Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

Nghiên Cứu Khoa Học Đi In 1(1).Docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 72 trang )

BÁO CÁO TỔNG KẾT
HỌC PHẦN:NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài: Nghiên cứu phát triển du lịch ẩm thực trên địa bàn thành phố Hà Nội

Tên nhóm
Thành viên nhóm
Giáo viên hướng dẫn

: Nhóm 4
:
:


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................................................4
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................4
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.........................................................................5
4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................5
5. Đối tượng khảo sát...................................................................................................................5
6. Đóng góp của đề tài.................................................................................................................5
7. Kết cấu đề tài...........................................................................................................................6
NỘI DUNG................................................................................................................................7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DU LỊCH ẨM THỰC.......................................................7
Cơ sở lí luận về du lịch ẩm thực................................................................................................7
Một số khái niệm cơ bản...........................................................................................................7
Văn hóa ẩm thực trong du lịch..................................................................................................8
Phân biệt loại hình du lịch ẩm thực với các loại hình du lịch tương tự................................10
Vai trị của du lịch ẩm thực.....................................................................................................10
Đặc điểm của du lịch ẩm thực..........................................................................................11
Phản ánh và chứa đựng tài nguyên, văn hóa và lịch sử của bản địa..................................11


Hướng tới việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của điểm đến...............11
Du lịch ẩm thực mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư địa phương..................................12
Du lịch ẩm thực mang lại những kinh nghiệm ẩm thực độc đáo và đáng nhớ cho du
khách
................................................................................................................................................................. 12
Đối tượng khách có đặc điểm tiêu dùng phù hợp với loại hình du lịch ẩm thực.....................12
Điều kiện phát triển của du lịch.........................................................................................13
Ý nghĩa của việc phát triển du lịch ẩm thực trên địa bàn thành phố Hà Nội...........................16
Về mặt kinh tế.........................................................................................................................16
Về mặt xã hội..........................................................................................................................16
Tiểu kết chương 1..............................................................................................................17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ẨM THỰC TẠI THÀNH PHỐ
HÀ NỘI.....................................................................................................................................18
Tổng quan về du lịch ẩm thực..........................................................................................18
Giới thiệu khái quát về du lịch ẩm thực Hà Nội......................................................................18
1


Sức hấp dẫn của ẩm thực Hà Nội trong sự phát triển du lịch.................................................20
Giới thiệu khái quát về một số khu phố ẩm thực tại Hà Nội....................................................20
Ẩm thực của một số khu phố tại Hà Nội..................................................................................22
Thực trạng phát triển du lịch ẩm thực của một vài khu phố tại Hà Nội...............................24
Các sản phẩm du lịch ẩm thực tiêu biểu............................................................................25
Hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng – kĩ thuật của du lịch ẩm thực..............................................28
Nguồn nhân lực trong du lịch ẩm thực..............................................................................29
Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch ẩm thực.........................................................................30
Công tác quản lí du lịch ẩm thực.............................................................................................30
Nhu cầu của du khách đối với du lịch ẩm thực.......................................................................31
Đánh giá chung........................................................................................................................33
Mặt tích cực.....................................................................................................................33

Mặt hạn chế.............................................................................................................................34
Đánh giá chung qua điều tra khảo sát về cảm nhận của du khách...........................................35
Tiểu kết chương 2..............................................................................................................43
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN TIỀM NĂNG DU LỊCH ẦM
THỰC TẠI HÀ NỘI..............................................................................................................44
Căn cứ đề xuất giải pháp.........................................................................................................44
Mục tiêu, chiến lược phát triển du lịch ẩm thực tại Hà Nội.....................................................44
Căn cứ vào tiềm năng, thế mạnh của ẩm thực Hà Nội............................................................46
Căn cứ vào thực tiễn phát triển du lịch ẩm thực tại Hà Nội.....................................................46
Giải pháp.................................................................................................................................47
Giải pháp về sản phẩm du lịch ẩm thực tiêu biểu..............................................................47
Giải pháp về hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng – kĩ thuật của du lịch ẩm thực..........................49
Giải pháp về nguồn nhân lực trong du lịch ẩm thực................................................................49
Giải pháp về hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch ẩm thực.............................................51
Giải pháp về công tác quản lí du lịch.......................................................................................52
Tiểu kết chương 3..............................................................................................................54
KẾT LUẬN...............................................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................57
PHỤ LỤC 1...............................................................................................................................59
PHỤ LỤC 2...............................................................................................................................67

2


LỜI CẢM ƠN
Bài báo cáo nghiên cứu khoa học với đề tài: “Nghiên cứu phát triển du lịch ẩm thực
trên địa bàn Thành phố Hà Nội” là kết quả của q trình cố gắng khơng ngừng nghỉ của
nhóm và được sự hướng dẫn, quan tâm, giúp đỡ, động viên và khích lệ của cơ Phạm Thị
Bích Thủy, nhóm em đã hoàn thành tốt bài báo cáo này trong thời gian qua.Với lịng biết
ơn sâu sắc nhất nhóm tác giả xin gửi đến cơ Phạm Thị Bích Thủy lời cảm ơn đã truyền

đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt q trình học tập.Nhờ có những lời
hướng dẫn, dạy bảo của cô nên đề tài nghiên cứu của nhóm em mới có thể hồn thiện tốt
đẹp.
Bài báo cáo nghiên cứu khoa học được thực hiện trong khoảng thời gian 04
tuần.Bước đầu đi vào thực tế còn hạn chế và nhiều bỡ ngỡ nên khơng tránh khỏi những
thiếu sót, nhóm chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp q báu của cơ để
đề tài nhóm được hồn thiện hơn đồng thời có điều kiện để bổ sung và nâng cao chất
lượng của đề tài.
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hà Nội là nơi hội tụ của những tinh hoá văn hoá của cả nước. Ẩm thực Hà Nội
mang những nét đặc trưng riêng vô cùng hấp dẫn, thu hút khách du lịch. Tuy mang lại giá
trị lớn trong việc quảng bá du lịch, nhưng theo đánh giá của nhiều chuyên gia, du lịch ẩm
thực tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng chưa phát huy hết tiềm năng.
Tuy Hà Nội đã hình thành một số tuyến phố ẩm thực ở các tuyến phố, nhưng còn lộn
xộn, mất mỹ quan, cơ sở hạ tầng – kĩ thuật chưa đáp ứng được nhu cầu, nguồn lao động
cịn yếu và mới có chủ yếu là các món ăn đường phố, món ăn nhanh, chưa giới thiệu được
nét tinh hoa của ẩm thực Hà Nội. Cũng có rất nhiều cơng ty du lịch đã xây dựng sản phẩm
foodtour, nhưng mới chỉ dừng ở quy mô nhỏ lẻ, chưa tạo được hiệu ứng rõ rệt.
Từ thực tế trên nhóm đã tiến hành lựa chọn nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu phát
triển du lịch ẩm thực trên địa bàn thành phố Hà Nội” nhằm xây dựng nhiều sản phẩm
du lịch hấp dẫn từ ẩm thực, đề xuất một số biện pháp để hoàn thiện và nâng cao chất
lượng dịch vụ du lịch ẩm thực, tăng thêm tính trải nghiệm, tạo sức hút để du khách lưu trú
lâu hơn và đây là một trong những vấn đề quan trọng trong định hướng phát triển kinh
doanh du lịch thủ đơ trong tương lai.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu

Đề cập đến du lịch ẩm thực, tìm hiểu vai trị và tiềm năng của du lịch ẩm thực trong
phát triển du lịch Hà Nội
Phác thảo một số chương trình du lịch ẩm thực cụ thể nhằm sử dụng ẩm thực như
một chiến lược du lịch nhằm thu hút du khách trong nước và nước ngồi.
Thơng qua nghiên cứu thực trạng khai thác ẩm thực du lịch, nêu lên những căn cứ
khoa học nhằm khai thác có hiệu quả hơn ẩm thực phố … phục vụ phát triển du lịch trên
địa bàn Hà Nội.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa các vấn đề lí luận về ẩm thực, văn hóa ẩm thực và khai thác văn hóa
ẩm thực phục vụ du lịch
Đánh giá thực trạng văn hoá ẩm thực tại Hà Nội hiện nay
Nghiên cứu khai thác ẩm thựcphục vụ cho hoạt động du lịch
Bước đầu đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc khai thác du lịch
ẩmthực nhằm phát triển du lịch tại Hà Nội


Khảo sát hoạt động thực tiễn về ẩm thực, tình hình kinh doanh, cơ sở vật chất tại Hà
Nội.
Lấy số liệu sơ cấp, bảng khảo sát đánh giá ẩm thực và đưa ra phương hướng phát
triển
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu : Du lịch ẩm thực trên địa bàn thành phố Hà Nội
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian
Phạm vi nghiên cứu sẽ giới hạn trong ba con phố thuộc quận Hồn Kiếm đó là: Lý
Quốc Sư, Cầu Gỗ, Tống Duy Tân
Phạm vi về thời gian
Quá trình nghiên cứu diễn ra từ tháng 5/2023 đến tháng 7/2023. Ngoài ra, thời gian
lấy số liệu là 5 năm trở lại đây

4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp điều tra
Phương pháp điền dã
Phương pháp định tính
Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp
5. Đối tượng khảo sát
Việc đánh giá chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch ẩm thực của khách du lịch
thực là một yếu tố quan trọng để xét về sự phát triển của du lịch ẩm thực Hà Nội hiện tại
và tương lai.Qua các đợt khảo sát thực tế của nhiều địa điểm du lịch , ta có thể thấy rằng
việc nâng cao sự hài lịng của khách du lịch khơng chỉ đem lại lợi ích cho quán ăn, nhà
hàng, ảnh hưởng đến sức mua và độ tin cậy của khách hàng mà còn là một kênh truyền bá
du lịch hiệu quả. Vì vậy, việc khảo sát các đối tượng trong phát triển du lịch ẩm thực theo
quý, năm là một điều cần thiết.Đối với nghiên cứu sự phát triển du lịch ẩm thực trên địa
bàn thành phố Hà Nội.
- Đối tượng khảo sát:
+ Nhóm 100 người du khách bao gồm 80 du khách nội địa và 20 du khách quốc tế.
+ Nhóm 10 nhân viên trong 2 cơ sở ẩm thực tại Hà Nội.


Các đối tượng được khảo sát được phát bảng cầu hỏi để thu thập thơng tin về sự hài
lịng của họ về ẩm thực Hà Nội.


6. Đóng góp của đề tài
Qua q trình nghiên cứu điều tra, khảo sát du lịch ẩm thực tại Hà Nội, dựa trên cơ
sở đó đã đề ra những giải pháp để định hướng và phát huy những lợi thế, khắc phục
những khó khăn, hạn chế vẫn cịn tồn tại nhằm góp phần thúc đẩy phát triển du lịch ẩm
thực tại Hà Nội.
7. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục. Nội dung
chính của đề tài được chia thành 3 Chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về du lịch ẩm thực
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch ẩm thực tại Hà Nội
Chương 3: Giải pháp nhằm khai thác phát triển tiềm năng du lịch ẩm thực tại Hà Nội


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DU LỊCH ẨM THỰC
Cơ sở lí luận về ẩm thực và du lịch ẩm thực
Một số khái niệm cơ bản
Ẩm thực là một từ Hán Việt có nghĩa là "ăn uống". Ẩm thực là một hệ thống đặc
biệt về quan điểm truyền thống và thực hành nấu ăn, nghệ thuật bếp núc, nghệ thuật chế
biến thức ăn, thường gắn liền với một nền văn hóa cụ thể.
Ẩm thực thường được đặt tên theo vùng hoặc nền văn hóa hiện hành. Một món ăn
chủ yếu chịu ảnh hưởng của các thành phần có sẵn tại địa phương hoặc thông qua thương
mại, buôn bán trao đổi.
Khái niệm văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo và tích lũy qua q trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người
với môi trường tự nhiên và xã hội. Văn hóa ẩm thực là nội dung nói đến lĩnh vực chế
biến, cách thưởng thức các thức ăn, đồ uống… Đó chính là nét văn hóa hình thành trong
cuộc sống. Văn hóa ẩm thực có 3 nội dung :
Cách thức chế biến các đồ ăn, thức uống
Các nguyên liệu ẩm thực có giá trị hài hịa, làm nổi bật lẫn
nhau Cách bài trí và thưởng thức món ăn
Như vậy, văn hóa ẩm thực khơng chỉ là nét văn hóa về vật chất mà cịn là văn hóa
về tinh thần. Nét văn hóa về vật chất thể hiện trong cách trang trí món ăn sao cho đẹp mắt,
món ăn dậy mùi thơm,… kích thích vị giác của thực khách. Nét văn hóa về tinh thần thể
hiện ở cách giao tiếp, ứng xử giữa con người trong bữa ăn, những nguyên tắc, chuẩn mực,
phong tục ăn uống.
Theo định nghĩa của hiệp hội du lịch ẩm thực, du lịch ẩm thực là sự theo đuổi những

