PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Dân tộc Việt Nam đã trải qua một quá trình lịch sử thăng trầm hơn
4000 năm dựng nước và giữ nước, tạo nên một quốc gia độc lập có nền
văn hiến rực rỡ. Q trình lịch sử đó đã để lại một kho tàng di sản văn
hóa vơ cùng phong phú và giá trị, trong đó một bộ phận được vật chất hóa
cơ đọng lại ở dạng các di tích lịch sử văn hóa. ở bất kì nơi đâu trên đất
nước Việt, chúng ta đều bắt gặp những di tích lịch sử văn hóa về như:
Đình, chùa, đền miếu, lăng…
Di tích lịch sử văn hóa là những trang sử sống có sức thuyết phục
lớn đối với mọi thế hệ. Bởi tiềm ẩn sâu dưới dáng vẻ rêu phong cổ kính
của di tích là cả một bảo tàng sống về kiến trúc điêu khắc, nghệ thuật,
trang trí, phong tục cổ truyền, tín ngưỡng tâm linh bản địa và niềm tin của
dân tộc Việt Nam.
Có thể nói di tích lịch sử văn hóa là điểm nhấn, nơi kết tinh hội tụ
và tỏa sáng văn hiến Việt Nam trong suốt dọc dài lịch sử, là nét duyên
thanh tú và làm bật bề dày lịch sử của mỗi miền quê. “ Chúng vừa là
những tảng đá nền kê chân cột để tạo dựng, vừa là những bằng sắc để
chứng minh, vừa là nét vàng son của phẩm chất đặc trưng, vừa là linh hồn
của những giá trị thiêng liêng trên mảnh đất ngàn năm văn vật.”1
Tìm hiểu về di tích lịch sử văn hóa là tìm về cội nguồn của lịch sử
dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hóa của dân tộc để kế thừa và phát
triển, góp phần làm đẹp thêm truyền thống văn hóa quí báu của dân tộc.
Những di tích ấy sẽ trở nên có ý nghĩa lớn lao nếu chúng ta đi sâu vào
nghiên cứu phân tích, bóc tách lớp văn hóa chứa đựng trong đó. Từ đó
chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về cội nguồn văn hóa dân tộc, biết lựa chọn khai
1
Ban quản lý di tích và danh thắng Hà Nội (2000), Di tích lịch sử văn hóa Hà Nội, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội, tr.11.
1
thác cũng như bảo tồn phát huy những tinh hoa, truyền thống đạo đức,
thuần phong mỹ tục và lấy đó làm nền tảng xây dựng một nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Sinh ra và lớn lên ở vùng đất có bề dày lịch sử ở phía Bắc thủ đơ
Hà Nội với mong muốn mở cuộc “ hành hương ”, tìm về cội nguồn quê
hương mình, đồng thời cũng là một sinh viên năm thứ ba khoa Bảo tàng
với niềm say mê nghề nghiệp cùng các kiến thức đã tập hợp được trong
quá trình học tập, em đã quyết định chọn đề tài: “ Tìm hiểu di tích đình
Cổ Châu” cho bài tiểu luận của mình.
2. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận là Đình Cổ Châu ( Thơn Cổ
Châu, xã Vân Hà, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội).
3. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian:
Nghiên cứu di tích đình Cổ Châu gắn liền với quá trình hình thành,
tồn tại của di tích từ khi khởi dựng cho đến nay.
- Về khơng gian:
Nghiên cứu di tích đình Cổ Châu trong khơng gian lịch sử - văn hóa của
vùng đất nơi di tích tồn tại.
4. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu về vùng đất, con người nơi di tích đình Cổ Châu tồn tại
làm cơ sở cho việc nghiên cứu di tích.
- Tìm hiểu q trình hình thành và tồn tại của di tích đình Cổ Châu
từ khi khởi dựng cho đến nay.
- Nghiên cứu, khảo tả các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của
di tích đình Cổ Châu như: lịch sử, kiến trúc, điêu khắc, trang trí, lễ hội…
- Nghiên cứu thực trạng tồn tại của di tích đình Cổ Châu hiện nay.
- Đề xuất một số phương án khả thi để bảo tồn, phát huy giá trị vốn
có của di tích đình Cổ Châu trong bối cảnh hiện nay.
2
5. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin: Duy vật lịch sử và
Duy vật biện chứng.
- Phương pháp khoa học được sử dụng để tiến hành nghiên cứu:
Bảo tàng học, Bảo tồn di tích lịch sử – văn hóa, Khoa học lịch sử, Khảo
cổ học, Dân tộc học, Xã hội học…
- Các phương pháp khác: Thống kê, so sánh, phân tích, nghiên cứu
tài liệu…
6. Bố cục bài tiểu luận.
Ngoài phần mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và phần Phụ lục, bố cục
bài viết gồm ba chương. Cụ thể như sau:
Chương 1: Diễn trình lịch sử đình Cổ Châu
Chương 2: Giá trị kiến trúc nghệ thuật và lễ hội đình Cổ Châu
Chương 3: Bảo tồn và phát huy tác dụng của di tích đình Cổ Châu
Trong quá trình thực hiện đề tài em đã tập hợp và sử dụng các tài
liệu cần thiết như: giáo trình, tài liệu lịch sử, tài liệu liên quan đến các
cơng trình kiến trúc,... Tuy nhiên, phần lớn trong tiểu luận là kết quả khảo
sát thực tế tại di tích dưới sự hướng dẫn của giáo viên chuyên ngành.
Em xin trân thành cảm ơn sâu sắc tới cô Phạm Thu Hằng, cùng các
thầy cô trong khoa bảo tàng đã tận tình chỉ bảo trong suốt quá ttình
nghiên cứu. Qua đây em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn về sự giúp đỡ của
mình tới tồn bộ các UBND xã Vân Hà và nhân dân làng Cổ Châu đã tạo
điều kiện giúp đỡ em hoàn thành tiểu luận này. Do trình độ cịn hạn chế,
tư liệu viết về di tích lại q ít, thời gian nghiên cứu khơng nhiều, bài viết
chắc chắn khơng tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính mong sự giúp đỡ
của thầy cô và các bạn để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin trân thành cảm ơn!
