Tải bản đầy đủ (.doc) (266 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi sử dụng đất lâm nghiệp đến sinh kế hộ gia đình ở miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.17 MB, 266 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH
CHUYỂN ĐỔI SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP
ĐẾN SINH KẾ HỘ GIA ĐÌNH Ở MIỀN NÚI
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN ÁN TIẾN SỸ LÂM NGHIỆP

HUẾ - 2024

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH
CHUYỂN ĐỔI SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP
ĐẾN SINH KẾ HỘ GIA ĐÌNH Ở MIỀN NÚI
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN ÁN TIẾN SỸ LÂM NGHIỆP
Chuyên ngành: Lâm sinh
Mã số: 9620205

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. TRẦN NAM THẮNG
TS. NGUYỄN THỊ HỒNG MAI



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo
vệ để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Huế, ngày tháng năm 2024
Tác giả luận án

Phạm Thị Phương Thảo

i

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận án, tơi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều tập thể
và cá nhân. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến các thầy trong Ban Giám hiệu,
phòng Đào tạo và Công tác sinh viên của Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn dự án FTViet, Chương trình Thụy Sĩ về Nghiên cứu
các Vấn đề Tồn cầu cho Sự phát triển (r4d) đã tài trợ kinh phí nghiên cứu. Đặc biệt
xin chân thành cảm ơn GS. Christian Kull; TS. Roland CoChard, TS. Ross Shackleton,
TS. Ngơ Trí Dũng cùng với 2 nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hải Vân và Trần Quốc
Cảnh đã hỗ trợ, góp ý cho tơi trong q trình nghiên cứu và thực hiện luận án.
Tôi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc của mình đến thầy cô giáo hướng dẫn
trực tiếp là PGS.TS. Trần Nam Thắng và TS. Nguyễn Thị Hồng Mai đã định hướng,
giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu và thực hiện luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Hoàng Huy Tuấn, Trưởng khoa Lâm
nghiệp, các thầy trực tiếp giảng dạy học phần bổ sung và hướng dẫn chuyên đề và các

đồng nghiệp đã quan tâm, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời
gian học tập và hồn thành luận án.
Tơi cũng xin gửi lòng biết ơn chân thành tới lãnh đạo và cán bộ Chi cục Kiểm
lâm Thừa Thiên Huế, các hạt Kiểm lâm, phịng Tài ngun và Mơi trường, phịng
Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn huyện Nam Đơng và A Lưới. Cùng với lãnh đạo
và các cán bộ phụ trách chuyên môn tại Ủy ban nhân dân huyện Nam Đông và A Lưới,
Ủy ban nhân dân xã Thượng Lộ, Hương Phú, Hồng Hạ và Hương Phong. Đồng thời
xin chân thành cảm ơn người dân địa phương của 4 xã đã cung cấp những thơng tin
hữu ích cho luận án.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các anh, chị, bạn bè trong ngành cũng như các
em sinh viên đã hộ trợ tôi rất nhiều trong quá trình thu thập số liệu và thực hiện luận
án.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã ln
động viên, khuyến khích, hỗ trợ và giúp đỡ để tơi hồn thành luận án này.

Huế, ngày tháng 3 năm 2024
Tác giả luận án

Phạm Thị Phương Thảo

ii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề..................................................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài.....................................................................................................3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn...................................................................................4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................................5
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN..................................................................................................5
1.1.1. Các khái niệm liên quan.......................................................................................5

1.1.2. Cơ sở lý thuyết của chuyển tiếp rừng và khung sinh kế bền vững.......................6
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN.............................................................................................11
1.2.1. Các cơng trình nghiên cứu về chuyển tiếp rừng và sinh kế trên thế giới............11
1.2.3. Các cơng trình nghiên cứu về chuyển tiếp rừng và sinh kế tại Việt Nam...........17
1.2.4. Lịch sử sử dụng đất lâm nghiệp và các chính sách liên quan tại Việt Nam và
Thừa Thiên Huế...........................................................................................................24
1.2.5.Các cơng trình nghiên cứu về chuyển tiếp rừng và sinh kế tại Thừa Thiên Huế 32
1.2.6. Nhận xét chung về tổng quan tài liệu nghiên cứu..............................................36
CHƯƠNG 2. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU...........................................................................................................38
2.1. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU......................................................38
2.1.1. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................38
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................39
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.................................................................................40
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................................40
2.3.1. Tiêu chí chọn điểm nghiên cứu..........................................................................40
2.3.2. Cách tiếp cận của luận án...................................................................................40
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................41
CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU.................................54
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA HUYỆN NAM ĐÔNG VÀ A
LƯỚI........................................................................................................................... 54
3.1.1. Điều kiện tự nhiên..............................................................................................54

iii

3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội....................................................................................57
3.1.3. Thuận lợi và khó khăn của điều kiện kinh tế xã hội tại khu vực nghiên cứu......59
3.2. THÔNG TIN CHUNG CỦA 4 XÃ NGHIÊN CỨU...............................................60
3.2.1. Sơ lược về lịch sử hình thành của các xã nghiên cứu.........................................60
3.2.2. Thông tin cơ bản của 4 xã nghiên cứu................................................................61

