Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Tìm hiểu di tích đình cẩm la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.32 KB, 41 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đối với làng q Việt Nam, từ lâu, ngơi đình làng trở lên rất đỗi gắn bó
và thân thương. Hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình hẳn là in đậm trong tâm
trí của mỗi người dân Việt Nam. Các mái đình cổ kính đã góp phần tơ điểm
cho làng q Việt Nam, nó là những kỷ niệm của mỗi người dân xa quê
hương, nhớ tới nơi chôn rau, cắt rốn, nhớ tới ơng bà, tổ tiên, họ hàng, làng
xóm. Các ngơi đình tiềm ẩn dưới dạng vẻ rêu phong cổ kính như là một bảo
tàng sống - bảo tàng ngoài trời kiến trúc về điêu khắc, nghệ thuật trang trí và
cả phong tục, tập qn cổ truyền
Tìm hiểu về di tích lịch sử văn hố là tìm về cội nguồn của lịch sử dân
tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hoá của dân tộc để kế thừa và phát huy, góp
phần làm đẹp thêm truyền thống văn hoá quý báu của dân tộc. Và những di
tích ấy sẽ trở lên có ý nghĩa hơn nếu chúng ta đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu,
phân tích từng lớp văn hố chứa đựng trong đó để phần nào hiểu rõ hơn về cội
nguồn văn hoá của dân tộc để giữ gìn, bảo tồn những tinh hoa văn hố, truyền
thơng đạo đức thuần phong mỹ tục và lấy đó làm nền tảng văn hố Việt Nam
tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, từ đó biết kết hợp hài hoà giữa quá khứ, hiện
tại, tương lai.
Cũng như bao địa phương khác, Vĩnh Phúc là một tỉnh đất không rộng
người không đông, nhưng bao đời nay Vĩnh Phúc luôn được coi là một trong
những trung tâm sinh trụ của người Việt cổ...Vĩnh Phúc là một vùng quê có
bề dày truyền thống lịch sử, văn hố.Trải qua q trình dựng nước và giữ
nước của dân tộc, cùng với sự phát triển của sản xuất xóm làng, các thế hệ cư
dân Vĩnh Phúc còn đang chú trọng trong việc xây dựng các cơng trình kiến
trúc có quy mơ rộng lớn, đặc sắc để thờ phụng các nhân vật lịch sử có cơng
với nhân dân với đất nước. Trải qua biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử,


những dấu ấn dường như vẫn còn in đậm trong mảnh đất và con người nơi
đây.


Lịch sử đã ưu ái ban tặng cho mảnh đất nhỏ bé mang tính cổ xưa này cả
một hệ thống di tích như; đình, chùa. miếu mạo...và các khu danh thắng nổi
tiếng được nhân dân cả nước biết đến như; đình Thổ Tang,đình Cẩm La, tháp
Bình Sơn, khu danh thắng Tây Thiên, khu nghỉ mát Tam Đảo, di chỉ văn hoá
khảo cổ học Đồng Đậu...Một trong những di sản văn hoá quý giá và nổi tiếng
đó là đình Cẩm La - một cơng trình kiến trúc có quy mơ bề thế và độc đáo,
nằm trong một làng quê cổ truyền của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đình Cẩm La
là một di tích lịch sử văn hoá và kiến trúc nghệ thuật được xây dựng từ thế kỷ
thứ XVIII, với những mảng trạm khắc tinh vi, kiểu kiến trúc mang đậm màu
sắc dân tộc, đồng thời đình cũng là nơi đánh dấu những mốc lịch sử của thôn
Phúc Cầm từ xưa tới nay và đây cũng là trung tâm sinh hoạt văn hoá của làng
Văn Tiến.
Hiện nay công tác bảo tồn, trùng tu và khai thác những giá trị văn hố ở
đình Cẩm La nói riêng và đình Việt Nam nói chung vẫn cịn tiềm ẩn bên trong
các di tích. Vì vậy việc giữ gìn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hoá là
vấn đề cấp bách. Là một sinh viên năm thứ 3 của trường Đại học Văn hố, tơi
may mắn được học chuyên ngành Bảo tồn- Bảo tàng. Với lòng say mê yêu nghề,
với tình yêu quê hương tha thiết, tơi cũng hy vọng góp một phần sức lực nhỏ bé
của mình vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hố dân tộc. Vì vậy tơi đã
chọn đề tài “TÌM HIỂU DI TÍCH ĐÌNH CẨM LA” thơn Phúc Cầm, xã Văn
Tiến, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc để làm bài tiểu luận năm thứ 3 cho mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm tìm hiểu giá trị về mặt lịch sử, văn hố, khoa học nghệ thuật của
đình Cẩm La


Trên cơ sở khảo sát thực trạng của di tích, kết hợp với phần lý thuyết đã
học bước đầu, để đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần phát huy tốt nhất
giá trị di tích
Cung cấp thêm thơng tin cho việc học tập nghiên cứu, nâng cao kiến

thức hiểu biết cho bản mình về di tích nói chung và đình Cẩm La nói riêng
3. Đối tượng và phạn vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Di tích và tồn bộ các giá trị kiến trúc, văn hố,
nghệ thuật của đình Cẩm La, thôn Phúc Cầm, xã Văn Tiến, huyện Yên Lạc,
tỉnh Vĩnh Phúc
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu khái quát tồn cảnh di tích đình Cẩm
La trong thời gian, khơng gian, lịch sử văn hoá, xã hội của vùng đất nơi di
tích tồn tại
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin: duy vật lịch sử
và duy vật biện chứng
Phương pháp khoa học được sử dụng để tiến hành nghiên cứu: Bảo
tàng học, Bảo tồn di tích lịch sử - văn hố, Khoa học lịch sử, Khảo cổ học,
Dân tộc học, Xã hội học...
Cùng các phương pháp khác: thống kê, so sánh, phân tích, nghiên cứu
tài liệu...
5.Bố cục tiểu luận
Ngoài phần mở đâu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục bài viết của
tôi bao gồm 3 chương;
Chương 1: Đình Cẩm La trong diễn trình lịch sử
Chương 2: Gía trị kiến trúc, nghệ thuật và lễ hội đình Cẩm La
Chương 3: Bảo vệ, tơn tạo và phát huy tác dụng của đình Cẩm La
Trong q trình thực hiện đề tài này, tơi đã gặp phải khơng ít những
khó khăn. Tư liệu liên quan đến di tích khơng nhiều, trình độ của một sinh
viên năn thứ 3 cịn nhiều hạn chế, nên việc tìm hiểu một di tích cổ quả là hết
sức khó khăn. Song được sự giúp đỡ của cô TS Phạm Thu Hương, các thầy cô


