Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Giáo trình thực hành hóa lý dược 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 91 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
KHOA DƯỢC

GIÁO TRÌNH THỰC HÀNH HĨA LÝ DƯỢC

TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2023

1

NỘI QUY PHÒNG THỰC HÀNH

HÓA LÝ DƯỢC

A. Quản lý hành chính

1. Giờ học
- Thực hành buổi sáng: SV có mặt lúc 7g30
- Thực hành buổi chiều: SV có mặt lúc 13g30

Lưu ý: SV đi trễ 15 phút xem như vắng buổi học đó.
2. Đồng phục: SV phải đeo bảng tên, mặc áo blouse đúng quy định khi vào phịng thực
hành.
3. Quy trình của buổi thực hành: Bắt đầu buổi thực hành - SV cất cặp, sách, đồ cá
nhân ở giá, kệ theo quy định của bộ mơn; SV vào vị trí nhóm tại các dãy bàn thực hành;
CB điểm danh sinh viên; SV nghe CBG giảng bài đầu giờ và kiểm tra bài đã chuẩn bị;
SV nhận dụng cụ; SV kiểm tra dụng cụ; SV tiến hành thí nghiệm, CBG quan sát và
hướng dẫn thao tác cho SV; SV báo cáo kết quả thực hành; CBG tổng kết bài cho SV;
SV rửa và trả dụng cụ; CB kiểm tra dụng cụ; SV làm vệ sinh phịng thí nghiệm- Kết
thúc buổi thực hành.
4. Dụng cụ thí nghiệm
- Sinh viên phải kiểm tra dụng cụ theo danh sách dụng cụ đính kèm và báo lại cho nhân


viên quản lý dụng cụ của bộ môn nếu dụng cụ chưa đủ hoặc bể vỡ sẵn. Sau 10 phút nhận
dụng cụ, sinh viên sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về số lượng dụng cụ theo danh
sách.
- Sinh viên phải mang theo quả bóp cao su, găng tay, ống nhựa nhỏ giọt (pipet Pasteur),
khăn lau bàn, giấy lót cân, kéo để sử dụng khi cần thiết trong buổi thực hành.
5. Hóa chất thí nghiệm
- Trong q trình thực hành, sinh viên chỉ được lấy hóa chất với số lượng vừa đủ cho thí
nghiệm, khơng được vây bẩn hóa chất trên bàn thực hành.
- Đối với các hóa chất cần xử lý, sinh viên phải đổ các hóa chất này vào đúng bình/ lọ
theo yêu cầu của bộ môn.

2

6. Vệ sinh
-Sau khi thực hành xong, sinh viên phải sắp xếp hóa chất ngay ngắn, có trật tự, lau bàn,
và để rổ dụng cụ vào đúng chỗ quy định. Phải tắt nguồn điện của: cân (+ vệ sinh cân sạch
sẽ), kính hiển vi (+ vệ sinh tổng thể kính hiển vi), quạt, đèn, bếp cách thủy, bếp điện sau
khi sử dụng.
- Nhóm trưởng phải phân cơng nhóm phụ trách vệ sinh chung cho buổi học hơm đó.
Nhóm này phải phụ trách kiểm tra vệ sinh các bàn, quét nền, lau nền sạch sẽ trước khi
ra khỏi phịng thực hành. Nhóm chịu trách nhiệm trực nhật nếu khơng hồn thành nhiệm
vụ sẽ bị trừ điểm q trình.
7. Kỹ luật
- Trong giờ thực hành SV phải giữ trật tự, khơng nói chuyện riêng, khơng làm việc riêng
gây ảnh hưởng đến thầy cô và các bạn. Điện thoại di động phải để ở chế độ rung; khi
cần thiết nghe điện thoại phải xin phép CBG và ra khỏi phòng thực hành để nghe điện
thoại. SV vi phạm sẽ bị trừ điểm quá trình.
- Trong giờ thực hành SV không được tự ý ra ngoài. Nếu muốn ra ngoài phải xin phép
CBG phụ trách buổi thực hành hơm đó. SV vi phạm sẽ bị trừ điểm quá trình.
8. Vắng mặt

- SV được phép xin vắng với lý do chính đáng: bệnh (phải có chứng từ chứng minh),
- Sinh viên vắng có phép sẽ được sắp xếp thực tập bù.
B. Quản lý chun mơn
9. Trước khi vào phịng thực hành, SV phải đọc bài, nắm vững kiến thức cơ bản của bài
thực hành, nắm vững những công việc sẽ phải làm trong buổi thực hành hơm đó và sẽ
được CBG kiểm tra khi bước vào buổi thực hành.
10. SV phải thực hiện đầy đủ nội dung của bài thực hành và ghi nhận kết quả theo yêu
cầu.
11. SV phải hoàn thành bài báo cáo thực hành và nộp lại cho bộ mơn theo đúng thời hạn
u cầu.
12. SV nếu có thắc mắc liên quan đến bài thực hành thì có quyền đặt câu hỏi cho CBG
trong buổi thực hành hoặc ghi lại các câu hỏi trong bài báo cáo để được giải đáp.

