Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA THỦY TRIỀU LÊN SỨC KHỎE NGƯỜI DÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (791.45 KB, 65 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM VIỆN Y TẾ CÔNG CỘNG
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO NGHIỆM THU

ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
LÊN CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE MỘT SỐ QUẬN HUYỆN

TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
CHUYÊN ĐỀ 1.13: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA THỦY TRIỀU LÊN

SỨC KHỎE NGƯỜI DÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGƯỜI THỰC HIỆN:
1. Ths. Hồ Nguyễn Thanh Thảo
2. Cn. Nguyễn Xuân Thủy

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - THÁNG 4/2016

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG .............................................................................................1
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................2
ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN ...................................................................6

1.1. Đặc điểm của thủy triều biển Đông ..............................................................6
1.2. Đặc điểm của thủy triều Việt Nam ................................................................7

1.2.1. Thủy triều vùng biển ...............................................................................7
1.2.2. Chế độ thủy triều sông ............................................................................8


1.3. Đặc điểm chính của thủy triều khu vực Nam bộ ...........................................9
1.4. Xu thế biến đổi mực nước tại một số trạm vùng nghiên cứu ......................10
1.5. Hiện tượng ngập lụt tại TPHCM dưới tác động
của sự biến đổi thủy triều....................................................................................14
1.6. Tác hại của tình trạng ngập lụt tại TP.HCM dưới tác động
của sự biến đổi thủy triều ...................................................................................16
1.7. Chương trình và biện pháp chống ngập lụt tại TP.HCM..............................18
1.8. Nghiên cứu về tác động của biến đổi thủy triều đến sức khỏe.....................19
1.9. Tổng quan về địa điểm nghiên cứu..............................................................20
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................24
2.1. Thiết kế nghiên cứu.....................................................................................24
2.2. Địa điểm nghiên cứu....................................................................................24
2.3. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................24
2.4. Phân tích dữ liệu..........................................................................................26
2.5. Định nghĩa biến số.......................................................................................27
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ....................................................................................28
3.1. Diễn biến mực nước tại trạm Phú An từ năm 2000 đến năm 2004..............28
3.2. Diễn biến mực nước tại trạm Nhà Bè từ năm 2000 đến năm 2004..............32
3.3. Diễn biến một số bệnh truyền nhiễm tại 06 quận huyện..............................36

3.4. Mối tương quan giữa số ca mắc bệnh truyền nhiễm và mực nước
trung bình từ năm 2000 đến năm 2014. .............................................................49
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ..................................................................................54
4.1. Diễn biến mực nước trên sông tại các trạm quan trắc..................................54
4.2. Diễn biến một số bệnh truyền nhiễm tại 06 quận huyện..............................55
4.3. Mối tương quan giữa số ca mắc bệnh truyền nhiễm và
mực nước trung bình từ năm 2000 đến năm 2014..............................................57
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ..................................................................................59
KHUYẾN NGHỊ .................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................62


DANH MỤC BẢNG

Số Tên bảng Trang
26
2.1 Danh sách bệnh truyền nhiễm phải báo cáo theo tháng 28
30
Mô tả mực nước trung bình qua các tháng tại trạm Phú An từ năm 32
3.1 34
36
2000 đến năm 2014 37
38
Mô tả mực nước trung bình tại trạm Phú An qua các năm từ năm 39
3.2 40
46
2000 đến năm 2014 47

Mơ tả mực nước trung bình qua các tháng tại trạm Nhà Bè từ năm
3.3

2000 đến năm 2014

Mơ tả mực nước trung bình tại trạm Nhà Bè qua các năm từ năm
3.4

2000 đến năm 2014

Sự phân bố số ca mắc bệnh lị amip theo tháng và theo năm từ năm
3.5


2000 đến năm 2014

Sự phân bố số ca mắc bệnh lị trực trùng theo tháng và theo năm từ
3.6

năm 2000 đến năm 2014

Sự phân bố số ca mắc bệnh thương hàn theo tháng và theo năm từ
3.7

năm 2000 đến năm 2014

Sự phân bố số ca mắc bệnh tiêu chảy theo tháng và theo năm từ năm
3.8

2000 đến năm 2014

Sự phân bố số ca mắc bệnh sốt xuất huyết theo tháng và theo năm từ
3.9

năm 2000 đến năm 2014

Sự phân bố số ca mắc bệnh truyền nhiễm theo tháng từ năm 2000
3.10

đến năm 2014 giữa quận nội thành và quận/huyện ngoại thành

Sự phân bố số ca mắc bệnh truyền nhiễm theo năm từ năm 2000 đến
3.11


năm 2014 giữa quận nội thành và quận/huyện ngoại thành

1

DANH MỤC HÌNH

Số Tên hình Trang
12
1.1 Biến trình mực nước trung bình 5 năm tại Hịn Dấu và Vũng Tàu 12
13
1.2 Biến trình mực nước trung bình 10 năm tại Hòn Dấu và Vũng Tàu 13
15
1.3 Đồ thị dao động mực nước ngày trạm Vũng Tàu theo độ 0 hải đồ 25

