Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Tiểu luận kết thúc học phần môn Quản Trị Marketing Chiến lược Marketing mở rộng thị trường, tăng độ nhận diện thương hiệu qua các phẩm đã có và phát triển sản phẩm mới của The Collectors từ 15012024 30032024

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (718.47 KB, 25 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XXX

KHOA MARKETING
----- -----

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
QUẢN TRỊ MARKETING

ĐỀ TÀI:

Chiến lược Marketing mở rộng thị trường, tăng độ
nhận diện thương hiệu qua các phẩm đã có và phát

triển sản phẩm mới của The Collectors từ
15/01/2024 - 30/03/2024

SVTH: NHÓM A
Lớp: XXX
GVHT: TRẦN THỊ B

TP. Hồ Chí Minh, năm 2023

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XXX

KHOA MARKETING
----- -----

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
QUẢN TRỊ MARKETING



ĐỀ TÀI:

Chiến lược Marketing mở rộng thị trường, tăng độ
nhận diện thương hiệu qua các phẩm đã có và phát

triển sản phẩm mới của The Collectors từ
15/01/2024 - 30/03/2024

DANH SÁCH NHÓM: NGUYỄN VĂN A
NGUYỄN VĂN B
NGUYỄN VĂN C

TP. Hồ Chí Minh, năm 2023

MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU..............................................................................................................4
I.GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP...................................................................................5
1.1)Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu.....................................................................................5
1.2)Lĩnh vực kinh doanh...................................................................................................5
1.3)Thị trường kinh doanh...............................................................................................5
1.4)Vấn đề doanh nghiệp..................................................................................................5
II.PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG KINH DOANH..........................................................6
2.1)Ngun cứu thị trường.............................................................................................6,7
2.2)Phân tích vĩ mơ PESTEL.........................................................................................8,9
2.3)Phân tích ngành năng lực cạnh tranh.................................................................10,11
2.4)Phân tích nội bộ value chain...........................................................................12,13,14

2.5)Phân tích SWOT/BCG...Định hướng chiến lược Marketing.....................15,...,18
III.PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM..................................19

3.1)Phân khúc thị trường..............................................................................................19
3.2)Đánh giá sự hấp dẫn của các phân khúc...............................................................20
3.3)Định vị sản phẩm.....................................................................................................20
IV.CHIẾN LƯỢC MARKETING “CHO HỘP ĐỒ BÍ ẨN”....................................21
4.1)Chiến lược Marketing Mix.....................................................................................21
4.2)Chiến lược Digital Marketing................................................................................22
V.KẾ HOẠCH THỰC HIỆN VÀ KIỂM SOÁT.........................................................23
5.1)Kế hoạch thực hiện .................................................................................................23
5.2)Kế hoạch kiểm soát.................................................................................................24
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................25

Page 3 of 24

LỜI GIỚI THIỆU

- Collectors được đặt theo cách chúng tôi nghĩ về chính bản thân mình -
những người u thích thú vui sưu tập những sản phẩm, vật dụng đến từ các
sub-culture khác nhau. Về sau nó trở thành cách thương hiệu này vận hành
khi chúng tôi tạo ra những sản phẩm được lấy cảm hứng từ thẫm mỹ của các
iconic item/ element từ các sub-culture này. Collectors mong muốn những sản
phẩm của mình có thể trở thành một sự mở rộng cho tâm hồn của người mặc
(extension of state of mind). Nơi bạn thể hiện những thông điệp, quan điểm
mà mình ủng hộ hoặc khám phá về một văn hố mới trên chính chiếc áo của
mình. Để ngay khi bạn mặc chiếc áo đó lên người, bạn sẽ cảm thấy mình là
một phần của nền văn hố đó hay đơn giản hơn là trở thành những gì bạn
mong ước. Giá trị mà Collectors luôn theo đuổi là mang đến những sản phẩm
streetwear có chất lượng quốc tế với giá tốt nhất và thúc đẩy văn hoá, cộng
đồng giới trẻ Việt Nam hướng về phía trước.

