Tải bản đầy đủ (.docx) (163 trang)

Nghiên cứu tác dụng của laser bán dẫn công suất thấp trong điều trị vết thương thực nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.45 MB, 163 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

NGUYỄN THỊ BÍCH PHƯỢNG

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA
LASER BÁN DẪN CÔNG SUẤT THẤP TRONG

ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG THỰC NGHIỆM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - 2024

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

NGUYỄN THỊ BÍCH PHƯỢNG

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA
LASER BÁN DẪN CÔNG SUẤT THẤP TRONG

ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG THỰC NGHIỆM

Ngành: Ngoại Khoa
Mã số: 9 72 01 04

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS Nguyễn Ngọc Tuấn
2. GS. TS Nguyễn Như Lâm

HÀ NỘI – 2024

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Đảng ủy, Ban
giám đốc Học Viện Quân Y; Đảng ủy, Ban giám đốc Bệnh viện Bỏng Quốc gia;
Phòng Sau đại học, Hệ Sau đại học - Học Viện Quân y; Bộ môn Bỏng và Y học
Thảm họa; Trung tâm Liền vết thương (Bệnh viện Bỏng Quốc gia) đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Ngọc Tuấn, GS.TS
Nguyễn Như Lâm, PGS.TS Đinh Văn Hân đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, dìu
dắt, giúp đỡ tơi trong suốt q trình triển khai, nghiên cứu và chỉ dẫn cho tôi những
kiến thức để tơi hồn thành luận án.

Với tất cả lịng kính trọng, tơi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn
Gia Tiến, PGS.TS Chu Anh Tuấn, TS Nguyễn Tiến Dũng, Th.S Nguyễn Thị
Hương cùng các thầy cô trong Bộ mơn và Hội đồng đã nhiệt tình giúp đỡ tơi
trong suốt q trình học tập và hồn chỉnh luận án.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy Cô giáo - Các nhà khoa học
đã trực tiếp hoặc gián tiếp giảng dạy truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên
ngành bổ ích cho bản thân tơi trong những năm tháng qua.

Tôi xin trân trọng cảm ơn các cán bộ, nhân viên Trung tâm Liền vết thương,
Khoa Cận lâm sàng, Phòng KHTH - Bệnh viện Bỏng Quốc gia, Bộ môn Dược lý -

Học Viện Quân y, Bộ môn - Khoa Giải phẫu bệnh lý - pháp y, Bệnh viện 103, Khoa
Y học Quân binh chủng - Học Viện Quân Y, Khoa Hình thái - Viện 69 đã nhiệt tình
giúp đỡ tơi trong q trình thu thập số liệu cho luận án.

Tơi xin biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè thân yêu đã luôn ở bên động
viên, khuyến khích để tơi vượt qua mọi khó khăn trong q trình học tập và
thực hiện đề tài.

Hà Nội, ngày tháng năm 2024
Tác giả

Nguyễn Thị Bích Phượng

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu trong đề tài luận án là một phần số liệu trong
đề tài nghiên cứu NĐT.73.BLR/19 có tên: “Nghiên cứu phát triển phương
pháp và thiết bị Laser bán dẫn/ Led ứng dụng trên vết thương thực nghiệm”.
Kết quả đề tài này là thành quả nghiên cứu của tập thể mà tôi là một thành
viên chính. Tơi đã được Chủ nhiệm đề tài và tồn bộ các thành viên trong
nhóm nghiên cứu đồng ý cho phép sử dụng đề tài này vào trong luận án để
bảo vệ lấy bằng tiến sĩ. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả

Nguyễn Thị Bích Phượng

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt trong luận án
Danh mục các bảng
Danh mục các sơ đồ
Danh mục các hình
Danh mục các ảnh
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................3

1.1. SINH LÝ LIỀN VẾT THƯƠNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
TỚI QUÁ TRÌNH LIỀN VẾT THƯƠNG....................................................3

