Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Tiểu luận môn học quản trị thiết bị cảng hàng không đề tài dự báo và hoạch định nhu cầu trang thiết bị tại cảng hàng không sân bay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.8 KB, 22 trang )

lOMoARcPSD|9234052

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
----------------

TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: QUẢN TRỊ THIẾT BỊ CẢNG HÀNG KHÔNG
Đề tài: DỰ BÁO VÀ HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU TRANG THIẾT BỊ TẠI CẢNG
HÀNG KHƠNG SÂN BAY
GVHD: Ths. Hồ Phi Dũng
Nhóm SVTH: Nhóm 03
Mã lớp học phần: 010100018201

Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 09/2023

Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
----------------

TIỂU LUẬN


MÔN HỌC: QUẢN TRỊ THIẾT BỊ CẢNG HÀNG KHÔNG
Đề tài: DỰ BÁO VÀ HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU TRANG THIẾT BỊ TẠI CẢNG
HÀNG KHÔNG SÂN BAY
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Họ và tên SV
ĐàoThị Thu Hà
Nguyễn Thị Thu Sa
Hoàng Thị Anh Thư
Nguyễn Thị Quỳnh Nga
Trần Thị Linh Chi
Phạm Thị Vân Dung
Thái Kim Phố
Phạm Nhã Uyên

MSSV
2153410296
2153410259
2153410255
2153410253
2153410294
2153410295

2153410292
2153410268

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 09/2023

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

Downloaded by Heo Út ()

Tự đánh giá
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%


lOMoARcPSD|9234052

CHƯƠNG 3: DỰ BÁO VÀ HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU TRANG THIẾT BỊ
TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG SÂN BAY..............................................................1
3.1. Những khái niệm............................................................................................1
3.1.1. Khái niệm dự báo nhu cầu trang thiết bị tại Cảng hàng không sân bay. 1
3.1.2. Khái niệm hoạch định nhu cầu trang thiết bị tại Cảng hàng không sân
bay.........................................................................................................1
3.1.3. Khái niệm về trang thiết bị Cảng hàng không sân bay............................1

3.2. Dự báo nhu cầu trang thiết bị tại Cảng hàng không sân bay......................2
3.2.1. Các bước trong dự báo...........................................................................2
3.2.2. Loại dự báo............................................................................................3
3.2.3. Phương pháp dự báo..............................................................................3
3.3. Hoạch định nhu cầu trang thiết bị tại Cảng hàng không sân bay ..............4
3.3.1. Xác định nhu cầu trang thiết bị .............................................................4
3.3.2. Quyết định về loại trang thiết bị ............................................................7
3.3.3. Quyết định về công nghệ........................................................................9
3.3.4. Quyết định về công suất.......................................................................14
KẾT LUẬN.............................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO

LỜI CẢM ƠN

Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

Đầu tiên, nhóm 3 xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Học viện Hàng không Việt Nam
đã đưa môn Quản trị thiết bị Cảng hàng khơng vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt,
em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – Ths. Hồ Phi Dũng đã giảng
dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong thời gian nghiên cứu đề
tài “Dự báo nhu cầu và hoạch định như cầu trang thiết bị”.
Bộ môn Quản trị thiết bị Cảng hàng không là mơn học thú vị, vơ cùng bổ ích và có
tính thực tế cao. Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của
sinh viên. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế
còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù nhóm chúng em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài
tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ cịn chưa chính xác, kính
mong thầy xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.

Xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất!
TP.HCM, ngày … tháng … năm 2023
Đại diện ký và ghi rõ họ tên

Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

CHƯƠNG 3: DỰ BÁO VÀ HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU TRANG THIẾT BỊ TẠI
CẢNG HÀNG KHÔNG SÂN BAY
3.1 Những khái niệm
3.1.1. Khái niệm dự báo nhu cầu trang thiết bị tại Cảng hàng không sân bay:
Dự báo trước hết là một thuộc tính khơng thể thiếu của tư duy của con người,
con người luôn nghĩ đến ngày mai, hướng về tương lai.
Về cơ bản, dự báo nhu cầu trang thiết bị là dự báo bàn về tương lai, nói về
tương lai của trang thiết bị. Đây là hoạt động rất quan trọng đối với doanh nghiệp, vì
có dự án chính xác, xác định ta mới đề ra các cơ quan quản lý vận hành khai thác, bảo
trì và bảo dưỡng hợp lý thiết bị trang.
Những điều đó quyết định là cơ sở để xây dựng các mục tiêu khai thác sử dụng
thiết bị trang một cách tối ưu, vận hành đồng bộ và để xác định thiết bị hư hỏng, thay
thế, tồn kho và hoạch định nhu cầu trang mới thiết bị, lên kế hoạch mua sắm, lập lịch
và bố trí mặt bằng vận hành khai thác…
3.1.2. Khái niệm hoạch định nhu cầu trang thiết bị tại Cảng hàng không sân bay:
Hoạch định nhu cầu trang thiết bị nghĩa là tiên liệu, tiên đoán hay dự đoán
những thay đổi hay biến thiên, cũng như phòng ngừa những rủi ro của trang thiết bị
trong tương lai.
Hoạch định trang thiết bị cảng hàng không, sân bay giúp doanh nghiệp định
hướng xác định mục tiêu khai thác, phương pháp khai thác, cách thức khai thác nhằm
tối ưu hóa sử dụng trang thiết bị cảng hàng không sân bay.

