Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Tiểu luận kết thúc học phần môn Quản Trị Marketing CHIẾN LƯỢC TĂNG DOANH THU CHO SẢN PHẨM GÀ RÁN KFC CỦA TẬP ĐOÀN YUM BRANDS, INC TRONG 4 THÁNG TẠI QUẬN GÒ VẤP, TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (590.71 KB, 20 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XXX

KHOA MARKETING
----- -----

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
QUẢN TRỊ MARKETING

ĐỀ TÀI:

CHIẾN LƯỢC TĂNG DOANH THU CHO
SẢN PHẨM GÀ RÁN KFC CỦA TẬP ĐOÀN
YUM! BRANDS, INC TRONG 4 THÁNG TẠI

QUẬN GÒ VẤP, TP.HCM

SVTH: NHÓM A
Lớp: XXX
GVHT: TRẦN THỊ B

TP. Hồ Chí Minh, năm 2023

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XXX

KHOA MARKETING
----- -----

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
QUẢN TRỊ MARKETING



ĐỀ TÀI:

CHIẾN LƯỢC TĂNG DOANH THU CHO
SẢN PHẨM GÀ RÁN KFC CỦA TẬP ĐOÀN
YUM! BRANDS, INC TRONG 4 THÁNG TẠI

QUẬN GÒ VẤP, TP.HCM

DANH SÁCH NHÓM: NGUYỄN VĂN A
NGUYỄN VĂN B
NGUYỄN VĂN C

TP. Hồ Chí Minh, năm 2023

MỤC LỤC

TÓM TẮT TIỂU LUẬN ...............................................................................................1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP ..........................................................1

1.1 Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu..............................................................................1
1.2 Lĩnh vực kinh doanh............................................................................................2
1.3 Thị trường kinh doanh. .......................................................................................2
1.4 Vấn đề của doanh nghiệp. ...................................................................................2
1.5 Insight về khách hàng. .........................................................................................3
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG KINH DOANH. ..................................3
2.1 Phân tích vĩ mơ (PESTEL). .................................................................................3
2.2 Phân tích ngành (5 forces). ..................................................................................5
2.3 Phân tích nội bộ (value chain).............................................................................7
2.4 Phân tích SWOT/BCG/… định hướng chiến lược marketing .........................7

CHƯƠNG 3. PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM. ...............9
3.1 Phân khúc thị trường...........................................................................................9
3.2 Đánh giá mức độ hấp dẫn lựa chọn thị trường mục tiêu. ................................9
3.3 Định vị sản phẩm..................................................................................................9
CHƯƠNG 4. CHIẾN LƯỢC TĂNG DOANH THU CHO SẢN PHẨM GÀ RÁN
KFC CỦA TẬP ĐOÀN YUM! BRANDS, INC (HOA KỲ) TRONG 4 THÁNG
(ĐẦU THÁNG 10 – THÁNG 1 NĂM 2024) TẠI QUẬN GÒ VẤP, TPHCM .......10
4.1 Marketing mix 4P. ..............................................................................................10
4.2 Digital strategy....................................................................................................11
CHƯƠNG 5. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN VÀ KIỂM SOÁT ...................................12
5.1 Kế hoạch thực hiện chiến lược. .........................................................................12
5.2 Kế hoạch kiểm soát chiến lược..........................................................................12
KẾT LUẬN ..................................................................................................................15

LỜI GIỚI THIỆU

Trong thời đại kinh tế thị trường ngày càng phát triển và mở rộng hội nhập quốc tế,
sự cạnh tranh trở nên gay gắt và quyết liệt hơn bao giờ hết. Chất lượng đời sống tăng
dẫn đến nhu cầu của người sử dụng phong phú, đa dạng hơn, đồng thời sự đòi hỏi đối
với sản phẩm và dịch vụ cũng cao hơn. Hàng loạt doanh nghiệp ra đời nhằm thỏa mãn
mọi nhu cầu và mong muốn của thị trường. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào
cũng có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường khốc liệt ấy. Marketing là một trong
những công cụ hữu hiệu đối với một doanh nghiệp. Chỉ có Marketing mới có vai trị
quyết định và điều phối sự kết nối các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với thị
trường, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường, lấy
nhu cầu và ước muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc cho mọi quyết định kinh
doanh.

KFC là một thương hiệu thức ăn nhanh được đánh giá là lớn thứ hai trên thế giới
sau thương hiệu nổi tiếng McDonald’s. Hiện nay, KFC là một trong những đại diện tiêu

biểu trong thị trường thức ăn nhanh Việt Nam. Có mặt trên thị trường 12 năm, KFC đã
xây dựng được hệ thống cửa hàng tương đối mạnh so với các đối thủ cạnh tranh trong
ngành như: Lotteria, BBQ Chicken,... Tuy nhiên sự thành công của KFC trên thị trường
Việt Nam cũng phải trải qua rất nhiều khó khăn. Nó địi hỏi một chiến lược Marketing
thống nhất và phù hợp với những đặc điểm của thị trường.

