Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

Chuong trinh van 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (541.86 KB, 99 trang )

CHƯƠNG TRÌNH VĂN 12
CHUYÊN ĐỀ 1:
RÈN KĨ NĂNG ĐỌC- HIỂU
I. PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
1.Tự sự (kể chuyện, tường thuật):
- Khái niệm: Tự sự là kể lại, thuật lại sự việc, là phương thức trình bày 1 chuỗi
các sự việc, sự việc này đẫn đến sự việc kia, cuối cùng kết thúc thể hiện 1 ý nghĩa.
- Đặc trưng:
+ Có cốt truyện.
+ Có nhân vật tự sự, sự việc.
+ Rõ tư tưởng, chủ đề.
+ Có ngơi kể thích hợp.
* Lưu ý : Phương thức Tự sự chủ yếu xuất hiện trong tác phẩm truyện.
2. Miêu tả.
- Miêu tả là làm cho người đọc, người nghe, người xem có thể thấy sự vật, hiện tượng,
con người (Đặc biệt là thế giới nội tâm) như đang hiện ra trước mắt qua ngôn ngữ miêu tả.
* Lưu ý : Phương thức Miêu tả thường xuất hiện trong tác phẩm truyện, thơ kết hợp
với Tự sự hoặc Biểu cảm
3. Biểu cảm:
Là bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.
* Lưu ý : Phương thức Biểu cảm chủ yếu xuất hiện trong tác phẩm thơ.
4. Nghị luận:
Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải, trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ
kiến, thái độ của người nói, người viết.
* Lưu ý : Phương thức Nghị luận chủ yếu xuất hiện trong tác phẩm chính luận.
5.Thuyết minh: Được sử dụng khi cần cung cấp, giới thiệu, giảng giải những tri thức về 1
sự vật, hiện tượng nào đó cho người đọc , người nghe.
- Đặc trưng:
a. Các luận điểm đưa đúng đắn, rõ ràng, phù hợp với đề tài bàn luận.
b. Lý lẽ và dẫn chứng thuyết phục, chính xác, làm sáng tỏ luận điểm .
c. Các phương pháp thuyết minh :


+ Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
+ Phương pháp liệt kê.
+ Phương pháp nêu ví dụ , dùng con số.
+ Phương pháp so sánh.
+ Phương pháp phân loại ,phân tích.
* Lưu ý : Phương thức Thuyết minh chủ yếu xuất hiện trong các văn bản khoa học.
6. Hành chính – cơng vụ: Văn bản thuộc phong cách hành chính cơng vụ là văn bản điều
hành xã hội, có chức năng xã hội. Xã hội được điều hành bằng luật pháp, văn bản hành
chính.
- Văn bản này qui định, ràng buộc mối quan hệ giữa các tổ chức nhà nước với nhau,
giữa các cá nhân với nhau trong khuôn khổ hiến pháp và các bộ luật văn bản pháp lý dưới
luật từ trung ương tới địa phương.

1


* Lưu ý : Phương thức Hành chính – cơng vụ chủ yếu xuất hiện trong văn bản hành
chính.
BẢNG TỔNG HỢP
T
1
2

Phương thức biểu đạt
Tự sự (kể chuyện,
tường thuật)
Miêu tả

Mục đích giao tiếp
Trình bày diễn biến sự việc;


3

Biểu cảm

4

Nghị luận

Nêu ý kiến đánh giá, bàn
luận;

5

Thuyết minh

Giới thiệu đặc điểm, tính
chất, phương pháp;

6

Hành chính - cơng vụ

Trình bày ý muốn, quyết định
nào đó, thể hiện quyền hạn,
trách nhiệm giữa người và
người.

Tái hiện trạng thái sự vật, con
người;

Bày tỏ tình cảm, cảm xúc;

II.

Kiểu văn bản
Tác phẩm văn học nghệ thuật
(truyện, tiểu thuyết)
Văn tả cảnh, tả người, vật...Đoạn
văn miêu tả trong tác phẩm tự sự.
Tác phẩm văn học: thơ trữ tình,
tùy bút.
- Xã luận, bình luận, lời kêu gọi.
- Lí luận văn học.
- Tranh luận về một vấn đề chính
trị, xã hội, văn hóa.
-Thuyết minh sản phẩm
- Giới thiệu di tích, thắng cảnh,
nhân vật…
- Trình bày tri thức và phương
pháp trong khoa học.
- Đơn từ
- Báo cáo
- Biên bản

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ VĂN BẢN
1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
- Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được dùng trong giao
tiếp sinh hoạt hằng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp khơng mang tính nghi thức, dùng để
thơng tin ,trao đổi ý nghĩ, tình cảm….đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.
- Đặc trưng:

+ Giao tiếp mang tư cách cá nhân
.+ Nhằm trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè, hàng xóm, đồng
nghiệp.
- Nhận biết:
+
Gồm các dạng: Chuyện trị, nhật kí, thư từ.
+ Ngơn ngữ: Khẩu ngữ, bình dị, suồng sã, địa phương.
2 . Phong cách ngôn ngữ khoa học:
- Khái niệm : Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực nghiên cứu,
học tập và phổ biến khoa học.
+ Là phong cách ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu.
- Đặc trưng

2


+ Chỉ tồn tại chủ yếu ở môi trường của những người làm khoa học.
+ Gồm các dạng: khoa học chuyên sâu; Khoa học giáo khoa; Khoa học phổ cập.
+ Có 3 đặc trưng cơ bản: (Thể hiện ở các phương tiện ngơn ngữ như từ ngữ,câu,
đọan văn,văn bản).
a/ Tính khái qt, trừu tượng.
b/ Tính lí trí, lơ gíc.
c/ Tính khách quan, phi cá thể.
3 . Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
- Khái niệm:
+ Là loại phong cách ngôn ngữ được dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn
chương (Văn xi nghệ thuật, truyện, thơ, kich).
Đặc trưng:
+ Tính thẩm mĩ.
+ Tính đa nghĩa.

