

Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ chịu ảnh
hưởng của gió mùa mùa hạ chủ yếu theo hướng nào?
A. Tây Nam.

B. Đông Nam.


C. Nam.

D. Đông Bắc.

Câu 5. Nhận định nào sau đây khơng đúng về tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta?
A. Nhiệt độ trung bình năm cao.

B. Tổng bức xạ lớn.

C. Tổng số giờ nắng thấp.

D. Cân bằng bức xạ dương.

Câu 6. Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng cho vùng
A. khí hậu ơn đới gió mùa.

B. khí hậu cận nhiệt đới gió mùa.

C. khí hậu nhiệt đới ẩm.

D. khí hậu nhiệt đới khơ

Câu 7. Yếu tố tự nhiên nào quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió
mùa?
A. Khí hậu.

B. Vị trí địa lí.

C. Địa hình.


D. Biển Đơng.

Câu 8. Ở những vùng thềm phù sa cổ, biểu hiện quá trình xâm thực là
A. các dạng địa hình Caxto; hang động, suối cạn, thung khơ
B. hình thành các núi già
C. hình thành các đồi núi thấp đan xen thung lũng rộng
D. hiện tượng đất trượt đất lở
Câu 9. Nước ta có vị trí nằm hồn tồn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu bắc nên:
A.thảm thực vật 4 mùa xanh tốt

B.có nhiều tài ngun khống sản

C.có nền nhiệt cao

D.có tài nguyên sinh vật phong phú

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!1


Câu 10. Mùa bão ở nước ta
A.chậm dần từ Bắc vào Nam

B.chậm dần từ Nam ra Bắc

C.bắt đầu ở miền Trung rồi lan ra 2 miền Nam, Bắc

D.xảy ra đồng đều ở tất cả các miền

Câu 11. Vào mùa đông, gió mùa Đơng Bắc ở miền Bắc nước ta xen kẽ với
A.tín phong bán cầu Nam


B.gió phơn Tây Nam

C.gió mùa Tây Nam

D.tín phong bán cầu Bắc

Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 9, nhận xét nào sau đây không đúng về biểu đồ nhiệt độ và
lượng mưa trung bình tháng ở Đồng Hới?
A. Chế độ mưa phân hóa theo mùa.
B. Mùa mưa cũng là tháng có nhiệt độ cao nhất.
C. Khơng có tháng nào nhiệt độ xuống thấp dưới 180C.
D. Biên độ nhiệt độ trong năm lớn.
Câu 13. Gió có hướng Đơng Bắc thổi ở phía nam dãy Bạch Mã vào mùa đông làm cho Nam Bộ, Tây Ngun
có mùa khơ kéo dài thực chất là gió
A. tín phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm.
B. địa phương, thổi từ biển vào lục địa.
C. mùa Đông Bắc xuất phát từ cao áp Xibia.
D. mùa Đông Bắc bị biến tính khi vượt qua dãy Bạch Mã trở nên khơ nóng.
Câu 14.Q trình hình thành đất feralit diễn ra mạnh ở vùng
A. đồng bằng nước ta.

B. ven biển nước ta.

C. đồi núi thấp nước ta.

D. núi cao nước ta.

Câu 15. Cảnh quan rừng nhiệt đới gió ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi thấp là kiểu cảnh quan chiếm ưu thế ở
nước ta vì

A. nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, lại có đồi núi thấp chiếm 60% diện tích lãnh thổ
B. nước ta nằm hồn tồn trong vùng nội chí tuyến
C. nước ta nằm trong khu vực châu Á gió mùa
D. nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông
Câu 16. Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa là do vị trí nước ta nằm
A. ở vùng vĩ độ thấp nên nhận được nhiều nhiệt của mặt trời và vị trí tiếp giáp Biển Đơng nên mưa nhiều
B. trong vùng gió mùa, giữa hai đường chí tuyến nên có lượng mưa lớn và góc nhập xạ lớn quanh năm
C. hồn toàn trong vành đai nhiệt đới bán cầu Bắc, quanh năm nhận lượng bức xạ rất lớn của Mặt trời
D. trong vùng nội chí tuyến, trong khu vực hoạt động của gió mùa châu Á và tiếp giáp biển Đơng
Câu 17. Chế độ nước của hệ thống sơng ngịi nước ta phụ thuộc vào
Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!2


