Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Đề tài sự phát triển và tác động của trí tuệ nhân tạo (al) đến xã hội và kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.46 KB, 18 trang )

lOMoARcPSD|11346942

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

----------

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐẠI HỌC

MÃ LỚP : 231SKL10145

ĐỀ TÀI: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TRÍ
TUỆ NHÂN TẠO (Al) ĐẾN XÃ HỘI VÀ KINH TẾ

Người thực hiện:

1.Nguyễn Thị Thanh Thùy Mssv: 231A301122

2.Võ Thị Ý Thức Mssv: 231A301119

3.Nguyễn Hoàng Trung Mssv: 231A301113

Giảng viên giảng dạy: Tiến sĩ Lê Dương Khắc Minh

TP. HỒ CHÍ MINH – 12/2023

1

Downloaded by Quang Tr?n ()


lOMoARcPSD|11346942

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

----------

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐẠI HỌC

MÃ LỚP : 231SKL10145

ĐỀ TÀI: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TRÍ
TUỆ NHÂN TẠO (Al) ĐẾN XÃ HỘI VÀ KINH TẾ

Người thực hiện:

1.Nguyễn Thị Thanh Thùy Mssv: 231A301122

2.Võ Thị Ý Thức Mssv: 231A301119

3.Nguyễn Hoàng Trung Mssv: 231A301113

Giảng viên giảng dạy: Tiến sĩ Lê Dương Khắc Minh

TP. HỒ CHÍ MINH – 12/2023

2

Downloaded by Quang Tr?n ()


lOMoARcPSD|11346942

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu trường đại học
Văn Hiến đã tạo cho chúng em mơi trường tốt để em có thể học tập và tiếp thu thêm
nhiều kiến thức bổ ích trong năm vừa qua.
Chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy giáo giảng dạy: Tiến sĩ Lê
Dương Khắc Minh đã nhiệt tình hướng dẫn, định hướng, hỗ trợ chúng em suốt quá
trình thực hiện bài tiểu luận, giúp đỡ chúng em tiếp cận với cách tư duy, giải quyết và
trình bày một vấn đề cần nghiên cứu. Những điều này đã giúp chúng em khắc phục
được những hạn chế của bản thân và những khó khăn để hồn thành tiểu luận thành
công, đúng thời hạn.
Chúng em cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong trường, đặc
biệt các thầy cô trong Khoa Truyền thông đa phương tiện đã giảng dạy chúng em trong
suốt thời gian học tập tại trường. Với những kiến thức, bài học có được sẽ là hành
trang giúp chúng em tự tin hơn trong công việc, cuộc sống và những mục tiêu trong
tương lai.
Trong quá trình làm bài, do hiểu biết của chúng em về đề tài “ Sự phát triển
của Trí tuệ nhân tạo ( Artifical Intelligence – Al) còn nhiều hạn chế nên sẽ khó tránh
khỏi những thiếu sót. Chúng em mong nhận được sự cảm thơng và góp ý chân thành từ
thầy để bài làm ngày càng hoàn thiện hơn.

1

Downloaded by Quang Tr?n ()

lOMoARcPSD|11346942

MỤC LỤC


LỜI CẢM ƠN........................................................................................................1
MỤC LỤC.............................................................................................................2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................3
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................4

1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................4
2. Lịch sử nghiên cứu ...................................................................................4
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................4
4. Đối tượng, (khách thể) và phạm vi nghiên cứu ........................................4
5. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................5
CHƯƠNG 1. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO............................6
1. Khái niệm về trí tuệ nhân tạo....................................................................6
2. Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo ..............................................................6
3. Sự tiến hóa của trí tuệ nhân tạo từ những năm đầu cho đến hiện tại.........6
4. Các giai đoạn quan trọng của Al...............................................................7
CHƯƠNG 2. ỨNG DỤNG CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO....................................8
2.1.Tác động của trí tuệ nhân tạo đến xã hội.................................................8

2.1.1.Cơng nghệ nhận dạng giọng nói chatbot và trợ lý ảo
trong cuộc sống......................................................................................8
2.1.2. Lợi ích của trí tuệ nhân tạo đến xã hội........................................8
2.2. Tác động của trí tuệ nhân tạo đến kinh tế...............................................9
2.2.1. Các ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực kinh tế..................9
2.2.2. Lợi ích của trí tuệ nhân tạo đến kinh tế.....................................10
CHƯƠNG 3. THÁCH THỨC VÀ TƯƠNG LAI CỦA Al.................................11
3.1.Thách thức.............................................................................................11
3.1.1.Vấn đề đạo đức và pháp lý liên quan đến Al..............................11
3.1.2.Tác động tiềm năng của AI đến việc mất việc làm và sự bất bình
đẳng kinh tế.........................................................................................11

3.2. Tương lai của trí tuệ nhân tạo...............................................................12
3.2.1.Xu hướng phát triển dự kiến của Al trong tương lai..................12
3.2.2. Đánh giá tác động của AI đến cuộc sống và kinh tế trong tương
lai.........................................................................................................13
KẾT LUẬN.........................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................15

Downloaded by Quang Tr?n ()

lOMoARcPSD|11346942

Từ viết tắt DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AI
AGI Từ đầy đủ
ILO Artificial Intelligence
PGS
ECB (Trí tuệ nhân tạo)
Artificial General Intelligence
CNBC
WEF (Trí tuệ nhân tạo tổng hợp)
International Labour Organization

