Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tiểu luận dân số và phát triển (dân số phát triển của tỉnh hải dương)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (504.24 KB, 18 trang )

BÀI TẬP LỚN
MÔN: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN

ơ


Mục lục
1. Tình hình chính trị......................................................................................4
2. Kinh tế........................................................................................................4
3. Văn hóa......................................................................................................5
4. Giáo dục, y tế.............................................................................................5
5. Điểm nổi bật trong năm vừa qua................................................................6
B. MỐI QUAN HỆ DÂN SỐ - PHÁT TRIỂN.................................................6
1. Các vấn đề nổi bật về dân số - phát triển của tỉnh Hải Dương...................6
1.1 Kết quả phát triển.................................................................................6
1.1.2 Thu nhập, phân phối thu nhập.........................................................7
1.1.3 Tình trạng giáo dục.........................................................................7
1.1.4 Tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng.................................................8
1.1.5 Chất lượng môi trường....................................................................8
1.3 Kết quả dân số....................................................................................10
1.4 Quá trình phát triển............................................................................12
2. Thách thức của tỉnh Hải Dương về dân số - phát triển............................14
3. Xoay quanh dân số - phát triển................................................................15
3.1 Kết quả cả mục tiêu dân số với kế hoạch phát triển 2010- 2020:....15
3.2 Phương hướng mục tiêu 2021 – 2030.................................................15
4. Kiến nghị..................................................................................................16
Tài liệu tham khảo:........................................................................................18


ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu vấn đề dân số phát triển tại tỉnh Hải Dương



* Vị trí địa lý: Hải Dương có diện tích 1.668,2 km², là tỉnh có diện
tích trung bình trong số các tỉnh thành ở Việt Nam, được chia làm 2 vùng:
vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Vùng đồi núi nằm ở phía bắc của tỉnh,
chiếm khoảng 11% diện tích tự nhiên gồm 13 phường xã thuộc thành phố
Chí Linh và 18 phường xã thuộc thị xã Kinh Môn; là vùng đồi núi thấp, phù
hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây cơng nghiệp ngắn ngày.
Vùng đồng bằng cịn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù sa sơng Thái
Bình bồi đắp, đất màu mỡ, thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được
nhiều vụ trong năm.
* Dân số: 2,567 triệu người (2019)
1. Tình hình chính trị
Hải Dương đã hồn thành sắp xếp 55 đơn vị hành chính cấp xã thành
25 đơn vị, giảm 30 xã, thị trấn, hiện toàn tỉnh còn 235 xã, phường, thị trấn.
Tỉnh cũng thực hiện sắp xếp, sáp nhập 315 thôn, khu dân cư; giảm 135 thôn,


khu dân cư; thực hiện sắp xếp 180 đơn vị sự nghiệp công lập, giảm 106 đơn
vị; thu gọn đầu mối, sắp xếp tổ chức bên trong các sở, ban, ngành...
2. Kinh tế
Với vị trí ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, Hải Dương đang nỗ lực để
trở thành tỉnh phát triển năng động theo hướng công nghiệp hiện đại. Từ năm
được ngân sách và có một phần điều tiết về ngân sách trung ương. Hải Dương
nằm trong top 10 cả nước về thu hút các dự án FDI.
Năm 2019, quy mô kinh tế Hải Dương đứng thứ 5 trong khu vực các
tỉnh trọng điểm kinh tế Bắc bộ, đứng thứ 11 trong cả nước, thu nhập bình
quân đầu người đứng thứ 19 và thu ngân sách Nhà nước đạt 20.024 tỷ đồng là một trong 16 tỉnh, thành tự cân đối thu chi ngân sách từ năm 2017. Nhiều
dự án giao thơng hồn thành trong năm 2020 như đường trục Bắc Nam, cầu
Mây cùng nhiều cây cầu khác tạo sự kết nối vùng giữa tỉnh Hải Dương với
tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng và kết nối giữa các địa phương trong