Để giúp cho KFC có thể giữ vững cũng như duy trì được phong độ của mình thì
chúng em chọn đề tài là lập “Chiến lược tăng doanh thu cho sản phẩm gà rán KFC
của tập đoàn Yum! Brands, Inc (Hoa Kỳ) trong 4 tháng (đầu tháng 10 - tháng 1
năm 2024) tại quận Gị Vấp TP.HCM.” Với mục đích là đánh mạnh vào việc tăng
doanh thu cho doanh nghiệp trong 4 tháng nhân những ngày lễ Tết. Sau đây là tồn bộ
những q trình chúng em tìm hiểu và lên chiến lược cho đề tài.

TÓM TẮT TIỂU LUẬN

- Tên dự án: Chiến lược tăng doanh thu cho sản phẩm gà rán KFC của tập đoàn Yum!
Brands, Inc (Hoa Kỳ) trong 4 tháng (đầu tháng 10 - tháng 1 năm 2024) tại quận Gò Vấp
TP.HCM.

- Thời điểm: Đầu tháng 10 năm 2023 đến tháng 1 năm 2024.

- Địa điểm: Quận Gị Vấp - Thành phố Hồ Chí Minh.

- Mục tiêu: Tăng doanh số bán hàng để gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp cụ thể như
sau:

+ Tăng số lượng khách hàng: Mục tiêu này có thể được thực hiện thông qua các hoạt
động marketing, quảng bá thương hiệu và sản phẩm, đồng thời nâng cao chất lượng dịch
vụ khách hàng.
+ Tăng tần suất mua hàng: Mục tiêu này có thể được thực hiện thơng qua việc cung

cấp các chương trình khuyến mãi, giảm giá, thẻ tích điểm,...
+ Tăng giá bán: Mục tiêu này có thể được thực hiện thông qua việc nâng cao chất lượng
sản phẩm, dịch vụ, hoặc tăng chi phí đầu vào.

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP

1.1 Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu.

KFC là viết tắt của Kentucky Fried Chicken - gà rán Kentucky, một trong những thương
hiệu đến từ tập đoàn Yum! Brands, Inc (Hoa Kỳ). KFC chuyên về các sản phẩm gà rán
và nướng, với các món ăn kèm theo và các loại sandwich được chế biến từ thịt gà tươi.
KFC nổi tiếng thế giới với công thức chế biến gà rán truyền thống Original Recipe được
tạo bởi cùng một công thức pha trộn bí mật bao gồm 11 loại thảo mộc và gia vị khác
nhau do Harland Sanders sáng tạo ra.

- Tầm nhìn: KFC mong muốn trở thành thương hiệu nhà hàng phục vụ thức ăn nhanh
được khách hàng yêu thích và tin cậy trên toàn cầu.

1

- Sứ mệnh: KFC cam kết mang đến cho khách hàng những món gà ngon, chất lượng
cao và dịch vụ tuyệt vời.
- Mục tiêu: KFC tập trung vào việc mở rộng mạng lưới nhà hàng, tạo ra không gian làm
việc tích cực cho nhân viên và duy trì sự phát triển bền vững trong ngành công nghiệp
nhà hàng thức ăn nhanh.

1.2 Lĩnh vực kinh doanh.

KFC hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng thức ăn nhanh và chuyên về các món ăn từ
gà. Thực đơn của KFC bao gồm các sản phẩm chính như gà rán, các loại sandwich gà,

khoai tây chiên và các món ăn kèm khác. KFC cũng cung cấp các loại nước giải khát và
các loại kem.

1.3 Thị trường kinh doanh.

KFC hoạt động trên tồn cầu và có mặt ở nhiều quốc gia trên khắp thế giới. Thương
hiệu này đã xây dựng mạng lưới rộng lớn với hơn 27.000 nhà hàng phục vụ 12 triệu lượt
khách mỗi ngày tại 145 quốc gia và vùng lãnh thổ. KFC đã mở rộng đáng kể tại các thị
trường châu Á, châu Phi, châu Âu và châu Mỹ. Năm 1997, KFC là nhãn hiệu thức ăn
nhanh đầu tiên đặt chân vào thị trường thức ăn nhanh tại Việt Nam bằng việc mở cửa
hàng đầu tiên tại TP.HCM. Đến nay đã có 172 cửa hàng KFC hiện diện trên 39 tỉnh,
thành phố của Việt Nam cung cấp việc làm cho hơn 4.000 người và đóng góp đáng kể cho
ngành cơng nghiệp thức ăn nhanh của Việt Nam.

