Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

THỰC TRẠNG SINH VIÊN SỬ DỤNG TRUNG TÂM HỌC LIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM - Full 10 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (722.7 KB, 75 trang )

UBND TỈNH QUẢNG NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM
KHOA NGỮ VĂN & CƠNG TÁC XÃ HỘI
----------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài:
THỰC TRẠNG SINH VIÊN SỬ DỤNG TRUNG TÂM HỌC LIỆU
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM

Sinh viên thực hiện
NGUYỄN THỊ KIM GIÁC
MSSV: 4113011306
CHUYÊN NGÀNH: CƠNG TÁC XÃ HỘI
KHĨA 2013 – 2016
Cán bộ hướng dẫn
TRIỆU QUỲNH LÊ
MSCB:

Quảng Nam, tháng 5 năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn đến các
thầy, cô giáo và bạn bè trong trường Đại học Quảng Nam đã giúp đỡ em trong
thời gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn và Công tác
xã hội trường Đại học Quảng Nam đã cho em nhiều kiến thức trong thời gian học
tập và đã tạo điều kiện cho em học tập và phát triển để em hồn thành bài khóa
luận của mình.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến cô giáo Triệu Quỳnh Lê –


cô giáo trực tiếp hướng dẫn để em hồn thành bài khóa luận tốt nghiệp. Em xin
cảm ơn cơ đã nhiệt tình chỉ dẫn và góp ý kiến để em làm bài tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên trường Đại học Quảng Nam đã
giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và làm bài, để em hồn thành bài khố
luận.
Do thời gian và khả năng cũng như kiến thức có hạn, khóa luận tốt nghiệp
tuy hồn thành nhưng khơng thể tránh được những sai sót. Kính mong thầy cơ
giáo đóng góp ý kiến để bài khóa luận tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Kim Giác


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài này là cơng trình nghiên cứu khoa học do bản thân
tơi thực hiện dưới sự giúp đỡ, hướng dẫn của cô Triệu Quỳnh Lê.
Kết quả nghiên cứu và số liệu trong bài hồn tồn trung thực và khơng có
sự sao chép hay coppy từ cơng trình nghiên cứu trước đây.
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Kim Giác


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Thống kê mẫu nghiên cứu ………………………………………….….19
Biểu đồ 1. Mức độ sử dụng trung tâm học liệu của sinh viên…………………21
Biểu đồ 2. Loại hình dịch vụ sinh viên sử dụng nhiều nhấ ……………….…..25
Biểu đồ 3. Loại tài liệu sinh viên dùng nhiều nhất……………………….……27
Biểu đồ 4. Thời gian sinh viên lên trung tâm học liệu trong ngày……………..38

Biểu đồ 5. Sinh viên sử dụng trung tâm học liệu vào khi nào…………………30
Biểu đồ 6. Những điều sinh viên hài lòng khi vào trung tâm học liệu
…………………………………………………………………………………..31
Biểu đồ 7. Những điều sinh viên khơng hài lịng khi sử dụng trung tâm học
liệu……………………………………………………………………………... 39


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 1
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 2
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu. .................................................................. 2
7. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 2
7.1. Phương pháp phân tích tài liệu ........................................................................ 2
7.2. Phương pháp quan sát. .................................................................................... 3
7.3. Phương pháp phỏng vấn sâu ........................................................................... 3
7.4. Phương pháp điều tra bảng hỏi. ...................................................................... 4
7.5. Phương pháp xử lý thông tin ........................................................................... 4
8. Ý nghĩa nghiên cứu ............................................................................................ 5
8.1. Ý nghĩa lý luận ................................................................................................ 5
8.1. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................. 5
9. Bố cục đề tài ....................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRUNG TÂM
HỌC LIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM ................................................ 6
1.1. Khái niệm có liên quan. .................................................................................. 6
1.1.1. Khái niệm sinh viên. .................................................................................... 6
1.1.2. Khái niệm về trường Đại học ....................................................................... 6
1.1.3. Khái niệm Trung tâm học liệu ..................................................................... 6
1.1.4. Khái niệm nhu cầu ....................................................................................... 7

1.2. Nguồn gốc và vai trò của thư viện ở Việt Nam .............................................. 7
1.2.1. Nguồn gốc thư viện ...................................................................................... 7
1.2.2. Vai trò thư viện ............................................................................................ 9
1.3. Lý thuyết áp dụng.......................................................................................... 11
1.3.1. Lý thuyết MasLow ..................................................................................... 11
1.3.2. Lý thuyết nhận thức ................................................................................... 13
1.3.3. Lý thuyết vai trò ......................................................................................... 13


