Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Tìm hiểu di tích đình nội lâu thượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.32 KB, 31 trang )

MỞ ĐẦU
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đình làng - một mảnh hồn quê, một nét đẹp của xóm làng Việt Nam, từ
lâu đã in váo tâm khảm của mỗi con người và tỏa sáng trong những áng thơ văn.
"Hôm qua tát nước đầu đình. Để quên chiếc áo trên cành hoa sen". Đã từ rất lâu
rồi, khi nói đến văn hố làng - nét văn hố của nơng thơn Việt Nam, chúng ta
liên tưởng ngay tới những hình ảnh rất đặc trưng, làm nên biểu tượng của làng
quê. Đó là những hình ảnh của "cây đa, bến nước, sân đình, bụi tre, vườn cây, ao
cá...". Từ bao đời nay, đình làng là hình ảnh thân quen, gắn bó với tâm hồn của
mọi người dân Việt, là nơi chứng kiến những sinh hoạt, lề thói và mọi đổi thay
trong đời sống xã hội của làng quê Việt Nam qua bao thế kỷ. Đình làng trang
trọng và thiêng liêng, nó gần như là đại diện, là biểu tượng của quyền lực làng
xã. Nhưng đình làng lại là nơi tụ họp mọi người trong mọi sinh hoạt cộng đồng.
Đình làng trở thành một nơi thân quen gần gũi, là nơi ở, là cuộc sống của những
người nơng dân Việt Nam. Đình làng xưa - nét đặc trưng tiêu biểu nhất của làng
quê Việt Nam.Từ xưa đến nay, người dân Việt Nam vẫn thường gọi chung đình
chùa, nhưng trên thực tế đình và chùa khơng cùng một ý thức văn hóa. Chùa là
nơi thờ Phật, ít nhiều có ảnh hưởng văn hóa Phật giáo đến từ Ấn Độ, Trung Hoa.
Cịn đình là của cộng đồng làng xã Việt Nam. Đình là biểu hiện sinh hoạt của
người Việt Nam, nơi "cân bằng" phép tắc của cuộc sống cộng đồng, nơi khai
diễn những nét tài năng, tư duy của dân làng, nhất là về tín ngưỡng, nơi để thờ
thần Thành Hồng làng, người có cơng với dân, cứu nước, giữ nước hoặc giúp
dân nghề nghiệp sinh sống Nhìn quanh đình làng, ta sẽ thấy lịng tri ân, trọng
nghĩa, trọng tài, ''uống nước nhớ nguồn'' của người Việt Nam. Tuy đình là của
dân làng nhưng thần khơng hẳn là người của làng. Hơn nữa người Việt Nam
thừa hưởng nhiều tín ngưỡng cổ sơ, nguyên thủy nên thờ và tơn kính rất nhiều vị
thần như: thần núi, thần biển, thần nước... ở Tất cả những tín ngưỡng ấy, các thế
hệ dân Việt Nam tiếp nối nhau tạo thành một nền vǎn hố đình, một nền vǎn hóa
hỗn hợp, đa dạng, có mặt nhiều thành phần tơn giáo khiến cho đình trở thành
1



một tập thể siêu thần, thành một sức mạnh vô hình, tạo một niềm tin, một niềm
hy vọng, một sức mạnh vơ hình của làng cộng đồng xã Việt Nam.
Nghiên cứu tìm hiểu về Đình, xác định các mặt giá trị của nó để tìm hiểu
văn hố truyền thống của người Việt, cung cấp tư liệu khoa học cho công tác
bảo tồn và phát huy gía trị truyền thống của làng Việt cổ truyền trong đời sống
hiện đại. Cùng với thời gian, các ngơi Đình làng do thời tiết khắc nghiệt, đất
nước chiến tranh, và cũng do bàn tay cố tình hay vơ tình của con người do chưa
có nhận thức đúng về giá trị của di tích mà nhiều ngơi Đình đã khơng cịn
ngun gốc. Nhưng dù vậy, các ngơi Đình vẫn tồn tại, vẫn đại diện cho làng quê
Việt Nam, vẫn là một nét đẹp truyền thống của văn hoá Việt, vẫn là nơi cân
bằng phép tắc của đời sống cộng đồng và vẫn là hình ảnh thân thương, gần gũi
đối với mỗi người con đất Việt.
Phú Thọ vừa là vùng đất cổ, vừa là vùng đất Tổ - cái nơi của nền văn hố
Lạc Việt, trung tâm sinh tụ của người Việt thời các vua Hùng dựng nước Văn
Lang. Nơi đây còn lưu giữ được nhiều di sản văn hoá gắn với thời đại các vua
Hùng như: đền Hùng, đền Mẫu Âu Cơ, đình Lâu Thượng... và các di chỉ khảo cổ
nổi tiếng: Sơn Vy, Phùng Nguyên, Gị Mun, Gị De, Thanh Đình, làng Cả... Bên
cạnh đó là những di sản văn hố phi vật thể tích hợp tầng sâu của nền văn hoá
Việt Nam như: Lễ hội đền Hùng, hội đền mẫu Âu Cơ, hội Phết, rước voi, rước
Chúa Gái, hội bơi chải... Trong đó, cơ bản nhất là tín ngưỡng thờ các vua Hùng
và tướng lĩnh thời Hùng Vương dựng nước. Trên mảnh đất cội nguồn này cịn
lưu giữ rất nhiều di tích lịch sử văn hóa mang đặc trưng của từng thời kỳ lịch sử
với những nét độc đáo của vùng đất Tổ. Trong nó chứa đựng những giá trị nghệ
thuật trang trí, kiến trúc điêu khắc và đời sống tâm linh của người dân Phú Thọ
nói riêng và dân tộc ta nói chung. Tìm hiểu di tích để thấy được những giá trị tốt
đẹp, nắm bắt được thực trạng hiện nay của di tích và đưa ra những giải pháp cho
vấn đề bảo vệ và phát huy giá trị của di tích trong giai đoạn hiện nay.