1.4 Vấn đề của doanh nghiệp.

- Một trong những vấn đề chính của KFC là cạnh tranh với các đối thủ trong ngành nhà
hàng phục vụ thức ăn nhanh. Thị trường này có sự cạnh tranh khốc liệt từ các thương
hiệu khác như McDonald's, Church’s Texas Chicken,…

- KFC phải đối diện với thách thức về sức khỏe và ý thức về chế độ ăn uống lành mạnh.
Ngày càng có nhiều người tiêu dùng quan tâm đến một chế độ ăn cân đối và tìm kiếm
các lựa chọn ăn uống lành mạnh hơn.
- KFC cũng phải đối mặt với quản lý chuỗi cung ứng để đảm bảo nguyên liệu và các
thành phần thực phẩm đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng và an toàn.

2

1.5 Insight về khách hàng.


- Khách hàng của KFC chủ yếu là giới trẻ, độ tuổi từ 18 – 35 tuổi. Đây là nhóm khách
hàng có xu hướng tiêu dùng đồ ăn nhanh cao, đặc biệt là các sản phẩm mang tính tiện
lợi, giá cả hợp lý và có nhiều lựa chọn. Hầu hết khách hàng đều quan tâm đến chất lượng
sản phẩm, giá cả hợp lý và dịch vụ khách hàng tốt. Họ mong muốn được thưởng thức
các sản phẩm có hương vị thơm ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời
được phục vụ chu đáo và tận tình. Các khách hàng thường có xu hướng mua hàng theo
nhóm hoặc mua mang đi. Họ thường mua đồ ăn nhanh để ăn trưa, ăn tối hoặc ăn vặt. Họ
dễ bị thu hút bởi các chương trình khuyến mãi, giảm giá. Họ thường tìm kiếm các
chương trình khuyến mãi để mua đồ ăn nhanh với giá rẻ hơn.
- Đến thời điểm hiện tại thì đã có thêm một số insight mới về khách hàng của KFC như:
Khách hàng của KFC ngày càng quan tâm đến sức khỏe. Họ có xu hướng lựa chọn các
sản phẩm đồ ăn nhanh có nguồn gốc tự nhiên, ít chất béo và khơng sử dụng dầu chiên.
Phần lớn khách hàng hiện nay thường sử dụng các kênh trực tuyến để đặt hàng. Họ
thường đặt hàng qua các ứng dụng đặt đồ ăn hoặc website của KFC.

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG KINH DOANH.

2.1 Phân tích vĩ mơ (PESTEL).

2.1.1 Yếu tố chính trị.
- Cơ hội:
+ Việc ký kết các hiệp định thương mại giữa Việt Nam và các nước khác tạo cơ hội cho
KFC có thể nhập nguyên liệu với giá cả cạnh tranh.
+ Với chính sách thục đẩy đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngồi của chính phủ Việt
Nam giúp cho KFC có thể mở rộng quy mơ kinh doanh tại Việt Nam.
- Thách thức:
+ Khó khăn trong giải quyết các vấn đề của pháp luật, thuế và hệ thống hành chính khi
mở rộng quy mơ kinh doanh.
+ Các vấn đề về an toàn thực phẩm cũng là vấn đề lớn đối với KFC khi hoạt động tại
Việt Nam.

2.1.2 Yếu tố kinh tế.

3

- Tăng trưởng GDP liên tục của Việt Nam trong nhiều năm qua đã tạo ra một nền kinh
tế ổn định và phát triển. Điều này mang lại cơ hội cho KFC để tìm kiếm khách hàng mới
và mở rộng quy mơ kinh doanh của mình.
- Tình trạng cạnh tranh khốc liệt với các thương hiệu cùng lĩnh vực và các mơ hình kinh
doanh khác như nhà hàng, qn ăn, cửa hàng thức ăn nhanh, cửa hàng tiện lợi,…
2.1.3 Yếu tố văn hóa – xã hội.
- Thói quen tiêu dùng thay đổi của người Việt Nam đang tăng lên, với sự tăng cường
quan tâm đến chất lượng và giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Điều này tạo cơ hội cho
KFC để tăng cường các sản phẩm ăn uống lành mạnh và cải thiện hình ảnh thương hiệu
của mình.
- Đồ ăn nhanh cũng rất hợp khẩu vị của trẻ em Việt Nam. Đây là khách hàng tiềm năng
của thị trường đồ ăn nhanh bởi chúng rất kích thích vị giác, ngon miệng và dễ nghiện.
- Sự phát triển của công nghệ thông tin và các phương tiện truyền thông đại chúng mang
lại cơ hội để KFC quảng bá và tiếp cận với khách hàng tiềm năng.
2.1.4 Yếu tố công nghệ.
- Công nghệ luôn thay đổi và phát triển, KFC cần đầu tư để cập nhật công nghệ mới nhất
để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành. Tuy nhiên
công nghệ cũng giúp cho KFC có nhiều cơ hội để phát triển các sản phẩm mới và cải
tiến các sản phẩm để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
2.1.5 Yếu tố môi trường và tự nhiên.
- Khách hàng Việt Nam đang trở nên nhạy cảm hơn với các vấn đề liên quan đến mơi
trường và chất lượng sản phẩm. KFC có thể tận dụng cơ hội này để phát triển các sản
phẩm thân thiện với môi trường và chủ trương bảo vệ mơi trường.
- Các chính sách của chính phủ Việt Nam để tăng cường bảo vệ môi trường cũng tạo ra
cơ hội để KFC nâng cao hiệu quả hoạt động và cải thiện hình ảnh thương hiệu của mình.
2.1.6 Yếu tố luật pháp.

