Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

V ẬN D ỤNG THUY Ế T ĐA TRÍ TU Ệ VÀO CÔNG TÁC CH Ủ NHI Ệ M L Ớ P Ở TRƯ ỜNG TRUNG H Ọ C PH Ổ THÔNG THEO HƯ ỚNG PHÁT TRI Ể N NĂNG L Ự C H Ọ C SINH - Full 10 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.52 KB, 10 trang )

HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2021-0107
Educational Sciences, 2021, Volume 66, Issue 4, pp. 38-47
This paper is available online at

VẬN DỤNG THUYẾT ĐA TRÍ TUỆ VÀO CƠNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

Nguyễn Thị Lệ Thanh
Trường THPT Lê Quảng Chí, tỉnh Hà Tĩnh

Tóm tắt. Thuyết đa trí tuệ là một thành tựu lớn của tâm lí học cuối thế kỉ XX, nó được ứng
dụng vào hoạt động giáo dục đem lại một cái nhìn nhân bản, coi trọng sự đa dạng về trí tuệ
ở mỗi học sinh, giúp mỗi học sinh tỏa sáng, thành công và tự tin vững bước trên năng lực
của chính mình. Giáo dục Việt Nam với mục tiêu là “phát triển toàn diện và phát huy tốt
nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân…” Chính vì vậy việc vận dụng thuyết
đa trí tuệ vào giáo dục để phát huy tiềm năng vốn có của mỗi cá nhân học sinh thực sự là
cần thiết. Công tác chủ nhiệm là một hoạt động quản lí giáo dục đặc thù, có sự tác động lớn
đến hiệu quả của việc dạy học và giáo dục học sinh. Trong bài viết này, tôi xin đề xuất các
biện pháp vận dụng thuyết đa trí tuệ vào việc đổi mới công tác chủ nhiệm lớp ở trường
THPT. Kết quả cho thấy việc vận dụng thuyết đa trí tuệ vào công tác chủ nhiệm đã giúp
giáo viên quản lí và giáo dục học sinh khoa học và hiệu quả hơn, phát triển năng lực người
học, từ đó tạo nên một mơi trường giáo dục nhân văn hiện đại.
Từ khóa: thuyết đa trí tuệ, cơng tác chủ nhiệm, THPT, đổi mới quản lí giáo dục.

1. Mở đầu

Xu hướng của giáo dục hiện đại và yêu cầu đổi mới của giáo dục Việt Nam hiện nay là:
phát triển năng lực học sinh (HS). Nghị quyết 29 của TW Đảng về Đổi mới căn bản toàn diện
giáo dục và đào tạo đã xác định mục tiêu trọng tâm là “giáo dục con người Việt Nam phát triển


toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân…” [1,tr 3]. Mục
tiêu này đã được cụ thể hóa thành các phẩm chất, năng lực cốt lõi của người học, ở chương trình
giáo dục phổ thơng tổng thể 2018. Với những u cầu đó, địi hỏi người giáo viên (GV) cũng
như các nhà quản lí giáo dục, cần có những giải pháp đột phá, đồng bộ từ cơng tác quản lí đến
hoạt động giảng dạy trực tiếp của từng bộ môn cụ thể. Thuyết đa trí tuệ là một thành tựu về tâm
lí học cuối thế kỉ XX, do Howard Gardner đề xuất. Nó được ứng dụng khá đa dạng vào các
ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, nhất là công tác quản lí, phát triển con người. Từ khi được
cơng bố vào năm 1983 đến nay, thuyết đa trí tuệ được các nhà tâm lí học, nhà sư phạm, chuyên
gia về giáo dục trên thế giới ứng dụng, vận dụng thành công vào dạy học ở mọi cấp học.
Thomas Armstrong – người đã có nhiều cơng trình vận dụng thuyết đa trí tuệ vào hoạt động
giáo dục, ơng đã đề xuất các chiến lược dạy học cho từng loại trí tuệ, xây dựng mơi trường lớp
học đa trí tuệ, trường học đa trí tuệ… [2-3]. Vì thế, vận dụng thuyết đa trí tuệ vào đổi mới cơng
tác dạy học và giáo dục là một xu hướng phù hợp với mục tiêu giáo dục Việt Nam hiện nay.

Ngày nhận bài: 2/5/2021. Ngày sửa bài: 29/6/2021. Ngày nhận đăng: 10/7/2021.
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Lệ Thanh. Địa chỉ e-mail:

38

Vận dụng thuyết đa trí tuệ vào cơng tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông…

Công tác chủ nhiệm (CTCN) lớp ở trường THPT là một hoạt động quản lí giáo dục rất
quan trọng. Nó đóng vai trị hỗ trợ, thúc đẩy quá trình dạy học phát triển đúng theo kế hoạch,
đảm bảo sự thành công cho mọi tiết học trên lớp. Bên cạnh đó, CTCN có sự tác động trực tiếp
đến sự hình thành, phát triển nhân cách tồn diện của HS. Vì thế, cùng với việc nghiên cứu đổi
mới phương pháp dạy học bộ mơn, thì việc đổi mới CTCN lớp cũng là một yêu cầu quan trọng
trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay. Yếu tố có vai trị quyết định đến sự thành cơng của
CTCN đó chính là giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp. Tuy nhiên, nhiều GV hiện nay cịn thiếu
các kĩ năng về quản lí lớp học. Một số GV cảm thấy bất lực, không vượt qua được những “cú
sốc thực tế” về tình trạng lộn xộn, vô kỉ luật, bất trị của một số HS cá biệt mang danh “con ông

trời” tại các lớp học trong trường phổ thơng. Thực tế đó đã làm nản lịng người GV và làm cho
họ khơng cịn tha thiết, say mê với sự nghiệp trồng người. Để góp phần nâng cao hiệu quả
CTCN cũng như trang bị cho GV những kĩ năng quản lí lớp học, nhiều cơng trình nghiên cứu đã
quan tâm đến vấn đề này, tiêu biểu là Nguyễn Thanh Bình [4], Nguyễn Thị Kim Dung [5], Hà
Nhật Thăng [6], Trần Thị Tuyết Oanh [7], Phạm Thị Kim Anh [8], Nguyễn Thị Hằng [9]... Tiêu
biểu là cơng trình nghiên cứu của Robert J. Marzano, jana S. Marzano& Debra J. Pickerning đã
đi sâu vào kĩ năng quản lí hiệu quả lớp học [10]. Tuy nhiên những cơng trình nghiên cứu vận
dụng thuyết đa trí tuệ vào CTCN lớp thì chưa có nhiều. Bởi vậy, trong bài viết này tôi xin đề
xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả CTCN lớp theo thuyết đa trí tuệ, từ đó hướng tới bồi
dưỡng, phát triển tồn diện năng lực HS.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Vài nét về thuyết đa trí tuệ
Thuyết đa trí tuệ được khởi xướng bởi nhà tâm lí học người Mỹ - Howard Gardner - giáo