+ Thể hiện dấu ấn riêng của tác giả.
4 . Phong cách ngơn ngữ chính luận:
- Khái niệm: Là phong cách ngôn ngữ được dùng trong những văn bản trực tiếp
bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ với những vấn đề thiết thực, nóng bỏng của đời sống,
đặc biệt trong lĩnh vực chính trị, xã hội.
- Mục đích: Tuyên truyền, cổ động, giáo dục, thuyết phục người đọc, người nghe
để có nhận thức và hành động đúng.
- Đặc trưng:
+ Tính cơng khai về quan điểm chính trị: Rõ ràng, không mơ hồ, úp mở.
Tránh sử dụng từ ngữ mơ hồ chung chung, câu nhiều ý.
+ Tính chặt chẽ trong biểu đạt và suy luận: Luận điểm, luận cứ, ý lớn, ý nhỏ, câu
đọan phải rõ ràng, rành mạch.
+ Tính truyền cảm, thuyết phục: Ngơn từ lơi cuốn để thuyết phục; giọng điệu hùng
hồn, tha thiết, thể hiện nhiệt tình và sáng tạo của người viết.
(Lấy dẫn chứng trong “Về luân lý xã hội ở nước ta”Và “Xin lập khoa luật” )
5 . Phong cách ngôn ngữ hành chính:
- Khái niệm: Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính.
- Là giao tiếp giữa nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan nhà nước,
giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác.
- Đặc trưng: Phong cách ngôn ngữ hành chính có 2 chức năng:
+ Chức năng thơng báo: thể hiện rõ ở giấy tờ hành chính thơng thường.
VD: Văn bằng, chứng chỉ các loại, giấy khai sinh, hóa đơn, hợp đồng,…
+ Chức năng sai khiến: bộc lộ rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản
của cấp trên gửi cho cấp dưới, của nhà nước đối với nhân dân, của tập thể với các cá
nhân.
6 . Phong cách ngơn ngữ báo chí (thơng tấn):
- Khái niệm: Ngơn ngữ báo chí là ngơn ngữ dùng để thong báo tin tức thời sự trong
nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy
sự tiến bộ xã hội.
+ Là phong cách được dùng trong lĩnh vực thông tin của xã hội về tất cả những vấn đề

thời sự: (thông tấn có nghĩa là thu thập và biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi).

3


Một số thể loại văn bản báo chí: bản tin, phóng sự, tiểu phẩm…

TỔNG HỢP PHONG CÁCH NGƠN NGỮ + PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
Phong
Thể loại văn bản
Phươn Đặc trưng cơ bản
Cách nhận diện
cách ngơn
g thức
ngữ
biểu
đạt
chính
Nghệ
-Biểu
-Tính hình
-Ngơn ngữ gợi cảm ; Lớp
- Thơ
thuật
cảm
từ láy
- Truyện,
tượng.
-Tự sự
-Nhân vật , cốt truyện…

- Kí , tùy bút,,,
-Tính truyền
-Miêu
-Sử dụng tối đa các phép
cảm.
tả
tu từ.
-Tính cá thể
hóa.
Chính
-Tính cơng khai -Thuật ngữ chính trị , lớp
- Cương lĩnh
luận
về quan điểm
từ Hán – Việt .
- Tuyên ngôn, lời kêu
Nghị
chính trị
- Các đại từ nhân xưng :
gọi, hiệu triệu.
-Tính chặt chẽ
Ta , Chúng ta ,Tơi …
-Các bài bình luận, xã luận
trong
diễn
đạt
-Ý kiến chủ quan trực tiếp
luận.
và suy luận
.

- Các báo cáo, tham
-Tính truyền
-Phần chú thích nêu tên
luận, phát biểu trong
cảm, thuyết
trực tiếp người viết
các hội thảo, hội nghị
phục.
( Thường là lãnh tụ ,
chính trị,,,
danh nhân , chính trị gia
…)
Báo chí -Bản tin, Phóng sự,
Thuyết -Tính thơng tin
-Thường xuất hiện thời
Phỏng vấn, Quảng
minh
thời sự. -Tính
gian, sự kiện, nhân vật,
cáo,
Tự sự
ngắn gọn. -Tính
những thơng tin trong
- Bình luận thời sự
sinh động, hấp
văn bản có tính thời sự
Tiểu phẩm,…
dẫn.
-Đề bài trích dẫn một
bản tin trên báo, và ghi

rõ nguồn bài viết ( ở báo
nào? ngày nào?)
Khoa học - K.H chuyên sâu:
-Tính trừu tượng, -Các thuật ngữ chuyên
chuyên khảo, luận án,
khái quát.
ngành khoa học , số liệu ,
luận văn, tiểu luận, báo Thuyết -Tính lí trí, lơgíc. kí hiệu …
cáo khoa học,…
minh
-Tính phi cá thể.
- Khơng sử dụng phép tu
-Giáo trình, giáo khoa,
từ .
thiết kế bài dạy,…
- Sách phổ biến khoa
học kĩ thuật.
Sinh hoạt -Dạng nói (độc thoại,
-Tính cụ thể
- Ngơn ngữ: Khẩu ngữ,
đối thoại)
-Tính cảm xúc.
bình dị, suồng sã, địa
-Dạng viết (nhật kí
- Tính cá thể
phương.
Thư từ.
Biểu
- Đoạn hội thoại, có lời
-Dạng lời nói tái hiện

cảm
đối đáp của các nhân vật,

4


Hành
chính

trong tác phẩm văn
học.
-Đơn từ
-Báo cáo
- Biên bản

hoặc trích đoạn một bức
thư, nhật kí
Hành
-Chức năng thơng - Thường xuất hiện lớp từ
chínhbáo
ngữ trong lĩnh vực hành
cơng vụ - Chức năng sai
chính
khiến
- Khơng sử dụng biện
pháp tu từ

III. CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN
1. Thao tác lập luận giải thích:
 Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người khác hiểu rõ, hiểu đúng

vấn đề.
2. Thao tác lập luận phân tích:
Là chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về
nội dung, hình thức của đối tượng.
3. Thao tác lập luận chứng minh:
 Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.
 Cách chứng minh: Xác định vấn đề chứng minh để tìm nguồn dẫn chứng phù hợp. Dẫn
chứng phải phong phú, tiêu biểu, toàn diện sát hợp với vấn đề cần chứng minh, sắp
xếp dẫn chứng phải lô gic, chặt chẽ và hợp lí.
4. Thao tác lập luận so sánh:
 Làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong mối tương quan với đối tượng khác.
 Cách so sánh: Đặt đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí,
nêu rõ quan điểm, ý kiến của người viết.
5. Thao tác lập luận bình luận:
 Bình luận là bàn bạc, nhận xét, đánh giá về một vấn đề .
 Cách bình luận: Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề được bình luận, đề xuất và chứng
tỏ được ý kiến nhận định, đánh giá là xác đáng. Thể hiện rõ chủ kiến của mình.
6. Thao tác lập luận bác bỏ:
 Là cách trao đổi, tranh luận để bác bỏ ý kiến được cho là sai .
 Cách bác bỏ: Nêu ý kiến sai trái, sau đó phân tích, bác bỏ, khẳng định ý kiến đúng; nêu
từng phần ý kiến sai rồi bác bỏ theo cách cuốn chiếu từng phần.
IV. THỂ THƠ
Câu hỏi về thể thơ cũng thường xuất hiện trong phần Đọc – hiểu , tuy đơn giản nhưng đa
số thí sinh mất điểm ở câu hỏi này chính là do sự ngộ nhận về tên gọi các thể thơ . Vì vậy ,
với việc xác định thể thơ cần xác định chính xác các thể loại .
THƠ TRUYỀN THỐNG
THƠ HIỆN ĐẠI
Thể Lục bát
Thơ Năm chữ
Thể Song thất lục bát