Xu thế biến đổi dao động mực nước tại một số trạm từ 1994-2007 29
1.4 31
33
theo hệ cao độ nhà nước 35
41
1.5 Mực nước lớn nhất năm trạm Phú An
41
Sơ đồ hướng dẫn chế độ khai báo, thông tin, báo cáo cáo bệnh
2.1 42

truyền nhiễm 43

Mực nước trung bình và tối đa hàng tháng tại trạm Phú An từ năm 43
3.1
44
2000 đến năm 2014.

44
3.2 Mực nước trung bình qua 15 năm (2000-2014) tại trạm Phú An

Mực nước trung bình và tối đa hàng tháng tại trạm Nhà Bètừ năm
3.3

2000 đến năm 2014.

3.4 Mực nước trung bình qua 15 năm (2000-2014) tại trạm Nhà Bè

Diễn biến số ca mắc bệnh lị amip, lị trực trùng và thương hàn qua
3.5

các tháng từ năm 2000 đến năm 2014

Diễn biến số ca mắc bệnh tiêu chảy qua các tháng từ năm 2000 đến
3.6

năm 2014

Diễn biến số ca mắc bệnh sốt xuất huyết qua các tháng từ năm 2000
3.7

đến năm 2014

Diễn biến số ca mắc bệnh lị trực trùng theo thời gian từ năm 2000
3.8

đến năm 2014


Diễn biến số ca mắc bệnh lị amip theo thời gian từ năm 2000 đến
3.9

năm 2014

Diễn biến số ca mắc bệnh thương hàn theo thời gian từ năm 2000
3.10

đến năm 2014

Diễn biến số ca mắc bệnh tiêu chảy theo thời gian từ năm 2000 đến
3.11

năm 2014

2

Số Tên hình Trang
45
Diễn biến số ca mắc sốt xuất huyết theo thời gian từ năm 2000 đến 49
3.12 50
51
năm 2014 52
53
Đồ thị tương quan giữa mực nước trung bình theo tháng từ năm
3.13

2000-2014 tại trạm Phú An với số ca mắc bệnh tiêu chảy.

Đồ thị tương quan giữa mực nước trung bình theo tháng từ năm

3.14

2000-2014 tại trạm Phú An với số ca mắc bệnh thương hàn.

Đồ thị tương quan giữa mực nước trung bình theo tháng từ năm
3.15

2000-2014 tại trạm Nhà Bè với số ca mắc bệnh tiêu chảy

Đồ thị tương quan giữa mực nước trung bình theo tháng từ năm
3.16

2000-2014 tại trạm Nhà Bè với số ca mắc bệnh sốt xuất huyết

Đồ thị tương quan giữa mực nước trung bình theo tháng từ năm
3.17

2000-2014 tại trạm Nhà Bè với số ca mắc bệnh thương hàn.

3

ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam nằm trên bờ tây của biển Đông với 6/7 vùng tiếp giáp với biển
(ngoại trừ khu vực Tây Nguyên). Vùng biển Việt Nam có trên 1 triệu km2 vùng đặc
quyền kinh tế với hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 2.773 đảo ven bờ và hơn
200 đảo xa bờ. Đường bờ biển trải dài trên 3.260 km, có 114 cửa sơng, 12 đầm phá,
có 50 vũng/vịnh ven bờ. Vùng biển nước ta chiếm 30% diện tích biển Đơng, gấp 3
lần diện tích đất liền với 28 tỉnh/thành phố có biển (125 huyện ven biển và 12 huyện
đảo) chiếm tới 42% diện tích và 45% dân số cả nước.


Vùng biển và ven biển Việt Nam có vị trí giao lưu quốc tế thuận lợi nằm án
ngữ trên con đường hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ
Dương và Thái Bình Dương, giữa châu Âu, Trung Cận Đơng với Trung Quốc, Nhật
Bản và các nước trong khu vực, có tiềm năng để đầu tư phát triển kinh tế biển làm
động lực thúc đẩy các vùng kinh tế khác trong cả nước. Bên cạnh đó, khí hậu nhiệt
đới lại là môi trường tốt để sinh vật biển tồn tại và phát triển, biển có nguồn tài
nguyên sinh vật và khoáng sản rất đa dạng và quý hiếm.