1.4. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................ 14
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG SINH VIÊN SỬ DỤNG TRUNG TÂM HỌC
LIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM ....................................................... 16
2.1. Giới thiệu về Trung tâm học liệu trường Đại học Quảng Nam. ................... 16
2.1.1.Chức năng Trung tâm học liệu .................................................................... 16
2.1.2.Nhiệm vụ Trung tâm học liệu ..................................................................... 17
2.2. Thực trạng sử dụng Trung tâm học liệu của sinh viên trường Đại học Quảng
Nam ...................................................................................................................... 18
2.2.2. Mức độ sinh viên sử dụng Trung tâm học liệu ......................................... 18
2.2.3. Lý do sinh viên sử dụng Trung tâm học liệu ............................................. 20
2.2.3.1. Mục đích mượn sách ............................................................................... 21
2.2.3.2. Mục đích học bài .................................................................................... 22
2.2.3.3. Mục đích vào internet.............................................................................. 23
2.2.3.4. Mục đích đọc sách ................................................................................... 24
2.2.4. Sử dụng các dịch vụ, tài liệu trong Trung tâm học liệu của sinh viên ........... 25
2.2.6. Thời gian sinh viên lên Trung tâm học liệu. .............................................. 28
2.2.7. Sinh viên sử dụng Trung tâm học liệu vào những lúc nào ........................ 30
2.2.8. Trung tâm học liệu đáp ứng nhu cầu của sinh viên ................................... 31
2.3. Những thuận lợi và khó khăn của sinh viên khi dùng Trung tâm học trường
.............................................................................................................................. 34
2.3.1. Thuận lợi .................................................................................................... 34

2.3.2. Khó khăn .................................................................................................... 36
CHƯƠNG 3. NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP .............................................. 38
3.1. Nguyên nhân ................................................................................................. 38
3.1.1. Từ phía sinh viên ........................................................................................ 38
3.1.2. Từ phía Trung tâm học liệu ........................................................................ 39
3.1.3. Từ phía nhà trường ..................................................................................... 42
3.2. Biện pháp ...................................................................................................... 43
3.2.1. Đối với sinh viên ........................................................................................ 43
3.2.2. Đối với Trung tâm học liệu ........................................................................ 44


3.2.3. Đối với nhà trường ..................................................................................... 45
C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...................................................... 46
1. Kết luận ............................................................................................................ 46
2. Khuyến nghị ..................................................................................................... 46
2.1. Về phía sinh viên ........................................................................................... 46
2.2. Trung tâm học liệu ........................................................................................ 47
2.3. Về phía nhà trường ........................................................................................ 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 48
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 49


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay cuộc sống hiện đại, vật chất đầy đủ, công nghệ thông tin, internet
ra đời trên khắp thế giới. Trong đó có hệ thống thư viện ngày càng mở rộng và
nâng cấp, không chỉ ở các trung tâm thành phố lớn mới có, mà ngay cả ở các
trường trung học đều có. Hệ thống thư viện hiện nay đang được mở rộng và phát
triển trong nước nói riêng và trên tồn thế giới nới chung. Đặc biệt phải kể đến
vai trò của hệ thống trong các trường Đại học, đây là nơi nắm giữ các nguồn tài

nguyên trí tuệ phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập của giảng
viên và sinh viên. Và Trung tâm học liệu trường đại học Quảng Nam tọa lạc bên
khu E của trường với 6 phòng, bao gồm các phòng: phòng đọc tự chọn (gồm loại
sách toán, văn, sách tin, sách anh văn), phòng mượn sách, phòng truyền thống
(sách sử, sách địa...), phòng điện tử và đọc báo tập chí để sinh viên đọc tại chỗ
hay sử dụng máy tính, internet, phịng thực hành giảng dạy, phịng giảng viên.
Khơng chỉ phục vụ về tài liệu, sách vở, Trung tâm học liệu còn là nơi giúp sinh
viên có một khơng gian n tĩnh để thoải mái học bài, đọc sách mình thích, là nơi
giải trí sau một buổi học căng thẳng bằng những cuốn truyện tranh hấp dẫn, là
nơi lý tưởng để sinh viên học bài trong các kỳ thi cẳng thẳng. Tuy nhiên , số
lượng sinh viên đến Trung tâm học liệu vẫn cịn hạn chế. vì các bạn sinh viên
chưa thấy được vai trị, lợi ích cũng như tầm quan trọng của việc học ở Trung
tâm học liệu, chưa có thói quen đọc sách hoặc lên trung tâm học liệu nghiên cứu
tài liệu phục vụ học tập, nên tôi nghiên cứu đề tài “ thực trạng sinh viên sử dụng
Trung tâm học liệu trường Đại học Quảng Nam” để làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Ngun cứu vai trị và chức năng của Trung tâm học liệu
Tìm hiểu thực trang sinh viên sử dụng Trung tâm học liệu trường
Thấy được tầm quan trọng của Trung tâm học liệu để sinh viên sử dụng
nhiều hơn và sử dụng một cách hiệu quả.
Mức độ sử dụng Trung tâm học liệu