Thơ Bảy chữ

Thể thơ Ngũ ngôn

Thơ Tám chữ

Thể thơ Thất ngôn Tứ tuyệt Đường luật

Thơ tự do

5


Thể thơ Thất ngôn Bát cú Đường luật

Thơ hỗn hợp

Thơ văn xuôi
- Đây là các thể thơ được sử dụng
- Thể thơ xuất hiện vào những thập
trong ca dao (Thể Lục bát - Thể Song
niên đầu thế kỉ XX ( Từ 1932 đến
thất lục bát ) và trong văn học thời
nay)
Trung đại ( Thế kỉ X đến đầu thế kỉ
- Có nhiều cách gọi tên : Thơ mới –
XX)
Thơ Tự do – Thơ hiện đại .
- Rất ít nhà thơ hiện đại sử dụng .

- Hai thể thơ : Thể Lục bát - Thể Song
thất lục bát cũng rất phổ biến trong
văn học hiện đại ( Tiêu biểu là nhà
thơ Tố Hữu )
1/Thơ Lục bát
Thơ Lục bát là thể văn vần mỗi cặp gồm một câu Sáu tiếng ( CÂU LỤC ) và một câu
Tám tiếng ( CÂU BÁT )liên tiếp nhau. Thông thường bài thơ mở đầu bằng câu sáu chữ và
kết thúc bằng câu tám chữ.
Ta đi /ta nhớ /những ngày
Mình đây/ ta đó/, đắng cay/ ngọt bùi
Thương nhau/ chia củ /sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa/,chăn sui đắp cùng.
( Việt Bắc ! Tố Hữu )
2/ Thơ Song thất lục bát
Thơ Song Thất Lục Bát cũng là thể thơ của Việt Nam, gồm hai câu Bẩy chữ, kế đến
một câu Sáu và một câu Tám chữ. Cứ như thế tiếp tục, không giới hạn số câu
Ba mươi năm đời ta có Ðảng
Hơm nay ơn lại qng đường dài...
Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay
Ra sơng nhớ suối, có ngày nhớ đêm
( Ba Mươi Năm Đời Ta Có Đảng- Tố
Hữu)
3/Thơ Năm chữ ( Thơ năm tiếng -Thơ mới )
Em không nghe rừng thu,
Lá thu kêu xào xạc,
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?(Lưu Trọng Lư )
4/Thơ Sáu chữ (Thơ sáu tiếng -Thơ mới )
Quê hương là gì hở mẹ?
Mà cơ giáo dạy phải u

Q hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều .(Đỗ Trung Quân)

6


5/Thơ Bảy chữ (Thơ bảy tiếng -Thơ mới )
Sao anh khơng vềchơi thơn Vĩ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc,
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.( Hàn Mặc Tử )
6/Thơ Tám chữ (Thơ tám tiếng -Thơ mới )
Trên Tây Bắc! Ôi mười năm Tây Bắc
Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng
Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất
Nay rạt rào đã chín trái đầu xuân. (Xuân Diệu )
7/ Thơ tự do ( Thơ Hỗn hợp )
Em ơi em!
Hãy nhìn rất xa
Vào bốn ngàn năm Đất Nước
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về ni cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh( Nguyễn Khoa Điềm )
V. BIỆN PHÁP TU TỪ
1. PHÉP TU TỪ VỀ TỪ
- Được thể hiện qua từ ngữ ,các hình ảnh sự vật.
- Tác dụng chính :

+Tăng sức gợi tả , gợi cảm của các từ ngữ.
+ Tạo cho sự vật , hiện tượng sinh động .
+ Mang đến nhiều cảm xúc , hứng thú cho người đọc.
1/ SO SÁNH:
So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng
để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.
+ A – sự vật, sự việc được so sánh
+ B – sự vật, sự việc dùng để so sánh
Ví dụ :
Anh bỗng nhớ em như đơng về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lơng trở biếc
Tình u làm đất lạ hóa quê hương
[Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên]
-Biện pháp so sánh được thể hiện : Nỗi nhớ của anh về em như đơng về nhớ rét
Tình u so sánh cánh kiến hoa vàng , chim rừng lông trở biếc

7


-Tác dụng : Hình ảnh so sánh làm cho câu thơ giàu sức gợi tả về sức sống của thiên nhiên
cánh kiến hoa vàng…đồng thời tăng sức biểu cảm về tình yêu tha thiết mặn nồng.
Chưa chữ viết đã vẹn trịn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ơi tiếng Việt như đất cày , như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ.
( Lưu Quang Vũ – Tiếng Việt )
- Biện pháp so sánh qua các câu thơ :
Ơi tiếng Việt như đất cày , như lụa
Ĩng tre ngà và mềm mại như tơ

Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
-Tác dụng : Ngợi ca vẻ đẹp mượt mà êm ái của tiếng Việt ; đồng thời biểu hiện tình cảm
u qúy , tự hào về tiếng nói của dân tộc.
2/ NHÂN HĨA:
Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên
gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho
chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn.
Đước thân cao vút, rễ ngang mình
Trổ xuống nghìn tay, ơm đất nước!
Tổ quốc tơi như một con tàu,
Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau.
( Mũi Cà Mau - Xuân Diệu, 10-1960)
- Biện pháp nhân hóa trong khổ thơ :
Đước thân cao vút, rễ ngang mình
Trổ xuống nghìn tay, ơm đất nước!
- Tác dụng :
+Cây đước vơ tri , vô giác trở thành một một con người biết yêu thương , bảo bọc đất
nước .
3/ ẨN DỤ:
Ẩn dụ là lối so sánh ngầm , trong đó ẩn đi sự vật được so sánh nhằm tăng sức gợi hình, gợi
cảm cho ý diễn đạt.
VD
Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mơng nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâu
( Xuân Quỳnh )
Dùng hình ảnh Thuyền ngầmso sánh với người con trai . Dùng hình ảnh Biển ngầmso sánh
với người con gái nhằm diển tả tình u đơi lứa.
4/ HOÁN DỤ:


8


Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng
khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho ý diễn đạt.
VD
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hơm nay...”( Việt Bắc – Tố Hữu )
Hình ảnh áo chàm sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ để chỉ người Việt Bắc. Hiệu quả nghệ
thuật của biện pháp hoán dụ: gợi tâm trạng lưu luyến trong giây phút chia tay giữa nhân
dân Việt Bắc với những người cán bộ kháng chiến giả từ Việt Bắc về thủ đơ Hà Nội .
5) NĨI Q/ PHĨNG ĐẠI/ KHOA TRƯƠNG/ NGOA DỤ/ THẬM XƯNG/ CƯỜNG
ĐIỆU:
- Nói quá là phép tu từ phóng đại mức độ, quy mơ, tính chất của sự vật, hiện tượng được
miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
VD
Em là ai? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay khơng có tuổi
Mái tóc em đây, hay là mây là suối
Đơi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông
Thịt da em hay là sắt là đồng?
( Người con gái Việt Nam -Tố Hữu )
6) NĨI GIẢM, NĨI TRÁNH:
- Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, nhằm
tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
VD
Bác đã lên đường theo tổ tiên

Mác - Lênin, thế giới Người hiền
Ánh hào quang đỏ thêm sông núi
Dắt chúng con cùng nhau tiến lên!
( Bác ơi -Tố Hữu )
II/PHÉP TU TỪ VỀ CÂU
-Thường thể hiện trong câu thơ , câu văn
- Tác dụng :
+ tạo tính nhạc , âm điệu cho ý thơ , đoạn văn.
+ nhằm nhấn mạnh ý diễn đạt
+ khẳng định tư tưởng , tình cảm , thái độ của người viết .
1) ĐIỆP TỪ, ĐIỆP NGỮ:
Là nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ có dụng ý làm tăng cường hiệu quả diễn
đạt: nhấn mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc… và tạo nhịp điệu cho câu/ đoạn
văn bản.
VD“Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”

9


2/ LIỆT KÊ:
Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn
những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.
VD
“…Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải
Phịng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết
khơng sợ! Khơng có gì q hơn độc lập tự do! Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây
dựng đất nước ta đàng hồng hơn, to đẹp hơn!”.
(Hồ Chí Minh )
“Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!

Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!”
( Người con gái Việt Nam -Tố Hữu )
3/ TƯƠNG PHẢN:
Là cách sử dụng từ ngữ đối lập, trái ngược nhau để tăng hiệu quả diễn đạt.
VD
Xiềng xích chúng bay khơng khố được
Trời đầy chim và đất đầy hoa
Súng đạn chúng bay khơng bắn được
Lịng dân ta u nước thương nhà!
(Đất nước – Nguyễn Đình Thi )
4/ ĐẢO NGỮ:
Là thay đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp thông thường của câu, nhằm nhấn mạnh ý, nhấn
mạnh đặc điểm của đối tượng và làm câu thơ, câu văn thêm sinh động, gợi cảm, hài hịa về
âm thanh,…
Ví dụ:
“Lom khom dưới núi: tiều vài chú
Lác đác bên sông: chợ mấy nhà”
[Qua Đèo Ngang – Bà huyện Thanh Quan]

5/ LẶP CẤU TRÚC:
Là tạo ra những câu văn đi liền nhau trong văn bản với cùng một kết cấu nhằm nhấn mạnh
ý và tạo sự nhịp nhàng, cân đối cho văn bản
Ví dụ:
“Nước Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một. Sơng có thể cạn , núi có thể mịn .Song
chân lí ấy khơng bao giờ thay đổi .” [Hồ Chí Minh]
=> khẳng định hùng hồn, đanh thép về sự đoàn kết, thống nhất ý chí của nhân dân ta.
“Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta”
[Đất nước – Nguyễn Đình Thi]


10


=> Khẳng định chủ quyền dân tộc, bộc lộ niềm tự hào, vui sướng,….
6/ CHÊM XEN:
- Là chêm vào câu một cụm từ khơng trực tiếp có quan hệ đến quan hệ ngữ pháp trong câu,
nhưng có tác dụng rõ rệt để bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc. Thường đứng
sau dấu gạch nối hoặc trong ngoặc đơn.
- Ví dụ:
“Cơ bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích!
Hơm gặp tơi vẫn cười khúc khích
Mắt đen trịn (thương thương q đi thơi)”
[Q hương – Giang Nam]
=> Bộc lộ tình cảm, cảm xúc: ngạc nhiên, xúc động, yêu mến,… một cách kín đáo.
7/ CÂU HỎI TU TỪ:
Là đặt câu hỏi nhưng khơng địi hỏi câu trả lời mà nhằm nhấn mạnh một ý nghĩa khác.
Ví dụ:
“Mẹ con đàn lợn âm dương
Chia lìa đơi ngả
Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu?”
[Bên kia sơng Đuống – Hồng Cầm]
=> Nhấn mạnh cảnh ngộ mất mác, chia lìa, hoang tàn của quê hương trong chiến tranh.
VI.CÂU CHỦ ĐỀ - CÁC PHÉP LIÊN KẾT CÂU
1.CÂU CHỦ ĐỀ
Câu chủ đề là câu mang ý chung , khái quát ;thường đứng đầu đoạn văn hoặc cuối đoạn
văn .
VD

“Dân ta có một lịng nồng nàn u nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa
đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sơi nổi. Nó kết thành một làn
sóng vơ cùng mạnh mẽ to lớn , nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn , nó nhấn chìm tất
cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”( Hồ Chí Minh)
Trong đoạn văn trên câu chủ đề chính là câu thứ nhất : Dân ta có một lịng nồng nàn u
nước.Câu văn mở đầu định hướng về nội dung cho các câu tiếp theo làm rõ .
VD
Chính Hữu khép lại bài thơ bằng một hình tượng thơ: “Đêm nay rừng hoang sương
muối/ Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới/ Đầu súng trăng treo”(1). Đêm khuya chờ giặc
tới, trăng đã xế ngang tầm súng(2). Bất chợt chiến sĩ ta có một phát hiện thú vị: Đầu súng
trăng treo(3). Câu thơ như một tiếng reo vui hồn nhiên mà chứa đựng đầy ý nghĩa(4).
Trong sự tương phản giữa súng và trăng, người đọc vẫn tìm ra được sự gắn bó gần gũi(5).
Súng tượng trưng cho tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược(6). Trăng tượng
trưng cho cuộc sống thanh bình, yên vui(7). Khẩu súng và vầng trăng là hình
tượng sóng đơi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam bất khuất và

