Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Bài giảng nha khoa Lịch sử nha khoa Thế giới hồi giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 22 trang )

THẾ GIỚI HỒI GIÁO

1


Thế giới Hồi giáo (the World of Islam) có gốc rễ từ những bộ lạc Semitic trên bán đảo
A Rập và được nhà tiên tri Mohammed (prophet Muhammad) hợp nhất lại trong thế kỷ thứ 7.
Ông đã đem đến cho những bộ lạc vốn chia rẽ và hận thù này một tôn giáo độc thần
(monotheistic religion): Hồi giáo (Islam), bao gồm Do thái giáo (Jewish), Cơ đốc giáo
(Chistian) và những ý niệm của người du cư A Rập (Bedouin). Những tư tưởng của
Mohammed được những người kế tục nhà tiên tri duy trì và lan rộng nhanh chóng đến
Palestine, Syria, Iran (tức Ba Tư, Persia), Ai Cập và bờ biển Bắc Phi, tiếp theo sau là Sicily
và miền nam nước Ý, tất cả đều dưới sự kiểm soát của người A Rập. Cuộc chinh phục tiếp
tục, đến giữa thế kỷ thứ 8, thế giới Hồi giáo lan rộng từ Tây Ban nha đến Ấn độ (hình…)

Mặc dù người A Rập rất năng động trong việc chinh phục, nhưng đồng thời, họ cũng
Hình…:Lãn t
củ N
nước Hồi giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tôn gi giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tônáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tôn qu các tri giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tônều đại giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tôn lãn tụ chính trị và tôn c ín trị và tôn v tôn
gi giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tônáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tôn tối giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tôn c o qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tôn (C li giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tônp te): N
ti giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tônên tri giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tôn Mu mm d (622-632); Patriarchal Caliphate22-622-632); Patriarchal Caliphate32); Patriarchal Caliphate2); Patriarchal Caliphate P tri giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tôn rc l C li giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tônp te
(632-661) Umayyad Caliphate (661-750) 2 - 661) Umayyad Caliphate (661-750) Uma y y a d Caliph ate (661-750) (661- 750) Umayyad Caliphate (661-750)
Nguồn:
ttps://en.wi giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tônki giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tônpedi giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tôn .o qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tônrg/wi giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tônki giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tôn/Mu mm d#/medi giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tôn /Fi giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tônle:M p_o qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tônf_exp nsi giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tôno qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tônn_o qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tônf_C li giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tơnp
te.svg

hịa hợp với những người bị chinh phục và cải đạo, sẵn sàng tiếp nhận kho tàng trí tuệ về mọi
mặt và pha trộn chúng thành một tổng hợp rất ấn tượng để trở thành một nền văn hóa Hồi
giáo phát triển rực rỡ, bao gồm các nghệ thuật làm lành thương (healing arts).
Ban đầu, y khoa Hồi giáo hầu như dựa trên tồn bộ những tác phẩm của các thầy
th́c Hy Lạp. Như đã biết, Alexandria là một trong những trung tâm đào tạo và chuyển giao


kiến thức cổ điển, tuy vậy, vào khoảng năm 700, đời sống y học ở đây chững lại và chuyển
đến Syrian Antioch1 mà cụ thể là đến Trường Gondeshapur 2 ở Iran, một trung tâm học tập 1

Syrian Antioch là thành phố thuộc Hy Lạp cổ đại, dấu tích của nó ở gần thành phớ Antakya (thuộc Thổ Nhĩ
Kỳ) hiện nay
2
Trường Y khoa và Sử học ở Gondeshapur (Iran) được Hoàng đế Iran Shapur I sáng lập năm 271, mời gọi các
bác sĩ từ nhiều nguồn có truyền thống y học khác nhau (theo G. M. Taylor: The Physicians of Jundishapur, e‐

2


nghiên cứu của đời sớng trí ṭ và tri thức. Các công trình của Hippocrates, Aristotle và
Galen, cũng như của các tác giả Ấn độ được dịch sang tiếng Iran và sau cuộc chinh phục của
Hồi giáo vào thế kỷ thứ 7, được dịch ra tiếng A Rập. Năm 762, sau khi Baghdad (nay thuộc
Iraq) được thành lập và trở thành thủ đơ, đời sớng trí ṭ của người Hồi giáo tập trung ở đây,
đồng thời, nhiều trường học lớn xuất hiện ở Damasscus (Syria), Samarkand (Uzbekistan),
Cairo (Ai Cập), nơi thiên văn học, toán học, hoá học và y học được giảng dạy. Từ thế kỷ 8
đến thế kỷ 12, là Thời đại Vàng 3 của nền văn minh Hồi giáo. Y văn Hồi giáo rất phong phú,
sau đây giới thiệu một số tác giả tiêu biểu.
Muhammad (Mohammed)
Bản thân nhà tiên tri Muhammed (570 – 632) luôn quan tâm đến những vấn đề y học
và giữ gìn sức khỏe. Những hiểu biết này rất hữu ích cho tín đồ trong các qui định lễ nghi về
vệ sinh sau này như tắm rửa, luật nhịn đói (fasting laws), tập thể dục…Những phát biểu của
ông được thu thập thành công trình y học chung và về từng vấn đề riêng biệt.
Về phương cách chữa nhức răng, nhà tiên tri giới thiệu giác hơi (cupping) ở giữa đầu hoặc
đơn giản, lấy tay ấn vào chỗ đau nhức. Đặc biệt, ông nhấn mạnh về chăm sóc răng: “làm sạch
răng sau khi ăn và súc miệng với nước, là phương pháp chăm sóc thích hợp đối với răng cửa
và răng cối; cần súc miệng sau khi uống sữa vì sữa béo”.


Để làm sạch răng, Muhammed sử dụng một đoạn cây có xơ giống bàn chải: cây siwak
(còn được gọi là cây bàn chải) (hình…). Ngay cả trước thời kỳ Hồi giáo, người A Rập đã
dùng cách làm sạch răng này, và vẫn được dùng đến ngày nay ở Phương Đông, nơi có nhiều
loại gỗ thơm như cây olive núi, thông, bạch hoa… Phong tục tương tự cũng được thấy ở
người Ấn độ. Theo lời nhà tiên tri:

Hìn …: B n c ải giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tôn v nạo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tôn lưỡi giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tôn (?) Nguồn: P
Witt

Sasanika 11 (2010): 1-18)
Thời đại Vàng của văn minh Hồi Giáo (Golden Age of Islamic civilization, Islamic Golden Age), theo truyền
thống là trong khoảng từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 12, khi quân Mông Cổ xâm chiếm, bao vây Baghdad (1258); tuy
vậy, một số trường đại học vẫn hoạt động cho đến thế kỷ 14. Trong thời kỳ này, khoa học, kinh tế phát triển, các
cơng trình văn hóa nở rộ. Tồn bộ kiến thức sách vở của thời đại cổ điển từ những nguồn khác nhau trên thế giới
được dịch sang tiếng A Rập.
3

3


“Khi cầu nguyện (prayer) mà trước đó có xử dụng tăm xỉa răng thì làm cho việc cầu nguyện
bình thường trở nên có giá trị bằng 75 lần cầu nguyện bình thường”, ơng cịn dạy: “cần làm
sạch răng ngay cả cho người chết ở trên giường”. Abu Bakr, cha vợ đồng thời là người kế tục
đầu tiên của Muhammed đã nói: “cây siwak là vật làm sạch miệng và là niềm vui của
Thượng đế”.

