Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Biên bản họcp tổ cm lựa chọn sgk lớp 6 tqd

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.46 KB, 5 trang )

PHỊNG GD & ĐT H. KRƠNG NĂNG CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TỔ NGỮ VĂN
Krông Năng, ngày 18 tháng 02 năm 2021

BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN
Về việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 6 năm học 2021 – 2022

- Thời gian: 13 giờ 30 ngày 18 / 02 /2021
- Địa điểm: THCS Nguyễn Du. Huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk
- Thành phần tham dự: Tồn bộ GV trong tổ chun mơn (07 đ/c). Vắng: 00

+ Chủ trì: Đ/c Nguyễn Thị Ái Vân – Tổ trưởng.
+ Thư kí: Đ/c Nguyễn Thị Thuyến

NỘI DUNG
Nghiên cứu, thảo luận và đánh giá các sách giáo khoa của mơn học Ngữ văn 6 theo tiêu chí lựa
chọn sách giáo khoa; bỏ phiếu lựa chọn sách giáo khoa.

1. Triển khai các văn bản hướng dẫn: (đ/c Nguyễn Thị Tâm - Tổ trưởng)
- Căn cứ Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc
quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông;
- Quyết định số 718/QĐ-BGDĐT ngày 09/02/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Phê duyệt danh
mục sách giáo khoa lớp 6 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông
- Căn cứ Quyết địng số 532/QĐ-UBND ngày 11/3/2021 về việc ban hành Tiêu chí lựa chọn sách

giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk năm học 2021-2022;
- Thực hiện công văn 873 /BGĐDT-GDTrH, ngày 05/3/2021 về việc lựa chọn sách giáo khoa và

Tài liệu giáo dục địa phương.


- Công văn số 314 của Sở Giáo dục và Đào tạo Đắl Lắk, ngày 16/3/2021về việc đề xuất lựa chọn
sách giáo khoa lớp 1, lớp 2, lớp 6 năm học 2021-2022.

- Căn cứ Công văn số 120/ PGDĐT ngày 17/3/2021 cảo Phịng Giáo dục thành phố Bn Ma
Thuột về việc Tổ chức lựa chọn sách giáo khoa năm học 2021-2022.
2. Thảo luận về các sách giáo khoa.
a. Dựa trên những tiêu chí, từng giáo viên trình bày bản nhận xét về sách Ngữ văn.
b. Tổng hợp những nhận xét đánh giá về từng bộ sách.
1. Môn Ngữ văn 6.

1.1 Sách Cánh Diều.
* Ưu điểm: Đáp ứng tương đối tốt các tiêu chí của mơn học.

- Nội dung sách giáo khoa đảm bảo phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa, lịch sử, địa lý của địa
phương và cộng đồng dân cư. Kênh chữ và kênh hình minh họa được thiết kế phù hợp vùng miền,
- Cấu trúc sách, bài học rõ ràng, cụ thể, dễ phân biệt các phần bằng logo của phần mở đầu, kiến thức
mới, luyện tập, vận dụng, củng cố, đánh giá. Thể hiện rõ các mạch nội dung, tạo điều kiện thuận lợi
để các cơ sở giáo dục phổ thông xây dựng kế hoạch giáo dục và bố trí thời khóa biểu trong nhà
trường phù hợp với cơ sở vật chất và năng lực học sinh….
- Sách giáo khoa được trình bày cân đối, hài hịa giữa kênh chữ và kênh hình, đảm bảo tính thẩm mỹ,
hấp dẫn đối với học sinh, phù hợp theo từng độ tuổi.
- Cấu trúc, nội dung bài học trong sách giáo khoa có tính mở…

* Nhược điểm:

1

(1) Các bài học tuy được sắp xếp dạy theo thể loại, nhưng đặt tên chủ đề, bài học chưa tạo
hứng thú cho học sinh. Các thể loại của cả kì 1 và kì 2 lặp lại nhau, gây nhàm chán.
Ví dụ. Kì 1. Bài 1. Truyện; Bài 2. Thơ; Bài 3. Kí; Bài 4. Văn bản Nghị luận; Bài 5. Văn bản thơng

tin. Kì 2. Bài 6. Truyện; Bài 7.Thơ; Bài 8. Văn bản nghị luận…
(2) Cách chọn ngữ liệu để thực hiện xong phần đọc hiểu rồi đọc kết nối với Tiếng việt chưa phù
hợp. Vì vậy, kiến thức Tiếng Việt không được sắp xếp từ dễ dến khó.
Ví dụ: Ngày sau bài 2. Thơ. Thực hành Tiếng việt về Ẩn dụ. Chưa học So sánh thì việc học Ẩn dụ
với học sinh là rất khó.

