Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

TÌM HIỂU VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU THỜI GIAN VÀ ỨNG DỤNG TRONG BÀI TOÁN QUẢN LÝ HỒ SƠ BỆNH ÁN BỆNH VIỆN ĐA KHOA TW QUẢNG NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.16 MB, 56 trang )

UBND TỈNH QUẢNG NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

---------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Tên đề tài:

TÌM HIỂU VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU THỜI GIAN VÀ
ỨNG DỤNG TRONG BÀI TOÁN QUẢN LÝ HỒ SƠ
BỆNH ÁN BỆNH VIỆN ĐA KHOA TW QUẢNG NAM

Sinh viên thực hiện
HUỲNH THỊ MY LY
MSSV: 2113011022

CHUYÊN NGÀNH
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

KHÓA: 2013 – 2017

Cán bộ hướng dẫn
Th.S NGUYỄN THỊ MINH CHÂU

MSCB: ..............

Quảng Nam, tháng 04 năm 2017

LỜI CẢM ƠN



Lời đầu tiên, cho phép em gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo nhà trường, đội
ngũ cán bộ giảng viên trường đại học Quảng Nam đã tạo điều kiện cho em
hoàn thành tốt q trình học tập thuộc chun ngành Cơng nghệ Thơng tin từ
đầu khố học 2013-2017 đến nay.

Hơn hết, em xin gửi lời cảm ơn rất chân thành và sâu sắc đến giảng viên
Th.S Nguyễn Thị Minh Châu, đã tận tình trong việc hướng dẫn và ln tạo
điều kiện tốt nhất cho em hồn thành khố luận này. Và báo cáo này là kết
quả mà em có được dưới sự giúp đỡ tận tình của cơ.

Thông qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, tất cả bạn bè đã
đồng hành và giúp đỡ em trong suốt thời gian qua.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!

MỤC LỤC

PHẦN 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 2
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 2
5. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................ 2
6. Đóng góp của đề tài....................................................................................... 2
7. Cấu trúc của đề tài......................................................................................... 2
PHẦN 2. NỘI DUNG ....................................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU THỜI GIAN ....................... 3
1.1. Giới thiệu về cơ sở dữ liệu thời gian thực.................................................. 3
1.2. Các khái niệm cơ bản về CSDL thời gian thực ......................................... 3

1.2.1. Hệ thời gian thực ..................................................................................... 3
1.2.2. CSDL thời gian thực ............................................................................... 4
1.3 Mơ hình thực thể mối quan hệ thời gian (TimeER).................................... 4
1.4. So sánh mơ hình ER và mơ hình TimeER ................................................. 7
1.5. Cách xây dựng mơ hình CSDL thời gian ở mức khái niệm (TimeER) ..... 8
1.6. Cách chuyển đổi từ mơ hình TimeER sang mơ hình R ............................. 9
Chương 2: HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỒ SƠ BỆNH ÁN................................ 15
2.1. Mô tả hồ sơ bệnh án và quy trình làm việc .............................................. 15
2.1.1. Mơ tả hồ sơ bệnh án .............................................................................. 15
2.1.2. Mơ tả quy trình làm việc ....................................................................... 18
2.2. Chức năng của hệ thống ........................................................................... 18
Chương 3: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU CHO HỆ THỐNG
QUẢN LÝ HỒ SƠ BỆNH ÁN ....................................................................... 20
3.1. Mơ tả bài tốn........................................................................................... 20
3.2. Đưa ra mơ hình ER .................................................................................. 20
3.3. Áp dụng CSDL thời gian vào bài toán quản lý........................................ 28
3.3.1. Xây dựng mơ hình TimeER .................................................................. 28
3.3.2. Chuyển đổi mơ hình TimeER sang mơ hình R ..................................... 30
Chương 4: CHƯƠNG TRÌNH THỬ NGHIỆM.............................................. 41

4.1. Các thành phần của chương trình............................................................. 41
4.2. Các chức năng liên quan đến xử lý CSDL thời gian ............................... 44
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 46

Tên viết tắt CÁC TỪ VIẾT TẮT
CSDL Ý nghĩa
DL Cơ sở dữ liệu
TW Dữ liệu
CMND Trung ương

HSBA Chứng minh nhân dân
TTBN Hồ sơ bệnh án
BS Thông tin bệnh nhân
CĐ Bác sĩ
TT Chỉ định
TT TD CN Thông tin
MSCD Thông tin theo dõi chức năng
MSBN Mã số chỉ định
ĐD Mã số bệnh nhân
TG Điều dưỡng
LS Thời gian
VT LifeSpan (Thời gian sống)
BT ValidTime (Thời gian hợp lệ)
TT BiTemporal
LT TransactionTime (Thời gian tương tác)
LifeTime

PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Khi thiết kế cơ sở dữ liệu, chúng ta hay gặp phải những đối tượng mà một
số thông tin luôn thay đổi theo thời gian. Địi hỏi chúng ta phải làm như thế
nào đó để có thể lưu lại tất cả những thay đổi đó trên từng mốc thời gian cụ
thể mà chúng xảy ra. Nó đưa chúng ta đi theo một hướng nghiên cứu đó là
“Cơ sở dữ liệu theo thời gian”.