Song song với các lợi thế nêu trên, biển luôn tiềm ẩn những nguy cơ gây ra
các thảm họa tự nhiên như bão, nước dâng do bão, mực nước biển dâng lên một
cách dị thường…Sự biển động theo thời gian và không gian của mực nước biển là
một hiện tượng tự nhiên có quy mơ lớn ảnh hưởng tới nhiều hoạt động kinh tế kỹ
thuật lẫn sức khỏe của con người. Một trong những thành phần quan trọng nhất gây
nên dao động mực nước ở biển Đông là thủy triều, dao động thủy triều ở khu vực
này được đánh giá là rất phức tạp và có nhiều nét độc đáo, đặc sắc so với những
vùng biển khác trên thế giới. Chính vì vậy, nghiên cứu về sự biến đổi của thủy triều
vừa mang ý nghĩa khoa học vừa mang ý nghĩa thực tiễn.

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nằm ở hạ lưu sông Đồng Nai – Sài Gịn,
nằm dưới các bậc thang thủy điện phía dưới thượng nguồn, với địa hình tương đối
thấp so với mực nước biển vì vậy rất dễ bị tổn thương trước những biến đổi bất lợi
của tình trạng biến đổi khí hậu. Trong những năm gần đây, hiện tượng triều cường
liên tục xảy ra tại TP.HCM mà trong đó có nguyên nhân là do chịu ảnh hưởng bởi
chế độ thủy triều của biển Đông. Cùng với việc xây dựng hệ thống chống ngập chưa

4

đồng bộ và sự biến đổi bất thưởng của khí hậu thì tình trạng triều cường gây ngập
lụt đang ngày càng trở thành vấn đề nghiêm trọng. Chuyên đề “Đánh tác tác động

của thủy triều lên sức khỏe người dân tại TPHCM” là chuyên đề số 1.13 thuộc đề tài
“Đánh giá sơ bộ tác động của biến đổi khí hậu lên các vấn đề sức khỏe một số quận
huyện tại TPHCM” với mục tiêu nghiên cứu là đánh giá mối tương quan giữa biến
đổi thủy triều với một số bệnh truyền nhiễm (lị trực trùng, lị amip, thương hàn, tiêu
chảy và sốt xuất huyết) từ năm 2000-2014 tại 06 quận huyện: Quận 4, quận 5, quận
Bình Thạnh, huyện Củ Chi, huyện Cần Giờ và huyện Nhà Bè.

5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN Y VĂN

1.1. Đặc điểm của thủy triều biển Đông
Thủy triều là một hiện tượng tự nhiên có quy mơ ảnh hưởng một cách trực
tiếp tới nhiều hoạt động kinh tế, kĩ thuật của con người, trước hết là các ngành vận
tải biển, xây dựng cơng trình trên biển và ven bờ, cơng trình bảo vệ bờ, hệ thống
tưới tiêu nơng nghiệp, cấp thốt nước thành phố ven biển, cơng tác phịng chống
thiên tai liên quan đến bão và nước dâng trong bão ở những vùng ven bờ. Hơn nữa,
thủy triều cũng quy định cả nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân những
vùng ven biển.
Thành phần quan trọng nhất gây nên dao động mực nước ở biển Đông phải
kể đến là thủy triều. Dao động thủy triều ở Biển Đông được đánh giá là rất phức tạp
và có nhiều nét độc đáo, đặc sắc so với những vùng biển khác trên thế giới. Nơi đây
có thể thấy đủ bốn loại thủy triều khác nhau: đó là bán nhật triều đều, bán nhật triều
không đều, nhật triều đều và nhật triều không đều.
Qua các bản đồ phân bố tính chất thủy triều Biển Đông ra thấy nét nổi bật
đầu tiên là toàn bộ vùng ngoài khơi rộng lớn và đại bộ phận các dải bờ phía tây và
phía đơng biển thịnh hành kiểu dao động nhật triều. Ở các vịnh Thái Lan và Bắc Bộ
quan sát thấy kiểu dao động triều toàn nhật triều đều lý tưởng với độ lớn đáng kể,
điển hình là tại Hịn Dáu. Đường cong mực nước có dạng hình sin rất đều đặn với
một lần nước lớn và một lần nước ròng trong ngày. Trong tháng chỉ có hai đến ba