sư ngành giáo dục tại Đại học Harvard. Theo Howard Gardner trí thơng minh là khả năng giải
quyết các vấn đề hoặc tạo ra các sản phẩm mà các giải pháp hay sản phẩm đó khơng thể chỉ
được đo lường duy nhất qua chỉ số IQ. Lí thuyết đa trí tuệ – multiple intelligences (lí thuyết MI)
nói rằng mỗi người trong chúng ta đều có 8 loại trí tuệ, đó là: ngơn ngữ, logic/tốn học, âm
nhạc, vận động, không gian, giao tiếp, nội tâm và khoa học tự nhiên. Ứng với mỗi cá nhân sẽ có
những loại trí thơng minh vượt trội hơn các trí thơng minh cịn lại. Các dạng trí tuệ này khơng
tồn tại độc lập, riêng rẽ, mà đan xen lẫn nhau, có thể thay đổi tùy thuộc vào yếu tố tác động lên
nó. Đặc điểm cụ thể của mỗi loại trí tuệ có thể khái quát như sau:

- Trí tuệ ngơn ngữ: là khả năng sử dụng hiệu quả về ngơn ngữ nói và viết, đặc biệt là khả
năng tranh luận, hùng biện. Các thao tác cơ bản là ngữ âm, cú pháp, ngữ nghĩa và thực hành
ngôn ngữ được thực hiện linh hoạt, sáng tạo.

- Trí tuệ logic/tốn học: là khả năng sử dụng hiệu quả các con số, khả năng suy luận, tính

tốn, lí luận sâu sắc. Tư duy logic là công cụ giải quyết mọi vấn đề. Những người thuộc lĩnh
vực khoa học và tốn học thường có xu hướng cao thuộc vào loại trí thơng minh này.

- Trí tuệ âm nhạc: là khả năng nhạy cảm với hệ thống dấu hiệu âm thanh, khả năng cảm
nhận tốt các nốt nhạc, giai điệu, nhịp điệu của chúng, biết tạo ra sản phẩm có tính chất âm nhạc.
Những nhạc sĩ, nhà soạn nhạc thành công và những người tham gia sản xuất âm nhạc có trí tuệ
về âm nhạc.

- Trí tuệ vận động: là khả năng điều khiển và kiểm sốt cơ thể, sự dụng tồn bộ cơ thể để
thể hiện ý tưởng và cảm xúc. Những thiên về tài năng này sử dụng sự phối hợp của cơ thể họ để
giải quyết vấn đề. Vũ công chuyên nghiệp và vận động viên là ví dụ điển hình về loại này.

- Trí tuệ khơng gian: là khả tưởng tượng không gian, tiếp nhận sự vật, hiện tượng thế giới
khách quan qua con đường thị giác, nhạy bén với màu sắc, tri giác tốt. Họa sĩ, kiến trúc sư, nhà
điêu khắc và nhà thiết kế thành cơng có thể thiên về loại này.

39

Nguyễn Thị Lệ Thanh

- Trí tuệ giao tiếp: là khả năng hiểu ý định, động lực và mong muốn của mọi người. Khả
năng này cho phép cá nhân làm việc với người khác và có các mối quan hệ xã hội tốt. Các nhà
sư phạm, linh mục, các nhà lãnh đạo thành công đều có trí tuệ giao tiếp nổi trội.

- Trí tuệ nội tâm: là khả năng hiểu bản thân và biết hành động một cách hợp lí, ý thức đầy
đủ đúng về tâm trạng, ý đồ, động cơ, tính cách của bản thân, kèm theo khả năng tự kiềm chế, tự
kiểm sốt và có lịng tự trọng cao. Nhà trị liệu, diễn viên, người chăm sóc và nhà văn là những
người sự phát triển mạnh về loại trí tuệ này.

- Trí tuệ khoa học tự nhiên: là khả năng nhận biết và đánh giá mối quan hệ của con người

với thế giới tự nhiên. Nhà thiên văn học, nhà sinh vật học và động vật học là những ví dụ thuộc
loại này.

Nhiều nhà tâm lí học, giáo dục học đã ứng dụng vào quá trình nghiên cứu của mình. Trong
số đó Thomas Armstrong là đại diện tiêu biểu, đã sử dụng thành công một phần tuyết đa trí tuệ
của Howard Gardner vào việc giảng dạy và giáo dục. Ơng đã cơng bố các cuốn sách nổi tiếng
như: 7 loại hình thơng minh, Bạn thơng minh hơn bạn nghĩ, Đa trí tuệ trong lớp học… Các cuốn
sách này chủ yếu viết về vấn đề giáo dục và hướng dẫn cha mẹ giáo dục con cái, giúp GV dạy
học và giáo dục theo các phương pháp nhằm phát huy năng lực trí tuệ nổi trội của con em mình.
Với học thuyết này, nó giúp cho chúng ta nhìn nhận đánh giá con người đa dạng, phù hợp và
công bằng hơn. Bởi lẽ, nếu chỉ dùng chỉ số IQ làm thước đo sự thơng minh thì khơng thể phản
ánh đúng năng lực của con trẻ. Có thể nói thuyết đa trí tuệ đã mang lại một cái nhìn nhân văn và
cần thiết nhằm kêu gọi nhà trường và GV coi trọng sự đa dạng về trí tuệ của HS. Mỗi loại trí tuệ
đều quan trọng và mỗi HS đều có những thế mạnh, điểm yếu khác nhau. Môi trường giáo dục
cần giúp đỡ, khơi gợi tiềm năng, tạo điều kiện cho HS được học tập theo hướng phát huy mặt
mạnh, khắc phục những hạn chế của bản thân. Hiện nay, khi chương trình Giáo dục phổ thơng
2018 được thực hiện, với tinh thần phát triển năng lực người học, tôn trọng cá tính và con người
cá nhân, thì việc vận dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học sẽ trở thành một trong những phương
pháp mới, đem lại hiệu quả thiết thực cho việc đổi mới giáo dục hiện nay.