1.1.1. Các giai đoạn liền vết thương..........................................................3
1.1.2. Vai trò nguyên bào sợi trong liền vết thương..................................6
1.1.3. Liền vết thương cấp tính và mạn tính..............................................8
1.1.4. Các hình thái liền vết thương..........................................................9
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình liền vết thương......................10
1.2. LASER CÔNG SUẤT THẤP..............................................................18
1.2.1. Giới thiệu chung về laser công suất thấp......................................18
1.2.2. Cơ chế tác dụng của laser cơng suất thấp đối với q trình liền
vết thương................................................................................................20
1.2.3. Chỉ định, chống chỉ định của laser công suất thấp........................24
1.2.4. Ứng dụng laser công suất thấp trên thế giới..................................25
1.2.5. Ứng dụng laser công suất thấp tại Việt Nam................................31
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................34

2.1. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÂN LẬP NGUYÊN BÀO SỢI TỪ
MÔ VẾT THƯƠNG MẠN TÍNH VÀ TÁC DỤNG CỦA LASER

CƠNG SUẤT THẤP TRÊN NGUYÊN BÀO SỢI PHÂN LẬP TỪ MÔ
VẾT THƯƠNG MẠN TÍNH NGƯỜI........................................................34

2.1.1. Đối tượng, chất liệu nghiên cứu....................................................34
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu...............................................................37
2.2. NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM.......................47
2.2.1. Đối tượng, chất liệu nghiên cứu....................................................47
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu...............................................................48
2.3. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU...................................56
2.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU....................................................57
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................58
3.1. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÂN LẬP NGUYÊN BÀO SỢI TỪ
MÔ VẾT THƯƠNG MẠN TÍNH VÀ TÁC DỤNG CỦA LASER
CÔNG SUẤT THẤP TRÊN NGUYÊN BÀO SỢI PHÂN LẬP TỪ MƠ
VẾT THƯƠNG MẠN TÍNH NGƯỜI........................................................58
3.1.1. Một số đặc điểm bệnh nhân và vết loét mạn tính..........................58
3.1.2. Kết quả phân lập và tăng sinh nguyên bào sợi..............................59
3.1.3. Đánh giá tăng sinh nguyên bào sợi nuôi cấy thế hệ Passage 3
của các mẫu mô ở vị trí mép vết thương và da lành cạnh vết thương.....67
3.1.4. Đánh giá sự di cư của nguyên bào sợi nuôi cấy thế hệ Passage 3
của các mẫu mơ ở vị trí mép vết thương và da lành cạnh vết thương.....68
3.1.5. Đánh giá ảnh hưởng của bước sóng laser cơng suất thấp tới
tăng sinh nguyên bào sợi nuôi cấy ở thế hệ Passage 3............................69
3.1.6. Đánh giá ảnh hưởng của bước sóng laser cơng suất thấp tới di
cư nguyên bào sợi nuôi cấy thế hệ Passage 3..........................................71

3.2. HIỆU QUẢ CỦA LASER CÔNG SUẤT THẤP TỚI QUÁ TRÌNH
LIỀN VẾT THƯƠNG CẤP TÍNH TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC
NGHIỆM.....................................................................................................73


3.2.1. Ảnh hưởng của laser công suất thấp tới tình trạng tồn thân thỏ
.................................................................................................................73
3.2.2. Ảnh hưởng của laser công suất thấp tới tại chỗ vết thương..........76
Chương 4: BÀN LUẬN..................................................................................95
4.1. KẾT QUẢ PHÂN LẬP NGUYÊN BÀO SỢI TỪ MÔ VẾT
THƯƠNG MẠN TÍNH VÀ TÁC DỤNG LASER CƠNG SUẤT THẤP
TRÊN NGUYÊN BÀO SỢI PHÂN LẬP TỪ MÔ VẾT THƯƠNG
MẠN TÍNH.................................................................................................95
4.1.1. Một số đặc điểm bệnh nhân và vết loét.........................................95
4.1.2. Kết quả phân lập và tăng sinh nguyên bào sợi..............................97
4.1.3. Đánh giá tăng sinh và di cư của ngun bào sợi ni cấy ở vị trí
mép vết thương và da lành cạnh vết thương.........................................101
4.1.4. Đánh giá ảnh hưởng của laser công suất thấp tới tăng sinh và di
cư của nguyên bào sợi ni cấy ở các bước sóng khác nhau................103
4.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA LASER CÔNG SUẤT THẤP TỚI
QUÁ TRÌNH LIỀN VẾT THƯƠNG CẤP TÍNH TRÊN TRÊN ĐỘNG
VẬT THỰC NGHIỆM.............................................................................108
4.2.1. Ảnh hưởng của laser cơng suất thấp tới tình trạng tồn thân thỏ......108
4.2.2. Ảnh hưởng của laser công suất thấp tới tại chỗ vết thương........110
KẾT LUẬN...................................................................................................120
KIẾN NGHỊ..................................................................................................122
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ............................................123
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.................................123
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ

1. BN Bệnh nhân
2. COPD (Chronic obstructive pulmonary disease)

3. DFUs Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Diabetic foot Ulcers
4. ĐTĐ
5. ECM Loét bàn chân do đái tháo đường
Đái tháo đường
6. EGF (Extra Cellular Matrix)

7. GF Chất nền ngoại bào
(Epidermal growth factor)
8. He-Ne
9. IGF Yếu tố tăng trưởng biểu bì
(Grow factor)
10. IL
11. LLLT Yếu tố tăng trưởng
(Helium-Neon)
12. MMPs (Insulin - like growth factor)
13. NBS
14. NIR Yếu tố tăng trưởng giống Insulin
(Interleukin)
15. PDGF (Low level laser therapy)

16. ROS Laser công suất thấp
(Matrix Metalloproteinase)
17. TGF - β Nguyên bào sợi
(Near infrared)
18. TNF - α
Hồng ngoại gần

19. VEGF (Platelet - derived growth factor)

Yếu tố tăng trưởng nguồn gốc từ tiểu cầu
(Reactive Oxygen Species)

Các gốc oxy hóa hoạt động
(Transforming growth factor β)

Yếu tố tăng trưởng biến đổi beta
(Tumor necrosis factor)

Yếu tố hoại tử u
(Vascular endothelial cell growth factor)

Yếu tố tăng trưởng tế bào nội mạc mạch máu

TT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ
20. VTMT Vết thương mạn tính

DANH MỤC CÁC BẢNG
3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và thời gian loét......................................58
3.2. Đặc điểm tăng sinh nguyên bào sợi qua các thế hệ của các mẫu mô

...............................................................................................................60
3.3. Khả năng nhân lên của nguyên bào sợi tại các vị trí phân lập..............60
3.4. Thời gian mọc nguyên bào sợi của các mẫu nghiên cứu tương ứng

với vị trí lấy mơ.....................................................................................64
3.5. Thời gian phân lập ngun bào sợi thế hệ Passage 1, 2 của các mẫu


mơ tại các vị trí lấy mô..........................................................................65
3.6. Thời gian phân lập nguyên bào sợi thế hệ Passage 3 của các mẫu mô

tại các vị trí lấy mơ................................................................................66
3.7. Số lượng tế bào thu được sau chiếu laser công suất thấp......................70
3.8. Số lượng tế bào thu được sau 3 ngày chiếu laser công suất thấp..........72
3.9. Trọng lượng thỏ tại các thời điểm nghiên cứu......................................73
3.10. Các chỉ số xét nghiệm huyết học của thỏ tại các thời điểm nghiên

cứu.........................................................................................................74
3.11. Các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu của thỏ tại các thời điểm nghiên

cứu.........................................................................................................75
3.12. Thay đổi diện tích vết thương trên thỏ..................................................78
3.13. Tốc độ liền vết thương trên thỏ.............................................................78
3.14. Thay đổi số lượng tân mạch tại vết thương trên thỏ.............................82
3.15. Thay đổi số lượng nguyên bào sợi tại vết thương trên thỏ....................83
3.16. Thay đổi số lượng tế bào đáy phân chia tại vết thương trên thỏ...........83
3.17. Thay đổi số lượng tế bào viêm tại vết thương trên thỏ.........................84
3.18. Tỷ lệ cấy khuẩn vết thương dương tính trên thỏ...................................93
3.19. Số lượng vi khuẩn tại chỗ vết thương trên thỏ......................................93
Y