1


Mục đích sử dụng Trung tâm học liệu của sinh viên
Các dịch vụ sinh viên sử dụng khi vào Trung tâm học liệu
Thời gian sinh viên sử dụng Trung tâm học liệu
Đưa ra một số nguyên nhân và giải pháp

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu và khảo sát thực trạng sinh viên sử dụng Trung tâm học liệu
trường Đại học Quảng Nam
Nắm rõ mức độ sử dụng Trung tâm học liệu của sinh viên.
Thái độ của sinh viên khi dùng Trung tâm học liệu
Mục đích của sinh viên khi sử dụng Trung tâm học liệu
Những thuận lợi và khó khăn của sinh viên khi sử dụng Trung tâm học liệu
Đưa ra một số giải pháp, kiến nghị
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
Đối tượng: Thực trạng sinh viên sử dụng Trung tâm học liệu trường Đại
học Quảng Nam
Khách thể: Sinh viên trường Đại học Quảng Nam, giảng viên trong trường,
cán bộ Trung tâm học liệu.( vì cuộc điều tra có hạn nên tơi tập trung điều tra ở
hai khoa, khoa Ngữ văn và Công tác xã hội và khoa Việt Nam học)
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Không gian:Trường Đại học Quảng Nam
6.2. Thời gian:Bắt đầu tháng 11/ 2015 đến tháng 3/ 2016
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Đây là phương pháp sử dụng các kỹ thuật chuyên môn nhằm thu thập
thông tin, số liệu, tài liệu trong Trung tâm học liệu trường Đại học Quảng Nam,
tài liêu thu thập từ các bạn sinh viên, giảng viên, các nguồn tài liệu đã có sẵn
trong thực tế, những thông tin cần thiết nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu
Trong q trình nghiên cứu, tơi sử dụng phương pháp phân tích tài liệu để:
Phân tích các số liệu có liên quan đến Trung tâm học liệu, mức độ sinh viên
sử dụng trung tâm nhiều hay ít.

2



Tìm hiểu những thơng tin, các con số được Trung tâm học liệu thống kê.
Phân tích, tìm hiểu những loại giáo trình nào được sinh viên sử dụng phổ biến
nhất
7.2. Phương pháp quan sát.
Đây là phương pháp sử sụng kỹ thuật quan sat bằng mắt để nhìn thấy và tai
để nghe, để nắm rõ các thơng tin có liên quan đến vấn đề. Quan sát thái độ gồm
việc quan sát các động tác, thái độ bằng hành động (cái nhìn, ánh mắt…). Thái
độ ngôn ngữ , quan sát nghiên cứu nội dung trình bày, cách thức truyền đạt thơng
tin và số lượng thông tin….quan sát những âm thanh, cường độ, quan sat mối
tương quan giữa người với người.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi sử dụng phương pháp quan sát nhằm để :
Quan sát cách phục vụ của nhân viên Trung tâm, giờ mở cửa đóng cửa.
Quan sát sinh viên sử dụng Trung tâm học liệu như thế nào, vào việc làm gì.
Quan sát giảng viên sinh viên lên Trung tâm vào thời gian nào trong ngày
nhiều nhất.
Quan sát cách bố trí, sắp xếp tài liệu, các kệ sách có hợp lý như sinh viên
nói khơng. Quan sát thái độ của cán bộ, sinh viên trong Trung tâm học liệu. Nội
quy của trung tâm hợp lý không.
7.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Đây là một phương pháp thu thập thông tin dựa trên q trình giao tiếp
bằng lời nói có tính đến mục đích được đặt ra. Người phỏng vấn nêu những câu
hỏi đã được định sẵn, và người được phỏng vấn có thể trả lời theo ý của mình.
Trong q trình nghiên cứu, tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu để:
Tiến hành phỏng vấn trực tiếp 8 bạn sinh viên để nắm rõ ý kiến, nhìn nhận
của sinh viên về Trung tâm học liệu trường .Các ý kiến của sinh viên để đóng
góp thêm cho Trung tâm học liệu ngày càng phát triển.
Những điều hài lịng và khơng hài lịng của sinh viên khi lên Trung tâm học
liệu
Khó khăn và thuận lợi của sinh viên khi sử dụng Trung tâm học liệu