3

C. Điểm kết thúc môn học
13. Điều kiện để có điểm kết thúc mơn học
- Hồn thành đầy đủ các buổi thực hành, thiếu một buổi thực hành thì điểm kết thúc mơn
học sẽ là 0 điểm (khơng điểm).
- Hồn thành đầy đủ các bài báo cáo thực hành theo yêu cầu của môn học và bài kiểm tra
trong quá trình học thực hành.
- Khơng có tên trong danh sách nợ dụng cụ của bộ mơn (Do đó, nếu SV nào làm vỡ
dụng cụ trong q trình thực hành sẽ phải hồn lại cho bộ môn trước buổi thực hành
cuối)
14. Điểm kết thúc môn học sẽ được công bố theo danh sách dán tại bộ môn 2 tuần sau
khi kết thúc đợt thực hành.

BỘ MÔN BÀO CHẾ - HÓA LÝ

4


Bài mở đầu

PHƯƠNG PHÁP GHI CHÉP CÁC KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

Khi làm thí nghiệm, thực nghiệm ta thường đo đạt và thu được những số liệu. Thông thường
những số liệu đó rất nhiều, người làm thực nghiệm cần phải biết ghi chép đúng cách mới có
kết quả tốt. Sau đây là một số điểm cần lưu ý khi ghi chép kết quả thực nghiệm.

1. Ghi chép các số liệu thực nghiệm
Phải biết dự kiến trước có bao nhiêu số liệu sẽ được đo lường và ghi chép, lập bảng để ghi
chép các số liệu sẽ được làm và được ghi, khi ghi thành bảng sẽ làm xuất hiện các tính chất
quy luật hơn là viết các số liệu lung tung.

Ghi ngay các số liệu đo được vào bảng đã kẻ sẵn, không ghi chép bừa bãi, khơng dựa vào trí
nhớ rồi ghi sau, tuyệt đối không sửa kết quả.

Các số liệu được ghi với 3 hoặc 4 chữ số có nghĩa. Ví dụ độ phân ly α của một chất khi tính
tốn cho kết quả 0,0382134. Nếu ghi đúng như vậy là số có 6 chữ số có nghĩa. Nếu ghi 0,038
thì số có 2 chữ số có nghĩa. Các số 0 đứng bên trái khơng thuộc chữ số có nghĩa.

Nếu ghi số liệu dưới dạng số mũ, a.10n thì số a phải thỏa mãn 1,000 ˂ a ˂ 9,999, vídụ như số
α ở trên được ghi thành 3,82.10-2, không ghi 38,21.10-3. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý trong cột
có 4 số liệu, 3 trong số đó đã có số mũ 10-2 nên số liệu còn lại ghi 0,884.10-2 thay cho 8,84.10-
3. Ghi như vậy tiện lợi cho việc so sánh sự biến thiên của α. Như vậy, muốn so sánh ta chỉ
việc đối chiếu các số đứng trước số mũ là đủ.

2. Thành lập bảng số liệu
Trong nhiều trường hợp quá trình thực nghiệm thường nhằm nghiên cứu mối quan hệ của 2
đại lượng có liên quan với nhau. Khi đó các số liệu phải được ghi theo bảng với nhiều cột.

Các số của cùng 1 đại lượng được ghi vào cùng 1 cột dọc để tiện so sánh và nhận ra sự biến
thiên của chúng. Ví dụ trong bài xác định độ dẫn điện của dung dịch, các số liệu được ghi
trong bảng 1. Với cách ghi số liệu như thế ta có thể nhanh chóng nhận thấy rằng khi nồng
độ tăng thì k tăng, λ giảm, α giảm

Bảng 1. Độ dẫn điện và hằng số điện ly của acid acetic

Nồng độ Độ dẫn điện riêng; K(Ω-1.cm-1) λ α Kđly
(M) µS/cm
0,02 217 2,17.10-4 10,85 2,78.10-2 1,59.10-5
3,44.10-4 6,88 1,76.10-2 1,58.10-5
0,05 344 4,88.10-4 4,88 1,25.10-2 1,58.10-5
6,91.10-4 3,455 0,884.10-2 1,58.10-5
0,1 488

0,2 691

5

3. Vẽ đồ thị
Phương pháp đồ thị được áp dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của Hóa Lý. Nhìn vào đồ
thị vẽ đúng cách ta thấy xuất hiện rõ ràng tính quy luật của các đại lượng nghiên cứu.
3.1. Vẽ đồ thị trên giấy
Để vẽ đồ thị cần lưu ý các điểm sau:

+ Đồ thị phải được vẽ trên giấy milimet (giấy kẻ ô ly) khổ tối thiểu 15 x 15 cm
+ Chọn thang tỷ lệ (đơn vị chia) trên 2 trục đồ thị hợp lý để:

− Nếu cần minh chứng cho một quy luật thì quy luật đó phải dễ dàng nhận thấy được
(là đường thẳng, là đường cong có cực đại hay cực tiểu, là đường cong có điểm uốn,…)


− Nếu đồ thị để tính tốn (xác định độ dốc tgα, điểm cắt trên trục) thì độ chính xác
phải lớn nhất, nghĩa là hình tam giác dùng để tính tốn phải lớn nhất.

− Phải chọn thang tỷ lệ như thế nào để có thể xác định được tọa độ nhanh chóng và
dễ dàng ở bất kỳ điểm nào trên đồ thị. Khoảng cách 2 đường chính đậm trên giấy kẻ ly
thường chia làm 10 phần, chọn sao cho khoảng này tương đối chẵn. Khi gặp các số có
nhiều số lẻ thì nên nhân với 10n để thành các số gọn hơn (ví dụ 0,00262 = 2,6.10-3, ….)
khi ghi trên trục tọa độ.

− Khi vẽ đồ thị ta phải biết trước dạng của nó và phải căn cứ vào các trị số ghi trong
bảng số liệu. Nhưng các trị số đó là do thực nghiệm đo được, cho nên đều có sai số. Vì
thế khi vẽ trên đồ thị các điểm thu được thường khơng hồn tồn nằm trên đường biểu
diễn mà chệch ít nhiều quanh đường đó (hình 2). Các điểm sai phạm quá lớn sẽ chệch
nhiều khỏi đường biểu diễn. Ta phải bỏ các điểm đó hoặc làm lại thí nghiệm để đo lại
các trị số.

− Nên dùng bút chì nhỏ nét để vẽ đồ thị. Căn cứ vào bảng số liệu xác định các điểm
trên đồ thị, sau đó vẽ đường biểu diễn đều đặn qua các điểm đó. Nếu đường biểu diễn là
đường thẳng thì dùng thước, nếu đường thẳng khơng qua được các điểm thì đi giữa chúng
nghĩa là đường thẳng đi gần các điểm. Nếu đồ thị là đường cong thì đường cong qua tất
cả các điểm và phải lượn hợp lý không được để gãy tại một điểm nào cả.

6

0.04 0.08 0.12 0.16 0.28 0.36

Hình 1

Hình 2


3.2. Tính kết quả dựa vào đồ thị
Trong nhiều trường hợp kết quả cuối cùng được tính tốn dựa vào đồ thị. Khi đó việc tính
tốn dựa hoàn toàn vào đường thẳng hay đường cong đã vẽ, không được quay lại số liệu
đã đo hay tính trước đây. Ví dụ tính tgα của đường thẳng phải dựa vào một tam giác có
diện tích lớn nhất có thể xác định trên đồ thị, đỉnh của tam giác không phải là những
điểm đã đo hay tính trước đó.

7

3.3. Vẽ đồ thị trong excel: Nhập số liệu vô excel
➢ Bước 1: Chọn trường dữ liệu
Nếu trường dữ liệu có tọa độ các điểm x và y thì chúng ta chọn cả tất cả các trường dữ liệu.
Ví dụ ta có hình bảng số liệu sau (đã chon trường dữ liệu CNaOH & y):

➢ Bước 2: Chọn insert và ở phần Recommended Charts thì chọn loại đồ thị (như hình):

- Bấm ok màng hình sẽ hiện ra đồ thị
- Lưu ý: có nhiều loại đồ thị, chúng ta có thể chọn loại đồ thị khác tùy theo dữ liệu nhưng

ở ví dụ này, chúng ta sẽ chọn loại đồ thị như hình.
➢ Bước 3: Chúng ta có thể đặt tên cho đồ thị mới được tạo bằng cách bấm trực tiếp vào

tên đồ thị và ghi tên mới cho đồ thị.

