Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

TRÌNH BÀY PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN BẰNG CÁCH KẾT HỢP CÁC MẶT ĐỐI LẬP Triết Học Mác LêNin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.26 KB, 9 trang )

ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH DOANH UEH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


BÀI TẬP CÁ NHÂN
ĐỀ TÀI: TRÌNH BÀY PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN BẰNG
CÁCH KẾT HỢP CÁC MẶT ĐỐI LẬP. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÀY
VÀO VIỆC GIẢI QUYẾT MỘT MÂU THUẪN CỤ THỂ NẢY SINH TRONG
CUỘC SỐNG CỦA BẠN

Môn học : Triết Học Mác LêNin
Giảng viên hướng dẫn : TS. Trần Nguyên Ký
Mã học Phần : 22D9PHI51002308
Sinh viên : Nguyễn Thị Phương Thùy
MSSV : 31211570321
Lớp : AD001
Email :


Thành phố Vĩnh Long, ngày 11 tháng 2 năm 2022


MỤC LỤC
Lời nói đầu................................................................................................1
Chương 1 : Phương pháp giải quyết mâu thuẫn bằng cách kết hợp các
mặt đối lập.................................................................................................2
1. Vấn đề thống nhất giữa các mặt đối lập trong giải quyết mâu thuẫn.......................2
2. Vấn đề đấu tranh giữa các mặt đối lập trong giải quyết mâu thuẫn.........................4
3. Ý nghĩa phương pháp luận....................................................................................... 4


Chương 2 : Vận dụng phương pháp này vào việc giải quyết một mâu
thuẫn cụ thể này nảy sinh trog cuộc sống của bạn....................................5
Tài liệu tham khảo....................................................................................5


LỜI NÓI ĐẦU
Mọi sự vật hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập tạo
thành những mâu thuẫn, sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc của
sự vận động và phát triển, làm cho cái cũ mất đi và cái mới ra đời thay thế. Khi đất nước
bước vào nền kinh tế thị trường, bên cạnh những thành tựu kinh tế đồng thời cũng xuất
hiện tình trạng bất cơng xã hội, những quan niệm không đúng về mâu thuẫn trong xã hội
ngày càng trở nên gay gắt. Về các mặt đối lập, coi đây là những hiện tượng bất thường
cần phải loại trừ. Các quan điểm phiến diện này làm cản trở q trình giải quyết mâu
thuẫn. Nó mang lại nhiều khó khăn cho việc kết hợp đúng đắn các mặt đối lập nhằm đem
lại những lợi ích thiết thực cho cơng cuộc xây dựng đất nước. Do đó,việc kết hợp các mặt
đối lập một cách biện chứng, có nguyên tắc theo tinh thần của V.I.Lênin là một đòi hỏi
cấp thiết. Như vậy, việc tìm ra phương pháp giải quyết mâu thuẫn bằng cách kết hợp các
mặt đối lập có một ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc đổi mới.
Em xin chân thành cảm ơn thầy TS Trần Nguyên Ký vì sự giảng dạy tận tụy và
cuốn sách “ SỰ KẾT HỢP CÁC MẶT ĐỐI LẬP TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY” do thầy làm tác giả đã giúp em rất
nhiều trong quá trình làm bài. Em xin chân thành cảm ơn Thầy!

1


Chương 1 : Phương pháp giải quyết mâu thuẫn bằng cách kết hợp các
mặt đối lập
Trong tư tưởng biện chứng của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về mâu thuẫn, khi
quan niệm nguồn gốc của mọi sự vận động, phát triển của sự vật khách quan đều bắt