trong khoa, ban quản lý di tích đình Cẩm La, các ban ngành liên quan và các
bạn đồng nghiệp, tôi đã hồn thành tốt bài tiểu luận của mình. Qua đây tơi xin

bày tỏ lịng biết ơn chân thành của mình đến cơ TS . Phạm Thu Hương, các cá
nhân và các ban ngành liên quan đã hướng dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành bài
tiểu luận này.


Chương 1
ĐÌNH CẨM LA TRONG DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ
1.1. Vài nét về tỉnh Vĩnh Phúc
1.1.1. Vị trí địa lý
Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc miền núi trung du nằm ở vùng Đơng Bắc
Việt Nam, có diện tích 1371,41km2, dân số 1.154792 người (2005), bao gồm
thành phố Vĩnh Yên, thị xã Vĩnh Phúc và huyện Lập Thạch, Tam Dương,
Bình Xuyên, Vĩnh Tường, n Lạc, Mê Linh, Tam Đảo. Tồn tỉnh có 152 xã,
phường, thị trấn.
Vị trí địa lý tỉnh Vĩnh Phúc trong lịch sử tiếp giáp với các trung tâm
kinh tế, chính trị, xã hội, văn hố thời cổ như: Kinh đô Văn Lang, kinh đô Cổ
Loa, kinh đô Mê Linh....
Vĩnh Phúc là một tỉnh ở vùng đỉnh của châu thổ sông Hồng, khoảng
giữa của miền Bắc nước Việt Nam, khu vực chuyển tiếp giữa miền núi và
đồng bằng, vì vậy có 3 vùng sinh thái: Đồng bằng ở phía Nam tỉnh, Trung du
ở phía Bắc tỉnh, vùng núi ở huyện Tam Đảo (phía Tây).
Điểm cực bắc ở 210,25 vĩ Bắc (Đạo Trù - Tam Dương)
Điểm cực Nam ở 210,06 vĩ bắc (Tráng Việt - Mê Linh)
Điểm cực Đông 1060,48 kinh đông (Ngọc Thạch thị xã Phúc Yên)
điểm tây ở 1060,19 kinh đơng (Bạch Lưu - Lập Thạch)
Phía Bắc giáp với 2 tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, đường danh
giới là núi Tam Đảo, Sáng Sơn.
Phía Tây giáp với tỉnh Phú Thọ, ranh giới tỉnh là sơng Lơ.
Phía Nam giáp với Hà Tây - Hà Nội ranh giới tỉnh là sông Hồng.
Phía Đơng giáp với 2 huyện Sóc Sơn, Đơng Anh - Hà Nội.



Vĩnh Phúc tiếp giáp với sân bay quốc tế nội bài là điểm đầu của quốc lộ 18 đi
cảng Lái Lân (QuảngNinh) đồng thời có đường sắt Hà Nội - Lào Cai đường
quốc lộ 2 chạy dọc tỉnh. Chạy qua Vĩnh phúc có 4 dịng chính :sơng Hồng,
sơng lơ, sơng Phó Đáy và sơng Cà Lồ. Hệ thống sơng Hồng là tuyến đường
thuỷ quan trọng, thuận lợi cho tàu bè, với hệ thống giao thông đường bộ,
đường sắt... thuận lợi trên trục phát triển kinh tế của Việt Nam.
1.1.2. Địa hình và khí hậu
* Địa hình
Vĩnh Phúc là vùng đất có cảnh quan điển hình, đa dạng, là vùng đất
chuyển tiếp từ vùng đồi núi trung du xuống đồng bằng.Vĩnh Phúc vừa có núi
cao, đồi thấp vừa có sơng suối, hồ đầm.
Vĩnh Phúc là vùng đất trung du nhưng lại có sơng suối bao quanh 3
phía, phía bắc lại có dãy núi Tam Đảo chắn ngang. Các con sông uốn lựơn
khắp các huyện trong tỉnh tạo cho tỉnh có một cảnh sắc riêng mà khơng tỉnh
nào có được. Đó là các dịng sơng Lơ, sơng Hồng, sơng Cà Lồ, sơng Phó Đáy.
Rừng rậm, núi cao, suối sâu, sơng ngịi quanh co, đồng băng san
sát.....tạo cho bức tranh của tỉnh trở lên mn hình, mn vẻ. Bức tranh tỉnh
tươi đẹp cũng phần nào đó nói lên tính đa dạng của địa hình Vĩnh Phúc.
Địa hình Vĩnh Phúc có thể khái qt thành 3 loại là: Địa hình miền núi,
địa hình vùng đồi, địa hình đồng bằng và mỗi vùng lại hình thành lên những
địa hình tiêu biểu .
Địa hình vùng đồi khá tiêu biểu. ở Vĩnh Phúc hầu như huyện nào cũng
có đồi kể cả huyện ở đồng bằng như Yên Lạc, Mê Linh ...
Địa hình đồng bằng chiếm 2/5 diện tích tồn tỉnh, song nó lại có ý
nghĩa rất lớn đối với cư dân nông nghiệp thời tiền sử nơi đây. Dựa vào độ cao
tuyệt đối, hình thái và điều kiện tạo thành có thể chia địa hình đồng bằng
Vĩnh Phúc làm ba loại: đồng bằng châu thổ, đồng bằng trước núi và đồng
bằng ở các thung lũng, bãi bồi ven sông, đầm hồ.



