Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Tiểu luận Quyền tác giả - Thực trạng in lậu vi phạm quyền sao chép trong hoạt động xuất bản trên địa bàn hà nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.77 KB, 26 trang )

TIỂU LUẬN

MÔN: QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIỀN QUAN
TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN

Đề tài tiểu luận: Thực trạng in lậu vi phạm quyền sao chép
trong hoạt động xuất bản trên địa bàn Hà Nội hiện nay.

MỤC LỤC

I, MỞ ĐẦU.......................................................................................................1

II. NỘI DUNG..................................................................................................2

1. TỔNG QUAN VỀ SÁCH LẬU 2

1.1. Khái niệm 2

1.1.1. Khái niệm về sách 2

1.1.2. Khái niệm sách lậu 3

1.2. Đặc điểm sách lậu: 4

1.3. Các tiêu chí xác định in lậu sách 6

1.5. Nguyên nhân của việc in lậu sách 7

1.6. Hậu quả của việc in lậu sách 9

2. THỰC TRẠNG SÁCH LẬU TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI HIỆN NAY 12



2.1. Những loại sách thường bị in lậu 12

2.2. Thực trạng in sách lậu trên địa bàn Hà Nội hiện nay 13

3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ SÁCH LẬU TRÊN ĐỊA BÀN

HÀ NỘI HIỆN NAY 17

III. KẾT LUẬN..............................................................................................21

TÀI LIỆU THAM KHẢO:.............................................................................22

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Học viện Báo chí và Tun
truyền đã đưa mơn Quyền tác giả, quyền liên quan vào chương trình giảng
dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến giảng viên bộ môn – cô Trần Thị
Mai Dung đã giảng dạy, truyền đạt những kiến thức cho em trong suốt thời
gian học tập vừa qua. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành
trang để em có thể vững bước sau này.

Môn Quyền tác giả, quyền liên quan là mơn học thú vị, vơ cùng bổ ích và có
tính thực tế cao. Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực
tiễn của sinh viên. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả
năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng
chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ
cịn chưa chính xác, kính mong cơ xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em
được hoàn thiện hơn.


Em xin chân thành cảm ơn.

I, MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề

Trong nhiều năm trở lại đây, cùng với việc mở cửa hội nhập, nền kinh tế Việt
Nam đang trên đà tăng trưởng và phát triển, đời sống của người dân vì thế
cũng được cải thiện. Bên cạnh sự phát triển về kinh tế, sự phát triển về văn
hóa xã hội cũng dần làm phong phú hơn đời sống tinh thần của người dân.
Việt Nam vốn là quốc gia giàu truyền thống, việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy
những giá trị văn hóa là một phần không thể thiếu khi xã hội ngày càng phát
triển. Văn hóa đọc là một trong những giá trị văn hóa cần phải gìn giữ, nhất
là khi thị trường sách và xuất bản phẩm đang còn nhiều bất cập như hiện nay
với hàng loạt những hiện tượng tiêu cực như vi phạm bản quyền, sách giả,
sách in lậu, sách có nội dung khơng lành mạnh,...Sách là loại sản phẩm văn
hố đặc biệt, thu hút người đọc khơng chỉ bởi nội dung mà cịn bởi hình thức
và chất lượng in ấn. Trong ngành xuất bản, chất lượng in ấn có vai trị quan
trọng trong việc truyền tải đầy đủ, chính xác và khoa học các thơng tin, nội
dung bên trong của mỗi cuốn sách, giúp người đọc hiểu đúng, hiểu đủ những
ý tưởng mà tác giả muốn biểu đạt. Việc in lậu sách không những làm ảnh
hưởng đến chất lượng sách, vi phạm bản quyền tác giả, gây thiệt hại về kinh
tế cho các nhà xuất bản mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến việc truyền bá tri
thức, phần nào tác động xấu đến người đọc.

2. Lý do chọn đề tài

Trên địa bàn Hà Nội hiện nay xuất hiện rất nhiều các cơ sở sao in và tiêu thụ
sách lậu đã khiến cho thị trường sách bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng.
Khi khách hàng, đặc biệt là những khách hàng nhỏ tuổi tiếp cận với những
sản phẩm kém chất lượng về cả nội dung và hình thức thì rất dễ bị ảnh hưởng

đến sự phát triển nhân cách và tâm lý sau này. Thực tế đó địi hỏi cần phải có
sự nghiên cứu một cách tồn diện, trên cơ sở tìm hiểu thực trạng, ngun
nhân và tìm ra các giải pháp hiệu quả nhằm chống lại vấn nạn sách lậu. Đây

1

là địi hỏi mang tính cấp thiết hiện nay đối với không chỉ lĩnh vực in ấn, phát
hành sách mà còn là yêu cầu chung của xã hội trong việc lành mạnh hóa thị
trường sách. Chính vì vậy, em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Thực trạng in
lậu vi phạm quyền sao chép trong hoạt động xuất bản trên địa bàn Hà
Nội hiện nay”

3. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài là thực trạng sách lậu trên địa bàn thành
phố Hà Nội. Mục đích nghiên cứu là thông qua việc nghiên cứu thực trạng
sách lậu trên địa bàn Hà Nội, nhằm tìm ra những nguyên nhân và đề xuất một
số giải pháp góp phần hạn chế và từng bước đẩy lùi tình trạng sách lậu ở Hà
Nội hiện nay.

