Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề và đáp án thi thử vào lớp 10 môn văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.33 KB, 4 trang )

ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023 – 2024
MÔN THI : NGỮ VĂN 9

Thời gian : 120 phút ( không kể thời gian giao nhận đề )

Câu 1: (2 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu nêu bên dưới:

Mỗi người trên thế giới đều là những người khách bộ hành, mỗi ngày đều bước đi một
cách chủ động hoặc bị động trên con đường mình đã chọn..

Cuộc đời không chỉ là con đường đi khó, đơi khi chúng ta cịn gặp phải những hố sâu
do người khác tạo ra, gặp phải sự tấn công của thú dữ, mưa bão và tuyết lạnh. Bất luận gian
khổ thế nào, chỉ cần chúng ta còn sống, chúng ta còn phải đối mặt. Sống tức là thực hiện một
cuộc hành trình khơng thể trì hỗn..

Trước mn vàn lối rẽ, khơng ai có được bản đồ trong tay, cũng khơng phải ai cũng có
kim chỉ nam dẫn đường, tất cả đều phải dựa vào phán đoán và lựa chọn của bản thân. Nếu
bạn rẽ nhầm lối, khoảng cách với xuất phát điểm sẽ bị rút ngắn ngược lại, nếu rẽ đúng, con
đường phía trước sẽ bằng phẳng, rộng rãi.

(Trích Bí quyết thành cơng của Bill Gates, Khẩm Sài Nhân, NXB Hồng Đức)
a. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản trên.
b. (0,5 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ sử dụng trong câu: Cuộc đời
không chỉ là con đường đi khó, đơi khi chúng ta còn gặp phải những hố sâu do người khác tạo
ra, gặp phải sự tấn công của thú dữ, mưa bão và tuyết lạnh.
c. (0,5 điểm) Chỉ ra một phép liên kết có trong đoạn văn bản.
d. (0,5 điểm) Văn bản gửi gắm nhiều thông điệp đến độc giả, em hãy chỉ ra ít nhất 2 thơng điệp
mà em tâm đắc.
Câu 2. (3 điểm) Từ văn bản phần đọc hiểu ở câu 1, hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em


về thái độ cần có của mỗi người trước những thử thách.
Câu 3: (5 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

"Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,
Một ngọn lửa, lịng bà ln ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm nồi xơi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ...
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa!"

(Bếp lửa, Trích Ngữ văn 9, tập 1)

HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM

Câu 1. (2 điểm)
a. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận (0,5 điểm)
b. Trong câu: Cuộc đời không chỉ là con đường đi khó, đơi khi chúng ta cịn gặp phải
những hố sâu do người khác tạo ra, gặp phải sự tấn cơng của thú dữ, mưa bão và tuyết
lạnh.
- HS có thể chỉ ra một trong các bện pháp tu từ sau:
+ Liệt kê: Con đường đi khó, hố sâu, sự tấn công của thú dữ, mưa bão, tuyết lạnh
+ Ẩn dụ: Những hình ảnh con đường đi khó, hố sâu, sự tấn công của thú dữ, mưa bão,
tuyết lạnh ẩn dụ cho những thử thách, chông gai trong cuộc sống.


(Chỉ đúng 1 trong các biện pháp tu từ cho 0,25 điểm)
- Tác dụng: Nhấn mạnh những thử thách, rào cản của cuộc sống tồn tại quanh ta rất
nhiều, không thể tránh khỏi; Tăng tính gợi hình, biểu cảm cho lời văn.

(Nêu đúng tác dụng biện pháp tu từ cho 0,25 điểm)
c. Chỉ ra đúng một phép liên kết có trong đoạn văn bản cho 0,5 điểm.
Cụ thể: - Phép lặp: con đường, sống ...
- Phép liên tưởng: con đường, lối đi, ngã rẽ, kim chỉ nam ...
d. Thông điệp: Học sinh chỉ ra được 2 thông điệp trong các thông điệp sau cho 0,5 điểm
(mỗi thông điệp 0,25 điểm)
- Cần phải lựa chọn hướng đi một cách sáng suốt. Vì lựa chọn hướng đi sẽ quyết định
bạn thành cơng hay thất bại; quyết định con đường phía trước dễ dàng hay chông gai.
- Thử thách là tất yếu, không nên sợ hãi mà phải dũng cảm đối mặt. Vì chỉ dũng cảm
đối mặt mới đem lại thành cơng;
- Sống tức là thực hiện một cuộc hành trình khơng thể trì hỗn - phải ln tiến về phía
trước bằng quyết tâm, nghị lực phi thường.
- Cần chủ động bước đi trên con đường mình đã chọn ...
Câu 2. Câu 2. (3 điểm) Từ văn bản phần đọc hiểu ở câu 1, hãy viết bài văn trình bày
suy nghĩ của em về thái độ cần có của mỗi người trước những thử thách.
MB: Dẫn dắt vấn đề nghị luận: thái độ cần có của mỗi người trước những thử thách
TB:
* Suy nghĩ gợi ra từ đoạn văn đọc hiểu: "Thử thách" "Cuộc sống không bao giờ hết
những thử thách" - đó là quy luật. Cuộc sống ln chứa đựng những bão tố bất ngờ,
những chông gai nhọn sắc sẵn sàng xô đến bất cứ lúc nào trên con đường "bộ hành" của
mỗi người. Con người luôn luôn phải đối diện với những thử thách trong cuộc sống, lao
động, học tập và trong tất cả các mối quan hệ xã hội.
* Giải thích vấn đề:
+ Thử thách : là những thách thức, khó khăn , trở ngại, vướng mắc, thất bại ... trong
công việc và cuộc sống buộc con người ta phải vượt qua.
+ Đây là điều không thể tránh khỏi, bởi cuộc sống và công việc không phải lúc nào

