Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Lập phương án kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô tuyến tp hồ chí minh đến thành phố đà lạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (979.78 KB, 38 trang )

lOMoARcPSD|9234052

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ VẬN TẢI

THIẾT KẾ MÔN HỌC
KHAI THÁC VẬN TẢI

Đề tài:
LẬP PHƯƠNG ÁN KINH DOANH VẬN TẢI HÀNH
KHÁCH BẰNG XE Ô TÔ TUYẾN TP. HỒ CHÍ MINH
ĐẾN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
Sinh viên thực hiện: Đinh Hoàng Hưng
MSSV: 2054040088
Người hướng dẫn: Ths. Hoàng Dương

Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 14 Tháng 06 Năm 2023

Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

LỜI MỞ ĐẦU
Vận tải nói chung và vận tải ơ tơ nói riêng có chức năng vận chuyển hàng hóa và
hành khách nhằm đáp ứng yêu cầu nguyên, nhiên vật liệu cho sản xuất, tiêu dùng và sự
đi lại của nhân dân. Trong đó, loại hình vận tải hành khách theo tuyến cố định là một
trong những loại hình quan trọng trong lĩnh vực vận tải, vừa đáp ứng nhu cầu đi lại của
nhân dân, vừa là loại hình vận tải hành khách năng suất nhất. Vì vậy muốn kết nối giữa
các địa phương, giữa các vùng miền, nói rộng hơn, muốn phát triển kinh tế - xã hội nhất


thiết vận tải hành khách phải được đầu tư kỹ càng.
Thành phố Đà Lạt là một trong những thành phố du lịch hàng đầu ở Việt Nam .
Với địa thế nằm trên cao nguyên Lâm Viên cùng với điều kiện khí hậu vơ cùng hợp lí
để phát triển mơ hình du lịch nghỉ dưỡng . Bên cạnh đó việc có một ví trí vơ cùng thuận
lợi chỉ cách Thành phố Hồ Chí Minh hơn 300km . Từ lâu Đà Lạt nói riêng và tỉnh Lâm
Đồng nói chung đã thu hút được rất nhiều du khách đến đây tham quan, du lịch, nghỉ
dưỡng mỗi năm và xu hướng sẽ tăng dần trong tương lai .
Trong bối cảnh thị trường vận tải hành khách đang ngày càng phát triển, việc khai
thác đường tuyến vận tải hành khách bằng xe ô tô từ Bến xe miền Đông mới tới thành
phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng là một cơ hội kinh doanh tiềm năng. Tuy nhiên, để đảm bảo
hiệu quả kinh doanh và tăng cường sự cạnh tranh trên thị trường, việc lên kế hoạch chi
tiết và thực hiện phương án kinh doanh chính xác và hiệu quả là cần thiết. Trong bài
viết này, tôi xin đề xuất một phương án kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo
tuyến cố định từ Bến xe miền Đông mới tới thành phố Đà Lạt , tỉnh Lâm Đồng .

i

Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

ĐỀ BÀI THIẾT KẾ MÔN HỌC
NỘI DUNG: Anh/chị hãy lập Phương án kinh doanh vận tải hành khách bằng xe
ô tô theo tuyến cố định liên tỉnh với các thông số cho dưới đây:
1. Tên tuyến : A90
2. Điểm đầu : Miền Đông mới
3. Điểm cuối : Thành phố Đà Lạt – tỉnh Lâm Đồng
4. Thời gian hoạt động: : Từ 4h-22h
5. Số lượng phương tiện : Từ 10 ~ 20 phương tiện 45 chỗ

YÊU CẦU: Nội dung trình bày
- Trình bày cơ sở hạ tầng điểm đầu cuối;
- Thủ tục đăng ký, khai thác tuyến vận tải hành khách cố định
- Phương án Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định,
+ Tuyến khai thác, số chuyến, hình thức triển khai bán vé.
+ Phương tiện: Số lượng, chất lượng phương tiện
+ Lái xe, nhân viên phục vụ trên xe: Số lượng, hạng giấy phép lái xe, tập huấn
nghiệp vụ.
+ Chi phí dự kiến để thực hiện khai thác tuyến.