Qua đó ta có thể thấy địa hình của Vĩnh Phúc rất đa dạng, tiêu biểu cho
địa hình có tính chất trung gian, chuyển tiếp từ vung rừng núi qua vùng đồi gị
xuống vùng đồng bằng châu thổ.
*Khí hậu
Khí hậu Vĩnh Phúc mang tính chất nhiệt đới gió mùa rõ rệt. Mỗi năm
có hai mùa là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 4 và kết
thúc vào tháng 10, cịn lại là mùa khơ
Vĩnh Phúc có ba dạng địa hình, song với dãy núi Tam Đảo án ngữ ở
phía Bắc, nên đã tạo cho khí hậu Vĩnh Phúc được phân thành hai vùng rõ rệt
là khí hậu đồng bằng và khí hậu vùng núi Tam Đảo
Vĩnh Phúc được thiên nhiên ưu đãi về thời tiết và khí hậu. Nhiệt độ
trung bình hàng năm là 240c, riêng Tam Đảo là 190c.Tam Đảo có nhiệt độ
hàng ngày thấp hơn vùng đồng bằng Bắc Bộ là 50c nhiệt độ cao nhất ở mùa hè
không quá 240c giờ nắng trung bình hàng năm là 1300giờ, lượng mưa trung
bình hàng năm 1400mm, độ ẩm trung bình là 83%
1.1.3. Vĩnh Phúc trong lịch sử
Vĩnh Phúc là một tỉnh đất không rộng, người không đông. Đồng thời là
một tỉnh nằm ở trung tâm bắc bộ Việt Nam, là vùng đất địa linh nhân kiệt, là
cái nôi của người Việt cổ, với di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu nổi tiếng. Mê
Linh nơi Hai Bà Trưng đóng đơ... Từ Vĩnh Phúc xi xuống thành phố biển
Hạ Long hay lên tận biên giới Việt - Trung, Việt - Lào đều phải qua chặng
đường dài trên dưới 200km. Vĩnh Phúc bao đời nay luôn là án ngữ ở cửa ngõ
phía bắc bảo vệ cho thủ đơ Hà Nội
Trong lịch sử hình thành và tồn tại, vùng đất Vĩnh Phúc đã qua bao lần
thay đổi và tên gọi (theo sách Lịch sử Đảng bộ Vĩnh Phúc trích dẫn)
Ngược lại dịng lịch sử thời của các Vua Hùng dựng nước với tên các
Văn Lang, trên hợp lưu của ba con sông: sông Thao, sông Đà, sông Lô...



Năm 257-110 TCN, địa bàn Vĩnh Phúc nằm trong nước Âu Lạc của
Thục An Dương Vương. Tên gọi vùng đất này theo thổ âm có thể là “Mêrinh
hay Mêlinh” sau này được phiên âm là MêLinh
Từ năm 111 TCN, nhà Hán xâm lược nước ta, chia làm 3 quận; Giao
Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Khi đó, dưới quận là huyện, và Vĩnh Phúc bấy giờ
cho tới năm 243 TCN nằm trong huyện Mê Linh
Từ đó đến thế kỉ XIII, Vĩnh Phúc trải qua nhiều biến động, từ thế kỉ
XIII-XIV nhà Trần vẫn chia nước thành các lộ; đến nhà Hồ lại đổi tên lộ
thành trấn. Dưới lộ hay trấn là các phủ, dưới châu là huyện, dưới huyện là các
xã . Lúc này, các huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phúc (Thời Trần Mạc ) nằm trong ba
trấn và lộ sau;
+Lộ Đông Đơ: Châu Tam Đới (Vĩnh Tường) có huyện n Lãng và
huyện Lập Thạch
+Lộ Bắc Giang: Châu Bắc Giang có huyện Tân Phúc, châu Vũ Ninh có
huyện Đơng Ngàn (gồm huyện Kim Anh, huyện Từ Sơn)
+Trấn Tuyên Quang có huyện Dương
Cho tới cuối đời thời Hậu Lê đầu nhà Nguyễn (đầu thế kỉ XIX) vùng đất Vĩnh
Phúc lại nằm trong các trấn sau;
+Trấn Kinh Bắc: Phủ Từ Sơn có huyện Đơng Ngàn, phủ Bắc Hà có
huyện Tân Phúc, huyện Kim Hoa
+Trấn Thái Ngun: Phủ Phú Bình có huyện Bình Tuyền dưới triều
Nguyễn (thế kỷ XIX), vua Minh Mệnh đổi trấn thành tỉnh, phạm vi Vĩnh Phúc
lại nằm vào ba tỉnh Sơn Tây, Thái Nguyên và Bắc Ninh.
Tỉnh Vĩnh Yên được thành lập ngày 29/12/1890 nhưng do hồn cảnh lịch
sử có những biến động nên mãi tới năm 1898, toàn quyền Pháp ở Đông Dương
mới hành quyết định thành lập tỉnh Vĩnh Yên. Tuy vậy qua nhiều lần xáo trộn,
cuối cùng ngày 6/10/1901 tỉnh Vĩnh Yên mới được ổn định với một phủ là Vĩnh
Tường và bốn huyện: Yên Lạc, Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên.



Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập ngày 12/2/1950 theo nghị định số
03/TTG của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Vĩnh Yên và
Phúc Yên. Việc thành lập tỉnh Vĩnh Phúc là nhằm tăng cường sự chỉ đạo
phong trào đấu tranh địch hậu, tăng cường lực lượng ta về mọi mặt, đưa cuộc
kháng chiến chống Pháp sang giai đoạn mới
Đến ngày 15/11/1996 quốc hội lại ra quyết định tách tỉnh Vĩnh Phú làm
hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ nhằm tăng cường phát triển kinh tế cho cả hai
tỉnh
Tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay gồm thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và
bảy huyện là: Lập Thạch, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên,
Tam Đảo và Mê Linh
Vĩnh Phúc ngày nay là một tỉnh đất không rộng người không đông
nhưng từ bao đời nay Vĩnh Phúc ln là một vị trí quan trọng trong tiến trình
lịch sử của dân tộc. Vĩnh Phúc lưu giữ biết bao kỷ niệm, biết bao dấu tích lịch
sử từ mãi ngàn xưa. Vào mỗi một thời kỳ đấu tranh khác nhau, Vĩnh Phúc lại
nổi lên những anh hùng để nhằm giải phóng dân tộc ra khỏi ách đơ hộ của kẻ
thù. Ngày nay để phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương toàn Đảng
toàn dân tỉnh Vĩnh Phúc đang ngày càng đẩy mạnh cơng cuộc xây dựng q
hương của mình cho ngày càng tốt đẹp hơn sứng đáng với vùng đất cổ anh
hùng.
1.2. Lịch sử xây dựng đình Cẩm La và sự tích vị thần được
thờ trong đình
1.2.1. Vị trí địa lý đình Cẩm La
Di tích đình Cẩm La thơn Phúc Cầm, xã Văn Tiến, huyện Yên Lạc,
tỉnh Vĩnh Phúc. Nằm bên bờ hữu sông Cà Lồ (Nguyệt Đức giang) và cách
khu di chỉ Đồng Đậu khoảng 2km về phía Đơng - Nam. Văn Tiến là một vùng
đất cổ, có bề dày lịch sử văn hoá. Ngày nay, Văn Tiến cịn lưu giữ nhiều di
tích có liên quan đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thời kỳ đầu cơng ngun.
Phía Bắc giáp với thôn Đông Cao, xã Văn Tiến, huyện Yên Lạc



Phía Nam giáp với sơng Cà Lồ - Vạn n, huyện Mê Linh
Phía Đơng giáp với sơng Cà Lồ - Tự Lập, huyện Mê Linh
Phía Tây giáp với xã Nguyệt Đức, huyện Yên Lạc.
Xã Văn Tiến hiện nay gồm có 4 thơn, 5 đình với diện tích đất tự nhiên
là 474ha, dân số 6520 khẩu (theo số liệu thống kê năm 2005)
Phía Đơng giáp với xã Phú Xn, huyện Bình Xuyên
Phía Tây giáp với xã Nguyêt Đức, huyện Yên Lạc
Phía Nam giáp với hai xã Liên Mạc và Vạn Yên, huyện Mê Linh
Phía Bắc giáp với xã Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên
1.2.2. Lịch sử xây dựnh đình Cẩm La
Hiện nay, chưa có tài liệu nào khẳng định chích xác lịch sử xây dựng
của đình Cẩm La. Trong đình hiện cịn một bản sắc phong đình Cẩm La đề
ngày 21/5 năm Cảnh Thịnh thứ 4 (1796) nên ta chỉ có thể khẳng định rằng
đình Cẩm La được xây dựng vào thế kỉ XVIII
Theo nhân dân trong làng kể lại rằng, đình Cẩm La cổ xưa kia rất đồ sộ
gồm có nhà tiền đường 5 gian, nhà hậu cung 2 gian được làm theo kiểu trồng
rường giá chiêng và đựơc chạm khắc rất tinh xảo, phía trước đình có cột đồng
trụ rất đẹp. Năm 1960 theo tiếng gọi của Đảng “Tất cả vì cuộc cách mạng giải
phóng dân tộc” nên đình làng bị phá vừa để tiêu thổ kháng chiến, vừa để lấy
gỗ làm bàn ghế cho lớp “xoá mù chữ”. Tuy khơng cịn đình nhưng nhân dân
vẫn lập một bàn thờ nhỏ tại đây để thờ Hai Bà. Năm 1991 nhân dân đóng góp
sức người sức của xây được 3 gian tiền tế, 1 gian hậu cung làm nơi thờ phụng.
Để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá tâm linh của làng, đồng thời tỏ lịng
tơn kính với thần hồng, năm 2001 nhân dân đã xây dựng ngơi đình Cẩm La
như ngày nay (đình được tỉnh Vĩnh Phúc cấp kinh phí hỗ trợ cho một nửa cịn
một nửa do nhân dân tự đóng góp )
1.2.3. Sự tích vị thần được thờ trong đình



Cũng giống như nhiều ngơi đình làng thờ thành hồng làng ở nhiều địa
phương khác trong cả nước. Đình Cẩm La cũng thờ vị thành hoang làng
mình, đình Cẩm La là nơi thờ Hai Bà Trưng: Trưng Trắc và Trưng Nhị người anh hùng của dân tộc Việt Nam những năm 40 thời kì đầu cơng ngun
đã dựng cờ khởi nghiã đánh đuổi quân xâm lược Đông Hán giành lại độc lập
cho dân tộc.(Theo tư liệu lịch sử và một số thần tích, truyền thuyêt thời Hùng
Vương cùng cuốn thần thần tích đình Cẩm La)
Xưa, buổi trời Nam mở vận, các bậc thánh tổ nhận cương đồ. Sơn hà
cương giới phân chia theo sao Chẩn, sao Dực, phương Bắc phân đất thẳng
theo sao Đẩu, sao Ngưu. Nước Việt ta từ Kinh Dương Vương, trải đến chiều
Hùng chọn nơi thắng địa Lạc Châu kiến lập Thành đô, dựng kinh đô ở Nghĩa
Lĩnh Sơn ,trùng tu miếu điện, cha truyền con nối hơn 2000 năm điều lấy
Hùng Vương làm tên hiệu, trải qua 18 đời liền chuyển vận trời trao lại cho
Thục Phán An Dương Vương. Nhà Thục ngầm ý diệt những người họ Hùng,
con cháu họ Hùng mai danh ẩn tích nhằm tránh tai hoạ. Trong số đó có một
chi của họ Hùng làm lạc tướng đã đổi thành họ Trưng và đến vùng Thiên Sớ
(nay thuộc Thái Nguyên) để tránh nạn Chuyện này truyền tới Trưng Điệp (tức
Hùng Điệp) thì sinh ra Trưng Định (tức Hùng Định). Trưng Định không ở
vùng Thiên Sớ nữa mà chuyển về trang Hạ Lôi, huyện Mê Linh và kết duyên
cùng bà Trần Thị Đoan (Tục danh là bà Man Thiện) con gái ông Trần Minh
cũng là một gia đình khá giả, có nghề trồng dâu nuôi tằm, kéo kén, se tơ.
Hai ông bà lấy nhau được nhiều năm, ông tuổi gần lục tuần, bà tuổi
ngồi 40 mà vẫn chưa có con . Đêm nằm mộng được một cành đỗ đỏ có hai
bơng hoa, từ đó bà Man Thiện có thai. Đến kì mãn nguyệt khai hoa, ngày
01/08 năm Giáp Tuất (năm 14SCN), Bà sinh được hai người con gái mặt như
gương ngọc, sắc như bình bạc mắt phượng mày ngài thật là bơng hoa đẹp nhất
trong vườn lãng uyển, là thiên nga ở trần gian. Ông bà Hùng Định rất lấy làm
mừng, cha mẹ vô cùng yêu mến năm lên 3 tuổi mới đặt tên cho con là Trắc
Nương và Nhị Nương. Ngày tháng trôi qua, đến năm hai chị em đều 16 tuổi



