Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

Tìm hiểu di tích đền cuông, xã diễn an, huyện diễn châu, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 78 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................3
Chương 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH TỒN TẠI CỦA DI
TÍCH.....................................................................................................................6
1.1. TỔNG QUAN VỀ VÙNG ĐẤT NƠI DI TÍCH TỒN TẠI..............................................6

1.1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên..........................................................6
1.1.2. Điều kiện xã hội....................................................................................7
1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DI TÍCH ĐỀN CNG.......................11

1.2.1. Sự hình thành di tích đền Cng.........................................................11
1.2.2. Lịch sử nhân vật được phụng thờ........................................................13
1.2.3. Đền Cng qua các thời kì lịch sử......................................................16
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT KIẾN TRÚC, NGHỆ THUẬT VÀ LỄ HỘI ĐỀN
CNG..............................................................................................................20
2.1 KIẾN TRÚC, NGHỆ THUẬT ĐỀN CNG................................................................20

2.1.1 Khơng gian cảnh quan và bố cục mặt bằng của di tích........................20
2.1.2 Kết cấu và trang trí kiến trúc................................................................23
2.1.3 Hệ thống di vật trong di tích................................................................27
2.2 LỄ HỘI ĐỀN CNG...................................................................................................31

2.2.1. Thời gian, không gian diễn ra lễ hội...................................................31
2.2.2. Việc tổ chức chuẩn bị..........................................................................33
2.2.3. Nội dung chính của lễ hội...................................................................37
2.2.4. Nhận xét lễ hội đền Cuông..................................................................50
CHƯƠNG 3: VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT
HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH ĐỀN CNG.........................................................58
3.1 GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA DI TÍCH ĐỀN CNG.........................................................58

3.1.1 Giá trị lịch sử........................................................................................58


3.1.2 Giá trị văn hóa......................................................................................58
3.1.3 Giá trị kiến trúc-nghệ thuật..................................................................59
3.1.4 Giá trị tâm linh.....................................................................................60

1


3.1.5 Giá trị du lịch.......................................................................................60
3.2 HIỆN TRẠNG DI TÍCH ĐỀN CNG.........................................................................61
3.3 BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH ĐỀN CUÔNG....................................64

3.3.1 Đề xuất hương án khắc phục hiện trạng di tích....................................64
3.3.2 Phát huy giá trị di tích đền Cng........................................................65
KẾT LUẬN........................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................69
PHỤ LỤC...........................................................................................................71

2


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, truyền thống yêu
nước, đoàn kết để tạo nên sức mạnh chống lại sự hà khắc của thiên nhiên, chống
áp bức bóc lột, chống giặc ngoại xâm…,luôn luôn gắn liền với truyền thống hiếu
học, sáng tạo trong văn hóa, trong nghệ thuật và trong giao tiếp ứng xử. Bằng
chứng chứng minh cho đặc trưng văn hóa của dân tộc, cho các truyền thống lịch
sử - văn hóa nói trên chính là hệ thống di tích lịch sử - văn hóa Việt Nam.Với sự
ra đời của ngành Bảo tồn – Bảo tàng, ngày càng có nhiều cơng trình đóng góp
vào việc nghiên cứu di tích lịch sử - văn hóa.Cho đến nay, đề tài nghiên cứu về

di tích lịch sử - văn hóa vẫn cịn là đề tài hấp dẫn, thú vị, có sức mời gọi người
nghiên cứu.
Huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An được biết đến không chỉ là nơi sản sinh
ra nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng như Phùng Chí Kiên, Nguyễn Xn Ơn, Đặng
Văn Thụy, Cao Xn Dục… mà cịn là vùng đất có nhiều di tích lịch sử và các
danh lam thắng cảnh. Theo thống kê trong số 91 di tích lịch sử văn hóa thì đã có
tới 13 di tích được cơng nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Một trong số các di
tích lịch sử văn hóa nổi tiếng, Đền Cng là nơi gắn liền với Thục An Dương
Vương – vị vua huyền thoại của lịch sử dựng nước thời xa xưa.Trong những
năm gần đây, do nhiều ngun nhân mà đền Cng khơng được nhìn nhận đúng
mức.Sự độc đáo, tâm linh của đền dần bị mai một.Việc tìm hiểu về di tích đền
Cng là hết sức cần thiết, tạo cơ sở cho cơng tác quản lí, hoạch định chính sách
và phát triển văn hóa.Khai thác giá trị di tích như là nguồn lực di sản văn hóa để
phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống của dân tộc là một hoạt
động đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Là sinh viên chuyên ngành di sản

3


văn hóa, tơi tha thiết bước tiếp con đường nghiên cứu của các học giả đi trước,
mong muốn vận dụng những kiến thức chuyên ngành đã tích lũy được vào thực
tiễn, tập dượt khả năng nghiên cứu, viết bài. Với những nghiên cứu của mình,
tơi muốn cung cấp thêm những tư liệu giúp cho những người quản lí, những nhà
nghiên cứu văn hoá trong việc bảo tồn, khai thác, phát huy các giá trị của đền
Cuông trong bối cảnh xã hội hiện nay.
Vì những lí do trên, tơi quyết định chọn đề tài: “Tìm hiểu di tích đền
Cng, xã Diễn An, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An” làm đề tài nghiên cứu
khoa học năm thứ ba cho mình.

2. Đối tượng nghiên cứu
Di tích đền Cng, xã Diễn An, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
3. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Nghiên cứu di tích đền Cng gắn liền với q trình hình
thành và tồn tại của di tích từ khi khởi dựng cho đến nay.
Về không gian: Nghiên cứu di tích đền Cng trong khơng gian lịch sửvăn hóa nơi di tích tồn tại.
4. Mục đích nghiên cứu
 Nghiên cứu vùng đất, con người nơi di tích tồn tại.
 Quá trình hình thành và tồn tại của di tích từ khi khởi dựng cho đến nay.
 Nghiên cứu các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của di tích: lịch sử,
kiến trúc, điêu khắc, di vật, lễ hội truyền thống,…
 Thực trạng tồn tại của di tích hiện nay.
 Đề xuất phương án khả thi để bảo tồn, phát huy giá trị vốn có của di
tích trong bối cảnh hiện nay.

