Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Du lịch và homestay bắc trung bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.75 KB, 11 trang )

1

Phụ lục:
I. Khái quát vùng Bắc Trung Bộ
II. Thế mạnh về tài nguyên tự nhiên và nhân văn
III. Loại hình du lịch cộng đồng ở Bắc Trung Bộ
IV. Đề xuất loại hình du lịch mới ở Bắc Trung Bộ
V. Kết luận
Nội dung chính
I. Khái quát vùng Bắc Trung Bộ

1. Vị trí địa lý
Bắc Trung Bộ là phần phía bắc của Trung Bộ Việt Nam từ Thanh
Hóa tới phía bắc Đèo Hải Vân. Lãnh thổ kéo dài, hành lang hẹp,
kéo dài từ dãy Tam Điệp ở phía bắc tới dãy Bạch Mã ở phía nam.
Phía bắc giáp trung du và miền núi bắc bộ, đồng bằng sơng
Hồng; phía nam giáp duyên hải Nam Trung Bộ; phía tây giáp
dãy Trường Sơn và Lào; phía đơng là biển Đơng (Vịnh Bắc Bộ)
cả trung du và miền núi, hải đảo dọc suốt lãnh thổ, có thể hình
thành cơ cấu kinh tế đa dạng phong phú.
Vùng Bắc Trung Bộ là một trong 7 vùng kinh tế được Chính phủ
giao lập quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội. Vùng Bắc Trung Bộ
nằm kề bên vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ và vùng Kinh tế
trọng điểm miền Trung, trên trục giao thông Bắc Nam về đường
sắt, bộ; nhiều đường ô tô hướng Tây Đông gồm các quốc lộ
chính: 7, 8, 9 và các quốc lộ phụ: 46, 47, 48 và 49 nối Lào với
Biển Đơng.

2. Đơn vị hành chính:
Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.



2

Về mặt hành chính, vùng Bắc Trung Bộ hiện nay bao gồm 6 tỉnh
với diện tích 51.452,4 km2 (tỷ lệ 15,5% so với tổng diện tích cả
nước) với 11.091.786 người (tỷ lệ 11,3% so với tổng dân số cả
nước), bình quân 216 người/km2.
Trong suốt thời kỳ từ đầu năm 1945 cho đến năm 1994, tồn
vùng Bắc Trung Bộ chỉ có hai thành phố là Vinh và Huế. Từ năm
1994 đến nay, lần lượt các thị xã được nâng cấp trở thành các
thành phố trực thuộc tỉnh như: thành phố Thanh Hóa, Đồng Hới,
Hà Tĩnh, Đông Hà và Sầm Sơn.

3. Điều kiện kinh tế xã hội và dân cư:
3.1 Kinh tế
Cơng nghiệp
Bắc Trung Bộ có nhiều khống sản q, đặc biệt là đá vơi nên
có điều kiện phát triển ngành khai thác khoáng và sản xuất vật
liệu xây dưng. Đây là ngành quan trọng nhất của vùng.
Ngoài ra cịn có các ngành khác như chế biến gỗ, cơ khí, dệt
may, chế biến thực phẩm phân bố khơng đồng đều. Các trung
tâm có nhiều ngành cơng nghiệp: Thanh Hóa, Vinh, Huế với quy
mơ vừa và nhỏ. Trong đó Thanh Hóa là tỉnh có giá trị sản xuất
cơng nghiệp lớn nhất vùng.
 Nơng nghiệp
Diện tích rừng:
Diện tích rừng có khoảng 2,46 ha (chiếm khoảng 20% cả
nước), độ che phủ đạt 47,8 % (2006) chỉ đứng sau Tây Nguyên.
Vùng đồi trước núi:
- Có nhiều thuận lợi cho việc chăn ni gia súc: số lượng trâu có

(chiếm 1/4 cả nước). Đàn bò (chiếm 1/5 đàn bò cả nước)