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................63
4.1. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP TẠI ĐỊA HUYỆN NAM
ĐÔNG VÀ A LƯỚI....................................................................................................63
4.1.1. Thực trạng sử dụng đất huyện Nam Đông và A Lưới........................................63
4.1.2. Thực trạng quản lý sử dụng đất lâm nghiệp tại huyện Nam Đông và A Lưới....63
4.1.3. Thực trạng sử dụng đất của các hộ gia đình tại các xã nghiên cứu.....................65
4.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG KEO HỘ GIA ĐÌNH TẠI CÁC
XÃ NGHIÊN CỨU......................................................................................................67
4.2.1. Quá trình hình thành và phát triển rừng trồng keo hộ gia đình...........................67
4.2.2. Tình hình sinh trưởng rừng trồng keo hộ gia đình..............................................68
4.3. SỰ THAY ĐỔI SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP TẠI ĐỊA HUYỆN NAM
ĐÔNG VÀ A LƯỚI....................................................................................................71
4.3.1. Thực trạng chuyển đổi hiện trạng rừng huyện Nam Đông và A Lưới giai đoạn
2005-2020.................................................................................................................... 71
4.3.2. Thực trạng chuyển đổi diện tích 3 loại rừng huyện Nam Đơng và A Lưới giai
đoạn 2006-2020...........................................................................................................77
4.3.3. Thực trạng chuyển đổi sử dụng đất của hộ gia đình tại Nam Đơng và A Lưới. .79
4.3.4. Nguy cơ chuyển đổi trái phép rừng tự nhiên để trồng rừng hộ gia đình.............81
4.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THAY ĐỔI DIỆN TÍCH ĐẤT LÂM
NGHIỆP HUYỆN NAM ĐƠNG VÀ A LƯỚI GIAI ĐOẠN 2005-2020....................84
4.4.1. Ảnh hưởng của việc thực thi chính sách đến thay đổi sử dụng đất lâm nghiệp. .84
4.4.2. Ảnh hưởng của sự gia tăng giá trị kinh tế rừng trồng và sự thay đổi kinh tế thị
trường.......................................................................................................................... 94
4.4.3. Ảnh hưởng của nguồn lực sinh kế hộ gia đình đến sự thay đổi sử dụng đất hộ gia
đình 98

iv

4.5. ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ CHUYỂN ĐỔI SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP ĐẾN
SINH KẾ HỘ GIA ĐÌNH..........................................................................................101

4.5.1. Ảnh hưởng đến sự thay đổi cơ cấu thu nhập của hộ gia đình..........................101
4.5.2. Ảnh hưởng đến sự thay đổi chiến lược sinh kế của hộ gia đình.......................107
4.5.3. Ảnh hưởng đến sự thay đổi các hoạt động sinh kế dựa vào rừng tự nhiên.......109
4.5.4. Ảnh hưởng đến sự thay đổi tri thức bản địa của người dân tộc thiểu số trong
quản lý, sử dụng rừng................................................................................................116
4.6. CÁC GIẢI PHÁP GÓP PHẦN QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP,
QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG HIỆU QUẢ VÀ CẢI THIỆN SINH KẾ HỘ GIA ĐÌNH
.....................................................................................................................................118
4.6.1. Cơ sở khoa học của giải pháp............................................................................118
4.6.2. Giải pháp về cơ chế chính sách........................................................................118
4.6.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất lâm nghiệp, quản lý bảo vệ rừng
.....................................................................................................................................120
4.6.4. Giải pháp cải thiện sinh kế hộ gia đình
.............................................................121
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...............................................................123
5.1. KẾT LUẬN........................................................................................................123
5.2. ĐỀ NGHỊ............................................................................................................124
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................126
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ CỦA LUẬN ÁN
142 PHỤ LỤC..........................................................................................................143

v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa
ADB Ngân hàng phát triển châu á (The Asian Development Bank)
ANOVA Phân tích phương sai (Analysis of Variance)
BV&PTR Bảo vệ và phát triển rừng
CIFOR Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (Center

for International Forestry Research)
CNQSD Chứng nhận quyền sử dụng
CTLN Công ty lâm nghiệp
DVMTR Dịch vụ môi trường rừng
DFID Cơ quan Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (Department for
International Development – DFID)
DTTS Dân tộc thiểu số
ĐCĐC Định canh định cư
ĐK Đất khác
FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (Food and
Agriculture Organization of the United Nations
HTX Hợp tác xã
LNXH Lâm nghiệp xã hội
LSNG Lâm sản ngoài gỗ
LTQD Lâm trường quốc doanh
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
OTC Ô tiêu chuẩn
PAM Chương trình lương thực thế giới (Programme Alimentaire
Mondial) QLBVR Quản lý bảo vệ rừng
RPH Rừng phòng hộ
RDD Rừng đặc dụng
RSX Rừng sản xuất
RCĐ Rừng cộng đồng
SXNN Sản xuất nông nghiệp
TNMT Tài nguyên Môi trường
UBND Ủy ban nhân dân
VQG Vườn quốc gia
WB3 Dự án trồng rừng kinh tế hộ gia đình bằng vốn vay ưu đãi
của Ngân hàng Thế giới (World Bank).


