Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Báo cáo kiến tập thực trạng tham gia hoạt động kinh tế của nct trong các hộ gia đình tại xã tiến xuân, thạch thất, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.48 KB, 15 trang )

TIỂU LUẬN

KIẾN TẬP TẠI XÃ TIẾN XUÂN

Thực trạng tham gia hoạt động kinh tế của NCT trong các hộ gia đình tại
xã Tiến Xuân, Thạch Thất, Hà Nội

1

THỰC TRẠNG THAM GIA HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA NCT
TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH

(Nghiên cứu tại xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội)

I. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI:

1. Bối cảnh nghiên cứu:

Theo báo cáo của Tổng điều tra Dân số năm 2019 cho thấy có 67,2 %

người cao tuổi sống ở nông thôn và phần lớn trong số này là nông dân và làm

nông nghiệp. Theo Báo Chính phủ, hơn 1,8 triệu người cao tuổi nhận trợ cấp

hằng tháng, hơn 1,4 triệu người cao tuổi hưởng trợ cấp người có cơng với cách

mạng và 3,1 triệu người cao tuổi đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã

hội. Như vậy vẫn còn gần 70 % NCT sống chủ yếu bằng nỗ lực của chính mình.

Tiến Xuân là địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Với



khoảng 69% dân cư sinh sống tại đây là dân tộc Mường, 31% là dân tộc Kinh và

một số dân tộc khác (Tày…). Đa phần dân cư sinh sống chủ yếu bằng sản xuất

nông nghiệp. Với sự đầu tư, hỗ trợ của thành phố, chủ trương triển khai xây

dựng Nông thôn mới, diện mạo của xã, từ đó nền kinh tế cũng như đời sống của

nhân dân đã có nhiều khởi sắc. Những dấu mốc quan trọng trong sự phát triển về

các mặt tại nơi đây như kinh tế, văn hóa, xã hội không thể thiếu sự tham gia của

NCT.

Từ thực trạng xã hội trên với tư cách là những người nghiên cứu cũng

như là sinh viên của khoa Xã hội học thuộc Học viện Báo chí và Tun truyền,

chúng tơi muốn nghiên cứu vấn đề này để hiểu rõ hơn về thực trạng Tham gia

Hoạt động kinh tế của NCT ại xã Tiến Xuân - huyện Thạch Thất , từ đó đề xuất

những kiến nghị giúp NCT có thể cải thiện cuộc sống của người cao tuổi và có

những chính sách phù hợp đảm bảo cuộc sống ấm no cho NCT nói chung và Địa

phương nói riêng . Từ đó chúng tơi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng tham gia

hoạt động kinh tế của NCT trong các hộ gia đình tại xã Tiến Xuân, Thạch


Thất, Hà Nội”.

2

1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một nước có thu nhập trung bình thấp và đã bước vào giai
đoạn già hóa dân số với tốc độ rất nhanh hơn nữa đất nước ta còn phải đối mặt
với nguy cơ “chưa giàu đã già”. Và Việt Nam nằm trong số 10 nước có tốc độ
già hóa nhanh nhất trên thế giới. Theo báo cáo của Bộ Lao động-Thương binh
và Xã hội, năm 2020, cả nước có gần 13 triệu người cao tuổi, chiếm 12% dân số,
trong đó m, gần 7,7 triệu người cao tuổi sống ở nông thôn.
Tiến Xuân là một vùng nông thôn của Việt Nam , là địa bàn có đơng đồng
bào dân tộc thiểu số sinh sống. Với khoảng 69% dân cư sinh sống tại đây là dân
tộc Mường, 31% là khoảng 1,98 triệu người trên 80 tuổi, gần 4,8 triệu người cao
tuổi là dân tộc Kinh và một số dân tộc khác (Tày…). Đa phần dân cư sinh sống
chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp với nghề trồng lúa nước kinh tế khá bình
bình. Với sự đầu tư, hỗ trợ của thành phố, chủ trương triển khai xây dựng nông
thôn mới, diện mạo của xã, từ đó nền kinh tế cũng như đời sống của nhân dân đã
có nhiều khởi sắc. Những dấu mốc quan trọng trong sự phát triển về các mặt tại
nơi đây như kinh tế, văn hóa, xã hội khơng thể thiếu sự tham gia của NCT.
Những năm qua Hội người cao tuổi tại xã Tiến Xn ln phát huy vai trị
tuổi cao gương sáng trong phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương. Nhằm đẩy
mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; nêu
gương sáng phát huy vai trị người cao tuổi, xây dựng nơng thơn mới, thi đua
phát triển kinh tế góp phần xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng. Bên cạnh
những cơ hội thì NCT cũng phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc tham
gia kinh tế tạo ra thu nhập phục vụ cuộc sống của chính mình
NCT tại Tiến Xuân 100% là lao động chân tay, lao động nông nghiệp nền
kinh tế của họ rất mỏng, một phần NCT vẫn có thể tiếp tục lao động trực tiếp