- Các chính sách và quy định mới liên quan đến an toàn thực phẩm và chất lượng sản
phẩm cũng cung cấp cơ hội cho KFC để nâng cao chất lượng sản phẩm và cải thiện hình
ảnh thương hiệu của mình.
- Các quy định và luật pháp đối với kinh doanh và đầu tư vẫn còn nhiều hạn chế và khó
khăn, gây ra rủi ro cho hoạt động kinh doanh của KFC.

4

- KFC cũng cần đáp ứng các yêu cầu pháp lý nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm và bảo
vệ khách hàng, để tránh bị kiện tụng và mất uy tín thương hiệu.

2.2 Phân tích ngành (5 forces).

2.2.1 Đối thủ cạnh tranh trong ngành (Mar, n.d.)
Số lượng đối thủ cạnh tranh trong ngành có khả năng “đe dọa” đến vị thế của KFC

là không nhiều, một số đối thủ nổi bật có thể kể đến như: McDonald's, Lotteria, Burger
King hay Popeyes.

Tuy nhiên, thị trường thức ăn nhanh có mức độ cạnh tranh rất cao. KFC cũng đang
phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trong hoạt động kinh doanh của mình từ các đối
thủ trong ngành, đặc biệt là McDonald’s – thương hiệu thức ăn nhanh đang vươn lên vị
trí hàng đầu trên thị trường tồn cầu. Mặc dù có sự khác biệt ở một số sản phẩm nhất
định, nhưng hầu hết đều khá phổ biến và quen thuộc như khoai tây chiên, gà rán, xà lách
trộn, nước ngọt,... Miếng bánh thị phần thức ăn nhanh hiện tại đang được “san sẻ” tương
đối đồng đều cho các thương hiệu. Do đó, những thương hiệu này ln tìm cách để giành
được vị trí và trở thành những người dẫn đầu thị trường.

2.2.2 Cách đối phó với các đối thủ cạnh tranh.


- KFC tập trung nhiều vào khách hàng mới hơn là việc giành khách từ các thương hiệu
khác.

- KFC tìm hiểu tình hình cung – cầu để kịp thời đáp ứng đủ và tránh việc sản xuất dư
thừa.
- KFC tập trung vào tìm hiểu mong muốn tiềm ẩn của khách hàng để củng cố sự khác
biệt hóa sản phẩm của thương hiệu.

2.2.3 Các đối thủ tiềm ẩn (UKEssays, n.d.)
Các thương hiệu mới muốn gia nhập và tạo được chỗ đứng trong ngành cơng nghiệp

thức ăn nhanh địi hỏi một mức độ đầu tư lớn về nguồn lực, Marketing và sản phẩm chủ
lực để tăng khả năng cạnh tranh của mình với những thương hiệu tên tuổi trong ngành.
KFC và McDonald’s có hình ảnh thương hiệu mạnh đến mức họ đã xây dựng được một
lượng khách hàng trung thành khổng lồ trên phạm vi toàn thế giới. Những khách hàng
này khơng lựa chọn nơi nào khác ngồi những thương hiệu cụ thể này.

5

Các thương hiệu mới muốn giành lấy nhóm khách hàng này cần phải thực sự cung
cấp một menu khác biệt, độc đáo hơn những nhà hàng hiện tại. Năm 2008, sự xuất hiện
của Radix Fried Chicken tạo nên một sự “đe dọa” đáng kể đến KFC khi thương hiệu này
đã thành công trong việc giành thị phần và thu hút khách hàng nhờ thực đơn mang lại
sự tươi ngon. Tuy nhiên, với lợi thế là một tên tuổi nổi tiếng trong ngành, KFC nhanh
chóng giành lại được sự chú ý của người tiêu dùng. Vì vậy, mối đe dọa từ những đối thủ
cạnh tranh tiềm ẩn đối với KFC nằm ở mức trung bình.
2.2.4 Đe dọa từ sản phẩm thay thế.

Hiện có nhiều nhà hàng thức ăn nhanh khác đang cung cấp các sản phẩm tương tự
như KFC và điều này đã mang lại lợi nhuận cho chuỗi thức ăn nhanh của họ. Một trong

số đó phải kể đến Popeye Louisiana Kitchen - một trong những đối thủ cạnh tranh lớn
nhất trên thị trường của KFC. Nhà hàng thức ăn nhanh này cung cấp các món ăn kèm
như nước sốt cajun, khoai tây nghiền và cơm cho người tiêu dùng bên cạnh các lựa chọn
quen thuộc như gà, khoai tây chiên. Điều này đã làm cho nhà hàng thức ăn nhanh Popeye
trở nên rất phổ biến.

