Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Bài giảng nha khoa Thời kỳ phục hưng (thế kỷ 15 16)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.79 MB, 32 trang )

THỜI KỲ PHỤC HƯNG
MỞ ĐẦU
Thời kỳ Phục Hưng bắt đầu với ba sự kiện lớn: (1) phát minh máy in (năm 1450), (2) sự
sụp đổ của Đế chế Đông La Mã (1452) và (3) Columbus phát hiện ra Châu Mỹ (1492). Đặc trưng
của thời kỳ này là giảm sút sự chấp nhận tôn giáo và các tác giả cổ đại, đồng thời, gia tăng sự tin
tưởng vào quan sát thực nghiệm để hiểu biết thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó.
Ảnh hưởng triết học và lô gic học của Aristotle, y khoa của Galen (qua các bản dịch tiếng Latin)
có xu hướng đi xuống, đưa đến sự tiến bộ về kiến thức và thực hành.
Tại các trường đại học Phương Tây, các phương pháp khoa học đã được áp dụng để
nghiên cứu về cơ thể con người. Trong thời kỳ Phục Hưng, đào tạo y khoa đã được nâng lên tầm
mức quan trọng, ngang với tôn giáo và luật trong các trường đại học ở Bologna, Padua, Pisa,
Paris, Montpellier và Basel. Nhờ có máy in, việc xuất bản và phổ biến kiến thức được thuận lợi
hơn. Các bác sĩ, phẫu thuật viên và nhà khoa học như Paré, da Vigo, Vesalius, Leeuwenhoek,
Paracelsus, Eustachi... đã đóng góp vào sự phát triển hiểu biết cơ bản về y khoa bao gồm những
vấn đề răng miệng. Nghệ thuật phẫu thuật được hoàn thiện nhờ phẫu tích được phát triển ở các
trường y mới lập ở Pháp và Ý. Bên cạnh sự tiến bộ của khoa học y học, thực hành hàng ngày tiếp
tục được đặt trên cơ sở sử dụng rộng rãi thuốc thảo mộc và thu hẹp những phương pháp dựa trên
sự mê tín và lừa bịp. Tuy vậy, đối với đông đảo công chúng, những chăm sóc đau ốm hàng ngày
tiếp tục được những người hành nghề theo kinh nghiệm, không được đào tạo chính qui và không
theo các qui định của hội đoàn nghề nghiệp.
Các Hội Đoàn Nghề nghiệp về Phẫu thuật và Nha khoa
Ở Châu Âu, từ thế kỷ 11, thợ mổ đã được công nhận để được làm việc trong các tu viện.
Vì bác sĩ không tham gia việc mổ xẻ, trong suốt thời Trung đại, số lượng thợ mổ tăng nhanh,
thực hiện nhiều công việc: mổ “cườm mắt” (cataract), thoát vị (herniotomist), lấy sỏi
(lithotomist) đỡ đẻ (midwive), mở tĩnh mạch (phlebotomy), chích rạch nông (scarification),
chích máu (bloodletting), giác hơi (cupping therapy), nhổ răng, cắt tóc, cạo mặt…
Năm 1308, tổ chức tiền thân của Hội Đoàn thợ mổ được thành lập ở London ( Worshipful
Company of Barbers of London, Anh). Năm 1368, Hội đoàn Phẫu thuật viên được thành lập, nhưng
đến 1540 sáp nhập với Hội Đoàn Thợ mổ thành Hội Thợ mổ và Phẫu thuật viên (Company of
Barbers and Surgeons). Lúc này, thợ mổ không được làm phẫu thuật, phẫu thuật viên không
được cắt tóc, nhưng cả hai đều có thể nhổ răng. Đến 1745 Hội Phẫu thuật viên tách ra để năm


1843, trở thành Hội Phẫu thuật viên Hoàng gia Anh quốc (The Royal College of Surgeons of
England).
Trải qua một quá trình kéo dài nhiều thế kỷ, những người thợ mổ và thợ thủ công chuyên
về răng miệng được hoàn thiện dần, được gọi là thủ thuật viên răng (operators for the teeth), nha
viên (dentators), hoặc là thợ mổ nha khoa (surgeon-dentists). Chăm sóc răng không còn chỉ là
dùng các bài thuốc thảo mộc và nhổ răng. Răng sâu đã được điều trị bằng nạo lỗ sâu hoặc đốt
nhiệt và trám bằng chì hoặc vàng. Sự tăng trưởng của thương mại, kết hợp với gia tăng nhóm
người giàu có dẫn đến xuất hiện giai cấp tư sản, với mong muốn được chăm sóc y tế và răng tốt
1


hơn. Đến cuối thế kỷ 17, ở nhiều thành phố lớn tại Châu Âu, một số người hành nghề nha đã làm
việc toàn thời gian. Khuynh hướng này đạt tới sự tăng trưởng chín muồi vào thế kỷ 18, năm
1728, Pierre Fauchard phác họa các lĩnh vực của nha khoa thực hành trong tác phẩm “Người Nha
sĩ, hay, Chuyên luận về Răng” (“Le Chirurgien Dentiste, ou Traité des Dents” - The Surgeon
Dentist, or, Treatise on the Teeth) đồng thời mở ra thời kỳ nha khoa hiện đại.