tỉnh, góp phần vào thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội… (1)
3. Văn hóa
Với những bước đi đột phá trong chương trình phát triển đơ thị, ghi dấu
ấn cho cả nhiệm kỳ 2015-2020, năm 2019, thành phố Hải Dương là đơ thị
loại I, thị xã Chí Linh được nâng cấp lên thành phố và huyện Kinh Môn trở
thành thị xã…
Năm 2020, tất cả các xã, huyện trong tỉnh đều đạt chuẩn nông thôn
mới, một số xã đã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và đang hồn thiện các
tiêu chí nơng thơn mới kiểu mẫu.
4. Giáo dục, y tế
Hải Dương là đất học từ xa xưa, nền giáo dục hiện tại của Hải Dương
được xem là một trong cái nôi đào tạo nhân tài của Việt Nam. Nhiều học sinh
gốc từ Hải Dương đã đạt giải cao trong các kỳ thi Olympic Quốc tế. Trong
4


các kỳ thi Cao đẳng và Đại học, cũng như các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.
Trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2012, Hải Dương đứng thứ 5 cả nước
(theo đơn vị tỉnh thành) về tổng số huy chương
Ở Hải Dương có hàng chục bệnh viện phục vụ cho người dân, trong đó
một số bệnh viện nổi bật và các Trung tâm Y tế của Thành phố, Thị xã và các
huyện trong tỉnh. Ngồi ra, trong cơng tác phòng chống dịch Covid 19, tập thể
các bác sĩ tại Hải DƯơng đều nỗ lực hết mình, đi đầu trong phong trào chống
lại virus thế kỷ.
5. Điểm nổi bật trong năm vừa qua
Trong hai năm gần đây, năm 2019 và năm 2020, vấn đề được xem là
nổi bật nhất của Việt Nam nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng đó chính là
vấn đề về dịch bệnh, Covid 19 đã khiến cho cuộc sống bị đảo lộn. Đặc biệt,
những tháng cuối năm 2020, đầu năm 2021 đúng vào dịp Tết Nguyên Đán,
tỉnh Hải Dương là một trong những nơi chịu ảnh hương nặng nề nhất của dịch

Covid khi cứ mỗi ngày số người nhiễm bệnh là hai, có khi đến ba chữ số.
Chín vì vậy mà khơng chỉ có yếu tố con người, kinh tế xã hội bị ảnh hưởng,
mà dịch vụ y tế cũng phải gia sức để ngăn chặn và chống lại mối nguy hiểm
này.
B. MỐI QUAN HỆ DÂN SỐ - PHÁT TRIỂN
1. Các vấn đề nổi bật về dân số - phát triển của tỉnh Hải Dương
1.1 Kết quả phát triển
1.1.1 Việc làm
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 1070,8 người
Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua
đào tạo là 22,1 %
Tỷ lệ dân số cao (khoảng 84,5%) sống ở khu vực nông thông và chủ
yếu là làm nghề nông
5


Số liệu năm 2002: Nguồn lao động của tỉnh dồi dào, lực lượng trong độ
tuổi lao động năm 2002 có gần 92 vạn người, chiếm 54,6% dân số trong tỉnh;
lao động làm nông nghiệp chiếm 83%; lao động trong độ tuổi từ 18 - 30
chiếm 40% tổng số lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 19 - 20%, lao
động phổ thơng có trình độ văn hố cấp 3 chiếm 60 - 65%; người lao động
cần cù, năng động, tiếp thu nắm bắt kỹ thuật nhanh. (2)
1.1.2 Thu nhập, phân phối thu nhập
Theo kết quả điều tra của tổng cục thống kê, 5 năm qua, UBND tỉnh
Hải Dương tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, với tổng sản phẩm
trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng bình qn 8,8%/năm, cao hơn mức bình qn
chung tồn quốc. Quy mô kinh tế gấp 1,6 lần so với năm 2015, đứng thứ 11
trong cả nước.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa. Thu ngân
sách nhà nước tăng nhanh, từ năm 2017, Hải Dương là một trong 16 tỉnh,