Page 1 of 24


I.GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP: THE COLLECTORS
1.1)Tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu
• Hãng thời trang The Collectors phong cách hiện đại, đơn giản và

sành điệu, mang đến cho khách hàng chuỗi giá trị cung ứng sản
phẩm, dịch vụ khác biệt và thân thiện với môi trường. Sứ mệnh:
Collectors mong muốn những sản phẩm của mình có thể trở thành
một sự mở rộng cho tâm hồn của người mặc (extension of state of
mind). Nơi bạn thể hiện những thông điệp, quan điểm mà mình ủng
hộ hoặc khám phá về một văn hố mới trên chính chiếc áo của
mình. Mục tiêu: Mang đến những sản phẩm streetwear có chất
lượng quốc tế với giá tốt nhất và thúc đẩy văn hoá, cộng đồng giới
trẻ Việt Nam hướng về phía trước. Ý nghĩa logo: Logo The
Collectors là hình ảnh ấn tượng với chữ X được thiết kế trông rất
hiện đại và thẩm mỹ trong 1 viền tròn với tên hãng Collectors đơn
giản nằm ở dưới logo.
1.2) Lĩnh vực kinh doanh:
• Collectors sản xuất quần áo và các phụ kiện thời trang streetwear.
1.3) Thị trường kinh doanh:
• Collectors đang kinh doanh thời trang cho giới trẻ Việt Nam.
1.4) Vấn đề của doanh nghiệp:
• Mặt hàng chưa đa dạng để khách hàng có thể lựa chọn nhiều hơn.

Page 2 of 24

II. PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG KINH DOANH
2.1) Nghiên cứu thị trường

• Thị trường thời trang Việt Nam: Ngành thời trang Việt Nam là một


ngành công nghiệp phát triển nhanh chóng và đóng góp đáng kể
vào nền kinh tế quốc gia. Năm 2023, ngành này tiếp tục trở thành
một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất, với sự gia tăng về
sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.• Thị trường Local
brand Việt Nam: Local brand xuất hiện như một “cơn lốc xoáy”
khuấy động thị trường thời trang trong những năm gần đây. Trong
khi một thập kỷ trước, khi nói về thương hiệu, người ta chủ yếu
nhắc đến những tên tuổi lớn và các tập đoàn quốc tế thì ngày nay,
tình hình đã thay đổi đáng kể khi các công ty nhỏ và các công ty
khởi nghiệp “xâm chiếm” với vị thế vị thế vững chắc. Theo các
nghiên cứu gần đây, gần 70% người dùng Facebook truy cập trang
doanh nghiệp địa phương, trong khi 90% người trên Instagram
theo dõi các thương hiệu yêu thích của họ bất kể quy mô và mức độ
nổi tiếng. Điều này có nghĩa là các local brand (thương hiệu địa
phương) và thương hiệu toàn cầu không phân biệt độ tuổi, thị
trường ngách và đối tượng mục tiêu đều có cơ hội “chiến đấu” để
chiến thắng và hoạt động thành công trong mọi lĩnh vực, bất chấp
sự cạnh tranh khóc liệt và biến động liên tục của nền kinh tế.• Thói
quen mua sắm của giới trẻ: giới trẻ hiện nay ưa chuộng việc mua
hàng trực tuyến hơn bao giờ hết. tham khảo đánh giá của người
mua trước để quyết định có mua sản phẩm đó hay khơng. Giới trẻ

cịn bị ảnh hưởng nhiều bởi các chương trình khuyến mãi, giảm
giá, ưa chuộng các sản phẩm độc lạ, theo trend.

