Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

Cau Hoi On Tap Mon Lich Su Nha Nuoc Va Phap Luat Viet Nam.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 90 trang )

LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM

1. Câu hỏi về sự ra đời của nhà nước và pháp luật
Câu 1: Nhu cầu trị thủy, làm thủy lợi và chống ngoại xâm là hai trong những nhân
tố làm thúc đẩy sự ra đời của nhà nước đầu tiên.
Nhận định Đúng
Giải thích: Nước ta là nước nơng nghiệp gốc, vị trí hết sức nhạy cảm, phía Bắc là Trung
Quốc, phía Nam là Chiêm Thành.
Những nền văn minh phương Đông như chúng ta biết, hình thành từ lưu vực những
con sơng lớn, và là nền văn minh nông nghiệp. Trong nền kinh tế nơng nghiệp, thì u
cầu trị thủy là một yêu cầu tối quan trọng. Thêm nữa, do phụ thuộc rất nhiều vào thiên
nhiên nên các tộc người ln có xu hướng tranh giành những vùng đất tốt, chiến tranh
là điều thường xuyên và không thể tránh khỏi đối với các nước phương Đông. Nhu cầu
trị thủy và chống ngoại xâm đặt ra là vấn đề sống còn với sự tồn tại của các tập đồn
người ở phương Đơng.
Cơng cuộc trị thủy và chống ngoại xâm địi hỏi phải có sức mạnh đồn kết vơ cùng lớn.
Do vậy các tập đồn người phải tập hợp lại với nhau mới có thể thực hiện được những
công việc này. Khi tập hợp lại như vậy, vai trò của nguời thủ lĩnh, người đứng đầu là rất
quan trọng. Người thủ lĩnh, người đứng đầu trở thành người có quyền lực tối cao, có
thể áp đặt ý chí của mình lên mọi người. Cộng thêm với sức mạnh tư tưởng từ tơn
giáo, vị trí của “vua” ngày càng được nâng cao. Như vậy, sự xuất hiện của “vua” chính
là sự xuất hiện của nhà nước, vì sau khi nắm quyền lãnh đạo, “vua” sẽ tồn quyền tự
mình đặt ra bộ máy giúp việc, bộ máy cai trị, từ đó hình thành nên bộ máy nhà nước.
Câu 2: Công hữu về ruộng đất trong công xã nông thôn là nguyên nhân làm chậm
sự xuất hiện của nhà nước
Nhận định: Đúng
Giải thích: Cơng hữu về ruộng đất, là tư liệu sản xuất quan trọng nhất, làm cho tư hữ về
tư liệu sản xuất ít chặt chẽ, mẫu thuẫn ít xảy ra, do đó có xung đột nhưng không gay
gắt, không triệt để nên làm cho tư hữu và sự hình thành giai cấp đối kháng chậm phát
triển, đó là hai nhân tố quan trọng để làm xuất hiện nhà nước.
Câu 3: Nhu cầu trị thủy, làm thủy lợi và chống chiến tranh không phải là nhân tố


đóng vai trị quyết định cho sự ra đời của nhà nước.
Nhận định Đúng.
Giải thích: Bản thân hai tác nhân trên không sản sinh ra nhà nước mà nguyên nhân cơ
bản dẫn đến sự ra đời của nhà nước vẫn thuộc về những nhân tố nội tại là sự phát


triển kinh tế là xuất hiện chế độ tư hữu và sự hình thành các giai cấp đối kháng về mặt
lợi ích.

2. Câu hỏi về Thời kỳ Bắc thuộc và nhà nước Ngơ – Đinh – Tiền Lê
Câu 2: Chính quyền Ngơ – Đinh – Tiền Lê mang tính chất qn quản.
Nhận định Đúng
Giải thích: Chính quyền Ngơ – Đinh – Tiền Lê mang tính chất quân quản, xuất phát từ
các nguyên nhân:

 Nhu cầu thiết yếu bảo vệ chính quyền và thống nhất các thế lực
 Tổ chức bộ máy nhà nước thực chất là tổ chức quân sự
 Hình thức nhà nước theo chính thể qn chủ tập quyền
 Pháp luật mang tính thiết quân luật: Đầy những cấm đốn và bắt buộc, pháp luật
mang tính tàn khốc.
Câu 3: Pháp luật dân sự và hơn nhân gia đình nhà Lê sơ khơng cho phép con cái
có quyền sở hữu tài sản của mình khi cha mẹ cịn sống.
Nhận định Đúng
Theo các Điều 354, 388, 374, 377, 380, 388 – Chế định thừa kế của pháp luật nhà Lê
thế kỷ thứ XV hay còn gọi là bộ Luật Hồng Đức có quy định: Khi cha mẹ cịn sống,
khơng phát sinh các quan hệ thừ kế nhằm bảo vệ và duy trì sự trường tồn của gia đình,
dịng họ.
Câu 4: Tổ chức chính quyền cấp “Đạo” thời kỳ đầu nhà Lê sơ là đơn vị hành
chính theo nguyên tắc “trung ương tập quyền” kết hợp với “chính quyền quân
quản”.