kinh nghiệm ẩm thực độc đáo và đáng nhớ, thường khi đi du lịch nhưng cũng có thể chỉ là
du lịch ẩm thực tại nhà.
Cụm từ “độc đáo và đáng nhớ” là chìa khóa để hiểu du lịch ẩm thực. Nhiều người
khi nghe đến cụm từ “du lịch ẩm thực” thường nghĩ ngay đến một nhà hàng sang trọng
hay những chai rượu vang hảo hạng. Tuy nhiên, đó khơng phải là tất cả. Du lịch ẩm thực
có thể chỉ là thưởng thức những chiếc bánh ngọt tại cửa hàng địa phương hay khám phá ra
một địa chỉ ẩm thực thú vị trên một con phố không tên mà chỉ người dân địa phương biết
đến… Chính những trải nghiệm độc đáo và thú vị là điều hấp dẫn, thu hút du khách đến
với loại hình này.


Có thể lấy định nghĩa về du lịch ẩm thực của Hội Lữ hành ẩm thực thế giới làm ví
dụ “Đó là loại hình du lịch nhằm khám phá và thụ hưởng sự mới lạ, đáng nhớ của các trải
nghiệm về đồ ăn thức uống, theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp”.
Tổ chức Du lịch thế giới xác định “Đó là sự tìm kiếm điều thú vị của nơi đến qua ẩm
thực; tìm hiểu nguồn gốc của sản phẩm; thừa nhận giá trị của ẩm thực; chia sẻ trải nghiệm
ẩm thực với người khác. Di sản văn hóa có mối quan hệ sâu sắc với du lịch ẩm thực” (
UNWTO, 2012 : 9-11 )
Văn hóa ẩm thực trong du lịch
Đồ ăn thức uống của mỗi dân tộc thực sự là một sáng tạo văn hóa của mỗi vùng
miền. Ăn uống phản ánh trình độ văn hóa, văn minh của dân tộc, trình độ phát triển sản
xuất, trình độ kinh tế xã hội. Món ăn chứa đựng tiềm tàng sự sinh động và đa dạng về đặc
điểm văn hóa, phong tục tập quán, ý thức tín ngưỡng của từng tầng lớp xã hội, từng vùng
miền dân cư khác nhau. Với cách nhìn này, ẩm thực của dân tộc chính là “lăng kính đa
chiều” phản ánh nhiều q trình, nhiều hiện tượng xã hội của con người. Muốn tìm hiểu
văn hóa của từng đất nước, dân tộc hay vùng miền địa phương khác nhau có lẽ nên bắt
đầu bằng chính sự ăn uống mà qua thời gian được nâng lên thành một thứ, người ta gọi là
“Văn hóa ẩm thực”.
Vai trị của văn hóa ẩm thực trong du lịch
Thực tế những năm gần đây cho thấy xu hướng đi ăn ở các quán ăn, nhà hàng của

người dân đang tăng lên, đặc biệt là khu vực thành thị. Kéo theo đó là sự xuất hiện ngày
càng nhiều các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống, các nhà hàng mang tính truyền
thống với các món ăn đặc trưng của từng dân tộc, vùng miềnđã từng bước đáp ứng nhu
cầu thưởng thức của du khách. Nó khơng chỉ góp phần làm tăng thêm thu nhập trong việc
kinh doanh nhà hàng mà còn giới thiệu cho du khách những sản phẩm văn hóa ẩm thực
đặc sắc của dân tộc.
Bên cạnh đó, đối với khách du lịch là những người ham tìm hiểu, ưa mạo hiểm, về
cơ bản nhóm người này thường là những người có thu nhập khá cao. Họ lại là những
người rất cởi mở và thích thú đón nhận, thưởng thức những nền văn hóa ẩm thực mới.
Thơng qua những chuyến đi du lịch, họ muốn được thưởng thức các sản phẩm du lịch,
được khám phá và học hỏi các nền văn hóa ẩm thực khác nhau trên thế giới. Việc được
tìm hiểu, thưởng thức những tinh hoa của văn hóa ẩm thực khi đến mỗi vùng đất mới sẽ


giúp du khách vừa mở rộng thêm kiến thức và kỹ năng về ẩm thực, vừa hiểu thêm về con
người, thói quen, cách sinh hoạt và văn hóa của cả vùng đất nơi đó.
Như vậy, ngồi phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, các gói khuyến mãi du lịch, chi phí
du lịch thấp… thu hút khách du lịch đến thăm quan thì những nơi có các sản phẩm ăn
uống độc đáo, nền văn hóa ẩm thực phong phú cũng được coi là ưu điểm chính hấp dẫn
khách du lịch đến thăm.
Ý nghĩa của văn hóa ẩm thực trong hoạt động du lịch
Văn hóa ẩm thực có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động du lịch. Đây là một thành phần
quan trọng và độc đáo của mỗi quốc gia hoặc vùng đất, thể hiện phong cách sống, truyền
thống và giá trị văn hóa của một cộng đồng.
Văn hóa ẩm thực là yếu tố cấu thành của hoạt động quảng bá, tuyên truyền để thu
hút khách du lịch: Ẩm thực Việt ngày càng nổi tiếng trên thế giới. Hơn 60% số lượng du
khách khi được hỏi về món ăn Việt đều tỏ ra hài lòng và hứng thú. Nhiều du khách đến
Việt Nam đã đánh giá “Việt Nam là thiên đường ẩm thực” với những món ăn đặc sắc,
hương vị thơm ngon khơng thể quên ở mỗi điểm đến. Cái độc đáo là ba miền ở Việt Nam
là ba thiên đường của ẩm thực với những món ăn rất riêng, hương vị đặc sắc mang đậm