2.2. Công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông

2.2.1. Vài nét về công tác chủ nhiệm
CTCN lớp là những công việc gắn liền với người GVCN. Họ là những người được Hiệu

trưởng lựa chọn trong số các GV đang giảng dạy trực tiếp lớp học đó, để tổ chức, thực hiện các
chủ trương, kế hoạch của nhà trường, quản lí, giáo dục và chịu trách nhiệm về chất lượng giáo
dục toàn diện HS lớp mình phụ trách. Vai trị và nhiệm vụ của GVCN rất quan trọng. Cụ thể:

Đối với tập thể lớp chủ nhiệm, người GV phải: gần gũi, lãnh đạo, tổ chức thực hiện, điều

khiển, kiểm tra các hoạt động, các mối quan hệ của tập thể HS lớp chủ nhiệm; GVCN cũng là
người tập hợp mọi tâm tư, nguyện vọng của lớp, đề đạt nguyện vọng đó với nhà trường, với GV
bộ mơn, với các đoàn thể tổ chức khác trong và ngoài nhà trường.

Đối với gia đình học sinh, GVCN là người giữ mối liên hệ chặt chẽ với họ, để cùng với họ
thống nhất mục đích và phương pháp giáo dục HS. Để có cơ sở quản lí, giáo dục HS, GVCN
cũng cần phải thu thập và xử lí thơng tin về HS và tập thể lớp mình chủ nhiệm. Trên cơ sở đó,
để có thể xác định mục tiêu, nội dung, nguồn lực, biện pháp, thời gian thực hiện, dự kiến kết
quả của kế hoạch giáo dục HS lớp mình phụ trách. Ngồi ra, để đảm bảo kế hoạch giáo dục
được thực hiện tốt trên thực tế, GVCN cần tổ chức, chỉ đạo, giám sát, đánh giá việc thực hiện kế
hoạch giáo dục đó. GVCN cần phải biết kết hợp các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như
Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, hội cha mẹ HS… để cùng nhau giáo dục HS.

Cuối cùng, một cơng việc địi hỏi tính khoa học, khách quan, cơng bằng của GVCN đó là
đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của HS lớp mình phụ trách. Vì thế, GVCN cần theo dõi

40

Vận dụng thuyết đa trí tuệ vào cơng tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông…

sát sao, đánh giá đúng, đánh giá vì sự tiến bộ của HS. GV cũng phải thường xuyên báo cáo định
kì và đột xuất về tình hình lớp cho Ban giám hiệu nhà trường quản lí.

2.2.2 Một số đặc điểm cơ bản về sự phát triển tâm sinh lí của học sinh THPT

CTCN là hoạt động giáo dục chung có mặt trong nhiều cấp học khác nhau. Tuy nhiên ở
mỗi bậc học lại có những yêu cầu riêng, bởi sự khác nhau tâm lí lứa tuổi HS. Với HS THPT, các
em có nhiều thay đổi chuyển biến về tâm sinh lí, bắt đầu hình thành nhân sinh quan, thế giới
quan của bản thân, vì thế GVCN ở trường THPT cần hiểu rõ những đặc điểm này. Cụ thể như:


Cùng với sự phát triển về thể hình, thể chất, là sự trưởng thành dần về ý thức, nhu cầu về
khẳng định cái tôi cá nhân của HS THPT khá lớn. Giai đoạn này, các em rất thích thể hiện tài
năng, tính cách, cái tơi…, nên rất năng động, nhiệt tình và khá sáng tạo trong mọi hoạt động.
Đây cũng là giai đoạn các loại hình trí tuệ bắt đầu hình thành, bộc lộ, do đó GVCN cần động
viên, khích lệ, tạo ra các sân chơi để các em tìm và thể hiện được sở thích, sở trường của bản
thân. Nhu cầu khẳng định cái tôi rất lớn, nhưng sự trải nghiệm cuộc sống cịn ít, nên khả năng
nhận thức đầy đủ về suy nghĩ hành động, kĩ năng kiểm soát cảm xúc cá nhân của các em còn
yếu, dẫn đến một số em có biểu hiện hành vi lệch chuẩn. Các hiện tượng như: đánh nhau, vi
phạm một số tệ nạn xã hội, thích chưng diện, trang phục thiếu phù hợp… Chính vì vậy, đòi hỏi
GVCN phải quan tâm, theo dõi sát sao, để kịp thời phát hiện và điều chỉnh kịp thời các hành vi
lệch chuẩn của HS. Nhu cầu về tâm lí tình cảm của HS cũng bắt đầu phát triển. Các em bắt đầu
có sự tị mị về giới tính, tình yêu, tình dục… Vì thế, GVCN cũng cần phải trở thành nhà tư vấn
tâm lí, để hiểu và chia sẻ cùng HS, qua đó khéo léo lồng ghép giáo dục giới tính cho HS, để các
em có trí thức, hiểu biết, tránh được những sai lầm đáng tiếc của tuổi trẻ.

Giai đoạn này HS bắt đầu có nhu cầu định hướng nghề nghiệp tương lai, bởi vậy hoạt động
học tập của các em cũng mang tính hướng nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế, việc chọn nghề của
HS THPT khơng hề đơn giản, vì ngành nghề trong xã hội rất phong phú, lại có sự chuyển biến
liên tục, mỗi ngành nghề lại có những yêu cầu riêng… Việc thiếu hiểu biết, hoặc sự kì vọng quá
nhiều của phụ huynh HS cũng dẫn đến những khủng hoảng nhất định. Đó là khủng hoảng định
hướng nghề nghiệp giữa nhu cầu cá nhân với gia đình và xã hội, giữa hứng thú và năng lực…;
khủng hoảng do chịu áp lực quá lớn từ những người xung quanh, áp lực giữa kì vọng và thực tế;
khủng hoảng về thiếu kĩ năng... Với thực tế đó, địi hỏi người GVCN ở bậc THPT phải cập nhật
kiến thức, thông tin về nghề nghiệp, có sự nhạy bén, tinh tế, đánh giá đúng năng lực, sở trường
của HS… để đưa ra những tư vấn hợp lí cho các em.

Sự hình thành thế giới quan là nét chủ yếu trong tâm lí của HS THPT. Các em quan tâm
đến nhiều vấn đề như: đạo đức, xấu - đẹp, cá nhân - tập thể, cống hiến - hưởng thụ, quyền lợi -
nghĩa vụ trách nhiệm… Tuy nhiên vẫn có em chưa được giáo dục đầy đủ về thế giới quan, chịu
ảnh hưởng của tư tưởng bảo thủ lạc hậu, lệch lạc. Vì vậy, GV phải khéo léo, tế nhị khi phê phán

những hình ảnh lí tưởng cịn lệch lạc để giúp các em chọn lí tưởng đúng đắn để phấn đấu vươn
lên… Ngoài ra, GVCN cũng phải biết cách truyền cảm hứng, tạo động lực để “thổi bùng” lên
khát vọng sống mãnh liệt trong mỗi cá nhân con người HS.