II. NỘI DUNG
1. TỔNG QUAN VỀ SÁCH LẬU

1.1. Khái niệm
1.1.1. Khái niệm về sách
Sách là một loạt các tờ giấy có chữ hoặc hình ảnh được viết tay hoặc in ấn,
được buộc hoặc dán với nhau về một phía. Một tờ trong cuốn sách được gọi là
một trang sách. Sách ở dạng điện tử được gọi là sách điện tử hoặc e-book.

Sách chứa đựng các giá trị văn hóa tinh thần (các tác phẩm sáng tác hoặc tài
liệu biên soạn) thuộc các hình thái ý thức xã hội và nghệ thuật khác nhau,

được ghi lại dưới các dạng ngơn ngữ khác nhau (chữ viết, hình ảnh, âm thanh,
ký hiệu,...) của các dân tộc khác nhau nhằm để lưu trữ, tích lũy, truyền bá
trong xã hội.

Sách là một khái niệm mở, hình thức sách cịn được thay đổi và cấu thành các
dạng khác nhau theo các phương thức chế tác và nhân bản khác nhau, tùy

2

thuộc vào môi trường sống và sự phát triển của khoa học công nghệ ở mỗi
thời đại.

1.1.2. Khái niệm sách lậu
Sách lậu là sách in ấn và phát hành trái pháp luật, tức là khơng có văn bản hợp
pháp chứng minh nguồn gốc tác phẩm và quyền sở hữu đối với tác phẩm
trong phạm vi thị trường, khơng có giấy phép đăng ký xuất bản hợp pháp.
In lậu là hành vi sản xuất và lưu hành hoặc tiêu thụ các ấn phẩm không tuân
theo các quy định của pháp luật, tức là khơng có văn bản hợp pháp chứng
minh nguồn gốc tác phẩm và quyền sở hữu đối với tác phẩm trong phạm vi thị
trường, khơng có giấy phép đăng ký xuất bản hợp pháp. Sách lậu rẻ nên có
hình thức xấu hơn, giấy in và chất lượng in tệ hơn, đặc biệt là khơng có tem
chống hàng giả, nó được xem như hàng giả, đây là hành vi vi phạm pháp luật.
Luật Xuất bản năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2018) đã quy định về các
hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản như sau:
“Điều 10. Những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản
2. Nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:

a) Xuất bản mà không đăng ký, khơng có quyết định xuất bản hoặc khơng có
giấy phép xuất bản;


b) Thay đổi, làm sai lệch nội dung bản thảo đã được ký duyệt hoặc bản thảo
tài liệu không kinh doanh có dấu của cơ quan cấp giấy phép xuất bản;

c) In lậu, in giả, in nối bản trái phép xuất bản phẩm;

d) Phát hành xuất bản phẩm không có nguồn gốc hợp pháp hoặc chưa nộp
lưu chiểu;

đ) Xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi,
tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy hoặc nhập khẩu trái phép;

3

e) Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, “In lậu” là hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động xuất bản. Tùy
vào mức độ của hành vi, in lậu có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách
nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.

1.2. Đặc điểm sách lậu:
Có thể thấy, nguồn in sách giả, sách lậu thường là từ các xuất bản phẩm đã
được phát hành trên thị trường. Các đơn vị buôn lậu thường lấy về để sao
chép lại nội dung, thay đổi bìa, kích cỡ sách thật và phân phối ra thị trường.
Ngoài ra, với sự phát triển của cơng nghệ thơng tin, việc tìm kiếm và tải
xuống các ấn phẩm điện tử để in ra cũng hoàn toàn dễ dàng đối với các đơn vị
in lậu sách. Một trong những thủ đoạn được sử dụng thường xuyên là các đối
tượng phân chia các công đoạn làm sách thực hiện ở địa điểm khác nhau: ruột
sách được in một nơi, bìa sách được in một nơi khác, sau đó gia cơng và hồn
thiện ở nhiều nơi để dễ tẩu tán, tiêu thụ. Sau khi in và hoàn thiện xong, sách
lậu được phân tán nhanh về các nơi để tung ra thị trường. Đối tượng còn sử

dụng quyết định xuất bản đã hết hiệu lực để in, in sách vượt quá số lượng ghi
trong quyết định xuất bản và in xuất bản phẩm khơng có quyết định xuất bản
của cơ quan có thẩm quyền. Ngồi ra, đối tượng còn chụp nguyên bản từ sách
thật rồi đưa vào in, đóng xén hồn chỉnh. Với phương thức này, đối tượng
cầm đầu, chủ mưu in lậu sách thường thực hiện đối với các loại sách có giá trị
cao, với số lượng lớn đang bán chạy trên thị trường để bán công khai cùng với
sách thật. Sử dụng mã số, mã vạch giả giống như của các nhà xuất bản để dán
trên sách nhằm đánh lừa bạn đọc. Có những cuốn sách lậu in ấn tinh vi đến
nỗi giống tới 90-95% sách thật, độc giả không thể phân biệt được, chỉ có
người trong nghề mới có thể nhận ra.

Bên cạnh đó cịn có trường hợp chính một số đơn vị xuất bản in lậu sách của
mình. Cụ thể, các đơn vị này in nhiều hơn số sách đã đăng ký và phân phối

4

phần chênh lệch mà không trả thêm tiền bản quyền cho tác giả. Nhiều tác giả
đã từng phản ánh điều này. Trong hợp đồng giữa tác giả và NXB thường thỏa
thuận số lượng đầu sách phát hành tương ứng với khoản phí tác quyền xác
định, sau đó tác giả phát hiện ra rằng số lượng sách bán trên thị trường nhiều
hơn số lượng sách mà các bên thỏa thuận. Tuy nhiên, tác giả gặp khó khăn để
chứng minh được điều đó khi chi phí, thời gian thu thập thơng tin còn nhiều
hơn cả số tiền bản quyền được nhận.