3


Ở phương pháp này tôi sử dụng 8 mẫu phỏng vấn, tiến hành phỏng vấn
ngẫu nhiên 8 bạn sinh viên để trao đổi, trị chuyện với các bạn. Qua đó nắm
được mức độ, mực đích của sinh viên khi dùng Trung tâm học liệu.
7.4. Phương pháp điều tra bảng hỏi.
Đây là một phương pháp phỏng vấn viết, được thực hiện cùng một lúc với
nhiều người theo một bảng hỏi in sẵn. Người được hỏi trả lời ý kiến của mình
bằng cách đánh dấu vào các ô tương ứng theo một quy ước nào đó. Nhằm phục
vụ cho q trình điều tra, nghiên cứu.
Trong q trình nghiên cứu, tơi sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi để:
Lấy thông tin từ nhiều sinh viên để biết được những ý kiến của các bạn về
trung tâm . Điều tra bảng hỏi nhằm mục đích lấy được nhiều thơng tin khác nhau
của nhiều bạn, để biết được ý kiến của mỗi cá nhân.
Ở phương pháp này, tôi sử dụng 80 mẫu bảng hỏi. Đi phát ngẫu nhiên cho
hai khoa, khoa Ngữ văn và Công tác xã hội và khoa Việt Nam học.
Dùng hệ thống câu hỏi liên quan đến Trung tâm học liệu trường Đại học
Quảng Nam thông qua phiếu điều tra để tìm hiểu thực trạng sinh viên sử dụng
Trung tâm học liệu trường Đại học Quảng Nam.
Bảng hỏi được xây dựng gồm một số câu hỏi nhằm làm rõ những thông
tin sau:
Mức độ sử dụng Trung tâm học liệu
Mục đích sử dụng Trung tâm học liệu
Loại dịch vụ nào được sinh viên sử dụng nhiều nhất
Thời gian sinh viên lên Trung tâm học liệu
Nguyên nhân nào làm cho sinh viên ít sử dụng Trung tâm học liệu
Những điều hài lòng và khơng hài lịng của sinh viên khi lên Trung tâm
học liệu
Cá nhân cần đóng góp gì cho Trung tâm học liệu sử dụng hiệu quả.

7.5. Phương pháp xử lý thông tin
Đây là phương pháp tính tốn, nhằm thống kê, xử lý các số liệu đã thu thập
qua cuộc điều tra bảng hỏi. Xử lý bằng phần mềm tin học spss

4


8. Ý nghĩa nghiên cứu
8.1. Ý nghĩa lý luận
Hiện tại, những cơng trình nghiên cứu, tìm hiểu của sinh viên về Trung tâm
học liệu rất ít. Việc nghiên cứu đề tài “ Thực trạng sinh viên sử dụng Trung tâm
học liệu trường Đại học Quảng Nam” góp phần bổ sung vào hệ thống tư liệu và
luận văn để làm tài liệu cho sinh viên tham khảo và hiểu rõ hơn về chức năng và
vai trò của Trung tâm học liệu trường Đại học Quảng Nam.
8.1. Ý nghĩa thực tiễn
Việc nghiên cứu đề tài “ Thực trạng sinh viên sử dụng trung tâm học liệu
trường Đại học Quảng Nam”để sinh viên thấy được tầm quan trọng của Trung
tâm học liệu, góp phần đổi mới phương pháp dạy và học, tạo môi trường để sinh
viên tự học, tự nghiên cứu, vận động tính tự giác và kích thích sự chử động học
hơn của sinh viên. Bên cạnh đó cũng cho thấy được sự ra đời của Trung tâm học
liệu là một đóng góp to lớn trong việc đổi mới nền giáo dục sang một cách học
mới mẻ hơn. Từ đó tơi hy vọng tất cả sinh viên trường Đại học Quảng Nam hãy
sử dụng Trung tâm học liệu và khai thác lợi ích của chúng mang lại nhằm nâng
cao kiến thức học tập của bản thân, và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động của trung tâm.
9. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương
Chương 1. Cơ sở lý luận về thực trạng sinh viên sử dụng Trung tâm học
liệu trường Đại học Quảng Nam
Chương 2. Thực trạng sinh viên sử dụng Trung tâm học liệu trường Đại học

Quảng Nam
Chương 3. Nguyên nhân và giải pháp

5


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRUNG
TÂM HỌC LIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM
1.1. Khái niệm có liên quan.
1.1.1. Khái niệm sinh viên.
Theo Wikipedia định nghĩa: Sinh viên là những người học tập tại các
trường Đại học, Cao đẳng. Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một
ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ. Họ được xã hội công nhận
qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học. Quá trình học của họ theo
phương pháp chính quy, tức học trải qua bậc tiểu học và trung học.
Có nhiều khái niệm về sinh viên, nhưng chung quy lại: Sinh viên là những
người hội tụ đủ những điều kiện như: là những người đang theo học tại các
trường Đại học, Cao đẳng, là những người có tri thức, có sức khỏe và là thế hệ
đóng vai trị to lớn trong việc xây dựng, bảo vệ tổ quốc.
1.1.2. Khái niệm về trường Đại học
Trường Đại họclà một cơ sở giáo dục bậc cao tiếptheo bậc trung học dành
cho những học sinh có khả năng và nguyện vọng học tập tiếplên trên.Trường
Đạihọccung cấp cho sinh viên học vấn cao và cấp các bằng cấpkhoa học trong
nhiều các lĩnh vực ngành nghề. Cáctrường Đại họccó thể cung cấpcác chương
trình bậc Đại học và sau Đại học.
1.1.3. Khái niệm Trung tâm học liệu
Trung tâm học liệu ( hay là thư viện) là nơi lưu trữ những sách báo, tài liệu
nhằm phục vụ cung cấp kiến thức cho giáo viên, sinh viên sử dụng vào mục đích
học tập