• Nhu cầu và thái độ của giới trẻ với sản phẩm: Nhắc đến Gen Z là

nhắc đến thế hệ những người trẻ năng động, sáng tạo. Họ được tiếp


Page 2 of 24

xúc với nhiều nguồn thông tin từ khắp mọi nơi nên vốn hiểu biết vô
cùng phong phú. Gen Z đặc biệt coi trọng các cơ hội phát triển cá
nhân và ln mong đợi sự cơng nhận.
• Gen Z được sinh ra đi cùng với thời đại phát triển của công nghệ
khoa học kỹ thuật, sự thay đổi tương đối lớn của lối tư duy phóng
khống hơn, trẻ trung hơn. Cũng chính vì lý do ấy mà phong cách
thời trang của gen Z cũng có sự thay đổi mới lạ.
• Gen Z ưa chuộng những phong cách thời trang khỏe khoắn, thoải
mái, phóng khống, năng động, tốt lên chính “con người”, cá tính
của bản thân thông qua trang phục. Cụ thể, Genz ưa chuộng các
sản phẩm toát lên được sự năng động và các đặc trưng trong nền
văn hóa đường phố. Bên cạnh đó sự sáng tạo và đi trước xu thế
cũng là một yếu tố tác động Lớn đến hành vi mua hàng của giới trẻ.
Vì thế, khi bước chân ra đường, khơng khó để ta bắt gặp những
bạn trẻ mặc váy ngắn, áo oversize, đồ streetwear cùng những phụ
kiện độc lạ.
• Chính vì vậy các sản phẩm của nhà Collector trở thành một mặt
hàng nhận được nhiều phản hồi tích cực từ giới trẻ.

• Đối thủ cạnh tranh: Trong phân khúc giới trẻ, các local brand hiện

chia làm 2 trường phái. Một bên là local brand theo đuổi ngôn ngữ
thời trang phá cách với họa tiết hầm hố và màu sắc nổi bật chạy
theo xu hướng. Bên còn lại chọn dòng sản phẩm cơ bản, thiết yếu,
đa dụng, phối được nhiều phong cách cho mọi tình huống. Mỗi
Local brand đều có ưu điểm riêng dẫn đến việc The Collectors phải

đối mặt với rất nhiều đối thủ như: Missout, Bad Habits, Anna,

High Club, Tobi, Blanke, Kuchi machic,…

Page 2 of 24

2.2)Phân tích vĩ mơ PESTEL
• Kinh tế:

• Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đã có những bước ổn định và phát triển
mạnh. Đất nước phát triển, thu nhập trung bình của người dân ngày
càng cao, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện nên tạo ra sức
mua ra cao hơn thị trường. Họ có thể địi hỏi nhiều hơn hay sẵn sàng bỏ
ra một số tiền cao hơn cho các yếu tố chất lượng, thẩm mỹ mà sản
phẩm có khả năng mang lại. Vì thế collectors đã ra mắt để đáp ứng cao
hơn về nhu cầu ăn mặc của con người. Với phân khúc
giá cả tầm trung thì collectors muốn mang đến trải nghiệm mới mẻ
phù hợp với thu nhập khách hàng.
• Chính trị - Pháp lý:

• Tình hình chính trị của Việt Nam nói chung và khu vực thành phố Hồ
Chí Minh nói riêng trong tương lai được đánh giá là tương đối ổn định.
Sự ổn định về chính trị sẽ dẫn tới sự ổn định các điều kiện kinh doanh
của ngành sản xuất nói chung và ngành thời trang nói riêng. Đảm bảo
gia tăng năng lực cạnh tranh và thu hút dịng vốn đầu tư nội và ngoại.

• Ngày nay, thị trường kinh doanh thời trang là một trong những thị
trường được quan tâm, săn đón và đang có xu hướng phát triển mạnh.
Chính phủ cũng đứa ra các ban hành và mốt số chính sách hợp lí nhằm
tạo ra các điều kiện kinh doanh thuận lợi cũng như kiểm soát việc kinh
doanh sản xuất thời trang. Đây cũng chính là một trong những điều kiện
mà collectors nắm bắt và tung ra thị trường. Việt Nam là nước tự do tôn

giáo nên việc phát triền phân phối, quảng cáo các sản phẩm thời trang
không phải chịu nhiều ràng buộc khắt khe như nhiều nước ở Châu Á
khác.
• Cơng nghệ