thì nhan sắc nghiêng thành, dáng vóc hơn hết mọi người cùng trang lứa, lại
thơng minh tuệ trí, có tài văn võ cưỡi ngựa, bắn cung, đàn, cờ, thơ, rượu
không gì là thua kém. Trong giới nữ đều tơn là người có tài năng xuất chúng.
Mùa xuân thứ 33, khi mùa săn ở Mê Linh bắt đầu, quan lạc tướng Chu
Diên (nay là Hạ Mỗ, Đan Phượng, HàTây) đã cho con trai mình là Thi Sách
dẫn theo một tốn thân binh tới Mê Linh để kết thân với họ Trưng. ý quan lạc
tướng Chu Diên đã rõ hai miền đất Mê Linh và Chu Diên liên kết được với
nhau thì chẳng phải chỉ tốt lành sao? lúc này Trưng Trắc vừa tròn 19 tuổi, cha
mẹ gả cho Thi Sách, vợ chồng đồn viên được ít năm thù Thi Sách bị Tơ Định
giết. Định là người bần tiện, bạo ngược, tính tình hiếu sát (thích giết người),
tham tàn nhiễn loạn, dân chúng đói khổ lầm than khiến cac bậc anh hùng, hào
kiệt trong thiên hạ vô cùng căm phẫn.
Vợ thương chồng vì lịng chung mà chết nên ốn giận quyết chí phục
thù “đền nợ nước, trả thù nhà” Ngay sau đó Trưng Trắc tích chứa lương thực,
ni qn sĩ, thu dùng người hào kiệt, chiêu binh, tuyển tướng. Anh hùng hào
kiệt trong thiên hạ điều hưởng ứng, cùng trừ Tô Định một kẻ ngoại bang.
Trưng Trắc cho em gái mình là Trưng Nhị gửi thư chiêu dụ khắp cả
nước cho các nữ tướng, nữ qn có tài chí theo về giúp sức dưới quyền. Chỉ
trong vòng 15 ngày,Trưng Trắc và Trưng Nhị đã thu nạp đựoc 200 000 nữ
tướng, binh, trong sốđó rất nhiều tướng là nữ giới. Cuộc chiêu bịnh, mãi
tướng được một năm cả thảy có trên 3 vạn người đều họp lại ở thành Phong
Châu (nay là vùng Bến Gót, phường Thanh Miếu - Việt Trì).Trưng Trắc được
tơn lên làm Vương - Trưng Nữ Vương,phong cho em gái mình là Bình khơi
cơng chúa (nghĩa là cơng chúa đứng đầu dẹp yên thiên hạ), mới mổ trâu bò
khao dưỡng quân sĩ và phong tước cho các tướng.
Sau cuộc tập hợp ở phong Châu, Hai Bà đã cho quân sĩ vượt sông lập
đàn thề ở bãi cát cửa sông Hát (nay thuộc xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, tỉnh



Hà Tây). Tại Hát Môn hai bà cho quân sĩ dựng đàn tế cáo trời đất, tuyên bố
khởi nghĩa, lời tuyên như sau:
“Trời sinh một người làm tông chủ của vạn vật trong trời đất. Muôn vật
ràng buộc vào đấy, vạn vật ràng buộc vào đấy. Trải các triều nước các vị đế
vương Thiên Tử đều là bậc thánh minh, khiến cho triều đình đều có đạo. n
dân lo việc nước, đức hố mở mang thiên hạ thanh bình, quốc gia vơ sự. Nay
có người họ khác tên là Tơ Định, lịng dạ chó dê, hăm doạ bốn phương, tham
tàn bạo ngược khiến trời đất, thần, người đều căm giận.
Thiếp là cháu gái Vua Hùng thủa trước, hôm nay đau lịng thương dân
vơ tơi, dấy nghĩa trừ tàn nguyện xin các bậc thần linh hội họp tại đàn sư này
chứng giám và phù hộ cho thiếp...”
Hai bà dẫn toàn bộ qn về làng Hạ Lơi dựng đồn đóng qn. Ngày 07
tháng giêng, Bà Trưng mở tiệc lớn khao quân ở Hạ Lôi 10 ngày, rồi chia quân
làm 5 đạo tiến về thành Thăng Long Biên đánh Tô Định. Cảnh tượng ngày
xuất quân thật oai hùng “cờ xí, chiêng trống vang trời, tướng nam lâm liệt,
tướng nữ lạnh lùng”. Trước sức mạnh như vũ bão, quân Hán không kịp
nghênh chiến, chống đỡ, binh tướng nhà Hán chỉ còn biết chạy và bị giết
“máu chảy thành ao, xương tụ thành gò”, xác giặc chồng chất làm cho dịng
sơng nghẽn chảy, Tơ Định bị sát thương nhanh chóng tháo về nước chịu tội
với triều đình nhà Hán. Quân Hai Bà nắm kế thượng phong, không bao lâu đã
thu phục được 65 thành.
Đất nước sạch bóng quân thù. Hai Bà Trương được cả nước tơn lên làm
vua, đóng đơ ở Mê Linh. Những nam, nữ thủ lĩnh được phong các chức tướng
lĩnh rồi cùng nhau dốc sức dân xây dựng quê hương.
Năm Tân Sửu 41, vua Hán sai Mã Viện làm tướng quân, Lưu Long làm
phó tướng cùng với quan lâu quyền tướn quân là Đồn Chí đem 20 vạn tinh
binh kéo sang đánh Trưng Vương. Một trận quyết chiến tối sầm cả trời đất