Trên thực tế, có rất nhiều cách để nhận biết sách giả, sách lậu. Thơng thường
nhất, độc giả có thể đánh giá qua chất lượng hình ảnh bìa, chữ in và chất
lượng giấy. Sách giả, sách lậu thường có màu bìa nhạt, kém tươi, chữ in nhịe
kèm với bố cục khơng thẳng hàng, gáy sách dễ bong tróc; giấy in đen, thơ ráp
và mỏng. Trên sách cũng thường khơng có tem chống giả. Bên cạnh đó, gáy
sách giả thường khơng vng vức, hơi lệch chỉ so với sách thật. Cuốn sách

nhìn mỏng và èo uột hơn. Ngồi ra, độc giả cũng có thể kiểm tra thêm thông
tin về số xác nhận đăng ký xuất bản, lưu chiểu hay đơn vị được cấp phép in
xuất bản trên trang web của Cục Xuất bản, In và Phát hành
Tuy nhiên, nhược điểm của các trang như
vậy là dễ truy cập và sao chép thông tin, do đó, các đơn vị in lậu cũng hồn
tồn có khả năng tiếp cận để sử dụng cho mục đích của mình.

Một tiêu chí khác để đánh giá thật giả là nguồn phát hành. Với đặc thù không
bị giới hạn về không gian và thời gian của mạng Internet, việc chào bán hàng
hóa nói chung và với sách báo nói riêng trở nên dễ dàng, tiết kiệm hơn bao
giờ hết. Theo đó, khơng gian Internet đã trở thành địa bàn giao dịch của
những người bn lậu sách. Vì vậy, nếu những đầu sách nổi tiếng được chào
bán với giá rẻ không tưởng và kèm theo nhiều quà tặng, khuyến mãi, bạn đọc
nên cảnh giác và tốt nhất không nên đặt hàng qua các trang mạng đó. Trước
đây, sách lậu thường được nhận diện qua mã số, mã vạch và tem chống giả,

5

nhưng hiện nay biện pháp này không mấy hiệu quả, bởi mã số, mã vạch và
tem chống giả cũng bị các đối tượng in lậu tìm biện pháp làm giả.

1.3. Các tiêu chí xác định in lậu sách
Một là, cơ sở in không đủ tư cách pháp nhân. Mỗi cơ sở in cần có tối thiếu ba
loại giấy tờ của các cơ quan có thẩm quyền cấp: giấy đăng ký kinh doanh,
giấy phép hoạt động ngành in, giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự.
Mọi cơ sở in và các hoạt động in khơng có đủ giấy tờ trên đều là in lậu và là
đối tượng in lậu.
Hai là, in khơng có giấy phép hợp pháp, tức là hoạt động tổ chức in và in
khơng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép in theo quy định,
đó là giấy phép của Cục Xuất bản, của nhà xuất bản hoặc Sở Thông tin và

Truyền thông ở địa phương cấp.
Ba là, in khơng đúng nội dung ghi trong giấy phép. Đó là: in xuất bản phẩm
hoặc sách không đúng với bản thảo đã được nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức
được phép xuất bản ký duyệt mà biểu hiện là in không đúng tên sách hoặc
xuất bản phẩm; giấy phép cấp cho cuốn này nhưng lại in cuốn sách, xin phép
bản thảo này nhưng lại in bản thảo khác,…
Bốn là, in không có hợp đồng in hoặc in quá số lượng ghi trong hợp đồng in
và ghi trong giấy phép; in lại một tác phẩm mà tổ chức, cá nhân khác đã được
cấp phép hoặc giữ bản quyền; in nối bản hoặc tái bản không xin phép mà thực
chất là in mới mà trang lưu chiểu vẫn để năm cũ,..
Năm là, in sách hoặc xuất bản phẩm khi giấy phép đã hết hạn; dùng một giấy
phép để in ở nhiều cơ sở in khác nhau; in những cuốn sách hoặc những xuất
bản phẩm khi đã có quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
đình chỉ, thu hồi, tịch thụ, cấm lưu hành, tiêu huỷ; in sách hoặc xuất bản phẩm
gia cơng cho nước ngồi khơng có giấy phép in của cơ quan có thẩm quyền
cấp…

6

1.4. Các loại sách lậu
Sách khơng có bản quyền: Việc vi phạm bản quyền sách, những sản phẩm
trí tuệ là thiếu sự tơn trọng cơng sức lao động bằng chất xám mà tác giả đã bỏ
ra. Theo đánh giá của Cục Xuất bản và Cục Bản quyền tác giả Việt Nam thì
tình hình vi phạm bản quyền ở nước ta khơng giảm mà cịn diễn ra trầm trọng
hơn trước và diễn ra ở mọi lĩnh vực nhất là với các loại sách tham khảo, sách
văn học và truyện tranh.
Sách xuất bản khơng có bản quyền dưới dạng sách giấy: Việc ăn cắp ý
tưởng tác phẩm hoặc sao chép, cóp nhặt ý tưởng từ nhiều tác phẩm khác nhau
để xây dựng thành tác phẩm của mình rồi mang đi kinh doanh đang diễn ra
khơng ít. Ngồi việc ăn cắp ý tưởng của tác giả thì việc xuất bản những tác