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thông tin người được phỏng vấn sâu..........................................................42
Bảng 2.2. Số lượng mẫu điều tra hộ gia đình...............................................................44
Bảng 2.3. Diện tích và ô tiêu chuẩn điển hình điều tra các chỉ tiêu sinh trưởng rừng keo
hộ gia đình................................................................................................................... 45
Bảng 2.4. Mơ tả biến sử dụng trong mơ hình hồi quy tuyến tính bội...........................49
Bảng 3.1. Ví trí địa lý của huyện Nam Đơng và A Lưới..............................................54
Bảng 3.2. Thông tin cơ bản của các xã nghiên cứu năm 2020.....................................62
Bảng 4.1. Thực trạng sử dụng đất của huyện Nam Đông và A Lưới năm 2020...........63
Bảng 4.2. Hiện trạng rừng tại huyện Nam Đông và A Lưới năm 2020........................64
Bảng 4.3. Thực trạng sử dụng đất của hộ gia đình năm 2020 tại 4 xã nghiên cứu.......65
Bảng 4.4. Cơ cấu sử dụng đất của các nhóm hộ năm 2020..........................................67
Bảng 4.5. Biện pháp kỹ thuật lâm sinh đối với rừng trồng hộ gia đình tại các xã nghiên
cứu............................................................................................................................... 69
Bảng 4.6. Các chỉ tiêu sinh trưởng của các diện tích rừng keo được chuyển đổi từ các
loại đất khác.................................................................................................................70
Bảng 4.7. Ma trận chuyển đổi diện tích các loại đất lâm nghiệp giai đoạn 2005-2020
tại huyện Nam Đông và A Lưới...................................................................................71
Bảng 4.8. Sự thay đổi cơ cấu các loại đất của hộ gia đình tại các xã nghiên cứu.........79
Bảng 4.9. Sự chuyển đổi các loại đất sang trồng keo tại các xã nghiên cứu.................80
Bảng 4.10. Ma trận chuyển đổi diện tích các loại rừng huyện Nam Đơng và A Lưới
theo từng giai đoạn quy hoạch.....................................................................................84
Bảng 4.11. Chênh lệch giữa tỷ lệ che phủ rừng (%) bao gồm và không bao gồm diện
tích cao su, cây đặc sản tại huyện Nam Đơng và A Lưới.............................................89
Bảng 4.12. Diện tích rừng được chuyển sang mục đích sử dụng khác từ 2006-2020 tại
huyện Nam Đơng và A Lưới........................................................................................94
Bảng 4.13. Phân tích hiệu quả kinh tế 1ha cao su và 1ha keo theo các mức giá..........95
Bảng 4.14. Kết quả phân tích hồi quy về ảnh hưởng của nguồn lực sinh kế đến sự thay

đổi diện tích keo từ 2005-2020....................................................................................99
Bảng 4.15. Sự khác nhau về diện tích rừng keo giữa các nhóm dân tộc và nhóm điều
kiện kinh tế hộ gia đình..............................................................................................100

vii

Bảng 4.16. Sự thay đổi tỷ lệ đóng góp (%) các nguồn thu nhập của HGĐ theo từng xã,
nhóm dân tộc và nhóm phân loại kinh tế hộ...............................................................103
Bảng 4.17. Sự thay đổi về thu nhập trung bình năm của hộ gia đình.........................106
Bảng 4.18. Thay đổi trong việc thu hái LSNG của các hộ gia đình...........................110
Bảng 4.19. Sự thay đổi tỷ lệ hộ (%) tham gia vào các hoạt động sinh kế dựa vào rừng
.....................................................................................................................................115

viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Số hộ và diện tích rừng trồng keo theo năm trồng keo đầu tiên của mỗi hộ68
Biểu đồ 4.2. Diễn biến tỷ lệ che phủ rừng và diện tích các loại rừng của huyện Nam
Đơng giai đoạn 2006-2022...........................................................................................76
Biểu đồ 4.3. Diễn biến tỷ lệ che phủ rừng và dện tích các loại rừng của huyện A Lưới
giai đoạn 2006-2022....................................................................................................76
Biểu đồ 4.4. Diễn biến diện tích 3 loại rừng huyện Nam Đông giai đoạn 2006-2022 78
Biểu đồ 4.5. Diễn biến diện tích 3 loại rừng huyện A Lưới giai đoạn 2006-2022........78
Biểu đồ 4. 6. Diện tích trung bình các loại đất của hộ gia đình năm 2020 so với 2005.79
Biểu đồ 4.7. Diện tích rừng tự nhiên bị mất hàng năm do bị phá và lấn chiếm tại huyện
A Lưới và Nam Đông..................................................................................................82
Biểu đồ 4.8. Sự thay đổi tỷ lệ đóng góp (%) các nguồn thu nhập của hộ gia đình giai
đoạn 2005-2020.........................................................................................................102
Biểu đồ 4.9. Sự thay đổi mức độ quan trọng của các nguồn thu theo đánh giá của hộ
gia đình......................................................................................................................104