A. chế độ mưa theo mùa

B. hướng dòng chảy

C. đặc điểm địa hình mà sơng ngịi chảy qua

D. độ dài các con sơng

Câu 18. Gió Phơn khơ nóng ở đồng bằng ven biển Miền Trung Bộ có nguồn gốc từ
A. áp cao chí tuyến nửa cầu Nam
B. áp cao Bắc Ấn Độ Dương
C. áp cao Nam Ấn Độ Dương
D. áp cao cận Chí tuyến Nam Thái Bình Dương
Câu 19. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 10, hãy cho biết lưu lượng nước trung bình của sơng Mê Công
(trạm Mỹ Thuận) lớn nhất vào tháng nào trong năm
A. tháng VII


B. Tháng VI

C. tháng VIII

D. tháng X

Câu 20. Nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 ở Trung Bộ

A. gió mùa Tây Nam cùng với Biển Đơng
B. gió Tây Nam cùng với bão
C. gió Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới
D. gió Đơng Bắc cùng dải hội tụ nhiệt đới
Câu 21: Hệ sinh thái rừng ngun sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm Việt Nam là
A.Rừng thưa khô nhiệt đới

B. Rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh

C.Rừng gió mùa nửa rụng lá

D. Rừng gió mùa thường xanh

Câu 22: Câu ca dao “Trường Sơn Đơng nắng Tây mưa” mơ tả khí hậu ở dãy trường Sơn vào thời điểm nào
trong các mốc dưới đây?
A. Các tháng III, IV,V

B. Các tháng IX, X, XI

C.Các tháng XII, I, II

D. Các tháng V, VI, VII


Câu 23. Đặc điểm nào sau đây không đúng với hoạt động của gió mùa Đơng Bắc ở nước ta:
A. tạo nên mùa đơng có đến 2, 3 tháng lạnh ở miền Bắc
B. chỉ hoạt động ở miền Bắc
C. Thổi liên tục suốt mùa đông
D. hầu như kết thúc bởi bức chắn dãy Bạch Mã
Câu 24. Đây là một đặc điểm của sông ngịi nước ta do chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
A. Lượng nước phân bố khơng đều giữa các hệ thống sông.
B. Phần lớn sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam.
C. Phần lớn sông đều ngắn dốc, dễ bị lũ lụt.
D. Sơng có lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao.
Truy cập để học Tốn – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!3


Câu 25. Q trình hóa học tham gia vào việc làm biến đổi bề mặt địa hình hiện tại được biểu hiện ở:
A. Tạo thành địa hình Cácxtơ.

B. Đất trượt, đá lở ở sườn dốc

C. Hiện tượng bào mòn, rửa trôi đất.

D. Hiện tượng xâm thực

Câu 26. Đặc trưng nổi bật của thời tiết miền Bắc vào đầu đông là
A. lạnh, trời mưa, âm u, nhiều mây

B. lạnh, khô, trời quang mây

C. lạnh, ẩm


D. nóng, khơ

Câu 27: Hiện tượng mưa phùn xảy ra ở đồng bằng sơng Hồng là do?
A.Gió mùa đơng bắc

B.Gió mùa tây nam

C. Gió tín phong

D. gió phơn

Câu 28. Các bãi triều rộng ven biển nước ta được thành tạo chủ yếu bởi quá trình
A. xâm thực

B. mài mịn

C. bồi tụ

D. phong hóa

Câu 29. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 10, hãy cho biết theo hướng từ Bắc vào Nam,
các con sông nào sau đây?
A. Sông Hồng, sông Mã, sông Gianh, sông Tiền, sông Hậu, sông Ba
B. Sông Hồng, sông Ba, sông Mã, sông Gianh, sông Tiền, sông Hậu
C. Sông Hồng, sông Gianh, sông Mã, sông Ba, sông Hậu, sông Tiền
D. Sông Hồng, sông Cả, sông Gianh, sông Ba, sông Tiền, sông Hậu.
Câu 30: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm chung của sơng ngịi nước ta?
A. Diện tích lưu vực các hệ thống sông khác nhau.
B. Sông nhiều nước, giàu phù sa.
C. Mạng lưới sơng ngịi dày đặc.