phẩm vi phạm bản quyền vẫn diễn ra. Vấn đề vi phạm bản quyền đã trở thành
một rào cản ghìm chân ngành xuất bản Việt Nam nói chung và tại Hà Nội nói
riêng.
Sách xuất bản khơng có bản quyền thơng qua internet: Hiện nay có rất
nhiều diễn đàn, forum, trang web như: www.ebooktienganh.com,
www.ebook4u.vn, đã đưa sách truyện lên mạng với danh nghĩa “chia sẻ vì
cộng đồng và phi lợi nhuận”. Chỉ cần gõ mấy từ “ebook free” trên Google, sẽ
lập tức có ngay khoảng 314.000.000 kết quả trong vịng 0,11 giây. Những
trang web khơng chỉ trao đổi và download những tài liệu, kiến thức mà nơi
đây các thành viên cịn có thể giao bán những gì mình có. Trong thời gian gần
đây, những người làm sách lậu chuyển qua chọn cách phát hành qua mạng,
giao hàng tận nhà.
Sách có nội dung trái với Đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước
Sách in nối bản không xin phép và sách in vượt quá số lượng cho phép
Sách giả

1.5. Nguyên nhân của việc in lậu sách
Nguyên nhân khiến cho tình trạng sách lậu ngày càng diễn biến phức tạp là
lợi nhuận thu được từ hành vi vi phạm này quá lớn, nếu trót lọt. Không quản

7

lý phí, khơng thuế, khơng tiền bản quyền, khơng nhuận bút..., "một vốn bốn
lời" là mức lãi quá lớn của in lậu sách.

Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến việc sách in lậu “hồnh hành” đó là bng
lỏng quản lý. Mặc dù chúng ta đã có một hệ thống tổ chức quản lý nhà nước,
thanh tra, kiểm tra về hoạt động xuất bản từ trung ương tới cơ sở, nhưng còn
rất mỏng, cơ chế phối hợp chưa đồng bộ, còn nhiều lúng túng, hoạt động chưa
thường xuyên, có trường hợp cán bộ quản lý bị mua chuộc làm ngơ đối với vi

phạm. Hành lang pháp lý cịn có những sơ hở, chế tài xử phạt chưa bao quát
hết các hành vi vi phạm, mức xử phạt cịn nhẹ so với tính chất, mức độ, quy
mơ của tình trạng in lậu sách, nên chưa đủ sức phòng ngừa, răn đe, giáo dục
những người vi phạm. Hiện nay, những cá nhân sai phạm in lậu sách vẫn chỉ
bị xử lý hành chính chứ khơng hề có biện pháp nào mạnh hơn. Điển hình như
đối với chế tài xử lý, hiện nay mức phạt đối với hành vi in “lậu” sách còn
tương đối thấp; tiền phạt nếu bị phát hiện chỉ bằng một phần rất nhỏ so với lợi
nhuận mà các cơ sở, cá nhân in “lậu” sách thu được. Theo quy định tại Nghị
định 159/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong hoạt động báo chí xuất bản, thì hành vi in sách lậu từ 300 bản trở
lên có thể bị phạt từ 20 triệu đến 30 triệu đồng. Do đó, nhiều cơ sở vi phạm
nộp phạt rồi lại hoạt động với quy mô lớn và thủ đoạn tinh vi hơn.

Các cơ quan quản lý, thanh tra, kiểm tra chưa làm hết chức năng. Cơ quan
quản lý nhà nước về xuất bản có chức năng thanh tra, kiểm tra về hoạt động
in xuất bản phẩm vẫn chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc
phịng, chống in lậu sách, chưa phát huy có hiệu quả trong việc kiểm tra, phát
hiện và xử lý kịp thời các sai phạm. Việc xử lý nhiều khi còn nể nang, né
tránh đã làm giảm tính nghiêm minh của pháp luật.

Các nhà xuất bản chưa giám sát, kiểm soát chặt chẽ hoạt động in sách của
mình. Nhiều nhà xuất bản do chạy theo số lượng đầu sách đã ký giấy phép

8

xuất bản với các đối tác liên doanh, liên kết để thu quản lý phí mà khơng chú
ý đến quy trình xuất bản, biên tập bản thảo, khơng thực hiện đúng các quy
định về liên doanh, liên kết, buông lỏng quản lý để cho đối tác tự dưng, tự tác
trong việc in và phát hành sách lậu. Các nhà xuất bản, tác giả là chủ sở hữu
tác phẩm cũng chưa có cơ chế phối hợp và đề ra các biện pháp hữu hiệu để tự

bảo vệ sản phẩm sách trước nạn in lậu sách hiện nay. Mặc dù vừa qua, các
nhà xuất bản đã sử dụng mã số, mã vạch, dán tem chống giả. Mặt khác, các
nhà xuất bản cũng chưa chủ động trong việc cung cấp thông tin, tài liệu cần
thiết cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để điều tra, xử lý hành vi vi phạm
pháp luật, tố cáo đối với các đối tượng in lậu sách nhằm bảo vệ quyền và lợi
ich hợp pháp của mình cũng như tác giả.

