Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bao cao kiến tập thực trạng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong các hộ gia đình tại xã tiến xuân, huyện thạch thất, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.54 KB, 12 trang )

TIỂU LUẬN KIẾN TẬP

Đề tài:
Thực trạng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong các hộ gia
đình tại xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Dân số là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. Hiện nay, NCT trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang có
xu hướng tăng nhanh. Việt Nam chuẩn bị bước vào giai đoạn già hóa dân số với
một tốc độ rất nhanh. Theo báo cáo của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội,
năm 2020, cả nước có gần 13 triệu người cao tuổi, chiếm 12% dân số, trong đó
khoảng 1,98 triệu người trên 80 tuổi. Dự báo, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ dân
số già vào năm 2035, khi tỷ lệ này tăng lên tới 20% với khoảng 21 triệu người
cao tuổi, đến năm 2038 nhóm cao tuổi ở Việt Nam sẽ chiếm đến 20% tổng dân
số. Đến năm 2049, tỷ lệ người cao tuổi sẽ chiếm khoảng 25% dân số, tức là cứ 4
người dân có một người cao tuổi.

Tổng điều tra Dân số năm 2019 cho thấy có 67,2 % người cao tuổi sống
nơng thơn và phần lớn trong số này là nông dân và làm nông nghiệp. Theo Báo
Chính phủ, hơn 1,8 triệu người cao tuổi nhận trợ cấp hằng tháng, hơn 1,4 triệu
người cao tuổi hưởng trợ cấp người có cơng với cách mạng và 3,1 triệu người
cao tuổi đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội. Như vậy vẫn còn gần
70 % NCT sống chủ yếu bằng nỗ lực của chính mình. Chính vì vậy, khi đất
nước chuyển sang cơ chế thị trường, họ là những người đang phải đối mặt với
nhiều khó khăn, phải thích nghi với nhiều thay đổi chưa từng có trước đây. Khi
tuổi cao, sức chống đỡ và sự chịu đựng của con người trước các yếu tố và tác
nhân bên ngoài cũng như bên trong kém đi rất nhiều, đó chính là điều kiện thuận
lợi để bệnh tật phát sinh, phát triển.


Thực tế cho thấy, sức khỏe ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống NCT. Phân
tích của Sidell (1995) (theo trích dẫn của Sim, 2001) cho thấy ốm đau sẽ dẫn
đến mất tự chủ và độc lập trong cuộc sống, làm giảm sự năng động , mất sự tôn
trọng và sự tự tin. Đối với NCT, sự tổn thương về tinh thần do sức khỏe yếu còn
nghiêm trọng hơn hao tổn vật chất. Vì vậy, NCT ln cần được chăm sóc.

1

Ngoài ra, ở người cao tuổi bệnh thường phát triển chậm chạp, âm thầm khó
phát hiện và khi mắc bệnh thường mắc nhiều bệnh cùng một lúc, gây suy sụp
sức khỏe rất nhanh chóng. Vì vậy, đối với người cao tuổi, nhu cầu được chăm
sóc sức khỏe tồn diện như việc rèn luyện nâng cao sức khỏe về thể chất và tinh
thần, khám phát hiện và điều trị bệnh kịp thời là rất cần thiết.

Xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất nằm phía Tây Bắc thành phố Hà Nội,
cách trung tâm thành phố khoảng 30km. Với khoảng 69% dân cư sinh sống tại
đây là dân tộc Mường, 31% là dân tộc Kinh và một số dân tộc khác (Tày…), đa
phần dân cư sinh sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp. Với sự đầu tư, hỗ trợ
của thành phố, chủ trương triển khai xây dựng Nông thôn mới, diện mạo của xã,
từ đó nền kinh tế cũng như đời sống của nhân dân đã có nhiều khởi sắc, chất
lượng cuộc sống của người dân nói chung và NCT nói riêng ngày càng được cải
thiện. Bên cạnh đó thì NCT cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Một bộ
phận khơng nhỏ NCT khơng có lương hưu, họ vẫn phải đi làm để có tiền trang
trải cuộc sống.