11


hào hoa muôn thuở(8).Chất hiện thực nghiệt ngã và lãng mạn bay bổng đã hồ quyện lẫn
nhau tạo nên hình tượng thơ để đời(9).
Tám câu đầu triển khai phân tích hình tượng thơ trong đoạn cuối bài thơ “Đồng chí”, từ
đó khái quát vấn đề trong câu cuối – câu chủ đề, thể hiện ý chính của đoạn: đánh giá về
hình tượng thơ : Chất hiện thực nghiệt ngã và lãng mạn bay bổng đã hoà quyện lẫn nhau
tạo nên hình tượng thơ để đời(9).
2/ CÁC PHÉP LIÊN KẾT CÂU
Các phép liên kết
Đặc điểm nhận diện
Phép lặp từ ngữ
Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước

Phép liên tưởng (đồng
Sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa/ trái nghĩa
nghĩa / trái nghĩa)
hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước
Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ
Phép thế
ngữ đã có ở câu trước
Sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ (nối kết)với câu
trước
Phép nối
THỰC HÀNH LUYỆN ĐỀ
ĐỀ 1:
I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Có mấy ai nhận ra rằng khoảng thời gian hạnh phúc nhất chính là những giây
phút hiện tại mà chính ta đang sống? Cuộc sống vốn chứa đựng nhiều thử thách, khó
khăn và nghịch cảnh. Cách tốt nhất thích ứng cuộc sống này là chấp nhận thực tế và
tin vào chính mình. Tựbản thân mỗi chúng ta, trong bất kì hồn cảnh nào, phải biết
cảm nhận và tìm lấy niềm hạnh phúc cho riêng mình. Đừng trơng đợi một phép màu
hay một ai đó sẽ mang hạnh phúc đến cho bạn. Đừng đợi đến khi bạn thật rảnh rỗi
hay đến lúc tốt nghiệp ra trường, đừng đợi đến khi kiếm được thật nhiều tiền, có gia
đình hoặc đến khi được nghỉ hưu mới thấy đó là lúc bạn được hạnh phúc. Đừng đợi
đến mùa xuân, mùa hạ, mùa thu hay mùa đông rồi mới cảm thấy hạnh phúc. Đừng
đợi tia ánh nắng ban mai hay ánh hồng hơn buông xuống bạn mới nghĩ là hạnh
phúc. Đừng đợi đến chiều thứ bảy, những ngày cuối tuần, ngày nghỉ, ngày sinh nhật
hay một ngày đặc biệt nào mới thấy đó là hạnh phúc của bạn. Tại sao không phải lúc
này? Hạnh phúc là một con đường đi, một hành trình. Hãy trân trọng những khoảnh
khắc quý giá trong chuyến hành trình ấy. Hãy dành thời gian quan tâm đến người
khác và luôn nhớ rằng, thời gian không chờ đợi một ai!
(Trích Hạt giống tâm hồn, NXB Văn học, 2012)

❶ Xác định thao tác lập luận chủ yếu và trình tự lập luận được sử dụng trong đoạn
tríchtrên.
❷ Anh/chị hiểu thế nào về câu nói: “Hạnh phúc là một con đường đi, một hành trình”?
❸ Tại sao tác giả cho rằng: “khoảng thời gian hạnh phúc nhất chính là những giây
phút hiện tại mà chính ta đang sống”?
❹ Thơng điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị?
ĐỀ 2: Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:
Đừng nói cuộc đời mình tẻ nhạt nhé em

12


hạnh phúc ở trong những điều giản dị
trong ngày, trong đêm
đừng than phiền cuộc sống nhé em
hạnh phúc ngay cả khi em khóc
bởi trái tim buồn là trái tim vui
hạnh phúc bình thường và giản dị lắm
là tiếng xe về mỗi chiều của bố
cả nhà quây quần trong căn phòng nhỏ
chị xới cơm đầy bắt phải ăn no
hạnh phúc là khi đêm về khơng có tiếng mẹ ho
là ngọn đèn soi tương lai em sáng
làđiểm mười mỗi khi lên bảng
là ánh mắt một người lạ như quen
hạnh phúc là khi mình có một cái tên
vậy đừng nói cuộc đời tẻ nhạt nhé em
tuổi mười tám cịn khờ khạo lắm
đừng tơ vẽ một chân trời xa toàn màu hồng thắm
hạnh phúc vẹn nguyên giữa cuộc đời thường.

(Hạnh phúc – Thanh Huyền)
❶ Xác định phương thức biểu đạt chính và phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.
❷ Thanh Huyền quan niệm về hạnh phúc như thế nào trong bài thơ trên? Quan niệm
ấy được thể hiện cụ thể những từ ngữ, hình ảnh nào?
❸ Cho biết hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh trong mấy câu thơ in đậm.
❹ Anh/chị có suy nghĩ gì về những lời nhắn nhủ của nhân vật trữ tình dành cho em
mình qua những câu thơ:
“Đừng nói cuộc đời mình tẻ nhạt nhé em
hạnh phúc ở trong những điều giản dị
[…]
đừng tô vẽ một chân trời xa toàn màu hồng thắm
hạnh phúc vẹn nguyên giữa cuộc đời thường”
ĐỀ 1: ĐA
❶ [Nhận biết]
 Thao tác lập luận chủ yếu:
 Phân tích.
 Giải thích lý do chọn: để làm rõ luận điểm “khoảng thời gian hạnh phúc nhất
chính là những giây phút hiện tại mà chính ta đang sống”, tác giả đưa ra những
luận cứ phân tích “Đừng trơng đợi một phép màu hay ai đó mang đến hạnh
phúc”, “Đừng đợi…”,...
 Phương thức lập luận:
 Tổng – phân – hợp (luận điểm – phân tích – luận diểm).
 Giải thích lý do chọn: luận điểm nằm ở vị trí đầu đoạn văn: “khoảng thời gian
hạnh phúc nhất chính là những giây phút hiện tại mà chính ta đang sống”, rồi đi
đến phân tích cụ thể luận điểm đầu sau đó kết luận lại ở luận điểm cuối đoạn