4


5. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp luận khoa học của Chủ nghĩa Mác – Lênin: Duy vật lịch
sử và Duy vật biện chứng.
 Phương pháp khoa học được sử dụng để tiến hành nghiên cứu: Bảo
tàng học, Khoa học Lịch sử, Dân tộc học, Bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, Khảo
cổ học, Xã hội học,…
 Các phương pháp khác: thống kê, so sánh, phân tích, nghiên cứu tài
liệu…
6. Bố cục bài Nghiên cứu khoa học
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và phần Phụ lục, bố cục
bài viết gồm 4 chương. Cụ thể như sau:
 Chương 1: Lịch sử hình thành và quá trình tồn tại của di tích.

 Chương 2: Khảo sát kiến trúc nghệ thuật và lễ hội đền Cuông.
 Chương 3: Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di tích đền Cng.
Trong q trình thực hiện đề tài, tơi gặp khơng ít những khó khăn.Tư liệu
liên quan đến di tích khơng nhiều, trình độ của một sinh viên năm thứ ba cịn
nhiều hạn chế, nên việc tìm hiểu một di tích lớn quả hết sức khó khăn. Song
được sự giúp đỡ của thầy Nguyễn Tri Phương, các thầy cơ trong khoa, ban quản
lí di tích đền Cng, các ban ngành liên quan và bạn bè, tơi đã hồn thành cơng
trình nghiên cứu khoa học của mình. Qua đây, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân
thành của mình đến thầy Nguyễn Tri Phương, các cá nhân và ban ngành liên
quan đã giúp tơi hồn thành cơng trình nghiên cứu khoa học này.

5


Chương 1
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH TỒN TẠI CỦA DI TÍCH
1.1. TỔNG QUAN VỀ VÙNG ĐẤT NƠI DI TÍCH TỒN TẠI

1.1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ…
Câu ca ấy đã bao đời nay cứ vang lên mãi trong lòng người xứ Nghệ và
nhân dân cả nướcđể ngợi ca một vùng non nước hữu tình, núi và sơng, rừng và
biển quấn quyện với nhau làm nên vẻ đẹp kỳ thú say đắm lòng người và để lại
ấn tượng sâu sắc cho bất cứ ai đã từng đi qua và dừng chân ghé lại.Nghệ An là
một vùng địa linh nhân kiệt. Nơi đây không chỉ có thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ
và nên thơ mà con người cũng rất đỗi hào hoa và anh hùng. Đến với Nghệ An
bạn không chỉ được ngắm biển trông non, được khám phá những cánh rừng
nguyên sinh Phù Mát, Phù Huống, được tắm biển Cửa Lò, Quỳnh Phương,Diễn
Châu, Nghi Thiết mà còn được chiêm ngưỡng rất nhiều các di tích lịch sử văn

hố - dấu ấn của biết bao sự kiện lịch sử và giá trị văn hoá do người xứ Nghệ
làm nên trong trường thiên lịch sử của mình như các di chỉ khảo cổ học Thẩm
ồm, Quỳnh Văn, Làng Vạc, những cơng trình kiến trúc nổi tiếng cả nước như
đền Cuông, đền Cờn, đền Quả, đền Bạch Mã, đình Hồnh Sơn, đình Trung Cần,
đền Quang Trung… Bạn sẽ như được thấy, được nghe hình ảnh và tiếng vọng
của các bậc danh nhân như An Dương Vương, Mai Hắc Đế, Quang Trung, đặc
biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngồi ra cịn có Bạch Liêu, Hồ Tơng Thốc,
Nguyễn Xí, Nguyễn Thiếp, Phan Bội Châu…và nghe tiếng thơ của Hồ Xuân
Hương, Phạm Nguyễn Du…
Diễn Châu là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nghệ An, nằm ở toạ độ
105,30 - 105,45 vĩ độ Bắc, 18,20 - 19,50 kinh độ Đông. Địa bàn huyện trải dài
theo hướng Bắc - Nam. Phía Bắc giáp huyện Quỳnh Lưu, phía Nam giáp huyện

6


Nghi Lộc, phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Yên Thành, phía Đơng giáp biển
đơng. Diện tích tự nhiên là 30492,36ha, trong đó đất dùng cho sản xuất nơng lâm - ngư nghiệp chiếm hơn một nửa. Diễn Châu có diện tích đất tự nhiên là
30492,36 ha. Diễn châu có điều kiện địa hình, kinh tế tương đối thuận
lợi.Huyện có hai tuyến quốc lộ chạy qua là 1A và 7A. Ngồi ra cịn ba đường
tỉnh lộ 38, 48, 205. Hệ thống giao thông liên huyện được xây dựng kiên cố, hệ
thống thuỷ lợi phần lớn được bê tơng hố. Huyện Diễn Châu được xem là trung
tâm văn hoá - kinh tế nằm trong khu vực phát triển kinh tế trọng tâm của tỉnh
Nghệ An và phấn đấu trở thành thị xã. Diễn Châu nằm trong vùng khí hậu nhiệt
đới gió mùa của vùng Nghệ An, có nhiệt độ cao vừa phải với 2 mùa chính: mùa
hè khí hậu nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của gió Tây (gió Lào) khơ nóng; mùa đơng
khơ hanh.Khí hậu vùng Diễn Châu thuận lợi cho phát triển sinh trưởng của cây
trồng, vật ni, nhưng có một số thời điểm thường không thuận cho sản xuất
nông nghiệp như lũ quét, rét đậm, gió Tây.
1.1.2. Điều kiện xã hội