chất vùng miền. Đó chính là yếu tố mà văn hóa ẩm thực mang lại cho hoạt động kinh
doanh du lịch như : Xây dựng thương hiệu, xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch, cung cấp
thơng tin, tạo cơ hội cho khách du lịch được trải nghiệm những khía cạnh văn hóa truyền
thống cũng như ẩm thực và từ đó kích thích nhu cầu đi du lịch của khách.
Văn hóa ẩm thực cịn mang một ý nghĩa cao hơn - đó là sự giao lưu văn hóa của
nhân loại. Văn hóa ẩm thực khơng chỉ là về món ăn mà cịn bao gồm cách chế biến, phục
vụ và cách thưởng thức món ăn. Nó thể hiện sự đa dạng và sự phong phú của các món ăn
truyền thống, phản ánh lịch sử và tình hình kinh tế-xã hội của các địa phương. Bằng cách
thưởng thức món ăn địa phương, du khách có thể tìm hiểu về các nguyên liệu địa phương,
công thức chế biến truyền thống và các bí quyết nấu nướng đặc biệt của địa phương. Ví
dụ như khẩu vị của từng dân tộc, vùng miền và đặc sản mỗi địa phương đều ít nhiều có sự
khác biệt. Việc kết hợp trong công thức và hương vị khi chế biến, đã tạo ra những món ăn
vừa mang tính tiên tiến hiện đại vừa đậm đà bản sắc truyền thống, địa phương. Qua đó,
tạo sự thỏa mãn cho du khách khi thưởng thức và làm phong phú, đa dạng hơn danh mục
các món ăn.
Văn hóa ẩm thực góp phần đa dạng hóa, tăng sức hấp dẫn cho hoạt động xúc tiến
du lịch: Hoạt động xúc tiến du lịch không chỉ là việc cung cấp thông tin đơn thuần mà cần


phải có nhiều nội dung khác nhau để tạo ra một hệ thống các hoạt động mang tính tổng
hợp tác động đến tâm lý, kích thích tính tị mị và kích cầu khách du lịch tiềm năng.
Văn hóa ẩm thực cịn góp phần vào việc thúc đẩy kinh tế du lịch và phát triển bền
vững. Nó tạo ra cơ hội việc làm cho người dân địa phương, tăng cường thương mại và
giao lưu văn hóa giữa các quốc gia. Qua việc thưởng thức món ăn địa phương, du khách
cũng thể hiện sự tơn trọng và đánh giá cao văn hóa của đất nước mà họ đến thăm.
Phân biệt loại hình du lịch ẩm thực với các loại hình du lịch tương tự
Du lịch ẩm thực với du lịch văn hóa
Du lịch văn hóa là loại hình du lịch nhằm mục đích nâng cao nhận thức cho cá nhân
về mọi lĩnh vực như lịch sử, kiến trúc, hội họa, chế độ xã hội, cuộc sống của người dân
cùng các phong tục tập quán của điểm đến.

Như vậy, du lịch văn hóa là khái niệm bao trùm cả du lịch ẩm thực và các loại hình
du lịch khác nữa dựa vào văn hóa, nó đề cập đến việc nâng cao nhận thức cá nhân trong
mọi lĩnh vực. Trong khi đó, du lịch ẩm thực chỉ là nâng cao nhận thức cá nhân trong lĩnh
vực ẩm thực, văn hóa, tập quán ăn uống của người dân. Du lịch ẩm thực là tập hợp con
của du lịch văn hóa nên cũng giống như du lịch văn hóa, du lịch ẩm thực cũng phải dựa
trên những gì là giá trị văn hóa truyền thống của điểm đến để phát triển.
Du lịch ẩm thực với du lịch nông nghiệp (agritourism)
Du lịch nông nghiệp (Agritourism) được hiểu là loại hình cung cấp dịch vụ trải
nghiệm cho du khách dựa trên nền tảng của hoạt động sản xuất nông nghiệp. Agritourism
bao gồm một loạt các hoạt động như mua những nông sản được sản xuất trực tiếp từ một
trang trại, hái trái cây, cho động vặt ăn, gieo trồng, chăm bón các loại nơng sản…
Như vậy, du lịch nông nghiệp khác du lịch ẩm thực ở chỗ, du lịch nơng nghiệp nhằm
thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu về các hoạt động nơng nghiệp, tìm hiểu về cách thức ăn của
con người được tạo ra. Còn du lịch ẩm thực nhằm thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu về văn hóa,
nghệ thuật ẩm thực của điểm đến. Du lịch ẩm thực là tập hợp con của du lịch văn hóa (
các món ăn là một biểu hiện của văn hóa ), trong khi đó du lịch nơng nghiệp là tập hợp
con của du lịch nơng thơn.
Vai trị của du lịch ẩm thực
Du lịch ẩm thực có vai trị quan trọng đối với sự phát triển của du lịch cũng như
kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước :
Phản ánh và chứa đựng tài nguyên tự nhiên, văn hóa và lịch sử của bản địa


Phản ánh trong đó những giá trị lịch sử của mỗi vùng miền
Hướng tới việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của điểm đến
Du lịch ẩm thực mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư địa phương
Du lịch ẩm thực phát triển cũng sẽ mang lại nguồn thu lớn cho địa phương từ các
khoản phí và thuế mà các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn nộp.
Du lịch ẩm thực thu hút lượng khách lớn đến từ những nền văn hóa khác,sẽ
thổi vào một luồng sinh khí mới cho điểm đến.