Ngoài ra, người tiêu dùng hiện nay có xu hướng sử dụng sản phẩm có lợi cho sức
khỏe, ít dầu mỡ. Do đó những loại thức ăn nhanh như gà chiên, hamburger,... đang không
đáp ứng được nhu cầu này của khách hàng.
2.2.5 Quyền nhà cung cấp.

Nguyên liệu chính của KFC bao gồm thịt gà, nước ngọt và khoai tây. Vì KFC có số
đơn đặt hàng rất lớn và thường xun nên ln có một lượng lớn các nhà cung cấp sẵn
sàng đồng ý với các điều khoản của KFC và cung cấp cho thương hiệu này những sản
phẩm thô theo yêu cầu của họ.

Do thiếu sự khác biệt về sản phẩm, quy mô đơn đặt hàng lớn và số lượng nhà cung
cấp nhiều, vì vậy các nhà cung cấp khơng có nhiều quyền thương lượng với KFC và rất
khó để tăng giá của họ. Năm 2004, KFC đã chấm dứt hợp đồng với một trong những
nhà cung cấp gà của mình do hành vi giết thịt thô sơ của họ. Điều này cho thấy, các nhà
cung cấp của KFC khơng có bất kỳ quyền thương lượng nào đối với thương hiệu.

2.2.6 Quyền lực của khách hàng.
Ngoài KFC, người tiêu dùng hiện nay có rất nhiều lựa chọn khác như McDonald’s,

Church’s Texas Chicken, Jollibee,... Điều này khiến KFC khó tăng giá và buộc khách

6

hàng của họ mua sản phẩm với giá cao hơn, bởi nếu làm vậy, khách hàng sẽ chuyển sang

sử dụng sản phẩm từ các đối thủ cạnh tranh khác. Do đó, quyền thương lượng của khách
hàng trong mơ hình 5 áp lực cạnh tranh của KFC là rất cao.

2.3 Phân tích nội bộ (value chain).

2.3.1 Nguồn lực tài chính.
Toàn bộ KFC thuộc sở hữu của tập đoàn Yum! đang hoạt động với hơn 27.000 nhà

hàng trên 145 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Bốn công ty KFC, Pizza Hut,
Taco Bell và Long Jonh Siver’s là những thương hiệu hàng đầu của tập đoàn Yum! tồn
cầu. Với nguồn lực tài chính hùng hậu, có thể triển khai các hoạt động kinh doanh có
quy mơ tài chính lớn cũng như dễ dàng cạnh tranh với các đối thủ khác. Đây là một điểm
mạnh của KFC Việt Nam với sự hậu thuẫn của tập đoàn Yum!.
2.3.2 Nguồn nguyên liệu.
- Mua hàng và quản lý nguyên liệu: Tìm những nguồn cung cấp chất lượng cao cho
gà, gia vị và các nguyên liệu khác.
- Kiểm soát chất lượng: Đảm bảo nguyên liệu đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng để
đảm bảo khẩu vị và an toàn thực phẩm.
2.3.3 Phân phối và vận chuyển.
- Quản lý hệ thống chuỗi cung ứng: Đảm bảo sự liên kết mạnh mẽ với các nhà cung
cấp và đối tác để duy trì chuỗi cung ứng ổn định.
- Logistics và quản lý kho: Tối ưu hóa q trình vận chuyển và lưu trữ để giảm thiểu
chi phí và thời gian.

2.4 Phân tích SWOT/BCG/… định hướng chiến lược marketing

2.4.1 Phân tích SWOT.

- S – Strengths (Điểm mạnh).
+ Giá trị thương hiệu: KFC thuộc tập đoàn Yum! Brands nổi tiếng trên thế giới.

Thương hiệu KFC đã và đang có một chỗ đứng nhất định nhất định trong lòng của người
tiêu dùng Việt. Đây cũng là một trong những yếu tố then chốt tạo nên thành công cho
KFC tại Việt Nam.

7

+ Nguồn lực tài chính: Là một nhãn hiệu thuộc một trong bốn cơng ty của tập đồn
Yum!, một tập đồn cơng nghệ bán lẻ lớn mạnh nhất thế giới. Chính vì sự hậu thuẫn lớn
mạnh này tạo thành một thế mạnh cạnh tranh cho KFC ở bất cứ thị trường nào.
+ Hệ thống kênh phân phối: Hệ thống kênh phân phối của KFC ở khắp nơi trên Việt
Nam trong đó có ở một số nơi ở Gị Vấp. Có mặt trên các hệ thống giao hàng nhanh
chóng, tiện lợi cho khách hàng như ShopeeFood, Gojek, Grab,…