Xuất phát từ thực tế trên, với tư cách là những người nghiên cứu cũng như
là sinh viên của khoa Xã hội học thuộc Học viện Báo chí và Tun truyền,
chúng tơi muốn nghiên cứu vấn đề này để hiểu rõ hơn về thực trạng chăm sóc
sức khỏe của NCT tại xã, từ đó đề xuất những kiến nghị giúp NCT có thể cải
thiện sức khỏe thể chất lẫn tinh thần người cao tuổi. Từ đó chúng tơi tiến hành

nghiên cứu “Thực trạng chăm sóc sức khỏe NCT trong các hộ gia đình tại
xã Tiến Xuân, Thạch Thất, Hà Nội”.

2

PHÁT HIỆN TRONG NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở dữ liệu lớp Xã hội học 38 có được qua nghiên cứu “Thực trạng
chăm sóc sức khỏe NCT trong các hộ gia đình tại xã Tiến Xuân, Thạch Thất, Hà
Nội” cùng với báo cáo của nhóm kiến tập, tơi lựa chọn phân tích sâu vấn đề sau:
Lựa chọn chăm sóc sức khỏe của nười cao tuổi tại xã Tiến Xuân, Thạch
Thất, Hà Nội.

Khi điều tra sự cần thiết khi chăm sóc sức khỏe NCT: 58,5% NCT tại địa
phương cho rằng chăm sóc sức khỏe cho NCT là việc vơ cùng cần thiết. Bên
cạnh đó 40,7 % đồng ý rằng chăm sóc sức khỏe NCT là cần thiết, chỉ có tỷ lệ
nhỏ (8%) NCT khơng cho rằng chăm sóc sức khỏe NCT là cần thiết. Như vậy,
NCT trong các hộ gia đình tại xã Tiến Xuân, Thạch Thất, Hà Nội họ lựa chọn
chăm sóc sức khỏe cho bản thân như thế nào?

1. NCT và chăm sóc sức khỏe trong cuộc sống hàng ngày
NCT tại Tiến Xuân đều tự rèn luyện thân thể để cơ thể thêm khỏe mạnh,
dẻo dai, chống lại các loại bệnh. Một số NCT thường kết hợp nhiều phương
pháp để tập luyện, cũng có một số NCT khác chỉ sử dụng 1 biện pháp nhất định
để cải thiện sức khỏe hoặc giữ độ khỏe mạnh của cơ thể. Biện pháp chăm sóc
phổ biến nhất được NCT áp dụng là tập thể dục, có tới 67,7% NCT lựa chọn sử
dụng phương pháp này. Bên cạnh đó là khám sức khỏe định kỳ (12,1%) và sử
dụng thuốc bổ (10,8%). Tỷ lệ NCT sử dụng chế độ dinh dưỡng đầy đủ chỉ chiếm
4,7%, tỷ lệ NCT tham gia clb dưỡng sinh 0,9%. Ngồi ra tỷ lệ NCT khơng tham
gia biện pháp rèn luyện, chăm sóc thân thể là không cao, chiếm 3,9%. Như vậy

đa số NCT tại xã Tiến Xuân lựa chọn tập thể dục chăm sóc sức khỏe hàng ngày.

3

Biểu 1: Các biện pháp chăm sóc sức khỏe của NCT (%)

Bên cạnh việc tự rèn luyện thân thể, trong gia đình, NCT cũng nhận sự
chăm sóc từ người thân của mình như: vợ/chồng chăm sóc nhau khi cịn sức
khỏe, con cái ở cùng chăm sóc sức khỏe bố mẹ, và tự chăm sóc sức khỏe bản
thân. Chiếm tỉ lệ cao nhất là 40,2% - con gái/ con trai của NCT chăm sóc họ,
tiếp đến là 31,1% - họ sẽ tự chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh đó 17,0% NCT cho
biết vợ/chồng mình chăm sóc sức khỏe chính; 9,5% NCT cho biết họ được con
dâu/ con rể chăm sóc sức khỏe. Như vậy, phần lớn con gái/ con trai và NCT sẽ
là người chăm sóc sức khỏe chính cho họ.

Biểu 2: Người chăm sóc sức khỏe chính cho NCT (%)

2.1 Con dâu/ Con rể
9.5
Tự chăm sóc
40.2
Vợ/ chồng
31.1
Con gái/ con trai

Khác

17

4


2. NCT và dịch vụ chăm sóc sức khỏe
Theo khảo sát, xã Tiến Xuân thường xuyên phối hợp với các bệnh

viện huyện/thành phố tổ chức những hoạt động thăm khám sức khỏe cho NCT.
Đa phần NCT đều tham gia các hoạt động khám chữa bệnh tại địa phương. Hầu
hết người trả lời tham gia 3 hoạt động khám chữa bệnh tại địa phương, chiếm
38,6%. Có 24,5% người trả lời không tham gia hoạt động, về lý không tham gia
là do khơng có vấn đề sức khỏe, khơng có thời gian.