kiếm ra thu nhập thông qua những công việc phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và
kinh nghiệm của mình, và một phần khơng tham gia kinh tế để tạo ra thu nhập.
Nhiều người cao tuổi đa số sống nhờ vào sự trợ giúp về mặt kinh tế của con cái
một phần rất nhỏ không đáng kể được hỗ trợ của nhà nước như thương binh liệt sĩ

3

tham gia chiến tranh. Trong bối cảnh lương hưu và trợ cấp xã hội rất thấp hầu như

khơng có và kinh tế nơng nghiệp lạc hậu thì NCT rất cần quan tâm đến các nhu

cầu trong cuộc sống tinh thần cũng như vật chất của mình để có cuộc sống tốt

hơn, ổn định hơn , vui tươi hơn, để hưởng một tuổi già hạnh phúc bên con cháu

Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu

“Thực trạng tham gia hoạt động kinh tế của người cao tuổi trong các hộ gia

đình tại xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội” để tìm hiểu thực trạng tham

gia vào hoạt động kinh tế và nhu cầu lao động của NCT trong các hộ gia đình từ

đó đưa ra các giải pháp khuyến nghị phù hợp với nghiên cứu này .

II. NỘI DUNG CHÍNH PHÁT HIỆN :

Thông qua nghiên cứu khảo sát “Thực trạng tham gia hoạt động kinh tế

của NCT trong các hộ gia đình tại xã Tiến Xuân, Thạch Thất, Hà Nội” cùng với


báo cáo của nhóm kiến tập, tơi lựa chọn phân tích sâu vấn đề sau: Sự tham gia

hoạt động kinh tế của người cao tuổi tại xã Tiến Xuân, Thạch Thất, Hà Nội.

Trên địa bàn xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, với tổng số 214 mẫu khảo

sát đạt chuẩn là NCT trên 60 tuổi tham gia trả lời đã thu được những kết quả sau

thể hiện sự tham gia các hoạt động kinh tế của NCT tại địa phương.

Biểu đồ 1: Tỷ lệ hiện nay những NCT có tạo ra thu nhập (%)
Về thực trạng NCT tham gia phát triển kinh tế tại địa phương, với suy
nghĩ “còn sức khỏe còn cống hiến” nhiều người cao tuổi vẫn tiếp tục lao động

4

tạo ra thu nhập, tiếp tục tham gia làm nông nghiệp, đầu tư sản xuất kinh doanh,
buôn bán các mặt hàng , tham gia xây dựng nông thôn mới, bảo vệ mơi trường,
… bên cạnh đó, người cao tuổi có điều kiện cịn tích cực tham gia cơng tác từ
thiện, giúp đỡ người nghèo vượt qua khó khăn, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã
hội của địa phương.

Trên tổng số mẫu được khảo sát thì chiếm một số lượng lớn tỷ lệ là 62,7%
những NCT hiện nay khơng cịn tham gia việc kiếm thu nhập hoặc cơng việc tạo
ra sản phẩm có thể tạo thu nhập, gần như gấp đôi tỷ lệ còn lại là 37,3% - những
NCT vẫn tham gia các hoạt động kinh tế tạo thu nhập.