MỘT SỐ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM VÀ ĐÓNG GÓP TIÊU
BIỂU
Mondino de Luzzi
Mondino de Luzzi (Mondino de Liuzzi, Mondino de
Lucci, Mundinus) (1270 – 1326) là giáo sư giải phẫu
trường đại học Bologna, Ý. Tài liệu về phẫu tích được
Mondino viết năm 1316, được coi là hướng dẫn thực hành
thực sự đầu tiên về phương pháp phẫu tích hiện đại. Năm
1478 cuốn “Anathomia Corporis Humani” (Giải phẫu Cơ
thể Người) được xuất bản lần thứ nhất ở Padua, là cuốn
sách chỉ dẫn nguyên tắc và mô tả quá trình phẫu tích xác
người. Sách của Mondino được coi là sách giáo khoa hiện
đại đầu tiên về giải phẫu, được thừa nhận do tính độc lập Hình … Giờ học giải phẫu với

của nó so với quan niệm của Galen vốn trình bày giải phẫu Mondino de Luzzi. Nguồn: E.
người dựa trên phẫu tích động vật. Mondino chú trọng việc Crivellato, D. Ribatti (2006)
mô tả giải phẫu mà không mở rộng sang các lĩnh vực bệnh
lý và phẫu thuật. Sách của Mondino được sử dụng để giảng dạy giải phẫu rộng rãi nhất so với
các sách cùng loại trong 250 năm (cho đến thế kỷ 16), đã được xuất bản hơn 40 lần cho đến khi
xuất hiện cuốn “De Humani Corporis Fabrica”(Cấu trúc Cơ thể Người) năm 1543 của Vesalius.
Việc phẫu tích xác được thực hiện trong giải phẫu đường (anatomical theater) trước một cử tọa
đông đảo, như được thấy ở hình bìa sách (Hình…). Công việc này được tiến hành trong bầu
không khí lễ hội như một sự kiện xã hội, tiếp sau, thường có biểu diễn ca nhạc hoặc kịch.

Giovanni ở Arcoli
Giovanni ở Arcoli (Giovanni of Arcoli, Johanues Arculanus, Giovanni d’Arcoli, 1412–
1484). Trong số nhiều sách của các tác giả thuộc các trường y mới mở, những bài viết của
Giovanni ở Arcoli về y khoa Rhazes giữ vị trí quan trọng do có nhiều thông tin liên quan đến
thực hành nha khoa. Cuốn Practica particularium morborum omnium được xuất bản năm 1560
(hình…). Sách của Arcoli gồm nhiều bàn luận về giải phẫu, sinh lý cũng như điều trị bệnh lý
2


răng miệng. Ông tóm tắt nhiều điều mà ngày nay chúng ta gọi là bảo vệ sức khỏe răng miệng
trong 10 lời khuyên1:
1. “Cần bảo vệ chống lại sự thối rữa đồ ăn và thức uống trong dạ dày; do đó, không được ăn
những thức ăn dễ bị thối rữa: sữa, cá muối… cùng lúc, sau khi ăn, cần tránh các hoạt động mạnh,
tập thể dục, tắm, giao hợp và những điều khác có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa.
2. Phải tránh tất cả những thứ dễ gây nôn
3. Tránh thức ăn ngọt và dính: quả vả khô, các loại chế biến sẵn với mật ong
4. Không cắn vật cứng
5. Cần tránh tất cả những đồ ăn, thức uống và những chất khác mà làm ta thấy ghê rợn
6. Tránh những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, nhất là thay đổi nhanh từ thức ăn nóng sang lạnh
và ngược lại

7. Tránh ăn tỏi tây (Leeks) vì nó có hại cho răng
8. Cần làm sạch các mảnh vụn thức ăn trên răng ngay sau mỗi bữa ăn; sử dụng cây gỗ mỏng, đầu
được làm bẹt nhưng không nhọn và sắc; các loại cây gỗ được ưa thích là những nhánh nhỏ cây
bách (cypress), lô hội (nha đam - aloe), thông (pine), hương thảo (rosemary), bách xù (juniper)…,
chúng có vị đắng và tác dụng làm se; cần cẩn thận để không đưa quá sâu vào kẽ răng và không
làm tổn thương nướu hoặc làm lung lay răng
9. Sau đó, cần súc miệng bằng nước sắc (decoction) cây hoa xôn (sage) hoặc một trong các loại:
lá quế (cinnamon), hạt bách xù, rễ cây bách, lá hương thảo…
10. Các răng cần được chải bằng bột đánh răng trước khi đi ngủ, hoặc hơn nữa, còn đánh trước
khi ăn sáng”.