2



Với lý do trên em xin trọn đề tài : Tìm hiểu di tích Đình nội Lâu Thượng
để làm bài tiểu luận của mình.
I.

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :

Hệ thống hóa các tư liệu về xã Trưng Vương
Xác định giá trị trên hai phương diện :
- Giá trị văn hóa vật thể (kiến trúc, điêu khắc, các di vật)
- Giá trị văn hóa phi vật thể
Nghiên cứu thực trạng di tích và đưa ra các giải pháp nhằm phát huy giá trị di
tích.
Nghiên cứu những thơng tin phục vụ cho việc học tập nghiên cứu và nâng cao
tri thức.
II.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU :

- Đối tượng nghiên cứu tiểu luận : xã Trưng Vương và di tích Đình nội Lâu
Thượng.
- Phạm vi khơng gian : khơng gian văn hóa xã Trưng Vương, thành phố
Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
III.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :

- Bài tiểu luận sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành : sử học, dân
tộc học, khảo cổ học, bảo tàng học, mỹ thuật…

- Bài tiểu luận sử dụng phương pháp khảo sát điền dã : quan sát, miêu tả,
ghi chép, đo vẽ, chụp ảnh…
- Bài tiểu luận tập hợp hệ thống hóa tư liệu liên quan đến di tích Đình nội
Lâu Thượng.
3


IV.

BỐ CỤC TIỂU LUẬN :

Tiểu luận gồm ba chương :
Chương 1 : Đình nội Lâu Thượng trong khơng gian văn hóa xã Trưng
Vương.
Chương 2 ; Giá trị văn hóa nghệ thuật của Đình nội Lâu Thượng
Chương 3 ; Đình nội Lâu Thượng trong đời sống…

4


CHƯƠNG I : ĐÌNH NỘI LÂU THƯỢNG TRONG LỊCH SỬ
1.1. Tổng quan về xã Trưng Vương :
1,1,1, Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên :
Nằm ở phía Đơng Bắc của thành phố Việt Trì, xã Trưng Vương có vị trí
tiếp giáp như sau: phía Đơng giáp Sơng Lơ; Tây giáp với phường Tân Dân, Tiên
Cát; phía Nam giáp phường Thanh Miếu, phía Bắc giáp với phường Dữu Lâu.
Đình Nội Lâu Thượng cách trung tâm thành phố Việt Trì 3km . Khách
đến tham quan di tích có thể đi bằng các phương tiện sau đều thuận lợi:
a.Đường bộ : Khách đi theo đường quốc lộ 2 đến ngã ba Gia Cẩm, rẽ theo
đường Trần Phú , rẽ phải qua tỉnh ủy Phú Thọ 1km rẽ trái đi qua UBND xã

Trưng Vương 300km là tới di tích.
b.Đường sắt: Khách đi tàu xi, ngược xuống ga Việt Trì đi ngược tới ngã
tư Thanh Miếu rồi đi thẳng qua làng Tràng Nam là tới trung tâm xã Trưng
Vương, đi 300km nữa là tới di tích.
c. Đường thủy: Du khách đi ngược, xi theo dịng sơng Lơ đến bến phà
Đức Bác, lên bờ rẽ trái đi dọc theo đê sông Lô 3km nữa là tới di tích.
1.1.2. Con người và vùng đất :
Trưng Vương là vùng đất cổ thuộc kinh đô Văn Lang xưa, vì vậy đến đây
ta sẽ được nghe rất nhiều truyền thuyết về các thời kỳ dựng và giữ nước. Trước
tiên ta tìm hiểu vài nét về làng cổ Lâu Thượng: Làng Lâu Thượng nằm bên tả
ngạn sông Lô bốn mùa xanh biếc, bên ngồi là dịng Lơ bên trong là Đầm Sủ, vì
vậy người dân nơi đây cịn gọi là kẻ Sủ.
Tiếng kẻ Sủ như chày đâm buông
Người kẻ Sủ có giọng nói riêng “Trực giọng” dễ phân biệt với người làng khác
nên mới có câu ca rằng:
Tiếng làng Hương nói như chng đúc
Người dân kẻ Sủ thuần hậu chất phát, lấy nghề nơng nghiệp làm chính
xen vào đó cũng có nhiều hộ gia đình giữ gìn được nghề trồng dâu nuôi tằm
5


truyền thống. Những truyền thuyết về thời Hùng Vương dựng nước đưa ta về
với hoài niệm quá khứ khi mà vua Hùng Quốc Vương, chi thứ 3 đời nhà Hùng
rất chăm xây dựng cung điện, lâu đài, doanh sở, kéo dài từ núi Nghĩa Lĩnh đến
khắp địa giới Việt Trì, Bạch Hạc, Lâu Thượng, Lâu Hạ…Tất cả có tới 50 lâu đài
thì làng Lâu Thượng có tới 12 cung điện như: Chính cung ở lầu thượng, phía
Nam có lầu Nam, phía Tây có lầu thần, Đơng có lầu Cát Nguyệt, chính giữa có
lầu Long Hương, lầu Thiên Bảo, lầu Long Tú… Chính có lẽ xuất phát từ những
huyền thoại và truyền thuyết ấy mà xuất hiện tên làng Lâu Thượng “Lâu” là lầu,
“Thượng” bên trên để phân biệt với Lâu Hạ là lầu bên dưới. Những truyền

thuyết, huyền thoại về một vùng liên quan đến Kinh đô Văn Lang và thời đại
Hùng Vương đến nay vẫn còn được sử sách lưu truyền. Trong tâm khảm của
người dân kẻ Sủ như vẫn lẩn khuất đâu đây những chứng tích về cung son, lầu
điện, hay qn chín gian:
Lâu Thượng có qn chín gian
Có sơng tắm mát có quan triều đình
Xã Trưng Vương hiện tại đang bảo tồn, và phát huy tốt di sản văn hóa cịn
lại của địa phương. Quần thể di tích lịch sử văn hóa của xã khơng chỉ được
người dân Phú Thọ biết đến mà còn được người dân cả nước nhắc đến như đình
Lâu Thượng, Miếu Vật, đình xóm Sải xung quanh đó là các di tích vệ tinh: Chùa
Hương Sơn, đình Hương Lan, Chùa A ốc. Có thể khẳng định đó là cơ sở vững
chắc nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, góp phần thúc đẩy sự
phát triển của nền kinh tế địa phương, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất
của nhân dân.
1.1.3. Lịch sử thay đổi địa giới và tên gọi :
Trải qua thời gian, sự thăng trầm của lịch sử, sự thay đổi địa giới hành
chính, xã Lâu Thượng, tổng Lâu Thượng được đổi thành xã Trưng Vương, sự
thay đổi về tên gọi và địa giới hành chính như sau:
Trong sách “Địa giới hành chính tỉnh Vĩnh Phú” có viết:
- Thời Hùng Vương, làng Lâu Thượng thuộc Bộ Văn Lang.
6


- Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm nước ta chia thành các quận, huyện để
cai trị. Khi đó, Lâu Thượng thuộc huyện Mê Linh, quận Giao Chỉ.
- Thời Tam Quốc –Lưỡng Tấn (Thế kỉ III-V) Lâu Thượng thuộc huyện
Gia Ninh, quận Tân Xương.
- Thế kỷ VII, Lâu Thượng thuộc huyện Gia Ninh- quận Phong Châu.
- Thời nhà Trần (TK XIII - XIV) Lâu Thợng thuộc huyện Phù Ninh, châu
Tam Đới, lộ Đông Đô.

- Thế kỷ XV, Lâu Thượng thuộc phủ Tam Đới, trấn Sơn Tây.
- Thế kỉ XIX, thời Nguyễn, trấn đổi thành tỉnh, thì làng Lâu Thượng thuộc
xã Lâu Thượng, huyện Phù Ninh, phủ Tam Đới, tỉnh Sơn Tây.
- Năm 1891 tỉnh Hưng Hoá được lập, làng Lâu Thượng thuộc xã Lâu
Thượng, huyện Phù Ninh, tỉnh Hưng Hoá.
- Năm 1900, huyện Hạc Trì được thành lập, làng Lâu Thượng thuộc tổng
Lâu Thượng, huyện Hạc Trì, tỉnh Hưng Hố.
- Năm 1903, tỉnh Hưng Hoá đổi thành tỉnh Phú Thọ, làng Lâu Thượng
thuộc tổng Lâu Thượng, huyện Hạc Trì, tỉnh Phú Thọ.
- Cách mạng tháng 8 – 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng
hoà được thành lập, Quốc hội và Chính phủ ta xố bỏ cấp tổng, mở rộng phạm
vi các xã, sát nhập các làng nhỏ thành các xã lớn thì làng Lâu Thượng thuộc xã
Trưng Vương, huyện Hạc Trì, tỉnh Phú Thọ.
- Năm 1960, huyện Hạc Trì giải thể, làng Lâu Thượng thuộc xã Trưng
Vương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
- Năm 1968, hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc sát nhập thành tỉnh Vĩnh Phú.
Thì làng Lâu Thượng thuộc xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì, tỉnh Vĩnh Phú.
- Năm 1997, tỉnh Vĩnh Phú lại được chia tách thành 2 tỉnh, Vĩnh Phúc và
Phú Thọ, thì làng Lâu Thượng lại thuộc xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì,
tỉnh Phú Thọ như ngày nay.

7


Dù tên gọi địa danh có thay đổi, đình Nội Lâu Thượng vẫn khơng thay đổi
vị trí. Đình Nội Lâu Thượng có địa chỉ: Xóm Sải (Khu hành chính số 6) làng
Lâu Thượng – xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
1.2.

Lịch sử hình thành và quá trình tồn tại của Đình nội Lâu Thượng :


1.2.1. Niên đại di tích :
Đình Nội Lâu Thượng được xây dựng chính xác từ năm nào thì khơng ai nhớ
rõ, chỉ nghe lại truyền ngơn xưa kia đình đồ sộ hơn bây giờ nhiều lắm. Theo
truyền thuyết, trước đây làng Lâu Thượng chỉ có một ngơi đình được xây dựng
từ thế kỷ thứ XV thời Lê cách đây 500 năm. Đến thời nhà Nguyễn, đình đã được
trùng tu và tơn tạo lại. Người dân ở Lâu Thượng ngày càng đông đúc, để đáp
ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, hội họp việc làng, nhân dân đã xây thêm một
ngơi đình nữa là Đình Nội. Sau khi xây dựng xong, cứ vào ngày 9 tháng giêng
nhân dân tổ chức lễ hội, rước kiệu từ Đình Ngồi vào Đình Nội tế lễ, sau đó
rước kiệu ra trước miếu vật của Đình Ngoại để tế lễ và tổ chức các hoạt động
vui chơi như: Đấu vật, cờ người, đu tiên, kéo co, chọi gà... và ngày mùng 10 mở
tiệc làng ăn mừng. Kiến trúc của Đình thì vẫn giữ nguyên. Qua đợt khảo cứu,
căn cứ vào những chi tiết kết cấu gỗ và chạm khắc ở đình, chúng tơi khẳng định
rằng đình được xây dựng từ thời Lê; với đặc điểm của các con bồn, đặc biệt là
xà ngang, xà dọc, xà nách (xà đấm), nếu là vì câu đầu bao giờ các tổ thợ làm
thót giữa, 2 đầu phình ra, hoặc xà ngang, xà dọc cũng vậy. Riêng xà nách (xà
đấm) thể hiện rõ hơn cả kiểu thượng thu hạ thách, đầu lớn đầu bé, các chi tiết
này khơng khác gì đình ngoại Lâu Thượng.
1.2.2. Những lần tu bổ Đình nội Lâu Thượng :
Trải qua bao thăng trầm lịch sử những điều kiện thiên nhiên, những tác
động của con người ngơi đình đã nhiều lần bị xuống cấp và được trùng tu, rõ
nhất là vào thời Nguyễn sớm:
- Câu đầu gian giữa bên trái ghi: “Minh Mệnh bát niên, lục nguyệt, thập lục
nhật, Kỷ Tỵ thời thụ trụ lương vượng” Nghĩa là: Giờ tốt Kỷ Tỵ ngày 16
tháng 6 năm Minh Mệnh thứ 8 (1827) dựng cột cất nóc trùng tu.
8