thành phố được giao tự cân đối về ngân sách và có điều tiết một phần về ngân
sách Trung ương với tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh giai đoạn
2016 - 2020 đạt trên 83.375 tỷ đồng; thu nội địa đạt 63.826 tỷ đồng, bình
quân tăng 11,7%/năm.
Năm 2020, Hải Dương là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 8 về số
dân với 1.916.774 người, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 2,1%. GRDP đạt
134.700 tỉ đồng (tương ứng với 5,790 tỷ USD), GDP bình quân đầu người đạt
69,8 triệu đồng (tương ứng với 3.020 USD). Hải Dương thuộc Vùng kinh tế
trọng điểm Bắc bộ. (2)
1.1.3 Tình trạng giáo dục
Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ là 99%
Năm học 2020-2021, thành phố Hải Dương có 452 lớp mầm non, 806
lớp tiểu học và 464 lớp trung học cơ sở; tăng 3 lớp bậc tiểu học và 15 lớp bậc
trung học cơ sở so với năm học trước
6


Theo báo cáo của các Sở Giáo dục và Đào tạo, hiện nay tỷ lệ người biết
chữ độ tuổi từ 15-60 là 97,65%. Trong đó, số người biết chữ trong độ tuổi 1535 chiếm 98,92%; số người biết chữ trong độ tuổi từ 36-60 chiếm 96,2%. Tỷ
lệ người dân tộc thiểu số biết chữ độ tuổi 15-60 là 93,44%. Có 100% đơn vị
cấp tỉnh, huyện và 99,9% đơn vị cấp xã duy trì đạt chuẩn xóa mù chữ.(3)
1.1.4 Tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng
Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi (chiều cao theo tuổi) ở trẻ em dưới 5 tuổi
giảm chậm; hiện vẫn còn ở mức cao tỷ lệ 20,5% (năm 2016) và có sự chênh
lệch nhiều giữa khu vực nơng thơn và thành thị. Tình trạng thiếu vi chất dinh
dưỡng chưa được cải thiện như mong đợi, tình trạng thiếu vitamin A tiền lâm
sàng và thiếu máu, thiếu kẽm ở trẻ em vẫn còn cao. Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ
có thai là 20-30% và thiếu kẽm tới 60-70%. Suy dinh dưỡng ở trẻ em đặc biệt
là suy dinh dưỡng thấp còi cùng với thiếu vi chất dinh dưỡng đã ảnh hưởng
lớn đến phát triển chiều cao, tầm vóc của người Hải Dương nói riêng và Việt

Nam nói chung.
Tình trạng thừa cân - béo phì, rối loạn chuyển hóa và các yếu tố nguy
cơ sức khỏe liên quan đến dinh dưỡng đang gia tăng nhanh ở cả trẻ em và
người trưởng thành, đặc biệt là ở khu vực thành thị. Đây là nguyên nhân làm
gia tăng các bệnh khơng lây nhiễm. Ước tính năm 2013 có 70% số tử vong
trên tồn cầu có liên quan đến dinh dưỡng. Đối với Việt Nam, năm 2015, tỷ lệ
thừa cân - béo phì ở trẻ em trên tồn quốc là 5,3%, ở Hải Dương là 4,6 %, đặc
biệt ở khu vực thành thị đã tăng gấp 2-3 lần trong hơn 10 năm qua; tỷ lệ này ở
học sinh phổ thông cũng gia tăng báo động. Ngoài ra vấn đề thiếu hoạt động
thể lực; Chế độ ăn thiếu rau/trái cây và ăn nhiều muối dẫn đến gia tăng các
bệnh như: tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh hơ hấp mãn tính và ung thư... (4)
1.1.5 Chất lượng mơi trường
Tỉnh Hải Dương có 27 cơ sở trong số 48 cơ sở có thực hiện đánh giá
tác động môi trường. Theo kết quả quan trắc thì tại các cơ sở này nồng độ bụi
7