Định nghĩa mới nhất của UNESCO: Trung tâm học liêu, thư viện, không
phụ thuộc vào tên gọi, là bất kì bộ sưu tập có tổ chức của sách,báo, tài liệu các
loại, ấn phẩm định kì... Nhân viên thư viện có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc
sử dụng tài liệu để nghiên cứu thông tin, giáo dục & giải trí..
Trung tâm học liệu là sáng kiến tổ chức thư viện Đại học theo mơ hình mới
do tổ chức Atlantic Philanthropies đề xuất và tài trợ cho giáo dục Đại học Việt

6


Nam. Trung tâm học liệu là mơ hình thư viện đại học tích hợp hệ thống cơng
nghệ thơng tin như một cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại với số lượng từ 300 đến
500 máy tính và các trang thiết bị nghe nhìn. Hệ thống cơng nghệ thơng tin được
trang bị nhằm hỗ trợ cho việc tổ chức các tài nguyên, tổ chức các hoạt động dịch
vụ thông tin truyền thơng gồm sách, báo, tạp chí, luận văn tốt nghiệp, đề tài
nghiên cứu khoa học, và các tài nghiên số gồm sách báo, điện tử.
1.1.4. Khái niệm nhu cầu
Theo từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam định nghĩa nhu cầu như sau:
Nhu cầu là sự phản ánh một cách khách quan các đồi hỏi về vật chất, tinh thần
và xã hội của đời sống con người phù hợp với trình độ phát triển kinh – xã hội
trong từng thời kỳ.
Theo Philip Koter: Nhu cầu của con người là một trạng thái cảm giác thiếu
hụt một sự thỏa mãn cơ bản nào đó.
Nhà tâm lý học MasLow đưa ra định nghĩa: Nhu cầu tự nhiên của con
người được chia thành các thang bậc khác nhau từ “ đáy” lên tới “ đỉnh”, phản
ánh mức độ “ cơ bản” của nó đối với sự tồn tại và phát triển của con người vừa
là một sinh vật tự nhiên vừa là một thực tế xã hội.
Ơng đưa ra năm nhóm nhu cầu cơ bản:
Nhu cầu về sinh tồn
Nhu cầu về an tồn

Nhu cầu về xã hội
Nhu cầu được tơn trọng và có danh tiếng
Nhu cầu tự khẳng định
1.2. Nguồn gốc và vai trò của thư viện ở Việt Nam
1.2.1. Nguồn gốc thư viện
Thư viện xuất hiện vào sau khi Việt Nam giành được chủ quyền độc lập chế
độ dần dần ổn định, bắt đầu phát triển , xây dựng trường học, mở các khoa thi,
xây dựng kho chứa sách như: dựng (1011) Tàng kinh BácGiác (1021), Tàng kinh
đại hùng (1023),Tàng kinh Trung Hưng.

7


Năm 1076, Lý Nhân Tông cho mở Quốc Tử Giám để chăm lo giảng
dạy Nho giáo, các sách giáo khoa được phổ biến rộng rãi và nhập vào thư viện
ngày càng nhiều. Do đó, ngồi những kho sách tàng kinh đã có một thư viện
được xây dựng bên cạnh Quốc Tử Giám (1078).
Năm 1253, Quốc học viện được thành lập, để cho các nho sĩ tới lui học tập
có kho chứa sách, phịng đọc sách, có thầy giảng dạy, có nơi lưu trú cho học sinh.
Đến thời Trần Duệ Tông mở khoa thi tiến sĩ, đồng thời đã cử Trần Tông một nhà
nho phụ trách thư viện Lãn Kha và dạy học. Cuối đời Trần nho giáo đã trở thành
quốc giáo.
Thành phần kho sách của các thư viện từ cuối đời Trần cho đến thời Lê Trịnh bao gồm đại bộ phận là sách triết học, chính trị, lịch sử, văn học, pháp
luật, y học, thủy lợi, kiến trúc, luyện kim đúc trống đồng tinh xảo, sách kỹ thuật
thủ công nghiệp như ni tằm, dệt lụa, làm giấy...Ngồi sách khoa học kỹ thuật
trong thư viện còn nhiều tác phẩm chữ Nôm ở đời Trần và Lê đã phản ánh tinh
thần tự hào dân tộc, tinh thần giữ nước cao cả...
Năm 1898, thực dân Pháp đã tiến hành xây dựng thư viện trường Viễn
Đông Bác Cổ và lập ngay thư mục "An Nam" (Bibliographie Annamite) của A.
de Bellcomhe và Barbier du Bocage. Trong thư mục này giới thiệu 257 tác phẩm,