- Câu đầu gian giữa bên phải ghi: “Tuế thứ Mậu Tý niên, ngũ nguyệt, sơ bát

nhật, Đinh Dậu thời hồn cơng đại cát. Nghĩa là: giờ Đinh Dậu ngày tốt
ngày mồng 8 tháng 5 năm Mậu Tý (1828) hoàn thành.
- Câu đầu bên trái gian cạnh ghi: Tử vi tinh chính chiếu (Sao tử vi chính
chiếu).
- Câu đầu bên phải gian cạnh ghi: Thái vi tinh chiếu hướng (Sao thái vi
chiếu chính hướng).
- Những năm đầu thế kỷ XX vào thời vua Duy Tân đình Nội Lâu Thượng
cũng đã được trùng tu.
- Lần trùng tu gần đây nhất là vào đầu năm 2000, khi mà mái đình đã bễ sập
1/3 mái trước, chính quyền và nhân dân địa phương đã góp cơng góp của
trùng tu trong vịng gần một năm, cuối năm 2000 cơng trình di tích đình Nội
Lâu Thượng được trùng tu xong và đưa vào sử dụng đến ngày nay.
1.2.3. Hành trạng về các vị thần được thờ ở Đình nội Lâu Thượng :
Là địa phương gắn nhiều với thời đại Hùng Vương và Kinh đô Văn
Lang, xã Trưng Vương có nhiều di tích lịch sử văn hóa như: Đình, chùa,
miếu... thờ các anh hùng dân tộc, người có cơng với nước, với dân. Làng
Lâu Thượng có một đặc trưng riêng đó là có hai ngơi đình đều thờ chung Tứ
Vị Đại Vương là: Cao Sơn, Quý Minh Đại Vương, Hai Bà Trưng và Thành
Hoàng làng là Lý Hồng Liên người có cơng dạy học, khai dân lập ấp.
Theo cuốn ngọc phả cổ truyền khổ 20x30 có niên đại soạn năm Hồng
Phúc nguyên niên (1572), niên hiệu của vua Lê Anh Tông, do Đông Các Đại
Học Sĩ Nguyễn Bính phụng soạn thì Đình Nội Lâu Thượng thờ Hai Bà
Trưng và thờ đức Thổ Thần. Hành trạng của các ngài như sau:
1. Hành trạng về Hai Bà Trưng.
…Từ nhà Triệu Đà trị nước, hưởng quốc cha truyền con nối được 5 đời làm
vua tổng cộng 149 năm. Đến đời Vệ Dương Vương lên ngôi vua mới được 1
năm thì Tơ Định đem qn sang lấn chiếm bờ cõi nước ta, lấn chiếm Trung
nguyên, trăm họ điêu tàn không ai cứu vớt.
9



Thời đó có 2 người cháu gái thuộc chi chính đời thứ 24 của nhà Hùng. Nàng
cả là: Mỵ Nương ả nương cơng chúa, nàng hai là Bình Khơi cơng chúa. Nàng cả
huý là Trắc, nàng hai huý là Trong. Hai chị em nhan sắc đều tuyệt trần, tài năng
đức độ đều hơn người. Tuy phận đàn bà mà tài anh hùng hào kiệt khó ai địch
nổi. Binh thư võ lược đều tinh thơng văn võ kiêm tồn, đâu đâu ai cũng đều
khâm phục. Trên đời ai cũng khen là: Nữ Trung hào kiệt. Khi nhà Hùng mất, hai
nàng đi ẩn náu, trước ở đất Hoan Châu, sau quay về thành cũ ở Phong Châu. Khi
về Phong Châu hai nàng nghĩ đến công đức tổ tông đời Hùng trước xây dựng ở
2 thôn nội ngoại Lâu Thượng. Nhà Hùng đã xây ngoại đơ cho chính phi hồng
tơn là người sinh ra hai nàng ở, ngay chùa Bối Linh để ngày rằm hàng tháng hai
nàng vào chùa làm lễ phật. Thật là: Duyên thần cầu quy y đạo phật tới chùa này.
Hai nàng ở đây được 5 năm, miệng đọc chân kinh cứu khổ lịng nghĩ tài chí
anh hùng, thân gửi cửa từ bi cảnh phật, chí ở gác phượng lầu rồng tìm điều ân
giúp đỡ người cùng khổ.
Khi Vệ Vương mất nước, Tô Định nổi loạn ở Trung nguyên muôn dân lầm
than, bốn bề lung lay. Bấy giờ Nàng Trắc cùng em gái là Bình Khơi cơng chúa
bảo nhau rằng: Chúng ta tuy là phận gái vốn là con cháu đế vương đâu phải nịi
giống tầm thường phải có cái khí thế là người hào kiệt. Nhân cơ hội này khơng
gì hơn, phải một phen khởi nghĩa. Người em gái sẵn sàng theo ngay. Nàng Trắc
giao cho em chiêu binh, mộ sỹ, chẳng bao lâu mộ được 6000 quân. Bầu sơi sục
ốn hận qn Tơ Định tàn sát dân lành, khí thế đánh giặc như nước vỡ bờ trong
dân làng và binh lính. Nhưng hiềm chưa có bạn trai thao lược. Tuy hai bà đã
đem gươm thần phát động nhưng vẫn chưa đủ người cho cuộc khởi nghĩa. Trưng
Trắc lại hạ sắc cho em tiếp tục đi chiêu tài dụ nữ làm người cận thị. Người em
thị sát 15 ngày mới tìm được một người ở Hương Canh Huyện Từ Liêm, 2
người ở Yên Xá Thảm Sơn huyện Lập Thạch, 1 người ở Thanh Vân huyện Yên
Lạc, 2 người ở Mộ Chu Bạch Hạc, một người ở Đồng Luận, 2 người ở Vân Hải,
42 người ở Nhật Chiêm, sau đó chia đều số nữ và nam thành 2 đội quân đưa về
đóng qn tại bãi Dầu thuộc 2 thơn Nội-Ngoại Lâu Thượng. Đóng quân trong 10