vượt tiêu chuẩn 10-25 lần, nồng độ các khí thải CO, SO 2, CO2 cao hơn so với
kết quả đo chất lượng mơi trường khơng khí xung quanh. Mức ồn tại các cơ
sở dao động từ 100-105 dBA (TCCP: 90 dBA). Ngồi ra cơng nhân phải làm
việc trong mơi trường vi khí hậu khắc nghiệt: Nhiệt độ, độ ẩm cao, không đủ
ánh sáng và thiếu phương tiện bảo hộ lao động.
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương, tình
hình phát sinh chất thải rắn khu vực đô thị (bao gồm thành phố Hải Dương và
15 thị trấn) năm 2006 là 148.524 tấn/năm; Dự báo lượng chất thải rắn sinh
hoạt đô thị phát sinh năm 2010 là 457.368 tấn/năm, năm 2015 là 561.000 tấn/
năm là và 2020 793.319tấn/năm
Các làng nghề tại Hải Dương thải ra khoảng 42 tấn chất thải rắn/ngày.
Các làng nghề chưa có bãi rác tập trung bảo đảm đúng kỹ thuật. Lượng nước
thải ra khoảng 14 nghìn m 3/ngày hầu hết chưa được xử lý, thoát trực tiếp ra

ao, hồ và đổ ra sông. Qua khảo sát mẫu nước thải các làng nghề đều thấy
nước bị ô nhiễm. Thành phần COD cho phép là 100 mg/l nhưng thực tế đều
vượt ngưỡng. Làng nghề nấu rượu Phú Lộc (Cẩm Giàng) là 196mg/l; làng
nghề bánh đa Lộ Cương (TP Hải Dương) là 122mg/l. Thành phần BOD 5
theo tiêu chuẩn Việt Nam là 50mg/l song ở làng nghề nấu rượu Phú Lộc là
92mg/l. (5)

1.2 Quá trình dân số
1.2.1 Mức sinh
Tổng tỷ suất sinh năm 2019 của tỉnh Hải Dương là 2,48
Tỷ suất sinh thô năm 2019 của tỉnh Hải Dương là 17,4%
1.2.2 Mức chết
Tỷ suất chết thô là 6,6% năm 2019 của tỉnh Hải Dương
Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi ở Hải Dương là 11,1% vào năm 2019

8


Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi ở Hải Dương là 16,5% vào năm 2019
Số trường hợp tỷ vong được đăng ký khai tử của tỉnh là 11. 391 thu
được năm 2019
1.2.3 Di cư
Tỷ suất nhập cư vào tỉnh Hải Dương năm 2019 là 2,5%
Tỷ suất xuất cư từ tỉnh Hải Dương đi tới các nơi khác năm 2019 là 4,7%
Tỷ suất di cư thuần là -2,3
Bảng 1: Tỷ suất di cư của tỉnh Hải Dương năm 2019

Tỷ suất (%)

Nhập cư

2,5

Xuất cư
4,7

Di cư thuần
-2,3

1.3 Kết quả dân số
1.3.1 Quy mơ dân số
Dân số trung bình năm 2019 là 1896,9 nghìn người
Mật độ dân số là 1137 người/km2 năm 2019
Tỷ lệ tăng dân số năm 2019 của Hải Dương là 1,02%
Tổng Số cuộc kết hôn là 13,376
1.3.2 Cơ cấu theo tuổi/ giới
Tuổi kết hơn trung bình lần đầu phân theo địa phương là 24,9 tuổi
Tỉ số giới tính là 99,1 nam/100 nữ, trong đó khu vực thành thị là 96,5
nam/100 nữ, khu vực nông thôn là 100,5 nam/100 nữ.