Do những lời dạy và khuyên nhủ ấy, việc chăm sóc răng của người Hồi giáo trở thành
một hoạt động lễ nghi ((ritual activity). Với sự phát triển của tôn giáo, việc sử dụng cây siwak
trở thành một nét văn hoá được duy trì cho đến ngày nay.
Việc làm tổn thương răng bằng cách mài giũa trong một sớ nền văn hố của châu Phi,

châu Á, và nhất là ở Châu Mỹ tiền Columbus cũng như trong A Rập tiền Hồi giáo bị người
Hồi giáo phản đối vì coi đó như là việc sửa đổi sáng tạo của Thượng đế. Việc đền bù cho một
răng bị mất lên tới 5 con lạc đà và tương đương 1/20 đối với mạng sống của một người (tức
100 con lạc đà).
Nhiều y văn Hồi giáo có ảnh hưởng lớn ở Phương Tây, nhưng không có công trình
nào chỉ đề cập riêng đến nha khoa, hầu hết các bài viết có bàn về nha khoa được lồng trong
những chương về y học.
Ali ibn Sahl Rabban at-Tabari

4


Ali ibn Sahl Rabban at-Tabari (783 – 858(?)) là một bác sĩ và nhà tâm thần học Hồi
giáo người Iran, là tác giả của một trong những bách khoa toàn thư y học (encyclopedia of
medicine) đầu tiên dưới tựa đề “Firdous al-Hikma” (Paradise of Wisdom - Thiên đuờng sự
Thông thái). Đây là một trong những tài liệu y học Iran cổ nhất còn lại đến ngày nay, sách
được viết bằng tiếng A Rập và được phổ biến rộng trong thế giới Hồi giáo sau khi tác giả
dịch sang tiếng Syri. Nguồn tư liệu chủ yếu dựa trên các tác giả Hi lạp (Hippocrates, Galen,
Dioscorides …) và các tác giả Ấn độ (Caraka và Sushruta) (hình…). Bộ sách gồm 7 hợp
phần, 30 phần, với 360 chương. Những bài viết về nha khoa được trình bày trong một chương

5 trang.
Hìn :… l-T b ri giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tôn v Bì sác bằng ti giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tônếng A Rập v bằng ti giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tônếng An , xuất bản ở Đức xuất bản ở Đức Đức
1928 2 8
Nguồn: ttps://en.s f qn .co qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tônm/wp-co qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tônntent/uplo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tôn ds/ 2018/01/ li giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tôni giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tôn.jpg
At–Tabari giải thích sự thành lập các răng là do “dinh dưỡng dư thừa làm cho tóc
mọc, hình thành răng và móng ở nướu và các ngón tay; các răng cứng và bị cơ lập vì bản chất
khơ và vị trí nơi chúng mọc thì cứng” (ngày nay, chúng ta biết rằng sự thành lập đặc biệt của
tóc và móng cũng như men răng đều là sản phẩm của ngoại bì).


Vấn đề nguyên nhân và điều trị hôi miệng có thể coi là một đề mục xuất sắc và hoàn
chỉnh (ngay cả so với hiểu biết hiện nay). Điều đặc biệt là đã phân biệt theo thuật ngữ hiện
đại giữa mùi hôi từ trong miệng và mùi hơi từ bên ngồi miệng:
“Mùi hôi của miệng đến từ sự thối rữa và dịch có mùi trong dạ dày hoặc sự nung mủ
của nướu hay những mảnh thức ăn thối rữa ở giữa các răng, do đó nếu nguyên nhân nằm
trong dạ dày, cần phải làm sạch bằng thuốc xổ và kẹo thảo dược, hay bệnh nhân cần súc
miệng với cây gai tường (pellitory hay betram, vẫn được xử dụng đến ngày nay để chống đau
khớp và nhức răng) và myrobalan màu vàng (chất làm se). Nếu nguyên nhân hôi miệng là
nướu bị lỏng lẻo hay bệnh lý, cũng cần súc miệng với cây gai tường và rau kinh giới
(marjoram), rượu nho và hạt mù tạt …Nếu mùi hôi xuất phát từ những răng hư, bị mịn, có
màu vàng và có lỡ sâu, những răng bị thối rữa cần phải nhổ; những răng bị mòn (có những
cạnh sắc ?) cần được mài bằng cái giũa để mặt nhai của răng trở nên bằng phẳng và những
5


chân răng nằm trong nướu được đốt bằng sắt nung; dùng các loại bột đánh răng tuỳ chỉnh và
thuốc điều trị nhức răng với những công thức phức tạp”.

Bên cạnh đó, cũng cịn có những kiểu chữa trị mê tín:
Hướng dẫn bệnh nhân đeo răng cối bên phải của linh cẩu (hyena) và một mẩu da thằn
lằn quanh cổ, hay làm sạch và làm chảy máu ở râu cằm cũng ích lợi để chữa hôi miệng…

Abu Bakr Muhammad ibn Zakariya ar-Razi (Rhazes, Rasis)
Abu Bakr Muhammad ibn Zakariya ar-Razi (thường
được biết dưới tên Rhazes hoặc Rasis) (854 - 925), là bác sĩ,
nhà hóa học, triết học người Iran, học trò của at-Tabari, ở
Baghdad đầu thế kỷ 10 (hình…). Ông được coi là nhà lâm
sàng vĩ đại trong Thời đại Vàng4 của văn minh Hồi giáo
(Golden Age of Islamic civilization). Ông viết nhiều sách
được x́t bản ở Phương Tây. Cơng trình tồn diện nhất của

ông là cuốn “al-Hawi” (tiếng Latinh là Continens - Bộ sưu
tập) được các học trò xuất bản sau khi ơng mất. “Bộ sưu tập”
viết về tồn bộ kiến thức y học trong thời đại của ông, với
nhiều đoạn trích dẫn các tác giả Hy Lạp và A Rập cùng những
ghi nhận từ những khảo sát của chính ơng. Công trình của arRazi lần đầu tiên đã thể hiện sự uyên bác của y khoa Hồi giáo
với nguồn gốc Hy lạp truyền thống và A Rập đương thời, bao
gồm lĩnh vực nha khoa.
Ngồi tài liệu của các thầy th́c Hy lạp, các tác
giả A rập chiếm phần quan trọng: những trích dẫn từ thầy tư
Hìn :… r-R zi giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tôn
tế (presbyter) Ahrun (Aaron) 5, một thầy thuốc ở Alexandria
Nguồn: ttp://
vào thế kỷ 7 và Semon de Taibuta, một thầy thuốc và là một
we (661-750)llcome (661-750)image (661-750)s.org /
tu sĩ cuối thế kỷ 8. Nhiều vấn đề trở nên rõ ràng đối với ari giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tônndexplus/
Razi thông qua các công trình phiên dịch và tác phẩm của
Hunain ibn Ishâq (Johannitus)6, Harun ar Rasid’s, Gibril ibn
Bahtisu (phổ biến dưới tên Gabriel ở Phương Tây),
Masawaih (Mesúe), Yuhanna ibn Sarabiyun (Johannes Serapion), tác giả của al-Kunnash,
một công trình y học tổng hợp xuất bản năm 879, Ysuf al-Quass as-Sahir, Ishaq al-Israili
(Isaac Judaeus), một bác sĩ và nhà triết học…

Ar-Razi cố gắng thu thập nhiều tài liệu để trích dẫn và những nhận xét của chính ơng
để hoàn thành “Bộ sưu tập”.
Ar-Razi tán đồng quan niệm của Hippocrates là các răng mọc do sự cung cấp chất
dinh dưỡng. Ông mở rộng quan niệm này về sự đổi màu răng (discoloration) là do dinh dưỡng
thừa thãi, kết hợp với quan sát của Aristotle là một răng không có răng đối kháng “sẽ nhận

4
5


Ahrun (? -?), thường được biết dưới tên “Ahrun of Alexandria”, là bác sĩ, học y và làm việc ở Alexandria, là
người đầu tiên tập hợp tài liệu về bệnh đậu mùa (smallpox) năm 622 (theo Encyclopaedia of Islam)
6
Hunayn ibn Ishaq al-Ibadi (Hunain / Hunein), Latin: Iohannitius (809 – 873) là bác sĩ, nhà khoa học và dịch
giả nổi tiếng người I Rắc nhưng chủ yếu làm việc ở Baghdad. Ông đã dịch nhiều tài liệu y khoa Hy Lạp sang
tiếng A Rập và Syri (được coi là người cha của dịch thuật A Rập). Ông thông thạo 4 ngôn ngữ: A Rập, Syri, Hy
Lạp và Iran (Arabic, Syriac, Greek, Persian)

