Tải bản đầy đủ (.pdf) (204 trang)

Giáo trình xã hội học đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 204 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TS. NGUYỄN ĐỖ HƢƠNG GIANG (Chủ biên),
TS. LÈNG THỊ LAN, ThS. CAO ĐỨC MINH

GIÁO TRÌNH

XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƢƠNG

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
NĂM 2022


MÃ SỐ:

01 - 67
ĐHTN - 2022


LỜI NĨI ĐẦU
Giáo trình Xã hội học đại cương được xây dựng trong khung chương
trình đào tạo khối kiến thức đại cương cho các ngành tại trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên. Giáo trình Xã hội học Đại cương trên cơ sở đề cương chi
tiết môn học đã được nghiệm thu và kế thừa những thành tựu của các nhà khoa
học đi trước, đặc biệt là cuốn Bài giảng Elearning môn Xã hội học cho sinh
viên Đại học Thái Nguyên (chủ biên tham gia biên soạn).
Mục tiêu của giáo trình trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản, đại cương
về xã hội học; giúp sinh viên có cái nhìn khái quát về đời sống xã hội; hiểu và
vận dụng tri thức xã hội học vào thực tiễn; đặc biệt là mối liên hệ của tri thức xã
hội học gắn với lĩnh vực nơng lâm nghiệp; giáo trình gồm 8 chương:


Chương 1: Trình bày những vấn đề cơ bản về bản chất của xã hội và xã
hội học, đối tượng nghiên cứu của xã hội học. Phân tích được cơ cấu xã hội
học và mối quan hệ giữa xã hội học với các khoa học khác. Chức năng và
nhiệm vụ của xã hội học trong bối cảnh xã hội hiện nay.
Chương 2: Trình bày những điều kiện, tiền đề cho sự ra đời của xã hội
học, những đóng góp của các nhà xã hội học về đối tượng, quan điểm và
phương pháp nghiên cứu xã hội học để xã hội học trở thành một ngành khoa
học độc lập trong các ngành khoa học xã hội khác.
Chương 3: Những kiến thức cơ bản và cách tiếp cận của xã hội học về cơ
cấu xã hội, cho chúng ta một bức tranh tổng quát, một bộ khung, một bộ dàn về
xã hội, từ đó vạch ra được một chiến lược xây dựng mơ hình xã hội tối ưu đảm
bảo sự vận hành có hiệu quả, thực hiện tốt vai trị xã hội theo chiều hướng tiến
bộ xã hội.
Chương 4: Giới thiệu các khái niệm: hành động xã hội, tương tác xã hội
và quan hệ xã hội; các đặc điểm, các phân loại hành động xã hội, tương tác xã
hội và quan hệ xã hội.
Chương 5: Giới thiệu về các vấn đề nảy sinh trong xã hội như bất bình
đẳng xã hội, phân tầng xã hội; giúp người học biết được một số đặc trưng về bất
3


bình đẳng xã hội và phân tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay cũng như quan điểm
chủ yếu của Đảng và Nhà nước ta về bình đẳng xã hội và sự phân tầng xã hội.
Chương 6: Những vấn đề chung về văn hóa gồm khái niệm, đặc trưng, cơ
cấu của văn hóa; bản chất của q trình xã hội hóa gồm khái niệm, đặc điểm,
các tác nhân và các giai đoạn q trình xã hội hóa; biết vận dụng lý thuyết để
phân tích, giải quyết các tình huống về các mối quan hệ xã hội trong cuộc sống
và vận dụng các giá trị văn hóa truyền thống để tích lũy hệ giá trị cá nhân trước
những biến đổi xã hội, đáp ứng yêu cầu con người mới trong thời đại mới.
Chương 7: Trình bày bản chất, đặc điểm của biến đổi xã hội ở nông thôn

và bản chất của q trình xây dựng nơng thơn mới trong điều kiện thực tế ở
Việt Nam hiện nay.
Chương 8: Giới thiệu cách tiếp cận nghiên cứu xã hội học; các giai
đoạn và bước đi trong một nghiên cứu xã hội học; các loại nghiên cứu xã hội
học. Sinh viên biết cách chọn đề tài nghiên cứu và làm thế nào để thu thập
thơng tin trong q trình nghiên cứu; biết thu thập, xử lý và phân tích thơng
tin xã hội học.
Đóng góp của các tác giả trong quá trình biên soạn như sau: ThS. Cao
Đức Minh, TS. Nguyễn Đỗ Hương Giang biên soạn chương 1, 2, 4; TS. Nguyễn
Đỗ Hương Giang, TS. Lèng Thị Lan biên soạn chương 3; TS. Nguyễn Đỗ
Hương Giang biên soạn chương 5,7,8; TS. Lèng Thị Lan biên soạn chương 6.
Ngồi ra, trong q trình biên soạn giáo trình, nhóm tác giả cịn nhận được sự
hỗ trợ về mặt chuyên môn cho đề cương cũng như nội dung giáo trình của các
chuyên gia, các nhà khoa học đến từ các trường đại học trong và ngoài Đại học
Thái Nguyên.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng với sự mới mẻ của ngành xã hội học ở
Việt Nam cả về nền tảng lý thuyết và kinh nghiệm thực hành nên tài liệu khó
tránh khỏi những thiếu sót, chúng tơi rất mong nhận được sự góp ý của Quý
độc giả để Giáo trình tiếp tục được hồn thiện.
TẬP THỂ TÁC GIẢ