cũng thuận lợi, sn sẻ.
+ Khi vượt qua được khó khăn chúng ta sẽ thành công, sẽ hạnh phúc ...
* Khi đứng trước khó khăn, con người ta thường đứng trước hai sự lựa chọn: Một
là từ bỏ với thái độ chán nản, tuyệt vọng, buông xuôi, gục ngã ... Hai là bình tĩnh,
tự tin, đứng lên đối mặt với nó để vượt qua nó, khắc phục nó. Vậy chúng ta nên
lựa chọn con đường nào đây ?

- Phân tích cách lựa chọn thứ nhất: thái độ chán nản, tuyệt vọng, buông xuôi,
gục ngã ... -> chúng ta sẽ bị khó khăn nhấn chìm, mãi mãi khơng thể ngóc đầu lên

được, mãi mãi lún sâu vào thất bại, chúng ta sẽ như con chim sợ làn cây cong và chẳng
dám làm gì nữa... Thành cơng, hạnh phúc sẽ mãi xa vời, chẳng bao giờ chúng ta với tới
được. Đây là lựa chọn tiêu cực, khơng nên có.

- Chúng ta sẽ lựa chọn con đường thứ hai: bình tĩnh, tự tin, đứng lên đối mặt
với khó khăn. Đây là lựa chọn đúng đắn, sáng suốt, tích cực. Vậy chúng ta nên có thái
độ như thế nào trước những khó khăn ấy ?
+ Can đảm dám đối mặt với khó khăn, khơng sợ thất bại, xem những khó khăn là
chuyện rất bình thường, là nhân tố tơi luyện bản lĩnh vững vàng, là trải nghiệm cuộc
sống. .DC: Nguyễn Bá Học từng nói “Đường đi khó, khơng phải vì đường đi khó mà
khó vì lịng người ngại núi e sơng” ...
+ Chúng ta phải bình tĩnh nhìn nhận lại khó khăn mà chúng ta đang mắc phải. Xem xét
khó khăn ấy là do đâu, đứng ở các vị trí khác nhau để suy xét một cách khách quan
nhất. Tìm ra nguyên nhân chủ quan: chúng ta có mắc sai lầm khơng? mắc ở chỗ nào ?
Vì sao mà mắc ? đâu là nguyên nhân tác động từ bên ngoài ...(khách quan)
+ Tìm ra giải pháp để khắc phục những thiếu sót, hạn chế, sai lầm mà mình mắc phải.
DC
+ Mạnh dạn thay đổi bản thân, thay đổi cách làm, tìm ra hướng đi mới ...
+ Ln có niềm tin vào bản thân, vào cuộc sống, cố gắng vươn lên không ngừng nghỉ,
kiêm trì đến phút cuối cùng. DC

+ Xem thử thách là cơ hội, là chất xúc tác để con người hồn thiện hơn, thử thách là
nhân tố để có thành công, nhân tố thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân cũng như đối
với toàn xã hội. . DC: có rất nhiều người đã vượt qua những thử thách để đến với thành
công, như Bill Gates trong văn bản trên...
* Phản đề: Hiện nay, có khơng ít người thấy khó khăn, thử thách là chùn bước, ...
những người đó cần thay đổi thái độ, cần mạnh mẽ, bản lĩnh hơn ...
* Liên hệ bản thân: Là học sinh THCS em cần phải như thế nào ...
KB: Khẳng định lại vấn đề: Cuộc sống không bao giờ hết những thử thách. Vì vậy, khi
gặp thử thách, chúng ta khơng nên sợ hãi, khuất phục mà phải dũng cảm đối đầu, phải
có niềm tin, ý chí, nghị lực và ln trau dồi tri thức, kinh nghiệm.
Câu 3: (5 điểm) Cảm nhận về đoạn thơ:
a) Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Bằng Việt, bài thơ “Bếp lửa” đoạn thơ, cảm nhận chung về đoạn thơ.
b) Thân bài:
* Hoàn cảnh ra đời của bài thơ
* Khái quát nội dung các khổ thơ trước , dẫn ý khổ thơ cần nghị luận.
* Từ "bếp lửa" bà nhen mỗi ngày đã biến thành "ngọn lửa" mang ý nghĩa biểu
tượng của niềm tin dai dẳng.
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lịng bà ln ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...
- "Bếp lửa bà nhen" mỗi sớm mỗi chiều, ngọn lửa "lịng bà ln ủ sẵn", ngọn lửa của
"niềm tin" về ấm no, hạnh phúc.
+ Ngọn lửa của tình thương mà bà "luôn ủ sẵn" để dành cho con cháu.
+ Ngọn lửa của niềm tin mãnh liệt, bền bỉ "dai dẳng" suốt cả đời bà, được "bà nhen"
mãi mãi sáng bừng bất diệt. Lịng bà, tình thương của bà sáng bừng ngọn lửa ấy.
+ Nghệ thuật sử dụng điệp ngữ: "rồi sớm rồi chiều", "bà nhen... bà ủ sẵn", "một ngọn
lửa... một ngọn lửa..." có giá trị thẩm mĩ đặc sắc thể hiện niềm tự hào, lòng biết ơn đối
với đức hi sinh, tần tảo bền bỉ của người bà kính yêu.