6


q mức dinh dưỡng và khơng bị mịn nên tăng trưởng lớn một cách bất thường”. Cũng như
Galen, ông cũng khuyên mài thấp răng và qui trình này được thực hiện để làm giảm đau.
Ar-Razi không bàn luận về chất của răng, tuy nhiên ơng khẳng định đặc tính khơ để
duy trì răng, ủng hộ dùng cây siwak để chăm sóc răng như mơt biện pháp phịng ngừa. Bột
làm sạch răng chứa thành phần làm khô như tro của sừng hươu (hartshorn), muối, phèn, nhựa
thơm và cây mastic với mật ong. Những răng bị đen và không được làm sạch được xử lý bằng
bột đánh răng làm trắng (brightening dentifrice) của ar-Razi gồm [men, cua biển, tro của con
trai, muối rang với soda, borax, tro cây bách xù (juniper) và húng cây (thyme)]. Xoa dầu lên
răng trước khi đi ngủ cũng để bảo vệ răng khỏi bị sâu nhưng cần chọn lựa thức ăn theo
Hunain (Hunain cảnh báo đường và cả những chất chua hoặc nhai những hạt cứng và thức ăn
dễ hư hỏng như những sản phẩm của sữa và cá ḿi làm răng dễ bị hư hoại). Ơng khẳng định
sự biến đổi nhanh chóng từ nóng sang lạnh của thức ăn cũng làm hại răng và khuyên đánh
răng cẩn thận, nhẹ nhàng sau mỗi bữa ăn.
Khi răng sữa bắt đầu mọc, cần chăm sóc chu đáo để thúc đẩy quá trình, bằng cách xoa
nắn nướu, tránh sự ẩm ướt có hại (là nguyên nhân gây đau), hoặc bôi lên một lớp mùn nhão
gồm [não thỏ (rabbit brain), mỡ gà và nước ép nho với dầu hoa hồng]; nên quấn vải chung
quanh cổ và đầu, nhỏ từng giọt dầu vào lỗ tai; điều trị tiêu chảy và táo bón.


Một phương pháp phù thuỷ (magic method) cũng được đưa ra: “dùng con trai “Falnas” bọc
trong da, đặt lên phía trên cánh tay của đứa bé, sẽ giảm được cơn đau ngay lập tức”.
Về bệnh sinh học của đau răng và bệnh sâu răng, theo Hippocrates, là do chất nhầy đi
vào chân răng, sự quá lạnh và tâm trạng cực đoan trong đầu người bệnh, đôi khi nó đến từ
phổi và dạ dày; theo Ahrun, khơng khí đi vào chân răng chịu trách nhiệm vì khơng thốt ra
được. Theo Ar-Razi, khi khơng khí chui vào chân răng, dùng [ruột dưa leo, nhựa, nhựa thơm
(myrrth), và borax]. Ar-Razi còn cho rằng đau răng là hậu quả của nóng và lạnh cực đoan và
chữa bằng cách gây nôn và nghỉ ngơi để làm sạch toàn bộ cơ thể. Để tiếp tục làm giảm đau,
ông sử dụng [cây gai tường (pellitory) và sữa của sói trộn với nhựa cây bồ đề (styrax resin)]
hay [thuốc phiện (opium) với hạt cây kỳ nham (henbane seed) nấu sơi trong mật ong và rượu
nho]. Ơng rất quen thuộc với cách xử dụng thuốc phiện từ Gibril ibn Bahtisu 7, nhưng cảnh
báo thuốc phiện gây chậm hấp thu chất dinh dưỡng do gây giấc ngủ lâu dài và làm hại dạ dày.
Một đóng góp lớn của ar-Razi là đề xuất phương pháp đốt tủy răng đau bằng cách sử dụng
ớng thơng có nịng (canula) với hai cây kim mang thuốc được làm nóng. Công việc được thực
hiện như sau:
Lấy một đơn vị dầu olive trộn với kinh giới và cửu lý hương (rue), để vào trong một
hũ có dầu olive, đun sôi. Mở miệng bệnh nhân, tìm răng đau, sau khi làm sạch hồn tồn
những chất thới rữa bên trong răng, đặt ống sắt hay đồng (ống bảo vệ) lên răng, vùng chung
quanh răng đau được bọc bằng vải. Bấy giờ lấy hai cây kim lớn và đặt vào lửa cho đến khi
chúng trở nên rất nóng. Lấy một trong hai cây kim nhúng vào thuốc trong dầu olive đang sôi
rồi đưa vào trong ống, cho đến khi chạm vào răng và đợi đến khi kim nguội, lấy cây kim thứ
hai, nhúng vào dầu olive và làm tương tự. Khi dầu nguội lại bắc lên lửa để nó sôi trở lại, lặp
lại 3 đến 4 lần sẽ làm giảm đau. Nếu đau khơng giảm, răng cần phải nhổ. Ớng bảo vệ phần
mô mềm của hốc miệng sau này đã trở thành một biện pháp được sử dụng ở Phương Tây
thông qua Trottus.
Một phương pháp khác là hun khói (fumigation) miệng bị bệnh (hình…), nhưng
không nói tới việc dùng hạt cây kỳ nham (như người La Mã đã dùng) mặc dù ar-Razi thường
dùng hạt kỳ nham để chống đau răng. Ông cũng giới thiệu phương pháp của Galen là mở răng
bằng một cái khoan sau đó nhỏ giọt arsenic đỏ nấu sôi vào chân răng lặp đi lặp lại vào trong
7


Jabril ibn Bukhtishu (Jibril ibn Bakhtisha, cũng viết Bakhtyshu) (? – 828), là bác sĩ, học y ở Gundishapur.

7


lỗ mới được khoan; ông cũng dùng long não để trám. Galen, ar-Razi cũng nói về cơn đau dai
dẳng do sưng nướu có thể do thần kinh đi vào chân răng, chất làm se có thể được xử dụng
như giấm đậm đặc, hay cây gai tường nấu sôi trong giấm hay dầu dưa leo.
Trong trường hơp áp xe nướu, theo phương pháp của Hipocrates bệnh nhân có thể
được làm chảy máu và dùng thuốc xổ để loại bỏ tâm trạng cực đoan, giác hơi cũng ích lợi.
Những chất làm se mạnh như cây vú lá (gallnut) và phèn (alum) được xử dụng nhiều nhất đối
với răng lung lay do tuổi già. Nếu điều trên không hiệu quả, sử dụng dầu sôi và rạch nông.
Đốt với calci và arsenic đỏ nấu sôi trong giấm sẽ làm chắc nướu. (mặc dù nó kém đáp ứng,
đến thế kỷ 16, Ambroise Paré, đã sử dụng arsenic như một chất trám làm giảm đau: dùng
arsenic tán thành bột, trộn với styrax, bạch tùng hương và đặt vào răng cối).

Hìn …:
N sĩ A A
Rập đốt
tủy răng răng
bằng
ci giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tônd với giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tôn
c nul .
Nguồn: E
Ri giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tônng

8



Cũng như Galen, ar-Razi rất ngần ngại việc nhổ răng. Đối với một răng đã lung lay,
trước hết phải làm cho nó chắc lại bằng chất làm se và nếu không hiệu quả thì đốt và buộc lại
bằng dây vàng. Nếu việc nhổ răng là không thể tránh được, ông dùng những chất để làm lung
lay răng, sau đó nhổ ra bằng tay không đau. Để làm lung lay răng, sử dụng [vỏ dâu (mulberry
bark), cây gai tường, rễ cây dưa leo và cây bạch hoa (capers) nấu trong giấm], một biện pháp mạnh
hơn là [trộn lẫn chất acid, dây leo (squirting cucumber), sulfur và cây phi yến (larkspur) hay arsenic
vàng trộn với nha đam và vỏ cây dâu]; những răng bên cạnh được bảo vệ bằng sáp.