Biểu đồ 4.10. Sự thay đổi nghề chính của chủ hộ tại các xã nghiên cứu....................108

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Đường cong chuyển tiếp rừng tại một số quốc gia trên thế giới....................8
Hình 1.2. Khung sinh kế bền vững của DFID, 2001.....................................................9
Hình 1.3. Sự thay đổi sử dụng đất trên thế giới...........................................................12
Hình 1.4. Chuyển tiếp rừng ở một số nước trên thế giới.............................................13
Hình 1.5. Đường cong diễn biến rừng ở Việt Nam giai đoạn 1943 – 2020.................18
Hình 2.1. Ví trí khu vực nghiên cứu............................................................................38
Hình 2.2. Khung nghiên cứu của Luận án...................................................................41
Hình 4.1. Bản đồ hiện trạng rừng huyện Nam Đơng năm 2005..................................72
Hình 4.2. Bản đồ hiện trạng rừng huyện Nam Đơng năm 2020..................................73
Hình 4.3. Bản đồ hiện trạng rừng huyện A Lưới năm 2005........................................74
Hình 4.4. Bản đồ hiện trạng rừng huyện A Lưới năm 2020........................................75
Hình 4.5. Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến thay đổi sử dụng đất của hộ gia đình
.......................................................................................................................................98
Hình 4.6. Bản đồ thay đổi khu vực khai thác LSNG xã Hương Phú.........................111
Hình 4.7. Bản đồ thay đổi khu vực khai thác LSNG tại xã Thượng Lộ.....................112
Hình 4.8. Bản đồ thay đổi khu vực khai thác LSNG xã Hồng Hạ.............................113
Hình 4.9. Bản đồ thay đổi khu vực khai thác LSNG xã Hương Phong.....................114

x

MỞ ĐẦU

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Chuyển tiếp rừng (Forest transition) là khái niệm mô tả một bước ngoặt quan

trọng trong xu hướng sử dụng đất của một quốc gia hoặc khu vực từ phá rừng sang
trồng lại rừng, hoặc từ mất tỷ lệ che phủ rừng sang tăng tỷ lệ che phủ và thường được
gắn với các quá trình phát triển kinh tế - xã hội và chuyển đổi nông nghiệp [118],
[131], [134], [198], [144]. Việt Nam đã trải qua quá trình chuyển tiếp rừng này trong
thời kỳ đầu những năm 1990 [143]. Sự thay đổi về tỷ lệ che phủ của rừng đã được hiểu
là chuyển tiếp rừng tại Việt Nam [100], [101]. Từ tỷ lệ 43% năm 1943, tỷ lệ che phủ
rừng cả nước đã giảm liên tục trong 40 năm tiếp theo và chỉ còn 22% vào năm 1983.
Việt Nam trở thành nước có nạn phá rừng nhanh nhất trong số các nước Đông Nam Á
với khoảng hai phần ba tỷ lệ che phủ rừng bị mất đi trong giai đoạn này [127]. Bắt đầu
từ năm 1992, chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực làm ổn định và phục hồi tỷ lệ che
phủ rừng. Kể từ thời điểm này, tỷ lệ che phủ rừng của Việt Nam tăng đều đặn, từ
24,7% năm 1992 lên 38,2% năm 2005 [143]. Hiện tại, tỷ lệ che phủ rừng hàng năm ở
Việt Nam vẫn tăng nhưng tốc độ tăng đã chậm lại so với thập kỷ trước. Tính đến ngày
31/12/2022, diện tích đất có rừng đủ tiêu chuẩn để tính tỷ lệ che phủ tồn quốc là
13.923.108 ha, tỷ lệ che phủ là 42,02% [11]. Việt Nam được xác định đang ở cuối
đường cong diễn biến rừng với mức tịnh tiến tăng về diện tích, tuy nhiên chất lượng
rừng lại bị giảm, tỷ lệ che phủ rừng tăng chủ yếu nhờ rừng trồng và tái sinh tự nhiên.
Các diện tích rừng trồng quy mơ hộ gia đình được xem là nhân tố chính trong việc tăng
tỷ lệ che phủ rừng ở Việt Nam [93]. Hộ gia đình đã tích cực tham gia vào trồng cây và
hiện kiểm sốt khoảng 70% diện tích rừng trồng cả nước [140], trong đó rừng trồng
keo hiện chiếm hơn 40% [130].