Các bước hoạch định nhu cầu trang thiếu bị tại Cảng hàng không sân bay:
- Xác định nhu cầu trang thiết
- Quyết định về loại trang thiết bị
- Quyết định về công nghệ
- Quyết định về công suất
3.1.3. Khái niệm về trang thiết bị Cảng hàng không sân bay:
Trang thiết bị tại cảng hàng không, sân bay là thiết bị dịch vụ và bảo trì được
sử dụng tại cảng hàng không để hỗ trợ các hoạt động hàng không và các hoạt động
liên quan.

Page 1
Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

Thông tư 17/2016/TT-BGTVT về quy định chi tiết về quản lý khai thác Cảng
hàng không, sân bay ngày 30 tháng 6 năm 2016, tại điều 49 cho rằng:
1. Thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại cảng hàng không, sân bay phải đáp
ứng yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật, môi trường được áp dụng, bao gồm cả tiêu chuẩn
của ICAO.
2. Thiết bị thuộc lĩnh vực bảo đảm hoạt động bay; thiết bị lắp đặt, hoạt động tại khu
bay phải được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép khai thác.
3. Người quản lý, khai thác thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại cảng hàng
không, sân bay ban hành và thực hiện các quy trình khai thác, bảo trì phù hợp với tài
liệu khai thác, bảo trì của nhà sản xuất; có phương án, thiết bị dự phịng thay thế để
đảm bảo không gián đoạn việc cung cấp dịch vụ hàng không; tổ chức huấn luyện, cập
nhật cho nhân viên điều khiển, vận hành về tài liệu kỹ thuật, quy trình khai thác, bảo
trì, quy định về bảo đảm an toàn khai thác tại khu bay.
4. Việc đầu tư, khai thác các thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại cảng hàng

không, sân bay phải phù hợp với quy hoạch cảng hàng không, sân bay, điều kiện của
kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay, phạm vi cung cấp dịch vụ của người khai
thác thiết bị, phương tiện, mục đích sử dụng.
5. Niên hạn sử dụng của các phương tiện hoạt động tại cảng hàng không, sân bay tuân
thủ theo tiêu chuẩn áp dụng.
3.2. Dự báo nhu cầu trang thiết bị tại Cảng hàng không sân bay
3.2.1. Các bước trong dự báo
1. Xác định mục đích của dự báo
2. Chọn các loại thiết bị cần dự báo
3. Xác định tầm xa dự báo
4. Chọn mơ hình dự báo
5. Thu thập dữ liệu
6. Thực hiện dự báo
7. Phê chuẩn và thực hiện kết quả. Dự báo nhu cầu trang thiết bị tại Cảng hàng
không sân bay

Page 2
Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

3.2.2. Loại dự báo
- Thời hạn ngắn: thường là ít hơn 3 tháng hoặc đến 1 năm
- Dự báo trung hạn: 3 tháng đến 3 năm
- Thời hạn dài dự báo: trên 3 năm
Các dự báo trung / dài hạn giải quyết nhiều vấn đề bao quát hơn và hỗ trợ các
quyết định quản lý về hoạch định định và sản phẩm, máy tính, thiết bị và quy trình.
Dự báo ngắn hạn thường sử dụng nhiều phương pháp luận khác nhau hơn là dự
báo dài hạn.

Các dự báo ngắn hạn có hướng chính xác hơn các dự báo dài hạn.
3.2.3. Phương pháp dự báo
- Dự báo được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, mỗi lĩnh vực đều có một yêu
cầu về riêng nên các phương pháp dự báo cũng được sử dụng khác nhau.
- Về mặt định tính, các dự án phương pháp thường được sử dụng là: lấy ý kiến ban
lãnh đạo doanh nghiệp, lấy ý kiến khách hàng, lấy ý kiến chuyên gia,…
+ Tuy nhiên, phương pháp định tính:
 Được sử dụng khi tình huống khơng rõ ràng và có ít dữ liệu.
 Sảm phẩm mới
 Công nghệ mới
 Cần đến trực giác, kinh nghiệm
- Về mặt định lượng, dự báo được tiến hành qua các bước: xác định mục tiêu và lựa
chọn sản phẩm và dịch vụ cần dự báo, cuối cùng là áp dụng kết quả dự báo.
+ Tuy nhiên, phương pháp định lượng:
 Được sử dụng khi tình huống ổn định và có dữ liệu q khứ
 Sảm phẩm hiện có
 Cơng nghệ hiện hành
 Cần đến các kỹ thuật toán học
+ Các phương pháp định lượng là :
 Phương pháp trung bình đơn giản ( thuộc phương pháp dự báo theo
dãy số thời gian)
 Phương pháp trung bình di động có trọng số (thuộc phương pháp
dự báo theo dãy số thời gian)