Cùng với Hunain, ar-Razi cũng xem nhổ răng như một biện pháp điều trị bệnh nha
chu (theo Hunain: “Nếu người bệnh cảm thấy đau ở chân răng, việc nhổ răng sẽ làm giảm
đau, thần kinh thuộc về phần còn lại…”), như vậy, đây là lần đầu tiên, quan niệm thần kinh
chịu trách nhiệm về sự đau răng được nêu ra mặc dù người ta chưa chắc chắn về việc thần
kinh có nằm bên trong hay bên dưới răng hay không. Ar-Razi là người đầu tiên lưu ý về mức
cảm nhận của răng khi nó khơng cịn cảm giác.
Ar-Razi giải thích chi tiết về áp xe nướu:
Là do những chất xấu từ đầu hay dạ dày bám vào nướu. Để điều trị, đầu tiên cần
chích máu và làm lạnh, làm se rồi rưới nước hoa nhồng và nhựa thơm, dầu mastix, olive và
những chất khác; nó chỉ có tác dụng hạn chế trên sự viêm nhưng có ích đới với sự đau. Làm
chảy máu nướu rồi để mặc nó tự cầm hay xử lý bằng nước lá olive, men rượu, nước ép cây
cửu lý hương đặt trực tiếp lên áp xe. Những áp xe nóng và sâu không thể xử lý bằng thuốc
làm sạch nhưng lại cần tiếp tục cho nung mủ bằng cách đắp hàng ngày acetate đồng và cây vú
lá cùng với một lớp đồng cháy hay với cây vú lá chặt nhỏ và sulfat. Nếu không có gì giúp
được, nướu sẽ bị thối hố và ơng khun nên đớt. Dùng dầu nóng thấm tơ quấn lại và áp lên
nướu lặp đi lặp lại cho đến khi cơn đau giảm xuống và nướu trở nên trắng.

Trong “Al-Hawi”, không có phần về giải phẫu răng nhưng trong các tập sách khác
của ar-Razi: “Kitab Al-Mansuri” (cuốn sách đề tặng al-Mansur 8, người Iran quyền lực ở
Kirman), Trong tập thứ 9 (gọi theo Phương Tây là “Nonus ad Almansorem”, được in lại vào
thế kỷ 17), quyển đầu tiên (cũng có thể là quyển sách giải phẫu học đầu tiên của người A
Rập), ar-Razi đã phát biểu một cách chính xác:

Có 32 răng, 16 ở mỡi hàm và phân biệt hai răng cửa giữa, 2 răng cửa bên, 2 răng
nanh và 5 răng cối ở mỗi bên, ông cũng nhận thấy đôi khi có tới 8 răng cối ở mỗi bên (?). Số
chân răng là 3 hay 4 ở các răng cối hàm trên, 2 ở răng cới hàm dưới và 1 đới với những răng
cịn lại. Ông cũng xác định rằng hàm dưới dịch chuyển ra phía trước trong vận động cắn. Như
vậy, sự bắt đầu của giải phẫu răng đúng nghĩa đã thành hiện thực. Tuy vậy, ar-Razi lặp lại sai
lầm của Hippocrates và Galen về hai phần của hàm dưới, quan niệm sai lầm của Aristotle là
phụ nữ có ít răng hơn nam giới cũng không được phát hiện bởi ar-Razi hay các tác giả A Rập
khác.

Trong “al-Hawi”, có cả những chỉ định siêu nhiên (indications of super stition) hoặc
được ar-Razi trích dẫn:
Sử dụng con trai ma thuật (magic mussel): nhỏ nước chỏm rễ cây turk vào lỗ tai đối
diện với khu vực đau hoặc làm khô nước bọt của trẻ bằng con chuột rang cháy; những con sâu
gây đau được lấy ra bằng hạt tỏi tây và nhựa đường. Ơng cũng trích dẫn: ở Phương Tây, theo
John de Gaddesden “mỡ ếch có thể dùng bôi lên răng để làm cho nó rụng ra, nhất là đối với
8

Al-Mansur hoặc Abu Ja'far Abdallah ibn Muhammad al-Mansur (714 - 775), người Iran, được coi là người đã
thực sự sáng lập Abbasid Caliphate, một trong những chính thể lớn nhất trong lịch sử thế giới.

9


răng bị sâu, vì những động vật lớn khi nhai ếch có thể bị mất răng”. Sự vô lý này được nhà
phẫu thuật Plenk ở Vienne bình luận lần cuối năm 1790 mới chấm dứt.

Năm 1937, Khalifat dịch một số nhận xét lý thú về sự thành lập lỗ sâu và cách điều trị
từ bài viết “al-Fahir” (The Glorious) được cho là của ar-Razi (mặc dù bản quyền tác giả
không được chắc chắn), trong đó có những trích đoạn của Tabit ibn Qurra, một nhà khoa học
ở Baghdad thế kỷ 9:

“Tabit nói rằng nguyên nhân của sâu răng và sự vỡ nát là do sự ẩm ướt của
acid xâm nhập vào răng…Nếu răng bị sâu một phần, hãy trám nó lại; để giữ gìn răng,
cần làm hết sự ẩm ướt của acid và làm giảm đau. Nếu sâu răng không đáng kể, mài
giũa phần sâu đi cho đến khi răng trở nên bằng phẳng và đốt nhiệt vài lần với dầu và
nước kinh giới. Nguyên nhân của những vết đen trên răng cũng tương tự với sâu răng.
Theo Khalifat, “tancar” là một chất trám, đó là đồng, thiếc và chì hay một loại muối
kim loại gồm có vàng và đồng ở bề mặt; việc trám răng bằng vàng lá không được
chứng minh trong y văn Hồi giáo.
Việc điều trị đau răng ứng với nhiều phương diện, bắt đầu từ Hippocrates bằng cách
làm chảy máu và làm sạch. Cần làm khô răng theo “các phương thức làm khô” (desiccating
remedies” vì răng có bản chất là khô (dry nature). Theo ar-Razi, cần phải khoan răng bằng
khoan nhỏ để lấy đi những chất làm tổn hại và giúp cho thuốc được đưa vào đáy lỗ sâu (điều
này đã được Archigenes giới thiệu đầu tiên và sau đó bởi Galen). Những hạt mù tạt giúp
chống lại những cơn đau nhói (throbbing pain). Cần băng bó bên ngoài và cần phải lấy mủ ra
khỏi xương hàm (trường hợp dò mủ do áp xe xương ổ mạn?).
Việc đốt (cauterization) cần được thực hiện bằng dầu nóng, có khi phải khoan lần nữa
trước khi đốt để vào được sâu hơn, nếu những chất đó không có tác dụng, cần phải dùng đến
thuốc phiện, Tuy nhiên không nên chạm đến dạ dày, một khả năng mà ar-Razi đã cảnh báo
chống lại. Đó là những chất quen thuộc như cây kỳ nham, thuốc phiện, nhưa cây bồ đề,
nhựa thơm, ngò tây, cây khoai ma, và philonium được xử dụng như thuốc đắp trên răng hoặc
rửa hoặc xông khói trong miệng; theo lời khuyên của al-Gazzar, rưới nhỏ giọt dầu vào lỗ tai
cùng bên.
Một liệu pháp nữa được đề nghị bởi ar-Razi: trong những chất gây tê không gây hại,
có nước đá, để trong miệng đến khi răng mất cảm giác; cảm giác đau cũng ngừng lại ngay cả
nó có thể gia tăng lúc bắt đầu. Ông cũng giới thiệu dùng tuyết với tác dụng tương tự. Ibn Sina
trám các răng sâu với cỏ cây bách, mastix, nhựa thơm và cây khoai ma với quả hạch và
những thứ khác, chất màu của cây gai, thuốc phiện, sulfur vàng, tiêu và long não cũng như
những thứ thuốc chống đau mà chúng ta đã biết: sữa chó sói, arsenic từ al-Gazzar (arsenic
được nấu sôi trong dầu có thể nhỏ vào lỗ sâu).


Abu I-Qasim Halaf ibn al-Abbas az Zahrawi (Albucasis)
Abu I-Qasim Halaf ibn al-Abbas az Zahrawi (936–1013), bác sĩ Hồi giáo người Tây
Ban Nha, (còn được gọi ngắn gọn là Abu I-Qasim, Al-Zahrawi; Abulcasim hay Albucasis ở
Phương Tây). Ông học và dạy tại Đại học Cordova (Cordoba). Ông là nhà phẫu thuật vĩ đại
nhất thời Trung Đại và được coi là người cha của phẫu thuật (hình…).