3
CHƯƠNG 1: DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ VĂN HĨA DI TÍCH
ĐÌNH CỔ CHÂU
1.1. Lịch sử vùng đất nơi di tích tồn tại
1.1.1. Vị trí địa lý.
Làng Cổ Châu có tên Nơm là làng Dâu, tên gốc là trại Tế Áng. Đầu
thế kỷ XIX là một thôn của xã Thiết úng, tổng Hà Lỗ, huyện Đông
Ngàn, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc (từ năm 1831 trở đi đổi thành tỉnh
Bắc Ninh). Trước năm 1945 Cổ Châu là xã thuộc tổng Hà Lỗ, huyện
Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Sau cách mạng tháng Tám Cổ
Châu cùng với các thôn Vân Điềm, Thiết úng, Hà Khê thành xã Vân Hà,
huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Năm 1961, xã Vân Hà sáp nhập về huyện
Đơng Anh, ngoại thành Hà Nội, từ đó đến nay được giữ nguyên tên và
địa vực hành chính.
Vân Hà là xã nằm về phía Đơng Bắc của huyện Đơng Anh, phía
Bắc giáp xã Thuỵ Lâm, phía Nam giáp xã Dục Tú, phía Tây giáp xã
Liên Hà, phía Đơng giáp xã Phù Khê, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
1.1.2. Lịch sử thơn Cổ Châu.
Cổ Châu vốn có tên Nơm là làng Dâu, là một trong 5 làng thuộc xã
Vân Hà nằm về phía Đơng của huyện Đơng Anh, thuộc vùng Kinh Bắc
nơi có nền văn hố lâu đời, gắn với nhiều di tích lịch sử văn hố mang
đậm truyền thuyết dân gian như Dực Công, Minh Công thời Hùng Vương
thờ ở đình Hà Lỗ, Hà Hương; hay đình Thiết úng, Hà Khê, Vân Điềm thờ
về vị thần có liên quan đến Hùng Vương dựng nước; Thuỷ Hải, Đăng
Giang, Khổng Chúng thời hai Bà Trưng thờ tại đình Hà Vĩ, xã Liên Hà;
hay vị Đông Bảng từng giúp Hai Bà Trưng thu lại 65 thành trì được thờ
tại đình thơn Gia Lộc, xã Việt Hùng…Cổ Châu là một làng Việt cổ được
tạo dựng từ rất lâu đời, cùng với thời gian truyền thống văn hoá của làng
4
được khẳng định và bồi đắp dầy thêm trong lịch sử dân tộc. Đi cùng với
sự phát triển của các làng xã cổ, người dân Cổ Châu đã kiến tạo nên
những cơng trình văn hố đó là các ngơi đình, ngơi chùa để phục vụ nhu
cầu sinh hoạt văn hố, tín ngưỡng của nhân dân địa phương và trong
vùng.
Ngày nay Cổ Châu là một trong các làng nghề gỗ chạm truyền
thống nổi tiếng của huyện Đông Anh. Sản phẩm gỗ chạm của làng ngày
càng phát triển về cả chất lượng, kỹ thuật chế tác và thể loại hàng. Các
mặt hàng của thôn Cổ Châu không những được tiêu thụ ở trong nước mà
nhiều mặt hàng còn được xuất khẩu sang các nước lân cận.
1.1.3. Cư dân thôn Cổ Châu.
Trải qua bao thế hệ nói tiếp nhau, nhân dân thơn Cổ Châu vẫn ln
gắn bó mật thiết cánh đồng, đó là nguồn sống chính với họ.Bên cạnh đó
họ cịn là những người có bàn tay khéo léo, bởi cuộc Cổ Châu là một
trong những làng nghề gỗ chạm truyền thống nổi tiếng của huyện Đơng
Anh.
Ở xã Vân Hà nói chung và thơn Cổ Châu nói riêng thì nhân dân
chủ ú đều theo đạo Phật với truyền thống cúng giỗ tổ tiên, ơng bà. ở
mỗi làng đều có đình, chùa riêng. Mỗi đình đều có thờ thần hồng là vị
nhân thần có nhiều cơng lao được cả làng tơn kính và thờ phụng. Các
chùa đều thờ Phật. Chính những ngơi đình, ngơi chùa ấy từ lâu đã là nơi
bảo trợ tinh thần cho người dân. Đạo Phật là chủ yếu đã có và tồn tại
ngay từ khi lớp người đầu tiên đến sinh cơ lập nghệp ở nơi đây.
Đến đầu thế kỷ XIX đạo Thiên chúa bắt đầu du nhập vào xã Vân Hà
song dù theo đạo Phật hay đạo Thiên Chúa thì nhân đân ở các thơn nói
riêng và trong tồn xã nói chung đều có nguồn gốc sinh ra từ dịng giống
Âu- Lạc. Họ vẫn là những người có truyền thống yêu nước nồng nàn.
Đến nay, nhân dân thôn Cổ Châu nói riêng và nhân dân xã Vân Hà, Đơng
Anh nói chung có thể tự hào về lịch sử đấu tranh cách mạng của cha ông
5
ta đó là sự kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước của tổ tiên để lại.
Nối tiếp truyền thống lịch sử tốt đẹp đó nhân dân Vân Hà luôn nêu cao
tinh thần làm chủ dũng cảm đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và tay sai, đình Cổ Châu
được dùng làm nơi đóng qn của bộ đội và du kích địa phương. Từ năm
1948 - 1949 đình được sử dụng là nơi đặt trụ sở làm việc của Uỷ ban
hành chính huyện Từ Sơn, nhân dân địa phương đã bảo vệ an toàn cho cơ
quan của huyện đến năm 1950 mới rút đi nơi khác. Trong các cuộc kháng
chiến nhân dân thôn Cổ Châu luôn vững tin theo Đảng phục vụ kháng
chiến cho đến ngày hồ bình lập lại.