giữa 20 vạn quân của Mã Viện với các dân binh ở các làng chạ do Trưng

Vương thống suất đã diễn ra ở Lãng Bạc (là vùng Đông Triều - Quảng Ninh
đến Yên Phong - Bắc Ninh). Quân Mã Viện đóng sẵn trên các triền đất cao
giữa vùng Lãng Bạc lầy lội chuẩn bị tiến cơng Mê Linh thì Trưng Vương rút
về giữ Cấm Khê. Mã Viện lại kéo tới, một trận quyết chiến nữa lại nổ ra, máu
chảy đỏ sông Hồng, sông Đáy, quân sĩ của Trương Vương đã bị giết và bị bắt
rất nhiều. Trong trậnn chiến đó, sau khi phóng những ngọn lao cuối cùng
xuống, Trưng Trắc, Trưng Nhị đã trần mình xuống dịng Hát giang tuẫn tiết,
đó là ngày 06/02 năm Quý Mão 43, khi ấy Hai Bà Trưng mới 29 tuổi.
Theo truyền thuyết của làng Cẩm La, sau khi Hai Bà gieo mình xuống
dịng sơng Hát, giải yếm đào của Hai Bà trôi dạt về đây. Lúc đấy trời tối mờ,
sơng sâu nổi sóng, các cụ bô lão trong làng thấy hiện tượng lạ bèn ra xem thì
thấy hai dải yếm đào, liền lập đền miếu thờ phụng mong được chở che.
Trong diễn ca về Hai Bà Trưng ở vùng này vẫn còn lưu truyền về sự
kiện ấy;
...Khi gieo ngọc xuống dịng sơng Hát
Giải yếm đào trôi dat về đây
Thổ thần báo mộng cho hay
Dân làng sùng bái lập ngay đền thờ..


Chương 2
GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC - NGHỆ THUẬT
VÀ LỄ HỘI ĐÌNH CẨM LA

2.1. Giá trị kiến trúc
2.1.1. Khơng gian cảnh quan .
Đến thăm đình Cẩm La chúng ta khơng khỏi ngạc nhiên và khâm phục
bởi con mắt tinh tường của các nghệ nhân xưa khi đặt ở đây một biểu tượng
văn hố xóm làng - một ngơi đình làng cổ kính. Đây là một kiến trúc tơn giáo
tín ngưỡng mang giá trị nghệ thuật cao, từ ngoại cảnh đến nội thất được bố

cục hài hồ có thể tạo nên nét đẹp uyển chuyển cho tổng thể không gian,
cảnh quan, bố cục mặt bằng của di tích.
Di tích đình Cẩm La thuộc thôn Phúc Cầm, xã Văn Tiến, huyện Yên
Lạc, tỉnh Vinh Phúc. Nằm bên bờ hữu sông Cà Lồ (Nguyệt Đức giang) và
cách khu di chỉ Đồng Đậu khoảng 2 km về phía Đơng - Nam, Văn Tiến là một
vung đất cổ có bề dày lịch sử văn hố . Đình có tổng diện tích là 2.023 m 2,
trước đình là một cánh đồng xanh tốt.
Đình Cẩm La được làm theo hướng Chính Nam, toạ lạc trên một thế
đất cao ráo, thống mát bên bờ hữu con sơng Cà Lồ.
Phía Bắc giáp với thôn Đông Cao - xã Văn Tiến - huyện n Lạc
Phía Nam giáp với sơng Cà Lồ - Vạn n - huyện Mê Linh
Phía Đơng giáp với sơng Cà Lồ - Tự Lập - huyện Mê Linh
Phía Tây giáp với xã Nguyệt Đức - huyện Yên Lạc
Thông thường trong kiến trúc tơn giáo tín ngưỡng cũng như kiến trúc
dân dụng, việc lựa chọn vị trí phù hợp với mơi trường của mỗi loại hình kiến
trúc là điều cực kì quan trọng. Chính vì vậy trước khi khởi dưng cơng trình
nào đó cha ơng ta đã chú ý đến rất nhiều việc lựa chọn vị trí của đình sao cho
phù hợp với chức năng sử dụng và đảm bảo về mặt thẩm mỹ của cơng trình.