10


Năm 1000, Albucasis đã hoàn thành bộ sách gồm 30 quyển, về toàn bộ y khoa, với
tựa đề “Kitab at tasrif liman agiza an at-talif” (thường được gọi tắt là “Kitab al-Tasrif”) với
hàm ý là nó chứa đựng tất cả các ngành trong y khoa mà người đọc không cần tra cứu thêm ở
đâu khác. Các lĩnh vực trong sách là về phẫu thuật, nội khoa, chỉnh hình, nhãn khoa, dược lý,
dinh dưỡng, nha khoa, trẻ em và bệnh học. Sách về phẫu thuật của ông có ảnh hưởng lớn ở cả
phương Đông và Phương Tây, được dịch sang tiếng Latin và được coi là sách chuẩn về phẫu
thuật trong 500 năm sau.

Công trình al-Tasrif chứa đựng dữ liệu được thu thập trong quá trình 50 năm giảng
Hìn …:
Albuc si giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tôns đi giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tônều trị và tôn bện n ân ở Đức bện vi giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tônện Co qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tônrdo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tônb .
Nguồn: ttps://wellco qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tônmeco qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tônllecti giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tôno qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tônn.o qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tônrg/wo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tônrks/mp9z92xk CC-BY-4.0

dạy, huấn luyện và thực hành của ông. Bộ sách cũng viết về tầm quan trọng của sự giao tiếp
tốt giữa thầy thuốc với bệnh nhân và truyền cảm hứng đến sinh viên, những người ông gọi âu
yếm là “con của tơi” (“my children”). Ơng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc điều trị
người bệnh, không phụ thuộc địa vị xã hội của họ. Abu I-Qasim đã mô tả nhiều qui trình kỹ
thuật y khoa mà sau này mang tên của những tác giả hậu thế: “Kocher’s method” trong nắn
chỉnh khớp vai hay “Walcher position” để khắc phục hẹp khung chậu trong sản phụ khoa 9.
Hơn nữa, ông cũng đã mô tả kỹ thuật buộc mạch máu 600 năm trước Ambroise Paré 10 và là
người đầu tiên giải thích cơ chế di truyền trong bệnh ưa chảy máu (haemophilia), phẫu thuật

buộc động mạch thái dương trong bệnh migraine (đau nửa đầu) mà nó đang được tái áp dụng
9

S S Amr, A Tbakhi: Abu Al Qasim Al Zahrawi (Albucasis): Pioneer of Modern Surgery, Ann Saudi Med
2007;27(3): 220-221.
10
Xem Ambroise Paré (Thời kỳ Phục Hưng)

11


trong thế kỷ 21. Với những đóng góp lớn trong ngành ngoại khoa, ông được coi là người tiên
phong trong phẫu thuật hiện đại11.

11

E Shevel, E H Spierings:Role of the Extracranial Arteries in Migraine Headache: A Review, April 2004, Vol.
22, No. 2, The Journal of Craniomandibular Practice, p. 132-136

12


Quyển nổi tiếng nhất là quyển thứ 30 (cũng là quyển cuối cùng) về vấn đề phẫu thuật,
gồm 3 phần: “Sự đớt, Phẫu thuật, Gãy xương và trật khớp”. Ơng cho rằng phẫu thuật là hình
thái cao nhất của y khoa (“surgery is the highest form of medicine”), và người ta không thể
thực hành cho đến khi trở nên thông hiểu những lĩnh vực khác của y học. Quyển sách phẫu
thuật nổi tiếng này đã được Gerard dịch ra tiếng La tinh và tạo ra một ảnh hưởng sâu đậm
trong phẫu thuật Phương Tây, đặc biệt đối với Guy de Chauliac 12 (Chauliac đã trích dẫn 200
lần) và Paré, đến tận thế kỷ 18, được xuất bản nhiều lần ở Châu Âu (ở Venice (1497), Basel
(1541) và Oxford (1778).

Những liệu pháp về răng và bệnh miệng cũng được trình bày trong quyển này (mà
nhiều phần được trích dẫn từ Paulos Aigina13). Mặc dù tôn giáo đã đặt ra những giới hạn đối
với phẫu thuật, công trình đã đưa ra những vật liệu được thử nghiệm, từng qui trình phẫu
thuật được trình bày cẩn thận và chi tiết. Theo Guerini 14, Abu I-Qasim là người có đóng góp
quan trọng nhất trong các tác giả Hồi giáo về nha khoa. Sự hiểu biết vấn đề và nhiều minh
hoạ dụng cụ có giá trị đặc biệt đối với thực hành. Cách đốt bằng sắt nóng được đề cao trong y

Hìn …:Sác củ Albuc si giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tôns được dị và tônc s ng ti giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tônếng ti giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tônếng L ti giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tônn, xuất bản ở Đức có minh họa canula mi giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tônn
v các dụ chính trị và tônng cụ chính trị và tôn lấy răng c o qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tôn răng. Nguồn: E Ri giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tônng

ọ c nul

12

Xem Guy de Chauliac (Châu Âu Trung Đại)
Paulos Aigina hay Paulus Aegineta (625 – 690) là bác sĩ người Hy Lạp thời Đế chế Byzantine, nổi tiếng với
bộ bách khoa y học 7 tập, tập hợp những hiểu biết y khoa Phương Tây. Ông được coi là người cha của sách y
khoa thời kỳ đầu (father of early medical books).
13

13


học A Rập vì nó không làm chảy máu. Cách đốt với ống thông bảo vệ được làm theo Ali ibn
al-Abbas, Abul-Qasim áp dụng chúng để điều trị nhức răng và nướu lỏng lẻo. Ơng mơ tả 3
cách đớt: với dầu nóng, với sắt nóng, hoặc với dầu lạnh rồi sau đó với sắt nóng. Những
phương pháp trên được giới thiệu và áp dụng ở Châu Âu cho đến thời kỳ hiện đại (hình…).
Trong chương 28 của quyển thứ hai, Albu I-Qasim thảo luận về cách cắt u nướu, có
thể ông không phân biệt áp xe với khối u như đã được phân biệt một cách chính xác bởi
người Hy Lạp nhưng sự giới thiệu của ông về những u nướu tái phát là một bước tiến đáng

kể:
…“Ở đây mọc lên một phần nướu phát triển thừa mà người cổ đại gọi là u lợi. Bạn có
thể lấy nó ra bằng một cái kẹp hoặc bằng kìm, cắt ở gốc và để cho máu và mủ chảy ra, sau đó
để bột sulfat lên hoặc là những bột cầm máu. Nó thường mọc lên trở lại sau điều trị, cắt lần
thứ hai và đốt, nó sẽ không trở lại sau khi đốt”

Chương 21 bàn về sỏi và vôi, đổi màu răng và tạo mủ. Cách thức lấy cao răng được
ông mô tả khá chi tiết:
“Bệnh nhân cần ngồi trước mặt bạn rồi để đầu vào đùi, bạn lấy những mảnh vụn và
những hạt trên răng cho đến khi khơng cịn gì sót lại. Nếu chúng biến mất trong lần lấy đầu
tiên thì tốt, nhưng thường cần lặp lại trong một vài ngày tiếp theo cho đến khi đạt được mục
đích. Bạn nên biết rằng răng cối cần những dụng cụ để nạo sạch với hình thể khác nhau tuỳ
theo tính chất công việc mà bạn đang tiến hành vì dụng cụ cho những bề mặt bên trong của
răng có thể khác với dụng cụ cho bề mặt bên ngoài và giữa các răng với nhau. Có nhiều dụng
cụ nạo rất sẵn sàng cho bạn sử dụng”.