Về sinh hoạt tinh thần, nhân dân Diễn Châu cũng có những sắc thái riêng
biệt, độc đáo. Thờ phụng gia tiên và tinh thần tông tộc được coi là cái gốc của
đạo lý làm người. Ở các làng xã trong huyện đều có đền thờ thần hồng, có chùa
thờ Phật, có văn chỉ để lễ tiên thánh hậu hiền. Tất cả dân làng đều quan tâm đến
ngày hội, nhộn nhịp chuẩn bị với tất cả sự hứng thú và lịng thành kính. Ngày
hội ấy bao giờ cũng được tổ chức một cách thường xuyên và đều đặn. Những
năm hoa cỏ, mùa màng tươi tốt thì ngày hội càng lớn càng linh đình. Ngày lễ tế
thần thể hiện một cách tập trung và toàn diện nhất, mọi nề nếp sinh hoạt của
cộng đồng có một ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục ý thức tâm lý cộng đồng
cho các thế hệ trẻ về truyền thống của ông cha.
Con người Diễn Châu rất u thích ca hát. Nhiều thơn xã trước đây đều có
phường hát như hát hội ở làng Bùng (Diễn Ngọc), Thừa Sủng (Diễn Xuân), hát
chèo ở Lý Nhân (Diễn Ngọc), Thanh Bích (Diễn Bích), hát hị Đại Thánh ở

7


Đông Câu, Phúc Thịnh (Diễn Hải). Vào ngày hội mùa xuân, các nơi đều tổ chức
ca hát, lôi cuốn được hàng trăm người tham dự. Nhân dân Diễn Châu rất hâm
mộ những nhạc phẩm, kịch bản nói về anh hùng dân tộc, các gương trọng đạo lý
và tình nghĩa thuỷ chung.
Truyền thống của nhân dân Diễn Châu cũng như bản chất truyền thống
của người Việt biểu hiện trong hoàn cảnh cụ thể. Các truyền thống được truyền
lại cho các thế hệ tiếp nối, góp phần cùng cả nước làm nên những bản anh hùng
ca hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước.
Khơng chỉ có cảnh đẹp của núi sơng, biển cả, giàu của cải thiên nhiên
mà Diễn Châu còn được biết đến là một trong những vùng đất có bề dày truyền
thống lịch sử - văn hoá. Nơi đây là nơi hội tụ, giao lưu của hai nền văn hoá Bắc Nam. Nhiều di tích thời tiền sử đã được phát hiện, chứng tỏ đây là vùng đất cổ
có người cư trú từ lâu đời. Tại di chỉ Rú Ta (Diễn Thọ) thuộc nền văn hố Bàu
Tró - nền văn hoá hậu kỳ đồ đá mới ở Nghệ Tĩnh đã phát hiện được nhiều hiện

vật như rìu đá hình chữ nhật, rìu đá có vai, đồ gốm tơ thổ hồng, có đồ án trang
trí hoa văn chữ S nối đi nhau. Ở di chỉ lèn Hai Vai (Diễn Minh) tìm được một
số hiện vật quý: sọ người cổ, bình gốm cịn ngun vẹn và rìu đá được mài nhẵn
cả 2 mặt. Hoa văn trang trí dọc trên các bình gốm Hai Vai rất độc đáo, ít khi gặp
trên đồ gốm nguyên thuỷ ở nước ta. Di chỉ Đồng Mổm (Diễn Thọ) là di chỉ duy
nhất tìm được nhiều đồ sắt trong các di chỉ thuộc nền văn hố Đơng Sơn ở Nghệ
Tĩnh. Di chỉ Rú Ta, lèn Hai Vai, Đồng Mổm đã góp phần khẳng định Diễn Châu
là một bộ phận khăng khít trong đại gia đình các dân tộc là con cháu các vua
Hùng và góp phần làm rạng rỡ thêm về nền văn hố Đơng Sơn nổi tiếng.
Trong hồn cảnh khó khăn về mọi mặt, tinh thần khổ học, cần cù, hiếu học sớm
được định hình, trở thành một trong những truyền thống tốt đẹp của quê hương.
Nét đặc sắc trong sinh hoạt văn nghệ ở Diễn Châu là hát ví, hát dặm và kể vè.
Hát ví đậm đà chất trữ tình, gắn liền với lao động sản xuất, với các ngành nghề
làm ăn của địa phương. ở Diễn Châu hầu như nghề gì cũng có hát ví: Người

8


quay tơ dệt vải ở Đông Phái, Phượng Lịch (Diễn Hoa) có ví phường vi; người
chắp gai đan lưới ở Hữu Bằng, Phú Lộc, Lý Nhân (Diễn Ngọc) có ví phường
chắp gai; người đan lát ở Hoàng La (Diễn Hoàng), Phú Hậu (Diễn Tân) có ví
phường đan; người hái củi Nho Lâm (Diễn Thọ) có ví phường củi (cịn gọi là hát
reo), trẻ mục đồng có ví chăn trâu; những ngày mùa màng có ví phường cà,
phường cấy, nhổ mạ, phường gặt, đó là chưa kể đến những đêm hát huê tình (hát
ghẹo) của nam thanh nữ tú vào tiết tháng 7, tháng 8, lúc mùa màng rỗi rãi.
Hát dặm khơng thịnh thành ở Diễn Châu nhưng kể chuyện thì hầu như nơi
nào cũng có. Vè khơng những được quần chúng sử dụng như một vũ khí sắc bén
để tố cáo, phản kháng đối với giai cấp thống trị mà cịn mang tính chất thời sự
phản ánh và bình luận kịp thời với tinh thần phê phán những sự việc xảy ra ở địa
phương. Khơng có một quyền lực nào có thể cản trở được quần chúng nhân dân

sáng tác vè. Tác giả của các bài vè có thể là cá nhân hay một tập thể, một nhóm
người, sáng tác xong thì lập tức nhanh chóng được phổ biến rộng rãi trong thơn
xóm. Có nhiều bài vè đề cập đến những vấn đề rộng lớn, đã vượt thời gian và
không gian tồn tại như một cứ liệu lịch sử của thời đại như vè Tú Tấn, Tú Mai,
vè Nguyễn Xuân Ơn, Lê Dỗn Nhã, vè đi phu ở Cửa Rào,…Ngồi các làn điệu
dân ca còn phải kể để kho tàng văn học dân gian gồm đủ loại ca dao, tục ngữ,
truyện cười, truyện trạng, chuyện cổ tích và nhiều giai thoại văn học. Ca dao, tục
ngữ ở Diễn Châu đều tập trung việc đúc kết từ kinh nghiệm sản xuất, cách ứng
xử trong quan hệ xã hội và đặc điểm sinh hoạt của địa phưng. Các chuyện thần
thoại, cổ tích phần lớn là các chuyện lịch sử thường tập trung biểu dưng các
gương sáng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước nên có tác dụng trong việc
hình thành các truyền thống của quê hương.
Chế ngự thiên nhiên, phát triển sản xuất, xây dựng quê hương là một
trong những truyền thống quý báu của nhân dân huyện nhà. Diễn châu là một
trong những huyện có tài nguyên phong phú, đa dạng nhưng cũng là nơi thiên tai
đặt ra cho con người nhiều tai ương, chướng ngại. Nắng, gió, mưa bão, lũ lụt,