Du lịch ẩm thực mang lại những kinh nghiệm ẩm thực độc đáo và đáng
nhớ cho du khách
Ẩm thực là một trong những sức hút, sự hấp dẫn, hay động cơ của du lịch. Tuy
nhiên, mức độ hấp dẫn có khác nhau giữa các đối tượng du khách. Theo khảo sát của Hội
Lữ hành ẩm thực thế giới, có khoảng 25% du khách quan tâm đến ẩm thực du lịch. Còn
theo nghiên cứu của Tổ chức Du lịch thế giới, có khoảng 87% số tổ chức được điều tra
xác định du lịch ẩm thực là yếu tố chiến lược đối với điểm đến, 82% cho rằng du lịch ẩm
thực là động lực quan trọng cho phát triển du lịch. Du lịch ẩm thực là chất xúc tác cho
kinh tế địa phương, và có thể thấy, ẩm thực là nguyên nhân thứ ba, chỉ sau yếu tố văn hóa,
điều kiện tự nhiên ảnh hưởng quyết định điểm đến của du khách (UNWTO, 2017: 17-29)
Đặc điểm của du lịch ẩm thực
Phản ánh và chứa đựng tài nguyên tự nhiên,văn hóa và lịch sử của bản địa
Nhìn vào nền ẩm thực của một quốc gia, vùng miền nào đó ta có thể phần nào thấy
được điều kiện tự nhiên của quốc gia, vùng miền đó. Bởi với điều kiện tự nhiên khác nhau
như khí hậu, địa hình… thì số lượng, chủng loại nguồn nguyên liệu cũng như mùi vị các
món ăn cũng khác nhau.
Yếu tố văn hóa chính là linh hồn của du lịch ẩm thực. Chẳng ai đi du lịch chỉ để
“ăn” một cách thuần túy. Vấn đề ăn uống trong du lịch đã được nâng lên thành cả một
nghệ thuật. Ăn không chỉ để hưởng thụ cuộc sống mà qua ăn uống người ta cịn có thể
nâng cao vốn tri thức của mình về một nền văn hóa. Các giá trị văn hóa được thể hiện
trong cách chế biến hay cách thức ăn uống theo đúng kiểu của người dân bản địa. Bên
cạnh đó, giá trị văn hóa cịn thể hiện ở khơng gian kiến trúc, cách bài trí của nhà hàng,
qn ăn, ở cung cách phục vụ, trang phục của nhân viên hay chính ở lối sống của người
dân bản địa.Du lịch ẩm thực cịn phản ánh trong đó những giá trị lịch sử của mỗi vùng
miền.


Hướng tới việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của điểm đến Du
lịch ẩm thực phát triển dựa trên nền văn hóa ẩm thực mang đậm đà bản sắc của điểm
đến, thứ mà thu hút, hấp dẫn du khách đó chính là bản sắc riêng biệt của nền văn hóa

đó. Điều đó có nghĩa là sự kết hợp giữa nền văn hóa âm thực bản địa với văn hóa ẩm
thực của những vùng miền khác sẽ làm mất đi ý nghĩa của du lịch ẩm thực, làm giảm đi
tính hấp dẫn của điểm đến đối với du khách.Vì thế, phát triển du lịch ẩm thực đặt ra yêu
cầu phải bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của điểm đến.
Du lịch ẩm thực mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư địa phương
Về mặt xã hội, du lịch ẩm thực mang lại rất nhiều lợi ích cho địa phương. Du lịch
ẩm thực thu hút lượng khách lớn đến từ những nền văn hóa khác nhau, nền văn hóa mới
với lối sống, tác phong suy nghĩ mới sẽ giúp dân cư địa phương mở mang đầu óc, thay đổi
sự nhận thức đối với thế giới xung quanh. Đó sẽ là động lực để người dân địa phương tự
làm mới bản thân, nắm bắt cơ hội làm giàu trên chính mảnh đất q hương mình. Cũng
chính bởi lợi ích to lớn mà du lịch ẩm thực mang lại cho cộng đồng dân cư địa phương sẽ
giúp họ hiểu được tầm quan trọng của các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương
cũng như tính cấp thiết phải giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống đó. Như vậy, phát
triển du lịch ẩm thực cần gắn với lợi ích cả cộng đồng dân cư địa phương.
Du lịch ẩm thực mang lại những kinh nghiệm ẩm thực độc đáo và đáng nhớ cho du
khách
Bất cứ hình thức du lịch nào cũng đều nhằm mang lại sự trải nghiệm cho du khách.
Có thể đó là sự trải nghiệm cảm giác mạo hiểm trong một chuyến đi du lịch mạo hiểm hay
đơn giản là sự trải nghiệm được thư giãn, thoải mái trên chiếc giường khách sạn 5 sao,…
Đối với du lịch ẩm thực thì đó là sự trải nghiệm mùi vị của những món ăn, trải nghiệm
khơng gian của nhà hàng mang đậm phong cách của vùng miền hay trải nghiệm được tự
tay chế biến món ăn và thưởng thức chúng theo cách của người bản địa… Những trải
nghiệm đó càng để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách khi nền văn hóa ẩm thực của
điểm đến càng độc đáo, khác lạ so với những vùng miền khác.
Đối tượng khách có đặc điểm tiêu dùng phù hợp với loại hình du lịch ẩm thực
Đối tượng khách tham gia loại hình du lịch ẩm thực là người tiêu dùng du lịch với
mục đích tìm hiểu nền văn hóa ẩm thực của điểm đến du lịch. Họ có thể là các chuyên gia
nghiên cứu ẩm thực, các đầu bếp, chủ nhà hàng, khách sạn muốn tìm hiểu về ẩm thực để