Page 2 of 24

• Hiện nay công nghệ ngày càng phát triển các trang thương mại điện tử
ngày càng nhiều. Nhờ vào đó nhà Mushroom sẽ tận dụng và đưa các
mặt hàng của mình ra mắt trên các thương mại điện tử như Shopee,
Lazada, Tiktok…Vì vậy khách hàng có thể dễ dàng mua sản phẩm với
các mức giá ưu đãi nhờ chiết khấu mà không cần phải ra cửa hàng. Các
sản phẩm của collectors đều được làm bằng thủ công, được đan bằng
tay nên không cần trang bị các cơng nghệ máy móc hiện đại sản xuất
sản phẩm.

• Văn hóa – Xã hội:

• Việt Nam ta có rất nhiều đặc điểm văn hóa nổi bật và cũng giống như
bao dân tộckhác trên thế giới, ln duy trì gìn giữ nền văn hóa, có
những giá trị văn hóa là bất diệt. Ví dụ như hình ảnh áo dài, nón lá là
hai hình ảnh mang đậm chất văn hóa Việt từ xưa đến nay. Riêng đối với
sản phẩm của nhà collectors, chúng tôi xây dựng theo xu hướng trẻ
trung năng động nhưng không mang thiên hướng thô bạo, phản cảm
gây mất giá trị văn hóa. Bên cạnh đó các sản phẩm được tạo ra bằng thủ
công, bằng các đơi bàn tay mang đậm văn hóa truyền thống lâu đời.
Vừa chứa các yếu tố truyền thống vừa bắt kịp với xu hướng hiện đại,
collectors hy vọng sẽ đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trên
thị trường nội địa.


Page 2 of 24

2.3)Phân tích ngành và năng lực cạnh tranh

• Sức mạnh cạnh tranh của các đối thủ cùng nghành

• Nội địa:

+ LIDER (đối thủ mạnh hơn): Giữa bạt ngàn những local brand unisex,
LIDER trở thành một cái tên đầy khác biệt khi tiên phong khai phá những
điều còn thiếu trong thị trường thời trang nội địa. Trong hành trình hơn 9
năm ra đời và phát triển, LIDER đã định hình nên một phong cách thời
trang riêng cho nam giới với vẻ thanh lịch khơng có khn khổ. LIDER
hiện nay đã đứng trên vị trí top đầu trong ngành, là một đối thủ mạnh đáng
gờm với The Collectors.
+ THEM (đối thủ yếu hơn): vừa ra đời vào tháng 7 năm 2023, THEM có
những sản phẩm tương đồng với The Collectors về form dáng và màu sắc.
Tuy The Collectors có lợi thế mạnh hơn về thương hiệu lâu đời và vị trí
kinh doanh thuận lợi nhưng THEM vẫn là một đối thủ đáng gờm.

• Ngoại địa:

+ Champion: Champion được thành lập vào năm 1919, tại thành phố
Rochester, New York, bởi Simon Feinbloom và các con trai của ông là
William và Abraham. Hồi đó, cơng ty có tên gọi là Công ty dệt kim
Knickerbocker. Ban đầu công ty được thành lập như một công ty quần áo
bán buôn, nhưng anh em nhà Feinbloom đã sớm nhận thấy sự thiếu hụt
quần áo chất lượng cao cho các vận động viên và tập trung vào sản xuất
quần áo thể thao thoải mái và bền. Áo len, lần đầu tiên được giới thiệu như
một loại áo lót len dành cho người lao động ngồi trời, đã sớm đảm nhận

vai trị giữ ấm cho các vận động viên khi tập luyện.

• Tính cạnh tranh quyết liệt của các đối thủ
• Mức đe dọa của sản phẩm thay thế
+ Một sản phẩm thay thế là một sản phẩm khác có thể đáp ứng cùng một
nhu cầu của người tiêu dùng. Nó thường có một lợi thế đặc biệt so với sản

Page 2 of 24

phẩm thay thế. Áp lực của các sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng,
khả năng sinh lời của ngành. Để không bị mất thị phần, các công ty cần
nghiên cứu, tìm hiểu giá cả sản phẩm thay thế và dự báo giá sản phẩm
thay thế trong tương lai để tự quyết định giá sản phẩm của mình cạnh
tranh.
• Quyền lực nhà cung cấp

+ Hiện tại The Collectors sử dụng rất nhiều nhà máy sản xuất
khác nhau và trên thị không thiếu nhà sản xuất nên đây không
phải là vấn đề đáng lo ngại hiện nay của The Collectors.