Như vậy phần lớn những NCT hiện nay là khơng cịn tham gia kinh tế là
do nhiều yếu tố khác nhau. Qua các cuộc phỏng vấn sâu với nhiều đối tượng đã

cho ra kết quả NCT không tham gia kinh tế phần lớn là do tuổi quá cao, khơng
cịn khả năng lao động, mắc các bệnh lí tuổi già ( xương khớp, huyết áp,.v..v) và
con cái có điều kiện ,không để cha mẹ phải lao động vất vả, số khác chia sẻ rằng
họ cũng được hưởng lương hưu và các trợ cấp xã hội của xã, nhà nước và địa
phương. Các khoản tiền đó có thể duy trì và hỗ trợ cuộc sống cho NCT chứ ơng/
bà khơng cịn phải tự đi lao động như trước. Ngược lại thì có thể có nhiều yếu tố
tác động khiến những NCT dù đã qua tuổi lao động nhưng vẫn tiếp tục tham gia
làm việc tạo ra thu nhập ( muốn kiếm thêm tiền quà vặt, buồn chân tay nên
muốn đi làm,..v.v..)
Bảng 1: Độ tuổi NCT tham gia hoạt động kinh tế với ý kiến “ NCT tham gia

hoạt động kinh tế “

60- 69 tuổi 70 - 79 tuổi Từ 80 tuổi trở lên

Có 48.5% 28.4% 14.3%

Không 51.5% 71.6% 85.7%

Nhận xét:

Tìm hiểu về tương quan giữa độ tuổi của NCT với ý kiến “NCT tham gia

hoạt động kinh tế “ đã cho ra kết quả rằng NCT càng lớn tuổi thì mức độ đồng

tình với ý kiến này càng thấp. Với phương án “Có” có 48,5% nhóm từ 60-69

5

tuổi lựa chọn và giảm mạnh ở 2 nhóm tuổi 70- 79 tuổi và 80 tuổi trở lên, lần lượt

là 28,4%% và 14,3%. Với phương án “Khơng”, có 51,5% nhóm từ 60-69 tuổi
lựa chọn và tăng dần ở 2 nhóm tuổi 70- 79 tuổi và 80 tuổi trở lên, lần lượt là
71,6% và 85,7%.

Có thể thấy càng lớn tuổi, người cao tuổi càng ít tham gia vào các hoạt
động kinh tế một phần vì khơng đủ sức khỏe , một phần vì con cái cũng có thu
nhập đủ chi tiêu nên khơng cần cha mẹ phải lao lực . Nhưng ở độ tuổi thấp hơn (
khoảng 60 – 69 tuổi) người cao tuổi cảm thấy họ vẫn có đủ sức khỏe thì họ vẫn
đi làm tạo thêm thu nhập và đóng góp kinh tế , khơng muốn q phụ thuộc vào
con cái mìnH
Bảng 2: Tương quan giữa độ tuổi của NCT với ý kiến “NCT ngày càng độc

lập về kinh tế, không phụ thuộc vào con cái” (%)

Rất đồng ý 60-69 tuổi 70- 79 tuổi 80 tuổi trở lên
Đa phần đồng ý 28,8 20,3 11,4
Nửa đồng ý nửa không 22,0 21,6 20.0
Đa phần không đồng ý 21,2 17,6 14,3
Rất không đồng ý 13,6 10,8 25,7
6,8 20,3 25,7

Nhận xét:

Tìm hiểu về tương quan giữa độ tuổi của NCT với ý kiến “NCT ngày càng
độc lập về kinh tế, không phụ thuộc vào con cái” cho kết quả rằng NCT càng lớn
tuổi thì mức độ đồng tình với ý kiến này càng thấp. Với phương án “Rất đồng ý”
có 28,8% nhóm từ 60-69 tuổi lựa chọn và giảm mạnh ở 2 nhóm tuổi 70- 79 tuổi
và 80 tuổi trở lên, lần lượt là 20,3% và 11,4%. Với phương án “Đa phần đồng ý”,
có 22,0% nhóm từ 60-69 tuổi lựa chọn và giảm dần ở 2 nhóm tuổi 70- 79 tuổi và
80 tuổi trở lên, lần lượt là 21,6% và 20,0%. Trong khi đó, phương án “Đa phần

không đồng ý” và “Rất không đồng ý” với ý kiến “NCT ngày càng độc lập về

6

kinh tế, không phụ thuộc vào con cái” lại được tỉ lệ cao NCT lựa chọn là 25,7%
với nhóm 80 tuổi trở lên, 10,8% và 20,3% với nhóm 70- 79 tuổi; và tỉ lệ cao hơn
hẳn so với nhóm 60- 69 tuổi lần lượt là 12,1% và 18,9%.

Như vậy, tuổi càng cao, NCT càng phụ thuộc vào con cái và ít đồng ý với
ý kiến trên. Có thể thấy văn hố “Tuổi già nhờ con” in sâu vào cuộc sống của
các cụ nơi đây. Nhóm tuổi 60- 69 tuổi có sự tiếp cận nhất định với văn hố hiện
đại, suy nghĩ có sự tiến bộ hơn. Cũng có thể do các cụ tuổi càng cao, sức khoẻ
yếu đi, không tạo ra thu nhập và cần sự hỗ trợ của con cái.