13


văn: “Hạnh phúc là một con đường đi, một hành trình. Hãy trân trọng những

khoảnh khắc quý giá trong chuyến hành trình ấy”.
❷ [Thơng hiểu]
 “Hạnh phúc là một con đường đi, một hành trình” vì đó là q trình sống, trải
nghiệm cả đời như một con đường chứ nó không chỉ là một khoảnh khắc. Từ sự
trải nghiệm trên hành trình ấy ta sẽ cảm nhận được hạnh phúc.
❸ [Thơng hiểu]
 “khoảng thời gian hạnh phúc nhất chính là những giây phút hiện tại mà chính ta
đang sống” vì “Cuộc sống vốn chứa đựng nhiều thử thách, khó khăn và nghịch
cảnh” nên những khoảnh khắc hạnh phúc rất khó có được. Do vậy, biết trân trọng
từng giây phút chúng ta đang sống trên đời, biết hài lòng với thực tại và chọn sống
hạnh phúc cho hơm nay thay vì đau khổ, muộn phiền.
❹ [Vận dụng]
 Thông điệp: Hạnh phúc ở hiện tại, hãy trân trọng.
 Ý nghĩa: hiểu được ra hạnh phúc không phải chỉ là một khoảnh khắc mà là cả một
quá trình, bản thân mỗi người sẽ biết trân trọng cuộc sống, chắt chiu hạnh phúc ở
hiện tại.
 ĐỀ 2:
❶ [Nhận biết + thông hiểu]
 Phương thức biểu đạt:
 Tự sự.
 Lý do: bài thơ là tâm tình, lời kể của người chị và có cốt truyện, có sự việc, nhân
vật.
 Phong cách ngơn ngữ:
 Nghệ thuật.
 Lý do: dựa vào đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật – tính hình tượng
và tính truyền cảm. Hình tượng nghệ thuật trong bài thơ “trái tim”, “chân trời xa
tồn màu hồng thắm”. Bên cạnh đó, tính truyền cảm rất nổi bật, khơi gợi ở người
đọc lòng đồng cảm, đồng điệu về hạnh phúc giản dị đời thường.
❷ [Nhận biết + thông hiểu]
 Thanh Huyền quan niệm hạnh phúc xuất phát từ những điều giản dị, gần gũi.

 Hạnh phúc được biểu hiện qua những từ ngữ, hình ảnh giản dị, gần gũi: “là tiếng xe
về mỗi chiều của bố”, “cả nhà quây quần trong căn phòng nhỏ”, “chị xới cơm đầy
bắt phải ăn no”, “là khi đêm về khơng có tiếng mẹ ho”, “là ngọn đèn soi tương lai
em sáng”, là điểm mười mỗi khi lên bảng”, là ánh mắt một người lạ như quen”, “ là
khi mình có một cái tên”.
❸ [Thơng hiểu]
 Hiệu quả nghệ thuật: so sánh với hàng loạt hình ảnh giàu sức biểu cảm, như: “là
tiếng xe về mỗi chiều của bố…”; “là khi đêm về có tiếng mẹ ho”… tác giả đã gợi ra
hạnh phúc là những điều giản dị, gần gũi với mỗi người.
❹ [Vận dụng]
 Thanh Huyền nhắn nhủ em “đừng nói cuộc đời tẻ nhạt”, “đừng tơ vẽ chân trời xa
một màu hồng thắm”. Và nhắc đi nhắc lại với em rằng, hạnh phúc xuất phát từ
những điều giản dị.

14


 Đó là lời nhắn nhủ chân tình, giàu cảm xúc và tình yêu thương của người chị dành
cho em. Qua đó, nhắn nhủ mọi người, đừng quên hạnh phúc ở trong những điều
giản dị, hãy trân trọng.

CHUYÊN ĐỀ 2: RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
1. LÝ THUYẾT
a. Đoạn văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí
- Khái niệm: Nghị luận về tư tưởng đạo lý là dạng nghị luận kết hợp các thao tác lập luận
để làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng đạo lý trong đời sống. Cụ thể ;
+ Nghị luận về quan điểm đạo đức,lối sống. lý tưởng sống
+ Nghị luận về một quan niệm quan điểm, về các vấn đề văn hóa giáo dục, dân
tộc…
+ Nghị luận về phương pháp tư tưởng, …

+ Nghị luận về mối quan hệ giữa con người – con người, gia đình và ngồi xã
hội…
- Đối tượng NL
Là những vấn đề tư tưởng, triết lý đời sống theo chuẩn mức đạo đức xã hội, thể hiện
trong ứng xử trong giao tiếp, những vấn đề thuộc nhân cách…
+ Về nhận thức: lí tưởng, mục đích học tập, tình đồn kết, tinh thần trách nhiệm, tinh
thần học hỏi
+Về nhân cách, tâm hồn, lối sống: lòng tự trọng, tính trung thực, sự vị tha, lịng u
thương, nhân ái…
+ Về quan hệ gia đình: Tình cảm mẹ con, tình anh em…
+Về quan hệ XH: Tình bạn bè, thầy trị, tình đồn kết, tình u q hương đất
- Kỹ năng làm bài:
+ Tìm hiểu đề;
Đọc kỹ đê bài, chú ý những từ quan trọng, những khái niệm, nghĩa đen , nghĩa bóng, chia
vế ngăn đoạn, mối tương quan giauwx các vế...
Về nội dung: vấn đề nghị luận là gì, có bao nhiêu ý, các ý cần triển khai…
Thao tác lập luận : Sử dụng các thao tác lập luận nào; giải thích, phân tích, bình luận,
chứng minh….
Phạm vi tư liệu dẫn chứng : Dẫn chứng từ thực tế - Từ tác phẩm văn học.
+ Lập dàn ý:
-

Giải thích ý kiến : chú ý các khái niệm, ,các vế, rút ra ý khái quát của vấn đề. Cần
giới thiệu một cách ngắn gọn, rõ ràng, tránh trình bày chung chung.

15


-


Bàn luận :Phân tích bàn bạc vấn đề trên các phương diện đúng - sai, tốt – xấu, tích
cực- tiêu cực, đóng góp – hạn chế….( Cần kết hợp dẫn chứng để chứng minh)
Khẳng định ý nghĩa của vấn đề trong lí luận và đời sống thực tiễn.
Liên hệ bản thân rút ra bài học nhận thức và hành động.

b .Đoạn văn nghị luận về một hiện tượng đời sống
- Khái niệm:
Nghị luận về hiện tượng đời sống là bài nghị luận có sử dụng các thao tác lập luận để
làm người đọc hiểu rõ , đúng, hiểu sâu về những hiện tượng đời sống có ý nghĩa xã hội.
Có các dạng như sau;
+ Nghị luận về hiện tượng liên quan đến môi trường sống tự nhiên của con người,
+ Nghị luận về một hiện tượng liên quan đến môi trường sống xã hội.
+ Nghị luận về một sự việc hiện tương tích cực đáng biểu dương hoặc tiêu cực đáng
phê phán…[ 1 ]
-Đối tượng nghị luận
+ Nghị luận về hiện tượng tích cực
+ Nghị luận về hiện tượng tiêu cực
- Kỹ năng làm bài:
+ Tìm hiểu đề;
Đọc kỹ đê bài, chú ý những từ quan trọng, những khái niệm, nghĩa đen , nghĩa bóng, chia
vế ngăn đoạn, mối tương quan giữa các vế...
Về nội dung: vấn đề nghị luận là gì, có bao nhiêu ý, các ý cần triển khai…
Thao tác lập luận : Sử dụng các thao tác lập luận nào; giải thích, phân tích, bình luận,
chứng minh….
Phạm vi tư liệu dẫn chứng : Dẫn chứng từ đời sống thực tế - Từ tác phẩm văn học.
+ Lập dàn ý:
- Nêu thực trạng vấn đề
- Nguyên nhân
- Hậu quả của sự việc hiện tượng .
- Giải pháp