ii

Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ i
ĐỀ BÀI THIẾT KẾ MÔN HỌC ................................................................................. ii
CHƯƠNG I - CƠ SỞ HẠ TẦNG ................................................................................ 1
1.1 Điểm đầu - Bến xe miền Đông mới ...................................................................... 1
1.2

Điểm đến – Bến xe liên tỉnh Đà Lạt ................................................................. 2

CHƯƠNG II. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ, KHAI THÁC TUYẾN VẬN TẢI CỐ ĐỊNH
........................................................................................................................................ 3
2.1. Thủ tục đăng ký giấy phép Kinh doanh vận tải ................................................... 3

2.2. Quy trình đăng ký, khai thác tuyến vận tải hành khách cố định .......................... 5
2.2.1. Hồ sơ đăng ký khai thác tuyến....................................................................... 5
2.2.2. Quy trình đăng ký khai thác tuyến ................................................................. 5
2.3. Quy định về quản lý, cấp phù hiệu, biển hiệu ...................................................... 6
2.4 Thủ tục và quy trình đăng kiểm ............................................................................ 7
2.5. Tập huấn lái xe ................................................................................................... 10
CHƯƠNG III - PHƯƠNG ÁN KINH DOANH VẬN TẢI HÀNH KHÁCH THEO
TUYẾN CỐ ĐỊNH ...................................................................................................... 11
3.1 Lựa chọn phương tiện ......................................................................................... 11
3.2 Đề xuất phương án .............................................................................................. 12
3.2.1. Phương án 1 ................................................................................................. 12
3.2.2 Phương án 2 .................................................................................................. 14
3.3 Lựa chọn phương án............................................................................................ 15
3.4 Biểu đồ xe chạy ................................................................................................... 16
3.5 Tổ chức lao động ................................................................................................. 18
3.5.1 Phân bổ lao động lái xe và phụ xe theo ngày và theo tháng ......................... 18
3.5.2 Quy định về yêu cầu cho tài xế ..................................................................... 19
KẾT LUẬN.................................................................................................................. 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 25
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 26

iii

Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

CHƯƠNG I - CƠ SỞ HẠ TẦNG
1.1 Điểm đầu - Bến xe miền Đơng mới

Bến xe Miền Đơng mới có quy mô hơn 16 ha (160.370,2 m2) được xây dựng tại
Phường Long Bình, Quận 9, TP Hồ Chí Minh( khoảng 12,3 ha) và 1 phần trên Phường
Bình Thắng, Thị xã Dĩ An, Bình Dương (3,7 ha). Nằm trên trục đường chính di chuyển
là Xa Lộ Hà Nội và Quốc Lộ 1A.
Được khởi công xây dựng vào tháng 4/2017 với quy mô hơn 16 ha và vốn đầu tư
hơn 4.000 tỷ đồng do Tổng cơng ty Cơ khí giao thơng vận tải Sài Gòn (Samco) làm chủ
đầu tư. Theo quy hoạch chi tiết, Bến xe Miền Đông mới gồm bốn khu A, B, C, D; trong
đó:


Khu A là đất bến bãi, cơng trình cơng cộng và phụ trợ, với cơng trình cao nhất

có 26 tầng, có diện tích 122.480m2 (chiếm 76,37%,).


Khu B là trạm xe buýt (cao 2 tầng).



Khu C là kho trung chuyển và giao dịch hàng hóa (cao 5 tầng).



Khu D là khu thương mại dịch vụ (cao 15 tầng).

Theo quy hoạch thì bến xe mới này sẽ có quy mơ rộng gấp 3 lần bến xe hiện tại,
có thể phục vụ 52.000 hành khách/ ngày kể cho dịp Lễ, Tết.
Bến xe Miền Đông mới được thiết kế theo mơ hình phát triển thành thị gắn sở hữu
một vài đầu mối giao thông công cùng (Transit-Oriented Development – TOD), mơ hình
này rất phát triển trên thế giới, mơ hình này tạo cho một vài khu vực thành thị sự tiện

dụng trong tiếp cận hệ thống giao thông công cộng, phong phú hóa một vài vận hành
tính năng cho người dân sử dụng.
Bến xe cũng sẽ kết hợp sở hữu một các tiện ích như: trạm xăng nội bộ, bãi đậu xe
cao tầng, khu vực sửa chữa xe, khu trung chuyển, khu mua bán hàng hóa, thương mại,…

