MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................2
2. Mục đích nghiên cứu................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................3
5. Bố cục của tiểu luận.................................................................................3
Chương 1..........................................................................................................4
CHÙA BẠCH HÀO TRONG DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ.................................4
1.1. Tổng quan về xã Thanh Xá – huyện Thanh Hà – tỉnh Hải Dương........4
1.1.1. Vị trí địa lý, tên gọi.........................................................................4
1.1.2. Dân cư.............................................................................................5
1.1.3. Truyền thống cách mạng.................................................................5
1.2. Chùa Bạch Hào trong diễn trình lịch sử................................................6
1.2.1. Niên đại khởi dựng chùa Bạch Hào................................................6
1.2.2. Quá trình tồn tại của di tích.............................................................7
Chương 2..........................................................................................................9
GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC – NGHỆ THUẬT CHÙA BẠCH HÀO.....................9
2.1. Giá trị kiến trúc.....................................................................................9
2.1.1. Không gian cảnh quan.....................................................................9
2.1.2. Bố cục mặt bằng............................................................................10
2.1.3 Các đơn nguyên kiến trúc..............................................................11
2.2. Giá trị nghệ thuật.................................................................................14
2.2.1. Nghệ thuật trang trí kiến trúc........................................................14
2.2.2. Nghệ thuật điêu khắc....................................................................15
Chú giải:.........................................................................................................16
Chương 3:......................................................................................................22
MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ
TRỊ DI TÍCH CHÙA BẠCH HÀO...............................................................22
3.1. Thực trạng di tích chùa Bạch Hào.......................................................22
3.1.1 Thực trạng di tích...........................................................................22
3.1.2. Thực trạng kiến trúc......................................................................23
3.1.3. Thực trạng di vật...........................................................................23
3.1.4. Thực trạng về quản lý di tích........................................................24
3.2. Một số ý kiến nhằm góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa
Bạch Hào....................................................................................................24
3.2.1 Một số ý kiến nhằm bảo tồn di tích................................................24
3.2.2 Một số ý kiến nhằm phát huy giá trị của di tích.............................25
KẾT LUẬN....................................................................................................29
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................30
PHỤ LỤC ẢNH.............................................................................................31
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Di tích lịch sử văn hóa là một bộ phận quan trọng của di sản văn hóa
dân tộc. Nó cịn là một biểu hiện cụ thể nhất về đặc trưng văn hóa truyền
thống. Di tích lịch sử văn hóa khơng chỉ tồn tại dưới dạng vật chất cụ thể, mà
còn hàm chứa những giá trị tinh thần vô cùng phong phú và sống động.
Nhưng cùng với thời gian, dưới sự tác động của thiên nhiên, xã hội và cũng
như sự phá hoại của chính con người, những giá trị của di tích ngày càng bị
suy giảm, mất mát, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống văn hóa của nhân dân và
nền văn hóa dân tộc.
Nhận thức sâu sắc những giá trị của Di tích lịch sử văn hóa, nên ngay
sau khi giành chính quyền năm 1945, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm
sâu sắc đến việc bảo tồn và gìn giữ những di sản văn hóa có giá trị. Biểu hiện
cụ thể là, Nhà nước đã ra những văn bản pháp lý và có những quyết định
cơng nhận Di tích lịch sử văn hóa để có cơ sở bảo tồn và gìn giữ.
Chùa Bạch Hào thuộc thơn Hào Xá, xã Thanh Xá – Thanh Hà – Hải
Dương là một ngôi chùa chứa đựng trong mình nhiều giá trị đáng được quan
tâm, là niềm tự hào, vinh dự của nhân dân xã Thanh Xá nói chung, và của
huyện Thanh Hà nói riêng. Chùa Bạch Hào đã được Nhà nước công nhận là
Di tích lịch sử văn hóa năm 1993.
Hiện nay, việc nghiên cứu, tìm hiểu các giá trị văn hóa truyền thống
trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, bởi hàng ngày, hàng giờ truyền thống và
bản sắc văn hóa của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đang liên tục bị những tác
động, ảnh hưởng từ nhiều nền văn hóa khác nhau. Việc giữ gìn và bảo vệ
những di tích lịch sử văn hóa chính là việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
là biểu hiện của đạo lý “ uống nước nhớ nguồn” , lòng biết ơn tới thế hệ cha
ơng, đồng thời góp phần khơng nhỏ vào việc giữ gìn kho tàng di sản văn hóa
dân tộc.
2
Vì những lý do trên, em đã chọn để tài “ Tìm hiểu di tích chùa Bạch
Hào – xã Thanh Xá – Thanh Hà – Hải Dương ” làm bài tiểu luận năm ba của
mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu sự ra đời và quá trình tồn tại của chùa Bạch Hào, đồng
thời nghiên cứu, xác định một số giá trị về kiến trúc và điêu khắc. Qua khảo
sát thực trạng của di tích, bước đầu nêu lên một vài ý kiến nhằm góp phần
vào việc bảo tồn và phát huy giá trị của di tích.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính là chùa Bạch Hào. Phạm vi nghiên cứu là
nghiên cứu chùa Bạch Hào trong khơng gian văn hóa xã Thanh Xá – Thanh
Hà – Hải Dương.
4. Phương pháp nghiên cứu
Bài viết sử dụng phương pháp luận nghiên cứu là duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử, và phương pháp nghiên cứu chủ yếu là khảo sát thực tế bao
gồm: khảo sát, đo vẽ, chụp ảnh và phương pháp liên ngành khảo cổ học, dân
tộc học, sử học...
5. Bố cục của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, bài tiểu
luận được chia làm ba chương:
Chương 1: Chùa Bạch Hào trong diễn trình lịch sử
Chương 2: Giá trị kiến trúc – nghệ thuật chùa Bạch Hào
Chương 3: Một số ý kiến nhằm góp phần bảo tồn và phát huy giá trị
chùa Bạch Hào.
