Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Bài giảng nha khoa Lịch sử nha khoa Trung đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 14 trang )

CHÂU ÂU TRUNG ĐẠI
Sự sụp đổ của Đế chế Tây La Mã trong thế kỷ thứ 5 đưa đến sự xuống dốc về tổ chức và
ổn định của xã hội Phương Tây. Các nền tảng luật pháp được thiết lập trong thời kỳ Roma sụp
đổ. Chế độ vương quyền và phong kiến trỗi dậy. Các trung tâm học tập được xây dựng gồm các
cơ sở đào tạo Cơ đốc giáo (Christian institutions) và Hồi giáo ở các vương quốc mới thành lập:
Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha… phục vụ cho việc lập lại trật tự xã hội.
Ở thế kỷ 11 và 12, có sự hồi sinh về sản xuất hàng hóa, thương mại và mậu dịch đặc biệt
là các thành phố lớn dọc theo bờ biển phía Bắc, Đại tây dương và Địa Trung Hải cũng như trong
lục địa, dọc theo các dịng sơng lớn. Tầng lớp nhà giàu, số lượng các thầy tu giàu có và cư dân
đơ thị tăng lên, đưa đến gia tăng đòi hỏi về chăm sóc y tế và răng miệng. Thế kỷ 13, nhiều thành
phố xuất hiện, nền giáo dục có sự tăng trưởng, nhiều trường nghề, trường đại học và tổ chức
phường hội theo nghề nghiệp được thành lập.
Phần dưới đây trình bày những nét lớn về y khoa và nha khoa trong khoảng thế kỷ 11 đến
thế kỷ 14.
Đào tạo và Chương trình Y khoa
Sự phát triển có ý nghĩa trong đào tạo y khoa là việc thành lập trường y cùng cơ sở chữa
bệnh ở Salerno (Ý) trong thế kỷ 10 (Schola Medica Salernitana) 1. Chăm sóc y khoa truyền thống
ở Salerno là kế tục từ thời Đế chế La Mã và cũng chịu ảnh hưởng của y khoa A Rập. Các sách
của Hippocrates, Galen và Dioscoride được dùng trong giảng dạy, nhiều cuốn được St Benedict
(tu viện Monte Casino) dịch từ tiếng Hy Lạp và A Rập sang tiếng Latin từ năm 529. Triết lý của
trường dựa hẳn vào các nguyên tắc về chế độ ăn uống để có sức khỏe. Qui định Y khoa của
Salerno (Regimen Sanitatis Salernitanum) là một bài thơ y học (medical poem) gồm 360 khổ, ra
đời trong thế kỷ 12, được viết cho sinh viên dễ nhớ các danh mục dài những lời khuyên và cảnh
báo (hình…). Bài này có nhiều mục liên quan đến đau răng và con sâu răng cũng như chế độ ăn
và sử dụng cây thuốc có lợi cho răng miệng (tuy vậy, nha khoa khơng nằm trong chương trình
của trường y Salerno). Trong nhiều thế kỷ tiếp sau, bài này được dịch ra tiếng Pháp, Ý, Đức,
Anh.
Tiếp sau sự ra đời của trường y Salerno, nhiều trường y danh tiếng được thành lập ở các
thành phố lớn: Bologna (1088) và Padua (1222) (Ý), Montpellier (1289) và Paris (1253?) (Pháp),
thu nhận sinh viên trên khắp Châu Âu. Học vị “Bác sĩ Y khoa” (Doctor of Medicine) lần đầu tiên
được cấp ở trường Asti (Ý) năm 1329 2. Ở Anh, giáo dục y khoa bắt đầu tại trường Oxford vào


đầu thế kỷ 13 và tại trường Merton thế kỷ 14.
Trường Đại học Padua được thành lập năm 1222, là trường đại học lâu đời nhất và còn
tiếp tục hoạt động đến ngày nay. Phịng học giải phẫu (anatomical studium) có vị trí quan trọng
trong dạy học. Từ đầu thế kỷ 14, Peter of Abano (Pietro d’Abano) (1257 – 1316) đã thực hiện mổ
1

Khởi nguyên của trường y Salerno là từ thế kỷ 9. Từ thế kỷ 12-13, ngồi y khoa, cịn đào tạo triết học, luật và thần
học (theology), vì vậy, có thể coi là một Đại học (University) đầu tiên. Trường có giảng viên và sinh viên nữ. Từ thế
kỷ 14, trường sáp nhập vào Đại học Naple (university of Naple). Đến năm 1861, trường y đóng cửa.
2
Năm 1329, William Gordenio là người đầu tiên nhận bằng bác sĩ y khoa tại trường y Asti (College of Asti),
“Miscellaneous [pamphlets on Medical Subjects]”, The Kansas city Medical Journal, August 1872, p.112

1


xác. Ở Vienna (Áo), từ 1404, đã chính thức diễn ra cuộc phẫu tích trước cơng chúng (có lẽ do
giáo sư từ Padua thực hiện). Trong thời kỳ Phục Hưng, Giải phẫu đường Padua (The Anatomical
Theatre of Padua) là giải phẫu đường chuyên biệt đầu tiên trên thế giới (hiện vẫn được gìn giữ)
được Girolamo Fabrizi d'Acquapendente3 khai trương năm 1595, nơi ông giữ chức trưởng bộ môn
giải phẫu và phẫu thuật trong 50 năm. Giải phẫu đường này được coi là biểu tượng của phương
pháp biểu diễn và cách tiếp cận giảng dạy giải phẫu mới. Mơ hình này được nhân rộng ở nhiều
trường y khoa lớn trên thế giới sau đó.

Từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 15, chương trình đào tạo dựa trên các sách Hy Lạp và La Mã.
Năm 850, Hunayn ibn Ishag al-Ibadi, một bác sĩ Cơ Đốc giáo, ở Baghdad dịch ra tiếng A Rập.
Cuốn Articella, một sách tiếng Latin của Galen, tổng hợp các cách ngơn về tiên lượng và giá trị
chẩn đốn dựa trên nước tiểu và mạch được chú giải. Tuy vậy, vì chủ yếu dựa vào lý thuyết của
Galen nên dẫn đến tư duy y học bị tù hãm và khơng có tiến bộ thực sự trong suốt thời kỳ Trung
Đại. Sau này, dưới thời Phục Hưng (Renaissance), các trường y mới dần thốt khỏi sự trơng cậy

vào y khoa Hy Lạp-La Mã cổ đại để chú trọng hơn vào các phát minh và tìm hiểu cơ chế tác
động của thuốc.

3

Xem Thời kỳ Phục Hưng

2


Hình…:Tex o die ry information with verses from Regimen sanitatis Salernitanum i form tio wi h verses from Regimen sanitatis Salernitanum verses from Regime s i tis S ler i um
h verses from Regimen sanitatis Salernitanum ttps://wellcomeim ges.org/i dexplus/obf_im ges/72/1b/891c110cf2832298f327c15c882e2/1b/891c110cf2832298f327c15c882e 2298f32298f327c15c882e 272/1b/891c110cf2832298f327c15c882ec15c88 2e.jpg

3


Thực hành y khoa
Bác sĩ (physicians) nắm giữ vị trí đỉnh của tháp chăm sóc sức khỏe trong thời kỳ trung
cổ. Họ là những người được đào tạo trong các trường đại học y khoa và sau khi tốt nghiệp, được
quyền mặc áo thụng (academic robe) trước khi bước vào hành nghề. Chương trình đào tạo được
hồn thiện, học tiếng Latin và y học cổ điển của Galen (Articella) theo trình tự nâng dần. Ở một
số thành phố, bác sĩ cần phải vượt qua kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề (licensing examination)
do trường đại học hoặc thành phố tổ chức. Một số ít phẫu thuật viên theo học và tốt nghiệp
chương trình y khoa trở thành chuyên viên phẫu thuật (master-surgeons) và đứng trong hàng ngũ
phẫu thuật viên áo thụng (surgeons of the long robe). Tuy vậy, hầu hết phẫu thuật viên không
được qua trường lớp, không biết tiếng Latin, họ được coi là phẫu thuật viên áo ngắn (surgeons of
the short robe) hay là phẫu thuật viên không qua trường lớp (lay surgeons). Thợ mổ (barbersurgeons) giữ vị trí thấp trong hệ thống chăm sóc, được giao thực hiện các cơng việc nhỏ: chích
máu (bloodletting), băng bó, nhổ răng (toothdrawing) và bôi thuốc. Họ thực hiện công việc tay
chân mà khơng có cơ sở lý thuyết hoặc khoa học. Cả thợ mổ và phẫu thuật viên không qua
trường lớp, do tính chất cơng việc và khơng được đào tạo ở trường, giữ vị trí thấp hơn và phụ

thuộc bác sĩ, các phẫu thuật viên áo ngắn tham gia nhiều hơn vào phẫu thuật so với thợ mổ.
Khoa học y học khá trì trệ, vì về cơ bản là theo trường phái Galen, chủ yếu dựa trên các
cây thuốc, chế độ ăn, thuốc xổ và chích máu. Lý luận phổ biến về bệnh tật là do mất cân bằng
của bốn nguyên tố, được bổ sung thêm bằng việc cho bệnh tật là do hậu quả của tội lỗi (sin) hoặc
tích lũy các tội lỗi. Sức khỏe tốt chỉ đạt được khi được phục hồi các tổn thương cả thể chất lẫn
tâm hồn. Việc điều trị, vì vậy, cũng bao gồm cả ma thuật, cầu khấn, mê tín (superstition) và
chiêm tinh (astrology). Giới tăng lữ (clergy) đạt được thách thức kép này, vì vậy, nhiều bác sĩ và
phẫu thuật viên là thành viên của cộng đồng tu sĩ 4. Bên cạnh đó, các thầy tu (monk) cịn sử dụng
các toa thuốc được dịch ra tiếng Latin từ tiếng A Rập và Hy lạp mà chỉ những người trong giáo
hội được học đại học mới có thể lĩnh hội được những kiến thức này.
Một người bị bệnh thì cầu khấn các thánh Christian; người bị đau răng cầu khấn Thánh
Ursman vì ông có thể làm cho răng không bị đau trong 9 năm, hoặc Thánh Medardus - người có
bộ răng to lớn. Nếu bị bệnh ở lưỡi, cần cầu nguyện Thánh Catherine ở Alexandria – người có tài
hùng biện.