nguồn từ mâu thuẫn bên trong, các ông luôn chú trọng giải quyết những vấn đề liên quan
đến mâu thuẫn, đó là vấn đề thống nhất, vấn đề đấu tranh và các vấn đề kết hợp các mặt
đối lập. Trong đó vấn đề kết hợp các mặt đối lập được các ơng xem xét với tính cách là
một biểu hiện hoạt động của chủ thể con người trong việc giải quyết một số mâu thuẫn xã
hội cụ thể nhất định, trên cơ sở nhận thức sự đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập
trong mâu thuẫn này.
Sự thống nhất, đấu tranh các mặt đối lập chính là hai xu hướng tác động khác nhau
mặt đối lập. Trong đó hai xu hướng này tạo ra loại mâu thuẫn đặc biệt, từ đó mâu thuẫn
biện chứng bao gồm sự thống nhất và sự đấu tranh của mặt đối lập. Trong quá trình phát
triển và vận động thì sự thống nhất, đấu tranh của mặt đối lập không tách rời nhau.
1. Vấn đề thống nhất giữa các mặt đối lập trong giải quyết mâu thuẫn
Sự thống nhất tạo nên những nhân tố “đồng nhất” của các mặt đối lập. Khi ở một mức
độ nào đó chúng sẽ có thể chuyển hóa cho nhau. Sự thống nhất của các mặt đối lập cũng
có biểu hiện tác động ngang nhau, đó chỉ là trạng thái vận động khi có sự diễn ra căn
bằng.
Trong lý luận biện chứng Mácxít, vấn đề thống nhất giữa các mặt đối lập trong mâu
thuẫn cũng được xem xét. Trong mối quan hệ giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn, sự
thống nhất các mặt đối lập thể hiện tính ràng buộc, quy định lẫn nhau, làm điều kiện cho
sự tồn tại của nhau.
Trong lý luận về mâu thuẫn của V.I.Lênin, sự thống nhất của các mặt đối lập biện
chứng là một thực tế khách quan chứ không phải do sự suy nghĩ chủ quan của con người
tạo ra. Ngồi ra, sự thống nhất cịn đóng vai trị quan trọng đối với sự đấu tranh, sự phát
triển của sự vật.
Rõ ràng vai trò của sự thống nhất các mặt đối lập biểu hiện như là điều kiện cần dể có
thể thực hiện được các cuộc đấu tranh giữa chúng và qua đó mới có thể thực hiện được sự
phát triển của bản thân sự vật. Một sự vật chỉ có thể tồn tại và phát triển nếu bản thân nó
chứa đựng một sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập của nó. Thống nhất là
điều kiện của đấu tranh, muốn đấu tranh thì phải thống nhất, đồng thời thống nhất là dẫn
đến đấu tranh. Đấu tranh là nội dung bên trong của thống nhất, cịn thống nhất là hình
thức truyền tải đấu tranh.



Trog lý luận biện chứng Mácxít, bên cạnh vấn đề đấu tranh và thống nhất, vấn đề kết
hợp giữa các mặt đối lập cũng được đặt ra và giải quyết.
Khi đề cập tới vấn đề thống nhất của các mặt đối lập trong một mâu thuẫn biện chứng,
người ta có thể tiếp cận theo các góc độ sau:
 Xem xét sự thống nhất của các mặt đối lập từ góc độ thể bản luận ( sự thống nhất
khách quan vốn có của nó)
 Xem xét sự thống nhất của các mặt đối lập dưới gốc độ phương pháp luận
 Xem xét sự thống nhất các mặt đối lập dưới gốc độ thực tiễn
Trong thực tế xã hội, không giống như ở giới tự nhiên, những mâu thuẫn xã hội
thường được biểu hiện qua thái độ nguyện vọng của các lực lượng xã hội. Các mặt đối
lập trong chỉnh thể mâu thuẫn xã hội xã hội thường được biểu hiện ra là một mặt đại diện
cho cái cũ, là lực cản sự phát triển xã hội, còn mặt kia dại diện cho cái mới, các thúc đẩy
xã hội phát triển.
Theo tinh thần của lý luận biện chứng MácXít, khi đề cập đến việc giải quyết mâu
thuẫn biện chứng mácxít nói chung, đương nhiên phải nhận thức được rằng đó là q
trình tự giải quyết. Thuật ngữ tự giải quyết có nghĩa là quá trình giải quyết một mâu
thuẫn xã hội cụ thể nào đó diễn ra một cách khách quan đối với con người, đối với một
lực lượng xã hội nhất định. Con người khơng thể xóa bỏ một mâu thuẫn xã hội, cũng như
thủ tiêu quá trình tự giải quyết của nó. Trái lại, con người chỉ có thể tác động, làm chậm
lại hoặc thúc đẩy nhanh hơn quá trình giải quyết mâu thuẫn xã hội đó, tùy vào mức độ
nhận thức và làm theo tính tất yếu khách quan của việc giải quyết mâu thuẫn xã hội này.
Về mặt khách quan: Giữa các yếu tố, các lực lượng xã hội, tồn tại với tư cách là
những mặt đối lập của nhau phải có những điểm chung, tương đồng đi tới sự điều hòa,
thỏa hiệp trong trong một giới hạn nhất định. Việc kết hợp các mặt đối lập chỉ có thể thực
hiện trong điều kiện hồn cảnh xã hội thuận lợi
Về mặt chủ quan: Việc kết hợp các mặt đối lập chỉ thực hiện được và đạt kết quả
mong muốn khi chủ thể có đủ năng lực và bản lĩnh chính trị cần thiết đáp ứng được yêu
cầu của sự kết hợp này. Đòi hỏi chủ thể ở đây phải có khả năng sớm nắm bắt được yêu

