Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Cam nang theo doi va danh gia modun thuc hanh danh gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 77 trang )

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

Cẩm nang Theo dõi và đánh giá Môđun Thực hành Đánh giá

13/04/07
42443867


Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mơđun Thực hành Đánh giá

i

Lời nói đầu
Cam kết Hà Nội khẳng định một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam
và các nhà tài trợ là nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho
Việt Nam. Để nỗ lực trên trở thành hiện thực, công tác quản lý ODA phải đạt hiệu quả cao và có
tính chun nghiệp, trong đó khơng thể thiếu một hệ thống theo dõi và đánh giá đủ năng lực ở cả
ba cấp dự án, cơ quan chủ quản (danh mục) và quốc gia.
Dự án “Tăng cường Năng lực Theo dõi và Đánh giá Dự án Việt Nam – Ôxtrâylia” - Giai
đoạn II (VAMESP II) 2004 - 2007 do AusAID tài trợ đã được Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư triển khai thực hiện. Mục đích của VAMESP II là hỗ trợ Vụ Kinh tế đối ngoại,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư thiết lập thí điểm một hệ thống theo dõi và đánh giá cấp quốc gia để thực
hiện Nghị định 131/2006/NĐ-CP nhằm phát huy tối đa lợi ích của ODA ở Việt Nam.
Căn cứ yêu cầu thực tiễn của công tác theo dõi và đánh giá ở Việt Nam, đồng thời tham
khảo những thực tiễn theo dõi và đánh giá tốt nhất của quốc tế, với sự hỗ trợ của VAMESP II,
Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư đã hoàn thành việc biên soạn cuốn “Cẩm nang Theo dõi và đánh giá”.
Cẩm nang gồm 4 Môđun: Hướng dẫn xây dựng và vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá ODA
tại Việt Nam – Tài liệu phục vụ cấp lãnh đạo, Thực hành theo dõi, Thực hành đánh giá và Tài
liệu đào tạo theo dõi và đánh giá ODA tại Việt Nam. Cẩm nang cung cấp không chỉ những
nguyên tắc, khái niệm cơ bản, phương pháp và công cụ thực hiện theo dõi và đánh giá mà còn


minh họa bằng những ví dụ cụ thể (nghiên cứu tình huống). Cẩm nang là một tài liệu tham khảo
tốt cho các cán bộ quản lý và hoạch định chính sách ODA cũng như cán bộ kỹ thuật thực hiện
theo dõi và đánh giá.
Chúng tôi đánh giá cao sự hỗ trợ của VAMESP II trong việc biên soạn cuốn Cẩm nang
có giá trị này và hân hạnh giới thiệu tới tất cả đồng nghiệp và những người quan tâm đến công
tác theo dõi và đánh giá nói riêng và quản lý ODA nói chung. Chúng tơi hy vọng đây sẽ là một
đóng góp thiết thực vào quá trình nâng cao hiệu quả sử dụng ODA ở Việt Nam.

Cao Viết Sinh
Thứ trưỏng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Laurie Dunn
Tham tán Hợp tác phát triển
Cơ quan Phát triển Quốc tế Ôxtrâylia
tại Việt Nam


Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mơđun Thực hành Đánh giá

ii

MỤC LỤC
Lời nói đầu
Danh mục các từ viết tắt
1

Giới thiệu
1.1

1.2
1.3
1.4
1.5

2

i
vii
1

Giới thiệu ............................................................................................................1
Mục tiêu ..............................................................................................................1
Hướng dẫn sử dụng Môđun Thực hành Đánh giá ............................................1
So sánh theo dõi và đánh giá.............................................................................2
Tài liệu tham khảo chính ....................................................................................2

Đánh giá dự án ODA

3

2.1 Chu trình đầu tư .................................................................................................3
2.2 Đánh giá .............................................................................................................3
2.3 Các nhiệm vụ đánh giá chủ yếu trong chu trình đầu tư.....................................5
3

Các ngun tắc và tiêu chí đánh giá

6


3.1 Thông tin cơ bản ................................................................................................6
3.2 Các nguyên tắc đánh giá....................................................................................7
3.3 5 tiêu chí đánh giá ..............................................................................................7
Hiệu suất.................................................................................................... 9
Hiệu quả .................................................................................................... 9
Tác động.................................................................................................. 10
Mức độ phù hợp ...................................................................................... 10
Tính bền vững ......................................................................................... 10
4

Lựa chọn phạm vi đánh giá

11

4.1 Đánh giá cấp quốc gia, đánh giá cấp cơ quan chủ quản và đánh giá cấp dự
án ......................................................................................................................11
4.2 Kiểm toán thực hiện .........................................................................................12
5

4 bước đánh giá một dự án ODA

13

5.1 Bước 1 – Chuẩn bị khung lơgíc đánh giá ........................................................14
Giới thiệu khung lơgíc ............................................................................. 14
Kiểm chứng những thay đổi so với thiết kế ............................................ 19
Xây dựng khung lơgíc đánh giá .............................................................. 20
Chuẩn bị phần mơ tả tóm tắt cho đánh giá ............................................. 20
5.2 Bước 2 – Chuẩn bị khung đánh giá và kế hoạch đánh giá..............................21
Chuẩn bị khung đánh giá ........................................................................ 21

Kế hoạch đánh giá .................................................................................. 21


Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Môđun Thực hành Đánh giá

iii

Chuẩn bị các câu hỏi đánh giá................................................................ 25
Lựa chọn các chỉ số có thể kiểm chứng khách quan ............................. 29
Lựa chọn các chỉ số đánh giá theo nguyên tắc SMART......................... 32
Lựa chọn các phương pháp và cơng cụ thu thập dữ liệu....................... 33
Hồn thành thiết kế đánh giá .................................................................. 40
Các nguồn lực để đánh giá ..................................................................... 40
Chương trình đánh giá ............................................................................ 41
5.3 Bước 3 – Thu thập và phân tích dữ liệu ..........................................................44
Tiến hành khảo sát thực địa để đo lường các chỉ số và trả lời các câu hỏi44
Tổng hợp và phân tích dữ liệu đánh giá ................................................. 45
Phân loại kết quả theo các tiêu chí đánh giá được sử dụng .................. 48
Trình bày thơng tin phục vụ báo cáo....................................................... 49
5.4 Bước 4 – Báo cáo kết quả đánh giá hỗ trợ cơng tác quản lý ..........................50
Giải thích dữ liệu đã phân tích và đưa ra kết luận .................................. 50
Sử dụng SWOT để thống nhất kết luận .................................................. 50
Rút ra bài học kinh nghiệm từ các kết luận............................................. 53
Đưa ra khuyến nghị................................................................................. 53
Trình bày kết quả đánh giá...................................................................... 53
Chuẩn bị các phát hiện để hỗ trợ quản lý hướng tới các kết quả phát triển
........................................................................................................ 55
6