Với sự ra đời của các trường y, thực hành y khoa và phẫu thuật do giới tăng lữ chưa qua
trường lớp bị bãi bỏ bởi Hội đồng thành phố Reims (Pháp) năm 1125, Latran (Ý) năm 1139.
Năm 1163, Hội đồng thành phố Tours (Pháp) cấm các thầy tu và thầy tế (priest) thực hiện các
thực hành có chảy máu. Những luật này khiến cho nhiều phẫu thuật viên-thầy tu (clerical
surgeons) và thợ mổ rời khỏi các trung tâm có tu viện và lang thang hành nghề khắp Châu Âu.

Thực hành phẫu thuật và nha khoa
4

J. Kealey cho biết khoảng năm 1160, ở Anh và Normandy, có 90 người hành nghề Y và Nha khoa, có 40% là thành
viên các cộng đồng tu sĩ. Ở Châu Âu, vào thế kỷ VI, có 238 tu viện; đến thế kỷ XIII, chỉ riêng tại Pháp, có gần 1000
tu viện (monastery). Dẫn theo PR. Garant

4



Sự chia tách dần dần phẫu thuật khỏi y khoa ở Pháp thể hiện rõ khi Đại học Paris cấm
những người tốt nghiệp y khoa không được thực hiện phẫu thuật vì việc này được coi là hạ thấp
giá trị của bác sĩ y khoa. Y khoa đã trở thành một lĩnh vực khoa học được giảng dạy lý thuyết
trong trường đại học, trong khi phẫu thuật (bao gồm nha khoa) vẫn cịn là một nghề thủ cơng
(craft), đạt được bằng cách học truyền nghề và thực hành lặp lại, với vị trí xã hội thấp hơn. Như
vậy, để đạt được sự bình đẳng với bác sĩ, điều kiện tiên quyết và ngày càng trở nên cấp bách đối
với phẫu thuật viên, là cần phải có sách và chương trình để đào tạo trong nhà trường. Điều này
có lẽ được khởi đầu ở các trường đại học miền bắc nước Ý trong thế kỷ 12. Trong bối cảnh có sự
tăng lên về số lượng và phạm vi của các mặt trận ở Châu Âu, các cuộc Thập Tự Chinh
(Crusades) đến vùng Đất Thánh (Holy Land), đã
thúc đẩy đòi hỏi cả về số lượng và trình độ đối với
phẫu thuật viên. Phẫu thuật viên nhanh chóng nổi
trội trong hội đồng (y khoa) và trong quân đội Nhà
Vua.
Nha khoa thời kỳ Salerno là một pha trộn
giữa những kinh nghiệm và quan sát cá nhân với tài
liệu của Galen đã qua A rập hóa (arabized Galenic
material). Điều này cịn tiếp tục diễn ra, tối thiểu là
ở trường Montpellier và các Đại học Pháp, nơi
phẫu thuật không được giảng dạy mặc dù phẫu
thuật đã có những bước tiến dài trong thế kỷ 13.
Bệnh viện Holy Spirit (thành lập cuối thế kỷ 12 ở
Montpellier) là nơi duy nhất có thực hành phẫu
thuật. Nguyên nhân là do những điều luật của
Lateran Council thứ IV năm 1215, trong đó, cấm
giới tăng lữ (clergy), bao gồm người trợ tế
(deacon), phó trợ tế (sub-deacon) và linh mục
(priest) liên quan đến những việc có chảy máu và
thực hành phẫu thuật, bao gồm đốt và rạch (da,

niêm mạc)5, mà chính những người này chiếm số
đông trong các Đại học. Riêng ở Pháp, những điều
luật này còn được khẳng định với những điều kiện
khác. Năm 1239, trường Montpellier loại bỏ phẫu
Hình…: Xông miệng trên lửa miệng miệng trên lửa trên lửa r ên lửa
thuật viên khỏi chức danh, việc thi của phẫu thuật
êh verses from Regimen sanitatis Salernitanum . Bê h verses from Regimen sanitatis Salernitanum êh verses from Regimen sanitatis Salernitanum â được bă g s u kh verses from Regimen sanitatis Salernitanum i rạch verses from Regimen sanitatis Salernitanum
viên cũng khơng cịn. Đến năm 1399, hồng gia
mủ áp xe. Ng̀n: Witt áp xe. Ng̀ : Witt
quyết định phẫu thuật viên phải dự kỳ thi (do
chuyên viên y khoa – master of medicine - chấm).
Tuy vậy, chun viên phẫu thuật cũng khơng được
chính thức cơng nhận và người ta cũng khơng rõ có phải bác sĩ y khoa dạy chuyên viên phẫu
thuật hay không. Như vậy, các trường y Monpellier cũng như Paris đã tự tách phần thực hành
phẫu thuật khỏi nghệ thuật chữa bệnh của họ.
5

JM Chamberlain (Ed.): Professional Health Regulation in the Public Interest International Perspective, Policy
Press, University of Bristol, 2018.