3
Chương 1
CHÙA BẠCH HÀO TRONG DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ
1.1. Tổng quan về xã Thanh Xá – huyện Thanh Hà – tỉnh Hải
Dương
1.1.1. Vị trí địa lý, tên gọi
Trong q trình hình thành và tồn tại của di tích, mỗi một di tích dù
thuộc loại hình di tích nào: di tích khảo cổ, di tích lịch sử, hoặc di tích kiến
trúc nghệ thuật...bao giờ cũng gắn với 1 địa danh cụ thể. Bởi thế khi tìm hiểu
về di tích thì trước hết cần tìm hiểu về mảnh đất và con người nơi di tích
đang tồn tại.
Chùa Bạch Hào ( Bạch Hào tự ) hay cịn có tên gọi là chùa Hào Xá
nằm trên địa phận thôn Hào Xá – xã Thanh Xá – huyện Thanh Hà – tỉnh Hải
Dương. Nơi đây là một vùng đất cao ráo và thoáng mát, cây cối quanh năm
xanh tốt. Chùa Bạch Hào được đánh giá là tọa lạc trên một vùng đất có
phong cảnh sơng nước hữu tình, được xếp vào hàng độc đáo nhất vùng đồng
bằng châu thổ sơng Hồng.
Xét về vị trí địa lý, Hào Xá xưa kia là một dải đất của Thanh Bình,
được gọi là Hạ Hào trang. Thời Hậu Lê, trang Hạ Hào đổi tên thành làng Hào
Xá, thuộc xã Hương Đại, tổng Bình Hà, huyện Thanh Hà, phủ Nam Sách,
trấn Hải Dương. Cuối thế kỷ XIX, Hào Xá là một xã thuộc tổng Hương Đại,
huyện Thanh Hà, phủ Nam Sách, trấn Hải Dương.
Năm 1946, Thanh Xá sát nhập với Bình Hà thành xã Hương Đại. Năm
1949, xã Hương Đại nhập với xã An Khánh thành xã Hiệp Cường. Năm
1956, xã Hiệp Cường chia ra và thành lập xã Thanh Xá gồm 5 xóm: xóm 1,
xóm 2, xóm 3, xóm 4, và xóm 5. Đến năm 1991 đổi thành 5 thôn là: thôn 1,
thôn 2, thôn 3, thôn 4, và thôn 5. Chùa Bạch Hào thuộc địa phận đội 4, thôn
2 xã Thanh Xá, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.
4
Xã Thanh Xá ngày nay nằm ở vị trí khoảng 25km về phía Đơng Nam
Hải Dương, thuộc khu Hà Nam của huyện Thanh Hà. Tồn xã có 5 thơn.
Phía đơng giáp thơn Liên Mạc, xã Thanh Xn; phía tây giáp xã Thanh Khê;
phía nam giáp xã Thanh Thủy; phía bắc giáp xã Thanh Bình
Đường đi đến di tích: Từ thành phố Hải Dương đi qua cầu Phú Lương,
rẽ phải đi theo đường quốc lộ 190 đi Thanh Hà, qua huyện lị Thanh Hà 8km
là đến chùa Hào Xá. Chùa nằm sát quốc lộ 190 (Hải Dương – Phà Gùa) phía
bên phải. Từ thành phố Hải Dương đến chùa Hào Xá là 17km, có thể đi bằng
ơ tơ, xe đạp, xe máy đều thuận tiện.
1.1.2. Dân cư
Thanh Xá là một vùng đất có từ lâu đời nên đây là nơi dân cư tập trung
đông đúc. Dân tộc ở đây hầu hết là dân tộc kinh. Dân số ở đây không ngừng
tăng về số lượng và chất lượng: Năm 1930 có 3027 nhân khẩu. Năm 1939 có
3153 nhân khẩu. Năm 1945, do nạn đói, dân số giảm đi đáng kể, chỉ cịn
1113 hộ với 2764 nhân khẩu. Năm 1972 có 871 hộ với 3512 nhân khẩu.
Theo thống kê năm 2000, dân số xã Thanh Xá có 2050 hộ, gốm 7500 nhân
khẩu, trong đó số lao động là 2500 người. Mật độ dân số trung bình là 900
người / km vng. Dân số tăng nhanh là nguồn lao động dồi dào phục vụ cho
sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc gia tăng dân số cũng là một áp lực lớn
đối với việc giải quyết việc làm cho người dân trong lúc nông nhàn. Dân số
tăng nhanh khiến cho diện tích đất canh tác nơng nghiệp bình qn / người
giảm xuống. Năm 1993, bình quân diện tích canh tác/người là
5030m2/người, đến nay giảm xuống còn 4025m2/người. Cơ cấu ngành nghề
trong xã ngày nay như sau: Nông nghiệp 70%; Thủ công nghiệp 20%;
Thương nghiệp 10%.
1.1.3. Truyền thống cách mạng
Có thể khẳng định, xã Thanh Xá là một vùng đất giàu truyền thống
cách mạng và truyền thống yêu nước. Truyền thống này đã được rèn đúc từ
5
xa xưa và trở lên bền vững qua các cuộc đấu tranh oanh liệt chống giặc ngoại
xâm. Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, truyền thống ấy lại trỗi dậy tạo nên một
sức mạnh quật khởi, góp phần cùng tồn dân tộc chiến thắng giặc ngoại xâm.
Hòa chung những dấu ấn lịch sử của cha ông trong hai cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhân dân đã nhiệt tình hưởng
ứng và anh dũng chiến đấu chống lại âm mưu xâm lược của kẻ thù, nối tiếp
trang sử vẻ vang của cha ông đi trước. Sau khi đất nước thống nhất, nhân dân
xã Thanh Xá đã khắc phục mọi khó khăn, cùng xây dựng cơ sở hạn tầng,
phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của nhân dân ngày một nâng cao để xứng
đáng với truyền thống của cha anh.