9


hạn hán , sâu bệnh là những nhân tố thường xuyên uy hiếp đời sống con người
ở đây. Tin vào khả năng của mình, các thế hệ ơng cha cũng chung lưng đấu cật
với nhau trong cuộc sống đấu tranh lâu dài, gay go và phức tạp. Bằng sức lao
động cần cù, bằng sự thơng minh trí sáng tạo tuyệt vời, tổ tiên ta đã tận dụng
những điều kiện thuận lợi sẵn có trong tự nhiên, biết khắc phục trở ngại hiểm
nghèo, từng bước xây dựng quê hưng ngày một giàu đẹp. Buổi đầu lập nước,
công cụ rất thô sơ, ông cha ta chủ yếu dựa vào sức lao động của công xã, đẩy
mạnh công cuộc khai phá đất đai vùng Tây bắc. Tây Nam Diễn Châu, lập ấp
chiêu mộ dân, dựng làng, thuần hoá nhiều giống động vật và cây trồng. Dãi đất
từ chân núi Mộ Dạ chày dài đến các làng Nho Lâm, Xuân Sơn đã có những tập

đồn quần cư tương đối đơng đúc.
Cùng với việc xây dựng đời sống nông nghiệp, định cư, nhân dân lao
động Diễn Châu cũng đã góp phần sáng tạo nền văn hố dân tộc độc đáo, phịng
phú và đậm đà tính nhân dân. Chính nhờ đó mà bản lĩnh và sắc thái dân tộc
không những được giữ nguyên gốc trước nạn ngoại xâm mà còn tạo lập nên tinh
thần lạc quan, u đời mặc dầu cuộc sống ni thơn dã cịn nghèo khổ, lắm gian
trn và cịn ít nhiều cay đắng.
Nhân dân Diễn châu hết sức kiên cường chống ngoại xâm và giai cấp
thống trị, vươn lên làm chủ cuộc đời. Trên mảnh đất kiên cường, bất khuất này,
mỗi một hòn núi, khúc sơng, đoạn đường, một thơn xóm khơng những thấm đẫm
mồ hôi, nước mắt trong việc chế ngự thiên nhiên mà còn thắm máu trong sự
nghiệp bảo vệ độc lập của Tổ quốc.
Trong lịch sử đánh giặc của tổ tiên ta, cùng với Nghệ an, Hà Tĩnh, Diễn
Châu từng được xem là "phên dậu" của nước nhà, là đất "trọng tấn", "thắng địa",
"đứng chân" của nhiều đời. Do địa thế núi sơng, biển có phần hiểm trở "Khi
thắng có thể đánh ra, khi yếu có thể giữ vững", do tính chất quật khởi "Khi xơng
pha trận mạc thì dũng cảm bất khuất, khi chịu đựng gian khổ thì gan góc lầm lì,

10


khi đi theo việc nghĩa thì son sắt thủy chung" nên Diễn Châu có lúc trở thành
trung tâm của các cuộc khởi nghĩa chống ngoại xâm, có lúc trở thành nơi gửi
gắm mọi niềm tin của bộ phận lãnh đạo trong những giây phút hiểm nghèo nhất
trong lịch sử nước nhà... Trên đất Diễn Châu còn lưu lại gần 90 di tích lịch sử
làm rạng rỡ truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm.
1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DI TÍCH ĐỀN CNG

1.2.1. Sự hình thành di tích đền Cng
Truyền thuyết về sự ra đời của đền Cng có nhiều tài liệu nói khác nhau

nhưng về cơ bản những chi tiết lớn thì giống nhau. Năm 257 TCN, Thục Phán
lên ngôi vua, đổi tên nước là Âu Lạc và xưng là An Dương Vương, đóng đơ ở
Cổ Loa. Sau chiến thắng quân Tần xâm lược An Dương Vương xây thành Cổ
Loa. Tương truyền khi vua xây thành xây mãi thành vẫn đổ, sau này nhờ thần
Kim Quy giúp mới xây xong thành. Sau đó thần Kim Quy cịn cho vua một cái
móng của mình và tướng Cao Lỗ đã làm ra nỏ thần từ móng rùa ấy. Nỏ thần bắn
trăm phát trăm trúng, một phát lại chết hàng loạt quân địch. Cuối đời Tần, Triệu
Đà chiếm cứ một số nơi thuộc Quảng Tây, lập nước Nam Việt. Triệu Đà mấy
lần đem quân sang xâm lược Âu Lạc nhưng vì Âu Lạc có nỏ thần nên đều bị thất
bại. Triệu Đà thấy thế bèn lập kế cầu hòa và còn xin vua An Dương Vương gả
con gái là Mỵ Châu cho con trai Triệu Đà là Trọng Thủy. Vua An Dương đã
đồng ý và cho Trọng Thủy ở rể theo phong tục thời ấy. Trong thời gian ở rể,
Trọng Thủy đã xúi giục Mỵ Châu cho y xem nỏ thần. Mỵ Châu vì ngây thơ nên
lấy nỏ thần cho y xem. Một hôm, Trọng Thủy chuốc cho cha con An Dương
Vương say rồi đổi móng rùa làm cho nỏ thần khơng cịn linh nghiệm nữa. Sau
đó giả vờ lấy cớ về thăm cha, Trọng Thủy trở về Nam Việt mang vuốt nỏ thần
cho Triệu Đà. Trước khi đi, Trọng Thủy hỏi Mỵ Châu nếu hai nước lỡ xảy ra
chiến tranh, Mỵ Châu lưu lạc thì làm sao y tìm được nàng. Mỵ Châu liền nghĩ
đến chiếc áo lông ngỗng và nói với Trọng Thủy rằng nếu hai nước có chiến
tranh thì khi lưu lạc nàng sẽ bứt lơng ngỗng rải trên đường, Trọng Thủy cứ theo