cầu khách quan cũng như thời cơ thuận lợi của việc kết hợp, từ đó tiến hành tổ chức kết
hợp một cách khéo léo, khoa học.
Xét về mặt hình thức, có thể chia hoạt động kết hợp ra làm 3 loại:
 Sự kết hợp khoa học, biện chứng, đúng đắn. Đây là sự kết hợp có nguyên tắc, đảm
bảo nguyên tắc đấu tranh giữa các mặt đối lập. Sự phản ánh này phản ánh đúng
đắn tính biện chứng trong mối quan hệ giữa các mặt đối lập là vừa thống nhất lại
vừa đấu tranh


 Sự kết hợp mang tính triết trung. Sự kết hợp này mang tính tùy tiện, vơ ngun
tắc. Chủ thể kết hợp đã thực hiện hoàn toàn dựa vào ý chí chủ quan, kết hợp bất cứ
cái gì, trong bất kì điều kiện hồn cảnh nào. Sự kết hợp chiết trung khơng đem lại
những giá tri đích thực cho sự phát triển và tiến bộ xã hội.
 Sự kết hợp mang tính cải lương. Đây là sự kết hợp các mặt đối lập không bảo đảm
nguyên tắc đấu tranh giữa chúng với nhau. Sự kết hợp này mang tính nhượng bộ ,
thỏa vô điều kiện, sự thiếu bản lĩnh của chủ thể.
Giải quyết mâu thuẫn theo đúng tinh thần của quy luật, nghĩa là giải quyết kịp thời, triệt
để không khoan nhượng... khi đó mâu thuẫn đóng vai trị là nguồn gốc của sự phát triển.
Không được giải quyết kịp thời, hay giải quyết mâu thuẫn để cho mặt tiêu cực thắng thế,
mâu thuẫn sẽ gây thêm những hậu quả và hệ lụy cho sự vận động và phát triển của sự vật.
2. Vấn đề đấu tranh giữa các mặt đối lập trong giải quyết mâu thuẫn
Các mặt đối lập khơng chỉ thống nhất, mà cịn ln "đấu tranh" với nhau. Đấu tranh
của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau
giữa các mặt đó. Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập hết sức phong phú, đa dạng, tuỳ
thuộc vào tính chất, vào mối liên hệ qua lại giữa các mặt đối lập và tuỳ điều kiện cụ thể
diễn ra cuộc đấu tranh giữa chúng.
Tiếp thu tư tưởng biện chứng của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin sau này cũng đã
nhấn mạnh tới vẫn đề đấu tranh giữa các mặt đối lập, đến mối quan hệ giữa các cuộc đấu
tranh của chúng đối với sự phát triển của sự vật, hiện tượng khách quan. Theo V.I.Lênin,
thì sự phát triển chẳng qua là một cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối lập. Chính cuộc đấu

tranh này đã dẫn đề việc mâu thuẫn bên trong của sự vật được diễn ra liên tục và mang
tính khách quan, tự thân.
Về mặt phương pháp luận, trong quá trình giải quyết một mâu thuẫn xã hội cụ thể nào
đó, địi hỏi chủ thể hoạt động phải có thái độ tơn trọng cuộc đấu tranh giữa các mặt đối
lập trong mâu thuẫn, tạo điều kiện để các mặt đối lập thực hiện tốt cuộc đấu tranh nhằm
thúc đẩy sự phát triển của sự vật hiện tượng.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
Để nhận thức được bản chất của sự vật hoặc tìm ra phương pháp giải pháp cho hoạt
động thực tiễn cần phải nghiên cứu mâu thuẫn của sự vật.
Phân loại và xác định đúng vai trò, giai đoạn tồn tại của từng mâu thuẫn biện chứng
( đặc biệt là mâu thuẫn cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu, mâu thuẫn bên trong,...) đang chi phối
sự vận động, phát triển của bản thân sự vật. Phải biết phân tích cụ thể một mâu thuẫn cụ
thể và đề ra phương pháp giải quyết mâu thuẫn đó.