Biểu 3: Số lượng hoạt động NCT tham gia khám, chữa bệnh
tại địa phương (%)

Hiện nay, BHYT là một loại bảo hiểm rất cần thiết đối với cá nhân. Đặc
biệt, đối với những người bệnh, BHYT chính là một loại khơng thể thiếu. Tại xã
Tiến Xuân, tỷ lệ NCT tham gia bảo hiểm y tế là tương đối cao, trong đó BHYT
tự nguyện là loại bảo hiểm được NCT tham gia nhiều nhất. Có 47,3% NCT
tham gia BHYT tự nguyện, 30,7% tham gia BHYT miễn phí theo chính sách,
5,8% NCT tham gia BHYT bắt buộc. Chỉ có 15.8% NCT tại địa phương khơng
tham gia bảo hiểm y tế.

5

Biểu 4: Tỷ lệ tham gia BHYT của NCT

Những lý do khiến NCT bị ảnh hưởng và không tham gia BHYT tùy vào
mỗi hoàn cảnh khác nhau của NCT. Tuy nhiên, trình độ học vấn cũng là một tác
động ảnh hưởng đến việc tham gia BHYT. Trình độ mù chữ, tiểu học tham gia
BHYT rất cao 79,6%, chỉ có 20,4% NCT khơng tham gia BHYT ở trình độ này.
Trình độ THPT trở lên tham gia BHYT chiếm 47.4%, thấp hơn khoảng 1,6 lần

so với bậc mù chữ, tiểu học và có tới 52,6% NCT khơng tham gia BHYT. Số
lượng người tham gia BHYT cao nhất ở trình độ THCS chiếm 88%, người
không tham gia chỉ chiếm 12%.

Biểu 5: Trình độ học vấn ảnh hưởng đến sự tham gia BHYT của NCT (%)
3. NCT và chăm sóc sức khỏe NCT khi đau ốm

6

Khi gặp vấn đề về sức khỏe, hầu hết, NCT tại đây đều trả lời là “Tới cơ sở
khám chữa bệnh địa phương”, chiếm 51,9%. “Đi khám và mua thuốc tại các bệnh
viện” chiếm 35,3%; còn lại các cách chữa bệnh khác chỉ chiếm phần thiểu số.

Biểu 6: Cách khám chữa bệnh của NCT (%)
So sánh về độ tương quan giữa độ tuổi của NCT với cách khám chữa bệnh
của người cao tuổi khi gặp các vấn đề về sức khỏe, nhận thấy: Tuổi càng thấp thì
càng có xu hướng lựa chọn đi khám và mua thuốc tại các bệnh viện lớn. Cụ thể,
có 37,9% NCT có độ tuổi từ 60-65 trả lời đi khám và mua thuốc tại các bệnh
viện lớn; khoảng ngang với số liệu này là 37,5% NCT trong độ tuổi từ 66-71 lựa
chọn viện lớn; chỉ có 31,8% NCT từ 72 tuổi trở lên lựa chọn đến viện lớn.
Ngược lại, tuổi càng cao thì có xu hướng đi khám chữa bệnh tại các cơ sở khám
chữa bệnh tại địa phương và các trung tâm y tế. Cụ thể có 60,2% NCT có tuổi từ
72 tuổi trở lên trả lời khám tại các cơ sở tại địa phương và cơ sở y tế khi gặp vấn
đề về sức khỏe; trong đó chỉ có 44,8% người NCT từ 60-65 tuổi trả lời là đi
khám tại địa phương và các cơ sở y tế. Nguyên nhân của sự lựa chọn này có lẽ là
do đối với NCT, tuổi càng lớn, các cụ lại càng ngại đi xa hơn do vấn đề về sức
khỏe cơ thể hoặc vấn đề tâm lý. Đối với những cách khám, chữa bệnh khác chỉ
chiếm số lượng rất nhỏ và tỉ lệ giảm dần qua các độ tuổi.