5


Ở Ý, phẫu thuật đã có trong chương trình trường y từ cuối thế kỷ 12; trong thế kỷ 13, có
những bước tiến quan trọng nhờ giải phẫu mơ tả đi cùng, các trường y ở miền Bắc Ý trở lại với
phẫu tích xác lần đầu tiên trong thế kỷ (hình…).
Platearius, bác sĩ ở Salerno khun cần
dùng kìm thích hợp để nhổ răng sau khi làm
sạch và chích máu trong một ngày đẹp trời,
việc thoa dầu thì khơng có ích lợi gì. Việc nhổ

răng cần giao cho người làm cơng (workman) 6;
không được để lại chân răng bị gãy. Phương
pháp xơng khói với phễu cũng được mơ tả
trong “Qui định Y khoa của Salerno”. Thầy
thuốc Copho (?) ở Salerno đã mơ tả nhiễm độc
chì gây có màu xanh đen ở bờ nướu; sử dụng
thuốc có chứa arsenic có thể gây hư hoại nướu
và tạo thành sẹo. Do ảnh hưởng của y khoa
Hồi giáo, nhiều kỹ thuật và thuốc được sử
dụng trong thời kỳ này ở Ý: qui trình nhổ răng,
sử dụng mỡ ếch…
Gilbert bàn luận về bệnh nguyên sâu
răng gồm nguyên phát và thứ phát: nguyên
phát là do bản thân răng bị yếu, thứ phát là do
các yếu tố sinh vật hoặc các mảnh thức ăn giắt
giữa các răng. Yếu tố thứ phát lại được chia
thành nội sinh hoặc ngoại sinh, yếu tố nội sinh
là bệnh lý về thể dịch (humo-pathology) để chỉ
sự chảy của dịch ma quỉ (evil humors) từ não
xuống hoặc từ dạ dày lên, Gilbert cho là điều này
giải thích tại sao đau răng thường kèm theo
những bệnh khác. Ông cũng khuyên nhỏ giọt vào
lỗ tai bên đối diện răng đau nước xay quả nho đà
(?) (ivy) hoặc nhỏ mũi nước ép hoa anh thảo
(primrose)7.

6
7

Hình…: Mondino phẫu tích xác (sách Mondino phẫu tích xác (sách trên lửa ích xác (sách

A h verses from Regimen sanitatis Salernitanum omi - 1316). Nguồn: Hoffman- 132298f327c15c882e16). Nguồ : Hoffm - 1316). Nguồn: HoffmanAx h verses from Regimen sanitatis Salernitanum elm

Workman: có lẽ là người phụ của thợ mổ (barber-surgeons) (Hoffmann-Axthelm)
Những cách này đã có ở thế giới Hồi giáo và được truyền lại như một kiến thức y học dân gian (folk medicine)

6


Ruggiero Fugardi
Ruggiero Fugardi (?-?) (Roger da
Parma hoặc Roger da Salerno) là giáo sư ở
Parma và Salerno. Ơng là người có ảnh hưởng
lớn nhất trong giai đoạn đầu trung đại và là
phẫu thuật viên nổi tiếng nhất ở Salerno và
Châu Âu Latin (Latin Europe).
Năm 1170 (?)8, sách về phẫu thuật đầu
tiên trong thời trung đại là cuốn “Phẫu thuật
của Ruggiero Fugardi”: Chirurgiae Magistri
Rogerii (the surgery of Master Rogerius), sau
này được Rolando ở Parma bổ sung. Ngoài
Salerno và Parma, sách của Ruggiero được các
trường Bologna (Ý) và Montpellier (Pháp), là
những trường hàng đầu của các trung tâm đào
tạo y khoa thời đó, dùng trong giảng dạy.
Bốn tập của bộ sách gồm:
Hình…: Ruggiero Fug rdi: điều rị trật khớp rật khớp â kh verses from Regimen sanitatis Salernitanum ớp
Tập 1: Bệnh lý phẫu thuật đầu
h verses from Regimen sanitatis Salernitanum ái dươ g h verses from Regimen sanitatis Salernitanum àm. Nguồ : G r
Tập 2: Cổ
Tập 3: Tay, ngực và bụng