11


đó mà dị tìm. Sau đó, Triệu Đà tức tốc mang quân sang đánh Âu Lạc. An
Dương Vương đang đánh cờ, nghe quân lính báo quân Triệu sang nhưng tưởng
rằng nỏ thần cịn linh nghiệm nên khơng hề lo lắng. Khi quân Triệu vào đến
chân thành vua mới mang nỏ thần ra bắn nhưng nỏ thần mất móng rùa nên
khơng còn linh nghiệm nữa.Vua bèn đặt Mỵ Châu lên lưng ngựa rồi nhằm
hướng Nam chạy thoát thân. Nhưng vua chạy đến đâu quân Triệu Đà cứ theo

dấu lông ngỗng mà theo đến đó. Đến núi Hạc thuộc địa phận Dạ Sơn, tổng Cao
Xá, phủ Diễn Châu thấy trước mặt chỉ có núi và biển, khơng cịn đường thốt
thân vua bèn hướng xuống biển cầu cứu thần Kim Quy. Thần Kim Quy hiện lên
và nói với vua rằng kẻ thù ở ngay sau lưng vua, kẻ thù chính là Mỵ Châu. Nghe
xong lời phán quyết của thần Kim Quy, Mỵ Châu đã quỳ sụp xuống mà thề
rằng, nếu nàng vì lịng phản bội mà hại cha thì khi chết sẽ hóa thành cát bụi,
nhưng nếu nàng vì lịng tin mà bị lừa, bị lợi dụng thì khi chết nàng sẽ trở thành
ngọc quý để rửa mối nhục thù. An Dương Vương cho Mỵ Châu nói hết lời thề
liền rút gươm ra chém nàng. Mỵ Châu chết, còn An Dương Vương cầm sừng tê
bảy tấc theo thần Kim Quy xuống biển. Sau khi Mỵ Châu chết, máu của nàng
được những con trai hớp được biến thành ngọc trai trong lòng trai.Còn Trọng
Thủy khi đến nơi thấy Mỵ Châu đã chết đau lòng khôn xiết, sau này đã nhảy
xuống giếng nơi Mỵ Châu thường đến tắm mà chết. Giếng đó ngày nay được gọi
là giếng Ngọc và tương truyền ngọc ở biển Đông mang về rửa ở giếng Ngọc thì
sáng lạ lùng. Sau cái chết của vua An Dương Vương và công chúa Mỵ Châu,
đền Cuông được nhân dân Diễn Châu dựng nên để thờ phụng và tỏ lịng biết ơn
với cơng lao của vua với đất nước.
Theo truyền thuyết ấy thì đền Cuông ra đời là để nhân dân thờ phụng vua
An Dương Vương và công chúa Mỵ Châu.Nhưng thời điểm ngôi đền ra đời thì
hiện nay đang có nhiều nguồn tài liệu nói khác nhau và chưa ai có thể khẳng
định chắc chắn được.Theo các cụ già thì đầu tiên vua An Dương Vương được

12


thờ trong một miếu nhỏ ở Cửa Hiền.Cửa Hiền là một bãi biển đẹp, nằm cách di
tích đền Cng bây giờ khoảng 3km về phía Đơng. Tương truyền đây chính là
nơi vua An Dương Vương theo thần Kim Quy cầm sừng tê bảy tấc đi xuống
biển nên nhân dân lập miếu thờ. Nhưng từ khi vua mất thì đêm đêm trên núi lại
tỏa sáng. Nhân dân cho rằng vua hiển linh về nên đổi tên núi thành Mộ Dạ có

nghĩa là ánh sáng trong đêm và lập đền thờ, rước linh vị ngài về thờ cúng. Như
vậy, những cứ liệu dân gian đó cũng khơng cung cấp cho ta một mốc thời gian
chính xác thời điểm ngơi đền ra đời. Theo cứ liệu văn học trong bài thơ “Bạng
cấp sa” của Hồng Giáp Bùi Huy Bích thời Lê - Trịnh để lại có nhắc đến đền
Cng thì chắc chắn đến thời này đền đã tồn tại. Như vậy, không ai biết chắc
chắn thời gian ngôi đền ra đời chỉ biết ngơi đền có từ rất xa xưa, trước thời Lê –
Trịnh tức là trước thế kỷ XVII.Nhưng nhân dân Diễn Châu không bận tâm nhiều
về vấn đề này.Họ chỉ cần biết cha ông dựng ngôi đền này để thờ phụng và họ
tiếp tục phát triển nó.Vì vậy, ngơi đền cứ thế trường tồn qua bao năm tháng, bao
sự đổi thay và nhiều lần được tu bổ, hồn thiện để có được như ngày nay.
1.2.2. Lịch sử nhân vật được phụng thờ
Trên đất nước Việt Nam - đất nước mà ở đó, mỗi tên núi, tên sơng, tên
đồng, tên bãi đều mang chở một mảnh linh hồn của nhân dân, đều trở nên linh
thiêng bằng những mẩu truyện dân gian sống trong niềm tin tuyệt đối của nhân
dân thì đâu đâu cũng phủ che cái khơng khí huyền ảo của truyền thuyết. Ở
những vùng đất ghi dấu ấn của những tên tuổi lịch sử thì chất truyền thuyết càng
trở nên đậm đặc. Diễn Châu (Nghệ An) là một vùng đất như thế, với vô số các
truyền thuyết về An Dương Vương.
Trong truyền thuyết dân gian, tảng đá gạo là một chứng tích của những
ngày An Dương Vương thất trận chạy về xứ Nghệ. Phía đơng núi Mộ Dạ, có
một tảng đá tròn với những màu sắc rất kỳ lạ. Tảng đá lổm nhổm những hạt màu
đỏ, vàng, đen, trắng xen kẽ nhau trơng như những hạt gạo.Dân gian gọi đó là

13


tảng đá gạo.Bằng niềm tin mãnh liệt vào câu chuyện Thục Phán An Dương
Vương từng lưu bóng trên mảnh đất quê hương mình, người dân Diễn Châu cho
rằng, tảng đá gạo là vết dấu của số gạo nuôi quân của An Dương Vương. Người
dân còn lưu truyền một câu chuyện chứa đầy sự hoang đường về tảng đá này.