Ở nhiều tỉnh của Việt Nam, một trong những ngun nhân chính gây mất rừng và
suy thối rừng là do việc lấn chiếm rừng, chặt phá rừng để sản xuất nông nghiệp, phát
triển rừng trồng keo, cây công nghiệp (cao su, cà phê, tiêu), khai thác gỗ nhiên liệu và
khai thác gỗ bất hợp pháp do hậu quả của tình trạng q đơng dân cư và các hoạt động
sinh kế dựa vào rừng của người dân địa phương [41], [42], [43], [57]. Trong khi chính
sách quốc gia hỗ trợ để tăng tỷ lệ che phủ của rừng, các chương trình này lại đe dọa
sinh kế của người dân địa phương, những người phụ thuộc nhiều vào đất canh tác để
sinh sống. Người dân đã cố gắng thích nghi với mơi trường và chính sách mới nhưng

họ đã phải đối mặt với quá nhiều trở ngại đặt ra. Đất sản xuất lương thực đã bị thu hẹp
vì sự thay đổi từ cây lương thực chính sang cây trồng công nghiệp như sắn, cao su
hoặc keo mang lại thu nhập tiền mặt cao. Do thiếu đất, các hộ gia đình tăng cường các
hoạt động chặt hạ, cắt tỉa và đốt rừng để dọn đất canh tác. Kết quả là, rừng nguyên
sinh bị suy thoái thành rừng thứ sinh và sự đa dạng sinh thái bị mất [149].

1

Nam Đông và A Lưới là huyện miền núi thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế [44] có diện
tích rừng và đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn so với diện tích đất tự nhiên của huyện
(Nam Đông: 85,95%; A Lưới: 89,44%) và tỷ lệ tỷ lệ che phủ rừng lớn (Nam Đông:
83,3%, A Lưới: 75,04%) [34], [35]. Tài nguyên rừng tại đây chịu sự tàn phá của chiến
tranh và việc khai thác gỗ từ rừng tự nhiên để phục vụ nhu cầu xây dựng và phát triển
kinh tế. Ngoài ra, áp lực dân số cùng với nhu cầu lương thực đã thúc đẩy người dân địa
phương tiếp cận các khu rừng nhiều hơn [175], [152]. Các ngun nhân này dẫn đến
sự suy thối nhanh chóng của rừng tự nhiên. Để khắc phục tình trạng này, huyện Nam
Đông và A Lưới đã thực hiện hàng loạt các dự án phát triển rừng trồng và cao su như
Chương trình 327, dự án Đa dạng hóa Nơng nghiệp, Dự án Phát triển ngành Lâm
nghiệp (WB3) (chỉ ở huyện Nam Đông), Dự án Hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất (Dự
án 417) (chỉ ở huyện A Lưới) từ những năm 1990 đến năm 2015. Kết quả là đã hình
thành rộng rãi các lồi nhập nội trên đất rừng du canh du cư và bị suy thoái trước đây.

Những năm 2000, lợi ích từ rừng trồng keo cao và ổn định đã tạo động lực thúc
đẩy người dân địa phương chuyển đổi mạnh mẽ đất lâm nghiệp sang trồng rừng [149],
[171]. Việc phát triển rừng trồng cịn dẫn đến tình trạng người dân xâm lấn rừng tự
nhiên và một phần diện tích rừng bị chuyển đổi sang mục đích tác nương rẫy hoặc mở
rộng diện tích canh tác. Mặc dù việc thực hiện các chính sách giao đất lâm nghiệp
khơng có rừng cho các hộ gia đình để trồng rừng (từ 1995) và giao rừng tự nhiên cho
nhóm hộ, cộng đồng quản lý (từ 2003) đã xúc tiến việc trao quyền cho người dân địa
phương trong quản lý rừng với hi vọng có thể dẫn đến quản lý rừng và đất rừng bền

vững [61], nhưng tài nguyên rừng tự nhiên của huyện Nam Đông và A Lưới đã và
đang tiếp tục bị suy giảm và suy thoái. Theo Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thừa
Thiên Huế, tính riêng trong 5 năm từ 2010 đến 2015 huyện Nam Đơng có 678,90 ha
rừng bị mất và 359,29 ha rừng bị suy thoái, huyện A Lưới có 1.271,01 ha bị mất và
508,18 ha suy thối rừng. Bên cạnh đó, vẫn cịn nhiều diện tích rừng tại hai huyện này
có khả năng mất rừng cao với khoảng 8.988 ha tại huyện A Lưới và 5.304 ha tại huyện
Nam Đơng, chiếm khoảng 11,4% diện tích rừng tự nhiên tại đây [172].