10


ngày, 2 lần đưa tờ hịch ra cho các hào kiệt và các quan phụ đạo ở các phủ,
huyện kêu gọi nhân dân đồng tâm cứu nước, mang nghĩa cứu nước trừ tàn. Sau
khi dẹp giặc yên cùng hưởng phúc thanh bình. Hưởng ứng hịch kêu gọi của 2 bà
đã có các quan đồng tâm hưởng ứng:
- 1Quan viên ở Đông Sàng (Huyện Phú Hậu)
- 1Quan viên ở Liên Chiểu
- 1Quan viên ở Phù Sa
- 1Quan viên Văn Huy Bạch Hạc.
- 1Quan viên ở Cẩm Viên Bạch Hạc.
- 1Quan ở Phú Yên.
- 1Quan ở Bình Lỗ Yên Hạc.
- 1Quan viên ở Thọ Lão, Mạnh Lân.
-1 Quan viên ở An Lão
- 1 Quan viên ở Tân Hoa.
- 3 Quan viên ở Vân Canh Tiên Lãng
- 1 Quan viên ở Sài Khê Yên Sơn.
- 1Quan viên ở Hữu Quang.
- 1Quan viên ở Tuy Lộc Thạch Thất.
- 2 Quan viên ở Tây Động Mỹ Lương.
- 3 Quan viên ở Ân Hộ Lập Thạch.
- 3 Quan viên ở Vân Nhưng
- 1Quan viên ở Vụ Cầu.
Tất cả đoàn quân được trên 6000 người. Trưng Trắc làm lễ xuất quân ở Chùa
Bối Linh và bái yết tại đền Sơn Thánh. Khi làm lễ xong cho mổ trâu, bị khao
qn, sau đó đem qn về cửa sơng Hát Môn, Bà lại cho lập đàn tế trời đất và
cầu đảo Sơn Thánh và cúng các bách Thần. Bà khấn rằng:" Thiếp nay là phận nữ
nhi, tấm lòng đau khổ muốn vì sinh linh, tên Tơ Định đem binh xâm lược, thói

chó đói bạo ngược tàn dân, ngơng cuồng tàn sát vô ngần đến trời đất cũng giận,
đến thần linh cũng chẳng dung. Thiếp đây vốn dòng dõi nhà Hùng thửa trước há
11


ngồi yên chịu mất nước sao đành. Cúi xin trời đất chứng minh, âm phù, dương
trợ đem binh diệt thù. Thiếp nay khấn vái mấy câu, mong nhờ trời đất giải sầu
tồn dân." Cúng vái xong ngày hơm ấy chia đường đến vây thành Tô Định.
Đánh phá một trận, quân Tô Định thua tan. Thắng trận 2 bà giữ 63 thành ở đất
Lũng Ngoại, khôi phục lãnh thổ nước Nam. Sau đó bà lên ngơi vua tự lập là
Trưng Vương và phong em gái làm Bình Khơi Cơng chúa, các tướng lĩnh đều
được phong thưởng cả. Bà Trưng làm vua từ năm Canh tý đến năm Giáp thìn.
Thật là:
Trần gian thiên khuyết mơ màng
Bà Trưng độc lập một tràng mơ xuân
Trưng Vương làm vua được 3 năm. Bà sinh ngày 13-8 năm Quý Sửu thọ 38
tuổi mất ngày 10-10 năm Mậu tuất.
Cha mẹ đặt tên là: Ả nương công chúa. Huý Trắc tự Đoan; nhân dân lập
miếu thờ ở cửa sơng Hát Mơn và giao cho xã đó phụng sự, các đời sau còn làm
miếu thờ cả các hội đồng sỹ tốt.
Tại lầu đại Nội nay là Lâu Thượng huyện Phù Khang là nơi khởi binh ban
đầu, và để nhớ đến công lao người cháu gái họ nhà Hùng nhân dân lập miếu thờ
và Sơn Thánh được phối hưởng cùng. Muôn đời hương hoả dài lâu.
Hai thôn Nội, Ngoại phụng sự.
2.Hành trạng về Đức Thổ Thần
Vào thời Lê Trung Tông có đấng tiên sinh họ Lý tên Liêu. Đời tam đại
nhà họ Lý làm chức huấn đạo, trải đến đời nhà Mạc ông Lý Liêu lánh nạn
đến thôn Nội. Lúc đó dân làng Lâu Thượng chất phác, thuần hậu. Dân cư
nhà nào nhà ấy đều có của ăn của để. Tiên sinh họ Lý đến đây và làm nghề
dạy học đã mấy chục năm trời, con em nhân dân đã nhiều đời theo học thầy.

Năm đó là năm Nhâm Ngọ, sắp tới ngày 10 tháng giêng, buổi sáng tiết xuân
tưng bừng, tiết trời lành mạnh tiên sinh Lý Liêu cùng các mơn sinh đi chơi
dong ruổi xem địa hình phong cảnh khắp nơi. Đến đây tiên sinh thấy có hình
người uống nước, ngựa trời ngoảnh hướng nam. Bỗng nhiên thấy trời nổi
12


mây mưa, gió táp mưa sa. Tiên sinh vội vàng cùng các học trò chạy vào đền,
ngồi ở ghế trên , bỗng thấy đôi chim xanh đậu trước điện tiền, Tiên Sinh thốt
lên:
Chim xanh là xứ đi mời đón
Triệu ta lên lầu chốn đế đài
Mừng nào hơn được là hai
Rồi tiên sinh ngâm bài thơ rằng:
Nhất phong thiên xứ điểu phi lai
ý dục chiêu ngô thượng đế đài
Nam tử công danh thường thế sự
Dục lai hội khí nữ anh tài.
Nghĩa là:
Một đường thiên xứ cánh chim bay
ý muốn mời ta đến đế đài
Công danh nam tử thường coi nhẹ
Dục ta hội với nữ anh tài.
Nhớ về công trạng Hai Bà tiên sinh làm mấy vần thơ :
Hùng triều tôn điệt bách thiên chi
Duy hữu anh hùng hữu nữ nhi
Vẫn tưởng ý thường hoa tưởng mạo
Nguyệt vi phủ việt điệu vi kỳ.
Nghĩa là:
Triều Hùng con cháu trăm ngàn nhánh