(3) Một số câu hỏi, yêu cầu, bài tập chưa rõ ràng, chưa có sự gợi ý để học sinh và phụ huynh
có thể hiểu được.
+ Tập 1 - Bài 2 trang 37 phần Đọc hiểu văn bản "À ơi tay mẹ" mục Chuẩn bị cần điều chỉnh:
Câu hỏi 1, nên bỏ ý "Bài thơ có được chia khổ khơng?
+ Tập 2: Bài 1: Thực hành tiếng Việt (trang 16) câu hỏi 2 điều chính lại là: Các từ hủn hoản, mẫm
bóng giúp em hình dung như thế nào về nhân vật Dế Mèn ?
(4) Câu hỏi, yêu cầu, bài tập vận dụng kiến thức vào thực tiễn cịn q ít. Nếu có thì cũng mơ
hồ, chưa rõ nàng.

Ví dụ: Bài 1. Truyện. Sau khi tìm hiểu xong văn bản Thạch Sanh, câu hỏi vận dụng: Các chi tiết
kết thúc truyện “….nhà vua gả công chua cho Thạch Sanh… nhường ngôi vua cho Thạch Sanh thể
hiện ước mơ gì?” -> Câu hỏi chưa rõ, chỉ phù hợp với học sinh khá giỏi, hoặc các thành phố lớn.
(Tuy có tính mở nhưng khơng phải GV nào cũng có đủ năng lực để tìm câu hỏi thay thế)
(5) Chính vì tính mở của chương trình nên sách có những u cầu cịn q cao.
Ví dụ. Học xong Bài 1. Truyện đã yêu cầu HS viết một bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích.

Nếu muốn thực hiện được phần Viết yêu cầu cao như vậy, nên có bài tập yêu cầu tóm tắt các sự
việc chính trong một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đã học, đã đọc. Từ đó mới hướng dẫn học
sinh kể lại được truyện bằng lời văn của em.
1.2 Sách Chân trời sáng tạo.

* Ưu điểm: Đáp ứng khá tốt những tiêu chí do Sở GD&ĐT Đắk Lắk quy định.
- Cấu trúc các phần dễ phân biệt các phần bằng logo của phần mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận
dụng, củng cố, đánh giá. Thể hiện rõ các mạch nội dung, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở giáo

dục phổ thông xây dựng kế hoạch giáo dục và bố trí thời khóa biểu trong nhà trường phù hợp với cơ
sở vật chất và năng lực học sinh.
- Bộ SGK Chân trời sáng tạo của nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đảm bảo các yêu cầu về Nội dung
kiến thức và các yêu cầu cần đạt của của chương trình 2018,
- Có bài mở đầu giúp học sinh hịa nhập với mơi trường học mới, mơn học mới…
- Có nhiều điểm mới như Hướng dẫn học sinh kiến tạo tri thức qua các nhiệm vụ học tập, tích hợp
chủ điểm và thể loại. Mỗi chủ điểm được đặt tên rất ấn tượng.
Ví dụ. Bài 1. Tìm hiểu đặc điểm của thể loại Truyện. Chủ đề: Lắng nghe lịch sử nước mình (Ngữ
liệu là 2 văn bản Truyền thuyết về lịch sử giữ nước của dân tộc: Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm.
Bài 2. Tìm hiểu đặc điểm của thể loại Truyện. Chủ đề: Về miền cổ tích. (Sọ Dừa, Em bé thơng minh)
…….
- Biên soạn theo trục: Đọc – Viết – Nói và nghe, các kĩ năng đọc viết nói nghe được tích hợp và liên
hệ chặt chẽ với nhau.
- Ngữ liệu đơn giản, quen thuộc.
- Kênh chữ, kênh hình rõ nét hài hồ.
- Phần kiến thức cơ bản đã khái quát lí thuyết để phần thực hành học sinh dễ thực hiện.
*Học kì 1.
+ Phần Đọc: Đọc hiểu: Các văn bản phù hợp với thể loại; câu hỏi vận dụng kiến thức đọc hiểu vào
thực tiễn tương đối tốt. Phần đọc kết nối với Tiếng việt vận dụng linh hoạt ngữ liệu từ văn bản.

2

+ Phần Viết: hướng dẫn học sinh Viết từ dễ đến khó: kể chuyện sáng tạo từ một câu chuyện dân gian
đã học, đọc đến kể chuyện đời thường.
*Học kì 2.
+ Phần Đọc: Đọc hiểu: Văn bản biểu cảm và văn bản nghị luận… ngữ liệu phù hợp; câu hỏi vận
dụng vào thực tiễn kha phong phú.
+ Phần Viết: Văn biểu cảm

* Nhược điểm:

(1) Lựa chọn một số văn bản đọc hiểu cho mỗi kiểu loại Truyện bám sát vào chủ đề nên các
văn bản thường trùng nhau.
Ví dụ. Chủ đề 1. Lắng nghe lịch sử nước mình (Sử dụng 2 văn bản truyền thuyết). Chủ đề. Miền cổ
tích (2 văn bản truyện cổ tích: Sọ Dừa, Thạch Sanh)…
(2) Phần thực hành tiếng Việt. Tri thức không sắp xếp theo mạch từ dễ đến khó mà phụ thuộc
vào quá nhiều ngữ liệu lựa chọn đọc hiểu để giải quyết chủ đề; một số bài số lượng câu hỏi và
bài tập hơi nhiều, cần tình gọn hơn.
Ví dụ. Bài 2. (Học kì 1) Lắng nghe lịch sử nước mình. Học sinh phải học; từ đơn, từ phức (ghép, láy)
thành ngữ…
- Phép tu từ So sánh được kết nối sau khi đọc hiểu “Bài học đường đời đầu tiên”
Nhưng lại khơng có phần tóm tắt Tri thức Tiếng việt (chưa có lí thuyết) dẫn đến HS khó thực hành.
(3) Phần Viết. Học kì 2 có u cầu cao. Vì quá phụ thụộc vào chủ điểm nên việc hướng dẫn học
sinh tạo ra sản phẩm là những bài viết chưa được logic (kì 2 lặp lại văn tự sự ở kì 1)
Ví dụ. Bài 8.u cầu học sinh viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống là
quá cao so với thực tiễn học sinh ở địa phương mình.

Bài 9 . Nuôi dưỡng tâm hồn. Viết bài văn tự sự, kể lại một trải nghiệm bản thân
Bài 10. Mẹ thiên nhiên. Viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện là yêu cầu khá cao đối
với học sinh lớp 6 ở địa phương.
Bài 11. Bạn sẽ giải quyết việc này như thế nào? (Mục tiêu vận dụng kiến thức vào thực tiễn)
Đưa ra các tình huống, hướng dẫn học sinh cách giải quyết tình huống. Yêu cầu học sinh sáng tác
một bài thơ, vẽ một chuỗi hình ảnh hoặc viết một bài văn bày tỏ ý kiến của mình về việc giải quyết
tình huống gặp phải. Yêu cầu quá cao với học sinh ở địa phương mình. Vì các em chỉ có thể viết
đoạn văn ngắn hoặc nói những câu văn ngắn.
1.3 Kết nối tri thức với cuộc sống.
* Ưu điểm: Sách biên soạn đạt được tất cả các tiêu chỉ mà chương trình quy định. Đáp ứng tốt
những tiêu chí do Sở GD&ĐT Đắk Lắk quy định.
Tuy nhiên điểm nổi trội của sách là: Chuẩn mực – Khoa học – Hiện đại như thông điệp của
cuốn sách muốn gửi tới người học.
(1) Giá trị văn chương trong mỗi chủ đề.

(Giá trị của văn chương là truyền tải những thông điệp mà tác giả gửi tới người đọc. Tù đó, người
đọc đem những thơng điệp đó vào cuộc sống)
- Tên chủ đề tạo ấn tượng cho học sinh. (Phần giới thiệu bài học – chủ đề, đã thấy được ý tưởng
của nhóm tác giả lag muốn đêm tri thức vào thực tiễn cuộc sống)
Ví dụ. - Bài 1. Chủ đề tình bạn. Qua bài học, em thấy được tình bạn là món q kì diệu của cuộc
sống…Qua các văn bản đọc hiểu và một văn bản đọc kết nối chủ đề em hiểu thêm: Điều gì khiến
chúng ta trở thành bạn của nhau? Tình bạn sẽ thay đổi cuộc sống của chúng ta ra sao? Cần đối xử với
bạn như thế nào để bản thân mình hạnh phúc và cũng mang đến niềm vui cho bạn?
- Bài 3. Yêu thương và chia sẻ. Từ văn bản đọc – hiểu và kết nối chủ đề: ta hiểu thêm giá trị của
tình yêu thương và sự đồng cảm trong cuộc sống hàng ngày….
- Bài 5. Những nẻo đường xứ sở. Người học thấy được: những miền đất xa xôi của Tổ quốc trở
nên gần gũi với mỗi chúng ta.