D. Chế độ nước sơng điều hịa quanh năm.
Câu 31. Khó khăn lớn nhất đối với hoạt động du lịch biển ở miền Bắc là
A. khơng có các bãi biển đẹp.
B. cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ ngành du lịch còn hạn chế.
C. thiên tai thường xuyên xảy ra.
D. sự phân mùa của khí hậu
Câu 32. Nguyên nhân chủ yếu tạo điều kiện cho gió mùa mùa đơng có thể lấn sâu vào miền Bắc nước ta là
A. do miền Bắc nước ta có hướng nghiêng địa hình tây bắc – đơng nam
B. do miền Bắc nước ta có vị trí nằm trong khu vực nội chí tuyến
C. do miền Bắc nước ta có vị trí nằm gần trung tâm của gió mùa mùa đơng
D. do miền Bắc nước ta có các cánh cung núi đón gió ở vùng Đơng Bắc
Câu 33: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết diện tích lưu vực hệ thống sông nào của nước
ta lớn nhất?
Truy cập để học Tốn – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!4


A. Sông Mê Công (Việt Nam).

B. Sông Hồng

C. Các sông khác.

D. Sông Đồng Nai.

Câu 34. Nguyên nhân khiến đất Feralit có màu đỏ vàng do:
A. Sự rửa trơi của bazo dễ tan như Ca+, K, M+
B. Sự tích tụ oxit sắt (Fe2O3)
C. Sự tích tụ ơxit nhơm (Al2O3)
D. Sự tích tụ oxit sắt (Fe2O3) và ôxit nhôm (Al2O3)
Câu 35: Trong 4 địa điểm sau, nơi có mưa nhiều nhất là

A. Thanh Hóa

B. Hà Nội

C. Nha Trang

D. Huế

Câu 36: Đất Feralit ở nước ta thường bị chua vì
A. có sự tích tụ nhiều Fe2O3.
B. q trình phong hố diễn ra với cường độ mạnh.
C. mưa nhiều rửa trôi hết các chất badơ dễ tan.
D. có sự tích tụ nhiều Al2O3.
Câu 37 Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết cửa sông Ba (Đà Rằng) ở nước ta thuộc tỉnh
nào?
A. Thanh Hóa.

B. Khánh Hịa.

C. Phú n.

D. Quảng Nam.

Câu 38: Thành phần loài sinh vật nào chiếm ưu thế ở nước ta?
A. Các loài cận nhiệt đới.

B. Các lồi cận xích đạo.

C. Các lồi ơn đới.


D. Các lồi nhiệt đới.

Câu 39: “Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy”

( Mưa Xuân, Nguyễn Bính)

Thời tiết “mưa xuân” được nhắc đế trong câu thơ trên diễn ra ở................, vào thời kì................., do ảnh
hưởng.............
A. Miền Bắc, nửa cuối mùa đơng, gió mùa mùa đơng đi lệch hướng ra biển.
B. Miền Bắc, nửa đầu mùa đơng, gió Tín phong.
C. Ven biển và các đồng bằng Bắc bộ, Bắc Trung Bộ, nửa cuối mùa đơng, gió mùa mùa đông đi lệch hướng ra
biển.
D. Cả nước, nửa cuối mùa đơng, gió mùa mùa đơng.
Câu 40. Nhận định nào khơng đúng với đặc điểm khí hậu miền Bắc nước ta
A. tồn bộ miền có số tháng lạnh kéo dài 3 tháng
B. thời kì bắt đầu mùa bão có xu hướng chậm dần về phía Nam
C. về phía Nam số tháng lạnh giảm còn 1 đến 2 tháng, ở Huế chỉ cịn thời tiết lạnh
Truy cập để học Tốn – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!5