7


1.Đi khám và mua thuốc tại các bệnh viện 60-65 66-71 72 tuổi
tuổi tuổi trở lên
37,9 37,5 31,8

2.Tại các cơ sở khám chữa bệnh tại địa phương và trung tâm y tế 44,8 51,6 60,2

3.Không khám tự tìm hiểu và tự chữa 5,7 4,7 4,5

4.Hỏi những người có bệnh giống mình về cách 1,1 1,6 0
chữa bệnh và tự áp dụng
8,0 3,1 3,4
5.Chữa bệnh bằng các bài thuốc dân gian

Khác 2,3 1,6 0

Biểu 7: Tương quan giữa độ tuổi của NCT với cách khám chữa bệnh của

người cao tuổi khi gặp các vấn đề về sức khỏe (%)

Khi đau ốm, bên cạnh việc khám chữa bệnh, NCT cũng nhận sự chăm
sóc từ gia đình của mình như: vợ/chồng chăm sóc, con cái ở cùng chăm sóc sức
khỏe bố mẹ, và tự chăm sóc sức khỏe bản thân. Chiếm tỉ lệ cao nhất là 60,6% -
con gái/ con trai của NCT chăm sóc họ, tiếp đến là 14,95% - con dâu/ con rể
chăm sóc. Cùng với đó, họ sẽ tự chăm sóc sức khỏe (6,6%). Như vậy, khi NCT
gặp vấn đề về sức khỏe, con cái là người chăm sóc sức khỏe chính cho họ; trong
đó con trai/ con gái của họ sẽ là người chăm sóc chủ yếu.

Biểu 8: Người chăm sóc sức khỏe chính cho NCT (%)


6.6 2.9 14.9 Vợ/ chồng
14.9 Con gái/ con trai
Con dâu/ con rể
Tự chăm sóc
Khác

60.6

8

Bên cạnh sự chăm sóc của gia đình, NCT cũng nhận được sự hơc trợ về
chi phí thốc men. Khảo sát cho thấy 70,1% con cái chi trả viện phí, thuốc men
cho NCT. Ngồi ra cũng có 22,2% NCT tự trang trải viện phí, thuốc men cho
bản thân; 1,2% vợ / chồng của họ chi trả và 5,4% khác.

Biểu 9: Người chi trả viện phí, thuốc men cho NCT (%)
1.2 1.2

23.2 Tự trang trải

Con cái

Vợ /chồng

Khác

70.1

9


KẾT LUẬN

Tóm lại, sau phân tích sâu vấn đề sau: Lựa chọn chăm sóc sức khỏe của
nười cao tuổi tại xã Tiến Xuân, Thạch Thất, Hà Nội tôi nhận thấy biểu hiện
của ngạn ngữ: “Trẻ cậy cha, già cậy con”. Con cái chăm sóc cha mẹ già không
chỉ là nghĩa vụ mà được coi như công việc thiêng liêng, phẩm chất cần có, được
coi như một thứ “đạo”. Việc giáo dục và nhận thức về “chữ hiếu” dường như đã
ăn sâu trong tiềm thức cũng như trong nhận thức của nhiều thế hệ. Nhận thức
này có thể đã định hướng và chi phối hành vi không chỉ của các cá nhân trong
gia đình mà cả ở phạm vi cộng đồng và xã hội.

Sau đây, tôi xin được đưa ra một số kết luận ngắn gọn:
Một là, đa số NCT tại xã Tiến Xuân lựa chọn tập thể dục để rèn luyện sức
khỏe hàng ngày và người chăm sóc sức khỏe chính cho họ là con gái/ con trai và
bản thân NCT tự chăm sóc.
Hai là, đa phần NCT đều tham gia các hoạt động khám chữa bệnh tại địa
phương và tham gia BHYT tự nguyện.
Ba là, khi gặp vấn đề về sức khỏe, hầu hết NCT đều tới cơ sở khám chữa
bệnh địa phương. Tuổi càng thấp thì càng có xu hướng lựa chọn đi khám và mua
thuốc tại các bệnh viện lớn.
Bốn là, khi NCT đau ốm, con cái là người chi trả thuốc men, viên phí cho
họ. Và con trai/ con gái sẽ là người chăm sóc sức khỏe chính cho họ.

10

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thích ứng với già hóa dân số ở Việt Nam
/>o-viet-nam/?
fbclid=IwAR2KEi8k15Lm09S5mdXHXCfqn5_aZvcZmq9sccP6hntoBiCJx8FK

HslZdlM
2. />BHYT/419886.vgp
3. Tổng điều tra Dân số và nhà ở năm 2019
4. Dữ liệu nghiên cứu của lớp Xã hội học K38, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền tại xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.

11


×