ngày có biểu hiện của thủy triều hỗn hợp. Độ lớn thủy triều ở nơi triều mạnh nhất
biển Đông là đỉnh vịnh Bắc Bộ đạt tới khoảng 4m.
Những khu vực bán nhật triều đều của biển Đông là dải bờ gần eo biển Đài
Loan, khu vực biển lân cận cảng Thuận An của Việt Nam. Những khu vực với nhật
triều không đều là dải bờ nam Trung Quốc từ eo Đài Loan tới vùng đông bắc đảo
Hải Nam, gần vịnh Pulô Lakei và vùng ven bờ phía đơng nam Việt Nam, khu vực
phía tây vịnh Thái Lan và vùng lân cận Singapore.
Tính phức tạp của thủy triều ở biển Đông thể hiện ở sự biến đổi cả về độ lớn
và tính chất thủy triều trên khơng gian biển, sự biến đổi này đặc biệt phức tạp cả về

6

độ lớn và tính chất thủy triều trên khơng gian biển, sự biến đổi này đặc biệt phức tạp
trong vùng gần bờ và các vịnh. Ở vịnh Bắc Bộ, khu vực giữa trung tâm vịnh và cửa
tây nam, độ lớn thủy triều có thể biến đổi từ 0,5m đến 4,0m. Ở vịnh Thái Lan cũng
diễn biến tương tự như vậy. Nơi đây cả tính chất lẫn độ lớn thủy triều đều phân hóa
mạnh, tồn tại cả nhật triều và bán nhật triều, vùng biên độ lớn xen kẽ với những
vùng vô triều ngay trong không gian vịnh.

1.2. Đặc điểm của thủy triều Việt Nam
1.2.1. Thủy triều vùng biển

Thủy triều dọc ven biển Việt Nam phản ánh một cách tập trung nhiều nét đặc
sắc, hầu hết số ngày trong tháng chỉ có một lần nước lớn và một lần nước ròng. Dọc
ven biển Việt Nam, thủy triều có diễn biến khá phong phú trong khoảng dài 3.260
km, có đủ các chế độ thủy triều khác nhau của thế giới như nhật triều, nhật triều
không đều, bán nhật triều và bán nhật triều không đều xen kẽ, kế tiếp nhau. Đặc biệt
nhật triều đều ở đảo Hịn Dấu (Đồ Sơn) là một trường hợp điển hình của thế giới.
Độ lớn thủy triều dọc ven biển Việt Nam biến thiên từ 0,5m đến 4,5m, trong đó
phần lớn đạt giá trị từ 1,5m đến 2m trở lên.


Vùng bờ biển Bắc Bộ và Thanh Hố: nhật triều. Hịn Gai, Hải Phịng thuộc
nhật triều rất thuần nhất với số ngày nhật triều hầu hết trong tháng, độ lớn triều
khoảng 3,6 - 2,6 m. Ở phía nam Thanh Hố có 18 - 22 ngày nhật triều.

Vùng bờ biển Trung Bộ từ Nghệ An đến Cửa Gianh: nhật triều không đều, số
ngày nhật triều chiếm hơn nửa tháng, độ lớn triều khoảng 2,5 - 1,2m.

Vùng biển phía nam Cửa Gianh đến cửa Thuận An: bán nhật triều không đều,
độ lớn triều khoảng 1,0 - 0,6m.

Vùng biển Thuận An và lân cận: bán nhật triều.
Nam Thuận An đến bắc Quảng Nam: bán nhật triều không đều, độ lớn triều
khoảng 1,2 - 0,8m.
Giữa Quảng Nam đến Bình Thuận: nhật triều khơng đều, độ lớn triều khoảng
2,0 - 1,2m.
Từ Hàm Tân đến gần mũi Cà Mau: bán nhật triều không đều, độ lớn khoảng
3,5 - 2,0m.

7

Từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên: nhật triều không đều, độ lớn triều khoảng trên
duới 1m.