Qua phân tích một số đặc điểm tâm sinh lí của HS THPT cho thấy, vai trị và trách nhiệm
của GV rất lớn. Vì thế CTCN khơng thể chỉ dựa vào kinh nghiệm cảm tính mà cần phải có kiến
thức khoa học, lí luận tốt. Tuy nhiên thực tế, GV cịn ít quan tâm, bồi dưỡng cập nhật, kiến thức
về năng lực chủ nhiệm lớp. Làm CTCN chủ yếu dựa trên kinh nghiệm cá nhân, vì thế nhiều GV
khá lúng túng khi xử lí nhiều tình huống nảy sinh từ thực tế.

Bên cạnh đó, cơng việc “khơng tên” của GVCN quá nhiều. Theo quy định của Bộ giáo dục
tại thông tư 28/2009/TT-BGDĐT về quy định chế độ làm việc đối với GV phổ thơng thì GV
làm GVCN ở trường THPT được giảm 4 tiết/tuần [11]. 4 tiết này được cụ thể hóa tại kế hoạch
dạy học của nhà trường. Ngồi khung 4 tiết theo quy định, GVCN phải thường xuyên bám lớp,
để triển khai, đốc thúc, báo cáo đột xuất các kế hoạch của nhà trường. Hơn nữa ln có tình

41

Nguyễn Thị Lệ Thanh

huống bất ngờ xảy ra với lớp chủ nhiệm, nên GV phải có mặt kịp thời để giải quyết. Cơng việc
hành chính sự vụ của CTCN khá nhiều. u cầu của tính chất cơng việc, cùng với cái tâm làm
nghề, nên GV phải làm chính xác, cẩn trọng và kịp thời hồ sơ cho HS. Từ hồ sơ nhập học, hồ sơ
chính sách, hồ sơ đánh giá quá trình học tập, rèn luyện đến hồ sơ thi tốt nghiệp… tất cả đều phải
chính xác tuyệt đối. Những yêu cầu từ Ban giám hiệu, thi đua thành tích của lớp về học tập, rèn
luyện đạo đức, hoạt động tập thể, những đòi hỏi cao từ nhu cầu xã hội và yêu cầu của công cuộc
đổi mới giáo dục hiện nay… tất cả đã khiến cho CTCN luôn có những áp lực đè nặng. Ngày
nay, xã hội ngày càng phát triển kéo theo các nguy cơ tệ nạn cũng len lỏi vào học đường ngày
càng cao và tinh vi hơn. Tình trạng xuống cấp đạo đức HS, sự thiếu quan tâm hoặc quan tâm
thái quá, hay nhận thức còn lệch lạc của một bộ phận phụ huynh càng làm tăng thêm sự vất vả

cho GVCN. Đặc thù CTCN của GV THPT cũng đòi hỏi sự đa năng, tâm huyết của người thầy,
nếu không liên tục cập nhật, rèn luyện bồi dưỡng năng lực thì người GV khó đáp ứng được
những thay đổi liên tục của thời đại. Từ những quan sát, trải nghiệm thực tế và nghiên cứu lí
luận bài viết đề xuất các biện pháp nhằm tăng tính hiệu quả của CTCN hiện nay.

2.3. Đề xuất các biện pháp chủ nhiệm lớp ở trường THPT theo hướng vận dụng
thuyết đa trí tuệ

2.3.1. Nguyên tắc khi vận dụng thuyết đa trí tuệ vào CTCN lớp ở trường THPT

2.3.1.1. Tơn trọng cá tính cá nhân của người học

"Nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây thì cả đời (con cá đó) sẽ nghĩ rằng
mình ngu ngốc" - đó là câu nói nổi tiếng của Albert Einstein và cũng là triết lí giáo dục mà
nhiều quốc gia đã và đang kế thừa rất hiệu quả. Câu nói trên của Albert Einstein cũng đặt ra cho
chúng ta cách nhìn nhận vấn đề dạy học và giáo dục theo hướng phát triển năng lực. Cần đặc
biệt chú trọng đến cá tính, sở trường của người học, có như vậy mới phát triển được đúng năng
lực thực sự của HS. Khi vận dụng thuyết đa trí tuệ vào hoạt động giáo dục, GV khơng được áp
đặt một cách tuyệt đối lên mọi HS. Bởi mỗi loại trí tuệ đều quan trọng và mỗi HS đều thông
minh theo cách khác nhau. Các em chỉ học thực sự tốt với trí thơng minh nổi trội của mình. GV
thơng qua các biện pháp quản lí giáo dục hay phương pháp dạy học có thể khơi gợi, phát hiện,
phát triển các khả năng tiềm ẩn của HS. Do đó GV khơng chỉ linh hoạt trong cách lựa chọn, sử
dụng phương pháp phù hợp, mà cần có cách nhìn nhận, đánh giá HS tồn diện hơn. Hạn chế
việc nhìn vào điểm số và chỉ dùng điểm số để đánh giá.

2.3.1.2. Tìm hiểu kĩ thơng tin học sinh về các dạng trí tuệ

Để vận dụng thuyết đa trí tuệ vào CTCN, GV cần phải xác định được đặc điểm trí tuệ của
HS, phân nhóm HS theo các thế mạnh trí tuệ nổi bật. Howard Gardner đã chỉ ra: “Cách tốt nhất
để đánh giá các trí tuệ của một người nào đó là thơng qua thực tế đánh giá thành tích trong

nhiều dạng hoạt động, thi hành nhiệm vụ, kiểm nghiệm liên kết với từng dạng trí tuệ” [3; tr28].
Việc tìm hiểu thơng tin HS, GVCN có thể căn cứ từ nhiều nguồn: qua kết quả học tập, phiếu kê
khai thông tin, GV cũ,… Quan sát biểu hiện của HS qua hoạt động học tập, giao tiếp và khả
năng ứng xử, xử lí các tình huống trong thực tế. Từ đó, GV có thể phát hiện, bồi dưỡng phát
triển các trí tuệ nổi trội, cải thiện những trí tuệ sở đoản. Khi HS được phát huy đúng năng lực sở
trường, được tơn trọng cá tính thì các em sẽ càng tự tin hơn, tập thể lớp sẽ ngày càng vững
mạnh hơn. Tìm hiểu kĩ thơng tin cũng sẽ giúp cho GV xác định được mục tiêu mà tập thể lớp
hướng đến. Hiểu đúng HS, sẽ giúp GV có phương pháp giáo dục phù hợp, khơng q kì vọng,
cũng khơng bi quan về lớp mình chủ nhiệm. Đây có thể xem là ngun tắc đảm bảo tính thực tiễn
– một yêu cầu quan trọng, cần thiết trong bất kì một đề tài khoa học ứng dụng nào.