Thời kỳ chống Mỹ nhân dân Cổ Châu theo lời hiệu triệu của Đảng
và Bác Hồ thanh niên hăng hái lên đường đi chống Mỹ, các phong trào
thi đua lao động sản xuất, động viên tuyển quân với khẩu hiệu: “Tay cày,
tay súng”, “Hậu phương thi đua với tiền phương”…phát triển mạnh mẽ,
luôn là địa phương đi đầu trong mọi phong trào của xã Vân Hà, huyện
Đông Anh, thành phố Hà Nội.
1.2. Niên đại xây dựng và những lần trùng tu đình Cổ Châu.
1.2.1. Niên đại xây dựng đình Cổ Châu.
Di tích đình Cổ Châu được xây dựng từ khá sớm, trải qua những
bước thăng trầm của lịch sử dân tộc, đến nay đình khơng cịn giữ được
những tư liệu nói về năm khởi dựng ngơi đình. Theo các cụ bơ lão của địa
phương cho biết đình Cổ Châu được khởi dựng từ rất lâu đời ở phía Nam
của làng, sau đó được chuyển về phía Bắc cạnh khu vực mộ bà Vĩnh Huy,
đến năm 1951 đình và chùa làng được trùng tu xây dựng tại vị trí phía
Tây Nam của làng.
Căn cứ vào một số hiện vật còn được lưu lại cho tới ngày nay tại di
tích như: một bia đá tứ trụ hoa văn Hậu Lê, một đạo sắc phong có niên
hiệu Duy Tân tam niên bát nguyệt thập bát nhật tức ngày 18 tháng 8 năm
Duy Tân thứ 3 ( 1909 ), một đạo sắc phong có niên hiệu Khải Định cửu
6
niên thất nguyệt thập ngũ nhật tức ngày 25 tháng 7 năm Khải Định thứ 9 (
1924 ); ngoài gia đình cịn có một số di vật mang phong cách nghệ thuật
thời Nguyễn thế kỷ XIX thì cán bộ ban quản lí di tích và danh thắng Hà
Nội đã nhận định rằng đình Cổ Châu được ra đời ít nhất vào thời Hởu Lê.
1.2.2. Những lần trùng tu lại di tích.
Thời Nguyễn thế kỷ XIX có tu bổ sửa chữa nhiều lần, sau đó là
trung tâm sinh hoạt văn hố tín ngưỡng của nhân dân địa phương. Cuối
năm 1950, đình tiến hành tiêu thổ kháng chiến, các đồ thờ chuyển về
Điếm của làng và giữ tại nhà dân, sau ngày kháng chiến thành cơng năm
1954 chùa, đình của làng thờ tạm tại Điếm xóm.
Năm 2001 đình Cổ Châu được trùng tu xây dựng lại tại khu đất
riêng tách biệt với chùa làng, một số đồ thờ được sưu tầm và cơng đức
của nhân dân địa phương nên di tích ngày một khang trang hơn.
1.3. Lịch sử về vị thành Hoàng làng được thờ trong di tich.
Do thời gian và chiến tranh tàn phá nên kiến trúc cổ của đình bị
mai một hiện chỉ còn một số tư liệu, hiện vật được bảo quản tại đình như:
Thần tích, sắc phong, long ngai, bài vị…cùng tư liệu trong dân gian cho
biết đình Cổ Châu là nơi thờ bà chúa Vĩnh Huy - một vị tướng của thời
Hai Bà Trưng làm thành hoàng làng. Lai lịch và sự tích của vị thần được
sử sách xưa và nay ghi chép lại khá nhiều. Sự tích vị thần tiêu biểu là
cơng chúa Vĩnh Huy được Hàn Lâm lễ viện Đơng các đại học sĩ Nguyễn
Bính soạn vào ngày tốt tháng giêng năm Hồng Phúc thứ nhất (1572).
Đến ngày tốt trung thu tháng 8 năm Vĩnh Hựu thứ 6 (1740) nội các Bộ
Lại Nguyễn Hiền tuân theo chính bản sao lại có thể tóm tắt như sau:
Vào cuối thời Hùng Vương thứ 18, trải qua các triều Tây Hán,
Đơng Hán có người con gái nhà họ Tống quê Yên Tử, huyện Đông Triều
tên gọi là Vĩnh Huy. Năm vừa tròn 16 tuổi phong tư yểu điệu, nhan sắc
tuyệt vời, mắt phượng mày ngài, môi đỏ như son, da trắng như tuyết,
mười phân vẹn mười nhưng vẫn chưa có ơng tơ bà nguyệt xe dun. Bà
7
xuất thân trong gia đình thi thư lễ nhạc lại giầu có, khơng may cha mẹ
mất sớm. Vốn là người hâm mộ đạo Phật, Bà luôn làm theo việc thiện,
cứu giúp người nghèo, đem của cải gia sản vờ đi buôn bán nhưng kỳ thực
là đem tu sửa đền, chùa, miếu mạo và chẩn cấp cho người nghèo. Một
hôm Bà đi đến đầu trại Tế áng, trang Thiết úng, huyện Đông Ngàn, phủ
Từ Sơn, đạo Kinh Bắc (xưa gọi là quận Vũ Ninh) thì vào trụ trì tại ngơi
chùa ở đó để tham thiền học đạo. Ngày ngày bà Vĩnh Huy luôn hương
đăng cầu cúng, trùng tu tượng Phật, chẩn cấp cho người nghèo, ngầm
làm điều thiện, không làm điều ác. Chính vì vậy mà người và vật của trại
đều yên ổn tốt tươi. Già trẻ trong trại đều kính phục đức cao ân lớn của
Bà.