3

- Các khu chun canh cây cơng nghiệp như: mía (Thanh Hóa),
chè (Nghệ An), cao su (Quảng Bình), hồ tiêu (Quảng
Bình)....thái bình.
Vùng đồng bằng hẹp ven biển:
- Trừ đồng bằng Thanh Hóa có diện tích sản xuất và sản lượng
lương thực lớn. thổ nhưỡng của các tỉnh còn lại chủ yếu là đất
feralit và đất pha cát, không phù hợp trồng cây lúa mà thích
hợp với các cây cơng nghiệp hàng năm: thuốc lá, lạc,vừng....
- Đã hình thành được các vùng chuyên canh cây công nghiệp và
thâm canh lúa.
- Lương thực đầu người còn thấp: 348 kg/ người.
Đánh bắt thủy hải sản:
- Tuy khơng có các bãi cá lớn, nổi tiếng, nhưng các tỉnh Bắc
Trung Bộ đều có khả năng phát triển nghề cá biển.
- Nghệ An là tỉnh trọng điểm nghề cá của Bắc Trung Bộ.
- Hiện nay, việc nuôi thủy sản nước lợ, nước mặn được phát
triển khá mạnh, đang làm thay đổi khá rõ nét cơ cấu kinh tế
nông thôn ven biển.

 Dịch vụ
Bắc Trung Bộ có rất nhiều cửa khẩu biên giới giữa Việt - Lào: A
Dớt, Cầu Treo, Cha Lo, Lao Bảo. Có bờ biển dài tạo điều kiện cho
các tàu bn hàng hóa nước ngoài xuất nhập khẩu và các tàu
chở khách du lịch nước ngoài vào nước ta. Du lịch cũng đang
trên đà phát triển mạnh mẽ, số lượng khách du lịch tăng lên
mỗi ngày. Việc phát triển ngành dịch vụ đang được chú trọng,

đặc biệt là ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
3.2 Dân cư và xã hội

4

nơi cư trú của 25 dân tộc khác nhau (Thái, Mường, Tày, Mông,
Bru - Vân Kiều). Phân bố không đều từ Đông sang Tây. Người
Kinh sinh sống chủ yếu ở đồng bằng ven biển phía Đơng.
Mức sống dân cư thấp. Đời sống dân cư đặc biệt là vùng cao
biên giới hải đảo còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do
chiến tranh gây nên. Cơ sở hạ tầng của vùng còn nghèo, dự án
đầu tư thấp và không đạt hiệu quả cao.

II. Thế mạnh về tài nguyên tự nhiên và nhân văn
1. Thế mạnh về tài nguyên tự nhiên
Có nhiều bãi ngang, bờ thoải, cát mịn, nước trong xanh, cạnh
bờ biển có các dãy núi đâm dọc ra, ngồi bờ có nhiều đảo nhỏ
tạo thành những bãi tắm lý tưởng, có nhiều bãi tắm đẹp, bờ
biển dài như: bãi biển Sầm Sơn (Thanh Hố), bãi biển Cửa Lị,
bãi biển Cửa Hội, ... hiện đang được khai thác phục vụ du lịch
trong và ngồi nước.
Có nhiều hang động nổi tiếng như hệ thống hang động Phong
Nha - Kẻ Bàng.
Hệ thống các sơng, hồ, suối nước nóng phong phú như hệ thống
sơng Mã, sông Lam, sông La, sông Bến Hải, sông Gianh, sơng
Nhật Lệ, sơng Hương…tạo điều kiện phát triển các hình thức du
lịch tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh.
Có nhiều hệ sinh thái đặc trưng tập trung ở một số vườn quốc
gia như: vườn quốc gia Bến En, Pù Mát, Vũ Quang, Phong Nha -
Kẻ Bàng là nguồn lợi để khai thác hình thức du lịch sinh thái của

địa phương.