- Rút ra bài học
2. THỰC HÀNH
a. Đề nghị luận về tư tưởng đạo lí
ĐỀ 1:
Anh /chị hãy viết một đoạn văn ngắn phát biểu ý kiến về Lòng vị tha.
ĐỀ 2:
Anh/chị hãy viết một văn bản ngắn trình bày suy nghĩ của mình về “Lịng trung
thực”
ĐỀ 3:
Các Mác nói: “ Mọi tiết kiệm suy cho cùng là tiết kiệm thời gian.”
Từ ý kiến trên, trình bày suy nghĩ về tiết kiệm trong cuộc sống

16


ĐỀ 4: Suy nghĩ về câu nói: “Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và
nở những chùm hoa thật đẹp”
Đáp án:
ĐỀ 1:
 DÀN Ý
1.Mở bài:
-Trong mối quan hệ xã hội, người ta thường quan tâm đến vấn đề nhân cách con người,
chính nhân cách tốt sẽ duy trì mối quan hệ bền chặt, lâu dài.
- Một trong những phẩm chất nhiều người quý trong chính là lịng vị tha.
2. Thân bài
a. Giải thích vấn đề:
- Lịng vị tha chính là sự khoan dung, sự rộng lượng trước những sai trái, lỗi lầm của
người khác trong mối quan hệ với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…
b. Phân tích biểu hiện của lịng vị tha.
- Trong giao tiếp hằng ngày, khó ai khơng có những xích mích, mâu thuẫn trong đời

sống, trong quan hệ xung quanh.
- Người có lịng khoan dung khơng chấp nhặt những xích mích nhỏ, sẵn sàng tha thứ
cho người mắc phải sai lầm.
- Lòng vị tha đem con người đến gần nhau hơn  mối quan hệ trở nên thắm thiết hơn.
- Người có lịng vị tha là người thấu hiểu, biết đồng cảm và chia sẻ
Lòng vị tha là phẩm chất đáng q cuả con người.
c. Bình luận
*Bình
- Lịng vị tha là phẩm chất tốt đẹp, đáng quý của con người cần phải giữ gìn và học
tập.
- Ở đâu có lịng vị tha là, ở đó có niềm vui, sự gần gũi, đồng cảm sâu sắc trong mối
quan hệ hằng ngày..
*Luận
- Nhưng lòng vị tha, bao dung phải được đặt đúng chỗ, đúng nơi bởi không phải những
lỗi lầm nào cũng đáng được tha thứ
+ Những kẻ tạo ra những sai lầm quá lớn làm tác hại xấu cho xã hội thì khơng thể
bao dung.
+ Những kẻ khơng chịu phục thiện, không chịu sửa sai không thể bao dung.
+ Đối với những kẻ ác, kẻ xấu  vị tha là tiếp tay để cái ác, cái xấu hoành hành.
- Mỗi người hãy sống bao dung, vị tha để mối quan hệ giữa người và người ngày càng tốt
đẹp hơn.
3. Kết luận: Khái quát vấn đề đã trình bày
 ĐỀ 2:
Anh/chị hãy viết một văn bản ngắn trình bày suy nghĩ của mình về “Lịng trung
thực”
 DÀN Ý
1.Mở bài:

17



2.Thân bài
a. Giải thích được thế nào là lịng trung thực
- Là khái niệm thuộc phạm trù đạo đức của con người.
- Là sự ngay thẳng, thật thà, trung thành với sự thật, không làm sai lạc.
 Là phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người trong mối quan hệ trong gđ và xh
b.Bình luận về lịng trung thực
*Bình
- Trung thực là phẩm chất tốt đẹp được biểu hiện qua suy nghĩ, lời nói, việc làm .
- Lịng trung thực tạo uy tín, sự tin tưởng, giúp mối quan hệ lâu bền và dễ thành
cơng
- Lịng trung thực giúp con người sống đúng với bản chất của mình, khơng gian
dối,
che đậy, sống trung thực khơng hổ thẹn.
- Lịng trung thực giúp ta đánh giá chính xác con người, sự việc, tình huống, hồn
cảnh.
 Làm người cần phải có lịng trung thực .
*Luận
- Ngày nay nhiều người chạy theo tiền tài, danh vọng trở nên gian dối, che đậy
đánh mất lòng trung thực gây ảnh hưởng đến bản thân, gia đình và xã hội.
- Khơng trung thực sẽ có tác hại lớn cả vật chất lẫn tinh thần.
- Trung thực đơi khi làm mất lịng nhưng đó mới đúng là bản chất của lòng trung
thực.
- Hãy quý trọng những người sống trung thực và nên giữ gìn lịng trung thực
3. Kết luận: Khái quát vấn đề đã trình bày
 ĐỀ 3:
Các Mác nói: “ Mọi tiết kiệm suy cho cùng là tiết kiệm thời gian.”
Từ ý kiến trên, trình bày suy nghĩ về tiết kiệm trong cuộc sống
 DÀN Ý
1.Mở bài:

2.Thân bài
a. Giải thích khái niệm tiết kiệm:
- Được hiểu theo nghĩa là sử dụng những nhu cầu vật chất ở mức độ vừa đủ và cần thiết,
khơng phung phí, vượt quá nhu cầu .
b.Bàn luận
-Tiết kiệm biểu hiện rất phong phú, nhiều mặt trong đời sống: tiết kiệm điện, tiết kiệm
nước, tiết kiệm chi tiêu, mua sắm, tiết kiệm sức lực, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm ngân
sách… .
- Tiết kiệm là cần thiết, bởi mọi của cải vật chất đều do con người vất vả lao động bằng
công sức và trí tuệ của bản thân và của nhiều người. Tiết kiệm là cách trân trọng thành quả
lao động của mình và mọi người, là cách để dành phịng khi gặp bất trắc, khó khăn  cách
sống có văn hố.
*Tại sao nói: “ Mọi tiết kiệm suy cho cùng là tiết kiệm thời gian.” ?
- Mọi quá trình lao động tạo ra của cải vật chất đều cần đến thời gian.
+ Tiết kiệm thời gian là rút ngắn quá trình lao động tạo ra sản phẩm

18


+ Tiết kiệm thời gian là tiết kiệm công sức
+ Thời gian trôi qua không bao giờ trở lại, tuổi thọ, sức lực con người có giới hạn, tiết
kiệm thời gian có thể tạo ra nhiều sản phẩm hơn, cống hiến nhiều hơn, mang lại lợi ích
nhiều hơn.
 Tiết kiệm thời gian là tiết kiệm cao nhất, tiết kiệm được nhiều nhất.
* Bình luận vấn đề
- Nhận định trên là lời nhắc nhỡ mọi người hãy biết quý trọng thời gian, tiết kiệm thời gian
là tiết kiệm được nhiều thứ khác.
- Cách tiết kiệm thời gian :
+ Phân bố, sắp xếp, cân đối thời gian hợp lý trong công việc, trong lao động, vui chơi,
giải trí.