Tương truyền, ngày xưa khi Thục An Dương Vương thất trận chạy đến đất Diễn
Châu thì hết lương thực. Vua ngẩng mặt chắp tay vái trời cầu xin giúp đỡ. Bỗng
nhiên, gió nổi lên. Từ trong gió, những hạt gạo bay ra tua tủa. Vua sai quân lính
thu nhặt chất thành đống rồi chia đều cho họ. Khi biết đã đến bước đường cùng,
nhà vua cho quân lính đưa số gạo được chia về quê làm ăn, không phải theo bảo
vệ vua nữa. Số gạo cịn sót lại về sau đã đơng thành đá, trở thành tảng đá gạo.
Thục Phán An Dương Vương kết thúc sự nghiệp hào hùng của ông trên
mảnh đất này, nhưng hào quang về sự nghiệp ấy, về con người ấy và ngay cả dư
chấn của nỗi uất hận ngàn thu về sự cả tin để “Nỏ thần vô ý trao tay giặc/ Nên
nỗi cơ đồ đắm biển sâu” vẫn cịn vang động mãi mn đời sau. Diễn Châu
(Nghệ An) có thể coi là trung tâm phát xạ ra những dư chấn ấy đớn đau ấy,
những hào quang kỳ diệu ấy của cuộc đời bi kịch một đấng quân vương.Núi Đầu
Cân là một ngọn núi thuộc làng La Nham, xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc (giáp
với huyện Diễn Châu), tỉnh Nghệ An ngày nay. Dân gian tương truyền rằng, tên
núi Đầu Cân khởi phát từ một truyền thuyết có liên quan tới sự ra đi đầy bí ẩn
của An Dương Vương nơi cửa biển vùng Diễn Châu, Nghi Lộc. Nhân dân nơi
đây kể rằng: vị vua này cùng cơng chúa Mị Châu mải miết phóng ngựa thật
nhanh qua xứ Thanh đi về phía đất Nghệ. Một cơn gió ngược chiều thổi mạnh đã
làm rơi chiếc mũ của bậc đế vương. Công chúa Mị Châu bèn lấy khăn của mình
trùm lên đầu cho phụ vương. Ngựa dừng chân ở đỉnh một quả đồi thấp và dài
nối liền hai dãy núi: dãy Đại Hải và dãy Đại Vạc. Hai dãy núi này tạo thành một
eo biển. Tưởng đây là đất dừng chân, nào ngờ, tiếng vó ngựa quân Triệu Đà đã
thấy dồn dập phía sau lưng.Bỗng nhiên, An Dương Vương thấy từ phía chân núi

14


có một cụ già đi tới. Vua than thở: "Sao ta chạy đến đâu giặc cũng dò được
đường đuổi theo ta?" Cụ già đáp: "Thưa bệ hạ, vì giặc ở ngay sau lưng ngựa bệ
hạ đó thơi!".An Dương Vương rút kiếm, ngoảnh đầu nhìn Mị Châu. Mặc nàng

khóc lóc, thề nguyền, ông chém đầu Mị Châu rồi men theo chân dãy Đại Hải,
đến một quả núi cuối cùng thì thấy ba mặt đều là biển cả mênh mơng, sóng cồn
dữ dội. Gió từ ngồi khơi thổi vào hất tung chiếc khăn trên đầu Thục Phán An
Dương Vương và trùm lên đỉnh ngọn núi. An Dương Vương cùng đường, ngửa
mặt lên trời mà than: "Cơ đồ của ta đến đây là hết!".Nói đoạn, nhà vua gieo
mình xuống biển.Về sau, quả núi đó được nhân dân đặt tên là núi Đầu Cân
(nghĩa là cái khăn bịt đầu). Dân làng cũng lập một miếu nhỏ thờ Thục An
Dương Vương dưới chân núi.
Ở phía Bắc chân núi là cửa Tư Hiền gắn với sự kiện bi hùng của đất nước
- nơi cha con Thục An Dương Vương trên đường chạy giặc gặp bước đường
cùng đã được Rùa Vàng hiển linh rẽ sóng mở đường cho vua cha về với biển.
Tục truyền ở trên núi này có hơn 50 tướng sĩ của vua Thục trong bước đường
cùng đã tuẫn tiết ở đây. Theo truyền thuyết, sau khi chém Mỵ Châu, An Dương
Vương phi ngựa lên đỉnh núi Mộ Dạ. Từ trên đó, Ngài đã cởi mũ, cởi cờ, cởi áo
bào, tháo kiếm và yên ngựa rồi tung ra bốn phía. Kỳ lạ thay, tất cả các thứ đó
biến thành 5 ngọn núi có hình giống như cái mũ, cái kiếm, chiếc vành khăn…
châu tuần quanh núi Mộ Dạ. Khơng những thế, Ngài cịn dẫm mạnh chân xuống
một tảng trên đỉnh núi và để lại một vết chân rồi mới gieo mình xuống biển tự
vẫn. Nơi ấy một thời gian sau nổi lên phiến đá có hình bàn cờ tướng và dân đi
biển thi thoảng vẫn thấy hình bóng An Dương Vương cùng thần Kim Quy ngồi
đánh cờ trên đó...Một số sách sử Nghệ An chép rằng: Sau khi cùng Mỵ Châu lên
ngựa phóng về phương Nam, tới nơi bờ biển chắn ngang, đường bị cắt đứt, đị
giang khơng thấy bóng người, An Dương Vương kêu lên rằng: “Trời đã bỏ ta,
hỡi sứ giả đại giang mà ta đã gặp, hãy cứu ta!”. Từ mặt nước, thần Kim Quy nhô