Việc nghiên cứu quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập hay quy luật
mâu thuẫn có ý nghĩa quan trọng đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn. Bởi mâu
thuẫn là động lực và cũng là nguồn gốc của sự vận động, phát triển, có tính khách quan
phổ biến.

Chương 2 : Vận dụng phương pháp này vào việc giải quyết một mâu
thuẫn cụ thể này nảy sinh trong cuộc sống của bạn
Hiện nay, việc vận dụng lý luận biện chứng các mặt đối lập vào cuộc sống đóng
vai trị vơ cùng quan trọng Trong cuộc sống, chắc hẳn ai cũng sẽ gặp phải những mâu
thuẫn trong đời sống và em cũng không ngoại lệ. Mâu thuẫn giữa việc học và làm thêm là
khi phân bố thời gian ưu tiên cái nào quan trọng hơn đối với bản thân mình. Việc học ở
trong giảng đường đại học giúp chúng ta có thêm kiến thức cũng như là kĩ năng chun
mơn đối với ngành học của mình. Trong khi đó, làm thêm sẽ giúp ta có thêm thu nhập có
thể trang trải cho cuộc sống hằng ngày, hỗ trợ một phần cho gia đình; có thêm kinh
nghiệm, kỹ năng xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích nói trên, việc đi làm thêm

cũng có thể tạo ra những khó khăn, ảnh hưởng khơng tốt đến việc học. Vì vậy, em đã áp
dụng lý luận kết hợp biện chứng các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn trên.
Chúng ta có thể thấy rằng việc học và làm thêm có một số điểm chung với nhau.
Đó chính là cả hai đều bổ sung cho chúng ta những kiến thức, những kỹ năng cần thiết để
áp dụng cho cuộc sống. Bên cạnh đó, cả hai đều phải nỗ lực không ngừng trong một
khoảng thời gian dài để thực hiện nó. Như vậy, đã có sự đối lập giữa việc lựa chọn học
tập hay đi làm thêm và hai mặt đối lập này không thể tách rời nhau mà phait tách động
phụ thuộc lẫn nhau thì mới phát triển được. Hiện nay, các trường đại học đã phân bổ thời
gian đến trường học tập hợp lý cho sinh viên. Ngồi ra, ln có những cơng việc làm
thêm phù hợp cho sinh viên với khoảng thời gian ngắn hơn với mức lương ổn nhằm tạo
điều kiện cho sinh viên trải nghiệm và kiếm việc làm. Chính vì những yếu tố khách quan
trên đã giúp em có thể kết hợp giữa học và làm, phân bổ hai việc này một cách hợp lý.
Em sẽ chọn việc làm thêm phù hợp với khả năng và thời gian của mình, địa điểm làm
việc gần nhà hoặc gần trường để đi lại thuận tiện. Khơng qn nhắc bản thân rằng mục
đích của việc đi làm thêm là trải nghiệm xã hội, kiếm thêm thu nhập, không nên tập trung
quá nhiều vào việc làm mà lơ là việc học làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của mình;
việc học tập vẫn là việc quan trọng nhất và ưu tiên hàng đầu. Em sẽ tối ưu hóa các hoạt
động của mình, hồn thành thật tốt các việc trong thời gian sắp xếp, phân bổ thời gian
hợp lý cho việc học và làm. Nhờ đó, khơng chỉ có kiến thức chun mơn mà em cịn có
những kĩ năng mềm, kĩ năng xã hội, kĩ năng quản lý thời gian, có thêm thu nhập trang
trải cho việc học tập và sinh hoạt.


Tài liệu tham khảo
“Sự kết hợp các mặt đối lập trog thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
hiện nay”, tác giả T.S Trần Nguyên Ký.




×