4


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... 10
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................... 11
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ 11
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .......................................................................... 12

Chƣơng 1. NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC ......................................................... 13
1.1. KHÁI NIỆM XÃ HỘI HỌC .................................................................. 13
1.2. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC .............................. 14
1.3. MỐI QUAN HỆ CỦA XÃ HỘI HỌC VỚI CÁC KHOA HỌC KHÁC.......16
1.4. CHỨC NĂNG CỦA XÃ HỘI HỌC ...................................................... 17
1.4.1. Chức năng nhận thức ...................................................................... 17
1.4.2. Chức năng thực tiễn ........................................................................ 18
1.4.3. Chức năng tƣ tƣởng ........................................................................ 18
1.5. CƠ CẤU CỦA XÃ HỘI HỌC ............................................................... 20
1.5.1. Xã hội học lý thuyết, xã hội học thực nghiệm và xã hội học
ứng dụng ................................................................................................... 20
1.5.2. Xã hội học đại cƣơng và chuyên ngành.......................................... 20
1.5.3. Xã hội học vi mô và xã hội học vĩ mô ............................................ 20
1.6. NHIỆM VỤ CỦA XÃ HỘI HỌC .......................................................... 20
1.6.1. Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận ......................................................... 21
1.6.2. Nhiệm vụ nghiên cứu thực nghiệm ................................................ 21
1.6.3. Nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng ..................................................... 21
Chƣơng 2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC
XÃ HỘI HỌC ................................................................................................... 23
2.1. SƠ LƢỢC VỀ SỰ RA ĐỜI CỦA XÃ HỘI HỌC ................................. 23
2.1.1. Những biến đổi về tình hình kinh tế - xã hội Châu Âu thế
kỷ XIX: ..................................................................................................... 23
5


2.1.2. Những biến đổi về chính trị xã hội và tƣ tƣởng ở Châu Âu
thế kỷ XIX ................................................................................................ 24
2.1.3. Những biến đổi về mặt lý luận và phƣơng pháp luận
nghiên cứu ................................................................................................ 25
2.2. ĐÓNG GÓP CỦA MỘT SỐ NHÀ SÁNG LẬP KHOA HỌC

XÃ HỘI HỌC ............................................................................................... 27
2.2.1. Auguste Comte (1789 - 1857) ........................................................ 27
2.2.2. Herbert Spencer (1820 - 1903) ....................................................... 29
2.3.2. Karl Marx (1818 - 1883) ................................................................ 31
2.2.4. Emile Durkheim (1858 - 1917) ...................................................... 33
2.3.5. Max Weber (1864 - 1920) .............................................................. 35
2.3. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC HIỆN ĐẠI ...... 38
2.4. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI HỌC Ở VIỆT NAM .........40
Chƣơng 3. CƠ CẤU XÃ HỘI ......................................................................... 42
3.1. KHÁI NIỆM CƠ CẤU XÃ HỘI ............................................................ 42
3.2. PHÂN LOẠI CƠ CẤU XÃ HỘI ........................................................... 44
3.2.1. Vị trí xã hội ..................................................................................... 47
3.2.2. Vị thế xã hội ................................................................................... 49
3.2.3. Vai trị xã hội .................................................................................. 52
4.2.4. Nhóm xã hội ................................................................................... 53
4.2.5. Thiết chế xã hội .............................................................................. 56
4.2.6. Giá trị và các chuẩn mực xã hội (Social Values and Norms) ......... 57
4.2.7. Các mạng lƣới xã hội...................................................................... 57
Chƣơng 4. HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI, TƢƠNG TÁC XÃ HỘI VÀ
QUAN HỆ XÃ HỘI ......................................................................................... 61
4.1. HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI ......................................................................... 61
4.1.1 Khái niệm hành động xã hội ............................................................ 61
4.1.2. Đặc điểm của hành động xã hội ..................................................... 63
4.1.3. Cấu trúc của hành động xã hội ....................................................... 63
6


4.1.4. Phân loại hành động xã hội ............................................................ 65
4.2. TƢƠNG TÁC XÃ HỘI .......................................................................... 66
4.2.1. Khái niệm tƣơng tác xã hội ............................................................ 66