• Quyền lực người mua hàng

+ Quyền lực của người mua là một áp lực khá quan trọng trong
ngành. Họ quyết định sản phẩm của bạn được bán nhiều hay ít.
+ Nếu người mua có khả năng thương lượng tốt, họ có thể gây áp
lực buộc các cơng ty phải nâng cao chất lượng, giảm giá bán và
yêu cầu dịch vụ bán hàng có chất lượng tốt.

• Sức mạnh cạnh tranh của các đối thủ mới


+ Đối thủ cạnh tranh tiềm năng: Bao gồm các công ty hiện tại
chưa tham gia vào ngành nhưng có thể cạnh tranh nếu họ lựa
chọn và quyết định tham gia vào ngành. Đây là một mối đe dọa
đối với các cơng ty hiện có trong ngành. Thông thường, các công
ty mới tham gia thường sẽ gặp bất lợi do sự cạnh tranh từ các
công ty đi trước, tuy nhiên, khi quyết định bước vào một ngành
cụ thể, các công ty này thường phải dựa vào lợi thế cạnh tranh
cho phép họ tạo ra sự khác biệt so với các công ty đi trước của họ,
đôi khi lợi thế này còn tạo ra lợi thế cạnh tranh vượt trội đe dọa
các cơng ty hiện có trong ngành.

Page 2 of 24

2.4) Phân tích nội bộ value chain
• Để phát triển dịch vụ, doanh nghiệp cần phải có một quy trình và hệ
thống cơ bản bao gồm các hoạt động chính và các thành phần phụ hỗ
trợ. Thơng thường sẽ có năm hoạt động chính là hậu cần đầu vào, sự
vận hành, hậu cần đầu ra, tiếp thị bán hàng và dịch vụ. Những thành
phần phụ hỗ trợ là cơ sở hạ tầng, quản lý nhân sự, phát triển công
nghệ và mua sắm.

• Đối với Local brand The Collectors các yếu tố trên được thể hiện như sau:

+ Hậu cần trong nước: Thương hiệu đã cân nhắc thu mua nguyên liệu từ các nhà cung
ứng có vị trí địa lý thuận lợi để đảm bảo thời gian giao hàng và tiết kiệm chi phí vận
chuyển trước khi biến phát triển thành sản phẩm và dịch vụ.

+ Hoạt động: Các nguyên liệu và tài nguyên bước vào giai đoạn sản xuất và tạo ra sản
phẩm cuối cùng đã được xem xét, đánh giá về chi phí vận hành, dây chuyền sản xuất, nhà
kho, xưởng may.


+ Hậu cần đầu ra: bước phân phối sản phẩm hay cịn gọi là q trình giao hàng, được
Collectors lựa chọn quan hệ đối tác với các công ty vận chuyển đảm bảo được chi phí vận
chuyển từ doanh nghiệp đến khách hàng, chi phí lưu kho, hoàn hàng và nhiều vấn đề vận
chuyển khác.

+ Tiếp thị bán hàng: các sản phẩm và dịch vụ của The Collectors được giới thiệu và bán
trên các thị trường và khu vực mục tiêu đánh vào giới trẻ là The New Play Ground, social
media: facebook, Instagram. Chi phí quảng cáo, chuyển đổi trên các mạng xã hội này
thường thấp và được nhóm đối tượng Genz sử dụng nhiều.

+ Dịch vụ: The Collectors đã chú ý đến hai yếu tố là hỗ trợ sản xuất và bảo hành sản phẩm
đối với người dùng. Tính tốn mức chi phí cho các hoạt động sửa chữa, đổi trả sản phẩm.
Chi phí cải tiến, sáng tạo sản phẩm và tuần suất điều chỉnh sản phẩm.