2.3.1.3. Giáo viên phải có cái nhìn đa chiều trong đánh giá xếp loại học sinh

Đánh giá quá trình rèn luyện của HS là một trong những nhiệm vụ quan trọng của GVCN.
Trong các thông tư của Bộ giáo dục, cũng quy định cách thức và hình thức đánh giá xếp loại

42

Vận dụng thuyết đa trí tuệ vào cơng tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thơng…

HS. Nó giúp HS rèn luyện được ý thức chấp hành Pháp luật, luật lệ để trở thành công dân tốt
trong tương lai. Thực tế làm CTCN, nếu GV chỉ cứ căn vào quy định, quy chế để đánh giá xếp
loại thì xét về LÍ là cơng bằng, nhưng về xét về tính giáo dục thì chưa đảm bảo. Bởi lứa tuổi HS,
vẫn chưa ý thức trọn vẹn về hành vi và việc làm của mình, do vậy cần có sự nhân văn trong
đánh giá, xếp loại. Khi đánh giá HS, GV cần có cái nhìn tồn diện, đa chiều. Ln nhìn thấy
chiều vận động phát triển của HS, không quá khắt khe, khiến những đánh giá hiện tại của mình
“cản bước” tương lai của các em. Bởi kết quả về đánh giá xếp loại đạo đức ảnh hưởng trực tiếp
đến việc định hướng nghề nghiệp của HS sau khi tốt nghiệp.

2.3.2. Một số biện pháp đổi mới công tác chủ nhiệm theo hướng vận dụng thuyết đa trí tuệ


2.3.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng tổ chức lớp chủ nhiệm

* Xác định thế mạnh của tập thể lớp
Tập thể lớp là một hình thái ý tổ chức cộng đồng độc đáo của HS trong một lớp học nhất
định, một tổ chức giáo dục có kỉ luật chặt chẽ, nguyên tắc hoạt động nhất định. Một tập thể lớp
mạnh là phải có sự kết hợp hài hịa giữa ý chí của GV và nguyện vọng của HS. GV giáo dục HS
trong tập thể, bằng tập thể và vì tập thể. Nhiệm vụ của GVCN là xây dựng một tập thể lớp vững
mạnh, đoàn kết, yêu thương lẫn nhau. Đặc biệt phải tôn trọng, khơi gợi và phát triển các trí tuệ
nổi bật của mỗi cá nhân, tạo sức mạnh cho tập thể lớp. Xác định thế mạnh của một tập thể, là
cách GVCN xác định nhóm trí tuệ nổi trổi của các HS, từ đó đề ra các kế hoạch, phương pháp
để các em có thể phát huy được thế mạnh của mình. Cùng với việc học chính khóa, GVCN có
thể định hướng phát triển cho HS theo các hướng như:
- Đối với lớp tập trung nhiều HS có trí tuệ ngơn ngữ phát triển thì GVCN cần định hướng
các mục tiêu của lớp hướng đến các cuộc thi về ngôn ngữ (viết, tranh luận, hùng biện, tranh
biện… hay MC, tổ chức hoạt động Đoàn, câu lạc bộ...);
- Đối với trí tuệ âm nhạc và trí tuệ vận động, giáo viên chủ nhiệm nên tập trung hướng học
sinh đầu tư vào hoạt động Văn hóa – văn nghệ - Thể dục, thể thao;
- Với những HS có trí tuệ không gian nên động viên HS hướng vào các hoạt động trang trí
lớp, bảng tin nhà trường, báo tường…
Bên cạnh xây dựng, phát triển hướng đi chính của lớp, thì cần tơn trọng phát huy trí tuệ nổi
trội của cá nhân. Động viên, kích lệ để các em ln thấy mình cũng có vai trò quan trọng trong
lớp. Khi được thể hiện thế mạnh của mình các em sẽ tự tin hơn, hình thành được đam mê, khát
vọng và định hướng nghề nghiệp sau này. Điều đặc biệt hơn, nó sẽ làm cho tập thể lớp trở nên
lớn mạnh, bởi nơi đó biết khai thác và phát huy hết tài năng, thế mạnh của mỗi cá nhân.

* Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp
Một tập thể chỉ mạnh khi có người thủ lĩnh biết tập hợp sức mạnh của mỗi cá nhân trong
tập thể ấy. Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp là u cầu đầu tiên và có tính chất quyết định đến sự
thành công của một GVCN. Việc lựa chọn và xây dựng một đội ngũ cán bộ lớp tốt sẽ giúp HS

rèn luyện được tính tự quản cao, đồng thời là cơ hội để HS phát triển các trí tuệ của bản thân.
Khi xây dựng đội ngũ cán bộ lớp GVCN nên dựa vào tiêu chí đa trí tuệ để vừa tìm được người
điều hành quản lí lớp tốt vừa đào tạo, phát triển trí tuệ thế mạnh của các em.
Để xây dựng đội ngũ cán bộ lớp, trước hết GV cần xác định các vị trí quản lí trong lớp, từ
đó đề ra các tiêu chí để định hướng lựa chọn phù hợp. Khi thực hiện bước này GV cần thể hiện
vai định hướng của mình, để vừa kết hợp phát huy tính dân chủ của HS vừa tìm được nhân sự
chuẩn cho lớp. Khi lựa chọn GVCN không nên chỉ dựa kết quả học tập làm tiêu chí chính, mà
nên căn cứ vào biểu hiện của đa trí tuệ để có sự lựa chọn HS và phân công nhiệm vụ phù hợp.
Khi nghiên cứu thuyết đa trí tuệ, chúng ta sẽ hiểu vì sao nhiều HS có kết quả học tập tốt, nhưng
lại không thể làm tốt cán bộ lớp và ngược lại, dù kết quả học khơng cao nhưng có em làm nhiệm
vụ quản lí lớp lại rất giỏi. Để vận dụng thuyết đa trí tuệ vào xây dựng đội ngũ cán bộ lớp,