8

Đường đẳng nhiệt hấp phụ y theo C

2,50


2,00

1,50

1,00

0,50

0,00

0,00 0,10 0,20 0,30 0,40



Bước 4: Chúng ta thực hiện điều chỉnh lại các thành phần trên biểu đồ nếu cần thiết

Khi bấm vào dấu + bên phải, một khung lựa chọn sẽ hiện ra và sẽ có các lựa chọn sau:
• Axes: các điều chỉnh về đơn vị chia (thang tỷ lệ) trên trục tung và trục hồnh
• Axis Titles: các điều chỉnh về tiêu đề cho trục tung và trục hồnh
• Chart title: các điều chỉnh về tiêu đề đồ thị
• Data Labels: các điều chỉnh về chú thích của tọa độ các điểm
• Error Bars: các điều chỉnh về sai số
• Gridlines: các điều chỉnh về dịng kẻ ơ
• Legend: các ghi chú về các đường biểu diễn.
• Trendline: các điều chỉnh về xu hướng của đồ thị

9

BÀI 1. ĐIỀU CHẾ, TINH CHẾ KEO – ĐIỀU CHẾ &

CHUYỂN TƯỚNG NHŨ TƯƠNG

MỤC TIÊU
- Điều chế một số hệ keo bằng các phương pháp thay thế dung mơi, pepti hố.
- Tinh chế hệ keo bằng phương pháp thẩm tích
- Khảo sát tính khuếch tán của hệ keo,
- Điều chế và phân biệt 2 loại nhũ tương: dầu trong nước và nước trong dầu.

A. ĐẠI CƯƠNG
- Hệ phân tán (dispersed system) là một hệ trong đó một hay nhiều chất tồn tại dưới
dạng tiểu phân có kích thước nhỏ bé được phân bố vào một chất khác (môi trường phân
tán - dispersion medium). Hệ phân tán (HPT) gồm pha phân tán (tướng phân tán, pha nội
– internal phase) và môi trường phân tán (pha ngoại- external phase)
- Hệ phân tán keo là hệ gồm các tiểu phân có kích thước từ 10-7-10-5 cm phân tán trong
môi trường phân tán và ổn định trong thời gian sử dụng.
- Nguyên tắc phương pháp thay thế dung môi: Dược chất (không tan trong nước),
dùng dung môi trơ ( hữu cơ dễ bay hơi) để hòa tan dược chất tạo thành dung dịch bảo
hòa, sau đó cho từ từ dung dịch này vào mơi trường thân nước vừa cho vừa khuấy. Các
phân tử trong dung dịch sẽ tập hợp thành các tiểu phân có kích thước hệ keo phân tán
trong môi trường nước tạo thành hệ keo
- Phương pháp pepti hóa: là phương pháp chuyển một chất mới kết tủa trở thành
trạng thái keo.
- Phương pháp pepti hóa có thể xảy ra khi:

◦ Thêm chất điện ly chứa ion có thể hấp phụ trên bề mặt tiểu phân kết tủa theo nguyên
tắc hấp phụ chọn lọc (pepti hóa hấp phụ)

◦ Thêm 1 lượng nhỏ chất điện ly mà chất điện ly này có thể phản ứng với bề mặt của
tiểu phân kết tủa hình thành ion có thể hấp phụ chọn lọc (pepti hóa hóa học)


◦ Rửa tủa với dung môi, nếu kết tủa chứa nồng độ chất tham gia phản ứng có ý nghĩa

10

- Khuếch tán: là quá trình di chuyển của vật chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có
nồng độ thấp, khuếch tán dừng lại khi khơng cịn chênh lệch nồng độ, tiểu phân có kích
thước càng lớn thì sự khuếch tán càng chậm. Trong bài thực hành nầy chúng ta khảo sát
tính khuếch tán và so sánh sự khuếch tán của dung dịch keo với dung dịch thật
- Nhũ tương là một hệ phân tán dị thể bao gồm các tiểu phân lỏng có kích thước nhỏ
(0,1 – vài chục micromet) phân tán trong một chất lỏng khác không đồng tan

Ba điều kiện cơ bản để tạo nhũ tương:
• Chất nhũ hóa thích hợp
• Tỷ lệ 2 pha thích hợp
• Tác động lực cơ học

- Vai trị của chất hoạt động bề mặt trong điều chế nhũ tương?
Chất hoạt động bề mặt sử dụng trong nhũ tương gọi là chất nhũ hóa: Chất nhũ hóa giúp
nhũ tương dễ hình thành và bền vững.

- Cơ chế hoạt động của chất nhũ hóa:
• Chất nhũ hóa tập trung ở bề mặt và làm giảm sức căng bề mặt của 2 chất lỏng và làm
giảm năng lượng tự do bề mặt của các giọt phân tán.
• Hấp phụ xung quanh giọt phân tán, làm thành một màng bao bền vững, có sự cản trở
không gian ngăn cản các giọt hợp lại với nhau.
• Tạo cho bề mặt các giọt có điện tích đủ lớn, để xuất hiện lực tương hỗ giữa các giọt,
giúp nhũ tương bền.
• Làm tăng độ nhớt của nhũ tương giúp nhũ tương bền vững

- Các phương pháp xác định kiểu nhũ tương: Phương pháp pha loãng, phương pháp

nhuộm màu, phương đo độ dẫn điện.