Ngồi ra, qua khảo sát có thể thấy, phần lớn người đọc hiện nay đều có tâm lý
thích mua sách giá rẻ, được chiết khấu cao. Trong khi đó, do in ấn gia cơng rẻ
tiền, khơng phải trả phí bản quyền cho tác giả, khơng mất các kinh phí khác
trong q trình in ấn xuất bản như: Giấy phép, tiền dịch, hiệu đính, biên tập
viên, nhân viên chế bản, họa sĩ trình bày bìa… cho nên giá sách “lậu” ln rẻ
hơn so với sách bản chính. Bên cạnh đó, người đọc cũng chưa phân biệt được
sách thật và sách giả, thích được giảm giá, miễn phí nên ln có thói quen
mua hàng ở vỉa hè, cơ sở nhỏ lẻ hoặc tìm phiên bản sách điện tử lậu trên
Internet thay vì đến những cơ sở quy mơ lớn. Đây cũng là một nguyên nhân
giúp cho sách lậu vẫn còn “đất sống”.

1.6. Hậu quả của việc in lậu sách

1.6.1, Đối với lĩnh vực chính trị - xã hội, sách là loại hàng hố đặc biệt,
mang đậm tính tư tưởng, tính chính trị, tính văn hố và tính khoa học. Trong
các giai đoạn Cách Mạng, Đảng ta đã luôn coi sách báo là vũ khí sắc bén
trong đấu tranh cách mạng, trong xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước,
trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trong các thành tựu về phát
triển kinh tế, văn hoá, khoa học… của đất nước ta ln có phần đóng góp của

9

hoạt động xuất bản sách. Mỗi loại sách đều có yêu cầu cao độ chính xác về

nội dung. Ví dụ: sách chính trị nội dung cần chính xác tuyệt đối, nếu không
các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước sẽ không được
hiểu đúng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thực hiện; đối với sách giáo
khoa cũng cần sự chính xác tuyệt đối nếu khơng sẽ gây ra nhận thức sai lệch
về kiến thức với người đọc. Ngoài việc mang lại tri thức quý báu, sách cịn
đảm nhiệm chức năng giáo dục, hồn thiện nhân cách con người. Vậy mà
những cuốn sách in lậu đã làm mất đi các gía trị đích thực của sách bởi những
kẻ hám lợi, làm ăn phi pháp.

1.6.2, Đối với lĩnh vực kinh tế, in và phát hành sách lậu là hoạt động kinh
doanh trốn thuế, thu lợi nhuận bất chính, làm nhiễu loại thị trường, khiến
nguồn thu của Nhà nước bị thất thu, gây thiệt hại về kinh tế. Hơn nữa, các cơ
quan chức năng của Nhà nước phải mất nhiều thời gian và cơng sức trong
“trận chiến” phịng, chống in lậu sách. In và phát hành sách lậu thường không
đảm bảo chất lượng, gây nên sự nhầm lẫn và tốn kém cho độc giả. Theo một
cán bộ của NXB Giáo Dục, riêng về sách giáo khoa bị in lậu đã gây thiệt hại
cho Nhà xuất bản hàng năm là rất lớn, gần 50 tỉ đồng trong năm 1999.

1.6.3, Đối với tác giả, về mặt pháp lý, hành vi in lậu trước hết là hành vi vi
phạm bản quyền, xâm hại đến quyền và lợi ích của tác giả, bởi tác giả không
nhận được số tiền nhuận bút trên số bản in và phát hành sách lậu. Mặt khác,
nó cịn làn biến dạng về nội dung, kết cấu, phong cách, dẫn đến những hệ luỵ
cho tác giả. Việc in lậu sách có thể khiến tác giả khơng cịn tâm huyết với
nghề viết bởi nhuận bút và chất xám nay lại bị sách lậu chiếm dụng. Hệ quả
dẫn đến là tác giả khơng nhiệt tình với những suy nghĩ sáng tạo để cho ra
những cuốn sách hay, sách tốt, đồng thời làm hạn chế việc khai thác bản thảo
của các nhà xuất bản và làm cho thị trường sách sẽ thiếu văng những cuốn
sách hay, sách có giá trị với bản đọc và xã hội. Ngồi ra cịn làm cho uy tín,
thương hiệu của các xuất bản bị giảm sút, ảnh hưởng đến việc thực hiện


10

nhiệm vụ chính trị, kinh tế của nhà xuất bản, làm mất lòng tin của độc giả vào
các sản phẩm sách của nhà xuất bản.

1.6.4, Đối với độc giả, in và phát hành sách lậu làm cho độc giả mua phải loại
hàng thứ phẩm: chữ in nhoè, mờ, giấy xấu, đóng xén ẩu. Điều này làm cho
độc giả nản lịng, buộc phải chấp nhận “sống chung với sách lậu”. Một thiệt
hại lớn hơn là thói quen tiêu dùng sách lậu một cách thản nhiên, dẫn tới sự vô
cảm của độc giả, của các cơ quan quản lý thị trường lẫn sự “đồng thuận” của
xã hội với sách lậu. Ví dụ: sách giáo khoa bị in lậu sẽ ảnh hưởng đến việc học
tập của học sách, như sách toán mà in sai dấu, sai ký hiệu sẽ làm học sinh
hiểu sai,…

1.6.5, Đối với các cơ sở kinh doanh, in lậu là một ký sách của hoạt động xuất
bản chính thống. In lậu và phát hành là hành vi lợi dụng, đội lốt các nhà xuất
bản, cơ sở, tổ chức xuất bản chân chính, tuân thủ pháp luật để trục lợi. Trước
vấn nạn in lậu, các doanh nghiệp in và cơ sở phát hành chân chính đang phải
chịu nhiều thiệt thịi.