1

A. Rai: Richard III – the Final Act, British Dental Journal 2013; 214: 415-417 (xem lại: Thế giới Hồi giáo về 8 lời
khuyên của Avicenna)

3


Như vậy, làm sạch răng sau khi ăn đã được khuyến khích và sử dụng bàn chải gỗ
(wooden sticks) hoặc chà sạch bằng vải (woolen cloth) sau khi ăn đã được thực hiện. Giovanni ở
Arcoli cũng lưu ý là nguyên nhân đau răng có thể từ trong răng hoặc từ bên ngoài (nướu). Cũng
như trước đây, việc chích rạch và đốt nhiệt được áp dụng cho những trường hợp bị thất bại trong
đáp ứng với các thuốc thảo mộc hoặc khoáng chất. Arcoli khuyên khoan răng để tạo đường vào
tủy trước khi đốt2. Bàn luận về trám răng, Arcoli cho rằng “bằng cách khoan hoặc dũa, tất cả
phần bị hư hoại của răng cần được lấy bỏ hoàn toàn. Sau đó, trám bằng vàng lá3.

Giovanni da Vigo
Giovanni da Vigo (1460 – 1520), giáo sư y khoa
của trường đại học Padua và là phẫu thuật viên của Hồng

Y Giáo Chủ (Pope) Julius II. Năm 1520, ông đã xuất bản
cuốn “Practica copiosa in arte chirurgica” (hình …), sách
dày 486 trang, ông mô tả bệnh sâu răng và khái quát về vệ
Hình:… Sách Practica particularium morborum omnium: Bìa (trái) và một trang về dụng cụ
phẫu thuật (phải) Nguồn: />2

Poloneychik N. M.: Illustrated history of the development of rotary systems in dentistry, Part I (from the Neolithic
era to the XX century), Sovremennaya stomatologiya. – 2015. – N2. – P. 38–45 (bài tiếng Nga)
3
Theo Guerini, phương pháp trám răng bằng vàng lá không phải do Giovanni of Arcoli thực hiện đầu tiên

4

Hình: … Giovanni da Vigo
Nguồn: Garant


sinh răng miệng. Mô tả lấy vôi răng và khoan răng để lấy bỏ mô răng bị sâu, trám răng bằng
vàng lá mà nhiều tác giả trước đã đề cập, nhất là các tác giả A rập (Arabian physicians). Cũng
như Chauliac và Giovanni ở Arcoli, da Vigo khuyên khi cần nhổ răng, nên chuyển đến thợ mổ
(barber-surgeons) có kinh nghiệm. Chúng ta không thể biết chắc là da Vigo có làm thực hành
nha khoa hay không hay là ông đưa vào sách tất cả hiểu biết đương thời cho đầy đủ như các tác
giả trước đó đã làm.

5


Khoa học về giải phẫu và ứng dụng thực hành phẫu thuật liên quan đạt được tiến bộ lớn
trong các trường y ở miền bắc nước Ý trong thời kỳ đầu Phục Hưng. Thực hành phẫu tích
Hình: Trang bìa và bìa lót sách “Practica copiosa in arte chirurgica” của Giovanni da Vigo

Nguồn:
(dissection) chiếm phần quan trọng trong chương trình các trường y Bologna, Padua, và nhiều
trường y khác ở Ý.
Qua các sách của Albucasis, Chauliac, Giovanni D’Arcoli và Giovanni da Vigo, có thể
thấy trong thời kỳ này, chẩn đoán, tiên lượng và điều trị nha khoa và các bệnh vùng miệng là
thuộc về chăm sóc cơ thể nói chung, thuộc lĩnh vực y khoa nhưng áp dụng thực hành hàng ngày
lại thuộc về phẫu thuật viên áo ngắn, thợ mổ hoặc nha viên (dentator).