1.2. Chùa Bạch Hào trong diễn trình lịch sử
1.2.1. Niên đại khởi dựng chùa Bạch Hào
Căn cứ theo bia ký và những tài liệu về lịch sử chùa Bạch Hào mà ban
văn hóa xã Thanh Xá cịn lưu giữ thì chùa Bạch Hào được xây dựng từ năm
Tân Hợi (1011) dưới thời đại vua Lý Thái Tổ. Lúc đầu, nhân dân trong ấp đã
dựng một ngôi chùa ba gian bằng tranh tre lợp lá gồi, lá cọ để thờ Phật, cầu
khấn sự bình an. Cũng theo bia ký thì vào thời nhà Trần “Khi Trần Nhân
Tơng làm vua, có vợ chồng cụ ơng nguyễn Danh Dỗn và cụ bà Phạm Thị
Phương ở trang Hạ Hào sinh được hai người con trai là Nguyễn Danh Quang
và Nguyễn Danh Ngun. Tuổi học trị hai ơng kết bạn với Lý Đình Khuê,
cùng lớp. cùng tuổi, họ chơi thân và coi nhau như anh em ruột. Cả ba ông
đều học giỏi và thi đỗ, được tuyển vào cung làm Học sĩ, chuyên lo việc giáo
huấn trong cung. Khi Thoát Hoan đem quân sang xâm lược nước ta, ba ông
theo vua đi đánh giặc ở Phả Lại, Vạn Kiếp. Giặc tan, vua hết lời ca ngợi, bia
đá còn ghi lại lời vua nói: “Từ ngày nước nhà xảy ra chiến sự, Tam cơng
ngày đêm miệt mài tu thân luyện chí tìm phương kế cứu nước, cứu dân”. Khi
đất nước thanh bình, vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con và đi tu ở
chùa Yên Tử, lập ra thiền phái Trúc Lâm. Ba ông cũng theo vua đi đầu Phật
6
tu luyện, lúc nhàn rỗi cùng Trần Nhân Tông đi du ngoạn. Một chuyến du
ngoạn vào ngày 6 tháng Giêng qua Hạ Hào trang (Thanh Xá ngày nay) Trần
Nhân Tông dừng lại ngắm cảnh, thấy sơng nước hữu tình, địa mạch thế hình
cảnh quan tuyệt sắc, vua liền hạ lệnh cho mở rộng quy mơ chùa, làm hồnh
phi câu đối, lập bệ thờ bằng đá hình hoa sen để thờ Phật và giao cho ba ông ở
lại tu chùa, đặt tên gọi là chùa Hào.
Như vậy, qua các nguồn thư tịch và các di vật cịn lại ở chùa, có thể
kết luận rằng, chùa Bạch Hào được xây dựng từ thời nhà Lý và mở rộng vào
thời nhà Trần.
1.2.2. Quá trình tồn tại của di tích
Chùa Hào đã trải qua rất nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử để tồn
tại cho đến ngày nay.Cũng theo các tài liệu về lịch sử chùa mà ban văn hóa
xã Thanh Xá lưu giữ thì chùa được xây dựng từ năm Tân Hợi (1011) dưới
thời đại vua Lý Thái Tổ. Lúc đầu chùa được xây dựng bằng tranh tre, vách
đất trên một khu cao ráo, có địa thế hình một con phượng hồng xòe cánh,
trước cửa chùa là một con đường hàng tổng và con sơng chảy qua hình vịng
cung. Vào năm 1288 đến 1290, sau chiến thắng Bạch Đằng Giang, đất nước
thanh bình, ba vị tướng là Nguyễn Danh Quang, Nguyễn Danh Ngun và
Lý Đình Kh sau khi cùng Phật hồng Trần Nhân Tông kinh lý qua chùa
Hào, thấy chùa xây dựng trên một địa thế phong cảnh sơng nước hữu tình,
dân tình hiền hậu nên ba vị quyết định tu tại đây. Thời gian tu tại chùa, ba vị
dạy dân trồng lúa, trồng dâu, nuôi tằm dệt lụa và luyện tập bơi trải. Năm
1540, dưới triều vua Mạc Đăng Dung, có vị tăng phó là Trần Như Thừa cùng
dân làng cơng đức tiền của để trùng tu chùa nguy nga hơn, với quy mơ theo
kiến trúc nội cơng ngoại quốc, có gác chuông và 60 gian nhà. Các năm 1718
– 1721 (thuộc triều Lê Du Tông), năm 1841 (dưới triều Nguyễn Tiến Tổ),
chùa đều được địa phương và nhân dân khuyên giáo trùng tu. Sau này do mai
một bởi thời gian, thiên nhiên, bão lũ, cũng như các cuộc chiến tranh, chùa
7
cũng được tu sửa, tuy nhiên những tài liệu có ghi chép lại việc tu sửa phần
nhiều cũng đã bị mất mát. Đến những năm đầu thế kỉ XIX – XX, chùa Hào
lại phải kinh qua cuộc chiến tranh ác liệt của thực dân Pháp, chùa phải tiêu
thổ kháng chiến, chùa Hào phải dỡ đi, hầu như toàn bộ cả gác chuông. Năm
1954, trước khi rút khỏi miền Bắc, địch còn bỏ hai quả bom để hủy diệt
chùa, nên các nét độc đáo, cổ vật giữ lại quá ít. Vào năm cuối thập kỉ 90, đầu
những năm 2000, các tăng ni, chư tơn Thiền đức trụ tại chùa, các tín đồ Phật
tử và nhân dân đã tôn tạo chùa. Năm 1991 và năm 2004, ngôi Tam bảo và
Gác chuông đã được xây dựng. Ngôi chùa ngày nay bao gồm ba gian tiền
đường, năm gian thượng điện và năm gian nhà tổ. Năm 1993, chùa được Nhà
nước xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
8
Chương 2
GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC – NGHỆ THUẬT CHÙA BẠCH HÀO
2.1. Giá trị kiến trúc
Trong kiến trúc cổ truyền của người Việt, mỗi cơng trình đều mang
đậm chất trí tuệ, tâm huyết của người dân, đặc biệt trong việc xây chùa, tháp,
đình, đền, lăng mộ...Ơng cha đã tìm tịi, lựa chọn để cho cơng trình của mình
có một vị trí ưu thế nằm trong môi trường không giian vừa đẹp, vừa thống,
vừa hợp với chức năng, mục đích của nó. Việc tìm hiểu giá trị kiến trúc nằm
trong di tích là điều cần thiết vì nó liên quan đến mơi trường thẩm mỹ và
không gian cảnh quan.