1.6.7, Đối với quan hệ quốc tế, in lậu và phát hành sách lậu không chỉ gây ra
hậu quả nghiêm trọng về kinh tế - xã hội trong nước, mà còn tạo ra những vấn
đề liên quan tới quan hệ hợp tác quốc tế của nước ta trên nhiều lĩnh vực, trong
đó có xuất bản. Hiện nay, nước ta đã gia nhập WTO và tham gia Cơng ước
Béc-nơ về sở hữu trí tuệ nên phải thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế. Nạn
in và phát hành sách lậu không chỉ là vi phạm bản quyền của các tác giả, mà
còn ảnh hưởng đến việc tiếp thu tinh hoa văn hoá của đất nước, làm suy giảm
niềm tin của các nhà đầu tư, cản trở sự hợp tác về chính trị, kinh tế, văn hoá,
… và hội nhập quốc tế của nước ta.


11

2. THỰC TRẠNG SÁCH LẬU TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI HIỆN NAY
2.1. Những loại sách thường bị in lậu

Theo quy luật cung cầu, sách càng bán chạy, càng được xuất bản nhiều, trong
đó có cả sách in lậu. Thực tiễn cho thấy, các loại sách thường bị in lậu tập
trung ở các loại sau:

2.1.1, Sách giáo khoa, sách tham khảo, giáo trình, sách bổ trợ giáo dục: Đây
là loại sách bị in lậu nhiều với quy mô và số lượng rất lớn. Trong số các sách
kể trên thì sách giáo khoa, giáo trình bị in lậu nhiều nhất, có quy mơ lớn nhất,
vì sách giáo khoa, giáo trình là loại sách được in hằng năm để phát hành vào
đầu năm học mới với số lượng lớn nhằm phục vụ kịp thời đối tượng học sinh,
sinh viên đông đảo từ bậc tiểu học đến đại học. Qua thực tế kiểm tra các cơ sở
in cho thấy, hầu hết các vụ vi phạm lớn đều tổ chức in lậu sách giáo khoa,
sách tham khảo của Nhà xuất bản Giáo dục và sách giáo trình của một số nhà
xuất bản.

Ví dụ: Năm 2000, Sở Văn hố – Thơng tin Hà Nội đã phối hợp với đội An
ninh Công an quận Hoàn Kiếm và nhà xuất bản Giáo dục tịch thu 3 tấn sách
giáo khoa in lậu của một chủ nhà sách có cửa hàng trên địa bàn quận Hồn
Kiếm, Hà Nội.

2.1.2, Sách dạy và học ngoại ngữ: Sách ngoại ngữ bao gồm sách dạy và học
ngoại ngữ, giáo trình cơ bản các cấp hệ đào tạo, sách tham khảo về ngữ pháp,
từ điển đối chiếu song ngữ,… là những cuốn sách bị in lậu khá nhiều.

Ví dụ: Năm 2011, sách luyện thi tiếng Anh TOEIC và TOEFL iBT của Tập
đoàn Compass Hoa Kỳ đã ký hợp đồng để Công ty First News – Trí Việt độc

quyền phát hành tại Việt Nam đã bị in lậu nhiều lần với số lượng lớn.

12

2.1.3, Sách văn học: Những cuốn sách hay về văn học mà các nhà xuất bản
mất nhiều công sức đặt hàng các tác giả viết hoặc được độc giả tìm mua nhiều
thường bị in lậu rất nhiều lần. Điển hình là các cuốn: Ngôn ngữ của trái tim,
Mật mã Da Vinci, Cánh đồng bất tận, Dạy con làm giàu của Nhà xuất bản
Trẻ; Mãi Mãi tuổi hai mươi, Chân dung và đối thoại của Nhà xuất bản Thanh
niên; Nhật ký trong tù của Nhà xuất bản Văn học,..vv.. là những cuốn bị in
lậu nhiều lần.

2.1.4, Sách chính trị, pháp luật, sách phổ biến kiến thức: Đây là loại sách chỉ
dẫn, hướng dẫn, phổ biến kiến thức khoa học thường thức, kinh nghiệm, kỹ
năng, kiến thức đời sống,… được nhiều người quan tâm tìm đọc nên đã trở
thành mục tiêu để in lậu.

Ví dụ: Những cuốn như Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng, Quà tặng cuộc
sống, 300 câu hỏi dùng cho sát hạch,…

-> Những dạng sách như trên thường là sách được người đọc tìm mua nhiều,
nhưng vì một lý do nào đó nhà xuất bản khơng kịp tái bản thì các “đầu nậu”
lập tức thực hiện các vụ in lậu.

2.2. Thực trạng in sách lậu trên địa bàn Hà Nội hiện nay

Tình trạng in lậu có thể nói khá phức tạp với nhiều biến tướng. Trước đây, các
đối tượng thường in lậu, đặc biệt là in lậu sách bán chạy, sách giáo khoa tiếng
Anh, bài tập, sách tham khảo… Theo các chuyên gia, sách giả hiện nay được
làm khá tinh vi khiến chỉ có những người trong nghề in và xuất bản lâu năm

mới phát hiện. Một số dấu hiệu nhận biết sách giả như: bìa mờ nhạt, giấy bìa
và ruột sách mỏng, chữ in không sắc nét, mực in không đều, hơi lem nhem…
Theo Phó Cục trưởng Xuất bản - In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền
thông) Nguyễn Ngọc Bảo, khi đối tượng in lậu nắm được nhu cầu của thị
trường, bạn đọc với một cuốn sách cụ thể sẽ móc ngoặc với cơ sở in để in lậu.
Những máy in với công suất lớn, hiện đại hoạt động suốt đêm, sáng hôm sau,