1.2.2. Chế độ thủy triều sông
Sóng triều truyền vào sơng với tốc độ trung bình trên dưới 30 km/giờ đối với
các sơng lớn. Cịn đối với những sơng nhỏ hoặc màng lưới kênh rạch, sự truyền
triều diễn ra phức tạp hơn.
Thuỷ triều có biên độ lớn 4 đến 4,5m truyền sâu vào trong sông thuộc hệ
thống sông Hồng và sông Thái Bình. Thuỷ triều ở đây có chế độ nhật triều và nhật

triều không đều do biên độ lớn vào kỳ nước cường thuỷ triều chuyển khá sâu vào
trong sông từ nhiều hướng khác nhau trong hệ thống sông thuộc đồng bằng Bắc Bộ.
Thuỷ triều truyền vào một số sông nhỏ ở các vùng núi thấp giáp biển miền
Trung có giới hạn rất ngắn do độ dốc lớn của các sông.
Thuỷ triều truyền vào một số sông thuộc vùng đồng bằng nhỏ ven biển miền
Trung như sông Mã, sông Lam, sông Gianh, sông Thu Bồn….dao động triều vùng
này không lớn từ 1,5 – 2m, giới hạn triều truyền vào các sông này khoảng trên dưới
100km.
Thuỷ triều có biên độ lớn 3 đến 4m truyền sâu vào trong sông thuộc hệ thống
sông Cửu Long, thuỷ triều ở đây có chế độ bán nhật triều khơng đều truyền từ biển
Đông vào và hệ thống nhật triều không đều có biên độ khoảng 1m chuyển từ vịnh
Thái Lan vào tạo thành hệ thống sóng triều giao thoa nhau trong mạng lưới sông,
kênh rạch chằng chịt.
Sự truyền triều vào trong sông tuy có gây một số khó khăn như đưa nước
mặn vào nội địa, khiến cho vùng cửa sông thiếu nước ngọt nghiêm trọng vào mùa
khô. Những ngày lũ lớn, nếu gặp kỳ triều cường, nước dâng to sẽ gây ngập lụt...
Song với vùng xa cửa sơng, mặn khơng tới được thì dao động thủy triều trong ngày
có tác dụng khơng nhỏ cho công việc tưới tiêu, thau chua, rửa mặn. Khi triều dâng,
mực nước ngọt trong sông được đẩy lên cao, con người có thể “lợi dụng” để lấy
nước vào ruộng. Ngược lại, khi triều rút, mực nước xuống thấp, có thể xả nước, thau
chua từ ruộng ra sơng. Ngồi ra, còn người cũng còn “lợi dụng” nước lớn và “lợi
dụng” dịng chảy hai chiều của sơng rạch để đưa tàu thuyền có trọng tải lớn vào bến

8

hoặc đi lại theo chiều dòng chảy, tiết kiệm được nhiên liệu. Sự truyền triều vào sông
cũng làm cho nguồn thủy sinh vật vùng cửa sông thêm phong phú.

Do ảnh hưởng của thuỷ triều vào khá sâu trong đất liền, nhất là các vùng
đồng bằng phì nhiêu như đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ nơi có nhiều

hoạt động kinh tế phong phú, nơi tập trung dân cư đông đúc nên vai trò của thuỷ
triều rất quan trọng đối với kinh tế, đời sống cũng như các hoạt động giao thông vận
tải và các hoạt động xã hội trong khu vực, việc tận dụng mực nước thuỷ triều cho
nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông và sử dụng năng lượng thủy triều đã và
đang mở ra những triển vọng mới cho hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội của cả
nước.

1.3. Đặc điểm chính của thủy triều khu vực Nam bộ
Chế độ triều: Khu vực Nam bộ chịu tác động của hai hệ thống thủy triều
khác nhau xuất phát từ biển Đông và biển Tây Nam bộ. Chế độ thủy triều dải ven bờ
biển từ Vũng Tàu đến mũi Cà Mau là bán nhật triều khơng đều, trong khi đó, chế độ
thủy triều dải ven bờ biển từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên là nhật triều không đều. Mũi
Cà Mau là khu vực chuyển tiếp.
Độ lớn triều: Độ lớn triều vùng ven biển Đông Nam bộ đạt khoảng 3,0-4,0m
(lớn nhất Việt Nam), trong khi đó độ lớn triều vùng ven biển Tây Nam bộ đạt
khoảng 0,8-1,2m.
Diễn biến mực nước triều trong năm: Trong toàn khu vực ven bờ biển Nam
bộ, mực nước triều cao nhất năm thường xuất hiện vào các tháng X, XI. Trong các
tháng VI và VII, mực nước triều thấp nhất năm.
Diễn biến mực nước triều theo không gian: Mực nước triều cao nhất tại ven
bờ biển Đơng Nam bộ có xu thế tăng dần từ Bắc (Vũng Tàu, Cửa Tiểu) xuống Nam
(Gành Hào). Trong khi đó, tại vùng ven bờ biển phía Tây Nam Bộ, mực nước cực
đại giảm theo hướng từ Nam (mũi Cà Mau) lên Bắc (Rạch Giá, Hà Tiên).
Các yếu tố phi triều ảnh hưởng đến dao động mực nước tại vùng ven biển
Nam bộ bao gồm:
 Sự dâng/rút mực nước do gió mùa và gió bão gây ra: Vào thời kỳ gió mùa