Có cả anh hùng lẫn nữ nhi
Xiêm áo như mây hoa tựa dáng
Trăng là dìu búa, chớp là cờ.
Sau đó tiên sinh ra dạo chơi phía Đơng trước đình và xuống tắm ở ao
sau.Tắm xong tiên sinh lên ngồi ở sân đình rồi tự hóa. Các mơn đồ thấy vậy hơ
hào dân xóm ra, dân chưa kịp đến thì mối đã đắp thành mộ. Khoảng 3 ngày sau
13


nhân dân lại xảy ra tạp dịch, gia xúc, gia cầm đều chết sạch, mưa gió thất thường
nhân dân sợ hãi làm lễ tạ ngay tại sân đình cầu cho tồn dân được khang ninh.
Đêm đó mọi người đều mơ thấy qn lính, voi, ngựa ,tấp nập ở sân đình và
truyền bảo nhân dân rằng:Thiên đình đã định , mạch đất thiêng liêng. Sắc cho
tiên sinh được giữ chức thần ở nơi này và phải đặt yên thần vị để nhân dân được
an ninh.Trong giấc mơ mọi người đều bái tâu rằng: Xin hỏi chức quan nào mà
lại nói ở nơi sở từ này vậy, ngài phán rằng:Ta là Ngự Trung bản thổ Đại vương.
Sau đêm mơ các họ họp nhau lại bàn bạc thấy đều mơ giống nhau.Tức khắc sửa
lễ cùng mang đến đình và dân làng được yên ổn.Từ đó vua phong cho nhân dân
được phụng thờ các vị.
Ngồi thờ chính Hai Bà Trưng và thổ thần đình Nội Lâu Thượng còn phối
thờ cả Cao Sơn, Quý Minh bộ tướng của Tản Viên Sơn giúp vua Hùng Duệ
Vương dẹp Thục.
Trải qua các triều vua các ngài đều phong duệ hiệu và mỹ tự đời vua
Lê Thế Tông phong:
- Cao Sơn, Quý Minh hiển ứng đại vương
- Ả Nương cơng chúa đại vương: Húy Trắc tự Đoan
- Bình Khơi công chúa đại vương: Húy Trong tự là Nhị
- Nhuệ Trung đại vương húy Hồng tự Liêu.
 Các ngày tiệc chính trong năm.
- Chính lệ sinh thần ngày 1 tháng giêng ( 3 cỗ bánh chưng và thịt lợn đen)

- Lệ hóa thần chính tiệc ngày 15 tháng 5 ( thịt lợn đen)
- Chính tiệc đệ nhất thánh bà ngày 15/8 (cỗ chay và thịt lợn đen)
- Hóa thần chính tiệc ngày 10/10 (thịt lợn đen và thịt bị)
- Chính tiệc đệ nhị thánh bà ngày 3/12 (cỗ chay và thịt lợn đen)
- Hóa thần chinh tiệc ngày 15/9 ( hoa quả và thịt lợn đen)
- Chính tiệc sinh thần ngày 18/5 ( cỗ chay gà, lợn đen)
- Chính lệ hóa thần ngày 10/5 ( cỗ gà lợn đen)

14


Từ ngày 10 đến ngày 12/2 (âm lịch) là ngày chính lễ có trị đánh vật, hát
xướng. Từ ngày 13 đến ngày 15/3 (âm lịch) lễ bái yết sơn Thánh cùng đức
Thánh Bà (cỗ bánh chưng).

15


CHƯƠNG II : GIÁ TRỊ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ KHOA HỌC CỦA
ĐÌNH NỘI LÂU THƯỢNG
2.1. Giá trị kiến trúc :
2.1.1. Khơng gian cảnh quan :
Đình Nội Lâu Thượng được xây dựng trên khu đất bằng phẳng có diện
tích là 1056m2 nằm ở trung tâm xóm Sải – Lâu Thượng và thuộc khu hành chính
số 6 của xã Trưng Vương. Được gọi là Đình nội để phân biệt với Đình ngoại.
Đình Nội Lâu Thượng được xây dựng ở trung tâm xóm Sải – Lâu Thượng
nhìn quay theo hướng Tây Nam, hướng nhìn thẳng ra ngã 3 nơi hội tụ của 3
dịng sơng lớn; Sơng Hồng, Sơng Lơ, Sơng Đà. Trước cửa đình là cánh đồng lúa
xanh mướt. Xung quanh là nhà ở san sát của khu dân cư số 6.
2.1.2. Bố cục mặt bằng tổng thể :

Mặt bằng tổng thể khu di tích Đình Nội Lâu Thượng là 1056m 2 ta lần lượt
nhìn từ ngồi vào như sau:
Giáp diện tích đất đình là 2 mặt đường dân sinh chạy qua nối liền các
xóm, mặt đường đã được bê tơng hóa rộng 5m. Xung quang đình được xây dựng
tường bao loan cao khoảng 0,90m. Cổng đình chưa được tơn tạo để hở ra
khoảng cổng lộ 2m. Bước qua cổng đình tới sân đình, sân đình rộng khoảng
400m2 được lát gạch bát sạch sẽ phù hợp với khuôn viên lễ hội hàng năm. Đứng
tại sân đình ngắm tổng thể kiến trúc di tích ta thấy tịa đại đình bề thế gồm 5
gian 2 dĩ, nền đình được dật cấp cao hơn sân đình khoảng 0,30m, ta nhìn thấy sự
thơng thống của một ngơi đình cổ tồn cột là cột, 6 hàng chân cột chạy song
song, thượng thu hạ thách như từ đất mọc lên, vững vàng đỡ lấy mái đình xịe
rộng lan xuống thấp và cong dần lên. Đường cong của mũi ngói từ nóc đến giữa
uốn nhẹ và khi gần kết thúc lượn vút lên ăn khớp với đường mũi ngói mái bên
cạnh vừa chạy tới, vươn cao thành đao đình cong vút mập đầy sức sống. Bốn
mái đao cong, chạy cùng đường cong là các đường gờ, đường soi của lá mái, lá