Tập 4: Chân
Trong tập về đầu, có hướng dẫn điều trị trật khớp thái dương hàm ( hình…). Điều trị sâu
răng được khuyên dùng phương pháp xông (fumigation) trên lửa than (charcoal fire) (hình…)
Ở Ý, thực hành phẫu thuật, khơng như ở Pháp, vẫn là một phần của thực hành y khoa.
Các nhà phẫu thuật vĩ đại: Lanfranc, Guy de Chauliac, Henri de Mondeville đã được học ở các
trường y của Ý và thực hành lâm sàng phẫu thuật bằng kết hợp sự hiểu biết y học.
Lanfranc
Lanfranc (1250?–1306) (hình…) là học trị của bác sĩ nổi tiếng người Ý William Salicet
(Guglielmo Salicetti). Ông rời Milan đến Lyon, sau đó đến Paris. Tại đây, ông tham gia một
trường phẫu thuật do Pitard9 thành lập năm 1279. Trường này thuộc giáo hội Saint Cosmas (St
Côme) và Damianus (St Damien) là hai nhà thực hành y khoa tử vì đạo (martyr) dưới triều đại
Diocletian (284 – 305 SC). Tốt nghiệp trường St Côme được coi là phẫu thuật viên áo ngắn vì
khơng dạy tiếng Latin và hầu như chỉ học thực hành 10. Từ khi Lanfranc tham gia giảng dạy lý
8

Năm 1180 theo Garant
Jean Pitard (1248-1327?) là phẫu thuật viên hạng nhất của các vua Pháp Philippe le Hardi và Philippe le Bel. Theo
đề nghị của ơng, khoảng 1270, Louis IX thành lập Hội đồn St. Cosmas và St. Damian (la confrérie de Saint-Côme
et de Saint-Damien / the Fraternity of St. Cosmas and St. Damian), là tổ chức nghề nghiệp đầu tiên của phẫu thuật
viên Pháp và cơ sở đào tạo phẫu thuật viên. Từ 1437, các thành viên của Hội được quyền theo học trường Y. Năm
1691, giải phẫu đường của Trường được xây dựng. Năm 1748, Louis XV sáng lập Viện Hàn lâm phẫu thuật Hoàng
gia (l'Académie royale de chirurgie / the Royal Academy of surgery), Hội phẫu thuật viên áo thụng được giải thể.
Trụ sở của Trường hiện nay nằm trong Đại học Sorbonne-Nouvelle
10
Cho đến thế kỷ 13 (cả sau này, trong thời kỳ Phục Hưng), ở Pháp, phẫu thuật viên và thợ cắt tóc khơng có sự phân
biệt rõ ràng. Cả hai đều được coi là nghề thủ công và thường không cần qua trường lớp. Trái lại, bác sĩ cần phải
9

7



thuyết, vị thế của trường có sự đổi thay rõ rệt, sinh viên từ nhiều nơi ở Pháp và Châu Âu theo
học. Năm 129111, ông đã cho ra đời cuốn “Chirurgia Parva” ở Lyon, sau đó, năm 1296, ơng hồn
chỉnh để xuất bản cuốn “Chirurgia Magna” bằng tiếng Latin, thường được biết dưới tên “khoa
học về phẫu thuật” (“Science of Chirgurie”); sách đã được tái bản hàng chục lần bằng nhiều thứ
tiếng, đến thế kỷ 14 được dịch ra tiếng Pháp. Năm 1552, trên trang bìa bản tiếng Đức in màu đỏ
và đen, có hình minh họa các dụng cụ phẫu thuật (hình…). Năm 1565, sách được xuất bản bằng
tiếng Anh. Ông là một trong những phẫu thuật viên hàng đầu của cả Ý và Pháp.
Parisian surgeons guild

được học tập trong trng Y.
11
Tovar, Claude de (1985). "Les versions franỗaises de la Chirurgia Parva de Lanfranc de Milan. Étude de la
tradition manuscrite". Revue d'histoire des textes, vol. 12, pp. 195–262

8


Hình…:L fr c.Nguồ :
h verses from Regimen sanitatis Salernitanum ttp://www.bius e.p risdesc r es.fr/h verses from Regimen sanitatis Salernitanum is oire/im
ges/i dex.ph verses from Regimen sanitatis Salernitanum p?
ee=172/1b/891c110cf2832298f327c15c882e44

Hình…:
Sách verses from Regimen sanitatis Salernitanum Ph verses from Regimen sanitatis Salernitanum ẫu
h verses from Regimen sanitatis Salernitanum uậ củ áp xe. Nguồn: Witt