Bên cạnh đó phương án “Nửa đồng ý nửa khơng”, tỉ lệ lựa chọn của 2
nhóm 70- 79 tuổi và 80 tuổi trở lên cũng tương đối thấp so với nhóm 60- 69 tuổi
(21,2%), lần lượt là 17,6% và 14,3%.

Dựa vào kết quả khảo sát được , nhận thấy một trong những ngành nghề
chính là nguồn chính trong thu nhập của những hộ gia đình NCT là từ “Nơng,
lâm, ngư nghiệp” chiếm 73%. Nguồn thứ hai là “Lương từ cơ quan nhà nước”
chiếm 19,5%” và nguồn thứ 3 là “Lao động tự do, làm thuê trong nông nghiệp”
chiếm 14,1%.

Ưu Ưu Ưu Ưu Ưu Tổng
tiên 1 tiên 2 tiên 3 tiên 4 tiên 5 19,5
1,7 1,2 0 4,6 5,3
1. Lương từ cơ quan nhà nước 12,0 1,2 0,8 0 3,3 73
10,7
2. Lương từ ngoài cơ quan nhà 0 12,4 3,7 0 4,6

nước 5,0 1,2 0 0,4 2,4
8,3
3. Nông, lâm, ngư nghiệp 52,3 1,2 0,4 0 0 5,7

4. Buôn bán, kinh doanh vừa 4,1 3,7 2,1 0 0,4
hoặc nhỏ (quy mô cá nhân hoặc 4,1 0,4 0 0,4
hộ gia đình)

5. Bn bán, kinh doanh quy mơ 0,8
lớn (có thể th lao động)

6. Lương làm công nhân 2,1

7. Thợ thủ công, mỹ nghệ 0,8

7

8. Lao động tự do, làm thuê 5,4 5,8 2,9 0 0 14,1

trong nông nghiệp

9. Lao động tự do, làm thuê 3,3 5,8 1,7 0 2,1 12,9
ngồi nơng nghiệp

10. Khác 6,2 0 0,4 0 1,2 7,8

Bảng 3. Những nguồn trong thu nhập của gia đình NCT (%)

Nhận xét:


Nguồn chính trong thu nhập của những hộ gia đình NCT phần lớn là từ
nơng nghiệp. Hay nói cách khác thì nơng nghiệp là nguồn chính tạo ra thu nhập
cho những hộ gia đình NCT tại xã Tiến Xuân. Từ đặc điểm về địa lý và những
kết quả thu thập thông tin sau khi khảo sát thực tế và phân tích được ta có thể
kết luận : xã Tiến Xn là một xã có nền kinh tế nơng nghiệp, người dân chủ
yếu là làm nơng, trong đó có cả những lao động lớn tuổi tham gia sản xuất. Từ
đây có thể suy ra chiếm phần lớn trong những hộ gia đình có NCT, thì hoặc là
NCT hoặc là những người thân sống cùng NCT là một trong những lực lượng
lao lượng lao động nông nghiệp tạo ra thu nhập cho gia đình.

Biểu đồ 2: Những cơng việc mà NCT hiện đang tham gia lao động (%)

8

Nhận xét:
Khảo sát những NCT hiện vẫn tham gia các hoạt động kinh tế tại địa

phương đã thu thập được kết quả như sau: “Nông, lâm, ngư nghiệp” xếp thứ 1
chiếm tỷ lệ cao nhất là 71,9%; tiếp theo “Buôn bán, kinh doanh vừa hoặc nhỏ
(quy mơ cá nhân hoặc hộ gia đình)” xếp thứ 2 chiếm tỷ lệ là 11,2%; cuối cùng là
hai ngành nghề là “Công nhân, viên chức cơ quan nhà nước” và “Thợ thủ cơng
mỹ nghệ” có cùng tỷ lệ người tham gia lao động chiếm 4,5%. Bên cạnh đó cịn
có những cơng việc khác thuộc các ngành nghề khác nhau chiếm tỷ lệ nhỏ hơn.
Ngồi ra cịn có những trường hợp NCT làm kết hợp đồng thời nhiều công việc
như: “Nông, lâm, ngư nghiệp - Buôn bán, kinh doanh vừa hoặc nhỏ (quy mô cá
nhân hoặc hộ gia đình)”; “Nơng, lâm, ngư nghiệp - Thợ thủ cơng mỹ nghệ”;
“Nông, lâm, ngư nghiệp - Lao động tự do, làm nghề trong nông nghiệp” cũng
chiếm một tỷ lệ nhỏ, thường sẽ là một nghề chính và một nghề để có thu nhập
thêm cho kinh tế gia đình và cá nhân.