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Biểu đồ Tên biểu đồ Trang

3.1. Vị trí vết lt được lấy mẫu mơ............................................................58
3.2. Diện tích vết lt được lấy mẫu mô......................................................59
3.3. Đặc điểm chung mẫu mô trong quá trình phân lập...............................59

3.4. Phân bố các chủng vi khuẩn tại chỗ vết thương....................................94

Sơ đồ Tên sơ đồ Trang

2.1. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu......................................................................38
2.2. Mơ hình thiết kế nghiên cứu thực nghiệm trên thỏ...............................49

DANH MỤC HÌNH
2.1. Sự phân bố bức xạ của tia laser ở bước sóng 670 nm...........................37
Y

DANH MỤC ẢNH

Ảnh Tên ảnh Trang

1.1. Thiết bị Laser bán dẫn cơng suất thấp...................................................33
2.1. Các vị trí được phẫu thuật sinh thiết lấy mẫu mô.................................35
2.2. Thiết bị trong Labo nuôi cấy tế bào......................................................36
2.3. Chiếu Laser công suất thấp trên nguyên bào sợi...................................45
2.4. Tạo vết thương thực nghiệm trên thỏ....................................................50
2.5. Chiếu Laser công suất thấp trên thỏ......................................................51
3.1. Nguyên bào sợi mọc từ mẫu mô trong nuôi cấy, phân lập....................33
3.2. Ảnh tăng sinh nguyên bào sợi nuôi cấy thế hệ Passage 3 của các

mẫu mơ ở vị trí 2, 3 và nhóm chứng ................................................6735
3.3. Ảnh di cư vào vết thương thực nghiệm của nguyên bào sợi nuôi cấy

thế hệ Passage 3 của các mẫu mô ở vị trí 2, 3 và nhóm chứng ............36
3.4. Đặc điểm hình thái và tăng sinh nguyên bào sợi tại các thời điểm


nghiên cứu............................................................................................69
3.5. Ảnh di cư vào vết thương thực nghiệm của nguyên bào sợi sau chiếu

Laser công suất thấp ............................................................................71
3.6. Vết thương thỏ thời điểm D0................................................................76
3.7. Vết thương thỏ thời điểm D7................................................................76
3.8. Vết thương thỏ thời điểm D14..............................................................77
3.9. Vết thương thỏ thời điểm D21..............................................................77
3.10. Ảnh vi thể tại chỗ vết thương thời điểm D0..........................................79
3.11. Ảnh vi thể tại chỗ vết thương thời điểm D7..........................................80
3.12. Ảnh vi thể tại chỗ vết thương thời điểm D14........................................81
3.13. Ảnh vi thể nhuộm hóa mơ miễn dịch tại chỗ vết thương thời điểm D0.....85

3.14. Ảnh vi thể nhuộm hóa mơ miễn dịch tại chỗ vết thương thời điểm D7.....86

Ảnh Tên ảnh Trang

3.15. Ảnh vi thể nhuộm hóa mơ miễn dịch tại chỗ vết thương thời điểm D14
...............................................................................................................87

3.16. Ảnh vi thể vết thương thỏ trên hiển vi điện tử truyền qua thời điểm
D0..........................................................................................................88

3.17. Ảnh vi thể vết thương thỏ trên hiển vi điện tử truyền qua thời điểm
D7..........................................................................................................90

3.18. Ảnh vi thể vết thương thỏ trên hiển vi điện tử truyền qua thời điểm
D14 .......................................................................................................92

1


ĐẶT VẤN ĐỀ

Vết thương là sự mất liên tục của da, gây tổn thương mô liên kết dưới
da, gân và cơ. Vết thương có thể là hậu quả của tổn thương do tác nhân vật lý,
hóa học, cơ học hay nhiệt, cũng có thể xuất phát từ những rối loạn sinh lý hay
bệnh nội khoa tiềm ẩn. Có nhiều cách phân loại vết thương khác nhau nhưng
thơng thường trong điều trị thường phân thành hai loại: vết thương cấp tính và
vết thương mạn tính. Chấn thương vật lý/hóa học hoặc thủ thuật phẫu thuật
gây ra vết thương cấp tính, trong khi các bệnh như nhiễm trùng, tiểu
đường/bệnh mạch máu và ung thư góp phần khiến vết thương không thể chữa
lành theo thời gian và được định nghĩa là vết thương mạn tính [1].