9


Biểu đồ 1: Tỷ số giới tính của tỉnh Hải Dương

1.3.3 Phân bố theo không gian
Ở khu vực thành thị, dân số trung bình là 594,2 người, khu vực nơng
thơn là 1302,7 người ( thống kê năm 2019)
Nông thôn: 67,8%
Thành thị: 32,2%.
Biểu đồ 2: Tỷ lệ dân thành thị và nông thôn của tỉnh Hải Dương


10


1.4 Quá trình phát triển
1.4.1 Quá trình sản xuất, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 năm 2019 tăng 1,32% so với tháng
trước; tăng 7,18% so với tháng 12 năm trước; bình quân năm 2019 tăng
3,39% so với bình quân cùng kỳ năm trước. So với tháng trước khu nông thôn
tăng cao hơn khu khu vực thành thị, mức tăng cao. Nguyên nhân làm cho CPI
tháng 12 năm nay tăng chủ do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu phi đã mất đi
nguồn thực phẩm lớn nên hiện nay giá thịt lợn tăng cao, tăng bình quân 2030.000 đồng/kg tùy từng loại do giá lợn hơi tăng tương ứng.
Chỉ số tiêu thụ sản phẩm tháng 12 năm 2019 tăng 6,2% so với tháng
trước và tăng 10,1% so với cùng kỳ, tính chung cả năm 2019 tăng 10,8%.
Dịch vụ lưu trú đạt 183 tỷ đồng, chiếm 3,1% và tăng 7,4% so với cùng
kỳ năm trước; dịch vụ ăn uống đạt 2.280 tỷ đồng, chiếm 38,5% và tăng 9,5%;
dịch vụ khác đạt 3.458 tỷ đồng, chiếm 58,3%, tăng 7,9% so với cùng kỳ. (6)
1.4.2 Tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư
Trong 6 tháng đầu năm 2019, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn
ước đạt 19.863 tỷ đồng, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước.
Về thu hút đầu tư trong nước, trong 5 tháng đầu năm 2019, đã chấp
thuận cho 57 dự án và điều chỉnh cho 23 dự án đầu tư trong nước có nhu cầu
sử dụng đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh, với số vốn thu hút đầu tư
5.832,8 tỷ đồng, tăng 113,6% so với cùng kỳ năm trước
Thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh từ đầu năm đến 15/6/2019
ước đạt 409 triệu USD tăng 21,5% so với cùng kỳ 2018, nâng tổng vốn đầu tư
thực hiện của các doanh nghiệp FDI tại địa bàn đạt 4.970 triệu USD. Tỉnh đã
cấp mới cho 36 dự án với số vốn đăng ký 318 triệu USD, tăng 2 lần về số
lượng dự án, tăng 4 lần về vốn đầu tư so với cùng kỳ 2018 (7)
1.4.3 Sử dụng vốn con người


11


Trong năm 2019 ước giải quyết việc làm mới cho 35.700 lao động, đạt
100,6% kế hoạch, xuất khẩu lao động được 4.320 người, đạt 100,4% kế hoạch
năm 2019. Thị trường lao động tiếp tục được củng cố và phát triển, đã thu hút
sự góp mặt của 1.217 đơn vị với số lao động được tuyển dụng là 3.939 người.
Phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay 39.432 triệu
đồng, với 955 dự án và tạo việc làm cho 970 lao động được vay vốn.
Tình hình sử dụng lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp tại
thời điểm 01/12/2019 tăng 0,2% so với tháng trước, tăng 3,6% so với cùng
kỳ, tính chung 11 tháng đầu năm tăng 3,0% (8)
1.4.4 Sử dụng vốn vật chất
Đến thời điểm hiện tại, Hải Dương đã có 18 khu cơng nghiệp với tổng
diện tích là 4748,67 ha.

1.4.5 Khai thác và sử dụng tài nguyên, môi trường

12


Hải Dương có tiềm năng lớn về sản xuất vật liệu xây dựng, như đá vôi
với trữ lượng khoảng 200 triệu tấn, đất sét để sản xuất vật liệu chịu lửa với trữ
lượng khoảng 8 triệu tấn, cao lanh - nguyên liệu chính để sản xuất gốm sứ với
trữ lượng khoảng 400.000 tấn, quặng bơ - xít dùng để sản xuất đá mài và bột
mài công nghiệp với trữ lượng khoảng 200.000 tấn. Những nguồn tài nguyên
này chủ yếu tập trung trên địa bàn huyện Chí Linh và Kinh Mơn. Năm 2005,
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã quyết định ngừng cấp phép, gia hạn giấy
phép đối với các dự án có mục tiêu khai thác khống sản hoặc dự án sản xuất