bổ sung món ăn mới cho thực đơn nhà hàng. Họ cũng có thể là những người ham thích
mở mang kiến thức về thế giới và thỏa mãn tò mò của mình, khơng nhất thiết đó là người
sành ăn. Đặc điểm chung của đối tượng khách này là thích tìm hiểu về ẩm thực, văn hóa
bản địa. Họ khơng e ngại khi ăn những món ăn lạ, khác biệt với khẩu vị quen thuộc
thường ngày. Họ tôn trọng sự khác biệt của nền văn hóa bản địa, yêu cầu cao về trình độ
chun mơn và sự mến khách của người đầu bếp, người phục vụ và dân cư địa phương.
Đó là những đặc điểm chung của đối tượng khách du lịch ẩm thực. Tuy nhiên, tùy theo
điều kiện về tài nguyên du lịch của từng vùng thì thị trường khách mục tiêu lại có những
đặc điểm riêng. Vì vậy, địi hỏi chính quyền địa phương, các đơn vị kinh doanh du lịch
cần xác định những đặc trưng của nền văn hóa ẩm thực trên địa bàn, khu vực và nghiên
cứu đặc điểm đối tượng khách hàng mục tiêu cho phù hợp.
Điều kiện phát triển của du lịch ẩm thực
Sự phát triển của kinh tế xã hội
Đây là một trong những nhân tố thúc đẩy sự phát triển kinh doanh du lịch. Kinh tế
có phát triển, thu nhập gia tăng, từ đó con người mới hướng đến nhu cầu du lịch. Sự phát
triển của kinh tế xã hội cũng tạo điều kiện cho những cơng trình, những khu vui chơi ăn
uống phát triển theo, tạo ra những nhu cầu du lịch cho mọi người.
Phương tiện giao thông vận tải
Nếu việc đi lại khó khăn, việc di chuyển đến các điểm du lịch bất tiện thì các hoạt
động du lịch cũng rất khó có thể phát triển được. Đây là một trong những điểm quan trọng
trong sự phát triển du lịch nói chung. Hiện nay, khi nhắc đến du lịch Hà Nội chúng ta có
thể thấy hệ thống giao thơng ở rất thuận lợi ( có nhiều tuyến điểm xe bus, tàu cao tốc trên
cao,…), chi phí chi trả phải chăng tạo điều kiện cho khách du lịch có thể đến các điểm
thăm quan giải trí, thưởng thức ẩm thực.
Nền văn hóa ẩm thực phong phú, độc đáo
Một trong những điểm cuốn hút khách du lịch trong và ngoài nước, trong bất kì loại
hìnhdu lịch nào cũng có sự tham gia của yếu tố ẩm thực tuy nhiên nó khơng được xem
như là một nhân tố để du khách quyết định thực hiện chuyến đi. Nhưng đối với loại hình
du lịch ẩm thực, ẩm thực là nhân tố quyết định trong việc lựa chọn chương trình du lịch,
các điểm đến. Chính vì vậy, điểm đến có nền văn hóa ẩm thực càng phong phú, độc đáo

bao nhiêu thì càng hấp dẫn với du khách bấy nhiêu. Mức độ phong phú của một nền ẩm
thực có thể là do sự hội tụ của những sắc thái ẩm thực khác nhau trên cùng một vùng, địa
phương hoặc cũng có thể đó là nơi tập trung của nhiều làng nghề ẩm thực… Sự phong


phú của nền ẩm thực sẽ mang đến cho du khách nhiều cơ hội khám phá, trải nghiệm, học
hỏi. Ngoài ra, tính độc đáo được tạo nên bởi những đặc trưng của một nền ẩm thực, nó tạo
ra sự khác biệt với các nền văn hóa ẩm thực khác. Sự độc đáo có thể thế hiện ở cách thức
chế biến món ăn, cách thưởng thức, mùi vị đặc trưng, lợi ích của món ăn, câu chuyện về
món ăn đó hay ở kiến trúc nhà hàng, quán ăn,… Tuy nhiên, khi đưa vào để phát triển
thành một sản phẩm du lịch thì tính độc đáo cũng chỉ là khái niệm tương đối vì trong du
lịch các sản phẩm du lịch rất dễ bị bắt chước. Vì vậy, phải ln tìm tịi, sáng tạo nhưng
không làm mất đi bản sắc riêng là yêu cầu không thể thiếu trong việc phát triển du lịch
nói chung và du lịch ẩm thực nói riêng.
Hệ thống cơ sở vật chất, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, chế biến thực phẩm, kinh
doanh ăn uống phát triển.
Đối với du lịch ẩm thực, sự phát triển của hệ thống cơ sở vật chất trong lĩnh vực
kinh doanh ăn uống, sản xuất chế biến thực phẩm là điều kiện hết sức cần thiết. Tại đây,
du khách không chỉ thưởng thức mỗi các món ăn, đồ uống mà cịn ngắm nhìn khung cảnh,
bài trí của nhà hàng, qn ăn. Những nhà hàng, quán ăn mang đậm phong cách truyền
thống địa phương, văn hóa bản địa thì càng có sức hút cao đối với du khách. Từ việc thiết
kế, trang trí nhà hàng đến các trang thiết bị phục vụ như bàn, ghế, bát đĩa,chén,… các
tranh ảnh, các dụng cụ sản xuất…cũng góp phần tác động mạnh mẽ đến các giác quan của
du khách, tạo nên ấn tượng mạnh mẽ và hấp dẫn để du khách. Tuy nhiên, khi thiết kế, xây
dựng các nhà hàng, quán ăn cần đặc biệt chú ý đến các điều hiện vệ sinh và sự hài hịa với
mơi trường xung quanh. Ngồi ra, du khách có thể tham quan trực tiếp các quy trình sản
xuất, chế biến thực phẩm tại các quán ăn, nhà hàng. Du khách cũng có thể được học cách
nấu ăn tại nhà hàng hay lớp dạy nấu ăn, điều thú vị là được tự tay thực hiện một công
đoạn sản xuất hay tự nấu một món ăn và thưởng thức thành quả tự mình làm ra.
Nguồn nhân lực đóng vai trị quan trọng trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, dịch vụ