9



Henri de Mondeville
Henri de Mondeville (1260 – 1316) là học trò nổi tiếng nhất của Lanfranc, là phẫu thuật
viên người Pháp và được coi là người cha của phẫu thuật Pháp. Henri học y khoa và phẫu thuật
ở Pháp (Montpellier, Paris) và Ý (Bologna). Xuất thân là một người thuộc giới tăng lữ (cleric),
nhưng không nhận lương hay tài trợ như một giáo sĩ (clergyman) để đi lại và học tập, khơng lập
gia đình riêng. Có thể coi ơng là một gạch nối về giải phẫu và phẫu thuật giữa Pháp và Ý trong
thế kỷ 13. Ông từng phục vụ trong quân đội trước khi làm giảng viên. Tài năng của ông được ghi
nhận và theo yêu cầu, ông phục vụ cho hoàng gia dưới thời Vua Pháp Philippe Le Bel và Louis
X. Mondeville dạy giải phẫu và phẫu thuật tại trường y Montpellier từ 1304 đến 1306 trước khi
về trường St Côme ở Paris đồng thời dạy phẫu thuật ở Đại học Paris (University of Paris). Năm
1312, ông xuất bản quyển sách tiếng Latin Cyrurgia (Surgery of Henri de Mondeville)12, đây là
cuốn sách thực hành phẫu thuật tổng hợp đầu tiên, rất nổi tiếng thời đó nhưng mãi đến thế kỷ 19
mới được dịch ra tiếng Đức (1892) và tiếng Pháp (1893), (hình…)
Với văn phong sáng sủa và cơ đọng, các bài viết của Mondeville mô tả phương pháp thực
hành theo hướng tiếp cận chung là ứng dụng y học trong phẫu thuật, kết hợp các quan niệm cổ
điển với hiểu biết giải phẫu học đương thời. Các bản sách của ơng có trên 1.300 ghi chú tham
khảo của hơn 60 tác giả, trong đó có 400 lần trích dẫn từ Galen; rõ ràng là ông tôn trọng các tác
giả cổ điển nhưng sẵn sàng thể hiện các quan niệm của riêng mình, và khơng coi những ý kiến
của Galen là khơng có sai lầm hay là ý kiến quyết định sau cùng. Các chương về răng miệng chưa
được hồn thành khi ơng mất (mặc dù đã xuất hiện trong mục lục), vẫn cho thấy nhiều ứng dụng
nha khoa thể hiện qua các chương về đường rạch, sử dụng mũi đốt nhiệt, chích máu tĩnh mạch
(venesection) và sử dụng thạch cao…

Mondeville tin tưởng rằng đào tạo thực hành y khoa và phẫu thuật tốt nhất là theo cách
truyền dạy trực tiếp và một phẫu thuật viên tốt phải có kiến thức y học. Theo ơng, một phẫu thuật
viên hồn hảo (perfect surgeon) cần nhiều đòi hỏi: cần táo bạo nhưng phải phẫu thuật với sự hiểu
biết và cẩn trọng; khơng nhận thực hiện những phẫu thuật có thể nguy hiểm mà không lường
trước tất cả những vấn đề tiềm tàng và biện pháp giải quyết; phải có sức khỏe tốt và nhanh nhẹn;
phải tự đặt hết mình vào (vị trí) người bệnh, làm cho người bệnh cảm thấy thoải mái bằng lời nói
và nghe những mong muốn của người bệnh khi phẫu thuật không thành công; cần đưa ra lời cam

kết với bệnh nhân về sự cải thiện nhưng không giấu những nguy hiểm về bệnh trạng của họ; cần
tránh can thiệp những trường hợp khơng cịn hy vọng; trên hết, cần giúp đỡ người nghèo và
không thổi phồng tầm quan trọng của mình; từ chối dịch vụ đối với người giàu muốn tìm đến để
lừa đảo và khơng cần làm từ thiện đối với người giàu có muốn làm giàu cho sức khỏe của họ .
Năm 1350, trường y ở Pháp thiết lập lệnh cấm bác sĩ làm phẫu thuật và những thủ thuật
có chảy máu để khơng hạ thấp giá trị của bác sĩ, định kiến này mãi đến đầu thế kỷ 19 mới được
giải tỏa.

Theo PR. Garant, sách ra đời năm 1320, bìa của bản tiếng Pháp xuất bản năm 1893 cũng lấy mốc thời
gian này. Theo nhiều tài liệu khác, sách ra đời trước khi Mondeville mất (năm 1316) vì bệnh lao trong khi
cuốn sách chưa hoàn thành theo dự định.
12

10


Hì h verses from Regimen sanitatis Salernitanum :… .: Mo deville giả g bài ch verses from Regimen sanitatis Salernitanum o si h verses from Regimen sanitatis Salernitanum viê ( rái); bìa sách “Phẫu thuật” của Mondeville bì sách verses from Regimen sanitatis Salernitanum “Phẫu thuật” của MondevillePh verses from Regimen sanitatis Salernitanum ẫu h verses from Regimen sanitatis Salernitanum uậ ” của Mondeville củ áp xe. Nguồn: Witt Mo deville
(ph verses from Regimen sanitatis Salernitanum ải). Nguồ : E. Nic ise: Ch verses from Regimen sanitatis Salernitanum irurgie de M i re He ri de Mo deville, Germer Bailliere, Paris, 1893. Germer B illiere, Germer Bailliere, Paris, 1893. P ris, Germer Bailliere, Paris, 1893. 18932298f327c15c882e.