Chương 30 nói về việc nhổ răng. Abu I-Qasim cảnh báo và chống lại việc nhổ răng
khi chưa thật cần thiết và ông mô tả kỹ thuật rất tỉ mỉ, chính xác:
“Bạn cần điều trị nhức răng với tất cả các phương sách có thể và nên trì hỗn việc
nhổ răng, vì khơng gì có thể thay thế được cái răng một khi nó đã bị nhổ đi - đó là một chất
quí (a noble substance), cho đến khi không thể tránh khỏi việc nhổ răng. Khi người bệnh nhân
quyết định phải nhổ nó đi, hãy hành động với sự cân nhắc kỹ lưỡng cho đến khi bạn biết chắc
cái răng nào là răng đau cần nhổ vì cái đau thường đánh lừa bệnh nhân, và họ lầm tưởng ở cái
răng lành mạnh, do đó có sự nhổ nhầm lẫn và cái đau không được giảm bớt cho đến khi cái
răng có bệnh được lấy đi. Chúng ta thường thấy điều này xảy ra ở thợ mổ. Khi bạn đã chắc
rằng cái răng nào thực sự là răng đau, hãy cắt vòng quanh răng bằng một con dao mổ với lực
mạnh vừa đủ, cho đến khi nướu chung quanh được tách ra. Lúc này, trong khi giữ đầu bệnh
nhân giữa hai đầu gối để đầu bệnh nhân không di động, lấy răng ra bằng những ngón tay hay
một cái kìm thích hợp, đầu tiên lay răng một cách chậm và nhẹ nhàng cho đến khi bạn lấy
được nó ra. Nếu răng chưa ra được, dùng kìm với hai mỏ kìm rộng bản kéo răng ra mà cố

gắng không làm vỡ. Hãy dùng những dụng cụ tiếp theo đưa vào sâu bên dưới và cố lung lay
như đã làm. Nếu răng có một lỗ sâu, hãy dùng thám trâm nhét vào đó một cục vải để nó
không bị vỡ khi bạn kẹp chặt nó bằng kìm. Bạn phải rạch hồn tồn nướu chung quanh. Cẩn
thận tới đa để khơng làm vỡ răng vì một mảnh răng cịn sót lại sẽ gây ra cơn đau mới nhiều
hơn trước đây. Cẩn thận đừng làm những điều này như những người thợ mổ ngu dốt đã làm
một cách vội vã và cẩu thả trong khi nhổ răng, phớt lờ những phương pháp mà chúng tôi mô
tả. Như vậy họ luôn đem lại những phiền toái cho bệnh nhân, thường làm vỡ răng, để lại chân
răng hay nhổ răng cùng với một mảnh xương hàm như tôi vẫn thường thấy. Sau khi nhổ răng,
để bệnh nhân súc miệng với rượu nho hay giấm và muối. Nếy có chảy máu tại chỗ - vẫn
thường xảy ra - hãy để sulfat hay vật liệu cần thiết lên chỗ ấy. Nếu không có sulfat, hãy đốt”
14

Guerini, sách đã dẫn.

14


Tiếp theo sau những lời khuyên quí báu, là những hình minh hoạ với những giải thích
bổ sung:
“Hình thể của những cái kìm tốt mà bạn dùng để nhổ răng cần có mỏ dài và tay cầm
ngắn, đừng để nó bị uốn cong khi bạn cặp vào răng... Như bạn thấy, chúng có tay cầm dày để
bạn có thể đặt lực lớn mà không bị uốn cong; và một vài loại có mỏ ngắn. Chúng có thể là sắt
Ấn Độ hay là thép cứng với mỏ được tôi và áp sát vào mỗi răng, và như thế có thể chắc chắn
sự kẹp chặt được thực hiện. Đôi khi cái mỏ kềm được làm giống như răng cưa để tăng độ bám
chắc” (hình)
Trong các qui trình phẫu thuật miệng, u nhái được mô tả minh họa như một con nhái
dưới lưỡi, phẫu thuật u nhái được đề cập như sau:
Nếu chỗ sưng đổi màu sẫm và cứng, không nên can thiệp vào vì nó là ung thư. Nhưng
nếu nó có xu hướng nhạt và có dịch bên trong, dùng một cái móc và cắt nó bằng một con dao
nhỏ và giải phóng nó từ chung quanh. Nếu sự chảy máu cản trở công việc phẫu thuật, hãy

dùng bột sulfat cho đến khi ngưng chảy máu. Qui trình tiếp tục đến khi khối u được cắt bỏ và
rửa miệng bằng giấm và muối. Sau đó, tiếp tục các phương cách điều trị thích hợp cho đến
khi lành thương. Rõ ràng là nếu (chỉ) mở một nang (cyst) tồn lưu, sự tái phát là chắc chắn
(hình

15


Trong phần nói về gãy xuơng và trật khớp xương hàm dưới (khớp thái dương hàm),
Abu I- Qasim tán đồng quan niệm của Paulos và lời tiên lượng của Hypocrates:
“Cần điều trị gãy xương hàm dưới kịp lúc, vì có sự nguy hiểm chết người nếu sự sắp
xếp bị chậm trễ. Nếu xương ở hai bên bị bó cứng do trật khớp cả hai bên và không có cách
nào đưa trở về vị trí đúng, trong nhiều trường hợp (bệnh nhân) sẽ bị sốt và nhức đầu không
dứt; đôi khi bụng bệnh nhân bị cồn cào và ói ra mật. Khi bạn quan sát thấy điều đó, bạn biết
rằng bệnh nhân đó là một người bạc mệnh, trong hầu hết các cas, bệnh nhân sẽ chết sau 10
ngày”.

Hình…: Cầu răng v nẹp răng bằng dây răng ki giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tônm lo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tônại giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tôn (mi giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tônn
Albuc si giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tôns). Nguồn: Ho qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tônffm nn-Axt elm
Hìn …:
P ẫu
t uật vi giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tônên
A Rập cắt
n ng dưới giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tôn
lưỡi giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tôn.
Nguồn: E
Ri giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tônng

ọ tro qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tônng sác củ


Hình…: Avi giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tôncenn . Nguồn: ttp://
bro qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tônug tto qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tônli giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tônfe.sci giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tônencemuseum.o qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tônr
g.uk/bro qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tônug tto qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tônli giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tônfe/peo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tônple/i giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tônbnsi giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tônn

Hìn …: Một số dụ chính trị và tônng cụ chính trị và tôn được
Abuc si giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tôns mi giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tônn
ọ :
Mũi giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tôn k o qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tôn n
Cư răng
(Hình tr ên) Umayyad Caliphate (661-750)
2 Kìm n răng s u k i giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tôn đã lung
l y răng
2 Kìm n c ân răng
Nguồn: Gueri giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tônni giáo qua các triều đại lãnh tụ chính trị và tôn
16


Abu Ali al-Husain ibn Abdallah ibn Sina (Avicenna)
Abu Ali al-Husain ibn Abdallah ibn Sina
(980 - 1037), còn được viết ngắn gọn là Ibn Sina, ở
Phương Tây, phổ biến dưới tên Avicenna (hình…).
Avicenna là một thiên tài đa lĩnh vực người
Iran trong Thời đại Vàng của Hồi giáo. Ông là nhà
tư tưởng, nhà hùng biện, nhà thơ; các lĩnh vực
nghiên cứu của ông là vật lý, hóa học, thiên văn
học…; hai lĩnh vực có ảnh hưởng lớn nhất của
Avicenna là triết học và y học, ông được coi là
người cha của y học hiện đại giai đoạn sớm. Nhiều
công trình của ông về hai lĩnh vực này vẫn tiếp tục
được trích dẫn đến thời hiện đại.

Tác phẩm nổi tiếng nhất của Avicenna về y
học là cuốn “Phép tắc Y khoa” hay “Đạo của Y
khoa”15 (Al-Qanun fi't-Tibb = The Canon of
Medicine). Tác phẩm Phép tắc Y khoa đã được
dịch sang tiếng Latin, tiếng Anh…lần in gần nhất
là năm 1973 tại New York 16. Công trình của Ibn
Sina rất ấn tượng với sự uyên bác về mặt phương pháp học (methodology) và hệ thớng hố
trong hồn cảnh chỉ có ít tài liệu gớc.
Avicenna giải thích từng chi tiết về phương pháp phịng bệnh và điều trị trong nha
khoa, Ơng viết “tơi ước mơ răng của tôi được bình thường” và đưa ra 8 lời khuyên:
1. Tránh sự tồn đọng những chất độc của thức ăn và đồ uống trong dạ dày do những thức ăn
dễ thối rữa như sữa, cá muối và cá ḿi nhỏ vì chúng nhanh chóng hố độc và vì chế độ
ăn không đúng cách
2. Không nôn mửa, vì có chất chua trong khi bị nôn mửa
3. Tránh nhai những vật cứng đặc biệt là chất ngọt
4. Tránh cắn những vật cứng
5. Tránh các chất gây nghiện
6. Tránh những vật quá lạnh, đặc biệt ngay sau khi (ăn uống) nóng và tất cả các vật nóng,
đặc biệt ngay sau khi lạnh
7. Thực hiện liên tục làm sạch răng (không quá nhiều) xuyên suốt và lặp đi lặp lại để không
làm tổn hại mô miệng hoặc mô giữa các răng, nếu không các răng sẽ bị rụng ra hay bị
lung lay
8. Tránh những vật làm tổn thương răng bởi chính bản chất của nó như tỏi tây; nghĩa là tất
cả những vật có thể gây tổn hại cho răng.