2.1.1. Không gian cảnh quan
Trong kiến trúc tôn giáo cũng như kiến trúc dân dụng, việc lựa chọn vị trí
cho phù hợp với mỗi loại hình di tích là cực kỳ quan trọng, nhất là đối với
những cơng trình có chức năng thờ cúng như đình, chùa, đền, miếu...thì vị trí
xây dựng phải có được khơng gian ăn nhập với cơng trình kiến trúc bên trong.
Chùa làng là nơi gửi gắm niềm tin, nỗi khát vọng, được coi là nơi ban
phát ân huệ, ảnh hưởng đến sự thịnh vượng chung của dân làng. Cho nên
việc lựa chọn thế đất để xây dựng di tích được quan tâm đặc biệt.
Theo quan niệm xưa, hướng và thế đất là yếu tố quan trọng đầu tiên
trong việc lựa chọn vị trí để xây dựng các cơng trình kiến trúc. Việc chọn đất
thường bị chi phối bởi quan niệm phong thủy, cho rằng vị trí của chỗ ở thế
đất có một ảnh hưởng lớn đối với đời sống con người sống trên đó. Việc
chọn hướng đình, chùa khơng tốt, người ta sẽ tin thần linh quở trách, và
những rủi ro gì mang đến cho con người và vật ni đều đổ lỗi cho hướng
đình: “Đau mắt là tại hướng đình – Cả làng toét mắt chứ mình em đâu”.
Quan niệm về hướng đã hằn sâu trong tâm thức của người dân đất Việt. Nhìn
chung chùa của Việt Nam thường được xây cất nơi có cảnh trí thiên nhiên
9
đẹp. Chính vì thế, Chùa Bạch Hào đã chọn được một thế đất đẹp để tọa lạc.
Đó là khu đất cao ráo ở đầu làng, có địa thế của một con phượng hồng xịe
cánh, đầu có chiếc lơng trắng. Chính vì vậy mà chùa mang tên là Bạch Hào.
(Bạch là trắng).
Bên cạnh việc chọn đất, người ta còn quan tâm đến chọn hướng. Chùa
Bạch Hào được xây dựng quay mặt về hướng Nam. Mà theo quan niệm của
người Việt, hướng đẹp nhất là hướng Nam. Người Việt có câu: “Lấy vợ hiền
hòa – Làm nhà hướng nam”. Hướng Nam là hướng phù hợp với thời tiết
nước ta. Hướng Nam gió lành, mùa hè thì mát, mà đơng thì tránh được rét.
Mặt khác, theo quan niệm Phật giáo, hướng Nam là hướng bát nhã, tức là trí
tuệ, mà có trí tuệ sẽ diệt trừ vơ minh, ngu dốt.
Ngồi ra, gắn với tư duy nơng nghiệp, người Việt cịn quan tâm đến
yếu tố nước. Nước khởi đầu của mọi nguồn hạnh phúc nông nghiệp, do nước
ở thấp được coi mang yếu tố âm, di tích nổi cao được coi mang yếu tố
dương. Hai yếu tố này kết hợp thành cặp âm dương đối đãi. Vì thế chùa Bạch
Hào đã được xây dựng trên vùng đất cao ráo, trước mặt là dịng sơng Cửa
Chùa uốn lượn chảy qua, ngoài xa là cánh đồng lúa rộng mở như hình chiếc
quạt, tạo nên một phong cảnh sơng nước hữu tình. Phía sau chùa là khu dân
cư sầm uất.
Bên cạnh đó, trong chùa cịn trồng nhiều loại cây như vải, nhãn, mít,
hồng xiêm..., khơng chỉ trang điểm cho cảnh chùa, mà cịn tạo cho chùa một
khơng gian yên tĩnh, mát mẻ.
Với tất cả yếu tố trên, chùa Bạch Hào đã hội tụ đầy đủ những yếu tố
tốt về mặt tư tưởng theo quan niệm của người xưa.
2.1.2. Bố cục mặt bằng
Trong các kiến trúc Phật giáo, mỗi ngơi chùa đều được xây dựng theo
các bình đồ khác nhau. Thường thì có các dạng cơ bản sau: hình chữ nhất,
chữ nhị, chữ tam, chữ cơng, nội cơng ngoại quốc...
10
Chùa Bạch Hào ngày nay đã được trùng tu nhiều lần qua các thời đại.
Căn cứ vào các cơng trình kiến trúc hiện có, chùa Hào có tổng diện tích là
10000m vng. Chùa chính bao gốm tiền đường và thượng điện theo kết cấu
dạng chữ đinh, mà nhân dân quen gọi là hình chi vồ. Tiếp sau thượng điện
là hàng bia đá, sau hàng bia đá là gác chuông. Sau gác chuông, qua một sân
gạch là đến nhà tổ. Hai bên tả vu và hữu vu là dãy nhà tăng phòng và nhà tu lễ.
Do chùa quay lưng lại trục đường chính của xã và để thuận tiện cho việc đi lại
nên tam quan chùa được xây phía sau nhà tổ và nối với trục đường chính.