5

 Những tài nguyên thiên nhiên vùng Bắc Trung bộ
vừa góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vừa góp
phần tạo điều kiện cho bảo vệ môi trường.
2. Thế mạnh về tài nguyên du lịch nhân văn

7 di sản thuộc vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam được UNESCO
cơng nhận tính đến năm 2020: Quần thể di tích cố đơ Huế;
Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng; Nhã nhạc cung đình Huế;
Mộc bản triều Nguyễn; Thành nhà Hồ (Thanh Hóa); Ví dặm
Nghệ Tĩnh; Châu bản Triều Nguyễn.
Di tích gắn với lịch sử chiến tranh: Thành cổ Quảng Trị, Nghĩa
trang Trường Sơn, địa đạo Vĩnh Mốc, Khe Xanh, Cầu Hiền
Lương...

Có thể chèn 2-3 ảnh kiếm ở từ khóa bên dưới:
Văn hóa truyền thống với những làn điệu ca mua nhạc vừa
mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, vừa giàu sắc thái riêng
như:
Hị sơng Mã, Hát sẩm xoan (Thanh Hóa);
Hát ví dặm, Hát phường vải (Nghệ An);
Ca trù Cổ Đam, Hò chèo cạn Nhượng Ban (Hà Tĩnh);
Hị khoan Quảng Bình, Hị bài chịi, ca trù (Quảng Bình),..
Đặc biệt là nhã nhạc cung đình Huế - đã được UNESCO cơng
nhận là di sản văn hóa phi vật thế của nhân loại.

III. Loại hình du lịch cộng đồng ở Bắc Trung Bộ

1. Du Lịch Cộng Đồng Hang Động ở Phong Nha - Kẻ

Bàng, Quảng Bình:
 Lưu trú:

6

- Homestay trong làng: Du khách có thể lưu trú tại những
homestay nằm trong các làng truyền thống xung quanh khu
vực Phong Nha.

- Nhà nghỉ gần hang động: Có những nhà nghỉ và khách sạn
tại khu vực gần các hang động nổi tiếng.

 Hoạt động:
- Thăm hang động cùng cộng đồng: Du khách có thể tham gia
vào các chuyến thăm hang do người dân địa phương hướng
dẫn, chia sẻ kiến thức về lịch sử và đặc điểm động đất.
- Trải nghiệm thác nước và sinh thái địa phương: Dạo chơi qua
các con đường nhỏ, thăm thác nước, và tận hưởng cảnh đẹp tự
nhiên xung quanh.
 Ẩm thực:
cháo cá Trắm, cá Diếc khu rục, dưa môn muối Phong Nha, gà
nướng chấm muối cheo,...
2. Hang Bua - Vẻ đẹp Miền Tây xứ Nghệ
Hoạt động:
Hội hang Bua mang đậm bản sắc của đồng bào Thái với
nhiều sinh hoạt văn hóa dân gian cổ truyền của cư dân miền
sơn cước, như: chơi hang, ném còn, khắc luống, chơi tọ lẹ, biểu
diễn cồng chiêng, nhảy sạp, thi bắn nỏ, thi đi cà kheo, thi hát

các làn điệu dân ca: nhuôn, xuối, lăm, khắp; thi người đẹp hang
Bua, biểu diễn trang phục truyền thống, thi uống rượu cần.
Ẩm thực:
có món cá nướng (gọi pá pinh), thịt gà, hị mọc, canh ột, bánh
chưng xôi, thịt trâu khô…
3. Du lịch cộng đồng Thôn Dỗi - Thác Mơ, Thừa Thiên Huế

7

 Hoạt động:
Quý khách tham quan ngôi nhà Gươl ( nhà cộng đồng).

Nghe già làng giới thiệu về làng bản của mình. Quý khách
thưởng thức chương trình văn nghệ, nghe và cảm nhận những
bài hát dân ca, những nhạc cụ, những điệu múa truyền thống
của dân tộc Cơ Tu. Thưởng thức rượu cần Cơ Tu.