Đơng Bắc, gió “chướng” có thể làm mực nước vùng ven biển Đông Nam
bộ dâng lên 10- 50cm (tùy thuộc vào cường độ và thời gian gió thổi) và


9

mực nước vùng biển Tây hạ xuống 10-20cm. Các đợt gió mùa Tây Nam
lớn trong mùa mưa có thể làm mực vùng biển Tây Nam bộ dâng lên 10-
30cm so với các ngày không gió. Nước dâng trong bão có thể đạt đến 50-
110cm, tùy nơi và tùy theo cấp bão.
 Tác động của dịng chảy sơng Mekong đối với mực nước tại vùng ven
biển Nam bộ khá lớn. Những năm lũ lớn, mực nước vùng ven bờ biển có
thể cao hơn năm lũ trung bình 15-30cm. Ngược lại, các năm lũ nhỏ, mực
nước thấp hơn năm lũ trung bình 10-25cm. Các yếu tố mưa cục bộ, bốc
hơi và thấm cũng ảnh hưởng nhất định đến giao động mực nước.
 Ảnh hưởng của lũ, mưa tại chỗ tăng lên đối với các điểm nằm sâu hơn
trong đất liền.
1.4. Xu thế biến đổi mực nước tại một số trạm vùng nghiên cứu
Trong 46 năm (từ 1961 đến 2006), nếu bỏ qua 4 năm (1961 đến 1964) nghi
ngờ có sai số thì mực nước trung bình năm cao nhất của trạm Hịn Dấu là 204cm
(năm 1984) và thấp nhất là 183 (năm 1965) (cao độ Hải đồ).
Trong 25 năm (1982 - 2007) mực nước trung bình năm cao nhất của trạm
Vũng Tàu là -18cm năm 1996 và thấp nhất là -36cm năm 1982 (cao độ Quốc gia).
Biến trình mực nước trung bình nhiều năm ở Vũng Tàu và Hòn Dấu tuy thay đổi
nhưng vẫn có tính chu kỳ, tuy vậy việc xác định chính xác rất khó khăn. Biến trình
mực nước bình qn 5 năm liên tục ở Hịn Dấu và Vũng Tàu có chu kỳ khoảng 18 –
20 năm. Kiểm tra lại với biến trình mực nước bình quân liên tục 10 năm ở Hịn Dấu
cũng cho thấy tính chu kỳ nhiều năm của thủy triều là khoảng 18 – 20 năm (riêng ở
Vũng Tàu tài liệu quá ngắn nên không thể hiện rõ).
Biến trình mực nước trung bình 18 năm của Hịn Dấu và Vũng Tàu đều cho
thấy sự gia tăng mực nước biển.
- Ở Hòn Dấu trong vịng 40 năm, mực nước biển trung bình 18 năm sau
(1984 – 2001) cao hơn mực nước biển trung bình 18 năm trước (1964 – 1981) là
58,5mm. Tính ra độ gia tăng trung bình của nước biển ở Hòn Dấu là khoảng 3,0mm/

năm. Dùng quan hệ H18nam ~ T thì trung bình mỗi năm gia tăng 1,7mm.
- Ở Vũng Tàu trong vòng 25 năm (1982 đến 2007) mực nước biển trung bình
18 năm (1990 – 2007) cao hơn mực nước biển trung bình 18 năm (1982 – 1999) là

10

34,4 mm. Tính trung bình mỗi năm gia tăng 5mm. Dùng quan hệ H18nam ~ T thì trung
bình mỗi năm gia tăng 4,7mm.

Biến trình mực nước lớn nhất trung bình nhiều năm cũng cho thấy sự gia
tăng rõ rệt:

- Ở Hòn Dấu mực nước lớn nhất trung bình trong 18 năm (1989 - 2006) cao
hơn mực nước trung bình lớn nhất 18 năm (1962 – 1982) là 120mm, trung bình mỗi
năm gia tăng 5mm. Mực nước lớn nhất theo quan hệ H18nam ~ T tăng trung bình
3,4mm mỗi năm.

- Ở Vũng Tàu mực nước lớn nhất trung bình 18 năm (1990 – 2007) cao hơn
mực nước lớn nhất trung bình 18 năm (1982 – 1999) là 46,7 mm, trung bình mỗi
năm gia tăng 5,8 mm . Dùng quan hệ Hmax18nam ~ T thì mực nước lớn nhất trung bình
18 năm (1990 – 2007) cao hơn mực nước lớn nhất trung bình 18 năm (1982 – 1999)
là 6,2 mm mỗi năm.