Phụ lão trong trại thưa:
Từ khi Thái Bà đến đây nhân dân đều an cư lạc nghiệp đó là nhờ
vào đại đức của Thái Bà. Trại chúng thần khơng có gì để báo đáp chỉ xin
làm thần tử của Thái Bà, sau khi Thái Bà trăm tuổi bản trại sẽ phụng thờ
mãi mãi. Thái Bà đồng ý. Sau đó qn Hán do Tơ Định đứng đầu đem 10
vạn quân đến xâm lược nước ta, muôn dân lầm than cực khổ. Lúc này
cháu của Hùng Vương là Trưng Trắc báo thù cho chồng, cùng em là
Trưng Nhị nổi lên chống lại Tô Định. Quả là hào kiệt trong đám nữ nhi
thánh thần trên thần thế, Hai Bà đã tỏ hùng uy nổi lên đánh giặc. Lúc này
nam nhi chưa có ai thao lược tài trí hơn. Hai Bà hiệu triệu cho các châu
huyện có người nào thơng minh, tài trí dũng lược hơn người có thể tham
gia chống giặc các nam tướng nam binh, nữ tướng nữ binh đều tuyển mộ,
rất nhiều nơi đã đưa quân đến đồn trại của Hai Bà để sơ tuyển. Ai có tài
năng phong làm cung tước. Vừa nghe được hiệu triệu của Hai Bà Trưng
lại sẵn có trí giúp nước, cứu dân nên Thái Bà đã mộ được hơn 1000
hương binh, tất cả đều mặc nam phục đến đồn của Hai Bà Trưng ứng
tuyển. Do có kỳ tài lại dũng lược như con trai nên thăng từ Thị Nội tần
cung cơng chúa làm Hữu tướng qn, cịn Trưng Nhị là Tả tướng quân.
8
Hai Bà cùng các tướng hội đàm về sách lược tấn công kẻ địch, cầu xin
Tản Viên Sơn Thánh lập đàn tại cửa sông Hát để cầu khẩn bách thần. Hai
Bà cầu song hô âm binh trăm hàng vạn đội cùng hội với các tướng sĩ
đem 5 vạn tinh binh đi đến đồn của Tô Định ở Lãng Bạc quyết sống mái
một trận. Quân Tô Định đại bại, chém đầu giặc mấy ngàn tên, thu nhiều
chiến lợi phẩm chia đều cho các sĩ tốt, cho thần tử các trang trại cứu bần,
dưỡng lão. Hai Bà đã thu 65 thành trở về nước ta, ca khúc khải hồn trở
về lên ngơi gọi là Trưng Nữ Vương, mở hội ăn mừng gia phong tướng sĩ
có thứ bậc. Trưng Nữ Vương ở ngơi được 3 năm thì tướng Mã Viện nhà
Hán gọi là Phục Ba đem 10 vạn tinh binh và 8 ngàn ngựa chiến sang
đánh Hai Bà để rửa nỗi nhục trước đây. Trưng Nữ Vương rất lo lắng
triệu Hữu tướng Vĩnh Huy và các tướng quyết định quyết chiến với quân
giặc. Trong khi chưa biết quyết sách ra sao thì quân Mã Viện đã bốn mặt
vây kín, quân lính trùng trùng điệp điệp hị hét xơng lên, Trưng Nữ
Vương và bà Vĩnh Huy đều bị vây khốn trong thành. Bà than rằng: “Cơ
đồ của Trưng Nữ Vương đến đây là hết, hãy mặc cho tự nhiên vậy”.
Trưng Nữ Vương và Vĩnh Huy cưỡi ngựa hai tay hai kiếm hô tướng sĩ
phá vịng vây nhưng khơng được, Hai Bà thua trận, chạy lên núi mà hố.
Cịn bà Vĩnh Huy thì bị Mã Viện bắt sống. Thấy bà có nhan sắc, Mã
Viện dụ bà lấy hắn. Bề ngồi bà nói là đồng ý nhưng trong lịng khơng
chịu, bà dùng mưu thốt chạy và trốn vào chùa của trại Tế áng, trang
Thiết úng, huyện Đông Ngàn thắp hương cầu Phật, hôm sau triệu phụ lão
thần tử trong trại đến nói: “Trước đây ta có chút công làm phúc đã được
phụ lão thần tử trong trang trại báo đáp rất hậu, đối với ta thế là nhiều
lắm. Nay ta giúp nước đã bị thất cơ bại trận nên trở về đây. Di mệnh
ngàn năm của ta là gửi lại cho trại các ngươi 10 hốt vàng, các phụ lão
nhận lấy, ngày sau mua ruộng đất để cúng tế”. Bà nói song thì hố, đó là
ngày 10 tháng giêng.
9
CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT VÀ
LỄ HỘI DI TÍCH ĐÌNH CỔ CHÂU
2.1. Giá trị kiến trúc.
2.1.1. Khơng gian cảnh quan và bố cục mặt bằng của di tích.
2.1.1.1. Khơng gian cảnh quan.
Đình Cổ Châu hiện toạ lạc trên một khu đất cao, rộng nằm về phía
Tây Nam của thôn trong khu vực cư trú của thôn làng. Các bộ phận cấu
thành di tích bao gồm: Sân đình, được trồng một số cây tạo cảnh quan và
bóng mát, tiếp theo là kiến trúc chính có bố cục mặt bàng theo lối chữ
Đinh: Đại đình và hậu cung.
2.1.1.2. Bố cục mặt bằng.
Mở đầu khu di tích là một khoảng sân rộng lát gạch Giếng Đáy kích
thước 30x30 cm. Bên phải sân là trường mầm non của thôn, bên trái là
đường chính đi vào thơn, phía ngồi là khoảng sân gạch chia ô trồng cây
cổ thụ, đây cũng là vị trí để diễn ra các trị chơi dân gian trong những
ngày lễ hội.