Page 3
Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052


3.3. Hoạch định nhu cầu trang thiết bị tại Cảng hàng không sân bay
3.3.1. Xác định nhu cầu trang thiết bị
Trong mỗi tổ chức, tại bộ phận cung ứng việc xác định nhu cầu trang thiết bị
gồm những bước sau:
B1: Xác định trang thiết bị của từng bộ phận:
Xác định nhu cầu trang thiết bị của các bộ phận thuộc công ty. Thường xuất
phát từ bộ phận khai thác, vận hành hoặc các bộ phận quản lý trang thiết bị tồn kho.
Phòng cung ứng xác định nhu cầu trang thiết bị dựa trên:
* Phiếu yêu cầu trang thiết bị (Purchase Requisition):
Phiếu yêu cầu trang thiết bị là một trong những chứng từ nội bộ (khác với đơn
hàng - Purchase Order, là chứng từ đối ngoại). Mỗi tổ chức thường có một phiếu mẫu
yêu cầu riêng. Nhưng nhìn chung, phiếu yêu cầu thường có những nội dung sau:
+Bộ phận yêu cầu trang thiết bị
+ Chủng loại, qui cách trang thiết bị yêu cầu
+ Số lượng trang thiết bị yêu cầu
+ Thời gian cung cấp
+ Giá dự tính (nếu có)
+ Tài khoản hạch tốn (nếu có)
+ Ngày lập phiếu
+ Chữ ký của người có thẩm quyền
Hầu hết các cơng ty đều sử dụng những mẫu phiếu in sẵn và đánh số cho các
nhu cầu từ những phòng, ban. Người yêu cầu trang thiết bị cần lập ít nhất 2 bản: 1 bản
gửi đến phòng cung ứng, bản còn lại được lưu trữ trong hồ sơ của bộ phận có nhu cầu.
Ngày nay, người ta đã sử dụng hệ thống máy vi tính để quản lý trang thiết bị và
xác định nhu cầu trang thiết bị. Trong mạng nội bộ có đầy đủ các thông tin về các loại
trang thiết bị thông dụng, lượng tồn kho, giá cả,… để các bộ phận có nhu cầu dễ dàng
tham khảo. Khi có nhu cầu, các bộ phận sẽ lập phiếu yêu cầu (điện tử), qua mạng nội
bộ truyền trực tiếp cho phòng cung ứng và chu trình mua hàng sẽ đi vào hoạt động.
Trong số những công ty quản lý trang thiết bị bằng máy tính, thì hầu hết đều sử
dụng những chương trình kiểm sốt trang thiết bị tồn kho tự động, chương trình giúp


Page 4
Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

xác định được mức dự trữ tới hạn của các loại trang thiết bị - mà tại đó cơng ty cần
phải mua bổ sung. Khi phát hiện đến mức dự trữ tới hạn, máy tính sẽ tự động in ra
một phiếu yêu cầu bổ sung trang thiết bị dự trữ gửi thẳng đến phòng cung ứng. Loại
phiếu này thay thế cho “phiếu đặt hàng lưu động” được sử dụng trong hệ thống theo
dõi tồn kho xử lý bằng tay.
* Bảng dự toán trang thiết bị (Equipment Requirement Planning):
Bảng dự toán trang thiết bị thường dùng để xác định nhu cầu trang thiết bị cho
việc cung cấp dịch vụ mới. Khi bộ phận thiết kế hoàn tất việc thiết kế cung cấp dịch
vụ mới, họ sẽ lập một danh sách các chủng loại và số lượng trang thiết bị cần dùng để
cung cấp dịch vụ mới. Bảng kê này gọi là bảng dự toán nhu cầu trang thiết bị (ERP)
hoặc đơn giản là danh mục trang thiết bị kỹ thuật yêu cầu.
Trong những công ty quản lý trang thiết bị bằng máy vi tính và sử dụng hệ
thống kiểm sốt trang thiết bị tồn kho tự động thì chỉ cần nạp nhu cầu từng loại trang
thiết bị cụ thể vào máy, máy sẽ tính tốn và tái sắp xếp thành một danh mục nhu cầu
trang thiết bị cấu trúc nhiều tầng (nhóm, phân nhóm, chủng loại trang thiết bị cụ thể,
…) Danh mục này có thể dùng để xác định số lượng cần thiết của từng loại trang thiết
bị cần mua phù hợp với tiến độ cung cấp dịch vụ đã định. Chương trình máy tính tiếp
nhận cùng lúc những danh mục trên và tiến độ cung cấp dịch vụ để tính tốn ra lịch
trình cung ứng trang thiết bị thích hợp trong từng giai đoạn. Bảng danh mục này được
gửi đi để mua trang thiết bị cần dùng. Bảng dự toán giúp ta loại trừ việc phải chuẩn bị
quá nhiều phiếu u cầu trang thiết bị. Vì vậy nó thích hợp cho hoạt động cung cấp đa
dịch vụ khai thác trang thiết bị.
* Trong trường hợp nhu cầu đó chỉ phát sinh một lần, chỉ có thể sử dụng “Bảng