4.2.2. Các lý thuyết của tƣơng tác xã hội ................................................. 67
4.3. QUAN HỆ XÃ HỘI ............................................................................... 70
4.3.1. Khái niệm quan hệ xã hội ............................................................... 70
4.3.2. Chủ thể của quan hệ xã hội............................................................. 70
4.3.3. Quan hệ “tình cảm” thuần tuý có phải là quan hệ xã hội? ............. 71
Chƣơng 5. BẤT BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI VÀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI ......... 73
5.1. BẤT BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI.................................................................. 73
5.1.1. Khái niệm và đặc trƣng của bất bình đẳng xã hội .......................... 73
5.1.2. Một s quan điểm về sự t n tại của bất bình đẳng xã hội .............. 77
5.2. PHÂN TẦNG XÃ HỘI .......................................................................... 90
5.2.1. Khái niệm ....................................................................................... 90
5.2.2. Tháp phân tầng và phân loại phân tầng xã hội ............................... 92
5.2.3. Các hệ th ng phân tầng trong lịch sử ............................................. 95
5.2.4. Liên hệ Phân tầng xã hội ở Việt Nam: ........................................... 96
5.3. DI ĐỘNG XÃ HỘI .............................................................................. 101
5.3.1. Khái niệm di động xã hội ............................................................. 101
5.3.2. Hình thức di động xã hội .............................................................. 102
5.3.3. Những yếu t ảnh hƣởng đến di động xã hội ............................... 103
Chƣơng 6. VĂN HÓA VÀ Q TRÌNH XÃ HỘI HĨA ........................... 106
6.1. VĂN HĨA ........................................................................................... 106
6.1.1. Một s khái niệm .......................................................................... 106
6.1.2. Đặc trƣng của văn hóa .................................................................. 111
6.1.3. Chức năng của văn hóa ................................................................. 114
6.1.4. Cơ cấu của văn hóa ....................................................................... 115
6.2. QUÁ TRÌNH XÃ HỘI HĨA ............................................................... 119
6.2.1. Khái niệm xã hội hóa .................................................................... 119
7


6.2.2. Đặc điểm của q trình xã hội hóa ............................................... 122

6.2.3. Những tác nhân và mơi trƣờng xã hội hóa ................................... 123
6.2.4. Các giai đoạn của quá trình xã hội hóa......................................... 129
Chƣơng 7. BIẾN ĐỔI XÃ HỘI NƠNG THƠN VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI HIỆN NAY ............................................................................... 132
7.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM......................................................................... 132
7.1.1. Khái niệm nông thôn .................................................................... 132
7.1.2. Khái niệm biến đổi xã hội - biến chuyển xã hội ........................... 132
7.1.3. Khái niệm biến đổi xã hội nơng thơn ........................................... 133
7.1.4. Khái niệm đơ thị hóa: ................................................................... 136
7.1.5. Khái niệm nông thôn mới ............................................................. 137
7.2. BIẾN ĐỔI XÃ HỘI NƠNG THƠN TRONG Q TRÌNH
ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP .......................................................................... 139
7.3. CHIẾN LƢỢC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở VIỆT NAM ..... 148
7.3.1. Mục tiêu của chƣơng trình nơng thơn mới ................................... 148
7.3.2. Nhiệm vụ của chƣơng trình xây dựng nông thôn mới .................. 148
7.3.3. Kết quả thực hiện chƣơng trình nơng thơn mới giai đoạn
2010-2020 ............................................................................................... 151
Chƣơng 8. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC .................... 163
8.1. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC LÀ GÌ? .................. 163
8.2. CÁC LOẠI NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC ......................................... 163
8.3. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH MỘT NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC ...... 165
8.4. CÁC PHƢƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN TRONG
NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC ................................................................... 168
8.4.1. Phƣơng pháp phân tích tài liệu ..................................................... 168
8.4.2. Phƣơng pháp ph ng vấn ............................................................... 170
8.4.3. Phƣơng pháp trƣng cầu ý kiến ...................................................... 173
8.4.4. Phƣơng pháp quan sát................................................................... 179
8



8.5. CHỌN MẪU ĐIỀU TRA TRONG NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC ... 181
8.5.1. Khái niệm: .................................................................................... 181
8.5.2. Khung mẫu: là tập hợp các đơn vị của tổng thể mà từ đó sẽ
chọn ra đƣợc mẫu nghiên cứu (Khung mẫu chính là khách thể
điều tra). .................................................................................................. 182
8.5.3. Cỡ mẫu ......................................................................................... 183
8.5.4. Điều tra thử ................................................................................... 186
8.5.5. Thu thập thông tin ........................................................................ 186
8.5.6. Xử lý thông tin và báo cáo kết quả ............................................... 188
CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƢƠNG ........................... 196
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 198
1. TIẾNG VIỆT ........................................................................................... 198
2. TIẾNG ANH ........................................................................................... 202

9


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BCH TW:

Ban chấp hành Trung ƣơng

CNTB:

Chủ nghĩa tƣ bản

CNH – HĐH Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa
ĐCSVN:


Đảng cộng sản Việt nam

DTTS:

Dân tộc thiểu s

HTX:

Hợp tác xã

IPSARD:

Viện Chính sách và Chiến lƣợc Phát triển nơng nghiệp nơng thơn

KCN:

Khu cơng nghiệp

KHCN:

Khoa học cơng nghệ

KHHGĐ:

Kế hoạch hóa gia đình

KHXH:

Khoa học xã hội


NCKH:

Nghiên cứu khoa học

NTM:

Nơng thơn mới

OCOP:

One Commune, One Product (Mỗi xã, phƣờng một sản phẩm)

TNBQ:

Thu nhập bình quân

TP:

Thành ph

PTCĐ:

Phát triển cộng đ ng

10


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Ba lý thuyết chính trong nghiên cứu xã hội học................................ 39