15


lên và nói: “Bệ hạ đang mang theo kẻ thù trên lưng ngựa. Cớ sao cịn để làm
gì?”. Thục An Dương Vương rút kiếm định chém đầu Mỵ Châu, thì nàng khẩn

khoản lạy thưa: “Nếu vì lịng phản bội mà hại phụ vương thì sau khi chết con sẽ
trở thành cát bụi. Nhưng có hiếu nghĩa mà chết oan, thì con sẽ trở thành ngọc
quý…”.Vừa dứt lời, An Dương Vương chém Mỵ Châu.Nàng nằm sóng sồi trên
cát trắng, máu nàng chảy xuống biển, những con trai hớp được, cô lại trong lòng
thành ngọc quý lấp lánh kỳ diệu.Những sự kiện trên diễn ra ở núi Mộ Dạ, tống
Cao Xá, phủ Diễn Châu.
Mất cảnh giác để mất nước là một tội lớn, song trước đó cơng của Thục
An Dương Vương cũng rất nhiều.Thục An Dương Vương đã mở rộng thêm bờ
cõi, nêu cao ý chí độc lập, anh hùng khí phách, tài thao lược đánh bại quân Tần
xâm lược nên vẫn được tơn kính. Qua truyền thuyết và hồi thoại, dân gian
khơng để ơng chết như những cái chết bình thường. Cái chết của một ông vua
anh hùng-Thục An Dương Vương cầm ngọc tê, rùa Kim Quy rẽ nước cho ông
xuống biển… Cái sai lầm lớn của Thục An Dương Vương cũng được che bởi
một màn chuyện tình hay-mối tình Mỵ Châu-Trọng Thủy… “Nghĩa cha sâu lại
nặng tình chồng. Giải nỗi kỳ oan mãi chưa thông…”
1.2.3. Đền Cuông qua các thời kì lịch sử
Thưở đầu, Thục An Dương Vương được thờ trong một miếu nhỏ ở Cửa
Hiền, một cửa biển đẹp, nằm cách đền Cng 3km về phía Đơng, thuộc địa phận
xã Diễn Trung, Diễn Châu ngày nay. Theo truyền thuyết, lúc cùng đường, An
Dương Vương đã tự vẫn tại Cửa Hiền.Thương tiếc ông, nhân dân đã lập miếu
thờ, nhưng đến nay miếu khơng cịn nữa.Sau đó, nhân dân trong vùng đã lập đền
thờ ở lưng chừng núi Dạ Sơn và rước bài vị từ miếu về đây phụng thờ. Đền
Cuông thời đầu trong kí ức của nhân dân là một ngơi đền được xây cất khá đơn
giản. Phạm Đình Hổ trong “Vũ Trung tùy bút” đã ghi nhận điều đó:“Nhân việc
nhà, tôi đi qua đền Cuông, đứng trên đầu hạc nhìn xuống biển, đền Thục An

16


Dương Vương nằm sát chân núi, nhìn Tây thấy cổ hạc xanh rì, đàn cơng múa rất

đẹp, qua trung điện xuống hạ điện mái lợp tranh, qua ba cấp là xuống núi”.
Sau đó, theo các cụ cao tuổi trong vùng cho biết, vào đời vua Gia Long,
lúc mới lên ngôi (1802), đã cho tu sửa đền, tu sửa ra sao không tài liệu nào ghi
chép. Năm Giáp Tý, niên hiệu Tự Đức (1864), đền Cuông được trùng tu lại và lễ
hội đền Cng được phong làm quốc tế, hiện cịn chữ khắc ở ván ấm nhà hạ
điện. Sau lần tu bổ đó, kiến trúc đền về cơ bản giống như ngày hơm nay.
Tất cả chi phí cho cơng việc trùng tu đền Cng đều do một nguồn tiền,
tiền qun góp trong hành tỉnh. Lễ khánh thành trùng tu đền Cuông, nhà vua ban
thưởng một đồng tiền vàng mang niên hiệu Tự Đức để làm bảo vật của đền (nay
đã mất). Cũng qua lời kể của các cụ, đến đời vua Thành Thái (vua thứ mười của
triều Nguyễn), nhà thượng điện được xây dựng cho xứng đáng nơi thờ phụng
của vị vua chủ.Niên hiệu Khải Định năm 1916, đền Cuông lại tu sửa phần nề
bên ngồi, phần tơ vẽ bên trong sơn thuốc đã phai nhạt.Năm 1947, xã Quang
Trung di chuyển hai dãy nhà lim lợp ngói mỗi dãy có năm gian ở trước tam quan
ra khỏi khuôn viên của đền.Vị trí hai dãy nhà này vốn đối nhau qua sân điện (là
nơi tạm nghỉ của nhân dân trong các kỳ tế lễ).Trải qua hai cuộc chiến tranh
chống Pháp và chống Mỹ, đền bị hư hại khá nhiều, miếu thờ Mỵ Châu và tường
của đền bị bom phá tan. Năm 1956, ủy ban hành chính tỉnh Nghệ An cho xây
thêm hai nhà tả vu và hữu vu ở vị trí như ngày nay, đồng thời cho sửa chữa hệ
thống cửa, ván nhà trung điện.Năm 1963, Bộ văn hóa đã cấp kinh phí tu sửa
được hệ thống cổng ngồi, xây thêm tác mơn, di chuyển nhà bia và bia đá (vị trí
sát tường rào phía bắc).Tháng 10/1971, Ty văn hóa Nghệ An cho tu sửa và đảo
ngói hạ điện, trung điện và thượng điện.Năm 1972, Ty văn hóa NghệAn cho đảo
ngói nhà tả vu và hữu vu.Năm 1975, Ty văn hóa Nghệ An đã tổ chức trùng tu lại
đền Cuông với các phần việc chủ yếu là: trùng tu nhà thượng điện, hạ điện,
trung điện, tả vu và hưu vu. Hơn nữa, còn trung tu cả hệ thống tam quan, tường