(Tổ chức lao động Quốc tế)
Participatory Guarantee System
(Hệ thống đảm bảo sự tham gia)

European Central Bank
(Ngân hàng trung ương châu Âu)
Consumer News and Business Channe
(Kênh tin tức kinh doanh trả tiền của Mỹ)


World Economic Fortum
(Diễn đàn Kinh tế thế giới)

3

Downloaded by Quang Tr?n ()

lOMoARcPSD|11346942

PHẦN MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài

Từ xa xưa, con người đã luôn mơ ước có được những cỗ máy có thể giúp họ
làm bất cứ việc gì. Để thực hiện mong muốn này, Trí tuệ nhân tạo (Artificial
Intelligence – AI) đã ra đời, là một lĩnh vực rộng lớn, có nhiều ứng dụng trong cuộc
sống ngày nay.

Trí tuệ nhân tạo đại diện cho một lĩnh vực nghiên cứu đầy thách thức và khả
năng sáng tạo, nơi mà máy tính có khả năng học và tự động thực hiện các nhiệm vụ
thông minh mà trước đây chỉ có con người mới có thể làm được.

Nhờ sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ và khả năng tính tốn ngày
càng mạnh mẽ, AI đã trở thành một lĩnh vực tạo ra những bước tiến vượt bậc. Từ việc
nhận dạng hình ảnh, xử lý ngơn ngữ tự nhiên cho đến tự động hóa quy trình sản xuất
và tư vấn y tế, AI đã thâm nhập vào nhiều lĩnh vực của cuộc sống hàng ngày và mang
lại những đóng góp đáng kể.

Tuy nhiên, việc nghiên cứu và phát triển AI khơng chỉ địi hỏi kiến thức

chun mơn sâu rộng mà cịn đặt ra những thách thức đạo đức và pháp lý. Cần phải
đảm bảo rằng AI được phát triển và sử dụng một cách đáng tin cậy, an tồn và có lợi
cho con người và xã hội.

Với những lợi ích và thách thức kết hợp, nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo là một
lĩnh vực hứa hẹn và đầy thú vị. Việc tìm hiểu về AI khơng chỉ mang lại sự hiểu biết
sâu hơn về khả năng của cơng nghệ hiện đại, mà cịn đóng góp vào việc xây dựng một
tương lai thông minh, tiến bộ và bền vững cho nhân loại.

Chính vì lý do đó, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài : “Sự phát triển và tác
động của Trí tuệ nhân tạo(Al) đến xã hội và kinh tế”.

2.Lịch sử nghiên cứu

Lịch sử nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo (AI) bắt đầu từ những lực đầu tiên vào
thập kỷ 1950. Giai đoạn đầu tiên tập trung vào lý thuyết và ý tưởng về máy tính thơng
minh. Trong thập kỷ 1960-1970, các thuật tốn và mơ hình AI được phát triển, bao
gồm hệ thống chơi cờ và xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Tuy nhiên, thập kỷ 1980-1990 gặp
khó khăn và được gọi là "khủng hoảng AI". Từ thập kỷ 2000 đến nay, AI đã chứng
kiến cách mạng và tiến bộ đáng kể nhờ vào học sâu, mạng nơ-ron sâu và học tăng
cường, mang lại những ứng dụng quan trọng như xe tự hành và trợ lý ảo.

3.Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo (AI) để hiểu khả năng của máy tính,
phát triển cơng nghệ thơng minh, giải quyết vấn đề phức tạp, cải thiện cuộc sống hàng
ngày và hiểu tác động xã hội của AI.

4


Downloaded by Quang Tr?n ()

lOMoARcPSD|11346942

4.Đối tượng, (khách thể) và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo (AI) tập trung vào việc phát triển công nghệ
thông minh cho máy tính và giải quyết các vấn đề phức tạp.
- Đối tượng nghiên cứu bao gồm các nhà nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu và công ty.
- Phạm vi nghiên cứu bao gồm học máy, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, thị giác máy tính,
học tăng cường và ứng dụng đặc thù.
5.Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo (AI) bao gồm thu thập và phân tích
dữ liệu, xây dựng mơ hình và thuật tốn, đào tạo và kiểm định mơ hình, đánh giá và so
sánh, cùng với triển khai và ứng dụng trong thực tế.

5

Downloaded by Quang Tr?n ()

lOMoARcPSD|11346942

CHƯƠNG 1. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO

1.Khái niệm về trí tuệ nhân tạo (Al)

Trí tuệ nhân tạo (AI) là lĩnh vực khoa học máy tính chuyên giải quyết các
vấn đề nhận thức thường liên quan đến trí tuệ con người, chẳng hạn như học tập,
sáng tạo và nhận diện hình ảnh. Các tổ chức hiện đại thu thập vô số dữ liệu từ nhiều
nguồn khác nhau như cảm biến thông minh, nội dung do con người tạo, công cụ
giám sát và nhật ký hệ thống. Mục tiêu của AI là tạo ra các hệ thống tự học có thể

tìm ra ý nghĩa của dữ liệu. Sau đó, AI áp dụng kiến thức thu được để giải quyết các
vấn đề mới theo cách giống như con người.