D. tính bất ổn cao trong diễn biến thời tiết, khí hậu
Câu 41: Cho bảng số liệu:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM
(Đơn vị:oC)
Địa điểm

Nhiệt độ trung bình

Nhiệt độ trung bình


Nhiệt độ trung bình

tháng I

tháng VII

năm

Lạng Sơn

13,3

27,0

21,2

Hà Nội

16,4

28,9

23,5

Huế

19,7

29,4


25,1

Đà Nẵng

21,3

29,1

25,7

Quy Nhơn

23,0

29,7

26,8

TP. Hồ Chí Minh

25,8

27,1

27,1

(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 12 Cơ bản, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A. Nhiệt độ trung bình tháng VII giảm dần từ Bắc vàoNam.

B. Nhiệt độ trung bình tháng I tăng dần từ Bắc vàoNam.
C. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vàoNam.
D. Biên độ nhiệt năm giảm dần từ Bắc vàoNam
Câu 42. Lượng nước thiếu hụt trong mùa khô ở miền Bắc không lớn như ở miền Nam là do miền Bắc có
A. lượng mưa lớn hơn.

B. mùa mưa kéo dài hơn.

C. mưa phùn.

D. nhiều dãy núi cao đón gió.

Câu 43. Vì sao khí hậu nước ta khơng khơ hạn như các nước cùng vĩ độ?
A. Nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu.
B. Ảnh hưởng của biển Đơng và các khối khí di chuyển qua biển.
C. Thiên nhiên chịu ảnh hưởng rõ rệt của gió mậu dịch và gió mùa.
D. Nước ta nằm liền kề với 2 vành đai sinh khống Thái Bình Dương và Địa Trung Hải.
Câu 44. Dựa vào biểu đồ
NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA CỦA HÀ NỘI VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Truy cập để học Tốn – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!6


Nhận xét nào dưới đây không đúng với biểu đồ trên?
A. Hà Nội có biên độ nhiệt năm lớn, Thành phố Hồ Chí Minh có biên độ nhiệt năm nhỏ.
B. Nhiệt độ trung bình năm Thành phố Hồ Chí Minh cao hơn Hà Nội.
C. Chế độ mưa của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đều có sự phân mùa.
D. Sự phân mùa trong chế độ mưa của Hà Nội sâu sắc hơn Thành phố Hồ Chí Minh.
Câu 45. Cho bảng số liệu:
Địa điểm


I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

Hà Nội

16,4

17,0

20,2

23,7


27,3

28,8

28,9

28,2

27,2

24,6

21,4 18,2

TP. Hồ Chí Minh

25,8

26,7

27,9

28,9

28,3

27,5

27,1


27,1

26,8

26,7

26,4 25,7

XI

XI

Biên độ nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh lần lượt là:
A. 12,50C và 3,20C

B. 3,20C và 12,50C

C. 13,70C và 9,40C

D. 9,40C và 13,30C

Câu 46: Cho bảng số liệu:
Lượng mưa và lưu lượng nước sông Hồng tại trạm Sơn Tây (Hà Nội).
Tháng

I

II


III

IV

Lượng mưa (mm)

19,5

25,6

34,5 104.2 222

Lưu lượng (m3/s)

1318 1100 914

1071

V

VI

VII

VIII

IX

X


XI

262.8 315.7 335.2 271.9 170.1 59,9

1893 4692

7986

9246

6690

4122

XII
7,8

2813 1746

Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
A. Tổng lưu lượng nước sông Hồng nhỏ.
B. Sự phân hóa chế độ nước sơng Hồng khá sâu sắc.
C. Chế độ nước sông Hồng thất thường, mùa lũ lệch dần về thu đông.
D. Sự phân mùa của chế độ nước không phụ thuộc vào sự phân mùa của chế độ mưa

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!7


Câu 47: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết tần suất bão lớn nhất ở nước ta vào tháng nào
sau đây?