17



giắc, tường bao quanh khuôn viên, trụ cổng, nhà voi và nhà ngựa.Năm 1979, Ty
văn hóa thơng tin Nghệ Tĩnh cho đảo ngói nhà hạ điện, tả vu và hữu vu, sửa
sang thượng điện.Năm 1989 đến năm 1990, bảo tàng Nghệ Tĩnh cho đóng lại
một số cửa ván, đảo ngói nhà trung điện và thượng điện.Năm 1993, bảo tàng
Nghệ An phối hợp với trung tâm văn hóa thơng tin huyện Diễn Châu, Ủy ban
nhân dân xã Diễn An đã tiến hành: Đảo ngói nhà hạ điện, trung điện, thượng
điện, tả vu và hữu vu; sửa chữa trần nhà trung điện và thay cửa nách bên trái;
đào thêm một giếng nước; tô lại các câu đối; đắp vá lại tượng voi; sắm mới một
hương án, hạc gỗ, giường, bàn, ghế.Ngày 16 tháng 12 năm 1996, Ủy ban nhân
dân tỉnh Nghệ An có quyết định số 4570/QĐ-UB phê duyệt dự án đầu tư, tơn tạo
và nâng cấp khu di tích đền Cng. Dự án này được tổ chức Giáo dục, Khoa học
và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESSCO tài trợ 10.000USD,bộ văn hóa thơng
tin hỗ trợ 200.000.000 để tu sửa di tích và phục hồi lễ hội đền Cng.Ngày 5
tháng 3 năm 1999, ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An có quyết định số 788/QĐUBKH và quyết định số 793/QĐ - UB về phê duyệt quy hoạch chi tiết khu du
lịch lịch sử văn hóa Đền Cng - Cửa Hiền và quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội vùng cầu Cấm - đền Cuông thời kỳ 1996-2010 do trung tâm
khoa học công nghệ và kiến trúc Hà Nội - hội kiến trúc sư Việt Nam lập.Ngày
19 tháng 11 năm 2003 Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An có công văn số 5070/CV
– UBVX của Ủy ban nhân dân tỉnh gửi Bộ Văn hóa thơng tin về chủ trương lập
dự án bảo tồn, tơn tạo di tích đền Cng. Ngày 27 tháng 2 năm 2004, Bộ văn
hóa thơng tin có cơng văn số 576/CV-BHTT-KHTC gửi Ủy ban nhân dân tỉnh
Nghệ An về việc thỏa thuận chủ trương lập dự án bảo tồn, tơn tạo di tích đền
Cng. Sau khi có chủ trương của bộ văn hóa thơng tin, ủy ban nhân dân tỉnh
Nghệ An, sở văn hóa thơng thơng tin tỉnh Nghệ An chọn công ty mỹ thuật Trung
ương lập dự án khả thi bảo tồn, tôn tạo di tích đền Cng. Năm 2006, dự án đã
được khởi cơng và hồn thành với các hạng mục chính là: bảo tồn, tôn tạo, nâng
cấp đền Cuông; xây dựng nhà làm việc của ban quản lý di tích và nhà lưu niệm;

18



xây dựng hệ thống bãi đậu xe; nâng cấp, mở rộng sân lễ hội. Tháng 1 năm 2009,
ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã cho thay mới toàn bộ nội thất ở trong đền đã
bị hư hỏng, đặt bàn thờ Phật vào gian tả vu và chuyển bàn thờ công chúa Mỵ
Châu từ tả vu sang hữu vu. Kiệu của vua An Dương Vương cũng được chuyển
từ hữu vu sang tả vu cịn kiệu cơng chúa vẫn ở để hữu vu, ở phía bên trái bàn
thờ cơng chúa.

19


CHƯƠNG 2
KHẢO SÁT KIẾN TRÚC, NGHỆ THUẬT
VÀ LỄ HỘI ĐỀN CNG
2.1 KIẾN TRÚC, NGHỆ THUẬT ĐỀN CNG

2.1.1 Khơng gian cảnh quan và bố cục mặt bằng của di tích
2.1.1.1 Khơng gian cảnh quan
Đền Cuông là một ngôi đền nguy nga ở lung chừng núi Mộ Dạ, kề đường
quốc lộ 1.Một cơng trình kiến trúc cổ ở giữa một khung cảnh thiên nhiên tuyệt
đẹp.Rừng cây bốn mùa xanh tươi, chim muông muôn thứ, đặc biệt là chim Công
với bộ long lộng lẫy.Mộ Dạ là một ngọn núi của dãy Đại Hải, sau núi là biển cả
mênh mơng ngày đêm sóng vỗ rì rào. Và cứ mỗi ban mai, vẫng dương từ biển
biếc nhô lên phủ cho cảnh vật một hào quang rực rỡ. Địa thế đền Cuông rất đẹp,
mang dáng một con phượng ngâm thư – phụng hàm thư. Đền Cuông được xếp
trong tám cảnh đẹp của đất Đông Thành.
Thông thường, trong kiến trúc tơn giáo tín ngưỡng cũng như kiến trúc dân
dụng, việc lựa chọn vị trí cho phù hợp với mơi trường của mỗi loại hình kiến
trúc đều cực kỳ quan trọng.Chính vì vậy trước khi khởi dựng một cơng trình
kiến trúc nào đó, cha ơng ta đã chú ý rất nhiều đến việc lựa chọn vị trí sao cho

phù hợp với chức năng sử dụng và đảm bảo về mặt thẩm mĩ của cơng trình.Chi
phối các cơng trình đó là thuật phong thủy. Do vây, nơi dựng đền, chùa, miếu
trước hết phải là nơi “địa linh”. Theo quan niệm của người xưa, “địa linh” phải
là vùng đất cao ráo, sáng sủa, đẹp đẽ… Ở đây sức sống dồi dào, con người cảm
thấy sảng khối n ổn, đó là chỗ hút được sinh lực của tầng trên.
Theo thuyết phong thủy, đền Cuông được xây dựng ở một nơi địa linh, đó
là một gị đất cao ráo, thơng thống, giàu chất sử thi.Thế đất ở đây cũng được

20



×