Ví dụ: cơng nghệ AI có thể trả lời cuộc trò chuyện với con người một cách
hợp lý, tạo hình ảnh và văn bản gốc cũng như đưa ra quyết định dựa trên đầu vào dữ
liệu theo thời gian thực. Tổ chức bạn có thể tích hợp tính năng AI vào ứng dụng để
tối ưu hóa quy trình kinh doanh, nâng cao trải nghiệm khách hàng và đẩy mạnh q
trình đổi mới.

2.Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Cơng
nghệ máy học và học sâu đã đóng góp quan trọng, và nỗ lực nghiên cứu trí tuệ nhân
tạo mạnh (AGI) đang tiếp tục. AI được áp dụng trong nhiều lĩnh vực và tăng cường
khả năng làm việc của con người. Tuy nhiên, cũng có nhiều thách thức và quan ngại
liên quan đến đạo đức, công việc, quyền riêng tư và an ninh dữ liệu của AI. Quản lý
và nghiên cứu các khía cạnh đạo đức và xã hội của trí tuệ nhân tạo là rất quan
trọng.

3.Sự tiến hóa của trí tuệ nhân tạo từ những năm đầu cho đến hiện tại

Từ những ngày đầu tiên với các hệ thống và các cơng nghệ bị hạn chế, thì
trí tuệ nhân tạo (AI) đã trên đà phát triển vượt bậc. Sự tiến hố của trí tuệ nhân tạo
có thể được chia thành 3 giai đoạn chính:

- Giai đoạn đầu (1950-1970): Đây là bước khởi đầu của trí tuệ nhân tạo(AI) khi
các nhà khoa học bắt đầu thực hiện nghiên cứu ra máy móc với bộ não có thể suy
nghĩ và hành động giống con người. Trong giai đoạn này hầu như chỉ nghiên cứu
tập trung vào những vấn đề như lập luận, lý luận và cách giải quyết vấn đề.


- Giai đoạn thứ hai (1970-1990): Đây là giai đoạn đánh dấu của sự phát triển về
kỹ thuật học máy. Học máy là một nhánh của trí tuệ nhân tạo(AI) tập trung vào phát
triển các thuật tốn cho phép máy tính có thể đọc từ dữ liệu. Các kỹ thuật học máy
được dùng để tạo ra các mạng lưới hệ thống trí tuệ nhân tạo(AI) có thể thực hiện
nhiều nhiệm vụ như nhận dạng giọng nói, nhận dạng hình ảnh và dịch được nhiều
ngơn ngữ.

- Giai đoạn thứ ba (1990-nay): Đây là giai đoạn phát triển các kỹ thuật học sâu.
Qua việc sử dụng các mạng nơ-ron nhân tạo để học từ dữ liệu. Các nơ-ron này được
mô phỏng như các nơ-ron trong bộ não con người. Học sâu được sử dụng để tạo ra
trí tuệ nhân tạo(AI) có thể thực hiện được những nhiệm vụ phức tạp hơn như lái xe
tự động, chơi game và tạo ra thiết kế nghệ thuật.

6

Downloaded by Quang Tr?n ()

lOMoARcPSD|11346942

“Trong những năm qua, công nghệ AI đang hồi sinh và phát triển đáng kể.
AI đã trở nên phổ biến trong mọi khía cạnh của cuộc sống - như ơ tơ tự lái, khả
năng dự đốn thời tiết chính xác hơn hoặc cơng nghệ chẩn đốn sức khỏe,...Tất cả
những gì chúng ta có thể làm là chào đón tương lai của AI. Trí tuệ nhân tạo AI đang
được nghiên cứu phát triển để thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi tư duy và suy luận
của con người.”
( />hien-tai-va-tuong-lai-cua-ai-3139).

Qua nhiều cột mốc lịch sử và nhiều giai đoạn thì đến nay trí tuệ nhân
tạo(AI) đã có sự phát triển vượt bậc. AI đã thực hiện được nhiều nhiệm vụ mà trước
đây chỉ con người mới làm được.


4.Các giai đoạn quan trọng của Al
Học máy là một nhánh quan trọng của trí tuệ nhân tạo(AI) với nhiệm vụ
phát triển cho phép(AI) học từ dữ liệu. Học máy có thể được chia thành 2 loại là
học có giám sát và học không giám sát.
Mạng nơ-ron nhân tạo là một mô hình mơ phỏng các nơ-ron như trong bộ
não con người. Mạng nơ-ron nhân tạo có thể thực hiện được nhiều nhiệm vụ khác
nhau như nhận dạng hình ảnh, nhận dạng giọng nói và dịch ngơn ngữ.
Học sâu là một nhánh của học máy sử dụng các nơ-ron nhân tạo như bộ
não người để học từ dữ liệu. Học sâu có thể tạo ra hệ thống AI thực hiện được
nhiệm vụ phúc tạp như chơi cờ, xe không người lái và các thiết kế.
Học tăng cường là một phương pháp học máy trong đó các trí tuệ nhân
tạo(AI) được thưởng khi thực hiện hoàn thành đúng nhiệm vụ và ngược lại sẽ bị
phạt khi thực hiện sai. Học tăng cường thường được sử dụng để tạo ra hệ thống AI
có nhiệm vụ phức tạp hơn như chơi các trò chơi trực tuyến phức tạp,…