Leonardo da Vinci
Leonardo da Vinci (1452– 1519) là một tài năng kiệt
xuất đa lĩnh vực thời Phục Hưng. Ơng đồng thời là mợt trong
những người có đóng góp lớn cho sự tiến bộ của giải phẫu
học. Với hơn 700 bức phác họa (sketch), da Vinci mô tả não,
các dây thần kinh, mạch máu, phổi, tử cung đang mang thai,
tim, dạ dày, xương, răng…Vì là một họa sĩ, da Vinci tin rằng
những quan sát của ông tốt hơn mô tả giải phẫu cổ điển của
Galen.
Hình: Leonardo da Vinci, Chân dung tự họa. Nguồn:
/>
6


7


8


Bartolomeo Eustachi


9


Bartolomeo Eustachi (1500 ? - 1574), tên tiếng Latin là Eustachius là nhà giải phẫu và
bác sĩ người Ý. Cùng với Vesalius, ông được xem là người sáng lập khoa học giải phẫu người
và là nhà giải phẫu học răng đầu tiên. Năm 1563, ông công bố quyển “Libellus de dentibus”
(Pamphlet on the teeth: Cuốn sách nhỏ về răng) (hình…), đây là một trong những cuốn sách
chuyên khảo đầu tiên về răng, đề cập đến giải phẫu, sinh lý, mô phôi răng và bộ răng. Trong
quyển sách này, ông mô tả giải phẫu đại thể các răng, số chân răng, những biến thể về chiều dài
và hình dạng, sự hiện diện của dây chằng nha chu; giải phẫu vi thể và mô phôi: tủy răng, sự vào
ra của mạch máu, dây thần kinh ở chóp răng; sự phát triển của răng từ các nụ răng... Ông cũng
đưa ra ý tưởng mới về điều trị viêm nha chu: nạo mô hạt để kích tạo tái bám dính mô nướu 4.
Trong sách giải phẫu, ông vẽ nhiều trang hình, được lưu trong thư viện Vatican, nhưng chưa
được in cho đến khi được phát hiện vào năm 1714 (hình…). Một trong những phát hiện nổi tiếng
của Bartolomeo Eustachi là ống vòi nhĩ (tuba auditiva) mang tên ông.

Hình:… Eustachi và trang bìa cuốn “Libellus de dentibus”. Nguồn:

4

Shklar G, Chernin D: Eustachio and "Libellus de dentibus" the first book devoted to the structure and function of
the teeth, Journal of the History of Dentistry, N.01 Mar 2000, 48(1):25-30

10


Khác với Vesalius là người luôn giữ nguyên tắc dạy học truyền thống, Eustachius khuyến
khích việc sửa chữa những sai lầm và sai lầm của chính ông thông qua các khám phá. Ông đã chỉ
ra những khác biệt giữa xương và răng về nguồn gốc, sự trưởng thành và sự nhận cảm. Ông viết
“liên quan đến những tác giả gần đây (ám chỉ Vesalius và Fallopia 5), một vòng nguyệt quế là

không xứng đáng, họ cần hiểu rằng, quan sát có ý thức về tự nhiên sáng tạo như Galen cũng chưa
có hiểu biết gì về cái hốc này (hốc tủy) và nó không phải đơn giản chỉ là thêm vào” 6. Eustachi đã
viết về các mạch máu và thần kinh đi qua lỗ chóp răng để vào tủy, về việc giữ răng trong xương
hàm không phải chỉ nhờ nướu mà qua các dây chằng đủ mạnh, về phân biệt ngà và men.
Eustachi cũng quen thuộc phương pháp giải phẫu so sánh của Aristotle trong nghiên cứu hệ
thống nhai (chủ yếu là trên khỉ và cá).
Nghiên cứu sự phát triển của răng là phần rất có giá trị của Estachius, ông đã mở rộng ý
niệm của Falloppia bằng cách nghiên cứu trên thai bị sẩy của nhiều động vật và người ở nhiều
giai đoạn. Estachius đã phát hiện túi răng (dental sac-folliculus), nụ răng (tooth bud-candida
squama) cũng như sự cô tập men răng đầu tiên với các nhân ngà (coalescing of the first enamel
with the dentinal nucleus) và sửa chữa sai lầm của Vesalius về “răng vĩnh viễn phát triển từ chân
của răng sữa”.