2.1.3 Các đơn nguyên kiến trúc
Kiến trúc cổ truyền của nước ta không chỉ đẹp về hình dáng, tầm vóc,
kết cấu khơng gian hài hòa cùng thiên nhiên, mà còn chứa đựng những giá
trị, thẩm mỹ, nghệ thuật cao. Trong giá trị kiến trúc một di tích thì kết cấu và
trang trí trên kiến trúc ln có mối liên hệ mật thiết khơng thể tách rời. Trang
trí là lớp ngồi để trang điểm cho kiến trúc thêm đẹp, hấp dẫn, tránh sự thô
cứng, đồng thời qua các mảng chạm khắc trên các đơn nguyên kiến trúc ta
thấy được những triết lý cuộc sống, những quan niệm truyền thống của ông
cha, những ước vọng của con người, hay những lời khuyên bảo, răn dạy con
cháu... Nhìn chung những đề tài trang trí trong kiến trúc Phật giáo đều mang
vẻ đẹp tâm linh, cổ truyền.
2.1.3.1 Tam quan
Tam quan là đơn nguyên kiến trúc đầu tiên của một ngôi chùa. Vào
nhà ta phải đi qua cửa, cũng như vậy, muốn vào chùa ta cũng phải qua cửa,
cửa đó chính là tam quan chùa. Tam quan để chúng sinh khi đi qua đó nhìn
và suy ngẫm rồi giác ngộ được cái vi diệu của đạo pháp. Đến với ngơi chùa
thì sau tam quan người ta như bước vào một thế giới khác, thoát khỏi những
bon chen của cuộc sống trần tục, tìm lại sự thư thái, lấy lại sự cân bằng cho
cuộc sống mới.
Tam quan là một bộ phận không thể thiếu trong thành phần chùa Việt
Nam, là cổng vào chùa, thường là một ngôi nhà với ba cửa vào. Tuy nhiên, ở
11
chùa Hào thì tam quan bao gồm hai tam quan: một tam quan nội và một tam
quan ngoại, mỗi tam quan có một cửa dẫn vào chùa.
Tam quan chính của chùa Hào không được xây theo kiểu một ngôi
nhà, và được xây bằng chất liệu gạch và vơi vữa, có chiều dài 3,5m. Hai bên
là hai cột trụ hình chữ nhật đứng, mỗi cột cao 2,3m đỡ lấy hai cách cổng
bằng sắt.
2.1.3.2 Tiền đường
Tiền đường là một ngôi nhà ba gian được xây theo kiểu tường hồi bít
đốc. Mái lợp ngói hai lớp, dưới là lớp ngói lót, trên là ngói vẩy rồng. Tịa nhà
gồm bốn bộ vì kèo, hai bộ vì giữa được kết cầu theo kiểu chồng rường, hai
bộ vì sát tường được kết cấu theo kiểu vì ván mê trang trí hình hoa lá, các
con chim phượng vừa nối tiếp, vừa lồng vào nhau. Bộ vì nóc được làm theo
kiểu giá chiêng chồng rường con nhị. Câu đầu được kê lên hai đầu cột cái.
Hai cột trốn được kê lên câu đầu qua hai đấu vng thót đáy. Con rường thứ
nhất cũng được kê lên câu đầu qua đấu vng thót đáy. Con rường thứ hai ăn
mộng vào cột trốn. Con rường thứ ba tỳ lực lên hai đầu cột trốn. Trên con
rường thứ ba là một đấu hình thuyền để đỡ thượng lương. Con rường chạm
trổ hình rồng phong cách thời Nguyễn. Cửa làm theo kiểu thượng song hạ
bản. Ngưỡng cửa làm bằng gỗ. Phía trên cánh cửa đều có các chấn song con
tiện nhằm mục đích lấy ánh sáng cho nội thất bên trong nhà. Trong nhà để
một long đình sơn son thếp vàng có bài vị thờ Mộ đa cư sĩ là người giúp việc
của thần hồng. Phía trên long đình là bức đại tự có 4 chữ lớn: “Hào tướng
lưu quang” ( Tướng Hào tỏa sáng ).
2.1.3.3 Thượng điện
Nối với tòa tiền đường là năm gian thượng điện chạy vng góc tạo
thành hình chữ đinh làm theo kiểu tường hồi bít đốc. Tịa thượng điện có sáu
bộ vì, được làm theo kiểu giá chiêng chồng rường: Trên cùng là thượng
lương được đặt trên một đấu hình thuyền. Con rường tỳ trên hai đầu trụ giá
12
chiêng thơng qua hai đấu vng thót đáy vươn ra đỡ đơi hồnh thứ nhất. Từ
hai trụ giá chiêng có hai con rường cụt một đầu ăn mộng vào giá chiêng, và
đặt trên con rường cụt thứ hai thông qua hai đấu vng thót đáy vươn đầu ra
đỡ đơi hồnh mái thứ hai. Con rường cụt thứ hai nằm trên câu đầu thơng qua
bốn đấu vng thót đáy vươn ra đỡ đơi hồnh mái thứ ba. Câu đầu là một
thanh gỗ lớn ăn mộng vào hai cột cái. Cửa chính phía trước làm bằng gỗ lim
đóng theo kiểu khung khách chấn song con tiện chạy suốt ba gian, đầu bảy
đều có chạm trổ hoa lá tinh xảo.
Trong thượng điện có các bệ thờ được xây cao theo từng bậc để bài trí
tượng Phật.
2.1.3.4 Nhà Tổ
Phía sau thượng điện, đi qua một khoảng sân là đến nhà tổ. Nhà tổ là
một tòa nhà cấp bốn,chia làm năm gian gồm sáu bộ vì kèo, bốn bộ vì giữa
làm theo kiểu chồng rường, cịn hai bộ vì ngồi cùng được kết cấu theo kiểu
vì ván mê. Ba gian bên trái có kích thước bằng nhau và rộng hơn hai gian
còn lại, là nơi đặt tượng vua Trần Nhân Tông và tượng của các vị tổ sư đã tu
ở chùa. Hệ thống cột được làm bằng gỗ, để mộc không sơn. Mái nhà Tổ lợp
ngói vẩy hến. Ở hai đầu bờ nóc là hai con rồng có đi uốn cong. Trên đỉnh
mái có ghi tên tự của chùa là “ Bạch Hào tự”.