Đoạn văn này xuất hiện cùng với các tác giả đi trước dưới dạng một bộ sưu tập và
được xem là vẫn còn có giá trị (400 năm sau, Giovanni ở Arcoli đưa ra 10 lời khuyên, trong
đó lặp lại hầu như cả 8 điều của Avicenna)17.
15


Trong phần bàn về từ “Canon”, bản in 1973 của AMS Press Inc. cho biết từ “canon” có nghĩa là một loạt
những nguyên tắc (series of principles), từ này được dịch sang tiếng Hán là “tao” (đạo) (p.12)
16
Canon
of
Medicine,
AMS
Press
Inc.
New
York,
1973
[ />17
Xem “Giovanni ở Arcoli”, Thời kỳ Phục Hưng

17


Như đã nói trên, liệu pháp của at-Tabaris đối với mùi hôi của miệng là làm sạch
những chất thối rữa khỏi răng và dạ dày; Hunain (trích từ ar-Raazi) về những phương pháp
chi tiết đối với những chất mau thối rữa trong dạ dày vì ăn chất ngọt dẫn đến tác dụng làm suy
yếu răng của thức ăn nóng và lạnh tiếp nối nhau cũng như cần làm sạch răng; ibn Gazzar cũng
đã nêu hậu quả của sự tiếp nối nhau giữa thức ăn nóng và lạnh, cảnh báo về mùi hôi của
miệng, hướng dẫn việc làm sạch những dịch thối rữa khỏi dạ dày… Tuy vậy, tất cả những
kiến thức trên trở nên nổi tiếng ở phương Tây trước hết thông qua tác phẩm của “Qanun” của
Ibn Sina.

Trong “Qanun”, nha khoa và giải phẫu học không có nhiều điểm mới. Cũng như arRazi và Ali ibn al-Abbas đã làm, ông đưa ra số răng là 32 và có khả năng thiếu răng cối thứ
3. Ibn Sina cũng không hề đặt ra nghi vấn gì về niềm tin sai lầm là xương hàm dưới được
phân đôi.

Cũng như những tác giả đi trước, Avicenna tán thành việc nhổ răng có điều kiện.
Trước tiên, cần xác định rõ ràng có phải chính cái răng đó gây đau hay không mà không phải
là đau ở nướu vì nếu không, nhổ răng không giúp được gì - xem những qui định của
Albucasis. Như vậy, việc nhổ răng chỉ được thực hiện với một lý do, theo Avicenna là răng
gây viêm nhiễm vùng chung quanh. Những răng có chân cịn chắc khơng thể nhổ trong một
lần vì làm gãy xương hàm, đau mắt và sốt. Đầu tiên, vùng chung quanh phải được rạch nông,
sau đó làm lung lay răng: dùng [vỏ rễ cây mullberry, cây gai tường và giấm đậm đặc cùng với
mật ong] hay là [cây gai tường với giấm trong 4 ngày và nhỏ vào trong rãnh (khe nướu?) sau
đó bọc lại bằng sáp, sẽ có tác dụng sau 1-2 giờ]. Hoặc những cách khác theo ar-Razi: [cây
tường gai và dây leo hay arsenic nấu sôi trong giấm, trộn với rễ sung], theo Abbas lung lay
răng bằng [nước ép rễ cây sung - dưa leo, cây bạch hoa, arsenic vàng, sữa chó sói] và những
hỗn hợp tương tự, trong đó arsenic vàng hay xuất hiện. Việc nhổ răng được theo dõi tiến triển
dần mỗi ngày cho đến khi răng có thể được lấy đi.

Avicenna cũng duy trì phương pháp cổ điển là xông khói cây kỳ nham để trị những
con sâu như đã được viết trong al-Gazzar: lấy 4 hạt kỳ nham; 2,5 củ hành trộn với sữa dê cho
đến khi hỗn hợp mịn và làm thành viên nặng 1 dirham, đốt viên thuốc đó trong ống phễu có
tấm phủ đầu bệnh nhân.
Răng mọc quá dài được giũa thấp xuống, một truyền thống từ thời Galen qua ar-Razi
đến Avicenna nhưng chỉ thực hiện sau khi xử dụng chất làm se.
Việc điều trị gãy xương hàm dưới và trật khớp cũng được mô tả một cách tỉ mỉ và
thực hiện theo Albucasis. Để điều trị gãy xương, Avicenna viết:
“Nếu xương hàm dưới bị gãy về phía trong, nhưng khơng thành hai mảnh, lúc bấy giờ
hãy đưa ngón tay trỏ và ngón tay giữa bên trái vào miệng bệnh nhân nếu xương hàm phải bị
gãy (những ngón tay tương ứng của tay phải nếu xương hàm trái bị gãy) và nhấc phần cung
hàm bị gãy ra phía ngồi và cầm nó với bàn tay kia và làm cho nó bằng phẳng; bạn sẽ nhận ra
được vị trí đúng căn cứ vào vị trí đúng của các răng trên hàm. Nếu bị gãy hoàn toàn (thành
hai mảnh) trước hết phải duỗi ra và đặt lại đúng vị trí. Những vết thương cần phải khâu lại sau
khi lấy đi những mảnh vụn. Sau cùng, băng bó nâng đỡ được thực hiện chung quanh hàm,
đầu cổ với nẹp nhẹ lên nó. Sự định vị đúng các răng không thể bị lãng quên, nếu cần, có thể

cố định bằng dây vàng. Nếu bị đau, có thể tháo băng ra và xương hàm được xử lý với gạc
nóng”.

Theo Avicenna cũng như Albucasis, và theo những kinh nghiệm đương thời, quá
trình lành thương theo qui luật, là khoảng 3 tuần.
18


Xử lý trật khớp được thực hiện theo Albucasis (phải thực hiện càng sớm càng tốt
trước khi xương hàm cứng lại, gây sốt và nhức đầu cấp. “Đôi khi vấn đề rất nghiêm trọng vì
cái chết có thể xảy ra trong ngày thứ mười”. Việc điều trị được hỗ trợ bởi băng bó cùng với
sáp và dầu hoa hồng.
Như vậy, về nha khoa, “Qanun” đã dựa trên Y khoa A Rập của những tác giả đi trước,
chủ yếu là sắp xếp và biên soạn lại những kiến thức đương thời theo cách làm sách bách khoa
toàn thư. Tuy nhiên Avicenna được những người đương thời và Châu Âu Trung Đại rất tôn
trọng. Những trang chỉnh sửa lại, bình luận, và phiên dịch của chính Avicenna trong Qanun
hình thành cả một thư viện. Tác phẩm của Avicenna được Gerard ở Cremona 18 chuyển ngữ từ
tiếng A Rập sang tiếng Latinh vào nửa cuối thế kỷ 12, khoảng 150 năm sau khi tác giả qua
đời.
Với Albucasis và Avicenna, y học A Rập - Iran đã đạt đến đỉnh điểm. Cùng với sự
giảm sút quyền lực trên thế giới của quốc gia Hồi giáo khởi đầu từ sự tấn công của người
Mông Cổ và sau đó là những bất đồng nội bộ, nền khoa học A Rập sau đó cũng sa sút theo.
Abu Gafar Ahmad ibn Ibrahim ibn abi Halid al Gazzar (Algizar)
Abu Gafar Ahmad ibn Ibrahim ibn abi Halid al Gazzar (895-979) là bác sĩ người A
rập, sinh ra ở Tunisia (Bắc Phi). Ơng đã viết nhiều sách, trong đó ćn “Kitab Zad al-musafir
wa qut al-hadir” (Provisions for the Traveller and Nutrition for the Sedentary – Dự trữ thực
phẩm cho người đi lại nhiều và Dinh dưỡng cho những người ngồi nhiều). Sách được viết
trong thế kỷ 10, được Constantine ở Salerno dịch sang tiếng Latin vào thế kỷ 11 dưới tên
“The Viaticum”. Sau đó, Viaticum được dịch sang tiếng Hy Lạp, tiếng Hebrew (và còn được
in lại nhiều lần ở Pháp và Ý trong thế kỷ 16), trở thành một công trình được phổ biến ở cả