Bảng 5.1. Bất bình đẳng thu nhập thông qua hệ s GINI tại Việt Nam
giai đoạn 2006-2018 .......................................................................... 79
Bảng 5.2. Thu nhập bình quân đầu ngƣời/tháng phân theo 5 nhóm thu
nhập của Việt Nam giai đoạn 2008 - 2020. ....................................... 81
Bảng 7.1. Sự khác biệt giữa Khu vực Nông thôn và Khu vực Đô thị ............. 134
Bảng 7.2. Sự khác biệt giữa kiểu xã hội cổ truyền và xã hội hiện đại ............. 143
Bảng 7.3. Sự khác biệt giữa Xã hội tiền công nghiệp và Xã hội cơng
nghiệp hố ....................................................................................... 145

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Cơ cấu dân s Việt Nam tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019 ............ 45
Hình 3.2. Cơ cấu lao động Việt Nam theo lĩnh vực làm việc năm 2020
và 2021… .......................................................................................... 46
Hình 5.1. Lƣợc đ về bản chất phân tầng xã hội và hành động của
chúng ta ............................................................................................. 94
Hình 5.2. Mơ hình phân tầng xã hội hình " kim tự tháp" ở Việt Nam ............... 98
Hình 7.1. Tƣơng lai nông thôn, đô thị Việt Nam nếu học tập đƣợc kinh
nghiệm thế giới ............................................................................... 160

11


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đ 5.1: Hệ s GINI của các vùng kinh tế giai đoạn 2006 -2020 ............... 80
Biểu đ 5.2. Thu nhập bình quân/ngƣời/tháng khu vực thành thị và nông
thôn của Việt Nam giai đoạn 2010- 2020 ..................................... 82
Biểu đ 5.3: Tỷ lệ nghèo theo vùng ở Việt Nam giai đoạn 2016-2020 ............. 85
Biểu đ 5.4: Tỷ lệ nghèo phân theo thành thị, nông thôn ................................ 100


12


Chƣơng 1
NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC

Mục tiêu của chƣơng: Chƣơng này cung cấp cho ngƣời học hiểu đƣợc bản
chất của xã hội và xã hội học, đ i tƣợng nghiên cứu của xã hội học. Phân tích
đƣợc cơ cấu xã hội học và m i quan hệ giữa xã hội học với các khoa học khác.
Chức năng và nhiệm vụ của xã hội học trong b i cảnh xã hội hiện nay.
1.1. KHÁI NIỆM XÃ HỘI HỌC
Xã hội đƣợc hiểu là một hệ th ng những m i quan hệ của con ngƣời cùng
cƣ trú trên một lãnh thổ (vùng, qu c gia) ở một giai đoạn lịch sử nhất định. Nhƣ
vậy, nói đến xã hội là nói đến tổng hòa những hoạt động và quan hệ xã hội.
Hoạt động của con ngƣời rất đa dạng bao g m: hoạt động sản xuất và tái sản
xuất ra của cải vật chất, của cải tinh thần, hoạt động tổ chức - quản lý xã hội,
hoạt động giao tiếp, hoạt động sản xuất và tái sản xuất ra chính bản thân con
ngƣời. Chính trong q trình đó con ngƣời xác lập quan hệ với nhau, tạo nên
quan hệ xã hội đa dạng: quan hệ về kinh tế, quan hệ về chính trị, quan hệ về dân
tộc, tôn giáo, pháp luật, đạo đức, nghề nghiệp..
Về mặt thuật ngữ, Xã hội học (Sociology) có g c ghép từ chữ Latinh
Socius hay chữ societas nghĩa là xã hội với chữ Hy Lạp ology hay logos có
nghĩa là học thuyết, hay nghiên cứu. Thuật ngữ này hàm ý rằng đây là một
chuyên ngành có bản chất mang tính kết hợp của nhiều ngành (Scott and
Marshall, 2005:625); hay một bộ môn khoa học về các quan hệ xã hội, nó đƣa
ra một cách nhìn mới về xã hội của con ngƣời (Nguyễn Xuân Nghĩa, 2017).
Về mặt lịch sử, Auguste Comte (1798-1857) - ngƣời Pháp, là ngƣời có
cơng đầu trong việc khai sinh ra ngành Xã hội học với việc đặt tên ngành khoa
học này là xã hội học vào nửa đầu thế kỷ XIX, cụ thể là năm 1839 (Fulcher and

Scott, 2011:24). Ông dùng thuật ngữ xã hội học để chỉ một lĩnh vực nghiên cứu
về các quy luật của tổ chức xã hội, học thuyết về xã hội, sự nghiên cứu về xã
hội loài ngƣời. Để nghiên cứu về sự biến đổi, phát triển và các quy luật tổ chức
13