Nhận định Sai.
Tổ chức bộ máy thời kỳ đầu nhà Lê sơ mang tính chất quân sự, chính quyền quân
quản. Đối với việc tổ chức chính quyền cấp “Đạo” phản ánh sự thỏa hiệp giữa chính
quyền trung ương và chính quyền địa phương trong giai đoạn đầu của nền độc lập.
Câu 5: Việc vua Lê Thánh Tông cho phép người dân trực tiếp bầu ra chức danh
xã trưởng là biểu hiện của nguyên tắc “tản quyền”.
Nhận định Đúng
Vì theo nội dung của nguyên tắc tản quyền : không tập trung quyền hạn vào một cơ
quan, chuyển quyền hạn của cấp trên cho cấp dưới hoặc chuyển từ trung ương xuống
địa phương do đó việc cho phép người dân trực tiếp bầu ra chức danh xã trưởng là
biểu hiện của nguyên tắc “tản quyền”


Câu 6: Pháp luật hơn nhân gia đình nhà Lê sơ nghiêm cấm quan lại cưới con gái
trong địa hạt mính quản lý hoặc con cái nhà làm nghề hát xướng nhằm mục đích
bảo vệ trật tự giai cấp
Nhận định Sai.
Vua Lê Thánh Tông trong ý thức và hành động đều lấy dân làm quý (gốc). Ông chăm lo
chu đáo đến sự ấm no của dân nên quy định cấm quan lại cưới con gái trong địa hạt
mình quản lý hoặc con cái nhà làm nghề hát xướng nhằm mục đích bảo vệ con gái nhà
lương dân chứ khơng nhằm mục đích bảo vệ trật tự giai cấp, bảo vệ con gái thường
dân tránh sự tùy tiện của quan lại trong việc ép, gả, gán nợ.

3. Câu hỏi về Nhà Lý – Trần – Hồ
Câu 1: Thể chế quân chủ nhà Trần mang tính tập quyền cao hơn nhà Lý.
Nhận định Đúng.
Giải thích Hồn cảnh ra đời của Nhà Trần khác hẳn nhà Lý. Nhà Lý được sự ủng hộ
của dân chúng còn Nhà Trần thực chất là sự chiếm đoạt bằng những cuộc hơn nhân
chính trị.
Có thêm chức danh mới là Thái Thượng Hồng, người có quyền lực cao hơn nhà

vua.Tính chất quý tộc thân vương được tăng cường. Quan đại thần phải là người trong
Hồng tộc, cịn nhà Lý thì các quan đại thần khơng nhất thiết phải có dịng máu Hồng
tộc.
Chính sách kết hơn nội tộc nhằm bảo đảm tính thuần nhất của dịng họ. Rất ưu đãi cho
các vương hầu quý tộc: Phong cấp đất đai và nắm giữ những chức quyền quan trong
triều đình hay các vị trí trọng yếu của quốc gia.
Dùng chính sách hôn nhân để ràng buộc, lôi kéo các thổ quan vùng núi đứng về phía
triều đình. Pháp luật của nhà Trần thì tàn khốc hơn nhà Lý nhằm bảo vệ vương quyền
một cách tuyệt đối. Khơng có quan Tể tướng.
Câu 2: Tổ chức chính quyền địa phương thời nhà Trần mang tính vùng miền.
Nhận định Đúng.
Giải thích:
Về tổ chức hành chính thì có sự phân biệt rõ ràng giữa miền xuôi và miền núi. Dưới
cấp Lộ ở miền xuôi là Phủ, miền núi là Châu. Bởi miền núi là những vùng biên giới
nhạy cảm của Tổ quốc.
Có sự linh hoạt trong chính sách quan lại ở địa phương: Chính sách thổ quan ở miền
núi để khai thác tính cục bộ vở miền núi và chính sách lưu quan ở miền xi để hạn
chế tính cục bộ ở miền xi.


Câu 3: Cuộc cải cách chính quyền của Lê Thánh Tông chủ yếu tập trung tăng
cường quyền lực của nhà vua và khiến cho bộ máy nhà nước hoạt động hiệu quả
hơn.
Nhận định Đúng.
Giải thích: Chính quyền trung ương là cơ quan đầu não của đất nước, có xây dựng một
chính quyền trung ương vững mạnh, thể hiện quyền lực nằm trong tay nhà vua và triều
đình trung ương mới có thể thực hiện được các cơng việc của triều đình, của đất nước,
tạo cơ sở để triển khai các công việc xuống các địa phương.




















×