Guy de Chauliac
Guy de Chauliac (1300? – 1368) học y ở Montpellier, Toulouse (Pháp) và Bologna (Ý),
ông mất khi đang là bác sĩ của giáo hoàng (popes) Avignon. Cuốn sách nổi tiếng Chirurgia
Magna của ơng hồn thành năm 1363 nhưng mãi đến 1478 mới được xuất bản và được dịch ra
hầu hết các ngôn ngữ Châu Âu với 130 lần xuất bản. Đó là một sách chuẩn về phẫu thuật cho
đến thế kỷ 17 - 18 và là một bách khoa thư với rất nhiều trích dẫn. Vì là bác sĩ của giáo hồng,
ơng được vào thư viện Vatican để tham khảo tài liệu. Lý luận về bệnh lý và phẫu thuật của
Chauliac (materia medica) theo hình mẫu thực hành y khoa của Galen và các tác giả A Rập. Tuy
vậy, bên cạnh các phương thuốc và cách thức điều trị nha khoa của các tác giả trước đó, Chauliac
có nhiều quan niệm riêng và có đóng góp lớn cho sự phát triển nha khoa.
Trong Chirurgia Magna, Chauliac đã có những khuyến cáo quan trọng về nha khoa: cơng

việc về răng cần do thợ mổ có kinh nghiệm hoặc nha viên thực hiện. Theo Chauliac, các bác sĩ
tuy có hiểu biết về bệnh lý răng miệng nhưng đã bỏ rơi thực hành nha khoa mặc dù họ vẫn giữ
trách nhiệm chẩn đoán và khuyến cáo trong điều trị. Trong việc lựa chọn nha viên, các bác sĩ cần
11


biết ai là người có kinh nghiệm và có đủ dụng cụ cần thiết. Bác sĩ cũng đưa ra chỉ định nhổ răng
và làm răng giả bằng răng của người khác, răng của bệnh nhân hoặc điêu khắc bằng xương và
được giữ chắc bằng chỉ vàng. Có nhiều bằng chứng cho thấy việc chỉ định cho nha viên hoặc thợ
mổ có kinh nghiệm chun biệt thực hiện các cơng việc về răng ngày càng tăng trong thời kỳ này.
Ngược lại, những thuốc hoặc cách làm cho răng lung lay nhiều hơn trước khi nhổ theo phương
pháp được khuyên từ thời cổ Hy lạp và A Rập là không hiệu quả hoặc có thể gây nguy hiểm. Các
bác sĩ và phẫu thuật viên áo thụng cũng lưu ý những nguy cơ trong việc nhổ răng, vấn đề chảy
máu hoặc biến chứng sau nhổ. Hơn nữa, Chauliac lưu ý có một số lượng không nhỏ thợ nhổ răng
(toothdrawer) và thợ mổ muốn vượt rào về công việc, đồng thời, cũng lưu ý sự miễn cưỡng trong
một bộ phận bác sĩ và phẫu thuật viên áo chồng muốn loại bỏ những cơng việc về răng vì kém ý
nghĩa và thích hợp cho các thợ mổ ở miền quê hơn.

Chauliac đưa ra một qui tắc riêng cho điều trị răng đau: tất cả các điều trị cơ học được
phân công cho thợ mổ/nha viên, bác sĩ kê đơn và theo dõi công việc; các thợ mổ cần có đầy đủ
dụng cụ và được bác sĩ kiểm sốt.
Chauliac địi hỏi các bác sĩ và phẫu thuật viên (áo chồng) cần phải có kiến thức về bệnh
lý răng miệng và điều trị để chẩn đoán, chỉ định người điều trị và theo dõi, kiểm soát nha viên.
Sách của Chauliac cũng qui định về các dụng cụ cần có của một nha viên và phạm vi hành nghề
(scope of practice) của họ, gồm làm sạch miệng, chải răng (với kem đánh răng), xơng khói, đốt
nhiệt, trám răng và lấy vôi răng. Bộ dụng cụ mà Chauliac mô tả (hình…) gồm nhiều loại mà một
số cịn tiếp tục sử dụng đến ngày nay.
Gây tê qua đường thở được thực hiện bằng một miếng xốp thấm dung dịch thảo dược
gồm thuốc phiện, kỳ nham, cà ma (mandragora). Nhiều loại thuốc súc họng (gargle), súc miệng,
các chất thuốc để trám (medicated filling), thuốc mỡ (ointment), kem đánh răng, thuốc đắp

(poultice)…đá bọt (pumice), bột xương động vật và nhiều loại tinh dầu (bạc hà, hoa hồng…),
rượu vang có mặt trong nhiều loại thuốc; các chất camphor và thuốc phiện dùng để trị đau. Việc
trám răng sâu được thực hiện theo trình tự: làm sạch răng bằng rượu mạnh hoặc các loại dung
dịch súc miệng, sau đó trám lại bằng sáp hoặc mastic có chứa các chất thảo dược. Dũa nhỏ được
dùng để đi vào các lỗ sâu mặt bên và làm cho rộng vùng kẽ răng để có thể làm sạch.
Trong thời kỳ này, các bệnh răng miệng dần được quan tâm hơn, nhiều giáo sư y khoa và
phẫu thuật coi đó là một vấn đề y khoa nghiêm túc và đưa vào chương trình giảng dạy. Trong
“Chirurgia Margna”, Guy de Chauliac đã trích bài của nhiều tác giả: Valescon (giáo sư Đại học
Montpellier, Pietro ở Argelata (giáo sư phẫu thuật Đại học Bologna), Bartolomeo Montagnana
(Đại học Padua)… về những phương pháp cơ bản trong giải quyết các bệnh răng miệng.