16


diềm lượn cùng nhịp độ. Bờ nóc đình như vẫn còn ghi dấu về tục thờ mặt trời
của cư dân làm lúa nước. Đó là hình đơi rồng từ 2 đầu bò xoải vào chầu mặt trời,
bờ giải được đắp trơn gần xuống tới đao đình mới có rồng ghìm đao lại.
2.1.3. Kết cấu kiến trúc :
Kiến trúc đình Nội Lâu Thượng được làm theo kết cấu kiến trúc chữ Đinh
( J ) gồm đại bái và hậu cung. Đại bái có 5 gian, 2 dĩ bít đốc, chiều dài tổng thể
28,9m x rộng 13,1m mỗi gian cách đều nhau 3,9m, 2 dĩ cách nhau 2,7m. Kết cấu
kiến trúc bộ khung đại bái theo kiểu nhà truyền thống lòng thuyền, thượng thu
hạ thách. Các bộ vì gian giữa, gian cạnh đều được làm theo kiểu chồng bồn kẻ
nghé, 2 bộ vì giữa làm theo kiểu chồng bồn cốn mê. Các cốn đều được chạm
khắc đề tài tứ linh . Đình Nội Lâu Thượng được làm theo kiểu đình cổ 6 hàng

chân cột có 3 loại cột: Cột cái, cột quân, cột hiên, với tổng số 38 cột gỗ trong đó
có 8 cột cái cao 5,5m; chu vi 1,55m; 16 cột quân cao 3,8m chu vi 1,35m; 24 cột
hiên cao 3,3m chu vi 0,95m. Hậu cung Đình Nội Lâu Thượng được làm 3 gian
dài 8,8mx7,7m. Các bộ vì hậu cung được làm theo kiểu chồng rường cốn mê.
Gian trong cùng bố trí thượng cung, từ nền lên sàn thượng cung cách 2,5m.
Thượng cung để luỗng xung quang, bên trên được đặt 4 cỗ long ngai, bài vị thờ
Hai Bà, đức thổ thần, Cao Sơn và Quí Minh. Trước mặt là bức xà rồng chạm
khắc tinh tế theo kiểu đục bong, chạm lộng hình “Lưỡng long chầu nhật” hai
bên trụ long xà có hai con lân ngồi quay mặt vào nhau, một tay chống xuống
một tay cầm cầu “Lân hý cầu” một đặc trưng văn hóa tâm linh thời Nguyễn
sớm.
Nền đình Nội Lâu Thượng được lát gạch bát cổ sạch sẽ. Từ nền đình tới
xà nóc (Thượng lương) là 6,9m. Tồn bộ các cột được kê trên đá tảng tự nhiên
nổi trên nền đình 0,10m so với mặt nền để chống ẩm cho các cột. Các cột, xà
ngang, dọc được ăn khớp với nhau, có thể nói khung đình là sự liên kết tài tình
của các nhóm gỗ, chỉ có mộng, mẹo, không cần sự tham gia của kim loại. Đầu
cột được giằng với nhau bằng những quá giang, những xà, những kẻ. Sự liên kết
đó được thực hiện bằng các mộng, mộng chéo, mộng đuôi, mộng cá, mộng
17


kép…chúng tự hãm lấy nhau rất chặt chẽ tạo ra sự cân bằng tuyệt đối khiến cho
đình có sự bền chắc với thời gian. Lối cấu trúc này khi trùng tu hoặc cần thay
đổi một bộ phận nào đó có thể tháo rất dễ dàng và khi chờ lắp cấu kiện mới vẫn
khơng ảnh hưởng gì tới sự vững chắc của di tích.
Tóm lại Đình Nội Lâu Thượng có qui mơ kiến trúc đồ sộ, khơng gian nội
thất cao, thống mát, hài hòa ấm cúng. Các cấu kiện chi tiết kiến trúc của đình
được làm chủ yếu bằng vật liệu gỗ tốt và được gia cố cẩn thận, mực thước chính
xác đến tuyệt đối. Vì vậy mà ngơi đình đã tồn tại được mấy trăm năm trong quá
trình phát triển của làng xã Việt Nam.

2.2. Giá trị nghệ thuật trang trí điêu khắc Đình nội Lâu Thượng :
Như đã trình bày ở trên, ngơi đình cổ khơng chỉ cổ kính bởi hình dáng bên
ngồi bởi vẻ bề thế và 4 mái đao cong sừng sững. Ngoài kỹ thuật thuật truyền
thống thể hiện trên đao, mác, mái lá thì các nghệ nhân làm đình Lâu Thượng
cũng đã tập trung cao độ chạm khắc các bức cốn, kẻ, đầu dư…trong đình.
2.2.1. Trang trí kiến trúc :
a. Các bức chạm cốn nách
Đình Nội Lâu Thượng có 5 bức chạm cốn nách (3 bức ngồi đại bái, 2
bức trong hậu cung) cịn khá ngun vẹn. Ở vị trí gian giữa nối từ cột cái đến cột
quân, các bức chạm này được đục chạm công phu thể hiện nội dung đề tài tổng
thể “Quần long hội tụ”. Các bức chạm thể hiện được kỹ, mỹ thuật tài hoa của
người thợ, nghệ thuật chau chuốt sử dụng kỹ thuật đục bong, chạm lộng tạo sự
sinh động trong nghệ thuật tạo hình trong di tích.
Các bức cốn đại bái đình Nội Lâu Thượng được chạm giống nhau là một
hình đầu rồng lớn, mắt to lồi, mũi hếch, tai xòe ngang, miệng hở hai hàm răng
kiểu răng trâu, xung quanh được cách điệu hình rồng con ở những tư thế khác
nhau, thân hình uốn lượn trong mây, đầu nhô ra hướng tới đầu rồng lớn, hoặc
được cách điệu hình mây cụm. Các bức chạm cốn đình Nội Lâu Thượng được
trang trí đẹp, phong cách chạm điêu luyện thể hiện sự gần gũi với tín ngưỡng