- Nguyên tắc xác định kiểu nhũ tương bằng phương pháp nhuộm màu: dùng màu
tan trong nước như xanh methylen hoặc màu tan trong dầu như sudan III nhuộm 1
trong 2 pha, soi trên kính hiển vi bội giác 10

B. CHUẨN BỊ THỰC HÀNH

11

1. Hóa chất

- Dung dịch lưu huỳnh bảo hịa trong cồn

- Dung dịch FeCl3 2%

- Dung dịch Kali ferocyanur 10%

- Dung dịch Acid oxalic 0.1N

- Thạch (bột)

- Dung dịch NaOH 0.1N

- Chỉ thị Phenolphtalein 0,04%

- Dung dịch HCl 0.1N

- Dầu thực vật


- Dung dịch xà phòng Natri 10%

- Dung dịch xanh methylen 3%

- Dung dịch CaCl2 2%

2. Dụng cụ Số lượng Dụng cụ số lượng
Dụng cụ 3
1
Bécher 100 ml 6 Đũa khuấy thủy tinh 1
1
Bécher 250 ml 2 Phễu 6 cm 2
1
Pipette khắc vạch 1 ml 4 Giá lọc 1
1
Pipette khắc vạch 1 ml 4 Túi colodion
1
Pipette khắc vạch 2 ml 5 Lame – lamell 1
2
Pipette khắc vạch 5 ml 4 Hộp petri

Pipette khắc vạch 10 ml 1 Bếp điện

Pipette pasteur (pipette 3 Kính hiển vi

nhựa)

Ống đong 50 ml 1 Bình đựng nước cất

Ống nghiệm không nắp 10 Quả bóp cao su


Ống nghiệm có nắp 3 Đủa khuấy thủy tính

Giá ống nghiệm 1

C. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM

12

1. Điều chế keo

1.1. Phương pháp phân tán bằng cách pepti hoá
Điều chế keo xanh phổ: Lấy 5 ml dung dịch FeCl3 2% cho vào bécher, thêm tiếp 1 ml
dung dịch kali ferocyanid 10%, khuấy kỹ. Lọc và rửa tủa bằng nước cất (mỗi lần rửa với
khoảng 20 giọt nước cất) cho đến khi nước rửa không màu. Khi tủa khơ (khơng cịn dịch
lọc chảy ra), nhỏ từ từ lên tủa từng giọt acid oxalic 0,1 N (khoảng 5 ml) cho đến khi dịch
có màu chảy ra (hứng keo bằng bécher sạch). Ta có keo xanh phổ. (Dung dịch keo này
được sử dụng cho mục 3).

1.2. Phương pháp thay thế dung môi
Điều chế keo lưu huỳnh: cho từ từ và vừa cho vừa khuấy 2 ml dung dịch lưu huỳnh bão hịa
trong cồn vào cốc có sẵn 30 ml nước cất. Nhận xét.
2. Tinh chế keo bằng phương pháp thẩm tích
Trong một túi colodion, cho 5ml dung dịch keo tinh bột 1% và 1 ml NaCl 1%. Nhúng túi
vào nước cất. Sau 30 phút thử nước ở ngoài túi với dung dịch iod và với AgNO3, iod khơng
đổi màu cịn AgNO3 cho tủa với ion Cl-
3. Khảo sát tính khuếch tán của keo xanh phổ
Để khảo sát sự khuếch tán của các chất, người ta thường cho các chất ấy khuếch tán trong
các gel có nồng độ thấp. Vì trong gel có nồng độ thấp, sự khuyếch tán cũng gần giống như
trong dung mơi ngun chất và có thể khảo sát được.

3.1. Điều chế gel thạch: cân 0,3 g thạch cho vào bécher, thêm 30 ml nước cất, ngâm 30
phút cho thạch nở. Đun cho tan, cho tiếp 1 ml dung dịch NaOH 0,1N và 5 giọt
phenolphatlein 0,1% vào thạch, khuấy đều. Đổ gel này vào 3 ống nghiệm (khi đổ nên cho
thạch chảy theo thành ống nghiệm để tránh tạo bọt trên bề mặt thạch, sau đó giữ ống
nghiệm thẳng để tránh bề mặt thạch bị nghiêng khi đông đặc. Để nguội hoặc làm lạnh cho
thạch đơng hồn tồn.
3.2. Khảo sát tính khuếch tán: Cho vào 3 ống nghiệm có chứa gel thạch đã đơng đặc.

Ống 1: 2 ml dung dịch HCl 0,1 N
Ống 2: 2 ml dung dịch CuSO4 10%
Ống 3: 2 ml dung dịch keo xanh phổ thu được ở phần 1.1

13

Để yên khoảng 1 giờ. Quan sát sự khuyếch tán của H+ trong ống 1, Cu++ trong ống 2 và
tiểu phân keo xanh phổ trong ống 3. Xem loại nào khuếch tán nhanh nhất, chậm nhất? Giải
thích và so với lý thuyết.