Nam Đơng và A Lưới là hai huyện có tỷ lệ lớn người dân tộc thiểu số (DTTS) Cơ
tu, Paco, Tà ôi, Pahy…sinh sống (A Lưới: 77,5%; Nam Đông: trên 70%), phần cịn lại
là người Kinh [81], [87]. Rừng đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động sinh kế của
người dân địa phương thông qua việc thu hái lâm sản ngoài gỗ (LSNG), khai thác gỗ và
canh tác trên đất lâm nghiệp. Đặc biệt, các hộ nghèo và DTTS vẫn dựa vào rừng để kiếm
sống thông qua các hoạt động như trồng trọt và thu hái LSNG [60]. Trong bối cảnh bùng
nổ rừng trồng, người dân địa phương tìm mọi cách để có được đất, kể cả lấn chiếm rừng
tự nhiên để chuyển sang trồng rừng [151], [157]. Điều này gây áp lực rất lớn trong công
tác quản lý sử dụng đất lâm nghiệp, đặc biệt là bảo tồn rừng tự nhiên. Ngồi ra, việc đẩy
mạnh chương trình trồng rừng tại địa phương cũng được đánh giá là có tác động nhiều
đến tình

2

hình sử dụng đất đai và sinh kế của hộ gia đình. Hoạt động trồng rừng trên địa bàn càng
phát triển, diện tích rừng trồng càng tăng thì diện tích đất canh tác nơng nghiệp của địa
phương càng giảm vì phần lớn rừng được trồng trên đất có khả năng canh tác nơng
nghiệp của địa phương. Chính điều này đã khiến cho đất đai ở địa phương sử dụng
không hiệu quả [66], [67]. Bên cạnh đó việc phát triển rừng trồng có nguy cơ tạo ra sự
bất bình đẳng trong tiếp cận đất và thu nhập giữa các nhóm hộ gia đình (hộ người kinh
và DTTS; hộ nghèo/cận nghèo và không nghèo) [156], [130].


Trong bối cảnh đó, việc đảm bảo phát triển sinh kế bền vững cho hộ gia đình ở
miền núi trong điều kiện khơng để mất rừng và suy thối rừng là một thách thức rất lớn
hiện nay. Trước thực tế đó, đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi
sử dụng đất lâm nghiệp đến sinh kế hộ gia đình ở miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế” đã
được thực hiện. Những đóng góp mới của luận án gồm: (1) Luận án đóng góp tài liệu về
chuyển tiếp rừng quy mô địa phương bằng cách mô tả sự chuyển đổi đất nương rẫy,
vườn hộ, cao su và rừng tự nhiên qua rừng trồng hộ gia đình; (2) Với việc áp dụng kết
hợp lý thuyết Chuyển tiếp rừng và Khung sinh kế bền vững, luận án đã bổ sung vào
phương pháp luận nghiên cứu, đánh giá quản lý sử dụng đất lâm nghiệp và sinh kế hộ gia
đình miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế; (3) Luận án đã xác định được các nhóm giải pháp có
ý nghĩa tham khảo cho chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên
ngành trong việc quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp, thực thi các chính sách quản lý bảo
vệ rừng gắn với sinh kế người dân địa phương.

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

1) Mục tiêu chung
Phân tích được q trình chuyển đổi sự dụng đất lâm nghiệp nhằm cung cấp tài

liệu về chuyển tiếp rừng quy mô địa phương, đồng thời đánh giá được ảnh hưởng của
quá trình chuyển đổi sử dụng đất lâm nghiệp đến sinh kế hộ gia đình. Từ đó đề xuất
các giải pháp góp phần quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp hợp lý và phát triển bền vững
sinh kế hộ gia đình ở miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.

2) Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được quá trình chuyển đổi sử dụng đất lâm nghiệp và phân tích các

nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển đổi này tại miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Phân tích được ảnh hưởng của q trình chuyển đổi sự dụng đất lâm

nghiệp đến sinh kế hộ gia đình ở miền núi tỉnh Thừa Thiến Huế.

- Đề xuất các giải pháp sử dụng đất lâm nghiệp và quản lý bảo vệ rừng
hiệu quả, đồng thời cải thiện sinh kế của người dân địa phương.

3

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1) Ý nghĩa khoa học:

Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận có liên quan và áp dụng lý thuyết Chuyển
tiếp rừng kết hợp với Khung sinh kế bền vững để phân tích tác động qua lại giữa chuyển
đổi sử dụng đất lâm nghiệp, sinh kế và tài nguyên rừng tại địa phương. Từ đó bổ sung
vào phương pháp luận nghiên cứu, đánh giá quản lý sử dụng đất lâm nghiệp và sinh kế
hộ gia đình ở miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế, góp phần làm cơ sở để mở rộng áp dụng
cho khu vực miền núi của các tỉnh miền Trung.
2) Ý nghĩa thực tiễn

Những phát hiện của luận án có giá trị tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà
nước chuyên ngành trong việc ban hành chính sách và các hướng dẫn thực thi chính
sách về quản lý sử dụng đất lâm nghiệp gắn với sự bền vững xã hội và sinh thái.