Hình…: Minh họa trong sách Libellus de dentibus của Eustachius. Nguồn: Hoffmann-Axthelm

5

Gabriele Falloppia (Gabriele Falloppio, Latin: Fallopius) (1523-1562), giáo sư giải phẫu kế nhiệm Vesalius sau
Realdo Colombo ở Padua, là một nhà giải phẫu và bác sĩ danh tiếng.
6
Hoffmannn-Axthelm, p. 141

11


Andreas Vesalius

Hình Andrea Vesalius (trái) và
khung cảnh giải phẫu đường trên
trang bìa cuốn “de Humani

Corporis Fabrica”
Nguồn:
/>biography/Andreas-Vesalius

Andreas Vesalius (André Vésale, 1514 – 1564) sinh ra ở Bỉ, học y ở Paris (1553-1556)
và nghiên cứu về giải phẫu ở trường Đại học Louvain, (Bỉ) dưới sự hướng dẫn của giáo sư
Jacque Dubois7 và trở thành nhà giải phẫu đại tài (the great Andrea Vesalius). Ông là giáo sư
phẫu thuật từ năm 23 tuổi tại Đại học Padua và là bác sĩ trưởng của Hội đồng y khoa Hoàng Đế
Charles V.
Tại Padua, ông đã vượt qua những hạn chế của tôn giáo về phẫu tích xác. Năm 1543, ông
hoàn thành và xuất bản bộ sách “ De Humani Corporis Fabrica” (Cấu trúc Cơ thể Người) gồm
bảy tập với các hình minh họa xuất sắc. Với cuốn “Fabrica”, khoa học giải phẫu được coi là đạt
đến mức hoàn chỉnh, là công trình khoa học có ảnh hưởng lớn nhất trong việc thúc đẩy tìm kiếm
các phương pháp phẫu thuật mới. Nó đã chỉ ra những sai lầm trong giải phẫu theo Galen và giúp
vượt qua được những uy quyền của Galen trong các vấn đề y học. Cuốn “Fabrica” là một cuộc

7

Jacque Dubois (1478-1555) tên Latin: Jacobus Sylvius: nhà giải phẫu người Pháp theo trường phái Galen. Ông là
người phát hiện van tĩnh mạch mà được Harvey mô tả chức năng của chúng. Sau này, Vesalius trở thành đối thủ gay
gắt của trường phái Galen. (Hoffman-Axthelm, p.137)

12


cách mạng trong y học và được so sánh với phát hiện của Copernicus về thiên văn học cùng năm
đó. Bản dịch sang tiếng Anh gần đây còn được xuất bản năm 20038

Hình…: Hình minh họa
xương hàm dưới của

Vesalius. Ng̀n: HoffmannAxthelm

Về giải phẫu vùng hàm miệng, Vesalius đã xác định tận mắt những quan sát của Abd al
Latiff 300 năm trước9: “hàm dưới là một cái xương vì tôi đã quan sát ở nghĩa địa Innocents với
số lượng lớn, tôi chưa một lần trông thấy xương hàm dưới được chia thành hai” (hình…).

Vesalius đã minh họa bộ răng đầy đủ mà trước ông chỉ có Leonardo da Vinci vẽ (nhưng
còn chưa được biết ở thời đó) (hình…). Ông phân biệt răng với xương qua hàng loạt đặc điểm
8
9

Đại học Northwestern, Garrison and Hast, [].
Xem Thế giới Hồi giáo.

13


nhưng cũng vẫn còn lặp lại sai lầm của Aristotle là khác với xương, răng mọc liên tục khi mất
răng đới diện. Ơng cũng mơ mơ tả tủy răng và hốc tủy (mà ông gọi là hốc răng – dentium
cavitas) có chức năng nuôi dưỡng răng và sử dụng thuật ngữ huyệt răng (tooth sockets) của
Soran..
Mô tả của ông về bộ răng như sau:
Thông thường, có 32 răng vĩnh viễn, mỗi hàm có 16 răng, sắp xếp giống như một vòng cung hoàn
hảo của các vũ công. Nếu chia thành bốn phần, tên gọi của chúng là các răng cửa (insisors), có
dạng bản và sắc, như những lưỡi dao, để cắt thức ăn khi cắn lại. Tiếp đến là răng nanh (canines),
chỉ có một răng ở mỗi bên, rộng ở phần cổ nhưng sắc và nhọn, làm vỡ miếng thức ăn, được gọi
tên như vậy vì nó tương tự như các răng nhô lên của loài chó. Sau đó là năm răng cối…

Năm 1564, ông qua đời trên một hòn đảo ở Hy Lạp trên đường trở về Jerusalem.


14


Hình…: m t trang trong “Fabrica” của Vesalius. Ng̀n: Hoffmann-Axthelm

15


Ambroise Paré
Ambroise Paré (1510-1590) (hình…), người Pháp, là một trong những nhà phẫu thuật
hàng đầu thời kỳ Phục Hưng, ông cũng được coi là nhà phẫu thuật chiến trường hàng đầu và
người cha của phẫu thuật hiện đại.