Theo các cụ cao tuổi trong làng cho biết: trước đây đình có bố cục
như sau: Tiền tế ba gian hai chái, trong nhà làm sàn bằng gỗ lim khá
vững chắc, hậu cung ba gian, phía trước là hai dãy nhà tảo mạc mỗi bên
ba gian, bên cạnh là ao đình, phía trước là cổng đình với bốn cột đồng trụ.
Các kiến trúc này đều bị phá dỡ trong chiến tranh.
10
Đại đình quay hướng Nam là một ngơi nhà ba gian, hai chái nhà
làm kiểu bốn mái với các đầu đao uốn cong lên trông bề thế nhưng vẫn
mềm mại, hai góc trước đình xây hai trụ gạch để đỡ đầu đao. Mái lợp
ngói ta, nền lát gạch 30x30 cm. Bờ nóc mái đắp hình rồng chầu mặt trời,
hai bên bờ dải có các con xơ hình nghê chầu, bốn góc đao là bốn rồng
chầu. Phía trước đình là hàng hiên rộng khoảng 1m, bậc tam cấp có bốn
con rồng chầu. Phía trước mở ba cửa, gian giữa theo lối “thượng song hạ
bản”, hai gian bên là cửa cánh gỗ ghép ván.
Hậu cung làm nối liền với gian giữa của nhà đại đình gồm hai gian
dọc, kết cấu chồng diêm hai tầng, mái lợp ngói ta, nền lát gạch.
2.2. Kết cấu kiến trúc và trang trí trên kiến trúc tại di tích.
2.2.1. Kết cấu kiến trúc.
Kết cấu kiến trúc của tồ đại đình trơng rất bề thế với bốn bộ vì
chính và hai phần mái chái ở hai bên. Các bộ vì chính được thiết kế theo
một kiểu chung “thượng chồng rường giá chiêng hạ là kẻ và bẩy” vì trung
là các bức cốn trang trí “tứ linh”, “tứ quí”. Riêng hai vì gian giữa được
người xưa thay bằng những cây gỗ dày để trang trí. Hai mái chái làm cân
xứng chồng xà trụ chốn trên xà nách về hai bên. Mỗi bộ vì chính được
định vị trên bốn hàng chân cột bằng gỗ rất chắc chắn, cột được làm kiểu
“thượng thu hạ thách” và một hàng chân gối tường. Lịng nhà đại đình
được để trống tạo khơng gian thống rộng cho sinh hoạt văn hố cộng
đồng.
Phía trên chính giữa đại đình được trang trí một màn giếng bằng gỗ
sơn son thếp vàng lộng lẫy các văn cánh sen, bốn góc là hình phượng
chầu trơng rất đẹp mắt, phía trước cửa hậu cung là bức cửa võng trang trí
rồng chầu, phía dưới chia thành nhiều ơ trang trí phượng vũ, hổ phù, thần
qui lạc thư, “tứ quí”, “tứ linh”, giữa các ô là là bức đại tự “Thanh hương
vạn đại” có nghĩa là tiếng thơm lưu vạn đời. Theo quan niệm nho giáo
11
xưa các hoa văn này có tính chất đề cao sự học hành đỗ đạt của cộng
đồng cư dân.
Hậu Cung có kết cấu kiến trúc với ba bộ vì gỗ, vì ngồi giáp cửa
hậu cung được bưng ván gỗ và hồnh phi kín, vì trong thiết kế theo kiểu
“thượng giá chiêng” có bẩy ngắn đỡ mái trên, kèo chồng xà đỡ mái dưới
tạo thành chồng diêm hai tầng mái, phần cổ diêm làm chấn song ngắn.
Chính giữa hậu cung xây bệ gạch đặt các đồ thờ tự làm ban thờ thành
hồng làng.
2.2.2. Trang trí kiến trúc đình Cổ Châu.
Trang trí trên kiến trúc đình Cổ Châu tập trung chủ yếu ở tồ đại
đình. Đây là một kiến trúc đẹp với bộ khung vì chắc khoẻ, bền vững với
nhiều mảng trang trí nghệ thuật. Hầu như ở các thân kẻ trường, kẻ hiên
đều có chạm nổi các văn mây, cúc dây, lá hoá rồng … Nổi bật và đẹp hơn
cả là bốn bức cốn nách ở gian giữa đại đình và cũng là các xà chồng, với
nhiều mảng chạm khắc mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Đề tài
trang trí chủ yều là rồng, phượng… Rồng ở đây được chạm rất sống động
răng nhơ hẳn ra ngồi trơng rất dữ tợn, râu thành các đao mác dài uốn
khúc nhiều lớp và vươn xa tạo nên một bức tranh chạm khắc sinh động
mạnh mẽ nhưng không kém phần uyển chuyển. Đây là phong cách đặc
trưng của nghệ thuật trang trí thời Nguyễn. Bên cạnh đó có các đề tài
trang trí “tứ linh”, những con vật mang biểu tượng của sự bền vững thanh
cao, cũng giống như đất trời chuyển vận quanh năm theo chu kỳ (xuân,
hạ thu, đông) "Xuân sinh - Hạ trưởng - Thu thu - Đông tàn" không lúc
nào ngừng, khơng có bắt đầu và cũng khơng bao giờ kết thúc, tiêu biểu
cho sự vĩnh hằng.
Trên các thân xà, kẻ, con rường được trang trí cúc dây, phượng vũ,
chữ thọ, vân mây, sóng nước trơng rất đẹp mắt.
Bốn đầu dư, ở hai vì gian giữa là các đầu rồng mang phong cách
của nghệ thuật chạm khắc thời Nguyễn với đặc tả rồng chạm lộng, chạm
12
bong kênh tạo nên một khối đặc hoa văn họa tiết trang trí. Nét nổi bật ở di
tích là nghệ thuật chạm khắc được tập trung chủ yếu trên bức cửa võng
gian giữa nhà đại đình, nơi diễn ra các nghi lễ phụng thờ thần hồng làng.
