Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tiếng việt khởi ngữ và các thành phần biệt lập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.82 KB, 5 trang )

TIẾNG VIỆT: KHỞI NGỮ VÀ CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
I.

Ôn lại thành phần câu:

*Xét về mặt cấu tạo ngữ pháp trong câu có 3 thành phần chính gồm chủ ngữ, vị
ngữ và trạng ngữ trong đó:
● Thành phần chính: là chủ ngữ và vị ngữ là bắt buộc phải có mặt
trong câu.
● Thành phần phụ: Trạng ngữ, khởi ngữ không bắt buộc có mặt trong
câu.
Ví dụ: Chẳng bao lâu, tơi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
Trong đó:
● Chẳng bao lâu: là trạng ngữ.
● Tơi: là chủ ngữ
● Đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng: là vị ngữ.
*Ghi nhớ:
a- Chủ ngữ (CN):
Là một trong hai bộ phận chính của câu. CN chỉ người, sự vật được miêu tả,
nhận xét. Câu thường có một CN hoặc có thể có nhiều CN đặt kế tiếp nhau.
b - Vị ngữ (VN):
Là một trong hai bộ phận chính của câu. VN chỉ hoạt động, trạng thái, tính chất,
vị trí để miêu tả hoặc nhận xét về người, sự vật được nêu ở CN. Câu thường có
một VN hoặc có thể có nhiều VN. Trong câu, VN thường đứng sau CN
c - Trạng ngữ (TN):
Là bộ phận phận phụ của câu, có tác dụng thêm nghĩa cho câu. TN bổ sung tình
huống cho câu (chỉ thời gian, địa điểm, mục đích, ngun nhân, phương tiện,...).
Câu có thể có hoặc khơng có TN. TN thường đứng ở đầu câu và ngăn cách với
CN, VN bằng dấu phẩy. Câu có thể có một hoặc nhiều TN.
II. Khởi ngữ:
a) Khái niệm: Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được


nói đến trong câu.
b) Đặc điểm:
- Đứng trước khởi ngữ thơng thường sẽ có một số quan hệ từ đặc trưng
như về, với, cịn, đối với…
- Có thể thêm trợ từ “thì” vào phía sau khởi ngữ
VD: Đối với chúng tôi , mẹ là người phụ nữ tuyệt vời nhất.


KN

/ CN /

VN

VD: Thương thì thương nhưng tơi vẫn phải cho nó vào trường cai nghiện
bác à!
KN
/ CN/
VN
VD: Ăn/ tơi cũng ăn rồi, bài tập tôi đã làm rồi, sao anh không cho tôi xem phim
chứ?
c) Luyện tập:
Bài tập 1: Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích sau đây:
a) Ơng cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều
này ông khổ tâm hết sức.
(Kim Lân, Làng)
b) – Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.
(Nam Cao, Lão Hạc)
c) Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan – xi – păng ba nghìn một trăm bốn
mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ
Sa Pa)
d) Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.
(Nguyễn Thành Long, Lặng
lẽ Sa Pa)
e) Đối với cháu, thật là đột ngột […].
(Nguyễn Thành Long, Lặng
lẽ Sa Pa)

Bài tập 2: Xác định khởi ngữ trong các câu sau:


1.Về trí thơng minh thì nó là nhất.
2..Xây cái lăng ấy, cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu hồ cho
nó.
3..Ơng giáo ấy, thuốc khơng hút, rượu không uống.
Bài tập 3: Hãy viết lại các câu sau bằng cách chuyển phần in đậm trong câu
thành khởi ngữ:
1. Bức tranh đã cũ nhưng cịn đẹp lắm.
2. Tơi cứ ở nhà tôi, tôi làm việc tôi, tôi ăn cơm gạo tôi.
3. Mặc cho bom nổ, tôi vẫn phải hồn thành nhiệm vụ.
4. Tơi hiểu rồi nhưng tơi chưa giải được
III. Thành phần biệt lập:
a) Định nghĩa: Thành phần biệt lập là thành phần khơng có quan hệ trực
tiếp với các thành phần khác trong câu , được dùng để diễn đạt thái độ,
cách đánh giá của người nói đối với việc được nói đến trong câu hoặc đối
với người nghe.
b) Phân loại: 4 thành phần:
1. Thành phần tình thái: Được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối
với sự việc được nói đến trong câu

*Dấu hiệu nhận biết: Chắc chắn, hình như, dường như, có lẽ. chắc hẳn, có
vẻ như,...
VD1 : Với lịng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào
lịng anh, sẽ ơm chặt lấy cổ anh.
VD2: Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm
đến nỗi khơng khóc được, nên anh phải cười vậy thơi
*Lưu ý: Thành phần tình thái cịn được thể hiện qua:
- Những yếu tố tình thái cịn gắn với ý kiến của người nói: Theo tơi, ý
anh,...
- Những yếu tố tình thái chỉ thái độ của người nói đối với người nghe: à, ạ,
hử, nhé, đây nhỉ ( đứng cuối câu)
2. Thành phần cảm thán: được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói ( vui,
buồn, mừng, giận,...)
VD: Ồ, sao mà độ ấy vui thế ( Kim Lân, Làng)
VD: Trời ơi, chỉ cịn có năm phút ! ( Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)


3. Thành phần gọi đáp: Được dùng để tạo lập hoặc duy trì một mối quan hệ
giao tiếp
VD: Thưa thầy, em xin vào lớp ạ
VD: Này, bác có biết mấy hơm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?
*Lưu ý:
-Khi thành phần gọi đáp tách thành câu riêng, nó sẽ trở thành câu đặc biệt
VD: Vâng ! Ông dạy phải
VD: Ông Hai! Ông đi đâu đấy?
4. Thành phần phụ chú: Được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung
chính của câu.
Vị trí: thường được đặt ở giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc
đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy; còn được đặt sau dấu hai
chấm

VD:
1. Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh- và cũng là đứa con duy nhất của
anh, chưa đầy một tuổi.
2. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
3. Hãy làm cho lớp trẻ- những người chủ thật sự của đất nước trong
tương lai- nhận ra những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất
c) Luyện tập:
– Tìm các thành phần biệt lập có trong các phần trích sau:
1.Ơng lão bỗng ngờ ngợ như lời mình nói khơng đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở
làng lại đốn đến thế . (Kim Lân)
2.Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc
kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu.
3.Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu? (Thế Lữ)
4.Ngủ ngoan Akay ơi, ngủ ngoan Akay hỡi! (Nguyễn Khoa Điềm)
5.Có người khẽ nói:
- Bẩm, dễ có khi đê vỡ! (Phạm Duy Tốn)
6.Này, hãy đến đây nhanh lên.
7.Bác tôi, người đứng bên phải bức hình, là một cựu chiến binh.
9.- Ơng giáo để tơi nói … Nó hơi dài một tí.
- Vâng, cụ nói.


- Nó thế này, ơng giáo ạ!… (Nam Cao)
10.Thật đấy, chuyến này khơng được độc lập thì chết cả đám chứ sống làm gì
cho nó nhục. (Kim Lân)
III– Tìm thành phần phụ chú trong các đoạn trích sau và cho biết chúng bổ sung
điều gì:
1.Chúng tơi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi.
2. “Cả bọn trẻ xúm vào, và rất nương nhẹ, giúp anh đi nốt nửa vòng trái đất- từ
mép tấm nệm nằm ra mép tấm phản, khoảng cách ước chừng năm chục phân” (

Bến quê, Nguyễn Minh Châu)
3.Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích.
Hơm gặp tơi vẫn cười khúc khích
Mắt đen trịn (thương thương q đi thơi.



×