 Ẩm thực:
Heo nướng, cá suối nướng, cơm ống tre… và mua những đặc
sản rừng về làm quà như mật ong rừng, thổ cẩm, hàng đan lát.
4. Khu du lịch cộng đồng Ka Lu - Quảng Trị

 Hoạt động:
Du khách có thể thưởng thức ngâm mình trong bể nước nóng
tự nhiên.
Ngay cạnh khu du lịch cộng đồng là nơi sinh sống tập trung
của người Vân Kiều với những nét phong tục, tập quán độc đáo,
kho tàng văn hóa phi vật thể với nhiều nhạc cụ truyền thống,
các làn điệu dân ca, các nhạc cụ truyền thống cồng chiêng,
múa sạp phục vụ khách

 Ẩm thực:
Suối KaLu có rất nhiều loại cá, tơm, cua với ốc sinh sống. Ở
sân có xây dựng một cái chịi to nhất và du khách đi đơng thì
họ chọn chịi này ăn uống.
Đề xuất loại hình du lịch mới ở Bắc Trung Bộ
V. Thuận lợi, khó khăn và giải pháp phát triển du lịch
cộng đồng ở Bắc Trung Bộ.
1. Thuận lợi

8

 Nơi đây có nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng về địa
hình:

- Nhiều bãi tắm trải dài cát trắng, biển xanh được ví như “nàng
tiên biển” thuận lợi cho phát triển du lịch biển (chiếm khoảng
20% tổng chiều dài bờ biển Việt Nam).
- Phía tây, hệ thống hang động và rừng nguyên sinh đã tạo nên
thế mạnh du lịch sinh thái, du lịch khám phá trải nghiệm nổi
tiếng cho khu vực. Trong đó, Quảng Bình được mệnh danh là
“vương quốc hang động”.

 Nhiều di tích chiến tranh:
Đây là địa bàn tập trung nhiều di tích chiến tranh, cách mạng
có giá trị đặc biệt đã góp phần hình thành nên một bảo tàng
sinh động về cuộc đấu tranh cách mạng của dân tộc, có giá trị
tinh thần lớn lao để phát triển loại hình du lịch tham quan, du
lịch hồi niệm chiến trường xưa.

 Tiềm năng phát triển du lịch cụm liên kết:

Tạo nên chuỗi: Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh; Quảng Bình,
Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Điển hình chuỗi sản phẩm du lịch
liên vùng “Con đường di sản miền trung”, “Con đường sinh thái,
văn hóa tâm linh bắc miền trung gắn với du lịch có trách nhiệm
và bền vững” nhằm khai thác tối đa lợi thế của từng địa
phương, tạo sức hút với khách du lịch.

 Có thế mạnh về du lịch biển:
Nhiều bãi tắm trải dài cát trắng, biển xanh được ví như "nàng
tiên biển", rất thuận lợi trong phát triển du lịch biển. Trong
nhiều khu du lịch biển ở xứ Thanh, xứ Nghệ thì các khu đơ thị
du lịch biển Sầm Sơn, Cửa Lị, Thiên Cầm… nổi bật trong bản đồ

9

du lịch Việt Nam, thu hút đơng đảo du khách trong và ngồi
nước.

 Cơ sở hạ tầng và mạng lưới giao thông đô thị phát
triển:

Tuyến đường sắt (Bắc – Nam), các tuyến quốc lộ quan trọng
(QL1A, 7,8,9), sân bay: Vinh, Phú Bài… Bên cạnh đó, khu lưu trú
được đầu tư ngày càng hiện đại, nhiều trung tâm thương mại
lớn, các khu vui chơi, mua sắm được xây dựng là những điểm
đến hấp dẫn khách du lịch.
Khó khăn
Hoạt động du lịch của vùng cịn ở dạng nhỏ lẻ, thiếu liên kết,
chưa có được sự hợp tác chặt chẽ giữa các địa phương trong
vùng làm cho sản phẩm du lịch chưa thực sự hấp dẫn và thiếu

tính cạnh tranh.
Nguồn nhân lực còn hạn chế về chất lượng và thiếu chuyên
nghiệp.
Việc phát triển thương hiệu, xúc tiến quảng bá còn nhiều hạn
chế, thiếu chuyên nghiệp.
Sản phẩm du lịch của vùng có tính thời vụ rất rõ nét, đặc biệt là
tại các khu du lịch biển như Sầm Sơn, Cửa Lị, Thiên Cầm.
Ơ nhiễm mơi trường, đặc biệt mơi trường nước biển đã và đang
trở thành vấn đề nghiêm trọng đối với nhiều địa phương.
Năm 2016, thảm họa biển miền Trung do ảnh hưởng môi trường
nghiêm trọng từ khu công nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã tác động
rất mạnh tới lượng khách du lịch đến 3 tỉnh gồm Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Trị.