13

các nhà sách đã có thể chào bán những cuốn sách đang thuộc dạng bán chạy
với giá thấp hơn giá của nhà xuất bản đưa ra. Ðáng lo ngại, vì lợi nhuận cao,
nhiều cơ sở in bất chấp các quy định của pháp luật sẵn sàng in bất cứ cái gì.
Dù khơng có giấy phép in xuất bản phẩm nhưng nhiều công ty, nhà in, cơ sở
in vẫn tham gia in nhiều đầu sách theo sự móc ngoặc với đối tượng in lậu.
Thực tế, công tác quản lý nhà nước trong phòng, chống xuất bản phẩm lậu
đến nay vẫn chưa đưa ra được những giải pháp thật sự hữu hiệu để có thể
ngăn chặn thành cơng, đẩy lùi xuất bản phẩm lậu. Mặc dù cơng tác phịng,
chống in lậu được triển khai quyết liệt, thu được một số kết quả nhất định,
nhưng các cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương gặp khơng ít khó
khăn. Cụ thể như lực lượng thanh tra chuyên ngành xuất bản, in, phát hành ở
trung ương và địa phương còn mỏng, thường xuyên có sự thay đổi, khơng ổn
định.

Hiện nay, lợi dụng mạng xã hội, nhất là các mạng xã hội xuyên quốc gia, các
trang web có tên miền ở nước ngồi, khơng ít đối tượng chào bán sách lậu,
sách giả, sách tăng giá so với giá bìa, thậm chí là sách có nội dung sai trái,
độc hại, vi phạm Điều 10 Luật Xuất bản. Họ nâng giá sách lên, rồi dùng
"chiêu" chiết khấu cao, đánh lừa người tiêu dùng.

Thực trạng này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của bạn đọc, mà cịn tổn

hại cho lĩnh vực xuất bản, mất uy tín với đối tác quốc tế. Đến những điểm bán
sách vỉa hè, khách hàng có thể mua được những cuốn sách hay của những tác
giả, dịch giả có tiếng với giá rẻ hơn rất nhiều so với giá tại các nhà sách. Tuy
nhiên, đây chính là nơi cho sách lậu có cơ hội tiếp cận với bạn đọc.
Người bán thậm chí cũng không quan tâm đến nguồn gốc sách. Giá bán tại
các "quầy" sách như vậy giảm từ 10-20% so với giá bìa, cũng có những quyển
giá giảm 40 - 50%. Mức ưu đãi không tưởng, cao hơn nhiều lần mức chiết
khấu các nhà xuất bản chân chính cung cấp cho những đơn vị phát hành.
Nguyên nhân bởi những cuốn sách ở đây đều là sách in lậu và người không

14

thường xuyên mua sách rất khó phát hiện. Những cuốn sách lậu thường có giá
bán rẻ hơn 50% so với giá niêm yết, sở dĩ chúng vẫn có mặt trên thị trường vì
tâm lý ham rẻ của một bộ phận người tiêu dùng.

Dẫn chứng cụ thể: Trong tháng 5, cơ quan chức năng phát hiện số lượng lớn
sách của NXBGD Việt Nam bị in lậu được tập kết tại một kho thuộc huyện
Hoài Ðức (Hà Nội) với số lượng 47 nghìn sách và 87 nghìn đĩa CD gồm
SGK, sách tham khảo, sách Tiếng Anh cùng nhiều sản phẩm khác. Khoảng
đầu tháng 6, đồn kiểm tra liên ngành phịng, chống in lậu tỉnh Bình Ðịnh đã
phát hiện và thu giữ số lượng xuất bản phẩm lậu hơn 72 nghìn bản, phần lớn
là sách giáo dục của NXBGD Việt Nam. Những cuốn sách giáo dục bị làm
giả, đưa đi tiêu thụ phần lớn là sách Tiếng Anh, sách bổ trợ, sách khai thác
bản quyền từ nước ngoài, bản đồ giáo dục, át-lát (Atlas) địa lý, đĩa CD nghe
nhìn giáo dục. Ngồi ra, các phiên bản sách giáo dục điện tử cũng bị phát tán
tràn lan dưới nhiều định dạng, nguồn gốc khác nhau. Những cuốn sách này
cịn được bày bán cơng khai tại nhiều cửa hàng, nhà sách lớn nhỏ, lọt vào
trong các cơ sở giáo dục, nhà trường trên toàn quốc. Ðối tượng bị ảnh hưởng
lớn nhất bởi những cuốn sách giáo khoa giả là các em học sinh do sách in lậu

sử dụng chất liệu giấy và chất lượng mực in kém ảnh hưởng tới thị lực của
học sinh.

Mặt khác, những đối tượng làm sách lậu khơng có nghiệp vụ biên tập, kiểm
tra, rà soát nội dung dẫn đến cuốn sách có nhiều lỗi lớn, thí dụ như trong cuốn
vở bài tập tốn 5 của NXBGD Việt Nam, có phép tính ở sách thật in là dấu
cộng, thì sang sách giả in thành dấu bằng; hay trong những cuốn sách có vẽ
bản đồ, khi được tái tạo theo cuốn sách thật, nhiều chi tiết bị sai lệch như thay
vì sử dụng ký hiệu đường gạch đứt và có dấu chặn hai đầu để mô tả đường
biên giới quốc gia, sách giả sử dụng đường gạch chấm thường dùng để biểu
thị đường ranh giới giữa các tỉnh khiến các em học sinh bị nhầm lẫn, gặp khó
khăn, lúng túng trong quá trình học tập…