12


Hình….:
Guy information with verses from Regimen sanitatis Salernitanum de Ch verses from Regimen sanitatis Salernitanum uli c và bì sách verses from Regimen sanitatis Salernitanum Ch verses from Regimen sanitatis Salernitanum irurgie.
Nguụ : Associ tio Fr ỗ ise d’Urologierologie

Thợ mổ, Phẫu thuật viên áo ngắn, Nha viên (Dentators) và Lang băm (charlatants)
Trong những thế kỷ đầu Trung Đại, thực hành và nghiên cứu các lĩnh vực về bệnh lý răng
miệng là một phần của y khoa chung. Trong giai đoạn cuối của Trung Đại, bác sĩ vẫn tiếp tục kê
đơn cho các vấn đề răng miệng, nhưng họ chuyển cho kỹ thuật viên và thợ mổ điều trị nhiều hơn.
Nhổ răng được coi là nguy hiểm và được thực hiện bởi phẫu thuật viên áo ngắn hoặc thợ mổ
chuyên về răng có kinh nghiệm, gọi là nha viên (dentators). Như vậy, nha viên xuất hiện từ thợ
mổ hoặc phẫu thuật viên áo ngắn sau khi đạt được kỹ năng chuyên biệt và có kỹ thuật mới về
nha khoa. Từ đây, dấu vết đầu tiên của nha sĩ xuất hiện, khi các nha viên trở thành những người
có khả năng thực hành chuyên biệt trong nhiều lĩnh vực chuyên môn của phẫu thuật viên. Họ lấy
cao răng, khoan răng sâu, xử lý lỗ sâu và trám bằng hỗn hợp thảo mộc giã nhỏ hoặc bột xương
(ground bone). Các nha viên là những người có kinh nghiệm trong nhổ răng, buộc cố định răng
lung lay, làm răng giả với các răng điêu khắc từ xương. Nha viên thường làm việc tại các thành

phố, nơi cư dân có yêu cầu cao về chăm sóc răng. Thuốc thảo mộc và thuốc phiện được dùng phổ
biến.
Trong các tác phẩm về ngoại khoa của Henri de Mondeville và Guy de Chauliac, chỉ có ít
thông tin về thực hành nha khoa trong thời kỳ Trung Đại. Cả hai ông đều đưa những vấn đề nha
khoa vào y khoa và phẫu thuật chung. Về điều trị, các tác giả lưu ý rằng những công việc về nha
được thực hiện tốt bởi các nha viên hoặc trợ lý (assistance).
Các bác sĩ y khoa sau khi tốt nghiệp tập trung nhiều vào lĩnh vực triết lý và nghiên cứu,
xa rời công việc thường ngày. Những người “hành nghề phẫu thuật” không được học tập, không
13


qua đào tạo thực hiện dịch vụ sức khỏe từ nơi này sang nơi khác. Trong số đó có nhiều kẻ là
những lang băm (charlatants), thậm chí cịn đọc lời cầu khấn, quảng cáo các thuốc do họ tự pha
chế (Hình…2.4 p 30). Đầu thế kỷ 14, Henri de Mondeville đã than phiền về số lượng lớn các trò
lừa đảo (cheat), thợ giả danh và những người ít hiểu biết đã cho phép thực hành phẫu thuật và sự
mê tín của họ, những người đã “đặt niềm tin nhiều hơn vào những kẻ nói rằng họ đã thấm nhuần
khoa học chỉ từ Chúa, hơn là vào những người đã học từ các thầy, sách vở và phẫu tích”.
Apothecaries
Là những người chuyên pha chế (concocting) các loại thuốc theo đơn của bác sĩ, cũng là
thành viên của cộng đồng chăm sóc sức khỏe (hình…). Việc trồng trọt cây thuốc vốn là một
nghề kinh doanh lợi nhuận cao từ thời Hy Lạp hưng thịnh, được phát triển. Sách Cây thuốc của
Apuleius (“Herbarium of Apuleius”) viết năm 500 và được dịch sang tiếng Anh cổ năm 1050
được sử dụng. Nhiều phần trong cuốn sách này có nguồn gốc từ cuốn De Materia medica của
Dioscorides.
Năm 1450, máy in (printing press) ra đời, đã đưa đến sự nở rộ trong xuất bản sách y khoa
và phẫu thuật (kể cả bằng nhiều ngôn ngữ bản địa), đồng thời đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ
Trung Đại.
Trong thế kỷ XV, cuốn sách đầu tiên chuyên về các bệnh răng miệng xuất hiện.

14




×