nguyên liệu bằng nguồn khoáng sản tại chỗ (Hải Dương).
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết: Trên địa bàn tỉnh Hải
Dương hiện có 35 cụm cơng nghiệp được Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương
phê duyệt quy hoạch chi tiết với tổng diện tích quy hoạch khoảng 1.543,9
ha. Do khơng có chủ đầu tư hạ tầng nên các nguồn phải phát sinh do các
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong cụm công nghiệp tự xử lý
cục bộ tại cơ sở mình và thải ra nguồn tiếp nhận chung của địa phương.
Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải, chất thải rắn thông thường và
chất thải nguy hại được các doanh nghiệp tự ký hợp đồng với các đơn vị vận
chuyển và xử lý. (9)
2. Thách thức của tỉnh Hải Dương về dân số - phát triển
Hải Dương có diện tích nhỏ nhưng dân số đơng, mức thu nhập bình
qn đầu người thấp so với các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Hồng
(diện tích trên 1.600 km2, dân số trên 1,9 triệu người); các chỉ số năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh thấp (đứng thứ 47/63 tỉnh, thành), số doanh nghiệp/vạn
dân thấp; nguồn nhân lực có trình độ cao cịn ít; ngân sách dành cho đầu tư
phát triển còn khiêm tốn.
Hải Dương thuộc nhóm những địa phương có mức sinh cao. Việc
chênh lệch mức sinh này ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội
của cả nước, đồng thời tác động trực tiếp tới sự phát triển kinh tế - xã hội
của các địa phương. Trong khi các địa phương có mức sinh cao gặp khó khăn
13


trong việc giải quyết việc làm, chăm sóc sức khỏe nhân dân, chất lượng giáo
dục… thì các địa phương có mức sinh thấp kéo dài dẫn đến hệ lụy như già
hóa dân số nhanh, thiếu hụt lao động, ảnh hưởng đến an sinh xã hội…
3. Xoay quanh dân số - phát triển
3.1 Kết quả cả mục tiêu dân số với kế hoạch phát triển 2010- 2020:
Do ở khu vực có mức sinh cao dẫn tới cơ sở vật chất của một số

trường học còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới; hiệu quả xã hội
hóa giáo dục chưa cao. Cơng tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân cịn hạn chế,
nhất là ở tuyến xã; Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao từ tỉnh đến cơ sở cịn
thiếu. Thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn thiếu đồng bộ và hiệu
quả. Tình trạng khiếu kiện vượt cấp vẫn diễn ra ở một số nơi. Tiến độ giải
quyết các vụ việc dân sự và khiếu kiện hành chính ở một số đơn vị cịn chậm,
vấn đề ơ nhiễm môi trường, tội phạm, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông vẫn
diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Kinh tế tăng trưởng chưa thực sự bền vững, chưa phát huy tốt nội lực từ
khu vực doanh nghiệp dân doanh; cơ cấu thu ngân sách chưa thực sự bền
vững, tỷ lệ chi cho đầu tư phát triển còn hạn chế. Thực hiện các đột phá chiến
lược, nhất là về cải cách hành chính, nâng cao chất lượng nhân lực chưa có
chuyển biến rõ nét; tái cơ cấu kinh tế thực hiện cịn chậm. Cơng tác lập, tổ
chức thực hiện và quản lý thực hiện quy hoạch còn yếu. Môi trường đầu tư,
kinh doanh trên một số lĩnh vực chậm được cải thiện; việc triển khai thực hiện
các dự án đầu tư của một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn cịn gặp khó khăn,
khơng đảm bảo kế hoạch đề ra.
3.2 Phương hướng mục tiêu 2021 – 2030
Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng theo
hướng tăng trưởng xanh, đổi mới, sáng tạo, phát triển kinh tế số, chuyển đổi
số để phát triển nhanh, bền vững. Phát triển công nghiệp ứng dụng công nghệ
cao, công nghiệp hỗ trợ; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nơng nghiệp
sạch; một số ngành dịch vụ có lợi thế, chất lượng cao; đô thị xanh, thông
14