43

Nguyễn Thị Lệ Thanh

GVCN cần xác định các vị trí và đặc điểm nhiệm vụ để lựa chọn HS phù hợp. Khi làm được vị
trí, cơng việc của mình thì các em sẽ phát huy được sở trường và đem lại công cho cá nhân và
tập thể. Các vị trí cán bộ lớp ở trường THPT hiện nay gồm: lớp trưởng, bí thư đồn, lớp phó học
tập, lớp phó văn thể… Căn cứ vào vị trí, yêu cầu của cơng việc, GV có thể định hướng như sau:

- Đối với vị trí lớp trưởng: Lớp trưởng là người có vị trí rất quan trọng, chịu trách nhiệm
quản lí, điều hành các thành viên trong lớp học. Tìm được lớp trưởng tốt là đã quyết định 50%
sự thành công của GVCN. Lớp trưởng phải là người có uy tín, được sự tín nhiệm của các học
sinh trong lớp, có như vậy mới tập hợp được ý chí, nguyện vọng của tập thể lớp. Do vậy, khi
chọn lớp trưởng GV nên chú ý đến HS có trí tuệ giao tiếp nổi trội. Bởi những HS có trí tuệ giao
tiếp thì khả năng hiểu ý định, động lực và mong muốn của mọi người. Khả năng này cho phép
cá nhân làm việc với người khác và có các mối quan hệ tập thể tốt. Phát hiện và bồi dưỡng một
lớp trưởng tốt là GVCN đã góp phần đào tạo một nhà lãnh đạo tương lai.


- Đối với vị trí bí thư chi đồn: Cùng với lớp trưởng, bí thư chi đồn sẽ người triển khai, tổ
chức, quản lí các đồn viên trong chi đoàn lớp về kế hoạch của đoàn cấp trên. Do vậy khi lựa
chọn người cho vị trí này giáo viên cần cân nhắc đến những học sinh có trí tuệ ngơn ngữ và trí
tuệ giao tiếp nội trội. Bởi với đặc thù nhiệm vụ, nên những HS có thế mạnh về loại trí tuệ này sẽ
rất thích các hoạt động của Đoàn thể.

- Đối với các vị trí lớp phó: Với các vị trí này, sẽ giúp cho lớp trưởng và bí thư hồn thành các
nhiệm vụ của lớp. Cụ thể từng vị trí sẽ thích hợp với những học sinh có các trí tuệ nổi trội sau:

+ Lớp phó học tập: Vị trí này nên chọn HS có kết quả học tập tốt nhất. Với cách đánh giá
của giáo dục hiện nay, thì những HS này thường sẽ có trí tuệ logic/tốn học và trí tuệ ngơn ngữ
phát triển. Đối với những lớp chuyên chọn, nên phân công các em có khả năng học tốt từng mơn
riêng, sẽ phụ trách về mơn học đó. Như vậy sẽ tạo nên tính chun sâu, và mơi trường tự học
tập lẫn nhau của cả tập thể lớp.

+ Lớp phó văn nghệ: Đây là vị trí chịu trách nhiệm về các hoạt động văn hóa – văn nghệ
của lớp, do vậy rất cần thiết phải chọn HS có trí tuệ âm nhạc hoặc trí tuệ vận động nổi trội.

* Tổ chức các hoạt động tập thể, ngoại khóa, trải nghiệm để phát triển đa trí tuệ cho học sinh

Thực tế làm cơng tác đồn và CTCN nhiều năm cho thấy: có khơng ít GV có tư tưởng xem
nhẹ các hoạt động tập thể, chỉ chú trọng hướng các em vào việc học thuần túy, đặc biệt là những
lớp chun chọn. Chính vì thế nhiều HS ngồi kiến thức sách vở ra các kĩ năng mềm dường như
rất yếu. Với yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay, thì việc phát triển năng lực tồn diện cho
HS rất cần sự thay đổi trong tư duy của GV làm CTCN. Tạo cơ hội cho HS rèn luyện, phát triển
đa trí tuệ là cách để các em phát triển chính năng lực thế mạnh của mình. Một số biện pháp dưới
đây có thể giúp HS phát triển đa trí tuệ:

- GVCN nên động viên, khuyến khích HS tham gia hoặc thành lập nhóm, câu lạc bộ (CLB)
về các hoạt động như: CLB Toán học (phát triển trí tuệ logic/tốn học); CLB Ghita, Sáo, dân

vũ, vẽ, đồ họa… (phát triển trí tuệ âm nhạc, trí tuệ vận động, trí tuệ khơng gian); CLB Hùng
biện/Tranh biện (phát triển trí tuệ ngơn ngữ); CLB Khoa học kĩ thuật (phát triển trí tuệ khoa học
tự nhiên, trí tuệ ngôn ngữ)…

- GVCN cần động viên, khuyến khích, tổ chức cho HS tham gia các hoạt động văn hóa, văn
nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi, trải nghiệm… phải xem các hoạt động đó như việc học chính
khóa trên lớp. Tuy nhiên khi tổ chức, GVCN nên tùy vào trí tuệ nổi trội của các em để thực
hiện. Trong lớp bao giờ cũng có những HS khác nhau về trí tuệ, điều quan trọng là GVCN phải
phát hiện và khuyến khích các em tham gia để bồi dưỡng, phát huy trí tuệ sở trường của mình.
Ngược lại, cũng khơng nên ép HS khơng có trí tuệ nổi trội thực hiện, nó sẽ gây tác dụng ngược.
GV cần khuyến khích HS, tận dụng cơ hội của các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể để
khám phá bản thân và định hướng nghề nghiệp tương lai.

44

Vận dụng thuyết đa trí tuệ vào cơng tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông…

2.3.2.2. Biện pháp 2: Sử dụng phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực trong quản lí học sinh
Cùng với xây dựng thì việc quản lí HS là một trong những nhiệm vụ lớn của GVCN. Đối

với HS THPT rèn luyện kĩ năng tự quản là rất quan trọng, bởi sự lệch lạc trong suy nghĩ và hành
động ở độ tuổi các em là tất yếu, cho nên mọi phương pháp kỉ luật đều trên tinh thần định hình lại
hướng đi cho HS. Sử dụng phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực trong quản lí HS cũng là cách
mà GV tơn trọng cá tính, đa trí tuệ của HS.