báo, tạp chí, bản thảo, bản đồ, sơ đồ nói về Việt Nam. Năm 1912 Henri
Codier xây dựng thư mục quan trọng "Thư viện Đơng Pháp" (Bibliographie
Indosinica), trong đó giới thiệu những sách và bài tạp chí bằng tiếng Việt và
tiếng nước ngồi xuất bản ở Đơng Dương và các nước khác có liên quan đến Việt
Nam, nhằm mục đích nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên Việt Nam. Kho
sách của thư viện trường Viễn Đơng Bác Cổ có 104.000 cuốn, đại bộ phận là
sách, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh, bia đá, bản thảo, chép tay..v..v.., bao gồm các
môn loại tri thức như: Lịch sử, khảo cổ, địa lý, địa chất, kinh tế.... của Việt Nam
và Đông Dương.
Tháng 10 năm 1919, Thực dân Pháp xây dựng thư viện trung tâm của Đông
Dương (Nay là thư viện Quốc gia Việt Nam). Vào năm 1921, Thực dân Pháp
giao cho thư viện thu lưu chiểu văn hóa phẩm đã in, xuất bản trên lãnh thổ Việt

8


Nam, Lào, Campuchia. Từ năm 1922 đến 1943, thư viện đã biên soạn và xuất
bản thư mục thống kê đăng ký quốc gia. Kho sách của thư viện lúc bấy giờ có
150.000 tập và 1.883 tên loại báo và tạp chí xuất bản ở Đơng Dương, các
nước châu Á và Pháp...
Tóm lại, từ thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XX, thư viện Việt Nam phát triển rất
chậm, kho sách thư viện bị nhiều tổn thất mất mát, có khi bị phá hủy vì các cuộc
chiến tranh của phong kiến và đế quốc nước ngoài, các cuộc nội chiến gây nên.
Thư viện Việt Nam xuất hiện với chức năng tàng trữ là chủ yếu, trong khi thần
quyền còn chiếm ưu thế trong ý thức của nhân dân, Phật giáo, Nho giáo giữ vai
trị quốc giáo trong xã hội, thì thư viện thường xuất hiện trong các cung điện nhà
vua, nhà chùa, nhà chung, nhà thờ, trong các trường học....
Từ 1945 cho đến nay, mục đích, phương hướng, nội dung hoạt động của
các loại hình thư viện thay đổi về cơ bản. Thư viện đã thiết thực phục vụ cho nền
kinh tế mới.

1.2.2. Vai trò thư viện
Thư viện cung cấp kiến thức cho sinh viên: Thư viện, Trung tâm học liệu là
nơi kho tàng kiến thức cho tất cả mọi người học hỏi, là nơi chứa đựng những
sách báo, văn bằng điện tử lưu trữ từ đời xưa giữ lại. Khi vào thư viện sinh viên
có thể tìm kiếm những loại sách mình cần tìm mà bên ngồi chưa chắc đã có, bên
cạnh đó giúp cho sinh viên học hỏi được nhiều điều từ kho sách vở trong thư viện
Thư viện góp phần đào tạo nguồn nhân lực có tri thức cho đất nước, thúc
đẩy tiến bộ xã hội, phát triển sản xuất và các khoa học công nghệ. Thư viện cung
cấp cho xã hội những thông tin khoa học mới mẻ, đặc biệt là những thành quả
của các cơng trình nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng viên và sinh viên trong
trường. Đây là dạng thơng tin mang tính đặc thù và đôi khi là những thông tin
độc nhất, khó tìm thấy ở nơi khác.
Khi vào thư viện sinh viên có thể n tâm học bài, tra cứu thơng tin mà
không sợ ồn ào, là nơi yên tĩnh để có thể tập trung vào học tâp. Khi vào thư viện
mọi người khơng khỏi ngạc nhiên vì sự đa dạng của mỗi loại sách khác nhau,

9


thoải mái cho sinh viện lựa chọn để trau dồi kiến thức. Khơng khó để nói thư
viện cung cấp kiến thức khổng lồ cho sinh viên học tập tại các trường Đại học.
Thư viện giúp sinh viên có tính tự học, tự nghiên cứu:Mục tiêu quan trọng
nhất đối với giáo dục Đại học trong kỷ nguyên thông tin là tạo ra những con
người có khả năng tự định hướng học tập, tự học thường xuyên, biết chọn lọc, xử
lý thông tin và có khả năng sáng tạo tri thức, tự tin hội nhập vào thị trường lao
động “chất xám” quốc tế đầy tính cạnh tranh. Đây là xu thế tất yếu trong xã hội
hiện đại của ngày nay.
Ngày nay việc thầy cơ đứng trên lớp giảng dạy đã khơng cịn như trước nữa
mà thầy cô chỉ cung cấp kiến thức cho sinh viên 50%, còn lại 50% sinh viên tự
học, tự nghiên cứu bài ở nhà, vì thế nên thư viện là nơi đóng vai trị quan trọng