xã hội, ông đã sử dụng các phƣơng pháp so sánh, thực nghiệm, quan sát, phân
tích lịch sử cùng với mơ hình phƣơng pháp luận của khoa học tự nhiên và chủ
nghĩa thực chứng.
Theo John J. Macionis, nhà xã hội học ngƣời Mĩ cho rằng: “Xã hội học là
bộ môn khoa học nghiên cứu một cách hệ th ng về xã hội của con ngƣời” (John
J. Macionis, 2011, tr.2).
Theo Anthony Giddens, nhà xã hội học ngƣời Anh nêu: “Xã hội học
nghiên cứu về các nhóm, các xã hội của con ngƣời, đặc biệt nhấn mạnh việc
phân tích thế giới cơng nghiệp hoá” (A. Giddens, 2009, tr.134).
Hay theo OpenStax College: “Xã hội học là nghiên cứu về các nhóm và
tƣơng tác nhóm, nghiên cứu các xã hội và tƣơng tác giữa các xã hội; từ những
nhóm nh cho đến những nhóm rất lớn” (OpenStax College,2016, tr.12).
Phân tích cách tiếp cận qua các nhận định trên, có thể thấy xã hội học là
một bộ môn khoa học, thuộc lĩnh vực khoa học xã hội; nghiên cứu về xã hội
con ngƣời, về cách ứng xử và quan hệ của con ngƣời trong các nhóm, trong các
tổ chức hình thành nên xã hội; xã hội học nghiên cứu từ cấp độ vi mô đến cấp
độ vĩ mô, từ hành vi xã hội, hành động xã hội của con ngƣời cho đến các loại
hình xã hội, mà sau này đƣợc xác định là các hệ th ng xã hội, cơ cấu xã hội.
1.2. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC
Các tài liệu khác nhau có nhiều quan điểm khác nhau về đ i tƣợng nghiên
cứu của xã hội học. Khi khoa học xã hội học xuất hiện, đ i tƣợng nghiên cứu
của xã hội học đƣợc tiếp cận theo cách vĩ mô là nghiên cứu về cơ cấu xã hội, hệ
th ng xã hội; theo cách tiếp cận vi mô là nghiên cứu về hành vi xã hội hay hành
động xã hội của con ngƣời; theo cách tiếp cận tổng hợp là nghiên cứu cả xã hội

loài ngƣời và hành vi xã hội của con ngƣời.
Rõ ràng, đ i tƣợng nghiên cứu của xã hội học là xã hội lồi ngƣời, trong
đó các quan hệ xã hội đƣợc biểu hiện thông qua hành vi xã hội giữa ngƣời với
ngƣời. Chẳng hạn, khi nghiên cứu m i quan hệ của con ngƣời trong gia đình,
bạn bè, cộng đ ng chúng ta có thể tìm ra các hình thức vận động và phát triển
của xã hội; nhƣ thái độ phản ứng lặp đi lặp lại của chúng ta với mọi ngƣời xung
quanh gần nhƣ ổn định, ít thay đổi và tuân theo những chuẩn mực.
14


Chẳng hạn, khi quan sát diễn biến hành vi xã hội của con ngƣời trong đời
s ng xã hội, chúng ta thấy: trong cùng một điều kiện, hồn cảnh, tình hu ng
gi ng nhau, nhƣng do vị thế, vai trò xã hội khác nhau mỗi ngƣời lại có thái độ
hành vi phản ứng khác nhau nhƣ giữa học sinh với giáo viên; giữa học sinh với
học sinh trong một lớp học. Hoặc trong cùng một xã hội, cùng một nền văn hóa
thì có những hành vi ứng xử gi ng nhau trong cùng một tình hu ng nhƣ nhau;
quan niệm bình đẳng trong các m i quan hệ giữa đ ng nghiệp với đ ng nghiệp
trong một cơ quan.
Xã hội học nghiên cứu các quan hệ xã hội của chủ thể xã hội, nghiên cứu
về sự tác động qua lại trong khu vực dân cƣ, tập thể lao động, nhóm xã hội và
gia đình. Đó là m i quan hệ hữu cơ, nảy sinh ảnh hƣởng lẫn nhau, quan hệ biện
chứng với nhau.
Xã hội học nghiên cứu hệ th ng xã hội, ở đây cá nhân đặt trong tƣơng
quan xã hội với nhóm, với các cộng đ ng. Qua đó có thể thấy đƣợc cấu trúc của
hệ th ng xã hội và cấu trúc này có m i liên hệ tác động qua lại với nhau và
đƣợc định hình dƣới dạng thiết chế xã hội, những thiết chế này lại quy định cơ
chế hoạt động của hệ th ng.
Xã hội học nghiên cứu về cơ cấu xã hội với các nhóm các cộng đ ng
khác nhau trong xã hội: ví dụ nhóm dân tộc, tơn giáo, giới tính, tuổi, trình độ
học vấn, nghề nghiệp…Xã hội học nghiên cứu nhóm cộng đ ng xã hội chính

là nghiên cứu về m i quan hệ, tác động qua lại giữa các cá nhân trong cộng
đ ng về lợi ích để xem xét mức độ gần gũi về quan điểm, tín ngƣỡng về giá
trị, mục tiêu và phƣơng hƣớng hành động nhằm đạt đƣợc mục đích chung. Từ
đó có thể xem xét các mâu thuẫn, xung đột, sự phát triển, có thể dự báo đƣợc
tính ổn định bền vững trong những điều kiện xác định. Mặt khác chúng ta sẽ
thấy đƣợc những đặc thù trong hành vi xã hội của con ngƣời và các chuẩn
mực giá trị, thiết chế, văn hóa là những khn mẫu, chuẩn mực hành vi của
mỗi nhóm ngƣời.
Đ i tƣợng nghiên cứu của xã hội học là các hiện tƣợng xã hội, các sự kiện
xã hội. Đó là những sự kiện có tính chất tập thể khơng phải của một cá nhân
đơn lẻ mà là của nhiều cá nhân, cùng với m i quan hệ của nó.
Nhƣ vậy, nói một cách khái quát, đ i tƣợng nghiên cứu của xã hội học là
m i quan hệ giữa một bên là con ngƣời với tƣ cách là các cá nhân, các nhóm,
15