Giáo dục kỉ luật dựa trên ngun tắc vì lợi ích tốt nhất của HS, không làm tổn thương đến
thể xác, tinh thần và phù hợp với tâm sinh lí HS. Kỉ luật tích cực là dựa trên cơ sở cùng thảo
luận khi có đầy đủ thơng tin và tơn trọng lẫn nhau. Kỉ luật tích cực nhấn mạnh đến việc thay đổi
hành vi hơn là xử phạt, theo tư duy nguyên nhân và hậu quả. Kỉ luật tích cực là cách giúp các
em tự kiểm điểm bản thân, có trách nhiệm với hành vi của mình, đồng thời xây dựng cho các

em kĩ năng giải quyết vấn đề và tinh thần hợp tác. Khi thực hiện phương pháp này, không nên
chỉ áp đặt quy tắc từ GVCN mà cần phải có sự thảo luận cùng xây dựng giữa GV và HS, qua đó
phát huy tính dân chủ của HS và sự tơn trọng của GV đối với các em. Mọi quy tắc đề ra đều
nhằm hướng tới phát huy trí tuệ nổi trội và hạn chế, định hình lại những hành vi lệch lạc. Để
thực hiện phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực chúng ta có thể tiến hành một số cách thức sau:

* Xây dựng bộ quy chế tự quản của lớp: GVCN và HS căn cứ vào quy định của nhà trường,
Đoàn trường để cùng xây dựng bộ quy chế nội bộ của lớp. Với bộ quy chế này, các em sẽ tự rèn
luyện tính kỉ luật và khả năng tự quản của cá nhân.

* Song hành với kỉ luật thì ln có khen thưởng, các hình thức khen thưởng như:

- Tổng kết và tun dương trước lớp khi HS có thành tích tốt nhất trong tuần/tháng/kì/năm

- GVCN nên chuẩn bị món quà nhỏ để tặng cho HS khi có thành tích tốt trên các lĩnh vực…

* Xử lí khi HS vi phạm: vận dụng thuyết đa trí tuệ, chúng ta có thể xử lí như sau:

- Phân loại lỗi và đối tượng HS vi phạm: Đây là một bước rất quan trọng, không nên đánh
đồng mọi lỗi đều bằng một hình thức kỉ luật. Với những lỗi khơng nghiêm trọng, do HS vơ tình
gây ra, GV nên nhắc nhở nhẹ nhàng, tốt nhất là nên nhắc riêng với HS; với những lỗi nghiêm
trọng như đánh nhau, vi phạm pháp luật… GV cần tìm hiểu kĩ để phân loại ra hồn cảnh, động
cơ, thái độ, mục đích của HS vi phạm, để có biện pháp xử lí đúng đắn.

- Cách xử lí HS vi phạm:
+ Với những HS vi phạm do vơ tình, bị động, hoặc lần đầu thì nên nhắc nhở, động viên và
kèm sát để em ấy không tái phạm. Đặc biệt, trong khi nhắc nhở trước lớp, bên cạnh nêu lên lỗi
vi phạm, thì cần khen ngợi một số điểm tốt của HS như: thái độ thành khẩn, biết nhận lỗi và xin
lỗi… tránh dùng lời lẽ miệt thị mà nên thể hiện thái độ tin tưởng vào sự thay đổi của HS. Trong
quá trình học tập, cần phát hiện và có lời khen ngợi kịp thời (dù là nhỏ nhất).

+ Với những HS vi phạm có tính hệ thống, thường xun, liên tục và có tính chất nghiêm
trọng thì nâng dần mức hình phạt lên từ nhắc nhở, răn đe, xử phạt lao động đến đình chỉ học có
thời hạn. GV cần có sự quan tâm đặc biệt, biết kiềm chế cảm xúc, nên dành thời gian để nói
chuyện riêng với HS ấy nhiều hơn, hiểu rõ tâm tư hoàn cảnh của các em. Bởi đằng sau những
hành động cá biệt của HS ln có những lí do đặc biệt. Khi hiểu rõ HS, GV sẽ có cái nhìn cảm
thơng và yêu thương hơn. GVCN nên khuyến khích động viên các em đó tham gia các hoạt
động văn nghệ - thể dục, thể thao cho tập thể lớp. Với hoạt động này, HS sẽ thấy mình ln là
một phần của lớp, luôn được thầy cô, các bạn tin tưởng và sẽ tự thay đổi. Niềm tin luôn là cầu
nối, là “liều thuốc” hữu hiệu nhất khi các em lỡ lầm lạc lối.

2.3.2.3. Biện pháp 3: Đổi mới công tác đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của HS theo
định hướng phát triển phẩm chất, năng lực

Đánh giá, xếp loại kết quả học tập và rèn luyện của HS là một trong những nội dung quan
trọng của CTCN lớp. Kết quả đánh giá phải phán ánh trung thực, chính xác, cơng bằng để giúp

45

Nguyễn Thị Lệ Thanh

HS tự đánh giá, tự điều chỉnh bản thân mình. Việc đánh giá, xếp loại này được quy định rõ tại
thơng tư 58/GDPT [12], q trình này tơi xin chia thành 3 nhiệm vụ chính:

- Nhiệm vụ 1: Tính điểm trung bình các mơn học trong 1 kì và cả năm; xếp loại học lực và
danh hiệu thi đua cho HS... Công việc này, phải tuân thủ đúng quy định của thông tư.

- Nhiệm vụ 2: Đánh giá xếp loại hạnh kiểm cho HS. Đây là cơng việc địi hỏi sự cơng tâm
của GVCN. Bởi lẻ, nếu chỉ căn cứ vào quy định ở thông tư, thì khơng thấy hết tính tiến bộ của
HS, hơn nữa kết quả hạnh kiểm lại ảnh hưởng lớn đến định hướng nghiệp sau này. Do vậy, khi
đánh giá cần cân nhắc kĩ, khơng cảm tính và cũng khơng cứng nhắc. Vận dụng thuyết đa trí tuệ

sẽ giúp GVCN có cái nhìn tồn diện hơn khi đánh giá, xếp loại HS. Muốn thực hiện công việc
này tốt, GVCN cần vận hành phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực tốt. Đó là cơ sở để theo dõi,
phản ánh quá trình tiến bộ, những mặt ưu và nhược của HS. Khi xếp hạnh kiểm loại Yếu,
GVCN phải cực kì cân nhắc, cần nhìn nhận khách quan, tồn diện, đánh giá những mặt tốt và
chưa tốt, xem xét tính chất lỗi vi phạm… Bởi sự đánh giá này có sự tác động rất lớn đến việc
lựa chọn nghề nghiệp sau này của HS.