1
Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

1.2 Điểm đến – Bến xe liên tỉnh Đà Lạt
Vị trí: Số 01 Tơ Hiến Thành, Phường 3, TP.Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng.
Tổng diện tích đất: 14.544m2.
Bến xe khách Đà Lạt đạt quy chuẩn loại: Bến xe loại 1
Bến xe Đà Lạt được biết đến là một trong những bến xe liên tỉnh có mật độ di chuyển
khá dày đặc. Cùng nhu cầu phát triển cao của du khách bến xe đã được xây dựng nhiều
năm trước và không ngừng mở rộng. Bến xe tọa lạc rất gần trung tâm Đà Lạt và được
xây dựng khá khang trang và được biết đến như một biểu tượng của vùng đất ngàn hoa
này. Đặt chân xuống Đà Lạt du khách chỉ cần di chuyển tầm 3km là có thể đến trung
tâm Đà Lạt.
Được xây dựng với nhiều khu riêng biệt : văn phòng điều hành , 2 cổng ra vào riêng
bên cạnh đó cịn được bố trí bảng thơng tin hiển thị tuyến xe bằng màn hình led để dễ
dàng đặt vé tại quầy
Bến xe cịn tích hợp khu dừng chân ăn uống và cả trạm tiếp nhiên liệu

2
Downloaded by Heo Út ()



lOMoARcPSD|9234052

CHƯƠNG II. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ, KHAI THÁC TUYẾN VẬN TẢI CỐ ĐỊNH
2.1. Thủ tục đăng ký giấy phép Kinh doanh vận tải
Theo Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách
phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Đối với tuyến vận tải cố định TP.
HCM – Đà Lạt thì thủ tục giấy phép kinh doanh như sau:
a)

Nội dung Giấy phép kinh doanh vận tải bao gồm:



Tên và địa chỉ đơn vị kinh doanh.



Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bao gồm: Số, ngày, tháng, năm, cơ

quan cấp.


Người đại diện theo pháp luật.



Các hình thức kinh doanh.




Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.

b) Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh là Sở Giao thông vận tải TP. HCM.
c) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp kinh doanh vận
tải bao gồm:
3
Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052



Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I

của Nghị định 10/2020/NĐ-CP.


Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận



Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng,

tải.
nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông.
d) Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận tải:


Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh


doanh đến Sở Giao thông vận tải TP. HCM. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, Sở
Giao thông vận tải TP. HCM thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua
hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị
kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.


Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy

định, Sở Giao thông vận tải TP. HCM sẽ thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh
vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Nghị định 10/2020/NĐ-CP.
Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì Sở Giao thơng vận tải TP. HCM phải
trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý
do.
e) Thời hạn của Giấy phép kinh doanh vận tải:
Theo Nghị định 10/2020/NĐ-CP khơng có quy định về thời hạn của Giấy phép
kinh doanh vận tải và khơng có quy định cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải do hết
hạn. Do đó, Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ơ tơ có giá trị vĩnh viễn. Tổ chức
kinh doanh vận tải mà khơng có Giấy phép kinh doanh là bị xử phạt theo quy định pháp
luật.
f) Mức phí đăng ký xe kinh doanh vận tải: Được quy định trong Quyết định số
62/2014/NĐ-CP ban hành ngày 20/08/2014. Cụ thể:


Mức đăng ký xe kinh doanh vận tải mới là: 200.000 đồng/1 lần cấp.



Lệ phí cấp đổi, cấp lại giấy phép KDVT hết 50.000 đồng/1 lần cấp.


(cấp lại do bị mất, hỏng hoặc thay đổi về điều kiện kinh doanh vận tải).