7

Downloaded by Quang Tr?n ()

lOMoARcPSD|11346942

CHƯƠNG 2. ỨNG DỤNG CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO

2.1.Tác động của trí tuệ nhân tạo đến xã hội

2.1.1.Công nghệ nhận dạng giọng nói chatbot và trợ lí ảo trong cuộc
sống

Dưới sự phát triển của con người và xã hội thì kéo theo đó là những cơng

nghệ hiện đại nói chung và trí tuệ nhân tạo(AI) nói riêng đã trở thành một phần
không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Ví dụ như dạy học trực
tuyến qua các nền tảng, cơng nghệ nhận diện giọng nói được sử dụng qua các thiết
bị thông minh hay các trợ lý ảo như Siri, Alexa, Google Assistant,...Giúp người
dùng tìm kiếm thơng tin, đặt lịch hẹn, hay thậm chí biến ngơi nhà của bạn trở thành
nhà thơng minh.Hơn nữa, trí tuệ nhân tạo(AI) còn được sử dụng trong nhiều các
lĩnh vực, chẳng hạn như y tế, giao thông, học tập,… AI có khả năng tự học, tổng
hợp thơng tin và giải quyết các vấn đề mang hiệu quả cao hơn so với những phương
pháp khác.

2.1.2.Lợi ích của trí tuệ nhân tạo đến xã hội

Tăng cường kiến thức và hiệu suất làm việc vì người sử dụng có thể dễ
dàng tìm kiếm thơng tin được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau với kết quả chính
xác cao và tự động đối với những tác vụ lặp đi lặp lại giúp chúng ta tập chung vào
các nhiệm vụ mang tính sáng tạo. Kéo theo đó hiệu suất làm việc sẽ được tăng lên
và sẽ đạt hiệu quả làm việc cao.

“Theo ILO, tác động lớn nhất của công nghệ AI tạo sinh "khơng phải là
xóa sổ cơng việc mà có tiềm năng cải thiện chất lượng lao động, điển hình là cường
độ làm việc và tính tự chủ trong cơng việc.”( />tao-co-the-giup-tao-them-nhieu-viec-lam-moi-trong-xa-hoi-
20230822223026977.htm)

Tiếp đến trí tuệ nhân tạo(AI) cịn giúp con người cải thiện sức khoẻ vì AI
được sử dụng trong chẩn đoán bệnh, phát triển thuốc mới và chăm sóc sức khoẻ từ
xa. AI có thể giúp việc chẩn đốn bệnh chính xác hơn, đưa ra các phương pháp điều
trị phù hợp, xử lí các hồ sơ bệnh án và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho
bệnh nhân được thuận tiện hơn.

Điều tiếp theo mà AI có thể làm đó là cải thiện giáo dục thơng qua các nền

tảng học tập thông minh với các ưu điểm như phản hồi tức thì, điều chỉnh nội dung
học phù hợp cho người học, được tương tác với các trợ lí ảo và giúp việc học tập trở
nên hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí.

“Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả
công việc, học tập, đáp ứng sự phát triển xã hội, phục vụ cuộc sống con người tốt
hơn. Sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo định hình tương lai giáo dục của tất
cả quốc gia trên thế giới. Theo PGS, TS Tạ Hải Tùng, Hiệu trưởng Trường Công
nghệ thông tin và Truyền thông (Đại học Bách khoa Hà Nội), người làm công nghệ
và khoa học đón nhận sản phẩm ChatGPT rất bình tĩnh.”

8

Downloaded by Quang Tr?n ()

lOMoARcPSD|11346942

( />post738678.html)

Ngồi ra trí tuệ nhân tạo còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống dễ dàng
để thấy nhất là việc AI được sử dụng trong các ứng dụng như trợ lí ảo, xe tự lái và
nhà thông minh. AI giúp tăng cường khả năng tiếp nhận thông tin đối với mọi
người, giúp tiết kiệm được thời gian giúp cuộc sống của con người trở nên thoái
mái, dễ dàng và hiện đại hơn.

Nhưng hơn hết chúng ta phải biết sử dụng trí tuệ nhân tạo đúng mục đích,
đúng nhu cầu, khơng nên lạm dụng q mức để có thể tránh những hiểm hoạ hay
những mỗi lo ngại tiềm tàng đằng sau các nền tảng này.

“TS. Brendan Englot - Giám đốc Viện Trí tuệ nhân tạo Stevens, Viện công

nghệ Stevens, Mỹ: "Chúng ta sẽ tiếp tục ngạc nhiên với những cách sáng tạo tiềm
tàng mà AI mang lại cũng như những mối lo ngại tiềm năng. Nhưng tơi nghĩ rằng,
chúng ta càng hiểu rõ về nó thì chúng ta càng có triển vọng sử dụng AI như một
động lực vì một mục đích ngày càng tốt đẹp hơn.” ( />nhan-tao-co-the-giup-tao-them-nhieu-viec-lam-moi-trong-xa-hoi-
20230822223026977.htm).