Ngày nay, tỷ lệ bệnh nhân có vết thương ngày càng lớn, đặc biệt là vết
thương mạn tính do sự gia tăng dân số làm gia tăng tuổi thọ cùng với những
bệnh lý nội khoa mạn tính. Quá trình điều trị vẫn cịn là thách thức của y học
do thời gian kéo dài, tốn kém và đòi hỏi sự phối hợp của nhiều chuyên ngành
nội khoa, ngoại khoa khác nhau. Nhiều liệu pháp được nghiên cứu và áp dụng
làm thúc đẩy nhanh quá trình liền vết thương như trị liệu áp lực âm, liệu pháp
oxy cao áp; miễn dịch; chống viêm; sử dụng vật liệu che phủ vết thương; nuôi
cấy tế bào như tấm nguyên bào sợi; liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu…Tuy
nhiên một thực tế là tỷ suất bệnh và tỷ lệ tử vong còn cao. Xu hướng nghiên
cứu tìm ra các liệu pháp mới để hỗ trợ các phương pháp điều trị hiện nay là
cấp thiết. Laser công suất thấp là cách tiếp cận mới trong điều trị các vết
thương hiện nay, được nhiều tài liệu chứng minh như là phương pháp đầy hứa
hẹn đối với quá trình liền vết thương.

Lợi ích của laser cơng suất thấp trong điều trị vết thương đã được biết
đến từ những năm 1960 khi Laser He-Ne ra đời với hoạt chất là hỗn hợp khí
Heli và Neon, bước sóng 632,8 nm (màu đỏ chói) được ứng dụng rộng rãi

trong lĩnh vực vết thương, có tác dụng kích thích liền vết thương. Khi thiết bị

2

laser bán dẫn công suất thấp xuất hiện trên thị trường đã thể hiện nhiều ưu
điểm hơn như gọn, nhẹ, dễ dàng điều chỉnh công suất phát, chế độ liên tục
hoặc xung, có thể chọn được mọi bước sóng trong vùng điều trị từ đỏ hay
hồng ngoại với phổ (600nm-1000nm).

Laser công suất thấp với khả năng điều chỉnh sự tăng sinh và khả năng
vận động của tế bào, kích hoạt thực bào và đại thực bào, kích thích phản ứng
miễn dịch, tăng chuyển hóa tế bào, thay đổi điện thế màng tế bào, kích thích
hình thành mạch, thay đổi điện thế hoạt động [2]. Tuy nhiên, các thơng số
(quan trọng nhất là bước sóng và liều) phù hợp khi sử dụng laser bán dẫn công
suất thấp sẽ quyết định hiệu quả sinh học tới quá trình liền vết thương [3].

Tại Việt Nam, đã có các nghiên cứu về laser công suất thấp (sử dụng
Laser He-Ne) trên vết thương, vết bỏng và chứng minh được hiệu quả liền vết
thương, vết bỏng. Thiết bị Laser bán dẫn công suất thấp trên thị trường hiện
nay cần phải nhập từ nước ngồi và có giá thành cao. Xuất phát từ mong
muốn nghiên cứu và ứng dụng liệu pháp laser bán dẫn công suất thấp trên vết
thương, chúng tôi đã phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam sản xuất thành công Thiết bị laser bán dẫn công suất thấp với 4
bước sóng nằm trong dải từ đỏ tới hồng ngoại (670, 780, 805 và 980nm) và dễ
dàng điều chỉnh liều chiếu cũng như công suất phát.

Do vậy, cần có nghiên cứu đánh giá tác dụng của thiết bị làm cơ sở cho
phép ứng dụng rộng rãi trên lâm sàng. Chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu
tác dụng của laser bán dẫn công suất thấp trong điều trị vết thương thực
nghiệm” với hai mục tiêu:


1. Đánh giá khả năng phân lập nguyên bào sợi từ mô vết thương mạn tính
và tác dụng của laser công suất thấp tới khả năng tăng sinh và di cư
của nguyên bào sợi vết thương mạn tính người.