4
Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

2.2. Quy trình đăng ký, khai thác tuyến vận tải hành khách cố định
2.2.1. Hồ sơ đăng ký khai thác tuyến
Thực hiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, Căn cứ vào danh
mục mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định "biểu đồ" chạy xe theo tuyến đã cơng
bố, doanh nghiệp, hợp tác xã có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ơ tơ theo loại
hình tuyến cố định được quyền lựa chọn giờ xuất bến và thực hiện đăng ký khai thác
tuyến tại các thời điểm chưa có đơn vị khai thác.
a) Đăng ký khai thác tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Nghị định này
10/2020/NĐ-CP (phụ lục 1)
b) Bản sao Biên bản thống nhất giữa bến xe hai đầu tuyến với doanh nghiệp, hợp
tác xã tham gia khai thác tuyến (áp dụng đối với trường hợp tuyến mới).
2.2.2. Quy trình đăng ký khai thác tuyến
Theo quy định tại khoản 5 Điều 20 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, kể từ ngày
01/07/2021 quy trình đăng ký khai thác tuyến được thực hiện trực tuyến. Theo đó:
Bước 1: Đơn vị kinh doanh vận tải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ Đăng ký khai khác tuyến
gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Trung tâm Phục vụ hành chính cơng tỉnh
Lâm Đồng (số 36 Trần Phú, Phường 4, Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) hoặc nộp hồ sơ
trực tuyến trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến .
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Giao thông
vận tải phải kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, Sở Giao thông vận
tải nơi tiếp nhận hồ sơ thông báo trực tiếp trên hệ thống dịch vụ công nội dung cần sửa
đổi, bổ sung đến doanh nghiệp, hợp tác xã.

Trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận thông báo sửa đổi, bổ sung của
Sở Giao thông vận tải, doanh nghiệp, hợp tác xã phải hoàn thiện và cập nhật hồ sơ lên
hệ thống dịch vụ công trực tuyến. Trường hợp quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận
thông báo, doanh nghiệp, hợp tác xã khơng hồn thiện, bổ sung đủ hồ sơ thì hồ sơ được
coi là khơng hợp lệ, Sở Giao thông vận tải tiếp tục kiểm tra hồ sơ tiếp theo theo thứ tự
thời gian nộp trên hệ thống dịch vụ công;
Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy
định, Sở Giao thông vận tải nơi tiếp nhận hồ sơ ban hành Thông báo đăng ký khai thác
tuyến thành công (bằng văn bản) và trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến gửi doanh
5
Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

nghiệp, hợp tác xã, Sở Giao thông vận tải đầu tuyến bên kia (đối với tuyến vận tải khách
cố định liên tỉnh), bến xe hai đầu tuyến để phối hợp quản lý theo mẫu quy định tại Phụ
lục IV của Nghị định này (Phụ lục 2)
Trường hợp có nhiều hồ sơ cùng đăng ký trùng tuyến và trùng giờ xuất bến, Sở
Giao thông vận tải xử lý hồ sơ theo thứ tự thời gian nộp hồ sơ của doanh nghiệp, hợp
tác xã trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến, đơn vị nộp trước được kiểm tra, xử lý
trước.
Thông báo đăng ký khai thác tuyến thành cơng có hiệu lực kể từ ngày ký đến ngày
doanh nghiệp, hợp tác xã ngừng tham gia khai thác tuyến hoặc theo hiệu lực của quyết
định đình chỉ khai thác tuyến của Sở Giao thơng vận tải. Sau 60 ngày kể từ ngày có
Thơng báo đăng ký khai thác tuyến thành công, nếu doanh nghiệp, hợp tác xã không
thực hiện đưa xe vào khai thác thì Thơng báo đăng ký khai thác tuyến thành cơng khơng
cịn hiệu lực.
2.3. Quy định về quản lý, cấp phù hiệu, biển hiệu
a) Theo quy định tại Điều 22, Nghị định 10/2020/NĐ-CP, đơn vị kinh doanh có

Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được cấp phù hiệu, biển hiệu cho xe ô tô phù
hợp với loại hình kinh doanh đã được cấp phép và đảm bảo nguyên tắc sau:
Tại một thời điểm, mỗi xe chỉ được cấp và sử dụng một loại phù hiệu hoặc biển
hiệu tương ứng với một loại hình kinh doanh vận tải;
Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định được
Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến cấp phù hiệu xe ô tô trung chuyển.
b) Thời hạn có giá trị của phù hiệu
Phù hiệu cấp cho xe ô tô kinh doanh vận tải, phù hiệu cấp cho xe trung chuyển có
giá trị 07 năm hoặc theo đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải (thời gian đề nghị trong
khoảng từ 01 năm đến 07 năm) và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện.
Phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” cấp cho các xe tăng cường giải tỏa hành khách
trong các dịp Tết Nguyên đán có giá trị khơng q 30 ngày; các dịp Lễ, Tết dương lịch
và các kỳ thi trung học phổ thơng Quốc gia, tuyển sinh đại học, cao đẳng có giá trị
không quá 10 ngày.
c) Hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu phải đảm bảo đủ các thành phần như sau