kê thiết bị kỹ thuật”.
Trong nhiều công ty cung ứng dịch vụ theo đơn đặt hàng/ dự án tại Cảng hàng
không sân bay, hay vì nhiều lý do khác nhau liên quan đến những dự án không thường
xuyên, người ta sử dụng phương pháp tương tự như trên, nhưng đơn giản. Trước khi
thực hiện đơn hàng/ dự án, người ta lập bảng kê trang thiết bị kỹ thuật yêu cầu cùng
với lịch cung ứng dịch vụ gửi đến phòng cung ứng. Trên cơ sở bảng kê trang thiết bị
kỹ thuật nhân viên phòng cung ứng dễ dàng xác định được tổng trang thiết bị cần mua

Page 5
Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

trong từng giai đoạn cung ứng dịch vụ. Nhờ đó, việc được đơn giản hóa và các phiếu
yêu cầu trang thiết bị là không cần thiết nữa.
B2: Tổng hợp nhu cầu của cả tổ chức:
Khi nhận được các tài liệu trên, nhân viên phòng cung ứng phải kiểm tra kỹ
lưỡng độ hồn chỉnh và tính chính xác của chúng. Trên cơ sở đó tổng hợp nhu cầu
từng loại trang thiết bị. Điều này đặc biệt quan trọng vì các loại thiết bị phải được mô
tả một cách rõ ràng, đầy đủ và chính xác.
B3: Xác định nhu cầu trang thiết bị cần mua sắm:
Dựa vào các thông tin thu thập, tổng hợp được, từ đó xác định nhu cầu trang
thiết bị cần mua sắm, lập kế hoạch đầu tư các thiết bị cần thiết cho Cảng hàng không
sân bay.
Xác định nhu cầu trang thiết bị cần mua, ta áp dụng cơng thức sau:
A= B–C –D
Trong đó:
A: Nhu cầu trang thiết bị cần mua
B: Tổng nhu cầu trang thiết bị của tất cả bộ phận trong công ty

C: Trang thiết bị cịn trong kho
D: Số lượng trang thiết bị cơng ty có thể tự sản xuất
Vì vậy, để xác định lượng cơng ty cần mua thì sau khi tổng hợp được nhu cầu
công ty của tất cả các bộ phận trong công ty, tiếp theo bộ phận cung ứng phải tiến
hành kiểm tra số lượng trang thiết bị còn trong kho (đối chiếu với số lượng tồn kho
thực tế). Nếu loại trang thiết bị nào trong kho còn đủ để đáp ứng nhu cầu thì sẽ khơng
cần mua thêm.
Tiếp đó, một vấn đề quan trọng cần phải giải quyết là: tự làm hay đi mua. Để
giải quyết việc này bộ phận cung ứng cần cân nhắc các yếu tố:
+ Năng lực nhàn rỗi của doanh nghiệp
+ Khả năng làm việc tại nhà
+ Yếu tố liên quan đến hiệu quả kinh tế
+ Độ tin cậy của các nhà cung cấp
+ Các mối quan hệ thương mại
+ Điều kiện làm việc ổn định
Page 6
Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

+ Sử dụng các nguồn lực khác
Sau khi giải quyết được vấn đề: tự làm hay đi mua, tiếp đó bộ phận cung ứng
sẽ xác định được đáp số cuối cùng của công thức: Nhu cầu trang thiết bị cần mua bằng
tổng nhu cầu trang thiết bị cần cung cấp trừ đi số lượng trang thiết bị còn trong kho và
số lượng trang thiết bị đơn vị sản xuất, chế tạo.
3.3.2. Quyết định về loại trang thiết bị
Người quản lý khai thác trang thiết bị, phương tiện hàng không ban hành và
thực hiện các quy trình khai thác, kiểm tra, sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị
hàng khơng phù hợp với tài liệu khai thác, bảo dưỡng của nhà sản xuất, có phương án,