Biến trình mực nước thấp nhất ở cả Hịn Dấu và Vũng Tàu đều chưa phát
hiện thấy sự gia tăng.

Qua nghiên cứu cho thấy, mực nước biển trung bình nhiều năm ở Vũng Tàu
mỗi năm gia tăng 4,7mm. Sự gia tăng này lớn hơn hẳn sự gia tăng mực nước biển
nhiều năm ở Hòn Dấu. Phải chăng là do số liệu mực nước ở Vũng Tàu quá ngắn nên
kết quả còn chưa chính xác.


Qua nghiên cứu cho thấy sự gia tăng: Mực nước biển chủ yếu là do sự gia
tăng mực nước đỉnh triều. Theo quan hệ Hmax18nam ~ T thì mỗi năm ở Hòn Dấu tăng
khoảng 3,4mm mỗi năm và ở Vũng Tàu tăng khoảng 6,2mm mỗi năm. Đây là một
nhân tố gây ngập lụt ở những vùng thấp trũng ở Đồng bằng sông Cửu Long.

11

K
Hình 1.1: Biến trình mực nước trung bình 5 năm tại Hịn Dấu và Vũng Tàu

12

Hình 1.2: Biến trình mực nước trung bình 10 năm tại Hòn Dấu và Vũng Tàu

13

Kết quả về dao động mực nước trung bình ngày, mực nước cực đại, mực
nước cực tiểu cùng xu thế biến đổi tại một số trạm Vũng Tàu, Phú An, Nhà Bè, Biên
Hòa, Bến Lức…cho thấy mực nước tại các trạm đều tăng. Tuy nhiên, ngoài trạm
Vũng Tàu là trạm ven biển, các trạm cịn lại đều nằm trên các sơng chính cách xa
biển, các tác động nhân sinh đến sự gia tăng mực nước (q trình đơ thị hóa, lấp các
kênh rạch, bồi lắng…) là đáng kể, do đó cần có đánh giá cụ thể hơn các tác động
này.

Hình 1.3: Đồ thị dao động mực nước ngày trạm Vũng Tàu theo độ 0 hải đồ

Hình 1.4: Xu thế biến đổi dao động mực nước tại một số trạm từ 1994-2007 theo
hệ cao độ nhà nước


14

1.5. Hiện trạng ngập úng ở khu vực TP.HCM dưới tác động của sự
biến đổi thủy triều

Hầu hết các sông rạch TP.HCM đều chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật
của biển Đông. Mỗi ngày nước lên, nước xuống hai lần, theo đó thủy triều xâm nhập
sâu vào các kênh rạch trong thành phố, gây nên tác động không nhỏ đối với sản xuất
nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành.

Mực nước triều bình quân cao nhất là 1,10m. Tháng có lượng mưa cao nhất
là tháng 10-11, thấp nhất là các tháng 6-7. Về mùa khô, lưu lượng của nguồn các
sông nhỏ, độ mặn 4% có thể xâm nhập trên sơng Sài Gịn đến quá Lái Thiêu, có
năm đến tận Thủ Dầu Một và trên sông Đồng Nai đến Long Đại. Mùa mưa lưu
lượng của nguồn lớn nên mặn bị đẩy lùi ra xa hơn và độ mặn bị pha loãng đi nhiều.

Theo những số liệu thống kê được cơng bố gần đây nhất, diện tích ngập nước
trên địa bàn thành phố vào khoảng 265 km2, trong đó đất xây dựng: 34,6 km2, đất
nơng nghiệp: 230,4 km2. Hiện tại, tổng số dân bị ảnh hưởng bởi ngập úng khoảng
1,8 triệu người, chiếm 27,7% dân số hiện hữu của phạm vi nghiên cứu (JICA), trong
đó có 856.000 người trong khu vực quy hoạch xây dựng cơng trình thốt nước.
Trong trường hợp khơng có dự án, dự kiến con số này sẽ tăng lên khoảng 2,5 triệu
người.

TP.HCM đã bắt đầu “tuyên chiến” với tình trạng ngập lụt từ gần 10 năm nay.
Tuy nhiên, sau ngần ấy thời gian đầu tư tiền của và cơng sức, tình trạng ngập lụt ở
TP.HCM nhìn chung vẫn chưa có chuyển biến gì đáng kể, TP.HCM vẫn còn khoảng
100 điểm ngập.