Page 2 of 24

+ Cơ sở hạ tầng: Việc đảm bảo hệ thống quản lý, tài chính doanh nghiệp và
pháp lý được thương hiệu chú ý nhằm đảm bảo nền móng vững chắc cho
doanh nghiệp cũng như quản lý nguồn nhân lực và nguồn tiền có hiệu quả.
+ Quản lý nguồn nhân lực: Doanh nghiệp The Collectors chú trọng việc xây
dựng hệ thống quản lý và tuyển dụng nhân sự. Tuyển chọn đội ngũ nhân
viên giỏi, nhiệt huyết là yếu tố giúp thương hiệu cung cấp được dịch vụ tốt
và tạo lợi thế cạnh tranh.
+ Phát triển công nghệ: Doanh nghiệp vẫn đang tìm hiểu và tiếp cận các
ứng dụng cơng nghệ trong quá trình sáng tạo và sản xuất để giảm thiểu chi
phí sản xuất và tiết kiệm nguồn nhân lực.
+ Mua sắm: Nguồn nguyên liệu tạo nên các sản phẩm của nhà Collectors
ln được doanh nghiệp tìm kiếm các ngun liệu phù hợp, chính xác. Đảm
bảo được chất lượng sản phẩm và phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp.


• Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu:
• Ưu điểm:
+ Sản phẩm sáng tạo, cập nhật theo trend
+ Dễ dàng hơn trong việc củng cố trải nghiệm người dùng và cung cấp giá
trị cho khách hàng, do đó cải thiện sự hài lịng của khách hàng.
+ Khả năng thâm nhập thị trường cao và nhanh
+ Mức độ thiện cảm của thương hiệu giúp thu hút khách hàng mới hiệu quả.
+ “Thân thiện” với túi tiền của đa số khách hàng vì khơng q đắt đỏ.
+ Phù hợp với vóc dáng của đại đa số khách hàng
+ Là brand cung cấp một trong những sản phẩm thời trang hot hiện nay
• Nhược điểm:
+ Nhiều đối thủ cạnh tranh
+ Sản phẩm bị làm giả nhiều và rao bán với giá thấp hơn
+ Nhiều mặt hàng tương tự

Page 2 of 24

+ Chưa nhiều chiến lược quảng bá, marketing
+ Doanh thu khơng q lớn có thể có hạn
+ Bị giới hạn trong một nhóm đối tượng mục tiêu
+ Hạn chế trong quan hệ đối tác.

• Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh:
+ doanh nghiệp cần có sản phẩm mồi đặc biệt của shop để thu hút sự chú ý
của cơng chúng. Doanh nghiệp cần có các chiến lược truyền thông
marketing sáng tạo đẩy mạnh thị trường và tăng độ nhận diện. Bên cạnh đó,
việc hợp tác với các đối tác thương mại để tạo ra các chiến lược hoặc mang
về lợi ích kinh tế khác như ( giảm giá nguyên liệu, vận chuyển,…) như hợp
tác với rạp phim để tạo nên chiến lược mua hàng online cơ hội nhận vé xem

phim hoặc voucher gà rán KFC,…. . Hợp tác với các Kol, Koc và kênh bán
hàng khác như shoppe, tiktok.
+ Cốt lõi của The Collectors vẫn là tập trung sáng tạo và mở rộng hơn các
mặt hàng của thương hiệu. Tạo ra các sản phẩm phụ kiện thời trang đi trước
xu hướng. Đầu tư hình ảnh giới thiệu sản phẩm biến personal style thành
life style. Nhằm tăng khả năng cạnh tranh với các đôi thủ thương mại kinh
doanh cùng loại sản phẩm.