trang thiết bị dự phịng và thay thế đảm bảo không gián đoạn việc cung cấp dịch vụ
hàng không.
Việc khai thác các trang thiết bị, phương tiện hàng không, sân bay phải phù hợp
với quy hoạch cảng hàng không, sân bay, phạm vi cung cấp dịch vụ của người khai
thác trang thiết bị, mục đích sử dụng trang thiết bị. Cần phải đảm bảo các trang thiết bị
phù hợp với quy định và tiêu chuẩn của các cơ quan quản lý hàng không, đảm bảo an
toàn và hiệu quả cho hoạt động của cảng hàng không sân bay.
Theo thông tư - về việc ban hành Quy chế khai thác cảng hàng không sân bay,
tại điều 24: Phê chuẩn đủ điều kiện kĩ thuật đối với trang thiết bị, phương tiện hàng
không tại cảng hàng không, sân bay.
1. Trang thiết bị, phương tiện hàng không sau đây được thiết kế, chế tạo, thử
nghiệm, sản xuất tại Việt Nam, hoặc được nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam phải được
Cục Hàng không Việt Nam xem xét phê chuẩn đủ điều kiện kỹ thuật:
a) Các trang thiết bị kỹ thuật lĩnh vực bảo đảm hoạt động bay;
b) Các trang thiết bị kỹ thuật lĩnh vực bảo đảm an ninh hàng không;
c) Các trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện hành không lắp đặt, hoạt động tại khu bay.
2. Trang thiết bị, phương tiện hàng không được thiết kế, chế tạo, thử nghiệm,
sản xuất tại Việt Nam được phê chuẩn khi:
a) Phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật, bảo vệ môi trường được áp dụng, bao gồm tiêu
chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn do Cục Hàng không Việt Nam ban hành hoặc thừa nhận
phù hợp với tiêu chuẩn của ICAO;

Page 7
Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

b) Thực hiện tốt các công việc thử nghiệm, đánh giá theo yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật
áp dụng;

3. Người đề nghị phê chuẩn đủ điều kiện kỹ thuật đối với trang thiết bị, phương
tiện hàng không được thiết kế, chế tạo, thử nghiệm, sản xuất tại Việt Nam gửi hồ sơ đề
nghị đến Cục Hàng không Việt Nam, bao gồm các tài liệu sau:
a) Đơn đề nghị phê chuẩn đủ điều kiện kỹ thuật đối với trang thiết bị, phương tiện
hàng khơng, trong đó mơ tả sản phẩm và các chỉ tiêu, thơng số, giới hạn, tính năng kỹ
thuật chính;
b) Tiêu chuẩn kỹ thuật, mơi trường được áp dụng;
c) Các tài liệu liên quan: thiết kế kỹ thuật và chi tiết; vật liệu; phương pháp và quy
trình sản xuất; hướng dẫn lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng; lắp ráp của sản phẩm; chỉ
tiêu, thơng số, giới hạn, tính năng kỹ thuật chính;
d) Biên bản nghiệm thu nội bộ của cơ sở sản xuất;
đ) Biên bản kiểm tra, thử nghiệm, đánh giá sản phẩm theo tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng
do cơ sở có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thực hiện;
e) Báo cáo kết quả khai thác thử theo các chỉ tiêu, thông số, giới hạn, tính năng kỹ
thuật của sản phẩm.
4. Trong thời hạn một tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ đề nghị phê
chuẩn đủ điều kiện kỹ thuật đối với trang thiết bị, phương tiện hàng không được thiết
kế, chế tạo, thử nghiệm, sản xuất tại Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam thực hiện
các công việc kiểm tra, thử nghiệm cần thiết để phê chuẩn đưa vào khai thác hoặc khai
thác thử, bao gồm:
a) Thẩm định nội dung các tài liệu theo yêu cầu;
b) Xác định yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật, môi trường được áp dụng;
c) Kiểm tra thực tế sản phẩm; Kiểm tra kết quả nghiệm thu nội bộ của cơ sở sản xuất;
d) Thẩm định các chỉ tiêu, thơng số, giới hạn, tính năng kỹ thuật cần thiết chứng minh
việc đáp ứng hoặc phù hợp của sản phẩm với các yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật áp
dụng, bao gồm cả thông tin về vật liệu và quy trình, phương pháp chế tạo, lắp ráp của
sản phẩm;
đ) Kiểm tra kết quả kiểm tra, thử nghiệm, đánh giá sản phẩm theo tiêu chuẩn kỹ thuật,
môi trường được áp dụng; trong trường hợp cần thiết, thực hiện hoặc yêu cầu người đề