Đánh giá danh mục đầu tư và đánh giá ngành ở Việt Nam
6.1
6.2
6.3
6.4

58

Giới thiệu lý thuyết danh mục đầu tư ...............................................................58
Ví dụ về các cơng cụ đánh giá danh mục đầu tư.............................................58
Giới thiệu đánh giá chương trình hoặc đánh giá ngành ..................................59
Ví dụ về các cơng cụ đánh giá chương trình ...................................................60
Khung lơgíc đan xen hoặc ln chuyển .................................................. 61
Đánh giá kết cấu của chương trình và mối quan hệ giữa các hợp phần63
Sơ đồ đánh giá giúp lập kế hoạch khảo sát thực địa cho đánh giá chương trình
........................................................................................................ 64
Xác định và phân tích “nhóm” hoặc “chủ đề” .......................................... 65
Xếp hạng các kết quả.............................................................................. 66
Xếp hạng tác động về thể chế ................................................................ 67
Đánh giá tính bền vững........................................................................... 69
Thuộc tính xếp hạng................................................................................ 69

BIỂU
Biểu 1 : So sánh theo dõi và đánh giá ................................................................... 2
Biểu 2 : Chu trình đầu tư ........................................................................................ 3


Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Môđun Thực hành Đánh giá


Biểu 3 : Mối quan hệ giữa các loại hình và các tiêu chí đánh giá ......................... 4
Biểu 4: Các nhiệm vụ đánh giá chủ yếu trong chu trình đầu tư............................. 5
Biểu 5 : Tóm tắt q trình đánh giá ........................................................................ 6
Biểu 6 : Nội dung chính của 5 tiêu chí đánh giá .................................................... 8
Biểu 7 : Đánh giá hiệu quả và hiệu suất ................................................................ 8
Biểu 8 : Các câu hỏi chủ yếu liên quan đến 5 tiêu chí đánh giá............................ 9
Biểu 9 : Ví dụ về mối quan hệ giữa 3 phạm vi đánh giá ...................................... 11
Biểu 10 : Bốn bước đánh giá chủ yếu.................................................................. 13
Biểu 11 : Mẫu Khung lơgíc ................................................................................... 15
Biểu 12 : Khung lơgíc đánh giá Dự án Phát triển lưới điện nông thôn Quảng Nam16
Biểu 13: Xây dựng khung lơgíc đánh giá ............................................................. 18
Biểu 14: Mối quan hệ giữa lơgíc chiều dọc và các giả định................................. 18
Biểu 15 : Khung lơgíc hỗ trợ hoạt động đánh giá ................................................ 19
Biểu 16 : Các hành động để chuẩn bị khung đánh giá lơgíc ............................... 20
Biểu 17 : Mẫu biểu Khung đánh giá ..................................................................... 22
Biểu 18 : Khung đánh giá Dự án Phát triển lưới điện nông thôn Quảng Nam .... 23
Biểu 19 : Các nội dung của một kế hoạch đánh giá ............................................ 24
Biểu 20 : Quy trình đánh giá hiệu suất................................................................. 25
Biểu 21 : Quy trình đánh giá hiệu quả.................................................................. 26
Biểu 22 : Công cụ đánh giá tác động ................................................................... 27
Biểu 23 : Những vấn đề xuyên suốt và các tác động .......................................... 27
Biểu 24 : Các loại hình thay đổi bắt nguồn từ các yếu tố đầu vào và các hoạt động
........................................................................................................ 29
Biểu 25 : Ví dụ về hoạt động và các chỉ số đầu ra để đánh giá........................... 30
Biểu 26 : Một số chỉ số kết quả theo ngành cho đánh giá ................................... 31
Biểu 27 : Tiêu chí S M A R T và các câu hỏi để đánh giá.................................... 33

iv



Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Môđun Thực hành Đánh giá

Biểu 28 : Những ưu việt của các phương pháp đánh giá được lựa chọn........... 34
Biểu 29 : Mẫu GAS............................................................................................... 35
Biểu 30 : Ví dụ về mẫu GAS................................................................................. 35
Biểu 31 : Mẫu lập kế hoạch phỏng vấn bán cấu trúc........................................... 36
Biểu 32 : Ví dụ về kế hoạch phỏng vấn bán cấu trúc sau khi lập ........................ 37
Biểu 33 : Mẫu phương pháp nhóm trọng tâm ...................................................... 38
Biểu 34 : Ví dụ mẫu phương pháp nhóm trọng tâm sau khi hồn thành............. 39
Biểu 35 : Kinh nghiệm phân bổ nguồn lực cho đánh giá ..................................... 41
Biểu 36 : Mẫu công cụ chuẩn bị chương trình đánh giá...................................... 42
Biểu 37 : Ví dụ Chương trình đánh giá ................................................................ 43
Biểu 38 : Ví dụ về dữ liệu đầu kì theo chuỗi thời gian ......................................... 47
Biểu 39 : Công cụ phân loại kết quả để báo cáo ................................................. 48
Biểu 40 : Xếp hạng theo tiêu chí đánh giá ........................................................... 49
Biểu 41 : Mẫu SWOT............................................................................................ 51
Biểu 42 : Ví dụ về Mẫu cơng cụ SWOT sau khi điền hoàn chỉnh ........................ 52
Biểu 43 : Mục lục của một báo cáo đánh giá điển hình ....................................... 54
Biểu 44 : Các bước tiến hành một đánh giá ngành ............................................. 60
Biểu 45 : Mối quan hệ giữa các khung lơgíc đan xen trong đánh giá ngành ...... 61
Biểu 46 : Kết nối khung lơgíc trong đánh giá ngành và đánh giá chương trình .. 62
Biểu 47 : Mối quan hệ và liên kết trong đánh giá ngành...................................... 63
Biểu 48 : Sơ đồ khái niệm về đánh giá chương trình .......................................... 64
Biểu 49 : Ví dụ sơ đồ đánh giá cấp chương trình ................................................ 65
Biểu 50 : Sáu nhóm xếp hạng đối với kết quả theo ngành.................................. 68
Biểu 51 : Ví dụ về xếp hạng mức độ thực hiện chung đối với chương trình....... 68