2.1.3.5 Gác chuông
Gác chuông hiện nay được làm lại bằng bê tông cốt thép bề thế cao
9m, rộng 2,8m, dài 3m. Gác chng gồm có 3 tầng, tầng 2 chỉ có một cửa
trịn nhìn vào chùa chính, phía dưới tầng 1 là hòn non bộ và cây cảnh.
2.1.3.6 Vườn tháp
Một bộ phận kiến trúc quan trọng nữa của chùa là tháp. Tháp được xây
dựng nhằm ghi lại những dấu tích của nhà Phật, bắt nguồn và biến thể từ
kiến trúc Phù đồ (stupa) của Ấn Độ. Phù đồ thời tiền sử là những nấm mồ
của tù trưởng và vua chúa đắp hình vòm cầu, rồi phát triển thành những đài
13
kỷ niệm và được Phật giáo sử dụng thành vật tiêu biểu chính và làm cơng
trình trung tâm của khu chùa. Từ những tòa Phù đồ nguyên thủy của Ấn Độ
sang Á Đơng biến thể thành những tịa bảo tháp (pagoda), chúng được dựng
nên nếu không phải chỉ để làm kỉ niệm, thì tất nhiên phải dùng tàng trữ xá lợi
(hài cốt đã hỏa thiêu), hoặc những vật như hình bát, tịch trượng, áo mũ hoặc
kinh sá chủ hay tượng Phật, Bồ Tát... được coi là những vật thờ tôn kính của
nhà Phật.
Khu vườn tháp của chùa Bạch Hào nằm phía bên trái chùa, gồm có 7
tháp sư. Đây là nơi an táng các vị sư đã từng trụ trì trong chùa. Để tránh việc
gây ơ nhiễm khơng khí, nguồn nước, khu vườn tháp của chùa được đặt ở nơi có
vườn rộng rãi, thống mát, tránh xa khu dân cư. Toàn bộ thân tháp được xây với
chiều cao và chiều ngang giảm dần. Phân cấp giữa các tầng là các hàng gạch
xây nhấp nhô ra khỏi thân tháp tạo thành vành đai xung quanh thân.
2.2. Giá trị nghệ thuật
2.2.1. Nghệ thuật trang trí kiến trúc
+ Trang trí trên cốn mê
Trang trí được thể hiện với kỹ thuật chạm lộng và chạm bong kênh
mang đậm dấu ấn kiến trúc Nguyễn, tạo nên những họa tiết khá sinh động.
Chủ đề trang trí là mai hóa long, trúc hóa long. Trên đấu sen, đầu dư đều có
chạm khắc hoa văn. Câu đầu có khắc chữ Phạn.
+ Trang trí trên y mơn
Y mơn nằm phía dưới bức hồnh phi phía trước thượng điện.Y mơn
của gian bên trái và bên phải chính điện có chạm trổ hoa lá. Phía trên y mơn
có bức đại tự ghi lời chỉ giáo của nhà Phật :
“Vô ác bất phạt – Hữu thiện khả sư”.
Y môn được sơn son thếp vàng, kỹ thuật chạm nổi bong kênh mang
phong cách thế kỷ XIX.
+ Trang trí trên cửa võng
14
Mỗi gian trong Phật điện đều được trang trí bằng cửa võng với đề tài
lưỡng long chầu nguyệt. Đầu rồng được chạm bong kênh nổi khối tròn, trán
hơi gồ, mắt mở to trịn, râu vểnh, tóc rồng chải ngược ra sau. Thân rồng uốn
cong, vây, cánh đều dựng ngược theo chiều cong của thân. Dưới cùng của
bức cửa võng ở hai bên cạnh chạm rùa, hoa sen, rùa ở tư thế nấp dưới lá sen.
Ngồi ra, gian chính giữa của thượng điện còn cửa võng được sơn son thếp
vàng. Trên cửa võng có bức đại tự lớn: “Thanh châu thắng cảnh”. Hai hàng
cột bên có treo câu đối sơn son thếp vàng:
“Trì bát nhã chi tuệ đao quỷ thần khủng bố
Huy kim cương chi bảo chư ma ngoại hàn tân”.
2.2.2. Nghệ thuật điêu khắc
2.2.2.1 Hệ thống tượng thờ
Sơ đồ hệ thống tượng thờ Phật
15
Chú giải:
1, 2, 3: Bộ tượng “Tam thế Phật” gồm: Phật A Di Đà; Phật Thích Ca
Mầu Ni; Phật Di Lặc.
4, 5, 6: Bộ tượng “Di Đà tam tôn” gồm: Phật A Di Đà; Quan Thế Âm
Bồ tát; Đại Thế Chí Bồ tát.
7, 8, 9: Bộ tượng “Hoa nghiêm tam thánh” gồm: Phật Thích Ca Mầu
Ni; Bồ tát Văn Thù Sư Lợi và Bồ tát Phổ Hiền.
10: Tượng Cửu Long.
11, 12: Tượng Phạm Thiên và Đế Thích.
13, 14, 15, 16: Tượng Tứ bồ tát.
17, 18: Tượng Khuyến thiện và Trừng ác.
19: Ban thờ Đức ông.
* Tượng trên thượng điện: Các pho tượng được đặt trên các bệ thờ từ
thấp đến cao gồm:
Hàng thứ nhất: Là bộ tượng “tam thế phật”, tức là các vị phật của ba
thời gian: quá khứ – Phật A Di Đà , hiện tại - Phật Thích Ca Mầu Ni và vị
lai – Phật Di Lặc. Tượng có ba pho được xếp ngồi ngang nhau, ở vị trí cao
nhất, sâu nhất, giáp vách gần nóc chùa.