Page 2 of 24

2.5) Phân tích SWOT/BCG.....Định hướng chiến lực marketing
• Phân tích SWOT:
• S-STRENGTHS: (ĐIỂM MẠNH)

+ Sản phẩm có sự đa dạng, nhiều mẫu mã và chất lượng tốt giúp đáp ứng
nhu cầu mua sắm của khách hàng.
+ Nắm bắt xu thế nhanh: Cập nhật và bắt kịp các xu thế thiết kế thời trang
mới nhất trên thế giới, linh hoạt sáng tạo để mang đến cho khách hàng
người Việt những mẫu quần áo, trang phục bắt mắt với giá cả phải chăng.

+ Chất lượng: Một điểm chung trên tất cả những mặt hàng được The
Collectors cho ra mắt chính là đều mang một chất lượng hồn hảo, ẩn chứa
trong đó là những thơng điệp mang năng lượng tích cực thơng qua những
artwork mang tính sáng tạo cao.
+ Sở hữu đội ngũ trẻ nhiệt huyết: từ đó cũng giúp The Collectors có thêm
được tính năng động và hiện đại. Chính nhờ đó mà những thiết kế đến từ cái
tên này luôn dẫn đầu xu hướng và mang đậm chất trend, không trùng lập
với đa số các Brand khác.

• W-WEAKNESSES: (ĐIỂM YẾU)

+ Giá thành khá cao so với mặt bằng chung ở thị trường local brand tại
Việt Nam.
Vd: Áo thun của Davies giá dao động khoảng 200.000-220.000, trong khi
áo thun của The Collectors giá dao động khoảng 320.000- 480.000. Tuy
nhiên, quan điểm người dùng là vừa rẻ vừa đẹp nên hãng gặp khó khăn
trong việc thay đổi quan điểm tiêu dùng và thu hút khách hàng.
+ Dù local brand này đa dạng về dòng sản phẩm gồm: áo thun, jacket,
hoodie, sweater, pant, phụ kiện nhưng áo thun là mặt hàng phổ biến và bán

Page 2 of 24

chạy nhất. Các mặt hàng cịn lại ít bán chạy, không thu hút được sự chú ý
của khách hàng
+ Ngân sách hạn chế trong việc quảng bá thương hiệu. Vì: Tiktok là nền
tảng mạng xã hội được rất nhiều bạn trẻ gen Z (khách hàng tiềm năng mà
brand muốn hướng đến) sử dụng nhưng The Collectors chỉ mới khai thác
mạng xã hội này từ giữa năm 2022 nhưng rất ít làm video trên kênh này, và
lượt theo dõi cũng rất hạn chế.

Page 2 of 24

• O-OPPORTUNITIES (CƠ HỘI)
+ Khoảng thời gian 5 – 10 năm trước, giới trẻ Việt dường như chỉ chìm đắm
trong các sản phẩm quần áo kém chất lượng nhập lậu từ Trung Quốc, hiếm
hoi có “rich-kids”, gia đình khá giả hơn sở hữu được những item đắt đỏ của
các thương hiệu quốc tế nhưng chỉ trong năm 2018 trở lại đây thì các Local
Brand mọc lên hàng loạt với các sản phẩm thiết kế hợp trend mà vẫn đảm
bảo chất lượng khiến cho các bạn trẻ đổ xô đi mua
+ Việc mua sắm online đang rất thịnh hành và phát triển:
+ The Collectors đã thiết lập các trang mua sắm online cả trên web và

fanpage, liên kết với các trang mua hàng trực tuyến như: Shoppe,
lazada,..
+ Kết hợp với CLB bóng đá giúp đưa sản phẩm của mình được Marketing
rộng rãi hơn