PHỤ LỤC


v


Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Môđun Thực hành Đánh giá

vi

Phụ lục 1 Các phương pháp đánh giá tại Việt Nam
Phụ lục 2 Một số nghiên cứu tình huống đánh giá tại Việt Nam
Phụ lục 3 Danh mục thuật ngữ đánh giá

CẨM NANG THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ
Môđun 1 Hướng dẫn xây dựng và vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá ODA tại
Việt Nam –
Tài liệu phục vụ cấp lãnh đạo
Môđun 2 Thực hành theo dõi
Môđun 3 Thực hành đánh giá
Môđun 4 Tài liệu đào tạo theo dõi và đánh giá ODA tại Việt Nam


Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Môđun Thực hành Đánh giá

Danh mục các từ viết tắt
ADB
AFD
AMF
AMT
AusAID

Ban QLDA
Bộ KH&ĐT
CCBP
CNTT
CPRGS
CPVN
CQCQ
JBIC
JICA
KfW
KTXH
LMDG
MfDR
MIS
NMT
ODA
OECD-DAC
PMT
TD&ĐG
UBND
UNDP
VAMESP II
Vụ KTĐN
WB

Ngân hàng Phát triển Châu Á
Cơ quan Phát triển Pháp
Bộ mẫu biểu báo cáo theo dõi thống nhất
Công cụ theo dõi thống nhất
Cơ quan Phát triển Quốc tế Ôxtrâylia

Ban Quản lý dự án
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Chương trình Tăng cường Năng lực Tồn diện về Quản lý ODA
Cơng nghệ thơng tin
Chiến lược Tồn diện về Tăng trưởng và Xóa đói Giảm nghèo
Chính phủ Việt Nam
Cơ quan chủ quản
Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
Ngân hàng Tái thiết Đức
Kinh tế - xã hội
Nhóm các nhà tài trợ đồng chính kiến
Quản lý hướng tới các kết quả phát triển
Hệ thống thông tin quản lý
Công cụ theo dõi quốc gia
Hỗ trợ phát triển chính thức
Uỷ ban Hỗ trợ Phát triển thuộc Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển
Công cụ theo dõi danh mục dự án
Theo dõi và đánh giá
Uỷ ban nhân dân
Chương trình phát triển của Liên hợp quốc
Dự án “Tăng cường Năng lực Theo dõi và đánh giá Dự án Việt Nam –
Ôxtrâylia” – Giai đoạn II
Vụ Kinh tế đối ngoại (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Ngân hàng Thế giới

vii


Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Môđun Thực hành Đánh giá

1

1

Giới thiệu

1.1 Giới thiệu
Đánh giá là một hoạt động không thể tách rời của cơng tác quản lý dự án. Trong vịng đời
của một dự án, đánh giá được tiến hành ít nhất theo bốn giai đoạn nhằm đo lường mức độ phù
hợp, hiệu suất, hiệu quả, tác động và tính bền vững của dự án đó, bao gồm:
• Đánh giá ban đầu – Do các cán bộ của cơ quan chủ quản (CQCQ), chủ dự án/chủ
đầu tư và Ban Quản lý dự án (Ban QLDA) thực hiện vào thời điểm bắt đầu triển khai
thực hiện dự án. Trong một số trường hợp có thể thuê các chuyên gia đánh giá độc
lập hỗ trợ cơng tác đánh giá này;
• Đánh giá giữa kỳ – Do các chuyên gia đánh giá độc lập phối hợp với nhóm cán bộ
quản lý thực hiện vào giữa thời gian thực hiện dự án;.
• Đánh giá kết thúc – Do các chuyên gia độc lập thực hiện vào thời điểm kết thúc thực
hiện của dự án;
• Đánh giá tác động – Do các chuyên gia đánh giá độc lập thực hiện sau khi dự án đưa
vào khai thác, sử dụng khoảng từ 3 đến 5 năm.
Tất cả các CQCQ, chủ dự án/chủ đầu tư và các Ban QLDA khi thực hiện một chương
trình, dự án đầu tư bằng nguồn vốn ODA hoặc ngân sách Nhà nước đều có trách nhiệm tiến hành
đánh giá.

1.2 Mục tiêu
Mục tiêu của Môđun Thực hành Đánh giá của Cẩm nang Theo dõi và đánh giá (TD&ĐG)
là nhằm cung cấp những hướng dẫn thiết thực về thực tiễn đánh giá ODA ở các Bộ, cơ quan
trung ương, địa phương và các Ban QLDA ở Việt Nam. Môđun giới thiệu 4 bước áp dụng trong

thực tiễn đánh giá, các phương pháp và công cụ hỗ trợ hoạt động đánh giá, cách tiếp cận trong
đánh giá ở cấp quốc gia, cấp CQCQ (danh mục) và cấp dự án.
Ngồi ra, cịn có Mơđun dành cho cấp lãnh đạo giới thiệu về thể chế đánh giá ở Việt
Nam1 và Môđun hướng dẫn về thực hành theo dõi2. Các tài liệu đào tạo đội ngũ cán bộ làm công
tác đánh giá được trình bày trong Mơđun dành cho các cán bộ nguồn và các giảng viên trong
hoạt động đào tạo nâng cao năng lực đánh giá3.

1.3 Hướng dẫn sử dụng Môđun Thực hành Đánh giá
Nếu bạn được giao trách nhiệm đánh giá một dự án ODA đầu tư từ nguồn vốn ngân sách
Nhà nước và/hoặc nguồn vốn ODA, Môđun này sẽ hướng dẫn bạn cách tiến hành 4 bước đánh
giá:
• Bước 1: Chuẩn bị khung lơgíc đánh giá
• Bước 2: Chuẩn bị khung đánh giá và kế hoạch đánh giá
• Bước 3: Thu thập và phân tích dữ liệu
• Bước 4: Báo cáo các kết quả đánh giá nhằm hỗ trợ công tác quản lý.
1

Môđun 1 - Hướng dẫn xây dựng và vận hành hệ thống TD&ĐG ODA tại Việt Nam - Tài liệu phục vụ cấp lãnh đạo
Môđun 2 - Thực hành Theo dõi
3
Môđun 4 - Tài liệu đào tạo TD&ĐG ODA tại Việt Nam