-> Tình thương, đức hi sinh, tính kiên trì nhẫn nại của bà là nguồn nhiên liệu vô tận làm
bừng sáng ngọn lửa vĩnh cửu truyền cảm ấy.
* Cháu trăn trở, suy ngẫm về cuộc đời bà:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
- Đảo ngữ lận đận đời bà kết hợp với ẩn dụ biết mấy nắng mưa đã làm nổi bật cuộc đời
của người bà, một cuộc đời vất vả với bao gian nan, thử thách dưới mái tranh nghèo,
- Cách tính thời gian mang tính khái quát từ quá khứ đến hiện tại: Mấy chục năm trời
đến tận bây giờ đã khẳng định: Một đời bà thức khuya dậy sớm, chịu thương, chịu khó,
tảo tần nhóm bếp lửa mỗi ngày.
* Khổ thơ cịn là những trăn trở, suy ngẫm về lẽ sống cao đẹp của bà:
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm u thương, khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi
xơi gạo mới sẻ chung vui.
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
- Trong đoạn thơ, từ Nhóm được nhắc lại 4 lần, vừa mang ý nghĩa thực lại vừa mang ý
nghĩa ẩn dụ tượng trưng.
+ Trước hết, nhóm là một hành động rất thực. Đó là hành động nhen nhóm bếp lửa hồng
để nấu nồi xôi gạo, luộc nồi khoai sắn vào mỗi sáng, mỗi chiều của bà.
- Nhóm cịn là một động từ gợi nhiều liên tưởng, được đặt ở đầu mỗi dòng thơ, mở ra
những ý nghĩa khác nhau.
+ Bên bếp lửa hồng, suốt bao năm tháng bà đã nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm để sưởi
ấm cho cháu qua cái lạnh của sương sớm, của mùa đông, để đem đến cho cháu biết bao
tình u thương.
+ Khơng chỉ vậy, bếp lửa của bà con nhóm lên bao tình làng, nghĩa xóm, nghĩa tình q
hương đùm bọc, chở che, đồn kết bên nồi xơi gạo mới, bên nồi khoai sắn ngọt bùi.
+Bếp lửa của bà đã nhóm dậy, khơi dậy, nuôi dưỡng và làm bừng sáng những ước mơ,
những khát vọng của đàn cháu nhỏ, vun đắp, nuôi dưỡng bao ước mơ đẹp của tuổi thơ
để cháu trưởng thành và được đi xa.
* Cháu nhận ra trong hình ảnh bếp lửa thân thương, bình dị ẩn chứa biết bao điều

kì lạ, thiêng liêng.
- Bếp lửa thân quen trong mỗi ngơi nhà với nhà thơ lại trở nên kì lạ bởi bếp lửa ấy tồn
tại bất diệt qua bao năm tháng, qua bao thăng trầm, biến cố của lịch sử, của cuộc đời,
khơng gì dập tắt nổi.
- Bếp lửa ấy biểu tượng cho tình bà cháu, cho những phẩm chất cao đẹp của người bà.
- Nó gắn liền với tuổi thơ gian khổ mà ấm áp nghĩa tình của cháu. Bếp lửa là kỉ niệm ấm
lòng người cháu khi giá rét, là niềm tin thiêng liêng và bất diệt, là chỗ dựa tinh thần
vững chắc, kì diệu nâng bước người cháu vượt mọi khó khăn.
* Đánh giá chung về khổ thơ: nội dung, nghệ thuật
c) Kết bài:

Chất chứa trong mỗi câu thơ, lời thơ là tình cảm nhớ thương da diết, cháu dành
cho bà, cho kỉ niệm không thể nào quên. Bà là suối nguồn của ấm no và hạnh phúc, là
tình thương của tuổi thơ. Đó cũng chính là tình cảm cháu dành cho quê hương, đất nước
mình.


×