4. Điều chế và phân biệt nhũ tương
4.1. Vai trò của chất hoạt động bề mặt
Chuẩn bị 02 ống nghiệm có nắp:

Ống nghiệm 1: 2-3 ml nước cất và vài giọt dầu.
Ống nghiệm 2: 2-3 ml dung dịch xà phòng natri 5% và vài giọt dầu
Đậy chặt miệng các ống nghiệm, lắc mạnh trong vài phút, thu được nhũ tương.
Yêu cầu:
Quan sát sự bền vững của nhũ tương trong 2 ống nghiệm, nhận xét về vai trò của chất
nhũ hóa. Cho biết nhũ tương thu được là nhũ tương kiểu gì? Giải thích?
Thay thế xà phịng khác trong thí nghiệm trên có được khơng? Cho thí dụ.
4.2. Điều chế và chuyển tướng nhũ tương

Cho 1 ml dung dịch xà phòng natri 10%; 10 giọt xanh methylen 3% và 1 ml dầu vào ống
nghiệm. Đậy nút, lắc mạnh tạo nhũ tương. Lấy một giọt nhũ tương này để lên lame, đậy
bằng lamelle. Quan sát bằng kính hiển vi bội giác 10.
Yêu cầu: Hãy cho biết nhũ tương thu được là nhũ tương kểu gì? Mơ tả hiện tượng quan sát
được và giải thích? (biết xanh methylen có màu xanh và chỉ tan trong nước). Vai trò của xà
phòng natri và xanh methylen là gì?
Chuyển tướng: Cho vào nhũ tương cịn lại trong ống nghiệm 1 ml dung dịch CaCl2 2%, lắc
đều. Thêm đủ dầu để tạo nhũ tương mới. Lắc mạnh. Quan sát trên kính hiển vi. Xác định
kiểu nhũ tương. Giải thích vai trị của CaCl2.
Lưu ý: 3 điều kiện cơ bản để tạo ra nhũ tương là:

1. Chất nhũ hố thích hợp.
2. Tỷ lệ 2 tướng thích hợp. Điều kiện này cho ta hiểu phải thêm đủ dầu là thêm như

thế nào.
3. Tác động cơ học: khuấy, lắc, …

D. BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH

14

E. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Giải thích cơ chế hình thành của keo lưu huỳnh?
2. Phương pháp pepti hóa là gì? Trong bài thực hành chất pepti hóa là chất gì? Keo xanh phổ
mang điện tích gì? Ion nào hấp phụ lên bề mặt tủa để keo mang điện tích
3. Phân loại các phương pháp điều chế keo trong bài thực hành
4. Nêu các phương pháp tinh chế keo. Nêu nguyên tắc của phương pháp thẩm tích
5. Sự khuếch tán là gì? Mơ tả hiện tượng quan sát được và giải thích
6. So sánh khoảng khuếch tán: H+ trong ống 1, Cu++ trong ống 2, tiểu phân keo xanh phổ trong
ống 3. Nhận xét và kết luận

7. Nêu định nghĩa nhũ tương
8. Các yếu tố cơ bản để tạo thành một nhũ tương?
9. Yếu tố quyết định kiểu (loại) nhũ tương là gì?
10. Có mấy phương pháp xác định kiểu nhũ tương? Trong bài thực hành áp dụng phương pháp
gì? Nêu nguyên tắc của phương pháp đó.
11. Giải thích cơ chế của chất nhũ hóa làm bền nhũ tương
12. Vai trò của CaCl2 trong chuyển tướng nhũ tương

15

BÀI 2. KHẢO SÁT TÍNH CHẤT ĐƠNG VĨN CỦA HỆ KEO

MỤC TIÊU:
- Tìm điểm đẳng điện của gelatin

- Khảo sát tác dụng bảo vệ của gelatin đối với dung dịch keo sắt III hydroxyd

- Khảo sát tính chất đơng vón của keo thân dịch và keo sơ dịch

A. ĐẠI CƯƠNG

- Trong dung dịch keo các tiểu phân luôn chuyển động (chuyển động Brown) và mang

điện tích cùng dấu nên đẩy lẫn nhau, nhờ vậy mà hệ keo được bền vững.

- Khi điện thế zeta () hạ đến 1 trị số tới hạn thì xảy ra sự đơng vón. Ở điểm đẳng điện,

 = 0 thì keo đơng vón rất nhanh. Đơng vón hay keo tụ là q trình các hạt keo sát nhập lại

với nhau thành hạt lớn lắng xuống. Đối với keo sơ dịch, tác nhân gây đơng vón quan trọng


nhất là chất điện giải . Sự đơng vón keo thân dịch ngồi việc hạ điện thế zeta, còn phải phá

lớp hydrat (vỏ nước) bằng chất khử nước: cồn, aceton,…

- Keo tụ do ảnh hưởng của nồng độ chất điện ly

• Khi thêm chất điện ly trơ vào hệ, chiều dày của lớp khuếch tán () giảm, làm giảm

điện tích của lớp tạo thế, làm thế zeta () giảm hệ keo dễ bị keo tụ.