VD : Kết hợp với CLB SLNA trong đó có cả tuyển thủ quốc gia Quế
Ngọc Hải

Page 2 of 24

• T-THREATS: (THÁCH THỨC)
- Cạnh tranh cao
+ Ngày nay, nhu cầu về thời trang đang rất cần thiết vì thế chỉ trên một trục
đường ngắn, đã có đến gần chục cửa hàng bán đồ thời trang, thế nên mức
độ cạnh tranh đối với mặt hàng này là rất cao. Do đó, The Collectors đang
đối mặt với một mức độ cạnh tranh rất cao.
+ Nếu muốn kinh doanh mặt hàng thời trang tốt, nhà bán lẻ phải quan tâm
đến tiêu chí ĐẸP – ĐỘC – LẠ của sản phẩm. Từ đó lựa chọn những mặt
hàng phù hợp với tiêu chí đó nhằm thu hút và lôi kéo khách hàng về với cửa
hàng của mình trong hàng nghìn cửa hàng cùng kinh doanh mặt hàng như
bạn.
- Khó tiếp cận với khách hàng tiềm năng:
Khó tiếp cận với khách hàng tiềm năng. Cũng chính vì có rất nhiều cửa
hàng kinh doanh cùng mặt hàng thời trang với NowSaiGon , nên khả năng
tiếp cận với khách hàng tiềm năng càng khó khăn. Theo đó, doanh số bán
hàng của cửa hàng cũng sẽ khơng đạt đến mức tối đa. Vì thế, NowSaiGon
cần tiếp cận khách hàng bằng các chương trình Marketing thơng qua Email
Marketing, SMS Marketing, chương trình giảm giá,…
- Các đối thủ cạnh tranh trong cùng phân khúc ngày càng đổi mới và


sáng tạo hơn vì vậy The Collectors bắt buộc phải đổi mới liên tục và
có kế hoạch phát triển phù hợp hơn.

Page 2 of 24

III. PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM
3,1) Phân khúc thị trường:

• Dựa trên độ tuổi: Đoạn thị trường có độ tuổi từ 18 – 25 tuổi có nhu
cầu may mặc gia tăng mạnh. Đây là đoạn thị trường có sức mua lớn
nhất. Lứa tuổi này thích những trang phục trẻ khỏe, phong phú về
kiểu dáng, chủng loại, hài hóa về màu sắc, đặc biệt quan tâm tới thời
trang hơn là giá.

+ Với độ tuổi 30- 45 tuổi, nhu cầu may mặc có giảm nhưng vẫn cao, kiểu
dáng khơng q cầu kỳ, màu sắc trang nhã. Do lứa tuổi này người tiêu
dùng thường có thu nhập ổn định, nhiều người đã thành đạt, có địa vị cao
trong xã hội nên họ có yêu cầu chất lượng vải tốt, trang phục phải toát lên
vẻ sang trọng, lịch sự.

• Dựa trên thu nhập: Ở nước ta thu nhập có sự chênh lệch rất lớn giữa
thành thị -nông thôn,giữa các tỉnh thành phố và giữa các nghề nghiệp
với nhau vì vậy có thểchia làm 3 mức thu nhập: Cao, trung bình,
thấp. Những người có thu nhập cao thường ở khu vực thành thị nên
họ họ có điều kiện mua sắm,chạy theo thời trang. Vì vậy họ yêu cầu
quần áo phải hợp mốt, chất lượng tốt và mẫu mã phải đẹp. Ngược lại
đa phần những người có thu nhập thấp là ở vùng nông thôn nên họ
khơng có điều kiện để mua sắm. Những người này có nhu cầu cao về
hàng may sẵn, giá rẻ.


• Dựa trên phong cách, cá tính: Phong cách năng động; thời trang lịch
sự, sang trọng.

• Dựa trên nhu cầu: Muốn tìm kiếm xu hướng mới; ưa trải nghiệm mới
lạ.

Page 2 of 24

3.2) Đánh giá sự hấp dẫn của các phân khúc:
• Lựa chọn phân khúc phụ nữ trẻ 18-25 tuổi, thu nhập trung bình,

phong cách năng động, thích trải nghiệm, dễ dàng tiếp cận qua mạng
xã hộ
3.3) Định vị sản phẩm:
• Sản phẩm mang đến trải nghiệm mới lạ, hứng thú cho giới trẻ
• Sản phẩm phù hợp với xu hướng thời trang đường phố, giá cả phải
chăng, phù hợp với đối tượng sinh viên, công sở.

Page 2 of 24


×