Các kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp cơ sở cho chính quyền
địa phương trong việc quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp bền vững và thực hiện các
giải pháp cải thiện sinh kế của người dân miền núi.

Đây cũng là tài liệu tham khảo đáng tin cậy cho các nghiên cứu về lâm nghiệp
cũng như cơng tác giảng dạy với nhiều số liệu chính thống được thu thập tại cơ quan
chức năng và dữ liệu quy mơ hộ gia đình đa dạng được thu thập với nhiều phương
pháp nghiên cứu.


4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.1. Các khái niệm liên quan

- Đất nông nghiệp: Theo Luật đất đai của Việt Nam năm 2013, căn cứ vào mục
đích sử dụng, đất nơng nghiệp bao gồm các loại đất sau: Đất trồng cây hàng năm gồm
đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; Đất trồng cây lâu năm; Đất rừng sản
xuất; Đất rừng phịng hộ; Đất rừng đặc dụng; Đất ni trồng thủy sản; Đất làm muối và
Đất nông nghiệp khác (đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ
mục đích trồng trọt; xây dựng chuồng trại chăn nuôi; đất ươm tạo cây giống, con
giống…) [50].

- Đất lâm nghiệp: Trong luật đất đai 2013 khơng có khái niệm riêng về đất lâm
nghiệp, tuy nhiên theo Điều 8, Thông tư 27/2018/TT-BTNMT quy định về thống kê,
kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất có quy định về đất lâm nghiệp.
Cụ thể, đất lâm nghiệp bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc
dụng. Trong đó gồm đất có rừng tự nhiên, đất có rừng trồng và đất đang được sử dụng
để bảo vệ, phát triển rừng [10].

- Theo Khoản 1, điều 3, Thông tư liên tịch số 07/2011/BNNPTNT-BTNMT, đất
quy hoạch cho lâm nghiệp là quỹ đất đã có rừng hoặc chưa có rừng đã được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch cho mục đích phát triển lâm nghiệp,
được xác định theo tiểu khu rừng, khoảnh rừng và lô rừng quản lý. Riêng đối với
những khu rừng sản xuất, khu rừng phòng hộ phân tán có thể được xác định đến thửa
đất lâm nghiệp [7].


- Theo Khoản 3, Điều 2, Luật Lâm nghiệp 2017, Rừng là một hệ sinh thái bao
gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố mơi
trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa,
cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập
nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ
tàn che từ 0,1 trở lên [51].

- Theo Khoản 6, Điều 2, Luật Lâm nghiệp 2017, Rừng tự nhiên là rừng có sẵn
trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên hoặc tái sinh có trồng bổ sung [51].

- Theo Khoảng 8, Điều 2, Luật Lâm nghiệp 2017, Rừng trồng là rừng được hình
thành do con người trồng mới trên đất chưa có rừng; cải tạo rừng tự nhiên, trồng lại
hoặc tái sinh sau khai thác rừng trồng [51].

- Theo Khoản 5, Điều 2, Luật Lâm nghiệp 2017, Tỷ lệ che phủ rừng là tỷ lệ phần
trăm giữa diện tích rừng so với tổng diện tích đất tự nhiên hoặc tái sinh có trồng bổ sung
[51].

5

- Theo Khoản 31, Điều 2, Luật Lâm nghiệp 2017, Suy thoái rừng là sự suy giảm
về hệ sinh thái rừng, làm giảm chức năng của rừng [51].

- Theo Khoản 16, Điều 2, Luật Lâm nghiệp 2017, Lâm sản là sản phẩm khai
thác từ rừng bao gồm thực vật rừng, động vật rừng và các sinh vật rừng khác gồm cả
gỗ, LSNG, sản phẩm gỗ, song, mây, tre, nứa đã chế biến [51].

- Theo điều 57, Luật đất đai 2013, những trường hợp chuyển mục đích sử dụng
đất liên quan đến đất lâm nghiệp được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

gồm:

+ Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng.

+ Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng
vào mục đích khác trong nhóm đất nơng nghiệp.

+ Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp [50].

Điều 127, Luật đất đai 2013, quy định về thời hạn sử dụng đất khi chuyển đổi
mục đích sử dụng đất đã nêu rõ thêm các trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng
đất như sau:

+ Trường hợp chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang sử dụng vào
mục đích khác.

+ Trường hợp chuyển đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây
lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối sang trồng rừng
phòng hộ, trồng rừng đặc dụng.

+ Trường hợp chuyển mục đích sử dụng giữa các loại đất bao gồm đất trồng cây
hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất
làm muối.

+ Trường hợp chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích phi nơng nghiệp
[50].