ăn uống có chất lượng cao.
Du lịch là một lĩnh vực hoạt động kinh doanh cung cấp dịch vụ. Bởi vậy, nhân tố
con người càng đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển của hoạt động kinh doanh du
lịch. Đối với loại hình du lịch ẩm thực, lao động trong bộ phận sản xuất, chế biến thực
phẩm và bộ phận phục vụ thức ăn, đồ uống cần được chú trọng đặc biệt. Du khách lựa
chọn loại hình du lịch này với mong muốn có được những trải nghiệm độc đáo và đáng
nhớ về ẩm thực. Do đó, phải làm sao để chế biến ra những món ăn, đồ uống ngon, trình
diễn những kĩ thuật chế biến mới lạ, hấp dẫn và tạo dựng được phong cách phục vụ riêng
biệt, chuyên nghiệp. Để làm được điều đó, khơng những địi hỏi bản thân người lao động


cần có lịng nhiệt huyết, đam mê, tự học hỏi kiến thức mà cịn có sự đào tạo bài bản từ
phía các trường lớp, các viện nghiên cứu. Qua đó mới đào tạo ra đội ngũ người lao động
đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng.
Sự tham gia của cộng đồng cư dân địa phương là cần thiết đối với sự phát triển của
du lịch ẩm thực.
Đối với du lịch ẩm thực, cái mà du khách tìm đến không chỉ là vị ngon của thức ăn,
đồ uống mà cịn những giá trị về mặt tinh thần. Đó là sự hiểu biết về một nền văn hóa
khác thơng qua những phong tục truyền thống, lối sống của người dân bản địa. Hơn hết,
chính người dân bản địa là những người am hiểu nhất về nền văn hóa địa phương, họ sẽ là
những người quyết định sự thịnh suy của nền văn hóa đó. Chính vì thế, để có thể lưu giữ
và phát huy một nền văn hóa nói chung và một nền văn hóa ẩm thực nói riêng thì phải
dựa vào chính người dân địa phương.
Sự đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Vấn đề an ninh, an tồn sức khỏe ln là vấn đề du khách quan tâm khi quyết định
điểm đến cho chuyến hành trình du lịch của mình. Theo tháp nhu cầu Maslow, nhu cầu an
ninh, an tồn cho tính mạng được xếp ở vị trí thứ hai trong thang bậc các nhu cầu, chỉ sau
nhu cầu sinh lí. Với loại hình du lịch ẩm thực, du khách dường nhu luôn tiếp xúc với thức
ăn, đồ uống của điểm đến. Nếu không được đảm bảo về vệ sinh thì đó chính là nguồn
mầm bệnh có thể xâm nhập trực tiếp và nhanh nhất vào cơ thể con người. Do đó, cần đặc

biệt chú trọng đến vấn đề vệ sinh, cả ở khu vực bên trong các nhà hàng, quán ăn và môi
trường xung quanh. Đối với bên trong, nhà hàng, quán ăn phải đảm bảo sự sạch sẽ ở mức
cao nhất với các trang thiết bị, dụng cụ nấu nướng, ăn uống. Nguồn nguyên liệu phải rõ
ràng xuất xứ, đảm bảo các yêu cầu vệ sinh, phải thực hiện bảo quản nguyên vật liệu đúng
quy trình. Đối với bên ngồi, cần thực hiện tốt các điều kiện vệ sinh mơi trường và có các
biện pháp xử lí chất thải…
Có hệ thống chính sách quản lí và nguyên tắc đảm bảo sự phát triển lâu dài hoạt
động kinh doanh du lịch ẩm thực của các chủ thể quản lý nhà nước, các bộ ban ngành và
các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch.
Hệ thống chính sách quản lí của các cơ quan chủ quản là cần thiết để có thể định
hướng cho sự phát triển của du lịch nói chung và du lịch ẩm thực nói riêng trên địa bàn.
Vai trị của chính quyền địa phương và cơ quan quản lí thể hiện ở việc :
Đảm bảo chính quyền địa phương cùng các cấp quản lí nắm vững khái niệm, đặc
điểm và ý nghĩa của việc phát triển loại hình du lịch ẩm thực đối với địa phương.


Thực hiện công tác nghiên cứu đặc trưng ẩm thực của vùng, tư vấn cho cấp quản lí
cao hơn và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ẩm thực trên địa bàn quản lí.
Xây dựng kế hoạch phát triển hoạt động du lịch ẩm thực trên địa bàn.
Thiết kế, thực hiện các chương trình nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư.
Giữa các cá nhân tổ chức như chính quyền địa phương, cơ quan quản lí, nhà kinh
doanh, dân cư địa phương cần thiết lập một hệ thống nguyên tắc trên cơ sở trao đổi, bàn
bạc thống nhất cách thức thực hiện, kiểm soát. Hệ thống này là cơ sở đánh giá chất lượng,
mức độ phù hợp của những tổ chức , cá nhân tham gia kinh doanh du lịch ẩm thực với đặc
trưng của ẩm thực địa phương.
Ý nghĩa của việc phát triển du lịch ẩm thực
Về mặt kinh tế
Cũng giống như các hoạt động du lịch khác, du lịch ẩm thực làm tăng nguồn thu
ngân sách cho địa phương phát triển du lịch ẩm thực. Nguồn thu này lấy từ các khoản
trích nộp ngân sách của các cơ sở kinh doanh du lịch thuộc quản lí trực tiếp của địa

phương. Du lịch ẩm thực cịn góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo.
Vì chính yêu cầu hỗ trợ liên ngành trong hoạt động du lịch là cơ sở cho các ngành khác
phát triển như giao thơng vận tải, tài chính, bưu điện,… Mặt khác, du lịch ẩm thực dựa
trên nguồn tài nguyên chính là ẩm thực, nguồn tài nguyên hấp dẫn có sẵn quanh năm.
Phát triển du lịch ẩm thực nhờ vậy sẽ kéo dài thời gian lưu trú của khách, góp phần khắc
phục tính mùa vụ trong du lịch.
Du lịch ẩm thực giúp tăng sản lượng tiêu thụ và gia tăng giá trị cho các sản phẩm
nông nghiệp, chăn nuôi, thủy hải sản, công nghiệp chế biến thực phẩm. Dịch vụ phục vụ
ăn uống sẽ làm tăng giá trị các sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi, thủy hải sản,… lên gấp
nhiều lần khi sản phẩm của các ngành này được đưa vào chế biến, phục vụ trong các quán
ăn, nhà hàng, khách sạn.
Ngoài ra, du lịch ẩm thực thúc đẩy sự phát triển của du lịch quốc tế, tạo nên sự phát
triển đường lối giao thơng quốc tế, góp phần củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh
tế quốc tế. Du lịch ẩm thực thu hút những đối tượng khách từ những vùng miền, quốc gia
khác nhau. Do vậy, nó góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch quốc tế. Bên cạnh đó, các
mối quan hệ kinh tế quốc tế cũng được củng cố và phát triển thông qua :
Du lịch quốc tế phát triển tạo nên sự phát triển đường lối giao thông quốc tế
Du lịch quốc tế như một đầu mối xuất – nhập khẩu ngoại tệ, góp phần làm phát triển
quan hệ ngoại hối quốc tế.