Phương Đông và Phương Tây. Sách được dùng như một tài liệu kinh điển trong đào tạo y
khoa ở Châu Âu.
Viaticum gồm 7 tập, quyển thứ hai có 7 chương về nha khoa (chương 18-23). Trong
đó nhắc lại những quan điểm về đau răng theo Hippocrates: do tâm trạng cực đoan ở đầu hay
dạ dày mà gây ra sâu răng và tổn thương nướu. Trên cơ sở bệnh lý thể dịch, những triệu
chứng xuất hiện ở răng như đau, viêm nhiễm, hay nướu bị lỏng lẻo được điều trị đầu tiên
bằng cách làm chảy máu tĩnh mạch đầu hoặc từ những tĩnh mạch dưới lưỡi, giác hơi trên cổ
và làm sạch bổ sung nếu thể tạng của bệnh nhân được tiên định như thế. Chỉ vào lúc đó, liệu
pháp tại chỗ mới bắt đầu. Cũng Trong thời kỳ này, những phát biểu về “sự tiếp xúc của răng
tạo ra tiếng nói, hơn nữa, răng giữ các chức năng khác”… và do đó cần phải được bảo vệ.
Những phương thuốc điều trị nhức răng đươc thực hiện ứng với nguyên nhân như
làm nóng lên, làm lạnh đi hoặc hiệu ứng sấy khô tùy theo trường hợp:
Tưới nước [cây rau sam (purslane), rau diếp xoăn (chickory) hay rễ thì là (plaintain
root) ] trong phương thuốc nhiệt; xoa bóp với [gừng và mật ong hay với cây phi yến
(larkspur) đắng, cây gai tường, cây bài hương (hissop) và cây trị điên/lê lư (hellebore)] để trị
lạnh. Rửa với [giấm hay muối, rễ cây bạch hoa (caper), hay cây cửu lý hương được hòa tan
trong dầu] để làm ẩm; [cây phi yến đắng trộn với nhựa thơm và cây thì là] đối với những cơn
đau nhói. Những phương thuốc như vậy (đã được bàn luận bởi Galen) xuất hiện trong rất
nhiều biến thể, bổ sung vào thể dịch nóng hay lạnh của cơ thể.
18

Gerard of Cremona (Latin: Gerardus Cremonensis (1114 – 1187) là một nhà khoa học Ý, ông là dịch giả của
nhiều tác phẩm khoa học từ tiếng A Rập sang tiếng Latin trong thế kỷ 12, 13.

19


Với sâu răng, đầu tiên phải thực hiện làm sạch và lúc đó các răng mới được trám với
[cây vú lá, cây gai (buckthorn), dầu thông (terabinth), nhựa cây bách tùng (cedar resin), nhựa
thơm, cây gai tường và mật ong] hay xông khói [rễ cây dưa đắng (colocynth), thuốc phiện] có

thể giúp chống đau nhức. Những con sâu của răng gây ra sâu răng thường được xông khói với
[mù tạt, cây kỳ nham hay răng chó]; những thức ăn nóng và lạnh có thể là nguyên nhân làm
tổn hại răng và đau đớn như đã biết từ ar-Razi và Hunain.

Hỗn hợp arsenic được al-Gazzar khuyên dùng trong toa thuốc chống lỗ sâu. Răng
lung lay và mệt mỏi của thần kinh là hậu quả của quá nhiều thể dịch:
“Lấy [arsenic đỏ và vàng (1 mitqal cho mỗi thứ); phèn yemen, đồng và cây vú lá (1
dirham mỗi thứ) nung lên; bọt biển, cây gai tường, và nhựa thơm đỏ (½ mitqal cho mỡi thứ);
cây gai và gum arabic (½ dirham cho mỗi thứ)] 19. Nhào trộn vật liệu trên với rượu nho nấu
sôi, viên thành những viên thuốc nhỏ, giã và áp vào vị trí bệnh đang hồnh hành, sau đó rửa
với giấm và rắc bột hoa hồng đỏ lên chỗ răng đau, nếu những mô chết được đẩy đi, mô sống
bình thường sẽ mọc lên ngay chỗ đó. Cảm ơn Thượng đế.

“Nếu răng bị lung lay do sự ẩm nhầy - chứ khơng phải là sự ẩm gây mịn - lúc này,
dùng [4 dirham phèn, 2 dirham muối] nghiền và giã chúng rồi để lên răng hoặc [phèn Yemen
nấu sôi trong giấm rượu nho], cho bệnh nhân hít hơi bớc lên và nhỏ những giọt dầu nóng vào
lỡ tai phía bên răng lung lay. Sau đó có thể dùng bột răng có tác dụng làm đông và khô lại.
Cảm ơn Thượng đế”.
Việc nhổ răng như chúng ta biết từ ar-Razi và Ali ibn al-Abbas có hiệu quả với những
chất xổ mạnh. Toa thuốc với nhiều cách làm cho mô hạt được mọc lên từ khu vực hoại thư.
Một phương pháp khác để làm lung lay răng là [bột mì nhào với sữa chó sói hay là hỗn hợp
rễ dâu tằm, cây gai tường, và dấm đậm đặc] hoặc [Nước sắc cô đặc của những chất làm se
như cây vú lá, cây muối (sumac), phèn]. Trước đó, nướu cần được rạch nông.

Việc điều trị những vấn đề khác nhau của nướu như chảy máu, trụt nướu, hoặc nướu lỏng lẻo
được phân loại theo bệnh nguyên: tuỳ theo nóng lạnh, ẩm ướt hay khô và tuỳ theo sự
chảy máu:
“Để điều trị nóng, cần làm sạch bằng [nước ép cây mã đề, cây tường xanh và sữa
chua]; điều trị lạnh dùng [cây gai tường, mật ong và giấm củ hành biển]; giấm ở mọi dạng để
điều trị ẩm và hoa hồng; cây dại và hạt cây mộc qua điều trị khô. Trong trường hợp nướu bị

co lại, dùng [máu rồng, hương trầm, bột đậu tằm, mật ong, dây leo, giấm củ hành biển]. Cảm
ơn Thượng đế.
Để làm sạch răng, có nhiều loại toa th́c bột đánh răng, thí dụ:
dùng [bột lúa mạch và muối, 10 mitqal mỗi thứ rồi tán ra thành bột, trộn với thạch
cao rồi rang lên, sau đó dùng bọt biển và tro con vẹm với 6 miqal mỗi thứ]; hoặc [2 mitqal
phấn trắng, gỗ bưởi đốt lên, giấy Armenia và l mitqal đá cẩm thạch trắng, hạt xạ hương đỏ,
arsenic musk hạt hoa hồng đỏ và cây cam tùng mài và nghiền nát chúng]

Chương cuối cùng bàn về mùi hôi của miệng, như đã biết, theo at-Tabari có thể do
mùi thối rữa trong dạ dày hoặc từ nướu bị thối rữa, cần được loại bỏ bằng cách làm sạch. AlGazzar khuyên dùng điều trị mùi hôi của miệng bằng những viên thuốc chứa đinh hương, vỏ
quế, quả hạch, đào lộn hột, gỗ cây lô hội Ấn Độ…
Abd al-Latif al-Baghdadi
19

Mitqal, dirham: đơn vị đo khối lượng; 1 mitqal = 3,462 g và = 0,7 dirham

20



×