2


Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Môđun Thực hành Đánh giá

2


1.4 So sánh theo dõi và đánh giá
Theo dõi và đánh giá có những chức năng khác nhau và thường phục vụ cho các đối
tượng sử dụng khác nhau. Sử dụng thông tin trong Biểu 1 để kiểm tra xem bạn nên sử dụng
Môđun Thực hành đánh giá hay Môđun Thực hành theo dõi. Nếu bạn phải trả lời các câu hỏi về
theo dõi như báo cáo định kỳ mức độ thực hiện, tiến độ thực hiện hoặc giải ngân, ví dụ như tỷ lệ
giải ngân là bao nhiêu hay những thay đổi so với kế hoạch trong quá trình thực hiện, bạn hãy sử
dụng Môđun Thực hành theo dõi. Nếu bạn phải trả lời các câu hỏi về tác động hay hiệu quả của
đầu tư thì Mơđun Thực hành đánh giá sẽ hỗ trợ bạn.
Biểu 1 : So sánh theo dõi và đánh giá
Theo dõi

Đánh giá

Liên tục hoặc định kỳ
Tình hình thực hiện các mục tiêu đặt ra của
Chương trình

Theo giai đoạn hoặc đột xuất
Đánh giá các mục tiêu của Chương trình trong
mối quan hệ với các mục đích ở cấp độ cao hơn
hoặc với các vấn đề phát triển cần được giải
quyết
Đặt câu hỏi về tính đúng đắn và hợp lý của các
chỉ số định trước
Giải quyết các vấn đề thuộc nhiều phạm vi khác
nhau
Xác định các kết quả dự kiến và ngoài dự kiến
Sử dụng phương pháp định lượng và phương
pháp định tính
Thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau

Trả lời các câu hỏi nhân quả
Thường do các chuyên gia đánh giá độc lập thực
hiện và các cơ quan bên ngoài đề xướng

Các chỉ số tiến độ đã xác định trước được mặc
nhiên là đúng
Theo dõi tiến độ dựa vào một số ít các chỉ số đã
được xác định trước
Tập trung vào các kết quả dự kiến
Sử dụng phương pháp định lượng
Thu thập dữ liệu thường xuyên
Không trả lời các câu hỏi nhân quả
Thường là một chức năng của quản lý nội bộ

Nguồn: SIDA (2004) Looking back, moving forward. SIDA Evaluation Manual (trang 11). SIDAA3753en

1.5 Tài liệu tham khảo chính
Website Theo dõi và Đánh giá Quốc gia (www.mpi.gov.vn/tddg) có cập nhật danh sách
các cuốn cẩm nang và sổ tay theo dõi, trong đó một số cuốn đã cung cấp những thơng tin đặc
biệt hữu ích và phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Các tài liệu tham khảo này cũng đã giúp
chúng tôi rất nhiều trong việc biên soạn Môđun này dành cho những người làm công tác đánh
giá tại Việt Nam. Đặc biệt, chúng tôi ghi nhận sự đóng góp của:
• FASID (2000) Monitoring and evaluation based on the project cycle management
method. Hiệp hội Nghiên cứu Phát triển Quốc tế. Tokyo, Nhật Bản (xem
www.fasid.or.jp);
• FASID (2003) M&E on a shoestring – a manual. Hiệp hội Nghiên cứu Phát triển
Quốc tế. Tokyo, Nhật Bản (xem www.fasid.or.jp);
• IFAD (2002) A guide for project monitoring and evaluation – managing for impact in
rural development. Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế. Roma, Italy (xem
www.ifad.org/ evaluation/);

• SIDA (2004) Looking back, moving forward – SIDA Evaluation Manual. Cơ quan
Phát triển Quốc tế Thụy Điển. Stockholm, Thụy Điển (xem www.sida.se/Sida/jsp/
polopoly.jsp?d=1265&a=25624);
• UNDP (2002) Handbook on M&E for Results. Chương trình Phát triển Liên hợp
quốc, New York, USA (xem www.undp.org/eo/rbm/index.htm).


Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Môđun Thực hành Đánh giá

2

3

Đánh giá dự án ODA

2.1 Chu trình đầu tư
Đánh giá là một bộ phận của chu trình các hoạt động thực hiện đầu tư. Chu trình đầu tư
mơ tả các bước trong quy trình thực hiện dự án ODA. Mặc dù giữa các nhà tài trợ có những thuật
ngữ khác nhau, nhưng chu trình đầu tư có thể tóm tắt thành 5 giai đoạn – Xác định; Chuẩn bị;
Thẩm định và Phê duyệt; Thực hiện và Theo dõi; Đánh giá. Chu trình đầu tư được thể hiện trong
Biểu 2.
Biểu 2 : Chu trình đầu tư
Xác định
Đánh giá
Chuẩn bị

Thực hiện
& Theo dõi


Thẩm định
& Phê duyệt

Để có thêm thơng tin về Chu trình đầu tư, bạn hãy tham khảo trên Website TD&ĐG
Quốc gia (www.mpi.gov.vn/tddg). Những quy định về thể chế của hệ thống theo dõi quốc gia
được giới thiệu trong Môđun thể chế dành cho cấp lãnh đạo4.

2.2 Đánh giá
Đánh giá là kiểm điểm định kỳ 5 tiêu chí liên quan đến tình hình thực hiện dự án ODA:
mức độ phù hợp, hiệu suất, hiệu quả, tác động và tính bền vững. Đánh giá cung cấp thông tin cho
các bên liên quan về kết quả và tác động của dự án, và liệu các kết quả này có hoặc có khả năng
bền vững hay khơng. Thông tin cũng được sử dụng để rút ra các bài học kinh nghiệm cho quá
trình xây dựng các chiến lược hoặc kế hoạch và chuẩn bị các dự án đầu tư trong tương lai.
Đánh giá thường được thực hiện theo 4 giai đoạn trong vòng đời của một dự án ODA:


4

Đánh giá ban đầu hoặc Đánh giá đầu kỳ – một số nhà tài trợ thực hiện đánh giá ban
đầu dưới hình thức thẩm định dự án. Đánh giá ban đầu được thực hiện khi bắt đầu
thực hiện dự án ODA. Trọng tâm tập trung vào mức độ phù hợp;

Môđun 1 - Hướng dẫn xây dựng và vận hành hệ thống TD&ĐG ODA tại Việt Nam - Tài liệu phục vụ cấp lãnh đạo


Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mơđun Thực hành Đánh giá

4




Đánh giá giữa kỳ – do đoàn đánh giá độc lập phối hợp với cơ quan quản lý tiến hành.
Trọng tâm của đánh giá giữa kì là mức độ phù hợp, hiệu quả và hiệu suất;



Đánh giá kết thúc hoặc Đánh giá cuối kỳ– do các chuyên gia đánh giá độc lập
hoặc/và Ban QLDA tiến hành sau khi hoàn thành dự án. Trọng tâm tập trung vào hiệu
suất và tính bền vững;



Đánh giá tác động hoặc Đánh giá sau dự án – do các chuyên gia đánh giá độc lập
tiến hành, thường từ 3 – 5 năm sau khi kết thúc dự án. Trọng tâm là tác động và tính
bền vững.