16


Paré được học việc khi còn trẻ với Vialat, một chuyên viên phẫu thuật (master barbersurgeon) địa phương từ 1529-1532. Năm 1533, ông lên Paris, có cơ hội được đào tạo về phẫu
thuật nhờ làm việc như một nhân viên thường trú ở bệnh viện Hôtel-Dieu (bệnh viện công lập
duy nhất của Paris khi đó). Ông được học giải phẫu và sớm trở thành thợ mổ. Năm 1537, ông
đăng ký làm phẫu thuật viên trong quân đội.

Hình…: Ambroise Paré và bìa sách Các
Công trình của Ambroise Paré
/>Ambroise-Pare
/>Ambroise_Paré
Trong thời gian phục vụ quân đội, tại chiến
trận tham gia đầu tiên ở Pas de Suse năm 1537, Paré đã có nghiên cứu nổi tiếng về điều trị vết
thương do đạn bắn, ông thấy điều trị tốt nhất là bằng lòng đỏ trứng, nước hoa hồng và dầu thông,
đồng thời phản đối cách đốt bằng sắt nóng và dầu sôi khi đó.
Năm 1542, trong chiến trận ở Perpignan, Paré càng nổi tiếng nhờ phát triển kỹ thuật xác

định vị trí và lấy đạn từ trong vết thương khi ngài De Brissac bị trúng đạn ở vai. Sau khi một số
nhà phẫu thuật tìm kiếm vị trí của viên đạn không được, Paré đã tìm được viên đạn bằng cách xác
định đường đi và lấy ra thành công. Kỹ thuật này được mô tả 1545 trong cuốn sách đầu tiên của
ông10: “La Methode de Traicter les playes Faictes par Harquebutes et Aultres Bastons de Feu”
10

Richard D, Forrest MB: Development of wound therapy from the Dark Ages to the present, Journal of the Royal
Society of Medicine Volume 75, April 1982: 268 – 273; dẫn từ: Pare A (1840) Oevres Completes D'Ambroise Pare,
precedees d'une introduction sur l'origine et les progres de la chirurgie en occident du seizieme siecle, et sur la vie et
les ouvrages d'Ambroise Pare. par J F Malgaigne. J-B Balliere, Paris (3 volumes)

17


(The Method of Treating Wounds Made by Harquebuses and Other Gun - Phương pháp điều trị
các vết thương do đạn và các loại đạn lửa khác). Cuốn sách này bị chế nhạo vì được viết bằng
tiếng Pháp chứ không phải là tiếng Latin. Những cải tiến quan trọng khác của Paré cũng không
sớm được sự công nhận của giới y khoa: trong chiến trận ở Đức, Paré bắt đầu cầm máu trong thủ
thuật cắt cụt chi bằng dây buộc thay vì đốt bằng sắt nóng (phương pháp đã được Galen nêu ra đầu
tiên).

Sau những năm làm phẫu thuật viên cho quân đội, ông trở về Paris để nâng cao kiến thức
về giải phẫu học với Jaques Dubois (khoa Y Đại học France - Collège de France). Paré hoàn tất
chương trình giải phẫu và vượt qua kỳ thi cấp bằng của Khoa Y để nhận bằng chuyên gia phẫu
thuật (master barber-surgeon).
Trong công việc của mình, Paré vẫn làm việc dưới sự kiểm soát của bác sĩ khoa Y đại
học Paris. Theo truyền thống, bác sĩ thực hiện chẩn đoán, lập chương trình điều trị, ra toa thuốc,
còn những qui trình thao tác và phẫu thuật được coi là dưới địa vị của họ. Những phẫu thuật viên
áo thụng vẫn chỉ có vị trí thấp hơn về cấp bậc trong chăm sóc bệnh nhân, có trách nhiệm xử lý vết
thương và áp xe với thạch cao, thuốc mỡ... , những cas phẫu thuật dành cho những người thực

hành cấp độ ba (phẫu thuật viên áo ngắn hoặc thợ mổ). Các bệnh nhân có vấn đề về răng có thể
cầu cứu thợ mổ và nha viên hay những lang băm lưu động không được đào tạo.