Đặc biệt trong đình cịn một bức y mơn gỗ trước cửa hậu cung được sơn
son thếp vàng trang trí đề tài tứ quí là di vật cịn lại của ngơi đình cổ xưa.
Trên các di vật của đình như: Ngai thờ, hương án, hịm sắc,... đề tài
trang trí chủ đạo là “tứ q”, “tứ linh”. Bên cạnh đó, ta cịn gặp những
mảng trang trí trên các đồ lễ tự như: Mâm ỷ, giá văn, đài nước,... tất cả
đều được sơn son thếp vàng làm tăng thêm vẻ uy nghiêm cho điện thờ.
Đồng thời các di vật này đều được ăn sâu vào tâm thức tín ngưỡng truyền
thống của mỗi người dân địa phương.
2.3. Một số hiện vật có trong di tích.
Trải qua thời gian dài tồn tại với những biến động thăng trầm của
lịch sử và nhất là qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ đã làm cho
kiến trúc di tích bị mai một, sắc phong thời Lê đã bị thất lạc. Tuy nhiên
hiện nay đình Cổ Châu cịn bảo lưu được một bộ di vật văn hoá, lịch sử
với nhiều chủng loại và chất liệu khác nhau. Những di vật này ngồi giá
trị tơn thêm vẻ đẹp của kiến trúc cịn là nguồn tư liệu q cho việc tìm
hiểu về lịch sử ngơi đình và đời sống vật chất, tinh thần của một làng quê
truyền thống.
*Hiện vật bằng giấy:
Một bản thần tích được Hàn Lâm lễ viện Đơng các đại học sĩ
Nguyễn Bính soạn vào ngày tốt tháng giêng năm Hồng Phúc thứ nhất
(1572), ngày tốt trung thu tháng 8 năm Vĩnh Hựu thứ 6 (1740) nội các Bộ
Lại Nguyễn Hiền tuân theo chính bản sao lại.
Hai đạo sắc phong của các triều đại phong kiến phong cho các vị
thần hồng làng đạo sắc có niên hiệu Duy Tân tam niên bát nguyệt thập
bát nhật tức ngày 11 tháng 8 năm Duy Tân thứ 3 (1909) và đạo sắc có
13
niên hiệu Khải Định cửu niên thất nguyệt nhị thập ngũ nhật tức ngày 25
tháng 7 năm Khải Định thứ 9 (1924).
*Hiện vật bằng gỗ:
Một bức cửa võng sơn son thếp vàng được chạm khá cầu kỳ, tỷ mỷ
trên cùng là trang trí rồng chầu mặt trời, bên dưới có chia nhiều ơ trang trí
“tứ linh”, “tứ q”, hổ phù, ở giữa đề 04 chữ đại tự: “Thanh hương vạn
đại” được dịch là “tiếng thơm lưu vạn đời” nghệ thuật thế kỷ XX.
Một ngai thờ bài vị trang trí rồng chầu mặt nguyệt, hoa cúc, hoa
mai, lư hương… hai đầu tay ngai là hai đầu rồng trông rất đẹp mắt, toàn
bộ sơn son thếp vàng nghệ thuật thế kỷ XIX.
Một hương án gỗ chia nhiều ơ trang trí tứ linh, tứ quí, văn chiện
sơn son thếp vàng nghệ thuật thế kỷ XIX.
Bốn bức đại tự sơn son thếp vàng nghệ thuật thế kỷ XX có nội
dung: “Trưng triều tướng quốc” dịch là “Tướng quốc triều đại Hai Bà
Trưng” và “Cổ vạn tri ân” dịch là “mãi mãi mang ơn”.
Sáu đôi câu đối sơn son thếp vàng nghệ thuật thế kỷ XX, trong đó
có câu:
Câu thứ nhất:
“Thánh đức linh thơng phù trì Trưng Vương khuynh Bắc địa
Thần uy quang chiếu chinh phạt Tô Định trấn Nam thiên”
Dịch nghĩa: “Đức thánh linh thông phù giúp Trưng Vương kinh
đất Bắc
Uy thần toả sáng đánh dẹp Tô Đinh giúp trời Nam.”
Câu thứ hai: “Vạn đại anh linh quận chủ miếu
Thiên niên tự lập Cổ Châu thôn”
Dịch nghĩa: “Vạn đời linh thiêng đền quận chúa
Ngàn năm thành lập xã Cổ Châu”
Câu thứ ba: “Đức đại an dân thiên cổ thịnh
Công lao giúp nước vạn năm dài”
14
Dịch nghĩa: “Đức lớn yên dân ngàn đời thịnh
Công lao giúp nước vạn năm dài”.
Hai biển lệnh sơn sơn thếp vàng trang trí nghệ thuật thế kỷ XIX.
Một đơi hạc gỗ đứng trên rùa sơn son thếp vàng nghệ thuật thế kỷ
XX.
Một bộ siêu đao biển lệnh sơn son thếp vàng nghệ thuật thế kỷ XX.
Một đôi ngựa thờ bằng gỗ nghệ thuật thế kỷ XX.
Một bức y môn gỗ sơn son thếp vàng trang trí tứ linh nghệ thuật
thế kỷ XIX.
Một đài nước trang trí hoa dây, sóng nước sơn son thếp vàng nghệ
thuật thế kỷ XIX.
*Hiện vật bằng đá:
Một bia tứ trụ mờ chữ hoa văn thời Hậu Lê
*Hiện vật bằng gốm:
Ba đơi lục bình sứ nghệ thuật thế kỷ XX.
* Ngồi ra, tại di tích đình Cổ Châu cịn có các đồ tế tự khác như:
Bộ đài nước, ống hương, cây nến đồng, lọ hoa, cây đèn, bát hương sứ, ...
với số lượng khá nhiều. Các di vật này đã gắn bó chặt chẽ với di tích và
càng làm tăng thêm phần giá trị cho di tích.