15

Qua khảo sát của phóng viên Báo Hà Nội mới tại các phố Trần Quốc Hoàn,
Phạm Văn Đồng, đường Láng…, sách giả, sách in lậu ngang nhiên bày bán ở
các cửa hàng, sạp sách, với mức giảm tới 50%-60% giá bìa. Theo Phó Trưởng
phịng Kinh doanh, Nhà Xuất bản Kim Đồng Nguyễn Lê Việt Hà, mức ưu đãi
như trên là không tưởng, cao hơn nhiều lần mức chiết khấu mà các nhà xuất
bản chân chính cung cấp cho những đơn vị phát hành lớn. Những bộ sách lậu
được bày bán nhiều là: “Harry Potter”, “Kính vạn hoa”, “Đắc nhân tâm”, sách
giáo khoa, giáo trình ngoại ngữ…
Khơng những vậy, nạn sách giả, sách lậu còn tràn lan trên mạng internet, biến
tướng phức tạp với những chiêu trò lừa đảo, dụ dỗ người mua. Nhiều trang
mạng xã hội Facebook, như: Xả kho sách, Tổng kho sách văn học… và một
số gian hàng trên sàn thương mại điện tử Lazada, Shopee, Sendo đang rao bán
sách giả, sách khơng có bản quyền với những bài quảng cáo sách mới, chuẩn,
rẻ… thu hút hàng chục nghìn tài khoản theo dõi, hàng nghìn bình luận. Điển
hình như bộ sách 40 cuốn của tác giả Nguyễn Nhật Ánh được “xả kho” giảm

70% giá gốc, cuốn “Đắc nhân tâm” chỉ 19.000 đồng…
Theo báo cáo của Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, từ đầu
năm 2020 đến nay, Thanh tra Sở đã phối hợp với các cơ quan chức năng
thanh tra, kiểm tra và đã phát hiện, xử lý kịp thời nhiều vụ vi phạm. Điển hình
là ngày 22-5, Đồn kiểm tra thu giữ gần 6 tấn xuất bản phẩm tại cơ sở gia
công ở ngõ 441, đường Lĩnh Nam, quận Hồng Mai, do khơng có giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh, văn bản xác nhận đăng ký hoạt động cơ sở in và
hợp đồng hợp tác gia công in.
Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội Chu Xuân Kiên, Phó Trưởng ban
Thường trực Ban Chỉ đạo thành phố Hà Nội về chống buôn lậu, hàng giả và
gian lận thương mại (Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội) cũng cho biết, ngày 13-7,
Tổng cục Quản lý thị trường và Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã phát hiện,
tạm giữ gần 2,3 tấn bìa và ruột sách bán thành phẩm mang tên Nhà Xuất bản
Giáo dục Việt Nam tại Cơng ty cổ phần Dịch vụ Chính Nghĩa (đường Đình

16

Thơn, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm) có dấu hiệu in lậu. Từ ngày 7-
7 đến 9-7, Cục Quản lý thị trường Hà Nội cũng chỉ đạo các đội kiểm tra, phát
hiện, tạm giữ 15.000 xuất bản phẩm khơng có hóa đơn, chứng từ chứng minh
nguồn gốc xuất xứ tại một cơ sở ở địa chỉ 418 Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng;
27.200 cuốn sách giáo khoa có dấu hiệu in lậu tại Công ty TNHH Phú Hưng
Phát (ngõ 1141, đường Giải Phóng, quận Hồng Mai)…
Câu chuyện về sách giả, sách lậu là vấn đề không mới, song tại thời điểm này,
đây vẫn là một trong những vấn nạn chưa tìm được “liều thuốc” đặc trị.
Nguyên nhân là hầu hết các hình phạt với hành vi làm và tiêu thụ sách lậu chỉ
là xử phạt hành chính. Theo đó, hành vi in lậu bị phạt 30 - 40 triệu đồng; còn
hành vi tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm in lậu, in giả, in nối bản trái phép
từ 300 bản trở lên là 20 - 30 triệu đồng. Trong khi đó, làm sách giả, sách lậu
thu lợi hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng mỗi năm; nhà sách bị làm lậu sách

nhưng lại thua kiện trước kẻ in lậu sách, lại có đơn vị tự làm lậu sách của
chính mình.

3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ SÁCH LẬU TRÊN ĐỊA
BÀN HÀ NỘI HIỆN NAY
Sách lậu không chỉ nguy hại cho giới xuất bản, mà còn tác hại đến toàn xã
hội, nhất là nhận thức, học tập của thế hệ trẻ. Trước nạn in sách lậu, sách giả,
hầu hết các nhà xuất bản đã phải nâng cao chất lượng sách, giảm giá bán,
dùng tem chống giả, quản lý chặt chẽ cơng tác phát hành… để đối phó. Thực
tế cho thấy, các biện pháp chống sách lậu bằng việc xử phạt như hiện nay là
quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe và khống chế tệ nạn này. Vì thế, nhiều cơ sở in
lậu liên tục tái diễn sai phạm, làm cho thị trường sách khó quản lý nổi. Dư
luận cho rằng, việc xử phạt hành vi in, phát hành sách lậu, sách giả, phải được
đưa vào Bộ luật Hình sự với khung hình phạt nặng, coi như một tội ăn cắp trí
tuệ... Ở các đơ thị lớn, cần nghiêm cấm việc bán sách ở vỉa hè vì hành vi lấn
chiếm lòng lề đường và tiếp tay cho sách lậu.

17


×