Page 8
Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

nghị phê chuẩn thuê tổ chức độc lập đủ khả năng thực hiện các kiểm tra, thử nghiệm
cần thiết để kiểm chứng việc tuân thủ các yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng;
e) Kiểm tra kết quả khai thác thử.
5. Đối với trang thiết bị, phương tiện hàng không được nhập khẩu lần đầu vào
Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam kiểm tra tính hợp lệ, thừa nhận tài liệu chứng
minh sự đáp ứng của sản phẩm theo yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật, môi trường được áp
dụng.
6. Cục Hàng không Việt Nam ban hành danh mục và hướng dẫn chi tiết việc
thực hiện phê chuẩn đủ điều kiện kỹ thuật đối với trang thiết bị, phương tiện hàng
không tại cảng hàng không, sân bay. Điều kiện cấp giấy phép khai thác trang thiết bị:
a) Đáp ứng điều kiện kỹ thuật của loại trang thiết bị được Cục Hàng không Việt Nam
phê chuẩn theo quy định tại Điều 24;
b) Có đủ tài liệu sản xuất, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng hợp lệ;
c) Hoàn thành các thủ tục lắp đặt, kiểm tra, kiểm định theo quy định;
d) Phù hợp với mục đích sử dụng, phạm vi hoạt động, kinh doanh của người khai thác
trang thiết bị.
3.3.3 Quyết định về công nghệ
Quyết định về công nghệ trong hoạch định nhu cầu trang thiết bị tại cảng hàng không
sân bay là một phần quan trọng trong quá trình đảm bảo hoạt động sân bay diễn ra
hiệu quả, an toàn và hiện đại hóa. Tăng cường ứng dụng cơng nghệ thơng tin, khoa
học công nghệ hiện đại trong trong quản lý, điều hành khai thác và cung cấp các dịch
vụ. Khuyến khích các hoạt động nghiên cứu triển khai, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật trong và ngồi ngành vào cơng việc hàng ngày.
Sự thích hợp của cơng nghệ khơng phải là bản chất của bất kì cơng nghệ nào, mà nó

nhận được Từ hồn cảnh và mục tiêu để đánh giá nó ví dụ như dân số, tài ngun,
kinh tế, cơng nghệ, mơi trường sống, văn hóa xã hội,chính trị pháp luật và quan hệ
quốc tế.
Để đưa ra quyết định về công nghệ trong hoạch định nhu cầu trang thiết bị sân bay cần
phải:
-

Xác định các nhu cầu cụ thể:
Bao gồm các yếu tố :
Page 9
Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

 Cải thiện an ninh hàng khơng
 Tối ưu hóa quy trình kiểm tra và lên máy bay
 Cải thiện trải nghiệm hành khách
 Nâng cao khả năng quản lí dữ liệu thông tin
 Tăng cường bền vững và hiệu quả năng lượng
 Đảm bảo các nhu cầu phù hợp với mục tiêu phát triển bay và xu hướng
trong ngành hàng không
-

Thu thập thông tin về công nghệ:
 Nghiên cứu các cơng nghệ hiện có và tiềm năng có thể áp dụng tại sân
bay.
 Liên hệ với các nhà cung cấp cơng nghệ và chun gia để tìm hiểu về
các giải pháp mới và tiên tiến.


-

 Một số tiêu thức tham khảo lựa chọn cơng nghệ thích hợp: Đối với các
nước đang phát triển viện nghiên cứu BRACE, Canada, đua ra một số
tiêu thức tham khảo
 Cơng nghệ thích hợp có mục tiêu cơ bản là đáp ứng nhu cầu cơ
bản chủa nhân dân đặc biệt là nông thôn
 Công nghệ thích hợp có khả năng thu hút số lượng lớn lao động
 Cơng nghệ thích hợp bảo tồn và phát triển công nghệ truyền
thống và tạo ra các ngành nghề mới
 Cơng nghệ thích hợp tạo ra hả năng hoạt động cho các cơ sở sản
xuất nhỏ vừa lớn kết hợp
 Cơng nghệ thích hợp tiết kiệm tài ngun, thu hút sử dụng dịch
vụ và nguyên vật liệu trong nước
 Cơng nghệ thích hợp tạo cơ hội tăng trưởng kinh tế xã hội và
đông đảo quần chúng nhân dân
 Cơng nghệ thích hợp tạo được hệ thống chính trị chấp nhận
Đánh giá lựa chọn công nghệ:
 So sánh các giải pháp công nghệ khác nhau dựa trên các yếu tố quan
trọng như tính hiệu quả, tính bền vững, tính khả thi về tài chính, tính
tương thích với hệ thống hiện có, và khả năng tích hợp
 Xem xét tầm quan trọng của từng công nghệ đối với mục tiêu và nhu
cầu của sân bay.
 Một số phương pháp lựa chọn công nghệ
+ Lựa chọn công nghệ theo hàm lượng công nghệ