Mặc dù 75% các điểm ngập tại TP HCM nằm tại vị trí cao hơn ít nhất 1m so

với mực nước cao nhất ghi nhận tại trạm Phú An, quy hoạch thủy lợi đã được phê
duyệt đề xuất xây dựng một hệ thống đê bao dọc theo bờ Tây sơng Sài Gịn với tổng
chi phí lên tới 11.000 tỷ đồng để triệt tiêu ảnh hưởng của thủy triều đối với thành
phố.

Có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng ngập lụt ở TP.HCM trong đó mực
nước triều tăng cao là nhân tố chính làm gia tăng mực nước trong khu vực TP.HCM.
TP.HCM chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều, mực nước triều lớn

15

nhất ngày càng gia tăng (từ 1,48m năm 2009 đến 1,68m năm 2013). Nhưng thực tế,
từ năm 1995 – 2010, nước biển chỉ dâng cao tối đa 2cm, trong khi thủy triều khu
vực TP.HCM lại dâng tới 20 – 25cm và đang có xu thế tiếp tục cao. Do địa hình tự
nhiên của thành phố ở ven biển, lại thấp trũng, q trình đơ thị hóa tăng nhanh,
nhiều kênh rạch tự nhiên bị san lấp làm giảm khả năng điều tiết triều tạo nên nguy
cơ dồn ứ nước vào vùng trũng là rất lớn. Các hiệu ứng tự nhiên ngày càng bất lợi
cho việc thoát nước như biến đổi của lượng mưa, cường độ mưa theo không gian và
thời gian, mực nước triều ngày càng cao, đất lún nhiều hơn… ngập úng cũng sẽ
nghiêm trọng hơn.

Mực nước tại Phú An đang có sự gia tăng đột biến trong những năm gần đây.
Theo tài liệu thực đo cho thấy mực nước đỉnh triều tại Phú An tăng lên khoảng 0,3-
0,8cm/năm. Như vậy, mực nước này tăng nhanh hơn mực nước triều trạm Vũng
Tàu, điều này cịn có thể giải thích do tốc độ san lấp mặt bằng để xây dựng các đô
thị mới làm giảm các khu trữ, vì thế thủy triều tiến nhanh hơn, đạt đỉnh xa hơn, thời
gian duy trì mực nước triều cao lâu hơn.

Hình 1.5: Mực nước lớn nhất năm trạm Phú An


16

Theo kết quả tính tốn ứng với lũ năm 2000, kịch bản mực nước Vũng Tàu
dâng cao thêm 50 cm thì mực nước tại Phú An (khu vực TP.HCM) tăng lên 44 cm.
Khi mực nước Vũng Tàu dâng cao thêm 100 cm thì mực nước tại Phú An tăng lên
87 cm, kết quả này chưa đề cập tới lưu lượng đầu nguồn tại Dầu Tiếng, Phước Hòa
và Trị An đổ về.

Theo khảo sát của đề tài “Nghiên cứu hiện tượng mực nước biển dâng dị
thường không phải do bão xảy ra tại các vùng cửa sơng ven biển Việt Nam” thì mực
nước biển dâng trong thời kỳ triều cường khơng có bão tại TP.HCM như sau: Tháng
9/2004, đường Mễ Cốc, bến Bình Đơng là 0,5 – 0,7m, tháng 10/2004 tại quận Bình
Thạnh là 1,2 – 1,4m đã gây ra tình trạng ngập lụt. Con số này cho thấy nếu cộng
thêm các yếu tố gió mùa Đơng Bắc, động đất thì mực nước biển cịn dâng cao hơn
rất nhiều.

1.6. Tác hại của tình trạng ngập lụt dưới tác động của sự biến đổi thủy
triều tại TP.HCM

Tình trạng triều cường ở khu vực TP.HCM trong những năm qua đã gây
những khó khăn lớn cho sinh hoạt, kìm hãm tốc độ phát triển kinh tế xã hội, nhiều
vùng trong thành phố bị ngập. Hàng trăm cống thoát nước thành phố nằm sâu dưới
mực nước triều, làm giảm năng lực tiêu thoát nước. Vào thời điểm triều lớn gặp
mưa kéo dài thành phố gần như bị tê liệt, nhiều đường phố bị ngập lâu, ngập sâu, lan
truyền ô nhiễm rất đáng báo động.

 Ở những vùng ven sông và vùng đất thấp (phần lớn thuộc quận 7, 8, 12,
Bình Thạnh, khu vực Đơng Nam của quận Thủ Đức và các huyện Bình

17



×