• Ảnh hưởng của nồng độ chất điện ly tới bề dầy lớp khuếch tán được tính theo cơng

thức:  = Const
Z. C

• Ảnh hưởng của nồng độ chất điện ly tới giá trị  được tính theo cơng thức:

𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡
𝜁=

√𝑍2. 𝐶
 Qui tắc Schulze -Hardy: Khi một hệ keo tiếp xúc với chất điện ly, chỉ những ion có
điện tích trái dấu với điện tích nhân keo mới có khả năng gây keo tụ. Điện tích của ion
gây keo tụ càng lớn thì khả năng gây keo tụ càng mạnh và ngưỡng keo tụ càng nhỏ

Ngưỡng keo tụ của chất điện ly: là nồng độ tối thiểu của chất điện ly đủ để gây ra
hiện tượng keo tụ rõ rệt. Ký hiệu  (gamma).

Đơn vị của ngưỡng keo tụ  (mmol/lit)


16

➢ Gelatin: protein thu được bằng cách thủy phân colagen động vật

◦ Thủy phân /acid → gelatin dạng A

◦ Thủy phân /kiềm → gelatin dạng B

◦ Cấu tạo: NH2 – R – COOH NH3+ – R – COO-
 Dung dịch gelatin là keo thân dịch

◦ Sự tích điện của keo gelatin phụ thuộc pH môi trường

◦ Tại điểm đẳng điện: gelatin bị trung hịa điện tích

◦ Có khả năng bảo vệ keo sơ dịch
 Điểm đẳng điện (pI: isoelectric point) là giá trị pH mà ở đó protein bị trung hịa điện

tích

B. CHUẨN BỊ THỰC HÀNH

1. Hóa chất

- CH3COOH 0.1N

- CH3COONa 0.1N

- Gelatin


- Cồn ethylic tuyệt đối

- FeCl3 2%

- NaCl 10%

- KI 3M

- Dịch lọc lòng trắng trứng

- K2SO4 0,001M

2. Dụng cụ Số lượng Dụng cụ Số lượng
Dụng cụ 6
Bécher 100 ml 2 Ống nghiệm có nắp 17
Bécher 250 ml 5 Giá ống nghiệm 1
Pipette khắc vạch 1 ml 2 Phễu ( 6cm) 2
3 Giá lọc 1
Pipette khắc vạch 2 ml 2 Đũa khuấy 2
Pipette khắc vạch 5 ml 1 Nồi nhôm 1
Pipette khắc vạch 10 ml 1 Bếp điện 1
Pipette pasteur 1 Bình đựng nước cất 1
Ống đong 25 ml Quả bóp cao su
Ống đong 50 ml
17

C. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
1. Tìm điểm đẳng điện của gelatin
1.1. Điều chế 25 ml dung dịch gelatin 2%

Tính lượng gelatin cần dùng, cân gelatin cho vào becher 50 ml, ngâm với 25ml nước
trong khoảng 15 - 20 phút cho trương nở. Đun cách thủy vừa đun vừa khuấy cho gelatin
tan hoàn toàn (dung dịch trong), lấy ra, để nguội.

1.2. Tiến hành thì nghiệm tìm điểm đẳng điện của gelatin
- Cho vào 5 ống nghiệm (có nắp) những chất ghi ở bảng sau:

Hoá chất Ống nghiệm

1 2 3 4 5

CH3COOH 0,1N (ml) 1,8 1,4 1,0 0,6 0,2

CH3COONa 0,1N (ml) 0,2 0,6 1,0 1,4 1,8

Gelatin 2% (ml) 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0

Cồn ethylic tuyệt đối (ml) 4,0 4,0 4,0 4,0 4,0

pH hỗn hợp 3,8 4,4 4,7 5,1 5,7

Lưu ý: mỗi lần thêm hóa chất phải lắc đều hỗn hợp trong ống nghiệm.

So sánh độ đục của các hỗn hợp trong các ống nghiệm. Điểm đẳng điện của gelatin là
giá trị pH làm cho hỗn hợp vẩn đục nhất.

2. Khảo sát sự đơng vón của keo thân dịch
2.1. Sự đơng vón thuận nghịch của albumin trong lịng trắng trứng
Lấy 10 ml dịch lọc lòng trắng trứng cho vào becher 50ml, cho từng ít một amonium sulfat
vào, vừa cho vừa khuấy cho tới khi bão hịa. Khi đó albumin sẽ đơng vón. Lọc lấy tủa albumin

và thấm hết nước bằng giấy lọc. Cho tủa vào trong khoảng 40 ml nước cất. Nhận xét về độ
hòa tan của tủa albumin trong nước cất.