Từ 1552, ông trở nên nổi tiếng vì là phẫu thuật viên của nhà vua. Ông đã phục vụ cho
bốn vua: Henry II, Francis II, Charles IX, và Henry III.
Paré là điển hình về trí tuệ trong thời kỳ này do lòng dũng cảm, sự khéo léo và áp dụng
vào thực tiễn các phương pháp mới. Không như những phẫu thuật viên khác, ông chỉ dùng đến
phẫu thuật khi thấy thật sự cần thiết. Ơng là mợt trong những phẫu thuật viên đầu tiên chối bỏ
biện pháp thiến (castrate) người bệnh khi phải mổ thoát vị bẹn và quảng bá cách dùng băng giữ
(truss) cho người bệnh.
Paré đã thành công trong việc bảo tồn bằng cách sử dụng các phương pháp nhân đạo
trong xử lý vết thương ở chiến trường, nhờ vậy, không những ông nhận được sự yêu kính của
người lính ở mặt trận mà còn được sự quý trọng của triều đình Versailles. Sự nổi tiếng của Paré
lớn dần lên trong khi phục vụ cho 4 đời vua nước Pháp cũng như Hoàng thái hậu Catherin de
Medicis. Sở hữu một “gia tài” về kinh nghiệm đối với bệnh tật, ông thường được mời lên triều
đình để tư vấn cho các bác sĩ Hoàng gia. Ông được Catherine de Medicis quí trọng đến mức bà
ra lệnh cho ông viết chuyên luận về điều trị bệnh truyền nhiễm (đậu mùa và sởi hoành hành) ở
Pháp.
Đầu óc sáng tạo của Paré đã giúp ông góp phần đáng kể vào khoa phục hình mới hình
thành, như phác họa chân và tay giả trên cơ sở thể hiện chức năng. Ông cũng sáng tạo ra phần
chân giả phía trên đầu gối để có thể quỳ được. Có thể loại phục hình phức tạp nhất là “Le petit
Lorrain”, một bàn tay giả (hình…) được vận hành với lò xo và móc cài đã được xử dụng trong
trận đánh của một chỉ huy quân đội Pháp
Năm 1554, Paré trở thành thành viên của trường St Come (College of St Come), trường
đại học đầu tiên của Pháp chuyên đào tạo phẫu thuật viên. Nhờ được thu nhận vào trường, ông
có chức danh phẫu thuật viên áo thụng (surgeon of the long robe).
Paré bị khoa Y cáo buộc là gian lận khi vào trường đại học phẫu thuật vì ông chỉ biết rất
ít tiếng Latin và không tham gia kỳ thi tuyển vào trường, nhưng vì là người được vua Henri II
sủng ái và là một nhà phẫu thuật nổi tiếng trong quân đội, ông được nhận vào trường St Come và
18



có ưu thế trong cuộc chiến đấu giành sự công bằng với khoa Y. Năm 1564, Paré như một phẫu
thuật viên đẩu tiên của nhà vua, đã công bố những công trình về phẫu thuật: 10 quyển sách về
phẫu thuật với tạp chí về những dụng cụ cần thiết cho phẫu thuật (được dịch sang tiếng Anh năm
1969)11.

Các sách tiếng Pháp của ông về phẫu thuật tổng quát dành cho phẫu thuật viên và thợ mổ
hơn là bằng tiếng Latin cho các trường đại học đã bộc lộ một cuộc sống phi thường về năng
lượng phục vụ. Câu nói nổi tiếng “Je le pansai, Dieu le guérit” (I dressed him, God healed him –
Tôi chữa trị cho anh, Trời làm anh lành bệnh) thể hiện đức tính khiêm nhường, lòng nhân ái của
người bác sĩ của Paré. Cuốn “Les Oeuvres d’Ambroise Paré” (Các Công trình của Ambroise Paré) xuất
bản lần đầu năm 1575, được tái bản nhiều lần cả bằng tiếng Đức, Hà Lan và Anh 12.
Paré đã làm dấy lên sự tranh cãi với khoa Y. Sau khi cuốn sách được công bố, Khoa Y
của Đại Học Paris yêu cầu ngưng phát hành vì chưa có sự đồng ý. Khoa Y than phiền rằng Paré
không đủ tư cách để viết những đề tài về y học vì không biết tiếng Latin và đã can thiệp sâu vào y
khoa, rằng các sách của Paré viết bằng tiếng Pháp là phá vỡ nề nếp Latin và là một sự kềm hãm
kiến thức y khoa. Họ đã đề nghị Paré làm trợ giảng tiếng latinh để tô điểm cho các bậc tiền bối
như đã Latin hoá những cuốn sách của Hippocrate và Galen. (Việc sử dụng tiếng Latin để “tô
điểm” cho các văn bản là công việc được chấp nhận và phổ biến trong thời Trung Đại) 13. Việc
chống đối Paré thậm chí được đề nghị đưa ra quốc hội nhưng quá trễ vì những công trình của
Paré đã được lưu hành rộng rãi.
Tuy có những phần sao chép từ Chauliac, gần 300 năm sau, Malgaigne 14 khẳng định cuốn
sách của Paré đã đánh dấu một kỷ nguyên mới về phẫu thuật: “Đó là một tác phẩm về phẫu thuật
thực sự đầu tiên được xuất hiện kể từ thời Guy de Chauliac, khi mà ảnh hưởng của y khoa A Rập
còn chiếm ưu thế”. Malgaigne ca tụng nỗ lực của Paré đã đưa phẫu thuật và y khoa gần lại với
nhau bằng cách nhấn mạnh nhu cầu đào tạo y khoa cho tất cả những nhà phẫu thuật. Francia
Packard, bác sĩ trường Y Harward đã viết: “Paré đã làm được điều vĩ đại như Vesalius đã làm cho
giải phẫu”. Về nha khoa, theo Guerini, Paré đã xử lý những vấn đề nha khoa và điều trị rất thông
suốt do xuất thân từ một thợ mổ và sau đó là phẫu thuật viên áo ngắn, những điều kiện khiến Paré