18


nông nghiệp, thể hiện ước vọng cầu cho cuộc sống no đủ, mưa thuận gió hịa
mùa màng tươi tốt.
Các đầu dư (4 đầu dư nguyên vẹn) được chạm thành 4 đầu rồng lớn chầu
vào nhau từng đôi một trông dữ tợn uy nghiêm.
b. Các bức chạm ở bẩy
Đình Nội Lâu Thượng có tổng số 17 bẩy cịn chạm khắc; các bẩy hiên
trước, hiên sau có kích thước dài khoảng 1,3m x rộng 0,60m tập trung vào đề tài

tứ linh, một hình rồng hoặc ly cỡ lớn, thân có vẩy xếp như vẩy cá, đầu ngẩng
cao hoặc quay lại, mắt to lồi, bờm dữ tợn, chân và thân mình oằn xuống như
đang cố gắng nâng đỡ sự nặng nề của mái đình. Các bức chạm bẩy đều sử dụng
kỹ thuật đục bong, chạm nổi, đường nét phóng khống mang đậm phong cách
nghệ thuật chạm thế kỷ XVIII.
c. Bức chạm xà rồng và lân trong hậu cung
Xà rồng hậu cung dài 3,9m được chạm khắc đôi rồng chầu mặt nhật, đôi
rồng dữ tợn xoài ra hướng mặt vào vầng tia lửa điện, các nghệ nhân đã cách điệu
để đôi rồng được lẩn mình vào đám mây, lúc ẩn lúc hiện. Bên trên bức xà rồng
là 2 trụ đứng hai bên là 2 con lân. Một hình tượng chạm nổi dưới dạng hý cầu.
Tư thế của đôi lân là ngồi đối nhau rất thân thiết, thân rướn về phía trước, điểm
xuyết trên thân là hình vân xoắn vẩy cá và đao mác. Lân thể hiện cho vẻ đẹp
viên mãn vừa sống động vừa gần gũi linh thiêng.
d.Bức chạm cốn nóc hậu cung
Đáng chú ý trong chạm khắc ở đình Nội Lâu Thượng là vì kèo giữa hậu
cung. Thay bằng chồng bồn con lợn xuất hiện là mảng nghệ thuật chạm nổi. Các
nghệ nhân đã thể hiện sinh động bức tranh toàn cảnh đề tài tứ linh trong di tích,
hình ảnh “Quần long hội tụ, hổ phù, kỳ lân, cá vượt vũ môn…đều tập trung
trong bức chạm này. Trung tâm bức chạm là hình 2 con rồng lớn cách điệu ẩn
mình trong mây, mắt rồng tròn lồi, nhe lanh, dương bờm, chúng như chuẩn bị
nuốt lấy điểm sáng tia lửa điện, nhưng lại bị ghìm lại bởi những chú rồng con
đang nhảy múa xung quang. Giáp xà thượng là mặt hổ phù được chạm khắc
19


trông khá dữ tợn. Linh vật này được các nghệ nhân chạm nổi, nhìn từ chính diện
mắt quỉ trịn, mũi sư tử, miệng nhe răng lớn, tóc xoắn đi nheo, sừng nai, tai
thú, má bạnh, hàm mở rộng, hai chân bạnh ra bám chặt vào đám mây. Thấy hình
tượng hổ phù là nhớ đến tích “khuấy biển sữa’ hay hổ nhè mặt nguyệt (Nguyệt
thực) gần tín ngưỡng nơng nghiệp cầu cho mưa thuận gió hịa, mùa màng tốt

tươi. Hổ phù khơng nuốt mất điểm sáng của vũ trụ. Vì vậy mà hổ phù luôn được
biểu hiện trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam, đặc biệt rất tiêu biểu trong các đồ
thờ và trong di tích.
Tóm lại: Các mảng trang trí ở đình Nội Lâu Thượng được bố trí hết sức
hợp lý, cân đối, hài hòa. Nội dung đề tài chạm khắc tập trung vào “Quần long
hội tụ”, “Tứ linh” bên cạnh đó là những hình trang trí vân, hoa, đao, mác…Với
kỹ thuật được sử dụng ở đây là đục bong, chạm lộng, chạm nổi phô diễn đề tài,
phô diễn chủ đề làm cho chạm trổ đình Nội Lâu Thượng sinh động mang đậm
phong cách nghệ thuật chạm khắc Hậu Lê, đầu Nguyễn. Cùng kết cấu kiến trúc
đình nội Lâu Thượng xứng đáng là di sản văn hóa cấp tỉnh.
2.2.2. Một số di vật tiêu biểu trong Đình nội Lâu Thượng :
a. Cổ vật:
- Bát hương gốm 01 chiếc có niên đại khoảng Thế kỷ XII-XIII, Cao 0,29m x
đường kính 0,30m.
- Bát nhang sứ da lươn 01 chiếc có niên đại khoảng Thế kỷ XVIII-XIX, cao
0,28m x đường kính 0,30m.
Bát hương da lươn được trang trí nổi hình lưỡng long chầu nhật mặt trước,
chữ thọ đứng trung tâm bên trên là 4 chữ “ thánh cung vạn tuế”, bên dưới
chữ thọ là mặt hình hổ phù, hai bên cạnh có 2 con rồng, rồng uốn trầu vào
miệng bát hương.
b. Di vật, hiện vật gỗ:
4 cỗ ngai thờ mới (2 ngai giữa là thờ 2 bà) bên cạnh trái, phải là thờ Cao
Sơn, Quý Minh. Bốn long ngai bằng nhau cao 1,04m, rộng 0,63m trên lòng ngai
đều đặt bài vị thờ. Ngai được sơn son thiếp vàng. Thân ngai phần tiếp giáp chân
20



×