+ Vị trí kinh doanh: Các cửa hàng của KFC luôn được đặt tại những vị trí đắc địa, nằm
tại các mặt tiền đường, trung tâm thương mại lớn và những nơi thuận tiện có đơng khách
hàng. Như ở:

KFC Văn Lang: 1 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM.
KFC Big C Gò Vấp: 792 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Quận Gò Vấp, TP.HCM.
KFC Emart Gò Vấp: 168 Phan Văn Trị, Phường 5, Quận Gò Vấp, TP.HCM.
KFC Phạm Văn Chiêu, KFC Thống Nhất,…
+ Phong cách phục vụ: Đội ngũ nhân viên phục vụ chu đáo, lịch sự, tác phong nhanh
nhẹn, chuyên nghiệp.
- W – Weaknesses (Điểm yếu).
+ Giá cả: Giá sản phẩm của KFC có thể nói là khơng phù hợp đối với thị trường Việt
Nam vì Việt Nam là nước có mức thu nhập trên đầu người thuộc hàng thấp trên thế giới.
+ Nguồn nhân lực: Do nhiều lý do mà nguồn nhân lực có nhiều thay đổi, điều này khiến
đội ngũ nhân viên tuy có phong cách phục vụ chuyên nghiệp nhưng lại khơng có bề dày
kinh nghiệm, hạn chế trong việc xử lý tình huống, đồng thời tốn nhiều chi phí tuyển
dụng và đào tạo nhân viên.

- Opportunities (Cơ hội).
+ Thị trường đồ ăn nhanh tiềm năng: Thị trường thức ăn nhanh của Việt Nam có dấu
hiệu phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian gần đây nhờ người tiêu dùng thường xuyên
sử dụng các ứng dụng gọi và giao món.
- T – Threats (Thách thức).
+ Cạnh tranh: Tại Việt Nam có rất nhiều đối thủ cạnh tranh với KFC có thể kể tên như:
Lotteria, Jollibee, Church’s Texas Chicken,… Đây là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp
với KFC nhằm tranh giành danh hiệu quán quân của thị trường Fast food.

8

+ Sức khoẻ tiêu dùng: Luôn đảm bảo về mặt chất lượng của thức ăn khi khách hàng
thưởng thức. Tránh việc chạy theo lời nhuận mà làm cho hương vị, chất lượng sản phẩm
giảm xuống.

CHƯƠNG 3. PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỊNH VỊ SẢN
PHẨM.

3.1 Phân khúc thị trường.

- KFC hướng đến các phân khúc thị trường sau:

+ Với mức giá phải chăng và thực đơn đa dạng thì sinh viên chính là khách hàng mục
tiêu mà KFC hướng đến. Các combo tiết kiệm và các chương trình khuyến mãi đa dạng
với những ưu đãi hấp dẫn của KFC luôn thu hút sinh viên bởi họ ln tìm kiếm những
bữa ăn nhanh, gọn, khơng mất nhiều thời gian và chi phí.
+ Ngồi ra, việc cho ra đời các combo khác như combo gia đình hay combo nhóm cũng
cho thấy rằng các hộ gia đình và các nhóm thanh niên trẻ cũng chính là những tệp khách
hàng mà KFC hướng đến.


3.2 Đánh giá mức độ hấp dẫn lựa chọn thị trường mục tiêu.

- KFC đánh giá mức độ hấp dẫn của mỗi thị trường mục tiêu bằng cách xem xét các yếu
tố sau:

+ Kích thước và tăng trưởng thị trường: KFC ưu tiên các thị trường có quy mơ lớn
và tiềm năng tăng trưởng cao để đảm bảo khả năng mở rộng và lợi nhuận.

+ Tiềm năng cạnh tranh: KFC xem xét mức độ cạnh tranh từ các đối thủ trong ngành
và khả năng cạnh tranh của mình trong thị trường cụ thể.

+ Sự phù hợp văn hóa và khẩu vị: KFC chú trọng đến sự phù hợp của sản phẩm và
nhãn hiệu với văn hóa và khẩu vị địa phương để tạo ra sự chấp nhận từ khách hàng.

3.3 Định vị sản phẩm.

- KFC định vị sản phẩm của mình dựa trên các yếu tố sau:
9

+ Chất lượng và hương vị đặc trưng: KFC tập trung vào việc cung cấp các món ăn
nhanh thơm ngon, đậm đà hương vị và chất lượng cao, đặc biệt là với những món gà
rán.

+ Sự tiện lợi và tốc độ phục vụ: KFC định vị mình là một thương hiệu ăn uống nhanh,
mang đến sự tiện lợi và tốc độ phục vụ cho khách hàng.

+ Giá trị và giá cả phải chăng: KFC cung cấp các sản phẩm có giá trị tốt và phù hợp
với người tiêu dùng có thu nhập trung bình và thấp.

+ Thương hiệu và truyền thơng: KFC tạo dựng hình ảnh thương hiệu trẻ trung, vui

nhộn và gần gũi với khách hàng thông qua các chiến dịch quảng cáo độc đáo và sự tương
tác xã hội.