+ Làm việc có kế hoạch
+ Đừng để thời gian trôi qua một cách vô ích
+ Đừng sống hoang phí tuổi trẻ, sức lực
- Hãy nhận thức đúng giá trị của thời gian
- Những người sống lãng phí của cải, thời gian là những người đáng phê phán.
c. Rút ra bài học: Biết quý trọng thời gian…
b. Đề nghị luận về hiện tượng đời sống:
 ĐỀ 1
Anh/ chị hãy viết một đoạn văn ngắn kêu gọi mọi người hãy bảo vệ mơi trường trước
tình trạng môi trường bị ô nhiễm trầm trọng .
 ĐỀ 2
Hiện nay hiện tượng bạo lực học đường ngày càng gia tăng, trở thành nỗi lo lắng
và niềm đau nhức nhối của những người có trách nhiệm, của các bậc phụ huynh và các
thầy cô giáo.
Anh / chị hãy viết một văn bản ngắn trình bày suy nghĩ của mình về hiện tượng trên.
Đề 3: Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 từ) về vấn đề thực phẩm bẩn hiện nay.
HƯỚNG DẪN CỤ THỂ;
 ĐỀ 1
Anh/ chị hãy viết một đoạn văn ngắn kêu gọi mọi người hãy bảo vệ môi trường trước
tình trạng mơi trường bị ơ nhiễm trầm trọng .
 DÀN Ý
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đạt được những ý
cơ bản sau:
a.* Môi trường bao gồm rất nhiều lĩnh vực liên quan đến đời sống con người như:
mơi trường khơng khí, mơi trường nước, mơi trường rừng
+ Mơi trường khơng khí cung cấp khơng khí trong lành cho con người.
+ Mơi trường nước cung cấp chất khoáng cho con người, động vật , thực vật…
+ Mơi trường rừng cung cấp khí CO2, gỗ, thực vật, động vật, giữ đất không bị xói
mịn, tạo cảnh quang xinh đẹp…..
 Mơi trường vơ cùng quan trọng và cần thiết cho con người

b. Phân tích hiện tượng môi trường
- Thực trạng : Môi trường bị ô nhiễm do:
- Hậu quả: Khí thải công nghiệp làm ô nhiễm không khí, gây thủng tầng ôzon,
hiệu ứng nhà kính, gây nhiều bệnh viêm nhiễm.

19


+ Chặt phá rừng, làm đất bị xói mịn, gây lũ rừng, lũ lụt , động, thực vật mất dần..
+ Do rác thải công nghiệpvà rác thải sinh hoạt, nước thải công, làm ô nhiễm môi
trường nước, nguồn nước cạn dần…
 Ơ nhiễm mơi trường hiện nay là vấn nạn toàn cầu, khiến cả thế giới phải quan tâm.
- Nguyên nhân:
+ Do sự phát triển ào ạt của công nghiệp hiện đại, khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên
nhiên và môi trường. (dẫn chứng )
+ Do ý thức bảo vệ mơi trường của con người cịn yếu kém, thiếu hiểu biết về lợi ích
của mơi trường.(dẫn chứng )
+ Do lợi nhuận kinh tế của các nhà sản xuất bất chấp hậu quả (dẫn chứng )
 Chính con người chúng ta đã không ý thức và quan tâm đến việc bảo vệ mơi trường
sống .
c . Giải pháp
- Muốn có một cuộc sống tốt đẹp, lành mạnh phải tích cực cứu chữa và bảo vệ môi trường
ngay từ bây giờ
- Bảo vệ môi trường bằng những hành động thiết thực và cụ thể hằng ngày: hạn chế xử
dụng túi nilông, không vứt rác bừa bãi, tuân thủ những qui định chung về vệ sinh môi
trường ở địa phương, khu phố
 Việc làm nhỏ nhưng tạo nên hiệu quả rất lớn.
- Tuyên truyền, vận động mọi người cùng thấy tác hại của ô nhiễm môi trường, cùng bảo
vệ môi trường.
- Bảo vệ môi trường hôm nay không những khắc phục và tạo mơi trường sống tốt cho

chúng mà cịn cho thế hệ tương lai được hưởng một môi trường sống lành mạnh.
- Bảo vệ môi trường không chỉ là nghĩa vụ của mỗi người mà là của toàn xã hội, toàn thế
giới.
- Mỗi thanh niên hãy là một tuyên truyền viên tích cực vì mơi trường.
 ĐỀ 2:
Hiện nay hiện tượng bạo lực học đường ngày càng gia tăng, trở thành nỗi lo lắng
và niềm đau nhức nhối của những người có trách nhiệm, của các bậc phụ huynh và các
thầy cô giáo.
Anh / chị hãy viết một văn bản ngắn trình bày suy nghĩ của mình về hiện tượng trên.
 DÀN Ý
a.Giải thích
- BLHĐ là dùng sức mạnh để giải quyết nhưng mâu thuẫn, xích mích xảy ra trong mơi
trường học đường. Một hiện tượng báo động sự giảm sút đạo đức trong nhà trường.
b.Thực trạng:
+ Những va chạm trong lời nói hay việc làm thiếu suy nghĩ hoặc vơ tình dễ làm các
bạn tự ái, cho rằng mình bị xúc phạm dẫn đến xích mích.
+ thiếu kiềm chế, dẫn đến việc dùng bạo lực để giải quyết như đánh nhau gây
thương tích nghiêm trọng, lợi dụng cơng nghệ thơng tin để bôi xấu trên mạng, giết người
đang diễn ra ở nhiều nơi gây hậu quả nghiêm trọng
c. Hậu quả: nhiều bạn bị thương tật, mất cả tính mạng một cách oan uổng, mất cơ hội học
hành, vào tù…..mất cả tương lai, thiệt hại về kinh tế, gây mất trật tự an tồn xã hội, nỗi
đau cho gia đình…

20



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×