2.2.Tác động của trí tuệ nhân tạo đến kinh tế

2.2.1.Các ứng dụng Al trong lĩnh vực kinh tế

Đầu tiên là dự báo và phân tích thị trường vì AI có thể phân tích được dữ
liệu lớn từ nhiều nguồn khác nhau, chẵng hạn như dữ liệu bán hàng, dữ liệu khách
hàng và dữ liệu thị trường. Điều này giúp các doanh nghiệp, nhãn hàng hiểu rõ hơn
về thị trường, về khách hàng hay thậm chí là đối thủ cạnh tranh. AI cịn có thể được
sử dụng để biết về nhu cầu sản phẩm hay là xu hướng mới của thị trường. Điều này
giúp các doanh nghiệp đưa ra các quyết định và chiến lược kinh doanh tốt hơn. Ví
dụ như Amazon sử dụng AI để dự đốn nhu cầu sản phẩm dựa trên dự liệu bán hàng
và dữ liệu khách hàng. Hay Google sử dụng AI phân tích dữ liệu tìm kiếm để hiểu
rõ về sở thích của người dùng giúp những mục tiêu quảng cáo được hiệu quả hơn.

Đến việc quản lí chuỗi cung ứng AI có thể được sử dụng để quản lí các quy
trình về chuỗi cung ứng chẵng hạn như theo dõi hàng tồn kho, lên kế hoạch vận
chuyển và tối ưu hoá. Điều này giúp các doanh nghiệp giảm bớt chi phí, tăng năng
suất hiệu quả và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ví dụ như FedEx sử dụng AI để
lập kế hoạch vận chuyển giúp giảm chi phí vận chuyển và đáp ứng nhu cầu của
khách hàng.

“Vào tháng Sáu vừa qua, cơng ty tư vấn quản trị tồn cầu McKinsey ước
tính AI có thể giúp tăng lợi nhuận hằng năm lên thêm từ 14-22.000 tỷ USD, con số
gần bằng quy mô nền kinh tế Mỹ hiện nay”. ( />nhan-tao-loi-ich-lon-hay-loi-nguyen-voi-nen-kinh-te-post889630.amp).


Trong quản lý quy trình sản xuất thì trí tuệ nhân tạo(AI) có thể được sử
dụng để tự động hố các quy trình sản xuất, tối ưu hoá hiệu suất, chẵng hạn như lắp
ráp, kiểm tra chất lượng và đóng gói. Điều này giúp các doanh nghiệp tăng năng
suất, giảm chi phí phải trả cho nhân công, cải thiện chất lượng sản phẩm và giúp
giảm thất thốt nguồn tài ngun. Ví dụ Tesla sử dụng AI để tự động hóa quy trình
lắp ráp ơ tơ giúp tăng năng suất và giảm chi phí lao động.

9

Downloaded by Quang Tr?n ()

lOMoARcPSD|11346942

Đối với dịch vụ khách hàng AI có thể xử lí các tác vụ dịch vụ khách hàng
chẳng hạn như trả lời câu hỏi, giải quyết khiếu nại,… Điều này giúp các doanh
nghiệp tiết kiệm một phần chi phí cho dịch vụ chăm sóc khách hàng và cải thiện
được trải nghiệm của người dùng.

2.2.2.Lợi ích của Al đến kinh tế

Lợi ích của trí tuệ nhân tạo rất đa dạng từ việc mang nhiều lợi ích góp phần
không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế thông qua tối ưu quy trình sản xuất, nâng cao
hiệu quả hoạt động, giảm chi phí và tăng lợi nhuận. AI cịn tạo ra nhiều cơ hội việc
làm mới cho con người như kĩ sư AI, nhà phát triển AI và nhà phân tích dữ liệu.
Tăng trưởng nền kinh tế và tăng năng suất lao động là điều quan trọng mà không
thể không nhắc đến vì giúp con người khơng cần phải thực hiện các tác vụ lặp đi lặp
lại mà thay vào đó được tập trung vào các nhiệm vụ mang tính sáng tạo.

“Trong một khảo sát tại 16 quốc gia châu Âu do ECB thực hiện cho thấy,

tỷ lệ việc làm trong các lĩnh vực liên quan đến AI đã tăng lên, trong đó, các cơng
việc có kỹ năng thấp và trung bình hầu như khơng bị ảnh hưởng, cịn các vị trí có
tay nghề cao lại có sự biến động lớn nhất.”
( />phai-viec-lam-649395.html)

Như vậy, ta có thể thấy việc trí tuệ nhân tạo(AI) xuất hiện không chỉ giúp
những nhu cầu và chất lượng sống của con người được cải thiện đáng kể mà cịn
giúp cho nền kinh tế có xu hướng tích cực hơn. Có một vài ý kiến cho rằng sự xuất
hiện của trí tuệ nhân tạo(AI) làm ảnh hưởng đến công việc của con người nhưng
theo những thông tin sau thì AI khơng những khơng lấy đi cơng việc của con người
mà cịn tạo ra thêm những cơng việc mới về công nghệ cao.