3

=> Đây chính là giá trị cao quý của văn chương (những cuốn sách khácchưa thể hiện được)
->Phát triển các năng lực cốt lõi, đặc thù và phát triển phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung
thực, trách nhiệm…
(2) Tri thức Ngữ văn trong mỗi bài học.
a. Tri thức chính của bài học (lí thuyết) được nằm ở Khái quát tri thức, người học đọc hiểu để
thực hành vào bài học.
b. Cấu trúc của sách cũng biên soạn theo trục : Đọc – Viết – Nói và nghe.
Cụ thể:
*.Phần Đọc. Lựa chọn những văn bản phù hợp với đặc trưng thể loại, chủ đề. dễ vận dụng
phần đọc hiểu kiến thức vào thực tiễn. (Tuy nhiều ngữ liệu mới nhưng hệ thống câu hỏi, yêu cầu,
bài tập từ những liệu mới vận dụng vào thực tiễn rõ ràng, làm sángtỏ chủ đề mà mơĩ bài hướng tới.
- Học kì 1. Bài 1. Truyện (Tôi và các bạn)

Bài 2. Thơ ( Gõ cửa tim)
Bài 3. Truyện (Yêu thương và chia sẻ)

Bài 4. Thơ – Lục bát (Quê hương yêu dấu: ca dao, thơ, kí )
Bài 5. Kí, Du kí (Những nẻo đường xứ sở: Cô Tô, Hang Én, Cửu Long Giang, ta ơi!)
- Học kì 2. Bài 6. Truyện + Thông tin (Chuyện kể về những người anh hùng: Thánh Gióng, Son
Tinh, Thủy Tinh)
Bài 7. Truyện. (Thế giới cổ tích: Thạch Sanh, Cây khế)
Bài 8. Nghị luận (Khác biệt và gần gũi)
Bài 9. Thông tin. Trái đất ngôi nhà chung
Ví dụ. Sau khi học xong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” của chủ đề “Tôi và các bạn”, câu hỏi
Vận dụng: “Nếu ngoài đời gặp một người có đặc điểm như Dế Choắt (gầy gị, ốm yếu) em sẽ ứng xử
như thế nào?”
* Phần Viết. Giảm bớt áp lực viết cho HS, rèn kĩ năng nói nhiều hơn.
-Học kì 1.
Bài 1. Bài 3.Viết bài văn kể chuyện đời thường. (giảm bớt kể chuyện sáng tạo – kể lại một
chuyện đã học, đã đọc).
Bài 2, Bài 4. Chỉ là viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ; tập làm thơ lục bát.
Bài 5. Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt.
- Học kì 2.
Bài 6. Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự việc
Bài 7. Viết bài văn tự sự
Bài 8,10. Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề đáng quan tâm
Bài 9. Viết biên bản.
* Phần Nói và nghe. Có hướng dẫn trước khi nói –Tình bày nói – sau khi nói.
- Sau mỗi bài có củng cố, mở rộng; thực hành đọc (có văn bản sẵn) giúp người học khái quát
kiến thức và có thể mở rộng, nâng cao kiến thức của rmình.
c. Sau mõi ngữ liệu đọc –hiểu là đọc kết nói với Tiếng Việt nên kiến thức về Tiếng việt được
củng cố, mở rộng nhiều hơn (các sách khác sau 2 văn bản mới kết nối với TiếngViệt)
* Nhược điểm:
(1) Vì nghiêng quá nhiều về thể loại và chủ đề nên các ngữ liệu khơng được sắp xếp theo tiến
trình lịch sử văn học (gây khó khăn cho việc xâu chuỗi lịch sử ở mỗi văn bản văn học đối với người
học. Tuy nhiên quan điểm của chương trình là khơng đặt nặng về lịch sử văn học mà chỉ chú trọng

việc vận dụng tri thức vào thực tiễn)
Ví dụ: Học kì 1: Các văn bản thuộc văn học hiện đại; học kì 2 lại quay về văn học dân gian Thể loại
truyện – truyền thuyết (Thánh Gióng< Sơn Tinh, Thủy Tinh), thể loại cổ tích: Thạch sanh, Cây khế..

4

(2) Một số bài, phần tri thức Ngữ văn không có kiến thức về Tiếng việt nhưng sang phần thực
hành vẫn có bài tập.
Ví dụ. Tri thức Ngữ văn bài 1. Khơng có kiến thức về so sánh nhưng thực hành Tiếng việt lại yêu
cầu.
=> Tuy kiến thức khá rộng nhưng cuốn sách đáp ứng được yêu cầu đổi mới, mang tính hiện đại, phù
hợp với vùng miền.

2. Bỏ phiếu lựa chọn sách. Thư ký
- Tổ kiểm phiếu hướng dẫn cách thức bỏ phiếu.
- Tiếnhành bỏ phiếu.
- Công bố kết quả bỏ phiếu.
* Kết quả:
(1) Sách Ngữ văn 6.
+ Bộ Cánh diều: Số phiếu: 0/7
+ Bộ Chân trời sáng tạo: Số phiếu: 0/7
+ Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống: Số phiếu: 7/7
3. Kết luận cuộc họp:
- Tổ chuyên môn đã chọn được ra bộ sách, cụ thể như sau:
Sách Ngữ văn 6. Bộ “KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG”
Cuộc họp kết thúc hồi: giờ cùng ngày.

Chủ trì

Nguyễn Thị Ái Vân Phan Hữu Huy


5


×