2. Đánh giá hiệu quả của laser công suất thấp tới quá trình liền vết
thương cấp tính trên động vật thực nghiệm.

3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. SINH LÝ LIỀN VẾT THƯƠNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
TỚI QUÁ TRÌNH LIỀN VẾT THƯƠNG
1.1.1. Các giai đoạn liền vết thương

Liền vết thương là một quá trình phức tạp, trải qua 3 giai đoạn kế tiếp,
đan xen và ảnh hưởng lẫn nhau: giai đoạn viêm, giai đoạn tăng sinh và giai
đoạn tái tạo [4], [5], [6].
1.1.1.1. Giai đoạn viêm (Inflammatory phase)

Giai đoạn này diễn ra ngay sau khi mô tổn thương, bao gồm đông máu
xuất hiện để hạn chế quá trình chảy máu, quá trình viêm và sự tham gia của
hệ thống miễn dịch [5]. Giai đoạn viêm bắt đầu bằng việc kích hoạt tiểu cầu,
sau đó lưới fibrin được phủ lên vết thương, có chức năng như là lớp tạm thời
để giữ ổn định vị trí vết thương. Khối tiểu cầu kết tập sau đó bị bẫy trong lưới
fibrin, tạo thành cục máu đông ổn định trong lưới fibrin. Cục máu đông cũng
giúp cho việc tập trung các cytokine và các yếu tố tăng trưởng [7].

Tiểu cầu hoạt hóa dẫn tới quá trình ly giải hạt α bên trong tiểu cầu, từ đó

giải phóng ra hàng loạt các protein là các cytokine chống viêm, các
chemokine và hàng chục các yếu tố tăng trưởng (Grow factor: GF) có vai trị
quan trọng giúp vết thương khởi động và xúc tiến qua các giai đoạn kế tiếp
nhau của quá trình liền thương [4], [6]. Các yếu tố như: yếu tố tăng trưởng có
nguồn gốc từ tiểu cầu (PDGF- αα, ββ, αβ), yếu tố tăng trưởng biến đổi beta
(TGF- β, β1, β2), yếu tố tăng trưởng tế bào nội mạc mạch máu (VEGF), yếu tố
tăng trưởng biểu bì (EGF), yếu tố tăng trưởng giống Insulin (IGF). TGF-β và
PDGF sẽ chiêu mộ các tế bào khác như bạch cầu đa nhân trung tính và đại
thực bào vào vết thương. PDGF cũng thu hút những nguyên bào sợi tới vết
thương và hoạt hóa sản xuất collagen, glycosaminoglycan từ ngun bào sợi,
có vai trị quan trọng trong hồi phục lưới ngoại bào.

4

Các tế bào Mast, bạch cầu đa nhân trung tính và đại thực bào đóng vai
trò quan trọng trong giai đoạn viêm. Bạch cầu trung tính là tế bào miễn dịch
đầu tiên đến vị trí vết thương, đạt đỉnh điểm sau 24 giờ [7]. Tại vết thương,
bạch cầu đa nhân trung tính bắt đầu thực bào nhanh chóng các sinh vật xâm
nhập, các mảnh vụn và giải phóng các enzym phân giải protein để tiêu diệt
các sinh vật xâm nhập và tiêu hóa các mơ khơng thể sống được. Bạch cầu đa
nhân trung tính khởi động pha tăng sinh thơng qua giải phóng ra IL- 1 và yếu
tố hoại tử khối u (TNF - α) để bắt đầu kích hoạt cho nguyên bào sợi và tế bào
biểu mô [4], [6].