CHƯƠNG 4. CHIẾN LƯỢC TĂNG DOANH THU CHO SẢN PHẨM GÀ
RÁN KFC CỦA TẬP ĐOÀN YUM! BRANDS, INC (HOA KỲ) TRONG 4
THÁNG (ĐẦU THÁNG 10 – THÁNG 1 NĂM 2024) TẠI QUẬN GÒ VẤP,

TPHCM

4.1 Marketing mix 4P.

- Sản phẩm (Product):
+ Gà rán, Hamburger, mì Ý, cơm, salad.
+ Tất cả các combo: Combo 1 người, combo nhóm.
+ Tập trung vào việc cải thiện và đa dạng hóa sản phẩm gà rán KFC, bao gồm cả phụ
gia để đáp ứng nhu cầu của đa dạng khách hàng. Đồng thời tạo ra những sản phẩm độc
đáo và hấp dẫn để tạo sự khác biệt với đối thủ trong ngành.
- Giá cả (Price):
+ Áp dụng chương trình khuyến mãi tại các chi nhánh với giá ưu đãi khi bill trên 399k
sẽ tặng 1 gấu bơng hình đùi gà.

10

+ Áp dụng các mã giảm giá trên các app giao hàng và flashsale vào các khung giờ vàng
cho khách như 11h – 13h và 19h – 21h để đáp ứng nhu cầu về việc tiết kiệm.
- Địa điểm (Place):
+ Áp dụng chương trình khuyến mãi ở các chi nhánh tại Gò Vấp.
+ Tăng cường mạng lưới cửa hàng KFC, đặc biệt là ở các khu vực có tiềm năng phát
triển và khối lượng khách hàng cao. Đồng thời đầu tư vào dịch vụ giao hàng nhanh và
đặt hàng trực tuyến để tăng tính tiện lợi cho khách hàng.

- Quảng cáo và xúc tiến (Promotion):
+ Cosplay thành hình đùi gà rán, hộp khoai tây chiên có in thương hiệu KFC để gây ấn
tượng và thu hút từ người đi đường.
+ Đăng tải các video quảng cáo, áp phích về chương trình khuyến mãi trên website của
KFC, Facebook,… để tiếp cận khách hàng một cách rộng rãi.

4.2 Digital strategy.

- Quảng cáo trực tuyến: Sử dụng các công cụ quảng cáo trực tuyến như Google Ads
và quảng cáo trên mạng xã hội để tiếp cận đúng đối tượng khách hàng. Tạo nội dung
quảng cáo hấp dẫn, đặc biệt là video và hình ảnh để thu hút sự chú ý và tăng khả năng
tương tác.
- Tương tác trên mạng xã hội: Tạo và quản lý các tài khoản mạng xã hội chính thức
của KFC để tương tác với khách hàng, chia sẻ thông tin sản phẩm, nhận định phản hồi
từ khách hàng và tạo sự tương tác tích cực.

- Phân tích dữ liệu và theo dõi: Sử dụng các cơng cụ phân tích dữ liệu để theo dõi hiệu
quả của chiến dịch trực tuyến và điều chỉnh chiến lược dựa trên những thông tin thu thập
được. Đánh giá các chỉ số hiệu suất như tương tác trên mạng xã hội và doanh thu để
đánh giá hiệu quả của chiến dịch và thay đổi nếu cần thiết.

11

CHƯƠNG 5. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN VÀ KIỂM SOÁT

5.1 Kế hoạch thực hiện chiến lược.

- Chương trình khuyến mãi và ưu đãi: Tổ chức các chương trình khuyến mãi và ưu
đãi đặc biệt để kích thích mua sắm và tăng khả năng tiêu thụ.
- Nâng cao trải nghiệm khách hàng: Tập trung vào việc cải thiện trải nghiệm khách

hàng từ quá trình đặt hàng đến khi nhận thức ăn, với sự chú ý đặc biệt đến chất lượng
dịch vụ.
- Phát triển chiến lược kênh bán hàng: Tích hợp chiến lược kênh bán hàng đa dạng,
bao gồm việc cung cấp thức ăn tận nơi, tham gia vào các ứng dụng đặt hàng trực tuyến
và cung cấp dịch vụ đặt hàng qua điện thoại di động.

5.2 Kế hoạch kiểm soát chiến lược.

5.2.1 Chi tiêu tài chính – Kết quả dự kiến thu được sau chương trình.

- Doanh số bán hàng: 10.000 đơn hàng/1 tháng/5 chi nhánh (2.000 đơn hàng/1 chi
nhánh).
- Doanh thu dự trù: 5.000.000.000 đồng/4 tháng (1.250.000.000 đồng/1 tháng).
- Lợi nhuận ròng: 4.700.000.000 đồng/4 tháng (1.175.000.000 đồng/1 tháng).
- Tổng sản phẩm: 40.000/4 tháng (10.000/1 tháng).