A. Tháng IX.

B. Tháng XI.

C. Tháng VIII.

D. Tháng X.

Câu 48. Loại gió nào hoạt động quanh năm ở nước ta?
A. Gió phơn Tây Nam và gió mùa Tây Nam.

B. Tín phong bán cầu Bắc và gió mùa Đơng Bắc.

C. Tín phong bán cầu Bắc.

D. Gió mùa Đơng Bắc và gió mùa Tây Nam.

Câu 49. Chế độ lũ sơng ngịi ở Đồng bằng sơng Cửu Long có đặc điểm
A. lên chậm, rút chậm.

B. lên nhanh, rút nhanh.

C. lên chậm, rút nhanh.

D. lên nhanh, rút chậm

Câu 50: Cho bảng số liệu: LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM
Địa điểm

Lượng mưa (mm)


Lượng bốc hơi (mm)

Hà Nội

1676

989

Huế

2868

1000

TP. Hồ Chí Minh

1931

1686

Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết cân bằng ẩm ở Huế là bao nhiêu?
A. 687 (mm).

B. 1868 (mm).

C. 188 (mm).

D. 245 (mm).


Truy cập để học Tốn – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!8


ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Thực hiện: Ban chuyên môn Tuyensinh247
1. Đáp án
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

B
A
B
B
C
C
B
C
C
A

11
12

13
14
15
16
17
18
19
20

D
B
A
C
A
D
A
B
D
C

21
22
23
24
25
26
27
28
29
30


B
D
C
D
A
B
A
C
D
D

31
32
33
34
35
36
37
38
39
40

D
D
B
D
D
C
C

D
C
A

41
42
43
44
45
46
47
48
49
50

A
C
B
D
A
B
A
C
A
B

2. Hướng dẫn giải chi tiết
Câu 1
Hoạt động của gió mùa hay các khối khí hoạt động theo mùa là nguyên nhân chính làm khí hậu phân hóa theo
mùa, các khối khí như: Tín phong nửa cầu Bắc (Tm), khối khi Xích Đạo (Em), khối khơng khí lạnh (NPc), khối

khơng khí từ vùng vịnh Bengan(TBg) ...
=> Chọn đáp án B
Câu 2
Gió mùa Đơng Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc: nửa đầu mùa Đơng thời tiết lạnh khơ, cịn nửa sau
mùa đơng thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ
=> Chọn đáp án A
Câu 3
Vào mùa hạ có 2 luồng gió cùng hướng Tây Nam thổi vào Việt Nam và cùng gây mưa cho Tây Nguyên và
Nam Bộ (sgk trang 41-42)
=> Chọn đáp án B
Câu 4
Mùa hạ ở Bắc Bộ hình thành áp thấp, hút gió làm cho gió Tây Nam chuyển hướng thành hướng Đông Nam vào
Bắc Bộ, tạo thành gió mùa Đơng Nam (sgk trang 42 và Atlat trang 9)
=>Chọn đáp án B
Câu 5.
Nhiệt độ trung bình năm cao, nhiều nắng, tổng số giờ nắng từ 1400 – 3000 giờ / năm (sgk trang 40) => nhận xét
tổng số giờ nắng thấp là không đúng
=> Chọn đáp án C
Truy cập để học Tốn – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!9


Câu 6.
Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm. (sgk trang 46)
=> Chọn đáp án C
Câu 7.
Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta được quy định bởi vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, gần
biển Đơng, nằm trong khu vực điể hình của gió mùa châu Á
=> Chọn đáp án B
Câu 8.
Một trong những biển hiện xâm thực mạnh ở miền đồi núi là Tại các vùng thềm phù sa cổ, địa hình bị chia cắt