6
Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu quy định tại Phụ lục V, Nghị định
10/2020/NĐ-CP, ban hành kèm theo Thông tư số: 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng
11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (Phụ lục 3)
Bản sao giấy đăng ký xe ô tô hoặc bản sao giấy hẹn nhận giấy đăng ký xe ô tô của
cơ quan cấp đăng ký. Trường hợp phương tiện không thuộc quyền sở hữu của đơn vị
kinh doanh vận tải thì xuất trình thêm bản sao một trong các giấy tờ sau: Hợp đồng thuê
phương tiện bằng văn bản với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng dịch vụ giữa thành viên
và hợp tác xã hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh.

d) Trình tự, thủ tục cấp phù hiệu
Theo quy định tại khoản 5, Điều 22, Nghị định 10/2020/NĐ-CP, trình tự, thủ tục
cấp phù hiệu (Phụ lục 4).
2.4 Thủ tục và quy trình đăng kiểm
Theo thơng tin chính thức từ cục Đăng Kiểm Việt Nam thì kể từ ngày 22/3/2023
sẽ miễn đăng kiểm lần đầu cho xe ô tô mới mua (chưa sử dụng) theo quy định tại thông
tư 02/2023/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 16/2021 về đăng kiểm phương tiện ô tơ của
Bộ Giao thơng vận tải chính thức có hiệu lực.
Cụ thể hơn, sau khi đăng ký xe, chủ xe không cần đưa xe đến các đơn vị đăng
kiểm nhưng vẫn cần mang giấy đăng ký xe đến các đơn vị này để lập hồ sơ phương tiện,
được cấp giấy chứng nhận an tồn kỹ thuật và bảo vệ mơi trường, dán tem kiểm định,
nộp phí sử dụng đường bộ nhưng không cần đưa xe vào dây chuyền để kiểm tra.Ở giai
đoạn này, thời gian chủ phương tiện được miễn đăng kiểm bằng đúng chu kỳ đăng kiểm
đầu tiên, tính từ ngày đến trung tâm đăng kiểm làm các thủ tục trên.
Hiện nay, chu kỳ kiểm định xe cơ giới được thực hiện theo quy định tại Thông tư
02/2023/TT-BGTVT quy định về chu kỳ kiểm định xe cơ giới. Theo đó, căn cứ vào phụ
lục 05 Thơng tư 02/2023/TT-BGTVT, thời hạn đăng kiểm ôtô được quy định kể từ ngày
22/3/2023 như sau:
Chu kỳ đăng kiểm theo quy định tại Thông tư 02/2023/TT-BGTVT
TT

Loại phương tiện

Chu kỳ
(tháng)

7
Downloaded by Heo Út ()



lOMoARcPSD|9234052

Chu Chu
kỳ kỳ
đầu định
kỳ
1. Ơ tơ chở người các loại đến 09 chỗ không kinh doanh vận tải
1.1

Sản xuất đến 07 năm

36 24

1.2

Sản xuất trên 07 năm đến 20 năm

12

1.3

Sản xuất trên 20 năm

6

2. Ơ tơ chở người các loại đến 09 chỗ có kinh doanh vận tải
2.1

Sản xuất đến 05 năm


24 12

2.2

Sản xuất trên 05 năm

6

2.3

Có cải tạo

12 6

3. Ô tô chở người các loại trên 09 chỗ
3.1

- Không cải tạo
- Thời gian sản xuất đến 05 năm

3.2

- Không cải tạo
- Thời gian sản xuất trên 05 năm

3.3

Có cải tạo

24 12

6
12 6

4. Ơ tơ tải các loại, ơ tơ chun dùng, ơ tơ đầu kéo, rơ mc, sơmi rơ mc
4.1

Ơ tơ tải các loại, ơ tơ chun dùng, ơ tơ đầu kéo đã sản xuất đến 07
năm; rơ mc, sơmi rơ mc đã sản xuất đến 12 năm

4.2

Ơ tơ tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo đã sản xuất trên 07
năm; rơ moóc, sơmi rơ moóc đã sản xuất trên 12 năm

4.3

Có cải tạo

24 12

6

12 6

5. Ơ tơ chở người các loại trên 09 chỗ đã sản xuất từ 15 năm trở lên (kể cả ô
tô chở người trên 09 chỗ đã cải tạo thành ô tô chở người đến 09 chỗ); ô tô tải
các loại, ô tô đầu kéo đã sản xuất từ 20 năm trở lên (kể cả ô tô tải, ô tô đầu
kéo đã cải tạo thành ô tô chuyên dùng); ô tô tải được cải tạo chuyển đổi công
năng từ ô tô chở người sản xuất từ 15 năm trở lên.