minh, hiện đại. Liên kết chặt chẽ, khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh cùng các
tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Phát triển hài hòa giữa thành thị
và nông thôn, xây dựng Thành phố Hải Dương đảm bảo tiêu chí đơ thị thơng
minh. Gìn giữ phát huy bản sắc văn hóa Xứ Đơng.

Tiếp tục đổi mới tồn diện giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao
chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân; nâng cao mức hưởng thụ phúc lợi xã
hội và mức sống của người dân. Củng cố vững chắc quốc phòng quân sự địa
phương; giữ vững an ninh trật tự và an toàn xã hội, đảm bảo mơi trường chính
trị, xã hội ổn định cho phát triển. Tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu
quả hội nhập quốc tế. Phấn đấu đến năm 2025 là tỉnh công nghiệp theo hướng
hiện đại, tạo tiền đề đến năm 2030 là tỉnh công nghiệp hiện đại, tạo nền tảng
sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Kiến nghị
Tỉnh Hải Dương hiện nằm trong khu vực có mức sinh cao, cho thấy cần
có những chính sách, sự kêu gọi, tặng thưởng cho những gia đình nào sinh đủ
hai con, vận động và tuyên truyền cho các cặp vợ chồng để vừa đảm bảo chu
toàn cho con, vừa đóng ghóp vào sự phát triển, làm giảm đi nhwungx khó
khăn về kinh tế - xã hội mình tỉnh đang gặp phải
Đầu tư vào chất lượng dân số, đảm bảo 100% trẻ em đến trường trong
độ tuồi đi học; bồi dưỡng lao động để có trình độ chun mơn cao. Ngồi
ra,cần huy động các nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế để tạo
sự đột phá trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; trên cơ sở lấy
phát triển công nghiệp công nghệ cao là nền tảng, phát triển nông nghiệp và
kinh tế nông thôn là nhiệm vụ quan trọng, đẩy mạnh phát triển các ngành dịch
vụ; ưu tiên các ngành công nghiệp hỗ trợ, cơng nghiệp cơng nghệ cao.
Cùng với đó, tạo mơi trường thuận lợi thu hút các tập đồn, doanh
nghiệp lớn, có năng lực đầu tư vào các ngành dịch vụ mới, có giá trị gia tăng
cao; chủ động liên kết, hợp tác phát triển với các địa phương có thế mạnh,
hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, nơng nghiệp sạch, công
15


nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến và liên kết thành chuỗi sản xuất-cung
ứng, quản lý và xây dựng thương hiệu sản phẩm riêng có của Hải Dương.

Phát huy những nét văn hóa đặc trưng, tinh thần hiếu học, có những
quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ cho những trẻ mồ cơi, những học sinh có thành
tích xuất sắc cấp huyện, tỉnh, bộ để thế hệ vàng có ích cho tương lai, đóng
ghóp vào sự phát triển của tỉnh Hải Dương

16


Tài liệu tham khảo:
(1). /> />(2).

/>
idTinhThanh=10
(3).

/>
cao-chat-luong-giao-duc-an-toan-truong-hoc-20200913180708455.htm
(4).

/>
1446-QD-UBND-2018-tang-cuong-cong-tac-dinh-duong-Hai-Duong-20182020-389958.aspx
(5).

/>
cuc-bao-ve-moi-truong/hai-duong
(6). />(7).

/>
nid=10303&title=thu-hut-dau-tu-trong-nuoc-cua-hai-duong-tang-gan-gapdoi.html
(8).


/>
nid=8764&title=bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-thang-12-va-ca-nam2019.html
(9):
/>(10): />
17


Hết

18



×