5.2.2 Chiến lược sản phẩm (tháng 10, 11, 12, 1 năm 2024).

Tháng 10: Chương trình khuyến mãi đặc biệt nhân ngày phụ nữ Việt Nam 20/10.
- Cách thức khuyến mãi: Tặng 1 miếng khi mua 3 miếng gà rán.
- Sản phẩm: Chỉ áp dụng cho gà rán.
- Thời gian thực hiện: Từ ngày 10/10/2023 đến 20/10/2023.
- Địa điểm: Các chi nhánh tại Gò Vấp và các app giao hàng trực tuyến.

12

- Dự kiến số lượng đơn: 10.000 đơn hàng/5 chi nhánh.
Tháng 11: Chương trình khuyến mãi nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
- Cách thức khuyến mãi: Giảm 10% khi mua tổng bill 300k.
- Sản phẩm: Tất cả sản phẩm.

- Thời gian thực hiện: Từ ngày 10/11/2023 đến 20/11/2023.
- Địa điểm: Các chi nhánh tại Gò Vấp và các app giao hàng trực tuyến.
- Dự kiến số lượng đơn: 10.000 đơn hàng/5 chi nhánh.
Tháng 12: Chương trình khuyến mãi nhân dịp ngày lễ Giáng Sinh.
- Cách thức khuyến mãi:
+ Khi mua bill từ 399k sẽ tặng 1 gấu bông đùi gà chỉ áp dụng tại cửa hàng.
+ Khi mua hàng qua app sẽ có deal 0 đồng số lượng có hạn vào khung giờ 11h – 13h và
19h – 21h.
- Sản phẩm: Tất cả sản phẩm.
- Thời gian thực hiện: Từ ngày 21/12/2023 đến 25/12/2024.
- Địa điểm: Các chi nhánh tại Gò Vấp và các app giao hàng trực tuyến.
- Dự kiến số lượng đơn: 10.000 đơn hàng/5 chi nhánh.
Tháng 1/2024: Chương trình Tết Giáp Thìn tưng bừng đón xn.
- Cách thức khuyến mãi: Giảm 30% cho bill trên 300k và tất cả các đơn hàng sẽ được
tặng 1 bao lì xì.
- Sản phẩm: Tất cả sản phẩm.
- Thời gian thực hiện: Từ ngày 1/1/2023 đến 5/1/2024.
- Địa điểm: Các chi nhánh tại Gò Vấp và các app giao hàng trực tuyến.

13

- Dự kiến số lượng đơn: 10.000 đơn hàng/5 chi nhánh.
14

KẾT LUẬN

Sau khi lên chiến lược tăng doanh thu cho sản phẩm gà rán của KFC nhân các dịp
lễ lớn vào cuối năm, nhóm em thấy rằng việc lên chiến lược vào các lễ cuối năm làm
cho doanh thu của các cửa hàng KFC ở Gị Vấp có sự tăng vọt, cũng như các khách hàng
mới biết đến KFC nhiều hơn. Song, đó là một hạn chế khó tránh khi chạy chiến lược

vào các dịp lễ cuối năm là nhu cầu ăn uống của khách hàng có thể bị thay đổi, có rất
nhiều đối thủ cũng nhân dịp cuối năm để sale và chạy marketing để đẩy mạnh doanh thu
cuối năm và cũng như khó tránh được sai sót trong khâu phục vụ hay chất lượng của
món ăn bị ảnh hưởng.

Với sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của loại hình kinh doanh đồ ăn như hiện
nay, có thể thấy nhu cầu về sản phẩm đồ ăn nhanh ở Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng trong
những năm tới, mở ra triển vọng lớn cho KFC. Là một doanh nghiệp kinh doanh sản
phẩm đồ ăn nhanh chất lượng cao, sản phẩm tốt, có uy tín. KFC đang ngày càng chiếm
được sự tin cậy của khách hàng kể cả những khách hàng khó tính. Sau 21 năm hoạt động
trên thị trường Việt Nam, công ty KFC đã đạt được những thành công nhất định. Công
ty vẫn duy trì được vị trí là doanh nghiệp kinh doanh đồ ăn nhanh có uy tín và được
nhiều người biết đến nhất. Nhờ đó việc KFC lớn mạnh hơn trong tương lai khơng q
xa vời, song đó là sự ra đời của nhiều chiến lược thục đẩy doanh thu lớn. Đây là bước
tiến to lớn cho việc mở rộng KFC trên toàn thế giới.

Kết thúc bài tiểu luận, chúng em xin cảm ơn Thầy Nguyễn Phương Tâm đã giúp
đở và hướng dẫn cho chúng em trong quá trình học mơn Quản trị Marketing.

15

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Mar, B. (n.d.). Các đối thủ cạnh tranh của KFC. Retrieved from
/>[2] UKEssays. (n.d.). The business environment of Radix Fried Chicken. Retrieved
from />fried-chicken-marketing-essay.php


×