2.4. Lễ hội truyền thống và các hoạt động văn hóa trong di tích.
Hàng năm lễ hội làng Cổ Châu diễn ra vào hai dịp: từ mồng 9 đến
ngày 13 tháng giêng, tương truyền là ngày hoá của bà Vĩnh Huy, ngày
16/ 10 là ngày khánh hạ. Dịp này trước đây dân làng thường mổ trâu để tế
thần. Ngoài ra dân làng cịn có lệ hạ điền (mồng 10/4) và thượng điền
(mồng 10/7). Trong hội tháng Giêng có tục các gia đình mang cỗ chay
gồm bánh dày, bánh chưng, bánh mật, chè kho, mía tiện đến khao quan
viên và tồn dân. Trong hội tháng 10 trước đây đáng chú ý có lễ tế,
nghênh rước từ Mộ bà Vĩnh Huy về đình và lệ thi dệt cửi (dệt vải) để
tưởng nhớ công lao truyền bảo nghề của bà Vĩnh Huy. Các dòng họ cử
15
những cô gái xinh đẹp, khéo dệt ra dự thi. Giải thưởng cho người dệt
được nhiều vải và vải đẹp chỉ là chiếc khăn điều hay gói trầu têm cánh
phượng nhưng dịng họ có người được giải tin rằng năm đó sẽ gặp nhiều
may mắn, vì thế hàng ngày các bậc tay nghề cao thường truyền dạy tỷ mỷ
kinh nghiệm nghề nghiệp cho con cháu và các cô gái phải cố gắng, bền bỉ
ngồi bên khung dệt hàng ngày. Bên cạnh đó có các trị chơi dân gian đa
dạng như: chọi gà, vật, các hoạt động văn hoá văn nghệ…
Hiện nay lễ hội làng Cổ Châu vẫn được duy trì hàng năm và tổ
chức trang nghiêm nhưng có sự giản lược và rút gọn hơn, lệ thi dệt cửi
khơng cịn duy trì được đặc biệt với đặc điểm là làng nghề truyền thống
nên đây cũng là ngày dân làng tổ chức quảng bá những sản phẩm của quê
hương với các du khách gần xa đến dự lễ hội của làng.
16
CHƯƠNG 3: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY TÁC DỤNG CỦA
DI TÍCH ĐÌNH CỔ CHÂU
Di tích là một sản phẩm mang tính văn hóa của con người để lại
trong lịch sử. Đó là một giá trị tự thân mang theo những vấn đề nhất định
về lịch sử và xã hội. Chúng là một trong không nhiều những minh chứng
để xác nhận quá khứ, chúng là một sản phẩm, là mọt phần cụ thể nhất của
bản sắc văn hóa dân tộc.
Ngày nay, di tích lịch sử - văn hóa giữ một vai trò quan trọng trong
đời sống xã hội, chúng là những bằng chứng quan trọng trong cuộc sống
phản ánh nên cội nguồn, lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân
tộc Việt Nam. Di tích lịch sử – văn hóa là đối tượng nghiên cứu của nhiều
ngành khoa học khác nhau như: Lịch sử, khảo cổ học, dân tộc học, kiến
trúc, mỹ thuật…
Đình Cổ Châu là di tích lịch sử – kiến trúc – nghệ thuật có giá trị.
Ở đây có mặt dấu tích của kiến trúc – nghệ thuật, điêu khắc của nhiều giai
đoạn lịch sử, các mảng chạm khắc và kết cấu kiến trúc của thời kỳ (Hậu
Lê, thời Nguyễn ) họp mặt trong cơng trình góp phần cho chúng ta nhậ
thức về nghệ thuật dân gian. Vì thế cần thiết phải bảo tồn và phát huy tác
dụng của di tích.
3.1. Trạng thái bảo quản di tích.
17
Trải qua mấy thế kỷ tồn tại bị các tác động nặng nề của chiến
tranh, kiến trúc của đình Cổ Châu hiện nay đã có phần thay đổi. Được sự
quan tâm của Đảng uỷ, chính quyền và nhân dân địa phương, đặc biệt là
của Ban bảo vệ di tích nên đình Cổ Châu được trơng nom bảo vệ chu đáo.
Đình đã có hệ thống tường rào xung quanh khu vực để tránh sự xâm lấn
hoặc chiếm dụng đất tạo ra khơng gian riêng biệt cho di tích. Việc làm
này đã thể hiện ý thức trách nhiệm của nhân dân đối với một di sản văn
hoá cần được trân trọng và bảo tồn. Tuy nhiên hiện nay các đồ thờ tự
trong di tích vẫn cịn bị thiếu như: Kiệu rước, các đồ thờ tự…Các cơng
trình kiến trúc của đình đã bị mai một trong chiến tranh chưa được trùng
tu, tôn tạo lại như: Cổng nghi môn, nhà tiền tế, nhà tả, hữu mạc…Khu mộ
bà Vĩnh Huy nằm cách xa với đình làng đã xây tường bao xung quanh
nhưng cần trồng thêm cây xanh để tạo cảnh quan cho di tích.
Ban bảo vệ di tích hoạt động dưới sự quản lý, theo dõi, chỉ đạo của
chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn hướng dẫn.
3.2. Bảo tồn trên cơ sở pháp lý.
Tất cả các di tích lich sử văn hóa là di sản quý giá của dân tộc Việt
Nam, chúng cần được bảo tồn, gìn giữ, mặt khác để thế hệ trẻ còn hiểu
đầy đủ về quá khứ, lịch sử, văn hóa của cha ơng ta. Đây là u cầu, là
nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Di tích lịch sử văn hóa thể hiện
văn hóa Việt Nam, tâm hồn Việt Nam, chính vì thế cần phải bảo lưu và
duy trì nó. Ngành văn hóa, các ban ngành có liên quan và mỗi cá nhân có
nhiệm vụ bảo tồn, gìn giữ truyền thống và phát huy giá trị di tích một
cách hiệu quả. Để làm được điều đó chúng ta cần phải có các biện pháp
bảo tồn trên cơ sở pháp lý kết hợp với các giải pháp kỹ thuật nhằm phát
huy hơn nưa mặt tích cực của di tích.