Như vậy kết hợp với đặc điểm địa lý tại xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất
chủ yếu là đồng bằng, có thể rút ra nhận định nơng nghiệp vẫn là ngành nghề
chính của những NCT đồng bào dân tộc Mường sinh sống tại đây. Bên cạnh đó
có những cơng việc thuộc các ngành nghề khác như “Buôn bán, kinh doanh vừa
hoặc nhỏ (quy mô cá nhân hoặc hộ gia đình)” hay “Cơng nhân viên chức nhà
nước”... Như vậy một trong những hoạt động kinh tế của cá nhân những NCT tại
xã Tiến Xuân thì phần lớn chủ yếu là kinh tế nông nghiệp.

9

Biểu đồ 3: Thời gian trung bình làm việc giờ/ ngày (%)

Nhận xét:

Qua Biểu đồ 3 cho thấy thời gian làm việc trung bình trong ngày của người cao
tuổi nhiều nhất là 8h/ ngày chiếm 6,20%. Xếp thứ hai là 4h/ ngày chiếm 5.80%.
Bên cạnh đó có những trường hợp lượng thời gian trung bình lao động khác
nhau trong một ngày, nhưng nhìn chung thì khơng có nhiều sự khác nhau giữa
các tỷ lệ, hầu hết đều nằm trong khoảng từ 1 - 3%. Như vậy kết quả từ bảng trên
cho thấy có hai lượng thời gian trung bình làm việc trong ngày là làm nửa ngày
và làm cả ngày (giờ gần giống với giờ làm việc hành chính). Khảo sát trung bình
giờ bắt đầu làm việc của người lao động cao tuổi trong khu vực thường sẽ là 7h -
11h; 13h - 17h. Lượng thời gian làm việc 4h - 8h/ ngày thường là người lao
động thuộc ngành "Nông, lâm, ngư nghiệp"; “Buôn bán, kinh doanh vừa hoặc
nhỏ (quy mô cá nhân hoặc hộ gia đình)” và “Cơng nhân, viên chức cơ quan nhà
nước” những nghề có tính chất giờ làm tương đối cố định, ngược lại những
lượng thời gian trung bình làm việc trong ngày khác thì giờ làm tương đối tự do,
tùy theo nhu cầu cá nhân hoặc yêu cầu của công việc mà người lao động sẽ cân
chỉnh sao cho thích hợp.


10

Biểu đồ 4: Mục đích tham gia hoạt động kinh tế của NCT (%)

Nhận xét:

Từ bảng kết quả trên cho thấy nhu cầu “Để có tiền lo cho cuộc sống bản thân”
chiếm tỷ lệ cao nhất trong bảng với 51,10%; cịn lại những mục đích khác bên
cạnh như “Để có tiền chăm lo cuộc sống của gia đình” với tỷ lệ là 13,60%; “Để
cuộc sống không/ bớt bị phụ thuộc” với tỷ lệ là 10,20%; “Để cho vui/ đỡ buồn”
với tỷ lệ là 10,20%; “Cịn sức khỏe thì cịn làm” với tỷ lệ là 12,50%. Nhìn chung
thì những mục đích còn lại trên đều tương đối phổ biến với những mức tỷ lệ xấp
xỉ nhau nằm trong khoảng từ 10 - 13%. Tỷ lệ nhu cầu “Để có tiền lo cho cuộc
sống bản thân” với 51,10% là tỷ lệ chiếm cao nhất và gấp gần 4 đến 5 lần so với
những tỷ lệ còn lại.