- Nhiệm vụ 3: Nhận xét ghi học bạ. Đây là cơng việc địi tâm huyết của người GV rất lớn.
Tuy nhiên, thực tế nhiều GV vẫn “qua loa” khi phê học bạ cho HS, thường nhận xét chung
chung như: “ngoan hiền”, “chăm chỉ”, “có ý thức”… đối với HS vi phạm nhiều lỗi, thường
dùng từ ngữ nặng nề như “chưa có/thiếu ý thức…”. Một lời nhận xét tâm huyết sẽ giúp HS hiểu
và tự tin hơn vào bản thân, tiếp thêm động lực cho chặng đường tiếp theo của các em sau khi tốt
nghiệp. Do vậy, khi nhận xét học bạ GV có thể thực hiện theo một số cách sau:

+ Nên chỉ ra điểm riêng, điểm nổi bật, hay nói cách khác đó là chỉ ra trí tuệ nổi trội của HS.
Ví dụ: “… là người có năng khiếu/có thế mạnh về…”

+ Nên đưa ra niềm tin vào tương lai nếu HS cố gắng sẽ đạt được. Ví dụ: “… nếu cố gắng
phát huy em sẽ rất phù hợp để làm…”

+ Đối với HS vi phạm nhiều, kết quả học tập thấp thì GV nên tìm và đưa ưu điểm trước, sau
đó mới đưa ra lời khuyên răn phù hợp. Ví dụ: “…là một HS có cá tính/chăm ngoan/… tuy nhiên
cần cố gắng trong tiết chế kiểm soát cảm xúc/ở mơn…”; hoặc đưa ra dạng nếu/thì “Nếu em chăm
chỉ hơn/kiểm soát hành vi và cảm xúc của thân tốt hơn thì em sẽ là…”.

Lời phê của GV chỉ ra được những điểm nổi trội riêng, thể hiện sự tin tưởng vào HS nó sẽ
có tác dụng rất lớn. Bởi sau tốt nghiệp là lúc các em đã bắt đầu trưởng thành, ý thức về bản thân
và tương lai rất rõ, một lời nhận xét đúng và trúng sẽ giúp HS tự tin vào chặng đường tiếp theo.

3. Kết luận


Trên cơ sở nghiên cứu về thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner, cùng với quan sát, trải
nghiệm thực tế, bài viết này đã đề xuất một số biện pháp đổi mới CTCN, đó là: Xây dựng tổ
chức lớp chủ nghiệm; Sử dụng phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực trong quản lí HS; Đổi mới
cơng tác đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của HS … Các biện pháp này góp phần giúp cho
GVCN có phương pháp quản lí lớp khoa học, dễ vận dụng vào thực tế và đặc biệt phù hợp với
yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Vận dụng thuyết đa trí tuệ vào việc xây dựng các biện pháp
trong CTCN sẽ giúp GV tạo một môi trường giáo dục dân chủ, khoa học và đầy tính nhân văn.
Đó chính là những điều kiện tốt, giúp HS có thể phát triển tồn diện năng lực của bản thân.
Chính vì thế, mỗi nhà trường phổ thông cần xây dựng môi trường làm việc theo hướng đa trí
tuệ, phát huy thế mạnh của cá nhân GV trong mọi hoạt động của nhà trường. Khuyến khích GV
tìm hiểu, vận dụng thuyết đa trí tuệ trong đổi mới phương pháp dạy học và CTCN, biến tinh
thần cốt lõi của thuyết đa trí tuệ thành tư tưởng, quan điểm trong cách nhìn nhận, quản lí và
đánh giá HS. Đó chính là những giá trị đích thực mà giáo dục hiện đại hướng tới.

46

Vận dụng thuyết đa trí tuệ vào cơng tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Ban chấp hành TW Đảng, 2013. Nghị quyết hội nghị trung ương 8 khóa XI “Về đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”.

[2] Thomas Armstrong, 2011. Đa trí tuệ trong lớp học. Nxb Giáo dục
[3] Thomas Armstrong, 2017. Bảy loại hình thơng minh. Nxb Lao động - xã hội
[4] Nguyễn Thanh Bình, 2009. Cơng tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông. Đề tài

nghiên cứu khoa học cấp trường, mã số: SPHN-09-465 NCSP
[5] Nguyễn Thị Kim Dung, 2010. Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp- nội dung quan trọng


trong đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên. Hội thảo khoa học: Nâng cao
chất lượng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên các trường Đại học Sư phạm.
[6] Hà Nhật Thăng (chủ biên) 2004, Phương pháp công tác của người giáo viên chủ nhiệm ở
trường THPT. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
[7] Trần Thị Tuyêt Oanh (chủ biên) 2008, Chương XIX “Công tác của giáo viên chủ nhiệm
lớp ở trường phổ thông”. Giáo trình Giáo dục học tập 2. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
[8] Phạm Thị Kim Anh, 2020. “Một số kĩ năng quản lí lớp học trong giờ học của GV ở trường
phổ thông hiên nay”. Tạp chí dạy và học ngày nay, tháng 7/2020, tr 49
[9] Nguyễn Thị Hằng, 2010. Một số biện pháp nâng cao năng lực làm chủ nhiệm lớp cho sinh
viên sư phạm, Đề tài NCKH cấp Bộ .MÃ SỐ : B 2010-17- 288.
[10] Robert J. Marzano, jana S. Marzano& Debra J. Pickerning, 2011. Quản lí hiệu quả lớp học
(người dịch Phạm Trần Long). Nxb Giáo dục Việt Nam.
[11] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên trung học cơ sở, trung
học phổ thông Ban hành kèm thông tư 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
[12] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung
học phổ thông, Ban hành kèm thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011.
[13] Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy, 8/2013. “Vận dụng thuyết đa trí tuệ trong dạy học ở
trường phổ thơng”. Tạp chí Giáo dục (số 316), tr. 34-36

ABSTRACTa

Implementing the theory of multiple intelligences on classroom management mission
at high school with developing learners’ competencies orientation aims
nhNguyen Thi Le Thanh
Le Quang Chi High school, Ha Tinh province

The theory of multiple intelligences was a great achievement of psychology at the end 20th
century. It has been applied in education activities and not only brings about a humane

perspective which respects the intellectual diversity of each students but also helps the students
glorify, succeed and confidently step on their own ability. Vietnamese education aim is “to
comprehensively develop and promote the best of potentials and creativity of each individual”...
Therefore, it is necessary to implement the theory of multiple intelligences in education to
advance the inherent potential of each individual. The classroom management is a special
education management activity which has great influence of the consequences of the teaching
education. In this article, I would like to propose measures to apply the multi intellectual theory
in the innovation of class management activity at high school. The results proclaims proves the
science and effectiveness of education management reform, promote the ability of the leaners.
Thereby, it creates a humane and modern educational environment.

Keywords: multiple intelligences theory, classroom management mission, high school,
education management reform.

47


×