“Theo hãng tin CNBC, số lượt tìm kiếm việc làm AI mang tính sáng tạo
trên Indeed đã tăng gần 4.000% trong năm ngoái và số cơ hội việc làm về AI mang
tính sáng tạo đã tăng 306% so với cùng kỳ. Mặc dù số lượng tin tuyển dụng AI trên
ZipRecruiter đã giảm so với mức cao nhất từng thấy vào năm 2022, nhưng khối
lượng công việc AI có sẵn trên nền tảng này vẫn “lớn hơn rất nhiều” so với trước
đại dịch, nhà kinh tế trưởng Julia Pollak của ZipRecruiter cho biết. Đáng lưu ý,
những công ty tuyển dụng các vị trí AI được săn đón nhiều nhất lại không phải là
những công ty thuộc lĩnh vực kỹ thuật.”
( />chu-so.htm)

“Theo CNBC, WEF nhận định trong báo cáo “Tương lai việc làm 2018”
rằng sự phát triển của công nghệ tự động hóa và trí thơng minh nhân tạo có thể
khiến 75 triệu việc làm mất đi. Tuy nhiên, 133 triệu việc làm mới sẽ xuất hiện, vì
giới doanh nghiệp phân chia lại lao động giữa người và máy móc. Cuối cùng, 58
triệu việc làm mới cho con người sẽ ra đời vào năm 2022.”. ( />va-robot-se-tao-ra-hang-trieu-viec-lam-moi-185789465.htm#)

10


Downloaded by Quang Tr?n ()

lOMoARcPSD|11346942

CHƯƠNG 3. THÁCH THỨC VÀ TƯƠNG LAI CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO

3.1.Thách thức

3.1.1.Vấn đề đạo đức và pháp lý liên quan đến AI
Trong thời đại của Trí tuệ Nhân tạo (AI), vấn đề đạo đức và pháp lý đã trở
thành những yếu tố quan trọng cần được xem xét. Việc sử dụng AI có thể ảnh
hưởng đến quyền riêng tư, an ninh mạng và đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của máy
móc.
Quyền riêng tư là một trong những vấn đề quan trọng khi sử dụng AI. Các
cơng nghệ AI có thể thu thập và sử dụng dữ liệu cá nhân mà không gây sự chú ý
hoặc sự hiểu biết của người dùng. Điều này đặt ra câu hỏi về quyền riêng tư và cần
có các biện pháp bảo vệ dữ liệu để đảm bảo rằng thông tin cá nhân không bị lạm
dụng hoặc tiếp cận trái phép. Bostrom, N. (2014). Superintelligence: Paths,
Dangers, Strategies. Oxford University Press.
An ninh mạng tác động của AI đến an ninh mạng là một vấn đề quan trọng
mà chúng ta cần quan tâm. Với sự phát triển của AI, các hệ thống AI có thể trở nên
mạnh mẽ và khả năng tấn công và xâm nhập cũng tăng lên. Do đó, cần thiết phải áp
dụng các biện pháp bảo mật thích hợp để đảm bảo an ninh cho dữ liệu và hệ thống.
Floridi, L., & Cowls, J. (2019). A Unified Framework of Five Principles for AI in
Society. Harvard Data Science Review, 1(1).
Trong việc sử dụng AI, trách nhiệm của máy móc là một vấn đề quan trọng
được quan tâm. Máy móc thơng minh có khả năng tự động học và ra quyết định,
điều này đặt ra câu hỏi về trách nhiệm trong trường hợp xảy ra sự cố hoặc hậu quả
khơng mong muốn. Cần xem xét các khía cạnh pháp lý và đạo đức liên quan đến
việc xác định trách nhiệm và đảm bảo rằng máy móc khơng gây hại cho con người

hoặc gây ra sự thiếu minh bạch.
Jobin, A., Ienca, M., & Vayena, E. (2019). The global landscape of AI ethics
guidelines. Nature Machine Intelligence, 1(9), 389-399.

3.1.2.Tác động tiềm năng của AI đến việc mất việc làm và sự bất bình
đẳng kinh tế.

Trong q trình phát triển, AI có khả năng thay thế công việc của con
người trong nhiều lĩnh vực, từ sản xuất công nghiệp cho đến dịch vụ khách hàng và
quản lý (Autor & Restrepo, 2017). Công nghệ tự động hóa và robot học đã cải thiện
hiệu suất và giảm chi phí lao động, nhưng cũng gây ra lo ngại về việc mất đi hàng
triệu công việc truyền thống. Một số công việc dễ bị ảnh hưởng bao gồm cơng việc
lặp lại, cần ít kỹ năng chun mơn hoặc dễ được tự động hóa (Frey & Osborne,
2017).

Ví dụ, trong ngành sản xuất, các robot có khả năng thay thế lao động trong
q trình gia cơng và lắp ráp. Trong ngành dịch vụ khách hàng, chatbot AI có khả
năng xử lý u cầu thơng qua trị chuyện tự động (Brynjolfsson & McAfee, 2014).
Tuy nhiên, không phải tất cả các công việc sẽ bị ảnh hưởng negativi của AI. Thay
vào đó, AI có tiềm năng tạo ra các cơng việc mới và cung cấp cơ hội cho sự phát
triển kinh tế (World Economic Forum, 2018). Cơng nghệ AI có thể giúp tăng cường

11

Downloaded by Quang Tr?n ()

lOMoARcPSD|11346942

khả năng sáng tạo, quản lý thơng tin và phân tích dữ liệu, từ đó mở ra những ngành
nghề mới như chuyên gia về dữ liệu, chuyên gia về trí tuệ nhân tạo và chuyên gia về

quản lý AI.

Để đảm bảo tiến bộ của AI không gây thêm bất bình đẳng kinh tế, cần áp
dụng các biện pháp như tái đào tạo lao động để thích ứng với công việc mới hoặc hỗ
trợ thu nhập căn bản (Acemoglu & Restrepo, 2019). Ngoài ra, xây dựng một khung
pháp luật và giáo dục để giám sát và kiểm soát việc triển khai của AI cũng rất quan
trọng (Frey & Osborne, 2017).