=T.H.I.O
Page 10
Downloaded by Heo Út ()



lOMoARcPSD|9234052

Trong đó:
T: Phần kĩ thuật
H: Phần con người
I: Phần thơng tin
O: Phần tổ chức
: Mức độ đóng góp tương ứng trong mỗi công nghệ
Nếu các thành phần cuả công nghệ khơng thay đơỉ thì  là hệ số đóng
góp của công nghệ. Nếu một trong các thành phần công nghệ thay đổi
thì  là hàm hệ số đóng góp của công nghệ
Tuy nhiên  thực tế chưa phản ánh được mức đóng góp của cơng nghệ
đối với doanh nghiệp mà cịn phải xem xét giá trị đóng góp cơng nghệ
vào giá trị tăng lên:

G = λ .  . VA
Trong đó:
λ: Hệ số mơi trường cơng nghệ
: Giá trị gia tăng
 Nếu 2 cơng nghệ có cùng giá trị thì công nghệ nào tạo ra VA lớn hơn
sẽ sinh lời nhiều hơn và có năng lực cơng nghệ cao hơn.
+ lựa chọn công nghệ theo công suất tối ưu
Công suất của công nghệ là lượng đầu ra tối đa trong một đơn vị thời
gian, ngoài các yêu tố đầu vào nó phụ thuộc chủ yếu vào các thành phần
cơng nghệ. Cân đối giữa chi phí sản xuất và doanh thu từ sản phẩm
cơng suất của cơng nghệ có thể nằm trong khoảng Qmin và Qmax.
Trong đó Q* là cơng suất tối ưu.

LN = DT - = DLN = P.Q – ( + )

Trong đó:
LN: Lợi nhuận
: Chi phí biến đổi
P: Giá thành
: Chi phí cố định
DT: Doanh thu
Q: Lượng sản phẩm
+Lựa chọn công nghệ theo chỉ tiêu tổng hợp
Để lựa chọn công nghệ phải xem xét nhiều chỉ tiêu thỏa mãn các điều
kiện về kinh tế, tài chính ,mơi trường, tài nguyên,.. đánh giá mối tương
quan các yếu tố các giá trị đặc trưng cong nghệ như: NPV, IRR,giá trị
chỉ số sinh lời,...

K=
Trong đó:
M: Số chỉ tiêu được đánh giá
: Giá trị đã chuẩn hóa của chỉ tiêu thứ i

Page 11
Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

-

: Giá trị chuẩn hóa của các chỉ tiêu tương ứng i
: Trọng số của chỉ tiêu thứ i
+ lựa chọn theo nguồn lực đầu vào
Loại bỏ các công nghệ kém hiệu quả trong số các ưng cử viên lựa chọn

Lập kế hoạch triển khai:
 Phát triển một kế hoạch chi tiết cho việc triển khai công nghệ, bao gồm
thời gian, nguồn lực, và ngân sách cần thiết.
 Xác định các bước cụ thể để tích hợp cơng nghệ mới vào hệ thống sân
bay.

-

Đánh giá tác động và rủi ro:
 Đánh giá tác động của việc triển khai công nghệ lên hoạt động sân bay
và hành khách.
 Xác định các rủi ro có thể xuất hiện và phát triển kế hoạch để quản lý
chúng.

-

Xem xét và phê duyệt: Đưa kế hoạch triển khai công nghệ và quyết định cuối
cùng trước các cơ quan quản lý và các bên liên quan để xem xét và phê duyệt.

-

Triển khai và theo dõi: Thực hiện kế hoạch triển khai công nghệ theo lịch trình
và theo dõi hiệu suất của nó trong thời gian thực.

-

Đánh giá và cải tiến: Liên tục đánh giá và cải tiến việc sử dụng cơng nghệ để
đảm bảo nó đáp ứng nhu cầu của sân bay và các yêu cầu an tồn hàng khơng.
Ví dụ:


 Hệ thống kiểm tra an ninh tiên tiến: Sân bay sử dụng công nghệ tiên tiến
như máy quét cơ thể, máy quét hành lý tự động, và hệ thống nhận diện
khuôn mặt để tăng cường an ninh hàng không=>Công nghệ này giúp