Qua khảo sát cho thấy mục đích, nhu cầu lớn nhất của việc NCT tham gia hoạt
động kinh tế là để chi phí trang trải cho cuộc sống của bản thân NCT. Mục đích
lao động của NCT khác so với mục đích kiếm thu nhập khi cịn trẻ là có thu
nhập để trang trải cho cả gia đình, để tạo dựng sự nghiệp thì khi đã qua tuổi lao
động, NCT có xu hướng chỉ cịn kiếm thu nhập để thỏa mãn cho cá nhân. Và xu
hướng kiếm thu nhập để ăn để sống cũng khơng cịn là mục đích duy nhất, bên
cạnh đó là những nhu cầu làm việc cho khuây khỏa, hoạt động tay chân, kiếm

11

được bao nhiêu thì tiêu từng đó, khơng cịn đặt nặng yếu tố kinh tế là hàng đầu
nữa. Và thêm vào đó là “Làm để cuộc sống khơng bị phụ thuộc” đây là một
trong những biểu hiện rất tân tiến trong suy nghĩ của NCT tại xã, con cái tất
nhiên vẫn là điểm tựa cho cha mẹ nhưng cha mẹ cũng vẫn có thể là người đồng

hành giúp đỡ con chứ không hẳn là gánh nặng của con khi đã lớn tuổi. Việc
NCT có ý thức tự chủ về kinh tế không muốn phụ thuộc vào con cái cho thấy sự
tân tiến trong suy nghĩ của họ khơng bị bó buộc bởi những quan niệm ngày xưa.

Bảng 5: NCT đánh giá thu nhập so với mức chi tiêu (%)
Nhận xét:

Chiếm phần lớn tỷ lệ là những NCT tự đánh giá là “Đủ” với 18,70%,
nghĩa là phần lớn ơng bà có thể cân bằng chi tiêu giữa mức thu nhập với mức
chi tiêu, chi trả cho những chi phí hàng tháng. Bên cạnh đó chiếm những tỷ lệ
thấp hơn lần lượt là những đánh giá “Thiếu nhiều” chiếm 6,20%; “Thiếu ít”
chiếm 8,70%; như vậy là tỷ lệ những NCT tự đánh giá là kinh tế tự thu nhập với
sự đáp ứng cho chi tiêu cho bản thân là “Thiếu ít” cao hơn “Thiếu nhiều” chứng
tỏ việc họ tham gia hoạt động kinh tế chỉ góp phần tạo thêm thu nhập chứ khơng
đóng vai trị “kinh tế chủ yếu” trong gia đình, tức họ không cần gánh vác nhiệm
vụ trang trải cuộc sống của cả gia đình.

12

Như vậy lực lưỡng lao động lớn tuổi trong xã hiện tương đối độc lập về yếu tố
kinh tế, vẫn tham gia các hoạt động kinh tế tạo ra thu nhập tự lo cho bản thân cá
nhân, vừa đỡ gánh nặng cho con cái và cho cả địa phương nói riêng và xã hội
nói chung.

Biểu đồ 6:. Dự định thời gian nghỉ việc (%)
Nhận xét:

Khi khảo sát về dự định thời gian sẽ ngừng tham gia các hoạt động kinh tế
của NCT đã thu được bảng số liệu như sau: Chiếm tỷ lệ cao nhất là tỷ lệ NCT
lựa chọn sẽ làm việc “Đến khi không đủ sức khỏe để làm việc” chiếm 30,30%;

tỷ lệ này gấp hơn 7 lần so với tỷ lệ xếp thứ hai là “Đến khi bản thân khơng muốn
làm việc” với 4,10%. Cịn lại là tỷ lệ “Khác” chiếm 1,20% và “Đến khi đủ tiền
dưỡng già” chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ không đáng kể 0,40%. Từ bảng số liệu này có
thể suy theo hai xu hướng hoặc tích cực hoặc tiêu cực, hoặc có thể là NCT rất
hài lịng với cơng việc và muốn tham gia cống hiến “Đến khi khơng đủ sức
khỏe để làm việc” thì đó là tích cực. Ngược lại, cũng có thể hoặc là NCT tại địa
phương vẫn chưa thỏa mãn về yếu tố thu nhập, hoặc vì những lý do khác mà
NCT vẫn phải lựa chọn lao động cho “Đến khi không đủ sức khỏe để làm việc”
nữa mới dừng. Kết hợp với bảng số liệu “Bảng 5. NCT đánh giá thu nhập so với

13

mức chi tiêu (%)” trước đó thì một phần tỷ lệ những NCT đánh giá là là “Đủ”
với 18,70%; “Thiếu nhiều” chiếm 6,20%; “Thiếu ít” chiếm 8,70%. Như vậy có
thể tổng quan đánh giá phần lớn NCT hiện tham gia các hoạt động kinh tế đều
lựa chọn sẽ tham gia làm việc “Đến khi không đủ sức khỏe để làm việc” theo
chiều hướng tích cực, kinh tế “Đủ” để ơng/bà chi tiêu và bên cạnh đó có một
phần nhỏ những NCT vẫn gặp khó khăn trong vấn đề thu nhập và điều này một
lần nữa nhấn mạnh bài toán cần giải quyết việc làm cho lao động cao tuổi cho
địa phương.