Ba tượng này có kích thước và hình dáng giống nhau và được tạc bằng
gỗ mít. Cả ba pho tượng đều ngồi ở tư thế thiền định bán kết già, bàn chân
phải để lộ đặt ngửa lên lòng đùi trái. Tay tượng kết “định ấn”. Đầu tượng có
năm lớp tóc, tóc xoắc ốc ngược chiều kim đồng hồ. Ba pho tượng này đều có
bộ mặt nở, cằm lồi, cổ có ngấn, miệng hơi thống nụ cười, tai to, dái tai dài,
lơng mày cong, sống mũi cao. Mắt tượng nhìn xuống soi rọi nội tâm mà đem
pháp lực vô lượng để cứu độ, cứu khổ chúng sinh.
16
Tượng ngồi thiền định trên tịa sen, đài sen có ba lớp cánh sen, những
cánh sen úp vào nhau, trong lòng cánh sen để trơn, mũi nhọn vút lên. Bệ
tượng được sơn màu đỏ được làm bằng chất liệu gỗ.
Hàng thứ hai: Là bộ tượng “Di đà tam tôn”, gồm tượng Phật A Di Đà ở
giữa,tượng Bồ Tát Quan Thế Âm ở bên trái và tượng Bồ Tát Đại Thế Chí ở bên
phải. Bộ tượng này có ý nghĩa đón chúng sinh có Phật quả về Tây phương cực
lạc, nơi khơng sinh, khơng diệt, khơng chìm vào sinh, lão, bệnh, tử.
+ Tượng Phật A Di Đà: Được tạc bằng gỗ mít trong tư thế thiền định
bấn kết già, lộ bàn chân phải trên đùi trái. Với thế này sẽ giữ được tâm thanh,
lòng tĩnh, sẽ tạo cho tuệ sinh. Tượng có năm hàng tóc xoắn, mặt tượng bầu
bĩnh, mắt nhìn xuống để soi rọi nội tâm; sống mũi cao, miệng rộng vừa phải,
hơi mỉm cười. Tượng mặc áo cà sa, ngồi trên đài sen được sơn màu đỏ.
+ Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát: Đây là hai vị
thị giả giúp việc cứu thế cho A Di Đà.
Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát được tạc bằng gỗ. Tượng đứng thuyết
pháp trên đài sen, thần sắc hiền từ, phúc hậu. Mặt tượng trái xoan, tai dầy và
dài, lơng mày cong, mắt nhìn xuống, miệng hơi ngậm. Hai tay tượng để
trước ngực, tay phải co lại, hai ngón trỏ chỉ lên trời, tay trái để ngang bụng,
các ngón chụm vào nhau và chỉ xuống dưới. Tượng đứng trên đài sen bằng
gỗ, bàn chân để trần thể hiện sự gần gũi với chúng sinh.
Tượng Đại Thế Chí Bồ Tát cơ bản giống tượng Quan Thế Âm Bồ Tát,
chỉ khác ở thế tay.: Hai tay để trước ngực, tay trái co lại, một ngón tay trỏ chỉ
lên trời, tay phải để ngang bụng, các ngón tay chỉ xuống dưới.
Hàng thứ ba: Là bộ tượng “Hoa nghiêm tam thánh”. Bộ tượng này
gồm ba pho: tượng Phật Thích Ca Mầu Ni ngồi trên tòa sen. Bên trái là
tượng Bồ tát Văn Thù Sư Lợi và bên phải là tượng Bồ tát Phổ Hiền. Đây là
hai vị thị giả giúp Phật tế độ chúng sinh.
17
+ Tượng Phật Thích Ca Mầu Ni: Tượng được làm bằng gỗ, thếp vàng.
Tượng ngồi trên đài sen trong thế kết già, tay trái trong ấn tam muội, tay phải
giơ bơng hoa sen. Tượng có bảy lớp tóc xoắn ốc. tượng có khn mặt phúc
hậu, mặt hướng về phía trước. Mắt tượng nhắm, lơng mày cong, mũi thẳng,
miệng mím, hai tai dầy và dài, cổ ba ngấn. Tượng mặc áo cà sa, ngồi trên đài
sen có ba lớp ngửa, hai lớp úp, cánh sen để trơn khơng trang trí.
+ Tượng Bồ tát Văn Thù Sư Lợi và tượng Bồ tát Phổ Hiền: Hai pho
tượng này được tạc hoàn toàn giống nhau về hình dáng, màu sắc và kích
thước. Tượng có khn mặt hiền hậu, đơi lơng mày cong, mắt nhìn xuống,
tai to và dài. Tượng mặc áo cà sa.
Hàng tượng thứ tư: Ở giữa là tượng Cửu Long được tạc bằng đồng.
Hai bên là tượng Đế Thích và Phạm Thiên.
+ Tượng Cửu Long: Tượng diễn tả Thích Ca Mâu Ni Phật lúc mới sinh
ra. Tượng được tạc bằng đồng với hình dáng một cậu bé ở trần, đóng khố đứng
trên đài sen, cánh tay trái giơ thẳng, ngón trỏ chỉ lên trời, cánh tay phải duỗi
xi, ngón trỏ chỉ xuống dưới. Đài sen có bốn lớp ngửa, một lớp úp.
+ Tượng Phạm Thiên và Đế Thích: Hai tượng này được tạo ở tư thế
giống nhau, đầu đội mũ miện, trên mũ có trang trí hoa cúc; tai hơi to và dài,
mắt nhìn thẳng, mơi mím lại, dáng vẻ cương nghị, mặt vuông đầy đặn, trán
rộng. Tay tượng cầm hốt, chân đi hài.
Hàng thứ năm là bốn pho tượng “Tứ bồ tát” bao gồm: Ái Bồ Tát tay
cầm cái tên; Sách Bồ Tát tay cầm cái cây; Ngữ Bồ Tát tay cầm cái lưỡi; Và
Quyền Bồ Tát tay nắm lại và để vào ngực.
* Tượng ở tiền đường: Là tượng Hộ Pháp.