Mối quan hệ giữa các loại hình đánh giá và 5 tiêu chí được thể hiện trong Biểu 3.
Biểu 3 : Mối quan hệ giữa các loại hình và các tiêu chí đánh giá
Đánh giá
ban đầu

Theo dõi

Đánh giá
giữa kỳ

Đánh giá
kết thúc


Đánh giá
tác động

Mức độ phù hợp
Hiệu quả
Hiệu suất
Tác động
Tính bền vững
Ghi chú: = kiểm chứng dựa trên dự báo và triển vọng
hiện có chọn lọc theo nhu cầu.

= kiểm chứng dựa trên kết quả thực hiện

= kiểm chứng được thực

Nguồn: FASID (2000) Monitoring and evaluation based on the project cycle management method. Hiệp hội Nghiên cứu Phát triển
Quốc tế. Tokyo, Nhật Bản

Đánh giá dự án ODA là một hoạt động định kỳ nhằm:


phân tích và làm rõ mối quan hệ tương tác giữa các kết quả đạt được trên thực tế với
các mục tiêu được xác định trong văn kiện dự án đã được cấp có thẩm quyền phê
duyệt;



xác định các vướng mắc nảy sinh hoặc tiềm ẩn để kiến nghị các hành động xử lý hữu
hiệu hoặc những biện pháp phịng ngừa;




đảm bảo tuân thủ đầy đủ quy trình quản lý.

Định nghĩa trên cũng nhất quán với định nghĩa của OECD-DAC, trong đó mơ tả đánh giá
là hoạt động mang tính hệ thống và khách quan nhằm đánh giá một dự án đang thực hiện hoặc
đã kết thúc. Mục tiêu là nhằm xác định mức độ phù hợp và kết quả đạt được của mục tiêu, hiệu
suất phát triển, hiệu quả, tác động và mức độ bền vững. Đánh giá cần cung cấp những thơng tin
đáng tin cậy và bổ ích, tạo điều kiện để sử dụng các bài học kinh nghiệm vào q trình ra quyết
định của Chính phủ Việt Nam (CPVN) và các nhà tài trợ.
Đánh giá là hoạt động định kỳ hoặc đột xuất, nhằm xác định liệu một thay đổi nào đó
xảy ra có phải là kết quả của các hoạt động đầu tư hoặc sản phẩm đầu ra hay không. Những “từ
then chốt” này đã phân biệt rất rõ sự khác nhau giữa đánh giá và theo dõi bởi trọng tâm của theo
dõi là quá trình quản lý liên tục và đo lường tiến độ hàng ngày.


Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Môđun Thực hành Đánh giá

5

Đánh giá thực hiện theo 5 tiêu chí được xác định trong Các nguyên tắc đánh giá hỗ trợ
phát triển5 của DAC.
• Mức độ phù hợp
• Hiệu quả
• Hiệu suất
• Tác động
• Tính bền vững.

2.3 Các nhiệm vụ đánh giá chủ yếu trong chu trình đầu tư

Thực hiện một chu trình đầu tư cần bao gồm các nhiệm vụ đánh giá chủ yếu nêu trong
Biểu 4 dưới đây:
Biểu 4: Các nhiệm vụ đánh giá chủ yếu trong chu trình đầu tư

Xác định, chuẩn
bị, thẩm định dự
án (đánh giá ban
đầu)

Thiết lập phạm vi và mục đích của hệ thống đánh giá
Xác định các câu hỏi và chỉ số hoạt động chủ yếu cùng cơ chế
theo dõi
Xây dựng và phân tích khung lơgíc
Xác định cơ cấu tổ chức cho đánh giá
Xây dựng Điều khoản giao việc cho các chuyên gia đánh giá
Đưa ra quy trình tiến hành đánh giá ngay từ khi bắt đầu dự án
Xây dựng ngân sách đánh giá dự kiến
Tập hợp tài liệu về các nội dung trên trong khung đánh giá

Đánh giá
giữa kỳ

Thu thập thông tin để đánh giá giữa kỳ
Xây dựng khung đánh giá và lập kế hoạch
Tạo thuận lợi cho đánh giá nội bộ để chuẩn bị cho quá trình
đánh giá giữa kỳ độc lập
Hỗ trợ đáp ứng các u cầu thơng tin từ đồn đánh giá giữa kỳ
Điều chỉnh hệ thống đánh giá khi cần thiết

Đánh giá hoàn

thành và đánh
giá kết thúc

Xây dựng khung đánh giá và kế hoạch đánh giá
Tổ chức hội thảo và các nghiên cứu thực địa cùng với các bên
tham gia nhằm đánh giá các tác động
Rút ra bài học kinh nghiệm cho giai đoạn tiếp theo và/hoặc cho
các dự án khác

Đánh giá sau dự
án hoặc đánh giá
tác động

Xây dựng khung lơgíc đánh giá
Xây dựng kế hoạch đánh giá
Thu thập và phân tích dữ liệu
Rút ra kết luận từ q trình đánh giá

Nguồn: Trích IFAD (2002) A guide for project monitoring and evaluation (xem www.ifad.org )

5

Các nguyên tắc đánh giá hỗ trợ phát triển, Uỷ ban Hỗ trợ Phát triển (DAC) của OECD, 1991


Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Môđun Thực hành Đánh giá

3


6

Các nguyên tắc và tiêu chí đánh giá

3.1 Thơng tin cơ bản
Đánh giá được tiến hành định kỳ và khách quan đối với một dự án ODA đang thực hiện
hoặc đã hoàn thành. Mục đích là để xác định mức độ phù hợp và hoàn thành các sản phẩm đầu ra
và các kết quả của dự án, hiệu suất phát triển, hiệu quả, tác động và tính bền vững. Đánh giá phải
cung cấp các thông tin đáng tin cậy và hữu dụng, tạo điều kiện rút ra các bài học kinh nghiệm
cho quá trình ra quyết định của nước tiếp nhận viện trợ và nhà tài trợ. Q trình này được tóm tắt
trong Biểu 5.
Các mục đích chính của đánh giá:


hồn thiện các chính sách phát triển và các dự án trong tương lai dựa trên những bài
học kinh nghiệm được đúc kết;



tạo điều kiện thực hiện trách nhiệm giải trình bao gồm cả việc cung cấp thông tin cho
công chúng.