Về mặt xã hội
Du lịch ẩm thực góp phần làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đáp ứng ngày càng tốt
hơn nhu cầu của du khách. Việc phát triển loại hình du lịch ẩm thực sẽ thỏa mãn tốt hơn
nhu cầu của những đối tượng khách muốn tìm hiểu về văn hóa ẩm thực của những vùng
miền khác, tăng thêm cơ hội lựa chọn các chương trình du lịch cho du khách.
Du lịch ẩm thực góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Số lao
động trong lĩnh vực du lịch, chế biến và cung cấp đồ ăn, thức uống cho con người chiếm
một tỷ trọng lớn trong tổng số lao động xã hội.
Du lịch ẩm thực cịn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Du lịch ẩm thực dựa

trên nguồn tài nguyên văn hóa ẩm thực để phát triển. Nền văn hóa ẩm thực càng mang
đậm bản sắc của vùng miền, quốc gia thì càng hấp dẫn đối với du khách. Mặt khác, du
lịch ẩm thực mang lại lợi ích nhiều mặt cho cộng đồng dân cư địa phương. Để bảo vệ lợi
ích đó một cách lâu dài, bản thân các đơn vị kinh doanh du lịch ẩm thực cũng như cộng
đồng dân cư địa phương sẽ là những đối tượng gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa
đó.
Phát triển du lịch ẩm thực góp phần nâng cao hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè
quốc tế. Ẩm thực Việt Nam qua việc lựa chọn nguyên liệu, chế biến cho đến việc trình
bày, trang trí, cách thức thưởng thức món ăn… sẽ thể hiện được bản sắc văn hóa dân tộc
Việt Nam. Vì vậy, quảng bá, giới thiệu về ẩm thực Việt Nam là phương pháp hữu hiệu để
quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Tiểu kết chương 1
Với mục tiêu làm rõ hệ thống cơ sơ lí luận, làm cơ sơ cho việc phân tích thực trạng
và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch ẩm thực trên địa bàn thành phố Hà Nội, chương
này đã thể hiện các nội dung sau :
Liệt kê các khái niệm làm công cụ phục vụ nghiên cứu, đó là khái niệm ẩm thực, du
lịch ẩm thực. Nêu ra vai trò của du lịch ẩm thực và phân loại ẩm thực.
Phân tích 3 đặc trưng của du lịch ẩm thực và các điều kiện để phát triển du lịch ẩm
thực trên một địa bàn
Nêu lên ý nghĩa của việc phát triển du lịch ẩm thực đối với một vùng, miền, địa
phương
Như vậy, muốn phát triển du lịch ẩm thực cần có những giải pháp cụ thể dựa trên
những giá trị của ẩm thực và những điều kiện phát triển du lịch ẩm thực.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ẨM THỰC
TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Tổng quan về du lịch ẩm thực
Giới thiệu khái quát về du lịch ẩm thực Hà Nội
Hà Nội – thủ đô ngàn năm văn hiến với gần nghìn năm tuổi, từng là kinh đơ của

nhiều triều đại. Do đó nếp sống của người Thăng Long – Hà Nội có cốt cách riêng, tầm
văn hóa cao, trong đó tập quán ăn uống được nhiều vùng trong cả nước công nhận là đáng
làm theo. Bên cạnh lối ẩm thực cầu kỳ mang tính cung đình, nặng lễ nghi lại có lối ẩm
thực rất giản dị, bình dân mang tên “ẩm thực đường phố”. Ngồi những món ăn chính, Hà
Nội là nơi có nhiều món q ngon ít nơi sánh được. Ẩm thực là một trong những mảng
văn hóa khơng thể thiếu, thể hiện nét đẹp tâm hồn của con người cũng như sự tinh tế
trong cách ăn, sự sành sỏi trong cách chế biến của người Việt. Ẩm thực là một yếu tố
quan trọng thu hút khách du lịch đến với Hà Nội. Ai mỗi khi đặt chân đến Hà Nội đều
không thể bỏ qua việc thưởng thức các món ăn ngon với sự tài hoa của những người đầu
bếp chuyên nghiệp. Ẩm thực đã trở thành một trong những tiềm năng to lớn cho ngành du
lịch.
Trong lịch sử phát triển của ẩm thực Hà Nội đã có rất nhiều những sự giao lưu văn
hóa từ các món ăn đến từ những nơi khác nhau để tạo ra nhiều món ăn ngon. Tuy đã có
nhiều biến đổi nhưng việc gìn giữ những nét văn hóa ẩm thực truyền thống vẫn được
người Hà Nội gìn giữ và phát triển đến ngày nay. Ta có thể phân loại chúng theo thời gian
xuất hiện là ẩm thực xưa và ẩm thực nay.
Giai đoạn trước năm 1945
Đây là giai đoạn ẩm thực Hà Nội có những bước tiến hồn hảo để bắt nhịp được với
q trình đơ thị hóa và thể thức cai trị mới của thực dân Pháp.Trong suốt những năm
tháng này, người dân Hà Thành đã tự mình hình thành trường phái ẩm thực mới nhằm
phục vụ nhu cầu của thị dân.
Một trong những món ăn tiêu biểu mang tồn bộ cái hồn của ẩm thực Hà Nội giai
đoạn này, phải kể đến món Chả cá Lã Vọng. Đây là món ăn được sáng tạo bởi một gia
đình họ Đồn sống ở số 14 Hàng Sơn. Gia đình này vốn có truyền thống chế biến món
chả cá rất đặc biệt.Mỗi khi có khách quý đến nhà, chủ nhà lại chế biến món chả cá gia
truyền để đãi khách. Vì món ăn quá ngon, những vị khách ấy đã giúp gia đình họ Đoàn
mở cửa hàng và lấy tên là Chả cá Lã Vọng.Ngồi món này ra, giai đoạn này ẩm thực Hà
nội cũng được nâng tầm với những món mới như nem rán, bún chả, bánh cuốn…
Giai đoạn kháng chiến chống Pháp 1946 – 1954




×