8
Downloaded by Heo Út ()

3


lOMoARcPSD|9234052

Như vậy:
Ơ tơ chở người các loại đến 09 chỗ có kinh doanh vận tải và ơ tơ chở người các
loại trên 09 chỗ


Xe khơng cải tạo, sản xuất đến 05 năm: đối với các phương tiện chưa qua cải

tạo, thay đổi kết cấu, hình dáng, bố trí, ngun lý làm việc, thơng số, đặc tính kỹ thuật
của một phần hoặc toàn bộ hệ thống, tổng thành cơ giới của xe cơ giới thì thời hạn đăng
kiểm lần đầu là 24 tháng, sau lần đầu đăng kiểm thì chu kỳ đăng kiểm định kỳ là 12
tháng một lần.


Xe khơng cải tạo, sản xuất trên 05 năm: chu kỳ kiểm định là 06 tháng.



Xe đã qua cải tạo: đối với các phương tiện đã qua cải tạo, thay đổi kết cấu, hình

dáng, bố trí, ngun lý làm việc, thơng số, đặc tính kỹ thuật của một phần hoặc tồn bộ
hệ thống, tổng thành cơ giới của xe cơ giới thì thời hạn đăng kiểm lần đầu là 12 tháng
và chu kỳ đăng kiểm tiếp theo là 06 tháng.

Bảng chi phí đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ

9
Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

2.5. Tập huấn lái xe
Tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an tồn giao thơng cho người lái xe kinh
doanh vận tải hành khách quy định tại Điều 16 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT, cụ thể
như sau:
- Đối tượng tập huấn: người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.
- Nội dung tập huấn: theo chương trình khung của Bộ Giao thông vận tải (Phụ lục
5)
- Thời điểm tập huấn
+ Trước khi tham gia hoạt động kinh doanh vận tải;
+ Định kỳ không quá 03 năm, kể từ lần tập huấn trước đó.
- Cán bộ tập huấn bao gồm:
+ Giáo viên chuyên ngành vận tải của các trường từ trung cấp trở lên có đào tạo
chuyên ngành vận tải đường bộ; người có trình độ chun ngành vận tải từ trung cấp
trở lên;
+ Người có trình độ cao đẳng, đại học chuyên ngành khác và có kinh nghiệm tối
thiểu 03 năm về quản lý, điều hành vận tải đường bộ.
- Đơn vị kinh doanh vận tải chịu trách nhiệm tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải
và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và đáp ứng các yêu
cầu sau:
+ Đảm bảo đúng các nội dung theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và
khoản 4 Điều này;
+ Trong quá trình tổ chức tập huấn đơn vị kinh doanh vận tải được phối hợp với

đơn vị vận tải khác, Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, hiệp hội vận tải ô tô địa phương,
cơ sở đào tạo người lái xe ô tô, trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của bộ, cơ
quan ngang bộ, các trường đào tạo từ trung cấp trở lên (các trường có chuyên ngành
vận tải) để tổ chức tập huấn cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe;
+ Trước khi tổ chức tập huấn, đơn vị tổ chức tập huấn thông báo đến Sở Giao
thông vận tải địa phương về kế hoạch tập huấn, địa điểm, danh sách cán bộ tập huấn và
danh sách học viên tham dự tập huấn để kiểm tra, giám sát;

10
Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

+ Cấp Giấy chứng nhận đối với những người đã hoàn thành tập huấn theo mẫu quy định
(Phụ lục 6); lưu hồ sơ chương trình tập huấn và kết quả tập huấn tối thiểu trong
03 năm.
- Sở Giao thông vận tải
+ Cử cán bộ giám sát trực tiếp hoặc giám sát thông qua camera theo dõi trực tuyến việc
tập huấn của đơn vị tổ chức;
+ Không công nhận kết quả đã tập huấn và yêu cầu đơn vị tổ chức tập huấn phải thực
hiện tập huấn lại theo đúng quy định đối với các trường hợp đơn vị tổ chức tập
huấn không thông báo đến Sở Giao thông vận tải theo quy định tại điểm c khoản
5 Điều này hoặc không đảm bảo yêu cầu tại điểm a khoản 5 Điều này.