Page 12
Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

làm giảm thời gian kiểm tra an ninh, tăng hiệu quả và đảm bảo an toàn
của hành khách và phi hành đồn.
 Hệ thống thơng tin hành khách và dịch vụ PIS: PIS sử dụng các ứng
dụng và màn hình hiển thị thông tin trên khắp sân bay để cung cấp thơng
tin cho hành khách về lịch trình chuyến bay, cổng lên máy bay, thông tin
thời tiết, và các dịch vụ sân bay khác
 Quyết định về công nghệ trong hoạch định nhu cầu trang thiết bị sân bay
phải được thực hiện một cách chi tiết, cân nhắc và có sự hợp tác của nhiều
bên liên quan để đảm bảo rằng sân bay sử dụng các công nghệ hiện đại
nhất và phù hợp nhất để cải thiện hoạt động và dịch vụ, phải tối đa hóa
hiệu quả và tối thiểu hóa hậu quả
3.3.4 Quyết định về cơng suất
Quyết định về công suất trong hoạch định nhu cầu trang thiết bị tại cảng hàng khơng
sân bay đóng vai trị quan trọng trong việc đảm bảo rằng sân bay có đủ năng lực để xử
lý lưu lượng hành khách và hàng hóa, đáp ứng nhu cầu vận chuyển, và duy trì hoạt
động an toàn và hiệu quả. ta cần nghiên cứu khái niệm về kỹ thuật của việc hoạch
định công suất doanh nghiệp. Trước tiên ta cần phải xem xét với một cơng suất có sẵn
nào đó làm sao có thể thoản mãn được nhu cầu . Sau đó ta đi nghiện cứu đến các kĩ
thuật nhằm định giá được các thiết bị mới. Các kĩ thuật này gồm có dự báo, Phân tích
ra quyết định

và phân tích tài chính.
-

Xác định lưu lượng dự kiến: Xác định lưu lượng hành khách và hàng hóa dự
kiến tại sân bay trong tương lai. Điều này bao gồm dự đoán tăng trưởng dự
kiến trong số chuyến bay và số lượng hành khách.

-

Xem xét các yêu cầu an toàn và pháp lý: Xác định các yêu cầu về an tồn và
pháp lý liên quan đến cơng suất sân bay, bao gồm các quy định về khoảng cách
an toàn giữa các máy bay và thời gian quy định giữa các chuyến bay.

-

Đánh giá hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng hiện có: Đánh giá hiệu suất và tải
trọng của các sân bay và cơ sở hạ tầng hiện có để xem xét xem liệu chúng đáp
ứng được lưu lượng hiện tại và tương lai hay không.
Page 13
Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

-

Xác định nhu cầu cải tiến:
+ Quản trị viên có thể có khả năng thay đổi nhu cầu. Trong trường hợp
như cầu vượt q cơng suất, xí nghiệp có thể cắt giảm nhu cầu bằng
cách nâng cao giá dịch vụ, tăng thời gian đặt hàng. Trong trường hợp

công suất vượt q u cầu, xí nghiệp có thể kích hoạt theo yêu cầu
bằng cách giảm giá dịch vụ hoặc tăng cường tiếp thị hoặc thay đổi sản
phẩm cho thích hợp với thị trường
+ Những thiết bị thừa hay vươt quá công suất làm tăng chi phí cố định
và giảm lơi nhuận cần phải có chiến thuật thay đổi để phù hợp với nhu
câu
+ Dựa trên dự đoán lưu lượng và đánh giá hiệu suất, xác định các nhu
cầu cải tiến cơ sở hạ tầng, bao gồm việc mở rộng đường băng, cải thiện
hệ thống thông tin hành khách, tạo thêm vùng lưu trú hành khách, và
nâng cấp hệ thống kiểm soát không lưu

-

Xác định kế hoạch đầu tư:
Phát triển kế hoạch đầu tư để đảm bảo rằng sân bay có đủ nguồn tài chính để
thực hiện các cải tiến cần thiết để tăng công suất.

-

Xác định thời gian triển khai các cải tiến và mở rộng cơ sở hạ tầng để đảm bảo
rằng họ sẽ sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vào thời điểm cần thiết.

-

Theo dõi và đánh giá
+ Độ sử dụng hoặc công suất hiệu quả là công suất là cơng suất tối đa mà xí
nghệp có thể mong đợi với chất lượng chuẩn cho trước:
Độ sử dụng công suất hiệu quả = công suất mong đợi / công suất thiết kế
+ Tùy thuộc vào cách thức ta dùng thiết bị như thế nào nhưng thường không
thể đạt 100% hiệu năng. Hiệu năng là mức đo hiệu suất thực tế của cống suất

hiệu quả
Hiệu năng= sản lượng thực tế/ cơng suất hiệu quả
+ Cơng suất ước tính là số đo cơng suất có thể sử dụng được của một thết bị
đặc biệt. Nếu không biết hiệu năng và độ sử dụng thì khơng thể tính đươc cơng
suất ước tính . Cơng suất ước tính ln ln ít hơn hoặc bằng cơng suất thiết
kế. Ta có phương trình:
Cơng suất ước tính = ( cơng suất thiết kế)* ( độ sử dụng) * ( hiệu năng)

 Xác định đúng kích cỡ thiết bị là yếu tố đi đến sự thành công cho danh
nghiêp ấy và quyết định về công suất trong hoạch định nhu cầu trang
Page 14
Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

thiết bị của sân bay địi hỏi một q trình đánh giá tổng thể và cân
nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo rằng sân bay có đủ khả năng đáp ứng nhu
cầu ngày càng tăng của ngành hàng không.

Page 15
Downloaded by Heo Út ()



×