các cộng đ ng xã hội với một bên là xã hội với tƣ cách là các hệ th ng xã hội,
các thiết chế - định chế xã hội và cơ cấu xã hội. Đặc trƣng của các nghiên cứu
xã hội học là khơng quan tâm ai đó làm hay khơng làm một việc gì mà chỉ
nghiên cứu tác động của xã hội tới cá nhân khi thực hiện một hành động nào đó,
nghiên cứu hành động mà cá nhân thực hiện với tƣ cách là thành viên của một
nhóm xã hội, trong m i tƣơng quan qua lại với những ngƣời khác. Xã hội học là
một khoa học nghiên cứu về các quy luật hình thành, vận động và phát triển
m i quan hệ giữa con ngƣời và xã hội; là một bộ môn nghiên cứu các m i quan
hệ của các sự kiện, các quá trình, cơ cấu và thiết chế xã hội nhằm tìm ra logic
của thực tại xã hội và sự vận động của t n tại đó.
1.3. MỐI QUAN HỆ CỦA XÃ HỘI HỌC VỚI CÁC KHOA HỌC KHÁC
Khoa học xã hội nói chung và xã hội học nói riêng là những khoa học có
khách thể nghiên cứu chung là hệ th ng xã hội, chỉ khác nhau ở đ i tƣợng
nghiên cứu cụ thể của mỗi ngành. Xã hội học có m i quan hệ mật thiết với Triết

học, Khoa học chính trị, Kinh tế học, Nhân chủng học, Tâm lý học, Lịch sử
học, Ngơn ngữ học… bởi đều có nhiệm vụ chung là lý giải và đáp ứng các nhu
cầu do thực tiễn xã hội đặt ra.
Triết học Mac - Lênin là nền tảng thế giới quan, là cơ sở phƣơng pháp
luận khi nghiên cứu các sự kiện xã hội, tƣơng tác xã hội. Những nghiên cứu
xã hội học cung cấp những thông tin, những bằng chứng, sự kiện, hiện tƣợng
xã hội để triết học xem xét. Đ ng thời xã hội học có thể vận dụng những tri
thức của triết học trong việc đƣa ra các đề xuất cho việc hoạch định chính
sách xã hội.
Xã hội học nghiên cứu m i quan hệ, đời s ng trong các nhóm xã hội chi
ph i nhƣ thế nào đến nhận thức và ứng xử của con ngƣời. Mặt khác xã hội học
có thể vận dụng cách tiếp cận của tâm lý học để xem xét hành động xã hội với
tƣ cách là một hoạt động cảm tính có đ i tƣợng, có mục đích.
Xã hội học căn cứ vào những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ để tìm ra
m i liên hệ giữa các sự kiện đó với nhau, đ ng thời tìm ra m i liên hệ giữa quá
khứ và hiện tại để có thể dự báo cho tƣơng lai, điều chỉnh hành vi hƣớng tới
tƣơng lai. Mặt khác xã hội học có thể quán triệt quan điểm lịch sử trong việc
đánh giá tác động của hoàn cảnh, điều kiện xã hội tới con ngƣời
16


Xã hội học nghiên cứu b i cảnh văn hóa, cách thức tổ chức xã hội và m i
quan hệ của quá trình kinh tế hay m i quan hệ giữa khía cạnh kinh tế và phi
kinh tế của đời s ng xã hội. Một s khái niệm của kinh tế học đƣợc xã hội học
sử dụng nhiều trong nghiên cứu và một s khái niệm của xã hội học nhƣ: mạng
lƣới xã hội, hành động xã hội đƣợc kinh tế học vận dụng trong quá trình nghiên
cứu về kinh tế. M i quan hệ giữa xã hội học và kinh tế học còn đƣợc thể hiện
trong việc tạo ra các lĩnh vực khoa học liên ngành nhƣ xã hội học kinh tế.
Xã hội học nghiên cứu về tổ chức và thiết chế pháp luật, về vai trò xã hội
của luật sƣ và tòa án. Chẳng hạn nhƣ nghiên cứu về vai trò của quản lý nhà