CHƯƠNG III - PHƯƠNG ÁN KINH DOANH VẬN TẢI HÀNH KHÁCH THEO
TUYẾN CỐ ĐỊNH
3.1 Lựa chọn phương tiện
a) Số lượng phương tiện: 14 phương tiện ( 2 dự phòng )
b) Chất lượng phương tiện

Loại phương tiện: Thaco Mobihome TB120SL 2017 - Thaco Mobihome
TB120SL44 giường 2 ghế
Gía tham khảo : 3.075.000.000đ
Tiêu thụ nhiên liệu: 26 L/100Km

;

Dung tích nhiên liệu : 400 L

Vận tốc tối đa (km/h) ; 117 km/h
Trọng lượng khơng tải 12,320

;

Trọng lượng tồn tải 16,000

Khoang hành lý: 6.4 m3
Động cơ: kiểu D6CC
Loại động cơ Diesel, 4kỳ, 6 xi lanh, bố trí thẳng hàng, làm mát bằng nước, tăng
áp
Dung tích xy lanh (cc) 12344
Cơng suất cực đại (Ps) 425/1800
Momen xoắn cực đại (N.m) 1893/1200

11
Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052


3.2 Đề xuất phương án
3.2.1. Phương án 1
a) Tên tuyến: Tuyến đi Thành phố Hồ Chí Minh – Thành phố Đà Lạt và ngược lại
b) Bến đi: Bến xe Đông mới ; Bến đến: Bến xe liên tỉnh Đà Lạt
c) Cự ly vận chuyển: 273 km ; Thời gian : 7 giờ 30 phút
d) Hành trình chạy xe:
Hành trình chạy xe: Bến xe Miền Đông mới -Xa lộ Hà Nội - quốc lộ 1A – quốc lộ 51
– đường Võ Nguyên Giáp – quốc lộ 1A – quốc lộ 20 – Cao tốc Liên Khương - Prenn –
đường đèo Mimosa – đường Khe Sanh – quốc lộ 20 – đường Tô Hiến Thành

12
Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

Tuyến

Số km

Loại đường

Trạm thu phí

Đường Xa lộ Hà Nội

4 km

Quốc lộ


Khơng có

Đường quốc lộ 1A

25 km

Quốc lộ

Khơng có

Đường quốc lộ 51

11 km

Quốc lộ

Khơng có

Đường Võ Ngun Giáp

11.2 km

Đường tỉnh

Khơng có

Quốc lộ 20

198 km


Quốc lộ

Trạm thu phí Liên Đầm (
75000đ/lượt)

Cao tốc Liên Khương- Prenn 19.2 km

Cao tốc

Trạm thu phí Định An (
50000đ/lượt)

Đường Khe Sanh

Đường huyện Khơng có

1 km

13
Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

Đường đèo Mimosa

4km

Đường huyện Khơng có


Đường Tơ Hiến Thành

0.5 km

Đường huyện Khơng có

e) Trạm dừng chân : Trạm dừng chân Đại Nam Việt ( Quốc lộ 20, huyện DI Linh,
tỉnh Lâm Đồng ) cách Bến xe miền Đông mới 178km và cách Bến xe Liên tỉnh Đà Lạt
95,2km .
3.2.2 Phương án 2
a) Tên tuyến: Tuyến đi Thành phố Hồ Chí Minh – Thành phố Đà Lạt và ngược lại
b) Bến đi: Bến xe Đông mới ; Bến đến: Bến xe liên tỉnh Đà Lạt
c) Cự li vận chuyển : 316 km

; Thời gian di chuyển : 6 giờ 30 phút

d) Hành trình chạy xe : Xa lộ Hà Nội – Quốc lộ 1A – Quốc lộ 51 – Cao tốc Thành
phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây ; – Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết ; – Cao
tốc Phan Thiết – Vĩnh Hảo – Quốc lộ 28B – Quốc lộ 20 – Cao tốc Liên Khương – Prenn
– Đường đèo Mimosa – Đường Khe Sanh – Quốc lộ 20 – Đường Tô Hiến Thành