2. Giải pháp

10

Giải pháp phát triển du lịch ở Bắc Trung Bộ là phát triển du lịch
theo hướng bền vững:
Cần tuyên truyền sâu rộng về phát triển bền vững để cộng
đồng dân cư, doanh nghiệp và các bên liên quan tham gia sâu
hơn trong nền kinh tế xanh, chuỗi cung ứng du lịch xanh, lối
sống xanh, tiêu dùng xanh kết hợp với nếp sống đẹp truyền
thống tạo nên đời sống chất lượng cao, hòa hợp với thiên nhiên.
Thực hiện các dự án đầu tư cho đổi mới công nghệ, quy hoạch,
phát triển kết cấu hạ tầng, giáo dục đào tạo nhân lực… đây là
nhân tố quan trọng thực hiện bền vững.
Liên kết xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch, khai thác nguồn
khách đến cần hoàn thiện chính sách và các văn bản pháp lý

nhằm triển khai liên kết vùng tốt hơn trên cơ sở có cơ chế theo
dõi, giám sát quá trình điều phối, thực thi liên kết vùng.
Thúc đẩy đầu tư kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng kết nối các
khu, điểm du lịch của vùng như hệ thống giao thông, hệ thống
cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có chất lượng cao, đồng bộ như
cơ sở lưu trú, vui chơi, giải trí, thể thao, phương tiện vận
chuyển, các cơ sở dịch vụ du lịch khác.
Liên kết trong công tác thương hiệu - quảng bá tiếp thị, tổ chức
sự kiện du lịch: Cần tiếp tục hồn thiện và đẩy mạnh chính sách
về xúc tiến quảng bá, phát triển sản phẩm du lịch một cách
thống nhất.
VI. Kết luận slide này trang trí trình bày ntn cũng đc ạ
Bắc trung bộ có vị trí đia lý, kinh tế xã hội và dân cư thuận lợi
cho việc phát triển du lịch nói chung, cũng như về du lịch cộng
đồng Homestay nói riêng. Hơn thế nữa, vị trí địa lý của Bắc
trung bộ có vùng đồng bằng hẹp ven biển tạo nên cảnh quan

11

đặc trưng phù hợp cho phát triển du lịch homestay, các dịch vụ
phục vụ cho công tác du lịch tại địa phương đã và đang dần
phát triển hơn vì đây là khu vực có rất nhiều các cửa khẩu biên
giới, thuận lợi cho việc giao thương buôn bán, giao thông vận
tải, cũng như thu hút khách du lịch.
Điểm mạnh của khu vực Bắc trung bộ có thể kể đến là cộng
đồng dân tộc thiểu số, tuy nhiên việc phân bố dân cư không
đồng đều địi hỏi tính cấp thiết của xây dựng các khu du lịch
cộng đồng Homestay để thu hút dân cư bản địa.
Tuy nhiên, việc phát triển du lịch cộng đồng Homestay tại khu
vực Bắc trung bộ vẫn còn tồn đọng nhiều bất cập chưa được

giải quyết triệt để. Các khu vực hoạt động du lịch vẫn chưa có
sự tập trung, thiếu tính liên kết, nguồn nhân lực hạn chế, ít các
dịch vụ tiêu biểu và vấn đề về ô nhiễm môi trường đòi hỏi phải
quán triệt về tư tưởng, giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng
dịch vụ du lịch nói chung và du lịch cộng đồng Homestay nói
riêng.


×