1.1.2. Cơ sở lý thuyết của chuyển tiếp rừng và khung sinh kế bền vững

1.1.2.1. Lý thuyết về chuyển tiếp rừng (Forest transition):


Lý thuyết chuyển tiếp rừng (Forest transition) do Mather đề xuất năm 1992, là
một khung cơ sở lý thuyết để giải thích q trình chuyển tiếp rừng xảy ra cùng với q
trình đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa được quan sát ở một số nước châu Âu [135]. Sau
đó lý thuyết này được cải tiến bởi các tác giả khác bao gồm Mather và Needle, 1998
[136]; Rudel et al. 2000 [153]; Meyfroidt và Lambin, 2008a [132]; Pfaff và Walker
2010 [153].

Theo đó, tỷ lệ che phủ rừng (%) hay tỷ lệ mất rừng của một quốc gia hay một
khu vực nhất định sẽ bắt đầu giảm dần theo thời gian, tới một điểm nào đó tốc độ sẽ

6

giảm dần, tiến tới dừng hẳn rồi sau đó tăng trở lại do chuyển sang trạng thái rừng
trồng, rừng

7

được tái sinh. Mức tăng tỷ lệ che phủ rừng sau đó cũng sẽ dần tiến tới trạng thái bền
vững và ổn định trong tương quan với các nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội khác của
quốc gia [135].

Thuật ngữ “Chuyển tiếp rừng” biểu thị một quá trình thay đổi sử dụng đất ở một
quốc gia hoặc khu vực bắt đầu bằng một giai đoạn suy giảm tỷ lệ che phủ rừng trong
giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế, sau đó là giai đoạn tăng và phục hồi
rừng tiếp theo [118], [135], [144], [154]. Do đó, q trình chuyển tiếp rừng mô tả giai
đoạn quan trọng của sự đảo ngược hoặc quay vòng trong các xu hướng sử dụng đất dài
hạn đối với một quốc gia hoặc khu vực từ mất diện tích rừng sang phục hồi lại trở lại
[134], [137].


Rudel và cộng sự (2000) đã đề xuất hai mơ hình phổ biến để mô tả chuyển tiếp
rừng của một quốc gia hoặc khu vực: (1) Mơ hình phát triển kinh tế được mô tả là sự
tăng trưởng kinh tế của một quốc gia dẫn đến tạo ra nhiều việc làm phi nông nghiệp,
các hoạt động kinh tế chuyển từ khai thác tài nguyên sang tập trung vào kinh tế công
nghiệp, dịch vụ cơng với thâm canh nơng nghiệp, đơ thị hóa đã kéo người nông dân ra
khỏi ruộng đất. Kết quả là các vùng đất nương rẫy bị bỏ hoang và rừng được phục hồi
trở lại (Ví dụ ở các nước Châu Phi, Đơng Nam Á); (2) Mơ hình chuyển tiếp rừng do
việc khan hiếm rừng. Theo đó, việc khai thác rừng mạnh mẽ trong giai đoạn đầu dẫn
đến giảm rất nhanh khả năng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ từ rừng, giá các sản
phẩm và dịch vụ này sẽ tăng mạnh trong khi nhu cầu vẫn còn cao. Xu thế này khiến
cho các chính sách của quốc gia đó tập trung nhiều hơn vào bảo vệ rừng tự nhiên,
trồng và phát triển rừng. Kết quả là diện tích rừng dần tăng lên (Điển hình như ở Ấn
Độ, Niger) [131], [155], [137], [91].

Các nghiên cứu thực nghiệm sau đó cho rằng hai con đường này khơng đủ để giải
thích q trình chuyển đổi rừng. Vì vậy, Lambin và Meyfroidt (2010) đã bổ sung ba
mơ hình có ảnh hưởng quyết định đến xu hướng chuyển đổi rừng: (3) Tồn cầu hóa;
(4) Chính sách lâm nghiệp quốc gia; (5) Vai trị của nơng hộ nhỏ và thâm canh nơng
nghiệp. Theo đó, mơ hình tồn cầu hóa là một phiên bản hiện đại của con đường phát
triển kinh tế, trong đó các nền kinh tế quốc gia ngày càng hội nhập và chịu ảnh hưởng
của các hệ tư tưởng và thị trường toàn cầu. Mơ hình thứ 4 lập luận rằng các chính sách
lâm nghiệp quốc gia đóng vai trị trung tâm trong việc thúc đẩy q trình chuyển đổi
[142]. Thâm canh nơng nghiệp và sản xuất hộ gia đình có liên quan chặt chẽ đến việc
chuyển đổi rừng do khan hiếm vì cả hai đều được thúc đẩy bởi sự khan hiếm đất đai.
Đồng thời, con đường này tương ứng với bước phát triển kinh tế đầu tiên [142]. Nhìn
chung, các lý thuyết này không loại trừ nhau tức chuyển tiếp rừng của một quốc gia
hay khu vực có thể được diễn giải bởi hai hay nhiều mơ hình tương tác với nhau. Hơn
nữa, đường cong chuyển tiếp rừng không giống nhau cho mọi quốc gia do phụ thuộc
vào bối cảnh tự nhiên, địa lý, chính trị và kinh tế-xã hội của từng khu vực, từng nước.


8


×