Các cơ quan quản lý ODA của CPVN và nhà tài trợ phải có một chính sách đánh giá làm
cơ sở để xây dựng các tài liệu hướng dẫn, phương pháp luận, xác lập vai trị và trách nhiệm trong
việc thực hiện cơng tác đánh giá, sử dụng các kết quả phục vụ cơng tác quản lý. Chương trình
đánh giá được xây dựng trên tinh thần quan hệ đối tác giữa CPVN và các nhà tài trợ phải hỗ trợ
và phục vụ chính sách này.
Biểu 5 : Tóm tắt q trình đánh giá

Nguồn: Trích FASID (2000) Monitoring and evaluation based on the project cycle management method. Hiệp hội Nghiên cứu Phát

triển Quốc tế. Tokyo, Nhật Bản


Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Môđun Thực hành Đánh giá

7

3.2 Các nguyên tắc đánh giá
Các nguyên tắc sau đây đặt ra những yêu cầu quan trọng nhất của quá trình đánh giá dựa
trên các chính sách và thực tiễn hiện nay cũng như kinh nghiệm quốc tế về đánh giá và phản hồi
các kết quả.


Chi phí hiệu quả – Các lợi ích thu được từ quá trình đánh giá lớn hơn chi phí tiến
hành đánh giá;



Sử dụng các kết quả phục vụ cho công tác quản lý – Các bài học đúc kết từ hoạt
động đánh giá và các kết quả của các đánh giá khác phải được sử dụng để hỗ trợ quản
lý các kết quả phát triển;



Tính hữu dụng - Những phát hiện từ hoạt động đánh giá phải được nhận xét là phù
hợp và hữu dụng đồng thời phải được trình bày một cách rõ ràng và chuẩn xác;




Cơng minh và độc lập – Quá trình đánh giá phải công minh và độc lập về chức năng
đối với quá trình liên quan đến xây dựng chính sách, cung cấp và quản lý ODA;



Độ tin cậy – Độ tin cậy của đánh giá tùy thuộc vào trình độ chun mơn và sự độc
lập của các chuyên gia đánh giá và mức độ minh bạch của quá trình đánh giá. Độ tin
cậy đòi hỏi đánh giá phải nêu được cả những thành cơng và thất bại;



Sự tham gia – Trong điều kiện có thể và phù hợp, các nhà tài trợ, quốc gia đối tác và
các đối tượng thụ hưởng nên cùng nhau tham gia vào q trình đánh giá;



Hài hồ thủ tục – Cần khuyến khích hài hồ thủ tục giữa các nhà tài trợ để xây dựng
các phương pháp đánh giá, chia sẻ báo cáo và thông tin, cải tiến cách tiếp cận các
phát hiện từ hoạt động đánh giá;



Lập chương trình đánh giá – Một kế hoạch tổng thể phải được cơ quan đánh giá các
hoạt động hỗ trợ phát triển xây dựng. Các hoạt động cần đánh giá phải được phân
loại, sắp xếp theo mức độ ưu tiên và đưa vào kế hoạch;



Thiết kế chuyên nghiệp – Bất kỳ một đánh giá nào cũng phải được thiết kế và lập kế
hoạch một cách chuyên nghiệp, các điều khoản giao việc được đưa ra nhằm xác định

mục đích và phạm vi, mô tả phương pháp, xác định tiêu chuẩn, quyết định nguồn lực
và thời gian cần thiết để hồn thành đánh giá.

3.3 5 tiêu chí đánh giá
Có 5 tiêu chí có thể được sử dụng trong đánh giá: mức độ phù hợp, hiệu quả, hiệu suất,
tác động và tính bền vững. Ý nghĩa của mỗi tiêu chí và mối quan hệ giữa các tiêu chí với các cấp
độ mục tiêu trong khung lơgíc được miêu tả trong Biểu 6. Các mối quan hệ tương quan đến từ
mỗi tiêu chí đến cấp độ mục tiêu trong khung lơgíc được tóm tắt trong Biểu 7.


Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Môđun Thực hành Đánh giá

8

Biểu 6 : Nội dung chính của 5 tiêu chí đánh giá
Hiệu suất

Hiệu quả

Mục đích
Mục tiêu
Kết quả

Đầu ra
Hoạt động
Đầu vào

Mức chuyển
hóa từ các

yếu tố đầu
vào thành
các sản
phẩm đầu
ra?

Mục tiêu có
đạt được
hay khơng,
và các sản
phẩm đầu
ra đã đóng
góp ở mức
độ nào?

Tác động

Mức độ phù hợp

Tính bền vững

Những tác
động tích
cực và tiêu
cực, trực
tiếp hoặc
gián tiếp mà
dự án đã
tạo ra?


Liệu mục tiêu và
mục đích tổng thể
cịn có ý nghĩa là
mục tiêu của dự
án vào thời điểm
đánh giá hay
khơng?

Các cơ quan Việt
Nam có thể duy trì
các tác động tích cực
đến mức độ nào sau
khi hồn thành các
hoạt động của dự
án?

Nguồn: Trích FASID (2000) Monitoring and evaluation based on the project cycle management method. Hiệp hội Nghiên cứu Phát
triển Quốc tế. Tokyo, Nhật Bản

Biểu 7 : Đánh giá hiệu quả và hiệu suất
Mục đích

Mục tiêu

Tác động và
mức độ phù hợp

Các kết quả
Hiệu quả


Tính bền vững

Các sản phẩm đầu ra

Các hoạt động

Hiệu suất

Các yếu tố đầu vào

Nhu cầu của các bên
tham gia và kết quả
dự kiến

Không nhất thiết phải xác định tất cả các tiêu chí trên trong một lần đánh giá. Nhìn
chung, đánh giá kiểm tra các vấn đề về “hiệu quả”, “mức độ phù hợp”, “tác động” và “tính bền
vững”. Vấn đề “hiệu suất” thường được giải đáp thơng qua q trình theo dõi hoặc các đánh giá
giữa kỳ. Các tiêu chí được giới thiệu ở trên và ví dụ về những câu hỏi chủ yếu liên quan đến
từng tiêu chí được thể hiện trong Biểu 8.


Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Môđun Thực hành Đánh giá

9

Hiệu suất
Hiệu suất đo lường mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và các sản phẩm đầu ra – cả
định tính và định lượng. Đây là thuật ngữ kinh tế cho biết dự án ODA sử dụng các nguồn lực với
chi phí thấp nhất có thể để đạt được các kết quả mong muốn. Điều này thường địi hỏi phải có

nhiều phương pháp lựa chọn để so sánh với mục tiêu là đạt được cùng một đầu ra, từ đó lựa chọn
quy trình hiệu suất nhất. Khi đánh giá hoặc theo dõi hiệu suất, cần xem xét các câu hỏi sau:


Chi phí cho các hoạt động có hiệu suất khơng?



Các kết quả và mục tiêu có đạt được theo đúng tiến độ đề ra hay khơng?



Đầu tư có được thực hiện hiệu suất nhất so với các phương án khác hay không?

Hiệu quả
Hiệu quả là thước đo mức độ đạt được các kết quả và mục tiêu của một hoạt động phát
triển. Khi đánh giá hiệu quả của một dự án ODA, cần xem xét các câu hỏi sau:


Mức độ các kết quả và mục tiêu đạt được hoặc có khả năng đạt được?



Những nhân tố chính tác động đến việc đạt được hay không đạt được các kết quả và
mục tiêu?

Biểu 8 : Các câu hỏi chủ yếu liên quan đến 5 tiêu chí đánh giá
Tiêu chí
Hiệu suất


Các câu hỏi chủ yếu



Hiệu quả






Tác động





Mức độ phù hợp





Tính bền vững





Liệu có thể giảm bớt số lượng các yếu tố đầu vào mà vẫn đạt được các sản

phẩm đầu ra như mong muốn hay khơng?
Các yếu tố đầu vào hiện có được sử dụng đúng hướng để tạo ra các sản phẩm
đầu ra hay không?
Mục tiêu dự kiến đã đạt được chưa?
Liệu mục tiêu có đạt được vào cuối giai đoạn đầu tư hay khơng?
Có những sản phẩm đầu ra nào cần tăng cường để đạt được mục tiêu đầu tư?
Liệu có thể giảm bớt các sản phẩm đầu ra mà không ảnh hưởng đến việc đạt
được mục tiêu hay khơng?
Có tác động tiêu cực nào khơng? – Nếu có, có thể giảm thiểu được khơng?
Có những tác động tích cực nào khơng? – Nếu có, có thể tối đa hóa được
khơng?
Mức độ đóng góp của dự án ODA đối với các mục tiêu dài hạn hơn như thể
nào?
Hoạt động đầu tư có nhất quán với các mục tiêu chiến lược quốc gia hay
khơng?
Liệu dự án ODA cịn đáp ứng các u cầu của đối tượng thụ hưởng hay
khơng?
Có cần thiết phải thay đổi hoạt động đầu tư để phù hợp hơn với các mục tiêu
chiến lược quốc gia?
Liệu các cơ quan Việt Nam tham gia dự án ODA có tiếp tục các hoạt động một
cách độc lập sau khi kết thúc giai đoạn đầu tư?
Liệu cộng đồng tham gia dự án ODA có tiếp tục các hoạt động một cách độc
lập sau khi kết thúc giai đoạn đầu tư?
Những hoạt động nào có thể thay đổi để tăng cường tính tự lực?

Nguồn: Trích FASID (2000) Monitoring and evaluation based on the project cycle management method. Hiệp hội Nghiên cứu Phát
triiển Quốc tế. Tokyo, Nhật Bản


Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Môđun Thực hành Đánh giá

10

Tác động
Tác động đề cập đến những thay đổi tích cực và tiêu cực do hoạt động phát triển tạo ra,
trực tiếp hoặc gián tiếp, chủ ý hay không chủ ý. Khái niệm này liên quan đến các tác động và
hiệu ứng chính bắt nguồn từ hoạt động dựa trên các chỉ số xã hội, kinh tế, môi trường và các chỉ
số phát triển khác. Khi xem xét tác động phải dựa trên các kết quả đạt được do vơ tình hay hữu ý
và phải tính đến tác động tích cực và tiêu cực của các nhân tố bên ngoài như thay đổi các điều
kiện thương mại và tài chính. Khi đánh giá tác động của một dự án ODA cần xem xét các câu
hỏi sau:


Những gì đã xảy ra như một kết quả của dự án ODA?



Hoạt động đầu tư đã tạo ra những sự khác biệt thực sự nào đối với đối tượng thụ
hưởng?



Có bao nhiêu người chịu tác động của hoạt động đầu tư?

Mức độ phù hợp
Mức độ phù hợp đề cập đến mức độ thích hợp của dự án ODA đối với các ưu tiên và
chính sách của nhóm đối tượng, quốc gia đối tác và nhà tài trợ. Khi đánh giá mức độ phù hợp
cần xem xét các câu hỏi sau:



Mục tiêu và mục đích của dự án ODA có cịn phù hợp hay khơng và mức độ phù hợp
đến đâu?



Các hoạt động và các sản phẩm đầu ra của dự án ODA có nhất quán với mục đích
tổng thể và đạt được các mục tiêu của dự án hay khơng?



Các hoạt động và sản phẩm đầu ra của dự án ODA có nhất quán đối với các tác động
và hiệu ứng dự kiến hay khơng?

Tính bền vững
Tính bền vững liên quan đến việc xác định liệu các lợi ích của dự án ODA có khả năng
tiếp tục được duy trì sau khi nguồn vốn của nhà tài trợ cho hoạt động đầu tư đã kết thúc. Dự án
ODA cần đảm bảo tính bền vững về mơi trường và tài chính. Khi đánh giá tính bền vững của
một dự án ODA cần xem xét các câu hỏi sau:


Mức độ duy trì các lợi ích của dự án ODA sau khi nguồn vốn tài trợ kết thúc?



Những nhân tố chính nào tác động đến việc đạt được hay khơng đạt được tính bền
vững của dự án?


Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Môđun Thực hành Đánh giá

4

11

Lựa chọn phạm vi đánh giá

4.1 Đánh giá cấp quốc gia, đánh giá cấp cơ quan chủ quản và đánh
giá cấp dự án
Đánh giá ở Việt Nam được thực hiện ở ba cấp độ:


Cấp quốc gia – Đánh giá các kết quả ở tầm chiến lược của quốc gia được xác định
trong các chính sách của Chính phủ như Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm hoặc Đề
án định hướng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA thời kì 2006-2010;



Cấp cơ quan chủ quản (danh mục) – Đánh giá danh mục các dự án và chương trình
bao gồm các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình ngành hoặc các đầu tư
theo phương pháp tiếp cận ngành với sự hỗ trợ của các nhà tài trợ như Chương trình
135, Chương trình mục tiêu quốc gia 2 hay Hỗ trợ chương trình ngành lâm nghiệp
của Cơ quan Phát triển Quốc tế Đan Mạch (DANIDA);



Cấp dự án – Đánh giá các dự án cụ thể dựa trên các mục tiêu, khung thời gian và
ngân sách được xác định trong Văn kiện dự án như Báo cáo nghiên cứu khả thi hay
Báo cáo thẩm định.


Biểu 9 minh họa mối quan hệ giữa các phạm vi đánh giá đối với dự án ODA tại Nhật
Bản.
Biểu 9 : Ví dụ về mối quan hệ giữa 3 phạm vi đánh giá

Nguồn: Bộ Ngoại giao Nhật Bản (2003) ODA Evaluation Guidelines. Phòng Đánh giá, Ban Hợp tác Kinh tế, Bộ Ngoại giao Nhật
Bản, Tokyo, Nhật Bản

Môđun Thực hành đánh giá tập trung vào đánh giá ở cấp CQCQ (danh mục) và cấp dự
án. Phần 5 trình bày 4 bước đánh giá với các ví dụ về đánh giá ở cấp dự án là cấp có phạm vi
đánh giá ODA phổ biến nhất ở Việt Nam. Phần 6 giới thiệu thêm các phương pháp, cơng cụ và
ví dụ về đánh giá ở cấp CQCQ (danh mục). Đánh giá ở cấp quốc gia thường sử dụng các bước
tương tự nêu tại Phần 5 và phương pháp sử dụng trong đánh giá ở cấp CQCQ (danh mục) nêu tại
phần 6.


Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mơđun Thực hành Đánh giá

12

4.2 Kiểm tốn thực hiện
Kiểm tốn thực hiện là một hình thức đánh giá định kỳ tình hình thực hiện, thích hợp với
các dự án có quy mơ lớn hoặc phức tạp, bao gồm cả dự án ODA và dự án đầu tư từ ngân sách
Nhà nước. Mục tiêu của kiểm toán thực hiện nhằm kiểm chứng một cách độc lập số lượng và
chất lượng các yếu tố đầu vào được sử dụng và các hoạt động được triển khai trong quá trình
thực hiện để đảm bảo hiệu suất của dự án. Kiểm toán thực hiện khác với giám sát ở chỗ giám sát
chủ yếu tập trung vào mức độ tuân thủ các quy định của Chính phủ. Kiểm tốn thực hiện nên
được tiến hành ít nhất 6 tháng một lần, nhưng tốt nhất là hàng quý trong giai đoạn thực hiện đối
với các dự án lớn và phức tạp.

Kiểm toán thực hiện nên do các chuyên gia tư vấn hoặc cán bộ của Chính phủ độc lập với
Ban QLDA và chủ dự án/chủ đầu tư tiến hành nhằm đảm bảo tính khách quan. Các chun gia
kiểm tốn thực hiện phải có đủ năng lực kỹ thuật để đánh giá số lượng và chất lượng của các yếu
tố đầu vào được sử dụng và hoạt động đã triển khai trong quá trình thực hiện dự án đang được
xem xét. Tốt nhất là nhóm cán bộ kiểm toán thực hiện nên do bên thứ ba tuyển chọn (có thể là
nhà tài trợ hoặc CQCQ) để đảm bảo họ hoàn toàn độc lập với các cơ quan thực hiện dự án là Ban
QLDA và chủ dự án/chủ đầu tư.
Kiểm toán thực hiện tốt sẽ kiểm chứng một cách độc lập các yếu tố đầu vào và hoạt động.
Các CQCQ có thể sử dụng những thơng tin này để giám sát và quản lý chủ dự án/chủ đầu tư và
Ban QLDA khi ra các quyết định liên quan đến:


thực hiện dự án có hiệu suất;



quản lý hiệu quả nhà thầu và quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào của nhà thầu để
thực hiện các hoạt động của dự án;



áp dụng các phương pháp và công cụ quản lý dự án theo thông lệ tốt nhất;



sử dụng các chỉ số cảnh báo sớm để thực hiện hiệu suất các kết quả dự kiến.

Kiểm toán thực hiện hỗ trợ các CQCQ thực hiện vai trò giám sát quy định tại các văn bản
pháp lý về quản lý ODA và đầu tư công. Nếu được thực hiện hiệu quả, kiểm tốn thực hiện cịn
hỗ trợ so sánh đánh giá việc sử dụng các yếu tố đầu vào và thực hiện hoạt động, góp phần đạt

được hiệu suất của dự án và giảm tham nhũng.
Về cơ bản, kiểm tốn thực hiện bao gồm:


Kiểm chứng độc lập các yếu tố đầu vào và hoạt động trong quá trình thực hiện dự án,
tập trung vào tình hình thực hiện thơng qua việc đo lường chất lượng và số lượng sản
phẩm đầu ra và so sánh đánh giá các yếu tố đầu vào và hoạt động;



Sử dụng hệ thống theo dõi thống nhất để theo dõi và so sánh đánh giá những thay đổi
so với kế hoạch của các chỉ số về đấu thầu, thực hiện hợp đồng, an sinh xã hội và tiến
độ giải ngân tại cấp quốc gia và cấp ngành;



So sánh đánh giá theo vùng về giá cả, tỷ lệ giải ngân, thời gian thực hiện tại cấp quốc
gia và cấp ngành cũng như các kiểu dự án có thể so sánh với các quốc gia khác;



Theo dõi tại cộng đồng một cách có hệ thống đối với các dự án có những cơng trình
quy mơ nhỏ tại địa phương, sử dụng hệ thống có sự tham gia đơn giản để các nhóm
thụ hưởng tại địa phương có thể tham gia theo dõi và so sánh đánh giá hiệu suất của
quá trình thực hiện và chất lượng đầu ra.



×