nƣớc đ i với sự ổn định và phát triển của xã hội. Các lý thuyết xã hội học có thể
vận dụng để phân tích về sự phát triển của hệ th ng pháp luật, cũng nhƣ m i
quan hệ giữa pháp luật và cơ cấu xã hội. Xã hội học căn cứ vào các điều luật để
xem xét việc thực hiện luật nhƣ thế nào trong đời s ng xã hội để từ đó có thể
điều chỉnh hành vi xã hội, hoặc điều chỉnh hệ th ng pháp luật. Xã hội học tập
trung nghiên cứu m i liên hệ giữa các tổ chức, thiết chế chính trị và cơ cấu xã
hội, cả hai khoa học này có thể sử dụng chung một s phƣơng pháp nghiên cứu.
Ví dụ phƣơng pháp ph ng vấn, điều tra dƣ luận xã hội.
1.4. CHỨC NĂNG CỦA XÃ HỘI HỌC
1.4.1. Chức năng nhận thức
Xã hội học trang bị những tri thức khoa học về sự phát triển của xã hội,
quy luật của sự phát triển ấy, đ ng thời vạch ra cơ chế của q trình đó.
Xã hội học vạch ra những quy luật khách quan của hiện tƣợng và quá
trình xã hội, tạo ra những tiền đề để nhận thức, làm sáng t bản chất của các vấn
đề xã hội.
Thông qua nghiên cứu, xã hội học xác định đƣợc nhu cầu phát triển của
xã hội, các giai cấp, các cộng đ ng, tập đồn và các nhóm xã hội trong các hoạt
động của con ngƣời, đ ng thời xác định đƣợc phƣơng hƣớng, mục tiêu để đạt
đƣợc những nhu cầu đó, kết hợp giữa lợi ích cá nhân với cộng đ ng và tập thể.
Xã hội học góp phần xây dựng, làm sáng t lý luận và phƣơng pháp luận,
nhận thức về xã hội (thông qua các cơng trình nghiên cứu, so sánh, đ i chiếu,
tổng hợp về các mơ hình xã hội khác nhau, cung cấp cách thức tƣ duy lý giải
các vấn đề xã hội.
17


1.4.2. Chức năng thực tiễn
Chức năng thực tiễn liên quan mật thiết với chức năng nhận thức của xã
hội học.
Xã hội học xuất phát từ thực tiễn, nghiên cứu thực tiễn và phục vụ thực

tiễn. Trên cơ sở phân tích thực trạng xã hội, xã hội học sẽ làm sáng t triển
vọng của sự vận động và phát triển của xã hôi, đ ng thời nỗ lực cải thiện cuộc
s ng của con ngƣời; góp phần giải quyết đúng đắn, kịp thời những vấn đề nảy
sinh trong xã hội để cải thiện thực trạng xã hội.
Xã hội học cung cấp tri thức khoa học góp phần hình thành và củng c
thế giới quan, nhân sinh quan, cách tiếp cận và lý giải các sự kiện, tiến trình
xã hội nói riêng và tổng thể xã hội nói chung. Các nghiên cứu xã hội học
trong nhiều lĩnh vực cụ thể nhƣ cơ cấu và phân tầng xã hội, chính sách xã hội,
dân s và phát triển... khái quát nên bức tranh tổng thể về thực tại xã hội và xu
hƣớng, khả năng biến đổi trong tƣơng lai và gợi ý các định hƣớng giải quyết.
Phƣơng pháp nghiên cứu xã hội học kết hợp định tính và định lƣợng hỗ trợ
hình thành năng lực, kỹ năng thu thập, xử lý phân tích, đánh giá thông tin
phản h i từ ngƣời dân và các chủ thể liên quan trong quá trình ban hành các
quyết định, chính sách xã hội.
Khi nghiên cứu các quan hệ xã hội, xã hội học tạo điều kiện để con ngƣời
có thể kiểm sốt đƣợc quan hệ xã hội của mình và điều chỉnh các quan hệ đó
cho phù hợp với yêu cầu khách quan, thực tế của sự phát triển xã hội.
Trên cơ sở nắm bắt các quy luật và xu hƣớng phát triển của xã hội thì xã
hội học có thể đƣa ra đƣợc dự báo về tƣơng lai và cung cấp những thông tin cần
thiết trong việc quản lý xã hội một cách khoa học. Mặt khác, chức năng dự báo
của xã hội học có thể sử dụng trong việc đƣa ra mục tiêu giải pháp, hoạch định
đƣờng l i chính sách một cách phù hợp.
1.4.3. Chức năng tư tưởng
Chức năng tƣ tƣởng có m i quan hệ hữu cơ với chức năng thực tiễn và
chức năng nhận thức và nó chỉ có ý nghĩa khoa học khi hƣớng tới việc phục vụ
lợi ích của đơng đảo quần chúng nhân dân. Kết quả nghiên cứu xã hội học cung
cấp bằng chứng, luận cứ khoa học cho việc đổi mới tƣ duy, nâng cao năng lực
18