Tóm lại, AI có tiềm năng gây ảnh hưởng lớn đến việc mất việc làm và sự
bất bình đẳng kinh tế. Tuy nhiên, khi được áp dụng một cách thơng minh và có
chiến lược, AI cũng thể tạo ra cơ hội mới và thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Điều
quan trọng là đảm bảo rằng các biện pháp được áp dụng để giảm thiểu tác động tiêu
cực và xây dựng một xã hội công bằng trong thời kỳ chuyển đổi này.

3.2. Tương lai của trí tuệ nhân tạo

3.2.1.Xu hướng phát triển dự kiến của Al trong tương lai
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng trở nên quan trọng và phổ biến trong
cuộc sống hiện đại. Công nghệ này khơng chỉ có ảnh hưởng sâu sắc đến các lĩnh
vực cơng nghiệp, mà cịn mang lại tiềm năng lớn cho sự phát triển của xã hội. Dưới
đây là một số xu hướng dự kiến của trí tuệ nhân tạo trong tương lai:
Học máy gia đình (Home Machine Learning) là một xu hướng được dự báo
sẽ ngày càng phổ biến trong các gia đình. Các thiết bị thơng minh như loa thông
minh, robot gia dụng và thiết bị điều khiển tự động có khả năng tự học và thích ứng
với mơi trường xung quanh. Chúng có thể giúp việc quản lý nhà cửa, điều khiển
thiết bị điện tử, gợi ý các hoạt động hàng ngày và thậm chí làm việc theo yêu cầu cá
nhân. Russell, S., & Norvig, P. (2016). Artificial Intelligence: A Modern Approach
(3rd ed.).Pearson.
Xe tự lái (Self-driving Cars) là một lĩnh vực đang phát triển mạnh mẽ trong
AI. Với sự kết hợp của các công nghệ như máy học, thị giác máy tính và cảm biến,

xe tự lái có khả năng tự điều khiển và tương tác với môi trường giao thông. Điều
này không chỉ mang lại tiện ích cho người dùng, mà cịn giúp giảm tai nạn giao
thông và ùn tắc. Goodfellow, I., Bengio, Y., & Courville, A. (2016). Deep Learning.
MIT Press.
Y tế thông minh (Smart Healthcare) là lĩnh vực khác của AI đang phát triển
rất nhanh chóng. Cơng nghệ này có thể được áp dụng để phân tích dữ liệu y khoa,
chẩn đốn bệnh, theo dõi sức khỏe cá nhân và cung cấp các giải pháp y tế cá nhân
hóa. Y tế thơng minh có tiềm năng để cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe và gia
tăng hiệu quả trong việc chuẩn đoán bệnh. LeCun, Y., Bengio, Y., & Hinton G.E.
(2015). Deep learning Nature 521(7553), 436-444.
Vật lý lượng tử (Quantum Computing) là một xu hướng mới trong trí tuệ
nhân tạo. Cơng nghệ này sử dụng nguyên lí của vật lý lượng tử để xử lí thơng tin
với tốc độ và khả năng tính tốn vượt trội so với máy tính truyền thống. Vật lý

12

Downloaded by Quang Tr?n ()

lOMoARcPSD|11346942

lượng tử có tiềm năng để giải quyết các bài toán phức tạp trong lĩnh vực như tối ưu
hóa, mơ phỏng phân tử và mã hóa dữ liệu. Silver D., et al. (2017). Mastering the
game of Go without human knowledge Nature 550(7676), 354-359.

3.2.2.Đánh giá tác động của AI đến cuộc sống và kinh tế trong tương lai
Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) đã và đang có một sự ảnh

hưởng rất lớn đến cuộc sống và kinh tế trong thời gian gần đây. Sự phát triển nhanh
chóng của cơng nghệ AI đã mang lại nhiều cơ hội mới, nhưng cũng gây ra một số lo
ngại về các khía cạnh xã hội, kinh doanh và việc làm.


Theo Bostrom (2014), AI có thể có ảnh hưởng tích cực lớn trong các
lĩnh vực như y sinh học, y khoa, tự lái xe, quản lý thông tin và dự báo thời tiết.
Trong y sinh học, AI có thể được sử dụng để phân tích dữ liệu gen để hiểu rõ hơn
về bệnh lý và điều trị cá nhân hoá cho từng bệnh nhân. Trong tự lái xe, cơng nghệ
AI giúp tăng cường an tồn giao thông và giảm tai nạn do con người gây ra. Trong
quản lý thơng tin, AI có thể tự động phân loại và xử lý dữ liệu lớn, giúp tăng cường
hiệu suất làm việc và đưa ra quyết định chính xác hơn. Bostrom, N. (2014).
Superintelligence: Paths, Dangers, Strategies. Oxford University Press.

Tuy nhiên, sự phát triển của AI cũng mang theo một số rủi ro và thách
thức. Một trong những vấn đề chính là việc mất việc làm do sự tự động hóa. Theo
Frey và Osborne (2017), khoảng 47% cơng việc ở Hoa Kỳ có khả năng bị thay thế
hồn tồn bởi máy móc trong tương lai khơng xa. Điều này có thể gây ra sự khơng
ổn định kinh tế và gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Frey, C.B., & Osborne, M.A.
(2017). The future of employment: How susceptible are jobs to computerization?
Technological Forecasting and Social Change, 114(C), 254-280.

Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến an ninh thông tin và riêng tư cũng
được coi là một rủi ro tiềm năng của AI. Với khả năng thu thập, phân tích và sử
dụng dữ liệu cá nhân mạnh mẽ của AI, nguy cơ xâm nhập vào quyền riêng tư của cá
nhân trở thành vấn đề hàng đầu.

Trong kinh tế, AI có thể tạo ra sự không công bằng và tăng cường
quyền lực của các công ty công nghệ lớn. Các công ty này có khả năng tích lũy dữ
liệu và tri thức, từ đó xây dựng ưu thế cạnh tranh và kiểm sốt thị trường. Điều này
có thể gây ra sự thiếu minh bạch và độc quyền trong kinh doanh.

Tóm lại, AI đã và đang có một tác động rất lớn đến cuộc sống và kinh
tế trong tương lai. Mặc dù mang lại nhiều cơ hội mới, nhưng cũng gây ra một số rủi

ro và thách thức. Việc hiểu rõ về những ảnh hưởng này là quan trọng để chúng ta có
thể phát triển AI một cách bền vững và hài hòa với xã hội.

13

Downloaded by Quang Tr?n ()

lOMoARcPSD|11346942

KẾT LUẬN

Trí tuệ nhân tạo (AI) đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển của xã hội
và kinh tế. Các thành tựu như máy học, học sâu, xử lý ngôn ngữ tự nhiên và robot
thông minh đã cải thiện cuộc sống hàng ngày và tạo ra những tiến bộ đáng kể trong
các ngành công nghiệp khác nhau.

Với sự phát triển của AI, một số kết quả mới đã được tiểu luận đề cập. AI
đã giúp tự động hóa cơng việc, giảm tốn cơng sức lao động và tăng năng suất. Nó
cũng đã có ảnh hưởng tích cực trong lĩnh vực y tế, từ phân tích dữ liệu y tế đến chẩn
đốn và điều trị bệnh. Trong kinh tế, AI đã tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới, tăng
trưởng kinh tế và thay đổi cấu trúc việc làm.

Kiến nghị về những nghiên cứu tiếp theo:
Để tiếp tục nghiên cứu về sự phát triển và tác động của trí tuệ nhân tạo đến
xã hội và kinh tế, có một số hướng đi tiềm năng:
- Nghiên cứu về tác động của AI trong các lĩnh vực mới, như giao thông vận
tải, giáo dục, nông nghiệp và quản lý tổ chức.
- Khám phá các vấn đề đạo đức và pháp lý liên quan đến sử dụng AI, để đảm
bảo sự phát triển an tồn và cơng bằng cho xã hội.
- Xem xét tác động của AI đến cơng việc và việc làm, từ đó đề xuất các giải

pháp nhằm thích ứng với sự thay đổi trong cấu trúc ngành nghề.
- Nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo tương tác và hợp tác con người-máy, để tận
dụng tối đa lợi ích của cả hai.

14

Downloaded by Quang Tr?n ()

lOMoARcPSD|11346942

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Website tham khảo

1. ( /> qua-khu-hien-tai-va-tuong-lai-cua-ai-3139).

2. ( /> viec-lam-moi-trong-xa-hoi-20230822223026977.htm)

3. ( /> duc-post738678.html)

4. ( /> viec-lam-moi-trong-xa-hoi-20230822223026977.htm).

5. ( /> voi-nen-kinh-te-post889630.amp).

6. ( /> khong-phai-viec-lam-649395.html

Tiếng Anh

7. Bostrom, N. (2014). Superintelligence: Paths, dangers, strategies. Oxford
University Press.


8. Floridi, L., & Cowls, J. (2019). A Unified Framework of Five Principles
for AI in Society. Harvard Data Science Review, 1(1).

9. Jobin, A., Ienca, M., & Vayena, E. (2019). The global landscape of AI
ethics guidelines. Nature Machine Intelligence, 1(9), 389-399.

10. Taddeo, M., & Floridi, L. (2018). Regulate artificial intelligence to avert
cyber arms race. Nature, 556(7701), 296-298.

11. Mittelstadt, B. D., Allo, P., Taddeo, M., Wachter, S., & Floridi, L. (2016).
The ethics of algorithms: Mapping the debate. Big Data.

12. (Autor & Restrepo, 2017).
13. (Brynjolfsson & McAfee, 2014).
14. (World Economic Forum, 2018).
15. (Acemoglu & Restrepo, 2019).
16. Russell, S., & Norvig, P. (2016). Artificial Intelligence: A Modern

Approach (3rd ed.). Pearson.
17. Goodfellow, I., Bengio, Y., & Courville, A. (2016). Deep Learning. MIT

Press.
18. LeCun, Y., Bengio, Y., & Hinton G.E. (2015). Deep learning Nature

521(7553), 436-444.
19. Silver D., et al. (2017). Mastering the game of Go without human

knowledge Nature 550(7676), 354-359.
20. Frey, C.B., & Osborne, M.A. (2017). The future of employment: How


susceptible are jobs to computerization? Technological Forecasting and
Social Change, 114(C), 254-280.

15

Downloaded by Quang Tr?n ()

lOMoARcPSD|11346942

16

Downloaded by Quang Tr?n ()


×