III. KẾT LUẬN:
Người cao tuổi càng ít tham gia vào các hoạt động kinh tế một phần vì

khơng đủ sức khỏe , một phần vì con cái cũng có thu nhập đủ chi tiêu.
Phần lớn người cao tuổi tại xã Tiến Xuân, Thạch Thất, Hà Nội đang sống

phụ thuộc vào con cái. NCT không tham gia vào hoạt động tạo thu nhập phụ
thuộc nhiều vào con cái, ý kiến “NCT ngày càng độc lập về kinh tế, không phụ
thuộc vào con cái” chủ yếu được sự đồng ý của NCT vẫn đang tạo ra kinh tế


Phần lớn người cao tuổi không tham gia công việc tạo ra thu nhập và phụ
thuộc nhiều vào con cái

Người cao tuổi tham gia các hoạt động tạo ra thu nhập chủ yếu từ làm
nông nghiệp, chăn nuôi và buôn bán ở tại địa phương

Độ tuổi và tình trạng sức khỏe là yếu tố cản trở người cao tuổi tham gia
vào các hoạt động kinh tế

Người cao tuổi ở xã Tiến Xuân hiện nay vẫn tham gia lao động với công
việc phổ biến nhất là làm nông nghiệp

Hầu như người cao tuổi làm việc ngay tại địa phương với những công
việc, lao động chân tay khơng u cầu đến trình độ chun mơn kỹ thuật cao

Thời gian làm việc của người cao tuổi linh hoạt sẽ phụ thuộc vào tính chất
của cơng việc và khơng cố định thời gian

Những người cao tuổi tự đánh giá thu nhập của mình ở mức vừa đủ để chi
tiêu cho cuộc sống hàng ngày

14

Đa số những người cao tuổi sẽ nghỉ việc khi cảm thấy không còn sức
khoẻ nữa và một phần là con cái sợ họ vất vả

IV. KIẾN NGHỊ :
1. Đối với Nhà nước:
Đầu tư và áp dụng khoa học vào nông nghiệp giúp giảm sức người trong


sản xuất. Từ đó, tiết kiệm sức lao động cho người cao tuổi.
Hỗ trợ, mở rộng các chính sách phù hợp khuyến khích các cơ sở dạy nghề

của người cao tuổi để người cao tuổi có cơ hội truyền đạt các kinh nghiệm sống
của mình tới thế hệ trẻ.

Xây dựng các hình thức tổ chức nhằm khuyến khích người cao tuổi dành
dụm, tiết kiệm tiền cho tuổi già

2. Đối với Chính quyền địa phương:
Địa phương tạo cơ hội việc làm cho người cao tuổi bằng cách liên kết với
các xưởng thủ công mỹ nghệ,…
Tạo ra nhiều hoạt động kinh tế đặc biệt là các hoạt động kinh tế phù hợp
với khả năng, trình độ, tình hình sức khoẻ hiện tại của người cao tuổi.
Tạo điều kiện về đất đai, tư liệu sản xuất để người cao tuổi có thể tham
gia vào các hoạt động sản xuất và với kinh nghiệm sống của mình góp phần xây
dựng kinh tế đất nước.
Tạo điều kiện giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho gia đình NCT
giúp cho gia đình họ thốt khỏi hồn cảnh khó khăn, có điều kiện chăm lo tốt
hơn cho ơng, bà, cha mẹ của mình.
3. Đối với Gia đình:
Con cái trợ cấp vật chất cho bố mẹ mình nhằm để NCT tự chi tiêu những
nhu cầu cơ bản trong cuộc sống, tránh để NCT lo lắng về kinh phí khi sống
chung với con cái.
Con cháu phải tạo mơi trường sống thuận lợi để chăm sóc cả về vật chất
lẫn tinh thần cho người cao tuổi cần phải tơn trọng người cao tuổi, thương u
và chăm sóc người cao tuổi.

15



×