Chính vì vậy mà đình Cẩm La được xây dựng theo hướng chính Nam. Nhưng
chi phối các cơng trình đó là luật phong thuỷ. Do vậy nơi dựng đền, chùa,
miếu trước hết phải là nơi “Địa linh” theo quan niêm người xưa; “Địa linh”
phải là vung đất cao ráo, sáng sủa, đẹp đẽ ….Vì vậy thế đất ở đây cũng được
các cụ cha ông xưa lựa chọn kỹ càng khi xây dựng ngơi đình này.
2.1.2. Bố cục mặt bằng
Trong kiến trúc truyền thống đình bao giờ cũng được xây dưng theo
một bình đồ kiến trúc nhất định như; chữ Nhất (-), chữ Nhị(=), chữ Tam (),chữ Công (I ), Nội cơng ngoại quốc hình chi vị hay hinh chữ Đinh ( )
Đình Cẩm La trước kia gồm các hạng mục cơng trình như; nghi mơn,
Tiền tế, ơng muống, hậu cung…. Được xây dựng theo kiểu chữ Đinh (J),

nhưng chải qua quá trinh lich sử vớ những biến cố thăng trầm, di tích đã tàn
phá do những nguyên nhân cả chủ quan và khách quan. Do vậy bố cục kiến
trúc của đình hiện nay khơng cịn được như xưa nữa vì một số cơng trình đã
bị phá huỷ. Đến nay cơng trình đã phục hồi tuy chưa được hồn chỉnh nhưng
nó bao gồm; nghi môn, tiền tế, hậu cung, tả - hữu mạc.Với bố cục như hiện
nay các cụ trong làng cho rằng đó là bố cục kiểu chữ Đinh.
Khi đến di tích cơng trình ta bắt gặp đầu tiên là nghi mơn với một cửa
chính và hai cửa phụ. Từ nghi môn đi vào là khu sân rộng đi hết khoảng sân
rộng là hai toà tiền tế rộng 5 gian và hậu cung rộng 2 gian liên kết với nhau,
mái được lợp bằng loại ngói mũi hài, đình cịn có một nhà tả -hữu mạc 3 gian
nằm vng góc với tồ tiền tế, sân đình được lát bằng gạch vng đỏ … tất cả
phối hợp nên một tổng thể kiến trúc hài hồ thống nhất
2.1.3. Kết cấu kiến trúc
*Nghi mơn
Khi đến di tích nghi mơn là kiến trúc đầu tiên ta được tiếp cận. Đình
Cẩm La nằm ở phía Nam được xây dựng bằng gạch và vôi vữa. Nghi môn
rộng 2,5m có 2 cánh cổng sắt mỗi cánh 1,25m kiểu chắn song sắt. Kết cấu


nghi môn gồm 4 khối trụ 2 trụ lớn 2 trụ nhỏ cân xứng nối liền với tuờng bao
quanh di tich. Hai cột trụ lớn cao 4,5m rông 0,5m cạnh 40x40cm được chia
làm những phần nối liền nhau mặt trước thân trụ đắp nổi đôi câu đối bằng
vữa, hai mặt bên xây khít tường hồi, mặt trụ sau khơng trang trí, tiếp theo là
gờ chỉ giật cấp hình vng lồng đèn đắp tứ linh trên đỉnh là đôi nghê chầu vào
nhau .
Hai trụ nhỏ ở hai bên, hình dáng như hai trụ lớn chỉ khác nhau là kích
thước nhỏ hơn, đỉnh trụ không được đắp đôi nghê chầu mà là một tàu lá Lật
uống lên như bơng hoa. Tồn bộ nghi mơn có 3 cửa 1 cửa chính và 2 cửa
phụ, 2 cửa phụ cao 2,5m rộng 1,5 m .Trước kia đình chỉ mở 2 cửa phụ cho
người dân ra vào cúng lễ trong những ngày tháng chỉ vào hội lễ đình mới mở

cửa chính nhưng ngày nay cả cửa chinh và cửa phụ đều được mở. Cửa chính
có kích thước cao 3,5m rông 2m ,cánh cửa được làm bằng những song sắt
được quét sơn màu đỏ, nền tường màu vàng làm nổi bật vẻ uy nghi, vững
chắc của nghi mơn.
Như vậy nghi mơn đình Cẩm La với sự hiện diện của nó đã mang đầy
đủ nội dung, ý nghĩa của một thực thể kiến trúc trong di tích đình Cẩm La
* Tiền tế
Qua khu sân lớn ta bắt gặp một cơng trình kiến trúc là tồ tiến tế được
đặt cao hơn so với sân đình là 5,5cm, bao gồm 5 gian cả tổng diên tích là 60
m2, nền được lát bằng gạch đỏ có kích cỡ là 20x 20 cm, tường được xây dựng
bằng vật liệu mới, mái được làm bằng gỗ xoan, quá giang một đầu được nối
lên tường (thay cho hệ thống cột quân), phía trong gối lên hệ thống cột chịu
lực bằng bê tông, liên kết gữa các bộ phận mái là qúa giang, hoành, xà, kẻ
thuyền và các con rường .Toàn bộ toà tiền tế đặt trên hệ thống 28 cột gỗ có
đường kính từ 0,40 đến 0,50m.
Bộ vì nóc được làm theo kiểu “chồng rường giá chiêng” chồng rường
được đặt trên mỗi quá giang là 3 con rường cụt gắn kết với một cột chốn, nối
vớí 2 cột chốn là con rường được đặt chồng lên nhau tạo thành một tam giác


cân, đỡ đầu thượng lương. Các con rương chồng lên nhau qua các đấu vng
thót đáy… Phía ngồi cột chốn có những con rường cụt một đầu ăn với mộng
vào cột chốn, một đầu vương ra đỡ các hoành mái. Các câu đầu tỳ lực lên một
cái thông qua các đấu vng thót đáy chứ khơng ăn mộng trực tiếp vào thân
cột cái. Dưới câu đầu có 2 đầu dư chạm rồng. Đầu dư được chạm rồng tỷ mỉ,
có kích thước trung bình. Các đầu dư này chỉ mang tính trang trí chứ khơng
hề giữ vai trị chịu lực trong kết cáu trúc.
Có hai bộ vì kèo giá chiêng, kết cấu thành gian chính đường, phân lập
với các gian bên. Đặt trên quá giang của hai vì gian giữa là một khung tạo bởi
cột chốn và một thanh ngang tạo thành như một cái giá treo chiêng nối với cột