2.2. Sự đơng vón khơng thuận nghịch của albumin trong lòng trắng trứng
Lấy 10 ml dịch lọc lòng trắng trứng cho vào becher 50 ml, đun cách thủy. Khi nhiệt độ tới
khoảng 50 - 60 oC thì xuất hiện màu trắng đục. Tiếp tục đun cho sự đơng vón xảy ra. Để
nguội, lọc lấy tủa đem tủa hòa trở lại vào trong khoảng 40 ml nước cất.

Nhận xét về khả năng hòa tan của tủa.

18

3. Khảo sát tác dụng bảo vệ của gelatin đối với dung dịch keo sắt III hdroxyd
3.1. Điều chế dung dịch keo sắt III hdroxyd (keo Fe(OH)3)
Lấy 5 ml dung dịch FeCl3 2% nhỏ từ từ vào 50 ml nước cất đang sôi. Đun thêm vài phút trên
bếp. Ta có keo Fe(OH)3 màu nâu đỏ. Để nguội lảm thí nghiệm.
3.2. Khảo sát tác dụng bảo vệ của gelatin đối với keo Fe(OH)3

Ống nghiệm Dd keo Fe(OH)3 Dd keo gelatin 2% nước cất Dd NaCl 10%
1 1 ml 1 ml 1 ml 6 ml
2 1 ml 6 ml

Khảo sát và cho nhận xét về độ đục của 2 ống nghiệm sau: 0; 5; 10 và 15 phút.
Kết luận về khả năng bảo vệ của gelatin đối với keo Fe(OH)3.
4. Khảo sát sự đơng vón của keo sơ dịch bởi chất điện ly

4.1. Sự đơng vón keo Fe(OH)3 bởi KI
Cho vào 5 ống nghiệm những chất ghi ở bảng sau

Hoá chất Ống nghiệm


1 2 3 4 5

Nước cất (ml) 2 1,5 1 0,5 00

Dung dịch KI 3M (ml) 3 3,5 4 4,5 5

Keo Fe(OH)3 (ml) 5 5 5 5 5

Kết quả (đục (+), trong (-) / phút)

Lắc đều. Để yên và khảo sát hiện tượng xảy ra ở 5 ống nghiệm. Quan sát độ đục (keo tụ) của

các ống.

Ghi nhận thời gian đơng vón của keo Fe(OH)3 ở từng ống nghiệm.

Ghi nhận ống nghiệm số………. là ngưỡng keo tụ?

- Tính nồng độ chất điện ly (mmol) ngưỡng keo tụ.

 = Cchatdienlyvchatdienly 1000 mmol/l; V: tổng thể tích trong ống nghiệm
V

4.2. Sự đơng vón keo Fe(OH)3 bởi K2SO4

19

- Cho vào 5 ống nghiệm những chất ghi ở bảng sau


Ống nghiệm

Hoá chất

1 2 3 4 5

Nước cất (ml) 4,5 3,5 2,5 1,5 0,5

Dung dịch K2SO4 0,001M (ml) 0.5 1,5 2,5 3,5 4,5

Keo Fe(OH)3 (ml) 5 5 5 5 5

Kết quả (đục (+), trong (-) / phút)

Lắc đều. Để yên và khảo sát hiện tượng xảy ra ở 5 ống nghiệm. Quan sát độ đục (keo tụ) của
các ống.
Ghi nhận thời gian đơng vón của keo Fe(OH)3 ở từng ống nghiệm.
Ghi nhận ống nghiệm số………. là ngưỡng keo tụ?

- Tính nồng độ chất điện ly (mmol) ngưỡng keo tụ.
 = Cchatdienlyvchatdienly 1000 mmol/l; V: tổng thể tích trong ống nghiệm

V
Từ 2 thí nghiệm 4.1 và 4.2, nhận xét và giải thích.
D. BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH
E. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

1. Điểm đẳng điện là gì? Vai trị của các thành phần tham gia trong trong thí nghiệm tìm điểm
đẳng điện?


2. Giải thích sự đơng vón thuận nghịch và khơng thuận nghịch của albumin?
3. Nhận xét và giải thích sự đơng vón keo sắt III hydroxid bằng ZnSO4, ion nào của ZnSO4 có

tác dụng gây đơng vón keo sắt? nếu thay ZnSO4 bằng ZnCl2 thì chất nào có tác dụng gây đơng
vón mạnh hơn?
4. Tại sao khi điều chế keo Fe(OH)3 phải cho dung dịch FeCl3 vào nước đang sơi?
5. Viết Phương trình & cơ chế phản ứng điều chế keo Fe(OH)3
6. Viết cấu trúc micell keo Fe(OH)3

20


×