3.2.1. Các văn bản quốc tế về bảo tồn di tích lịch sử văn hóa.
UNESCO ( Tổ chức liên hợp quốc về giáo dục, khoa học và văn
hóa) đã đưa ra công ước quốc tế về di sản văn hóa và phát động thập kỉ
18
văn hóa thế giới. Đại hội đồng liên hợp quốc phê chuẩn trong đó xác định
rất rõ vị trí của văn hóa nói chung và di tích lịch sử văn hóa nói riêng với
tư cách là yếu tố điều tiết sự phát triển của xã hội. Trong đó nêu ba vấn đề
về tầm quan trọng, vị trí, giá trị của di tích lịch sử văn hóa. Cơng ước đã
nêu rõ: “ Di tích lịch sử văn hóa được xác nhận như một bộ phận quan
trọng cấu thành môi trường sống của con người. Môi trường ấy tác động
trực tiếp tới hành vi của từng cá nhân như những tế bào đầu tiên của xã
hội.”
Ngày 11 tháng 12 năm 1962 tại Pari ( Pháp ) hội đồng khóa ba cua
UNESCO phê chuẩn mọt lời khuyến cáo về việc bảo vệ vẻ đẹp và tính
chất của cảnh quan thiên nhiên với các khu vực. Việc bảo vệ không chỉ
giới hạn ở các khu vực thiên nhiên mà còn bao gồm những cảnh quan do
con người tạo ra một phần hay toàn bộ. Khuyến cáo còn đề cập tới
phương án giám sát những cơng việc có liên quan đến khu vực tồn tại của
di tích đồng thời nêu ra những chỉ dẫn về sự cần thiết phải phục hồi
những di tích và cảnh quan đã bị tổn thất và tùy theo khả năng mà phục
hồi lại dưới dạng nguyen gốc.
Tại hội đồng khóa 15 ngày 19 tháng 11 năm 1968, UNESCO lại
phê chuẩn khuyến cáo về bảo vệ tài sản văn hóa do hoạt động xã hội gây
ra, ngoài những tai họa tự phát, chiến tranh và những biểu hiện của chủ
nghĩa phá hoại di sản văn hóa, chính những hoạt động của con người đôi
khi cũng làm hại đến di sản văn hóa. Đại hội đồng đã đề cập ra việc áp
dụng hai loại biện pháp đảm bảo tính chất của khu vực di tích và các loại
di sản văn hóa khác. Khi tiến hành công việc xã hội, đảm bảo việc cứu
thốt, những di sản văn hóa trong các khu vực nhà nước hay tư nhân
chiếm giữ đồng thời tổ chức bảo vệ di chuyển một bộ phận hay toàn bộ
nếu cần thiết. Theo đó những nước thành viên của UNESCO cần áp dụng
các biện pháp có thể để bảo vệ tất cae các di sản văn hóa dưới dạng
nguyên gốc. Trong trường hợp nếu vì nguyên nhân kinh tế hay xã hội cấp
19
thiết mà di chuyển từ bỏ hay phá hoại đi đối tượng là tài sản văn hóa thì
cần áp dụng mọi biện pháp để đuy trì nó bằng cách nghiên cứu tỉ mỉ và
đo đạt chi tiết.
Năm 1972, UNESCO lại đưa ra công ước về vấn đề bảo vệ di sản
văn hóa thế giới, từ đó thúc đẩy tình đồn kết giữa các quốc gia dân tộc,
tồn nhân loại có ý thức kế thừa tồn bộ những cơng trình văn hóa.
Tại Nairobi ngày 26 tháng 10 năm 1976 khóa họp thứ 19 của đại
hội đồng UNESCO đã thông qua kiến nghị “ về trao đổi quốc tế các tài
sản văn hóa” trong đó nhấn mạnh: “ Tài sản văn hóa là yếu tố cơ bản của
nền văn minh văn hóa các dân tộc”. Tài sản văn hóa là nhưng hiện vật
biểu hiện hay chứng thực sự sáng tạo của loài người hay sự tiến hóa của
thiên nhiên và theo ý của các cơ quan thẩm quyền ở mỗi nước có hoặc có
thể có giá trị về lịch sử, nghệ thuật, khoa học hay khoa học kĩ thuật. Các
nước thành viên sẽ áp dụng điều khoản trong bản kiến nghị này, thơng
báo cho chíh quyền chức năng biết về việc triển khai thực hiện kiến nghị
này.
Tại LaHay ngày 14 tháng 5 năm 1959 thông qua UNESCO, Đại
diện của 43 quốc gia đã kí kết thỏa thuận về việc bảo vệ di sản văn hóa và
văn bản kèm theo về bảo vệ di sản văn hóa trong trường hợp có xung đột
xảy ra.
3.2.2. Một số văn bản pháp lý Việt Nam.
Trong thời kì phong kiến, di tích ln được các triều đại quan tâm
bảo vệ. Bộ luật Hồng Đức ( Thời Lê ) một trong những bộ luật thành văn
sớm nhất trong thời quân chủ ghi chép rất rõ về chi tiết từng loại tội phạm
vi phá hủy đến di tích. Ngồi việc thể hiện sự quan tâm đến di tích như
cấp sắc phong, thần phả, thần tích cho Thần. Trong cơng việc quản lý di
tích dưới thời phong kiến do bộ Lễ đảm nhận.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành cơng, Nhà nước Việt
Nam dân chủ cộng hịa non trẻ ra đời, là một trong những nhà nước dân
20