Trong suốt giai đoạn viêm, đại thực bào tại vết thương được hoạt hóa
cũng đóng vai trị quan trọng trong quá trình sửa chữa và liền vết thương.
Đại thực bào ở vết thương có nguồn gốc từ tế bào đơn nhân lưu hành trong
máu, sẽ bị thu hút đến khu vực bị thương và biến đổi thành đại thực bào
trong khoảng 48 đến 72-96 giờ sau khi bị thương [8]. Chúng tiết
chemokines, cytokines, yếu tố phát triển; có nhiệm vụ thu dọn những mơ

hoại tử, vi khuẩn cịn sót lại và vật thể lạ. Chức năng thực bào của đại thực
bào mạnh hơn bạch cầu đa nhân trung tính do tiết proteolytic nhiều và thậm
chí nó cịn tiêu hóa được cả bạch cầu đa nhân trung tính mang vi khuẩn. Hơn
nữa, nó cũng thúc đẩy vết thương chuyển từ giai đoạn viêm sang giai đoạn
tăng sinh nhờ khả năng tập hợp yếu tố phát triển nguyên bào sợi (FGF) và
cytokines như: PDGF, TGF - β, TNF - α, nguyên bào sợi, insulinlike growth
factor 1 và IL-6, sau đó chiêu mộ nguyên bào sợi và tế bào biểu mô tới vết
thương cho việc tân tạo mạch [4], [6].
1.1.1.2. Giai đoạn tăng sinh (proliferative phase)

Giai đoạn này xảy ra từ ngày thứ 4 đến ngày 21, nguyên bào sợi tăng
sinh, tăng tổng hợp chất nền ngoại bào và lưới collagen để thay thế cho lưới
fibrin tạm thời. Thêm vào đó, q trình tân tạo mạch xuất hiện để thay thế cho

5

mao mạch bị tổn thương trước đó và cung cấp dinh dưỡng cho mơ hạt hình
thành, q trình biểu mơ hóa xuất hiện [4].

Quá trình tái cấu trúc mạch máu tại vết thương bắt đầu ngay sau khi bị
thương nhưng diễn ra mạnh hơn trong giai đoạn tăng sinh, cung cấp oxy và
chất dinh dưỡng cần thiết cho sự di chuyển và tăng sinh của tế bào và tổng
hợp các hợp chất nền ngoại bào [6]. Sự hình thành mạch được đánh dấu bằng
sự di chuyển của tế bào nội mơ và sự hình thành mao mạch. Nó là một phản
ứng tự nhiên của việc chữa lành để thay thế vi tuần hoàn bị thương và liên
quan đến sự di chuyển của các tế bào nội mô [8].

Trong giai đoạn tăng sinh, q trình tái tạo biểu mơ xảy ra để thu hẹp vết
thương. Đầu tiên, các tế bào sừng ở rìa vết thương được kích thích bởi các
yếu tố tăng trưởng, dẫn đến sự tăng sinh và biệt hóa và làm mất các phân tử

kết dính, ức chế sự tiếp xúc vật lý với desmosome và hemidesmosome, đồng
thời làm tăng sự di chuyển qua chất nền ngoại bào [6]. Hiện tượng biểu mơ
hóa từ các tế bào biểu mơ của lớp biểu bì tăng sinh sẽ lan phủ, che kín diện
mơ hạt và vết thương thành sẹo. Nếu mơ hạt khơng được che phủ bởi lớp
biểu mơ thì việc tiến triển liền sẹo của vết thương sẽ không thuận lợi, kéo
dài, mô hạt sẽ già, trở thành một khối xơ chắc (fibrocyte), các quai mạch
máu giảm dần, các sợi collagen xơ hoá.
1.1.1.3. Giai đoạn tái tạo (remodeling phase)

Giai đoạn cuối cùng nhưng dài nhất của quá trình chữa liền vết thương là
quá trình tái tạo với đặc trưng là tái cấu trúc lại collagen và co lại sẹo [8]. Giai
đoạn này mô hạt phát triển tiến tới hình thành sẹo, có sự hợp lại các mạch
máu nhỏ để tạo thành mạch lớn hơn và giảm lượng nước ở vết thương. Tương
tự, mật độ tế bào và hoạt động chuyển hóa tại vết thương đều giảm. Có sự
thay đổi mạnh xảy ra trong những sợi collagen về loại, số lượng và cấu tạo tổ
chức, kết quả là làm gia tăng tính đàn hồi cho vết thương. Đầu tiên, collagen
loại III được sản xuất và lắng đọng bởi nguyên bào sợi trong giai đoạn tăng


×