14
Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

Tuyến

Số km


Loại đường

Trạm thu phí

Đường Xa lộ Hà Nội

4km

Quốc lộ

Khơng có

Quốc lộ 1A

3km

Quốc lộ

Khơng có

Quốc lộ 51

11km

Quốc lộ

Khơng có

Cao tốc TP.HCM- LT-DG


32.2km

Cao tốc

Cao tốc DG- PT

98km

Cao tốc

Cao tốc PT-VH
Quốc lộ 28B

56km
60km

Cao tốc
Quốc lộ

Trạm thu phí ở nút
giao với QL51 (
77.000đ )
Có 2 trạm thu phí (
77.000đ)
Hiện tại chưa thu phí
Khơng có

Quốc lộ 20
Cao tốc Liên Khương - Prenn


17km
19.2km

Quốc lộ
Cao tốc

Đường đèo Mimosa
Đường Khe Sanh

4km
1km

Đường huyện
Đường huyện

Khơng có
Trạm thu phí Định An (
50.000đ/lượt)
Khơng có
Khơng có

Đường Tơ Hiến Thành

0.5km

Đường huyện

Khơng có


e) Trạm dừng chân : Trạm dừng chân Tân Đức ( trên cao tốc Phan Thiết Dầu Giây )
cách Bến xe Miền Đông mới 111km và cách Bến xe Liên tỉnh Đà Lạt 205km.
3.3 Lựa chọn phương án
Chỉ tiêu
Thời gian
Quãng đường
Tiêu hao nhiên liệu
Chi phí trạm thu phí
• Lấy giá dầu là 18.000đ/l

Phương án 1
7 giờ 30 phút
273 km
982.800đ
125.000đ

Phương án 2
6 giờ 30 phút
316 km
1.137.600đ
204.000đ

Nhận xét
Dựa vào bảng so sánh ta có thể thấy phương án 2 có thời gian di chuyển của
phương án 2 sẽ nhanh hơn phương án 1 ( nhanh hơn 1 giờ ) . Tuy nhiên chi phí nhiên
liệu cũng như chi phí qua các trạm thu phí của phương án 2 cao hơn rất nhiều phương
án 1 ( cao hơn 394800đ ) . Do chi phí chênh lệch nhiều giữa 2 phương án và thời gian
di chuyển giữa 2 phương án không quá khác biệt nhiều . Nên sau khi cân nhắc, tôi quyết
15
Downloaded by Heo Út ()



lOMoARcPSD|9234052

định lựa chọn phương án 1 làm phương án tối ưu cho khai thác tuyến Thành phố Hồ
Chí Minh – Thành phố Đà Lạt
3.4 Biểu đồ xe chạy
a) Tên tuyến: Tuyến đi Thành phố Hồ Chí Minh – Thành phố Đà Lạt và ngược lại
( 8 giờ )
b) Bến đi: Bến xe Đông mới ; Bến đến: Bến xe liên tỉnh Đà Lạt
c) Cự ly vận chuyển: 273 km ; Thời gian : 7 giờ 30 phút
Thời gian dửng nghỉ : 30 phút
d) Hành trình chạy xe:
Hành trình chạy xe: Bến xe Miền Đông mới -Xa lộ Hà Nội - quốc lộ 1A – quốc
lộ 51 – đường Võ Nguyên Giáp – quốc lộ 1A – quốc lộ 20 – Cao tốc Liên Khương Prenn – đường đèo Mimosa – đường Khe Sanh – quốc lộ 20 – đường Tô Hiến Thành
e) Trạm dừng chân : Trạm dừng chân Đại Nam Việt ( Quốc lộ 20, huyện DI Linh,
tỉnh Lâm Đồng ) cách Bến xe miền Đông mới 178km và cách Bến xe Liên tỉnh Đà Lạt
95,2km .

f ) Tiếp nhiên liệu : Trạm xăng dầu Bình An ( Xa Lộ Hà Nội, Bình Thắng, Dĩ An, Bình
Dương )

16
Downloaded by Heo Út ()



×