Đây là hai vị thần có sức mạnh, chuyên coi việc hộ trì Phật pháp. Có
những thuyết khác nhau nói về hai pho tượng này. Một thuyết cho rằng,
tượng diễn tả hai vị pháp thiên thần trong số các kim cương thần tướng bảo
vệ Phật pháp, vì vậy hai tượng được bày ở tòa tiền đường.
18
Cịn thuyết thứ hai cho rằng, ơng Thiện và ơng Ác là con vua nước
Balalai, ông Thiện là con bà cả, được đặt tên “Thiện Hữu”, có tính nhân từ,
thương người. Ông Ác là con bà hai, được đặt tên “Ác Hữu”, có tính độc ác,
chỉ mưu toan giết anh giành ngơi, về sau được anh cảm hóa và ngộ đạo. Do
vậy hai ông được thờ ở chùa. Cho nên việc bày đối xứng tượng hai ơng
Thiện và Ác nói lên sự tồn tại biện chứng của hai bên Thiện và Ác.
Pho tượng Khuyến Thiện đặt ở bên trái tiền đường, đứng trên bệ.
Tượng đội mũ võ tướng, mặc giáp trụ, mũ có sáu hoa cúc màu vàng, trên
đỉnh mũ đặt bình nước cam lồ. Vành mũ có hai dải cong vênh ra hai bên
chạy xuống vai, xuống thân tượng. Mặt tượng bầu bĩnh, mắt nhìn xuống, mũi
thẳng, miệng ngậm. Tay trái cầm viên ngọc, tay phải tỳ lên dải mũ. Tượng đi
hia màu xanh.
Pho tượng bên phải là pho Trừng Ác cũng được tạo tác dưới dạng võ
tướng với khn mặt đỏ hướng về phía trước, đầu đội mũ kim khơi, trên đỉnh
mũ đặt bình nước cam lồ. Pho Trừng Ác cũng có kích thước giống như pho
Khuyến Thiện nhưng có một số điểm khác: Mặt tượng trơng dữ tợn hơn với
đôi mắt mở to, lông mày sếch ngược, tay phải cầm đao. Tượng mặc áo giáp
trụ, đeo đai màu vàng, dưới có dải buộc màu xanh vàng.
- Ban thờ Đức Ông: Đặt bên trái gian tiền đường, bên cạnh tượng Hộ
pháp là ban thờ Đức Ông. Đức Ông là ngài Cấp Cô Độc – một vị trưởng giả
giàu có nhưng đầy từ tâm, thường đem của cải, giúp đỡ người cô đơn. Tượng
đức ông được thể hiện là một ông quan mặt đỏ, râu dài, độ mũ cánh chuồn,
lơng mày rậm, mắt nhìn thẳng, đơi tai to và dài, miệng mím, có ba chỏm râu.
Tượng ngồi trên bục gỗ và đặt trong khám thờ hình vng.
*Tượng ở Nhà Tổ
Nhà tổ có bày tượng Trần Nhân Tơng ngồi trong khám sơn son thếp
vàng. Tượng được tạo ngồi xếp bằng trong tư thế thiền định trên bệ sen. Đầu
tượng trọc, trên trán có một nếp nhăn; lơng mày đen, tai to dài, khuôn mặt
19
trịn bầu, mơi màu đỏ, hơi mỉm cười; tay phải cầm viên ngọc, tay trái đặt úp
lên đùi trái. Tượng mặc áo cà sa có nhiều nếp gấp. Tượng cao 0,80m.
Ngồi ra cịn có bài vị của ba vị thành hoàng để trong khám thờ và
tượng sáu vị tổ sư đã tu ở chùa. Tượng mang tính chân dung cao. Nét mặt
sống động mang bóng dáng của nhà sư ngồi tọa thiền. Sự thanh thoát, trầm
mặc trên nét mặt được thể hiện rõ cấp bậc và chứng quả.
Tóm lại, mỗi một pho tượng trong chùa thì đều mang những nét mặt,
kiểu ngồi, dáng đứng không hề trùng lặp. Tượng pháp cân đối, uy nghi.
Ngoài tượng Cửu Long được làm bằng đồng, thì các tượng cịn lại đều được
tạo bằng gỗ sơn son thếp vàng, mặt tượng trong dáng ưu tư thiền định, các
nếp áo quần tự nhiên. Tượng ngồi trên tòa sen cũng được làm bằng gỗ, nét
đục rất mềm mại.
2.2.2.2 Các di vật tiêu biểu
Chùa Bạch Hào trước đây có nhiều hiện vật quý, nhiều đồ tế tự, nhiều
bức chạm đá, khắc gỗ tinh xảo. Do thời gian quá lâu, khi thiên tai và chiến
tranh liên tục các hiện vật trong di tích đã mất nhiều, hiện nay chỉ cịn một số
hiện vật có giá trị như sau:
* Bệ đá hoa sen: Thuộc điêu khắc thời Trần, có ba tầng: tầng đế, tầng
giữa và tầng sen phía trên: dài 1,88m; rộng 94cm; cao 1m.
Tầng dưới đế: Rộng 90cm, cao 20cm có chạm khắc hình hoa văn sóng
nước ở mặt trước và hai bên. Tuy vậy nét chạm khắc thưa và thống xen kẽ
có điểm những cánh sen cách điệu. Phía trên là một phiến đá phẳng dầy 5cm,
xung quanh có chạm khắc hoa văn liên tục.
Tầng giữa: Tầng giữa của bệ đá là tầng có chạm trổ tinh vi, cao 32cm,
rộng 61cm, bốn góc có 4 con chim thần ( Garuda ) đội tồn bộ tịa sen phía
trên. Mặt trước có hai phù điêu rồng rộng 40cm, cao 18cm, con rồng ở đây
khỏe mạnh, mập mạp đặc trưng của rồng trong kiến trúc điêu khắc thời Trần.
Phía sau có chữ nhưng mờ không đọc rõ.
20