chốn và quá giang tường là kẻ truyền được gắn kết vào nhau để đỡ phần mái.
Vì nách là cách liên kết ở kẻ khơng gian có hình vng góc tạo thành
những cột cái và cột quân. Tam giác vuông này có cạch dài là xà nách cạch
ngắn là độ dài của cột cái so với cột quân và cạch huyền là độ dài mái phần
dưới. Nối đầu các cột cái là đầu các đại thượng. Đầu các cột quân là xà đại hạ.
Hệ thống xà là các thanh gỗ được bào soi khơng có sự chau chuốt chỉ đảm
bảo cho cơng trình có sự bền chắc. Các vì nách ở gian giữa được trang trí đề
tài tứ linh rất tinh sảo, cịn các gian bên trang trí có phần đơn giản hơn.
Hai bộ vì ở gian bên có kiểu thượng giá chiêng, hạ kẻ truyền. Bộ vì nóc
cũng có kết cấu giống bộ vì ở gian giữa chỉ khác vị trí của đầu dư đã được
thay thế bằng gót của bộ truyền. Xà nách nối cột cái với côt quân. Phía trên là
kẻ truyền chạy từ cột cái qua cột quân ra tận ngoài thành bởi hiên.
Hệ thống mái của tồ tiền tế có hai lớp ngói, bên trong là lớp ngói lót
bên ngồi là lớp ngói mũi hài. Hai tàu mái gặp nhau ở vỉ ruồi bằng sành. Mà
chúng ta ít gặp. Nối giữa hai đầu mái là hệ thống kẻ xó được bào trơn soi vỏ
măng, đầu kẻ được chạm khắc hình rồng, như vậy tồ tiền tế là một cơng
trình kiến trúc đồ sộ, vững chãi.
Kích thước toà tiền tế;
Chiều dài toà tiền tế là: 14m


Chiều rộng toà tiền tế là: 4m
Khoảng cách giữa các cột gian giữa là: 2m
Cột cái cách cột quân là: 1,2m
Chu vi cột cái: 1m
Chu vi cột quân: 0,90m
Chiều cao cột cái: 4m
Từ đất đến giọt ranh: 2m
* Hậu cung
Hậu cung là một ngôi nhà 2 gian được làm khá đơn giản theo kiểu nhà

tường hồi bít đốc, với tổng diện tích là 12 m 2. Các vì kèo của cung cấm có kết
cấu theo kiểu vì q giang gối đầu lên tường. Nghệ thuật chạm khắc các vì
kèo đơn giản chỉ được bào chơn và kẻ soi phần tường đầu hồi được trạm trổ
vì cửa sổ lấy ánh sáng tinh, phần mái được lập bằng ngói mũi hài. Bờ nóc và
bờ dải cũng chỉ được bó vía.
Kết cấu kiến trúc theo kiểu giá chiêng chồng rường con nhị, cốn chồng
rường, được đặt trên hệ thống xà ngang, phần xà ngang được đỡ bởi hệ thống
tường bao quanh, khám cung được bao kín bởi hệ thống cửa bức bàn, xung
quanh là nơi giá ngự bất khả xâm phạm của thánh thần.
Lối vào hậu cung được thiết kế thành một cửa chính và hai cửa phụ, hai
bên đắp phù điếu quan văn và quan võ. Mái được làm theo kiểu quá giang gối
tường, vì kèo suốt, lập bằng ngói mũi hài. Đây là nơi ngự của thần thành
hoàng làng, chốn thâm cung bí ẩn nhất của ngơi đền. Ngai thờ được đặt ở vị
trí cao nhất, cùng với các đồ thờ được bày ở phía trước như cây nến, đài nước,
bát hương, mâm bồng và các đồ tế lễ khác.
Nhà hậu cung đình Cẩm La có kết cấu kiến trúc hình chữ Đinh: (J), hậu
cung là nơi thờ tự chính của đình và kiểu kiến trúc đó làm tăng thêm vẻ thâm
nghiêm kín đáo của nơi thờ tự.
*Tả - hữu mạc


Nhà tả - hữu mạc ở hai bên mỗi bên dài 8m, rộng 4m, được chia làm 3
gian, đây là hai dãy nhà được xây theo kiểu tường hồ bít đốc tay ngải, nền
cách mặt đất 15cm, láng gạch đỏ hồn tồn. Nhà bên trái 2 mặt hồi có tường
qy kín, mặt sau tường có 2 cửa sổ khơng có cách mà là những chấn song sắt
được sơn màu xanh, mỗi cửa có kính thước là 100x60cm. Mặt trước khơng có
tường bao. Nhà bên phải cơ bản cũng giống như nhà bên trái chỉ khác tường
sau khơng có cửa mà chính là tường bao của di tích.
Bộ mái được làm theo mái chảy, hai mái cân đối nhau, hai nhà được
lợp bằng ngói mũi hài, bờ nóc được đắp bằng vơi vữa. Bờ dải vng góc với

bờ nóc, chạy thẳng và giật cấp tay ngai. Bờ dải và bờ nóc khơng trang trí mà
chỉ là những đường soi gờ kẻ chỉ đắp bằng gạch vữa đơn giản. Trên hệ thống
mái cịn có hồnh là những gỗ vng đóng bén có soi gờ, dưới là hệ thống rui
có hình vng, kích thước khoảng 5cm được ghép lại với nhau để giúp cho
mái khỏi bị xơ.
Bộ vì được làm theo kiểu giá chiêng chồng rường, đỡ thượng lương là
một đấu hình thuyền, đấu này tì trực tiếp lên thanh rường thứ nhất, rường này
đỡ đơi hồnh thứ nhất và chồng lên thanh rường thứ hai thơng qua hai đấu
vng thót đáy. Tất cả các cấu kiện ở đây khơng trang trí mà chỉ được bào
trơn và bào đánh bóng.
2.2. Giá trị nghệ thuật
2.2.1. Trang trí trên kiến trúc
Đình làng bao giờ cũng được xây ở nơi tôn nghiêm, cao ráo, sang trọng
nhất của cả làng. Đình cũng là nơi dân làng hội họp giải quyết việc làng, việc
nước, đình làng là những đình làng ở miền Bắc là kho tàng phong phú về điêu
khắc dân gian, phản ánh đời sống hàng ngày của người dân và ý tưởng thẩm
mỹ của họ.



×