lãnh đạo, quản lý, hoạch định và thực thi các chính sách, đặc biệt trong các lĩnh
vực phát triển xã hội.
Xã hội học ở Việt Nam góp phần vào việc b i dƣỡng tinh thần yêu nƣớc,
độc lập dân tộc, giáo dục ý thức, vai trị của cơng dân đ i với sự phát triển của
xã hội; góp phần quan trọng trong việc hình thành nên tƣ duy khoa học; hình
thành thói quen suy xét đ i với các vấn đề khoa học dựa trên quan điểm về duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử; mặt khác, phê phán những trào lƣu tƣ tƣởng
sai trái, không lành mạnh trong xã hội.
Xã hội học thơng qua việc phân tích đặc trƣng và hiện trạng các vấn đề xã
hội giúp cho các thành viên trong xã hội nhận thức đƣợc vị thế và vai trị của
bản thân trong q trình xây dựng l i s ng, nhân cách tích cực.
* Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về vai trò của khoa học Xã
hội học
Đại hội VI (1986) của Đảng đã khởi xƣớng cơng cuộc đổi mới tồn diện
đất nƣớc, trong đó đổi mới mạnh mẽ về tƣ duy, cơ chế lãnh đạo và quản lý xã
hội. Khoa học xã hội, trong đó có xã hội học đƣợc Đảng, Nhà nƣớc quan tâm và
có nhiều đóng góp quan trọng trong việc làm sáng t mơ hình đi lên CNXH ở
nƣớc ta, cụ thể là cung cấp những luận chứng khoa học, căn cứ lý luận và tổng
kết thực tiễn để giải quyết những vấn đề đặt ra của công cuộc đổi mới đất nƣớc.
Nghị quyết Trung ƣơng 5 khóa 10; chuyên đề qua các thời kỳ Đại hội
Đảng Đại hội VII, VIII, IX, X,XI, XII; Dự thảo văn kiện đại hội XIII đều yêu
cầu phải vận dụng kiến thức của các ngành khoa học, trong đó có xã hội học, để
luận chứng và đƣa ra câu trả lời cho những vấn đề mà thực tiễn lãnh đạo, quản
lý đất nƣớc. Đảng ta đề cao vai trò của khoa học xã hội, trong đó có xã hội học
trong cơng tác tƣ tƣởng, phát triển lý luận, xây dựng đƣờng l i, hoạch định và
thực hiện chính sách, đ ng thời tạo điều kiện thuận lợi để các nhà khoa học,
trong đó có các nhà xã hội học sáng tạo, c ng hiến, phát huy vai trị của mình.
Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu của xã hội học, kết quả của các
nghiên cứu xã hội học ngày càng đƣợc sử dụng trong xây dựng chủ trƣơng và
đƣờng l i của Đảng, hoạch định và thực hiện chính sách của Nhà nƣớc, hay

trong tổng kết thực tiễn, nắm bắt dƣ luận xã hội và giải quyết những vấn đề đặt
ra ở mọi mặt đời s ng xã hội trong công tác lãnh đạo, quản lý xã hội.
19


1.5. CƠ CẤU CỦA XÃ HỘI HỌC
Trên thực tế, có nhiều cách phân chia cơ cấu của xã hội học, tùy vào cách
tiếp cận mà các nhà khoa học đã phân chia:
1.5.1. Xã hội học lý thuyết, xã hội học thực nghiệm và xã hội học ứng dụng
Xã hội học trừu tƣợng - lý thuyết (mà Tonnies còn gọi là xã hội học thuần
tuý) là một bộ phận xã hội học nghiên cứu một cách khách quan, khoa học về
hiện tƣợng, quá trình xã hội nhằm phát hiện tri thức mới và xây dựng lý thuyết,
khái niệm và phạm trù xã hội học.
Xã hội học cụ thể - thực nghiệm là một bộ phận xã hội học nghiên cứu về
hiện tƣợng, quá trình xã hội bằng cách vận dụng lý thuyết, khái niệm xã hội học
và các phƣơng pháp thực chứng nhƣ quan sát, đo lƣờng, thí nghiệm nhằm kiểm
tra, chứng minh giả thuyết xã hội học.
Xã hội học triển khai - ứng dụng là một bộ phận của xã hội học có nhiệm
vụ vận dụng các nguyên lý và ý tƣởng xã hội học vào việc phân tích, tìm hiểu
và giải quyết các tình hu ng, sự kiện thực của đời s ng xã hội.
1.5.2. Xã hội học đại cương và chuyên ngành
Xã hội học đại cƣơng nghiên cứu các quy luật, tính quy luật, thuộc tính
và đặc điểm chung nhất của các hiện tƣợng và quá trình xã hội. Xã hội học đại
cƣơng có nội dung nghiên cứu rất gần với xã hội học vĩ mô và xã hội học lý
thuyết.
Xã hội học chuyên ngành (chuyên biệt) là một bộ phận xã hội học gắn lý
luận xã hội học đại cƣơng vào việc nghiên cứu các hiện tƣợng của lĩnh vực cụ
thể, nhất định của đời s ng xã hội.
1.5.3. Xã hội học vi mô và xã hội học vĩ mô
Xã hội học vĩ mô nghiên cứu cơ cấu xã hội, thiết chế xã hội, tƣơng tác xã

hội giữa các hệ th ng xã hội, và của xã hội có quy mơ lớn.
Xã hội học vi mơ chủ yếu nghiên cứu các quy luật phát sinh, vận động và
phát triển của nhóm xã hội có quy mơ nh
1.6. NHIỆM VỤ CỦA XÃ HỘI HỌC
Nhiệm vụ của xã hội học chính là sự cụ thể hóa và sự thực hiện các chức
năng cơ bản của nó. Do đó, xã hội học có ba chức năng nhƣ đã nói ở phần trên
20



×