thành các đồi thấp xen thung lũng rộng (sgk trang 45)
=> Chọn đáp án C
Câu 9.
Nước ta có vị trí nằm hồn tồn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu bắc nên có tính chất nhiệt đới, nền nhiệt cao
=> Chọn đáp án C
Câu 10.
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 9, Mùa bão của nước ta chậm dần từ Bắc vào Nam
=> Chọn đáp án A
Câu 11.
Gió Tín phong thổi xen kẽ với gió mùa, vì thế vào mùa đơng thường có những ngày nắng ấm xen những ngày
rét là do có hoạt động của gió Tín phong bán cầu Bắc thổi xen kẽ với gió mùa Đơng Bắc
=> Chọn đáp án D
Câu 12.
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 9 - biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng ở
Đồng Hới nhận thấy mùa mưa của Đồng Hới vào Thu Đơng, cịn nhiệt độ cao nhất vào những tháng mùa hè
=> nhận xét Mùa mưa cũng là tháng có nhiệt độ cao nhất là khơng đúng
=> đáp án B
Câu 13.
Từ Đà Nẵng trở vào, Tí phong bán cầu Bắc cũng thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, gặp địa hình núi chăn
gây mưa cho ven biển Trung Bộ, trong khi đó Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô(gsgk trang 41)
=> Chọn đáp án A
Câu 14.
Quá trình feralit diễn ra mạnh ở vùng đồi núi thấp trên đá mẹ axit vì thế đất feralit là loại đất chính ở vùng đồi
núi nước ta
Truy cập để học Tốn – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!10


=> Chọn đáp án C
Câu 15.
Cảnh quan rừng nhiệt đới gió ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi thấp là kiểu cảnh quan chiếm ưu thế ở nước ta

vì nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, lại có đồi núi thấp chiếm 60% diện tích lãnh thổ, đai
nhiệt đới gió mùa chân núi chiếm ưu thế nhất
=> Chọn đáp án A
Câu 16.
Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa là do vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến (tính chất nhiệt đới),
trong khu vực hoạt động của gió mùa châu Á (tính chất gió mùa) và tiếp giáp biển Đơng (tính chất ẩm)
=> Chọn đáp án D
Câu 17
Nguồn cung cấp nước sông trong lãnh thổ nước ta chủ yếu là nước mưa, vì vậy chế độ mưa theo mùa ảnh
hưởng tới chế độ nước sông, mùa mưa thường trùng với mùa lũ, mùa khô trùng với mùa cạn
=> Chọn đáp án A
Câu 18
Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng Tây Nam xâm nhập trực
tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy
dọc biên giới Việt – Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc,
khối khí này trở nên khơ nóng - hiện tượng phơn
=> Chọn đáp án B
Câu 19.
Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 10, hãy cho biết lưu lượng nước trung bình của sơng Mê Cơng (trạm
Mỹ Thuận) lớn nhất vào tháng X (29000 m3/s)
=> Chọn đáp án D
Câu 20
Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với giải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ
cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa tháng IX cho Trung Bộ (sgk trang 42)
=> Chọn đáp án C
Câu 21:
Ở Việt Nam, hệ sinh thái rừng ngun sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường
xanh (sgk trang 46)
=> Chọn đáp án B
Câu 22:

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!11


Câu ca dao :“Trường Sơn Đông nắng Tây mưa” tức là thời điểm mà sườn Tây Trường Sơn nói chung và Tây
Ngun nói riêng là mùa mưa cịn khu vực duyên hải miền Trung hay sườn Đông Trường Sơn là mùa khô. Như
vậy, đây là thời điểm mùa hạ, sườn Tây Trường Sơn đón gió mùa Tây Nam, mưa nhiều; sườn Đơng Trường
Sơn chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam khơ nóng
=> Chọn đáp án D
Câu 23
Gió mùa Đơng Bắc thổi thành từng đợt, không thổi liên tục
=> Chọn đáp án C
Câu 24.
Do chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, lượng mưa lớn, xâm thực mạnh ở đồi núi nên sơng ngịi
nước ta nhiều nước, già phù sa
=> Chọn đáp án D
Câu 25.
Quá trình cácxtơ là hiện tượng phong hóa hóa học đặc trưng của những miền núi đá vơi với phản ứng axit
cacbonic hịa tan đá vôi. ... Sản phẩm tự nhiên của quá trình phong hóa karst là các hang động, suối cạn, thung
khô…
=> Chọn đáp án A
Câu 26.
Đầu mùa đông, miền Bắc có thời tiết lạnh, khơ, trời quang mây
=> Chọn đáp án B
Câu 27:
Gió mùa Đơng Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khơ, cịn nửa sau
mùa đơng thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ
=> Chọn đáp án A
Câu 28.
Do vùng cửa sơng, ven biển tốc độ dịng chảy thường chậm, quá trình bồi tụ, lắng đọng chiếm ưu thế tạo thành
các bãi triều rộng tại các vùng cửa sông, ven biển