trong việc giúp sinh viên có tính tự giác học tập, tự giác tìm hiểu cao. Kích thích
tính tự giác trong người sinh viên để họ khơng làm biếng. Tự học, tự tìm kiếm
cũng là một phương pháp đang được phổ biến và có hiệu quả trong các trường
Đại học, nó giúp sinh viên nhạy bén hơn với việc giải quyết một vấn đề nào đó.
Tất cả các tài liệu đều có trong thư viện vì thế sinh viên có thể tự lên thư viện tìm
kiếm và làm bài.
Thư viện có vai tr quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học ở
các trường Đại học: Thư viện là nhân tố mới làm thay đổi phương pháp giảng
dạy trong các trường Đại học, làm mới mẻ hơn trong việc học tập. Cái thời sinh
viên ngồi ghi ghi, chép chép, thầy cô cầm từng viên phấn chép lên bảng đã khơng
cịn phổ biến nữa mà thay vào đó là sinh viên tự nghiên cứu tự học, giáo viên
hướng dẫn bài, những tài liệu, luận văn, sách báo đều có đầy đủ trên thư viện
sinh viên khơng biết có thể lên thư viện tra cứu, học hỏi. Phương pháp này giúp
cho trí óc của sinh viên vận động, tạo cho sinh viên nhạy bẹn trong việc giải
quyết các vấn đề khó.
Trong trường Đại học, hoạt động khai thác thơng tin đóng vai trị quan
trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp dạy hoc sẽ
làm rút ngắn thời gian giáo viên dạy lý thuyết, thay vào đó thực hành nhiều hơn.
Làm tăng thời gian học tập của sinh viên với sự trợ giúp của thư viện. Bên cạnh

10


giúp cho việc học tập của sinh viên tốt hơn thì thư viện cũng là nới để giảng viên
tìm kiếm trao dồi thêm kiến thức của mình, giúp giảng viên tìm kiếm tài liệu
nhanh và dễ thấy hơn. Thư viện tạo điều kiện cho thầy và trò cũng nghiên cứu
cùng học tập.
1.3. Lý thuyết áp dụng
1.3.1. Lý thuyết MasLow
Abraham Maslow (1908 - 1970) là nhà tâm lý học người Mỹ. Ông cho rằng,

con người cần được đáp ứng những nhu cầu cơ bản để tồn tại và phát triển đó là
nhu cầu thể chất, nhu cầu an toàn, nhu cầu tình cảm xã hội, nhu cầu được tơn
trọng và nhu cầu được hoàn thiện. Nhu cầu tự nhiên của con người được chia
thành các thang bật khác nhau từ “ đáy” lên đến “ đỉnh”, phản ánh mức độ “ cơ
bản” của nó đối với sự tồn tại và phát triển của con người là một sinh vật tự nhiên
vừa là một thực thể xã hội .
Theo maslow về căn bản nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm
chính: nhu cầu căn bản và nhu cầu bật cao. Nhu cầu căn bản liên quan đến các
yếu tố thể lý của con người như mong muốn có thức ăn, nước uống, được ngủ
nghỉ… những nhu cầu cơ bản này đều là các nhu cầu khơng thể thiếu vì nếu con
người không được đáp ứng đủ những nhu cầu này, họ sẽ không tồn tại được nên
họ sẽ đấu tranh để có được và tồn tại trong cuộc sống hàng ngày. Các nhu cầu
cao hơn nhu cầu cơ bản trên được gọi là nhu cầu bậc cao. Những nhu cầu này
bao gồm nhiều nhân tố tinh thần đòi hỏi cân bằng, an tâm, vui vẻ, địa vị xã hội,
sự tôn trọng , vinh danh với một cá nhân … các nhu cầu cơ bản thường được ưu
tiên chú ý trước so với những nhu cầu bật cao này.
Cấu trúc tháp nhu cầu của maslow có 5 tầng, trong đó những nhu cầu con
người được liệt kê theo một trật tự thứ bật hình kim tự tháp. Những nhu cầu căn
bản ở phía đáy tháp phải được thỏa mãn trước khi nghĩ đến các nhu cầu cao hơn .
Các nhu cầu bật cao sẽ nảy sinh và mong muốn được thõa mãn ngày càng mãnh
liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới đã được đáp ứng đầy đủ.
Năm tầng của tháp nhu cầu maslow:

11


Tầng thứ nhất: các nhu cầu căn bản nhất về “ thế lý” ( physiological ), về sự
sinh tồn cơ bản, đó là thức ăn, nước uống , nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ
ngơi, y tế. Nếu khơng có các nhu cầu này, con người sẽ chết khơng cịn tồn tại .
Tầng thứ hai: nhu cầu về sự an tồn ( safety), cần có cảm giác an tâm về an

tồn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo . Môi trường
không nguy hiểm, không chất độc hại, không bị ô nhiễm không khí… mơi trường
có lợi cho sự phát triển của trẻ. Trẻ được tiếp cận các dịch vụ xã hội . Nếu khơng
có mơi trường , dịch vụ tốt sẽ ảnh hưởng đến đời sống con người.
Tầng thứ ba: nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc (
love/belonging ), được thừa nhận, mong muốn được trong một nhóm cộng đồng
nào đó, muốn có gia đình n ấm, bạn bè thân hữu tin cậy. Nếu khơng có nhu cầu
này con người sẽ khó tồn tại
Tầng thứ tư : nhu cầu được quý trọng, kính mến ( esteem ), cần có cảm
giác được tơn trọng, kính mếm được tin tưởng .
Tầng thứ năm: nhu cầu về tự thể hiện bản thân ( self-actualization ),
muốn sáng tạo được thể hiện bản thân, trình diễn mình và được cơng nhận
thành đạt.
Cấp độ thấp nhất và cơ bản nhất là nhu cầu thể chất hay thể xác của con
người gồm : nhu cầu ăn, mặc, ở, đi lại… cấp độ tiếp theo là nhu cầu an toàn hay
nhu cầu bảo vệ. Nhu cầu an tồn về tính mạng và tài sản, cao hơn nhu cầu an
toàn là nhu cầu quan hệ như quan hệ giữa người với người, giữa con người với tự
nhiên…
Trong bài nghiên cứu này, tôi sử dụng lý thuyết nhu cầu của MasLow
nhằm đưa ra các nhu cầu trong đời sống của con người. Sinh viên có những nhu
cầu gì cần được thỏa mãn trong học tập cũng như trong cuộc sống để từ đó phát
huy. Cũng cho thấy nhu cầu học tập và nhu cầu được sáng tạo, được thể hiện
bản thân và được cộng nhận thành đạt cũng quan trọng , vì thế nên sinh viên
cần phát huy bản thân để học tập tốt và đạt được kết quả tốt để thỏa mãn nhu
cầu của mình.

12


1.3.2. Lý thuyết nhận thức

Nhận thức là sự hiểu biết về một sự vật, hiện tượng. Thuyết nhận thức chủ
trương mỗi cá nhân có một suy nghĩ và hiểu biết riêng về sự vật, hiện tượng, cách
thu nhập và diễn giải các thông tin, đánh giá các kinh nghiệm, các phán đoán và
quyết định cách ứng sử. Tất cả các kinh nghiệm được Pitaget gọi là cấu trúc
nhận thức. Cảm súc và cách ứng xử của con người là sản phẩm của cấu trúc nhận
thức khi đánh giá các thông tin đến từ thế giới xung quanh cá nhân ( nhận thức
quyết định cảm xúc và hành vi). Cấu trúc nhận thức được hình thành và phát
triển bằng cách học hỏi kinh nghiệm sống của bản thân và qua sự quan sát, học
hỏi từ ngoại cách. Những kinh nghiệm mới phù hợp với cấu trúc nhận thức được
xác nhập vào nó, ngược lại, khi gặp những kinh nghiệm mới trái với cấu trúc
nhận thức người ta sẽ chỉnh sửa lại cấu trúc nhận thức để chứa đựng những kinh
nghiệm mới.
Thuyết nhận thức chủ trương cá nhân gặp phải khó khăn vì rơi vào một trong
ba trừng hợp: khơng có nhận thức, nhận thức cứng nhắc, nhận thức sai lệch.
Trong bài nghiên cứu, dùng lý thuyết nhận thức để thay đổi nhận thức của
sinh viên về việc học tập và sử dụng Trung tâm học liệu trong việc học tập. Giúp
sinh viên nhận thức đúng đắn hơn về vai trò của Trung tâm học liệu và lợi ích
của trung tâm học liệu mang lại cho sinh viên trong trường Đại học, Cao đẳng.Để
từ đó sinh viên điều chỉnh được nhận thức sai lệch của mình, hình thành nhận
thức mới đúng hơn trong cuộc sống.
1.3.3. Lý thuyết vai trò
Theo Ralph Linton, vai trò là một quan điểm cơ bản trong lý thuyết xã hội
học, nó đánh giá cao những mong đợi xã hội gắn với những vị thế cụ thể và phân
tích thực hiện những mong đợi. Mỗi cá nhân có một loại vai trị đem lại từ những
hình mẫu xã hội khác nhau mà anh ta tham dự. Trong tiến trình cuộc đời của mỗi
cá nhân thực hiện một số những vai trò khác nhau lần lượt hoặc đồng thời và
tổng hợp tất cả các vai trò xã hội của anh từ lúc sinh ra cho đến lúc chết, tạo
thành nhân cách xã hội của anh ta. Ralph Linton nói chúng ta giữ địa vị nhưng
chúng ta đóng các vai trị. Vai trị và địa vị khơng thể tách rời nhau, không thể


13



×