thu nhận được nhiều kinh nghiệm để hành nghề nha khoa 15. Drucker cho rằng “mặc dù các tài liệu
và kỹ thuật của Paré đã xuất hiện từ khi phẫu thuật còn tách rời với y khoa, ngày nay, các bác sĩ
và phẫu thuật viên có thể coi ông là người sáng lập ra phẫu thuật hiện đại”16.

Giải phẫu răng và những bệnh về răng bao trùm một số chương trong “Các Công trình
của Ambroise Paré”. Paré mô tả tuỷ răng với thần kinh và sự cung cấp máu của nó, cho rằng
những cơn đau răng là do tuỷ có rất nhiều thần kinh. Ông mô tả lỗ chóp răng, lưu ý các nhà phẫu
thuật trong xử lý để tránh thần kinh cằm khi phẫu thuật vùng này. Paré lưu ý răng được lưu giữ
trong ổ răng bởi dây chằng và những răng bị nhổ bật do tai nạn bất thường có thể được cắm lại
và lưu giữ bằng dây vàng buộc vào những răng bên cạnh. Những răng bị lung lay do bệnh hay

11

R.W. Linker, N. Womack (dịch giả) Ambroise Paré’s Ten Books of Surgery with the Magazine of the Instruments
Necessary for It (1969),
12
P Hernigou: Ambroise Paré’s life (1510–1590): part I, International Orthopaedics (SICOT) (2013) 37:543–547
13
Xem thêm trong phần về La Mã cổ ai
14
Joseph-Franỗois Malgaigne (1806 1865) la bac si phõu thuõt và nhà lịch sử y hoc Pháp, thành viên Viện hàn lâm
Y học Pháp / Malgaigne, J. F., Surgery and Ambroise Paré. Norman, OK: University of Oklahoma Press, 1965.
15
Guerini (sách đã dẫn)
16
C B. Drucker: Ambroise Paré and the Birth of the Gentle Art of Surgery, Yale Journal of Biology and Medicine
81 (2008), pp.199-202.

19



tuổi tác cũng có thể buộc vào những răng kế cận và điều chỉnh khớp cắn. Guerini 17 còn cho rằng
Paré là người đầu tiên mô tả cas cấy chuyển răng.
Nói chung, Paré có rất ít về khuyến cáo trong điều trị về các bệnh răng miệng. Ông
thường tham khảo phương cách của Hypocrate và Celsus như nước súc miệng, kem/bột đánh
răng và thuốc phiện…, nhưng ưu điểm nổi bật là ông đã xem việc điều trị các vấn đề nha khoa
như một phần tích hợp của trách nhiệm phẫu thuật tổng quát và như vừa nêu trên, ông đã đưa nha
khoa nói riêng và phẫy thuật nói chung lại gần với y khoa.
Paré khuyến cáo phẫu thuật cắt bỏ hoặc đốt các trường hợp quá triển nướu; ông cũng mô
tả điều trị trật khớp thái dương hàm và lấy cao răng bằng các dụng cụ chuyên biệt. Ông chứng
kiến nhiều biến chứng do nhổ răng và khuyên chỉ nên thực hiện như biện pháp sau cùng. Tuy vậy,
Paré thường giao việc này cho thợ mổ: “Những răng cần phải nhổ nên giao cho những nha viên
hay thợ mổ lớn tuổi, giàu kinh nghiệm, vì phải cảnh giác nhổ lầm răng gây ra đau đớn, cũng
không nên nhổ răng quá mạnh tay hay bất ngờ do sợ gãy xương hàm, một biến chứng thường
thấy”.

17

Guerini (sách đã dẫn)

20



×