=> Chọn đáp án C
Câu 29.
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 10, theo hướng từ Bắc vào Nam, các con sông Sông Hồng, sông Cả, sông
Gianh, sông Ba, sông Tiền, sông Hậu.
=> Chọn đáp án D
Câu 30:
Truy cập để học Tốn – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!12


Do ảnh hưởng của khí hậu gió mùa nên chế độ nước sơng cũng phân hóa theo mùa: mùa lũ – mùa cạn
=> nhận xét D không đúng
=> Chọn đáp án D
Câu 31
Ở miền Bắc có mùa đơng lạnh trong khi hoạt động du lịch biển cần thời tiết phải ấm áp => sự phân mùa của khí
hậu là Khó khăn lớn nhất đối với hoạt động du lịch biển ở miền Bắc
=> Chọn đáp án D
Câu 32.
Các cánh cung ở vùng núi Đông Bắc chụm lại ở Tam Đảo, mở rộng về phía Bắc và phía Đơng nên tạo điều kiện
hút gió mùa Đơng Bắc mùa đơng lấn sâu vào lãnh thổ nước ta nói chung, miền Bắc nói riêng
=> Chọn đáp án D
Câu 33:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, diện tích lưu vực sơng Hồng lớn nhất, chiếm 21,91% tổng diện tích
các lưu vực sơng ở nước ta
=> Chọn đáp án B
Câu 34
Sự tích tụ oxit sắt (Fe2O3) và ôxit nhôm (Al2O3) tạo ra màu đỏ vàng của đất feralit (sgk trang 46)
=> Chọn đáp án D
Câu 35:
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 9, Huế là nơi có lượng mưa trung bình năm cao
nhất >2800mm

=> Chọn đáp án D
Câu 36:
Mưa nhiều rửa trôi hết các chất badơ dễ tan làm đất chua (sgk trang 46)
=> Chọn đáp án C
Câu 37
Dựa vào Atlat trang 10 và trang 14, cửa sông Đà Rằng (sông Ba) nước ta thuộc Phú Yên
=> Chọn đáp án C
Câu 38:
Trong giới sinh vật, thành phần các loài nhiệt đới chiếm ưu thế. Thực vật phổ biến là các loài thuộc các họ cây
nhiệt đới như họ Đậu, Vang, Dâu tằm, Dâu. Động vật trong rừng là các lồi chim thú nhietj đới, nhiều nhất là
cơng, trĩ, gà lôi, vẹt, khỉ, vượn, nai, hoẵng... (sgk trang 46)
=> Chọn đáp án D
Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!13


Câu 39:
Gió mùa Đơng Bắc tạo nên mùa đơng lạnh ở miền Bắc với nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở
vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Nguyên nhân chủ yếu do nửa sau mùa đơng, áp thấp
Aleut ngồi Thái Bình Dương mạnh lên, hút khối khí lạnh di chuyển về phía đơng, gió qua biển tăng cường ẩm
nên gây mưa phùn cho nước ta
=> Chọn đáp án C
Câu 40.
Do chịu ảnh hưởng của Gió mùa Đơng Bắc nên mùa đơng có 2-3 tháng lạnh, nhiệt độ trung bình dưới 180C, thể
hiện rõ nhất ở trung du miền núi Bắc Bộ và đồng bằng Bắc Bộ, vào đến Bắc Trung Bộ số tháng lạnh giảm dần,
từ dãy Hoành Sơn đến Bạch Mã khơng cịn tháng có nhiệt độ dưới 180C (trừ vùng núi cao)
=> Chọn đáp án A
Câu 41:
Dựa vào bảng số liệu đã cho, nhận xét thấy nhiệt độ trung bình tháng 7 tại miền Trung cao hơn phía Bắc và
phía Nam
=> nhận xét Nhiệt độ trung bình tháng VII giảm dần từ Bắc vào Nam là không đúng

=> Chọn đáp án A
Câu 42.
Vào giai đoạn mùa ít mưa hơn của cả nước (tháng 11 đến tháng 4 năm sau), miền Bắc do gió mùa Đơng Bắc đi
qua biển gây mưa phùn, làm cho mùa khô bớt sâu sắc; trong khi miền Nam chịu tác động sâu sắc của gió Tín
phong Bắc bán cầu khơ, nóng nên lượng nước thiếu hụt trong mùa khô ở miền Bắc không lớn như ở miền Nam.
=> Chọn đáp án C
Câu 43.
Khí hậu nước ta không khô hạn như các nước cùng vĩ độ do nước ta chịu Ảnh hưởng của biển Đông và các khối
khí di chuyển qua biển nên được tăng cường ẩm, khí hậu ẩm, mưa nhiều hơn các nước cùng vĩ độ ở Tây Nam Á
và Bắc Phi (sgk Địa lí 12 trang 16)
=> Chọn đáp án B
Câu 44.
Dựa vào biểu đồ đã cho, nhận xét thấy sự phân mùa trong chế độ mưa của TP. Hồ Chí Minh sâu sắc hơn Hà
Nội. Mùa đông ở Hà Nội vẫn có mưa phùn nên mùa khơ khơng sâu sắc bằng TP. Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí
Minh tháng ít mưa nhất lượng mưa dưới 10mm, còn Hà Nội tháng mưa ít nhất cũng khoảng 20mm
=> nhận xét không đúng là Sự phân mùa trong chế độ mưa của Hà Nội sâu sắc hơn Thành phố Hồ Chí Minh
=> Chọn đáp án D
Câu 45
Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!14


Dựa vào bảng số liệu đã cho và công thức tính:
biên độ nhiệt độ trung bình năm = nhiệt độ trung bình tháng Max – nhiệt độ trung bình tháng Min
Biên độ nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội = 28,90C - 16,40C = 12,50C
Biên độ nhiệt độ trung bình năm của TP Hồ Chí Minh = 28,90C - 25,70C = 3,20C
=> Chọn đáp án A
Câu 46
Dựa vào bảng số liệu đã cho, nhận xét thấy Sự phân hóa chế độ nước sông Hồng khá sâu sắc, tháng đỉnh lũ lưu
lượng đạt 9246 m3/s trong khi tháng kiệt lưu lượng chỉ 914m3/s , chênh nhau hơn 10 lần
=> Chọn đáp án B

Câu 47
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, tần suất bão lớn nhất ở nước ta vào tháng 9 : từ 1,3 đến 1,7 cơn bão/
tháng
=> Chọn đáp án A
Câu 48.
Loại gió hoạt động quanh năm ở nước ta là gió Tín phong bán cầu Bắc nhưng hầu như chỉ hoạt động xen kẽ với
gió mùa và mạnh lên rõ rệt vào thời kì chuyển tiếp giữa hai mùa gió
=> Chọn đáp án C
Câu 49.
Chế độ lũ sơng ngịi ở Đồng bằng sơng Cửu Long có đặc điểm lũ lên chậm, rút chậm do diện tích lưu vực lớn,
sơng rộng, lũ ngập tràn đồng bằng, lại có Biển Hồ của Cmpuchia điều tiết nước...
=> Chọn đáp án A
Câu 50
Dựa vào bảng số liệu đã cho và cơng thức tính cân bằng ẩm = lượng mưa – lượng bốc hơi
=> cân bằng ẩm ở Huế = 2868 – 1000 = + 1868mm
=> Chọn đáp án B

HẾT

Truy cập để học Tốn – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!15



×