Các ứng dụng của cơ sở dữ liệu thời gian có rất nhiều những tiện ích giúp
cho cả ngư ời quản lý cũng như các tổ chức có thể nắm bắt kịp thời việc thay
đổi dữ liệu một cách liên tục, nhanh chóng, nó giúp cho việc phân tích dự

đốn được kịp thời và phản ánh các thay đổi gần như ngay lập tức, vì vậy việc
xây dựng các cơ sở dữ liệu theo thời gian là hết sức cần thiết đối với các tổ
chức có các yêu cầu nghiệp vụ quản lý các loại thông tin dữ liệu liên tục thay
đổi. Như trong y tế, khi nhập viện, bạn sẽ được đo huyết áp hoặc điện tim mỗi
ngày (Phụ thuộc từng khoa). Chỉ số thay đổi liên tục theo thời gian.

Một hệ thống cần phải có khả năng xử lý các truy vấn thời gian gần như
tức thời, trả về tạm thời những dữ liệu hợp lệ, và hỗ trợ cho việc lập kế hoạch
ưu tiên. Việc ứng dụng cơ sở dữ liệu thời gian là một xu hướng tất yếu trong
tương lai khi các yêu cầu nghiệp vụ đòi hỏi sự hỗ trợ ngay lập tức từ việc xử
lý thông tin, cũng như hỗ trợ ra quyết định.

Và với sự hướng dẫn của ThS.Nguyễn Thị Minh Châu, em đã chọn đề tài:
“Tìm hiểu về cơ sở dữ liệu thời gian và ứng dụng trong bài toán quản lý hồ sơ
bệnh án bệnh viện đa khoa TW đa khoa Quảng Nam”.

2. Mục tiêu của đề tài

 Tìm hiểu về cơ sở dữ liệu theo thời gian.
 So sánh mơ hình ER và mơ hình TimeER.
 Áp dụng được cơ sở lý thuyết vào việc xây dựng cơ sở dữ liệu cho mơ
hình quản lý hồ sơ bệnh án bệnh viện đa khoa TW đa khoa Quảng Nam.

1

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu:
 Cơ sở dữ liệu theo thời gian.
 Hồ sơ bệnh án.
 Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu về cơ sở dữ liệu theo thời gian từ đó


xây dựng cơ sở dữ liệu cho mơ hình quản lý đã chọn.
4. Phương pháp nghiên cứu

Đọc tài liệu tham khảo, các biểu mẫu thu thập được; nghiên cứu trên
internet; tham khảo ý kiến từ giáo viên hướng dẫn.
5. Lịch sử nghiên cứu

Nghiên cứu về việc làm thế nào để chuyển đổi từ mơ hình ER sang mơ
hình TimeER. Tiếp tục nghiên cứu chuyển đổi từ mơ hình TimeER về R.
6. Đóng góp của đề tài

Đề tài giúp chúng ta hiểu rõ hơn về ý nghĩa CSDL thời gian và việc thiết
kế chúng.
7. Cấu trúc của đề tài
Phần nội dung của đề tài này gồm 4 chương như sau:
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU THỜI GIAN
Chương 2: HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỒ SƠ BỆNH ÁN
Chương 3: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU CHO HỆ THỐNG

QUẢN LÝ HỒ SƠ BỆNH ÁN
Chương 4: CHƯƠNG TRÌNH THỬ NGHIỆM

2

PHẦN 2. NỘI DUNG

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU THỜI GIAN

1.1. Giới thiệu về cơ sở dữ liệu thời gian thực


Khi thiết kế cơ sở dữ liệu, nhiều khi chúng ta gặp phải các đối tượng mà
một số thông tin thường xuyên thay đổi theo thời gian.

Ví dụ 1.1: Khi mơ tả thơng tin về nhân viên, ngồi các trường ít (hoặc
khơng) thay đổi như: Mã nhân viên, họ tên, số CMND,… thì cũng có một số
trường có thể thay đổi như: Hệ số lương, chức vụ, phịng ban,… Hay một số
ví dụ khác như giá ngoại tệ, giá bán sản phẩm.

Do đó, để đảm bảo lưu trữ đc đầy đủ thơng tin của những thay đổi này. Nó
buộc chúng ta phải đi theo hướng nghiên cứu đó là “Cơ sở dữ liệu theo thời
gian”.

Một hệ thống cần phải có khả năng xử lý các truy vấn thời gian gần như
tức thời, trả về tạm thời những dữ liệu hợp lệ, và hỗ trợ cho việc lập kế hoạch
ưu tiên. Việc ứng dụng cơ sở dữ liệu thời gian là một xu hướng tất yếu trong
tương lai khi các yêu cầu nghiệp vụ đòi hỏi sự hỗ trợ ngay lập tức từ việc xử
lý thông tin, cũng như hỗ trợ ra quyết định.

Ví dụ 1.2: Hệ thống quản lý giá vàng trong và ngoài nước, nhà quản lý
muốn xem sự chênh lệch giá vàng các ngày trong tuần qua, cụ thể về giá và
thời gian. Như vậy có nghĩa là hệ thống này phải lưu trữ được các thông số
thay đổi trong từng ngày của giá vàng và đưa ra được dữ liệu gọi là tạm thời
đúng với yêu cầu tại thời điểm đó.

1.2. Các khái niệm cơ bản về CSDL thời gian thực

1.2.1. Hệ thời gian thực

Trước hết chúng ta phải hiểu được Hệ thời gian thực là gì? Hệ thời gian

thực là một trong những điểm đúng đắn của hệ thống không chỉ phụ thuộc vào

3

những kết quả logic mà còn phụ thuộc vào thời gian trên q trình đưa ra
những kết quả đó.

Ví dụ 1.3: Như ví dụ 1.2, cũng cùng một yêu cầu trên nhưng hôm nay hệ
thống đưa ra một kết quả, hơm sau hoặc thời gian sau đó, kết quả mà hệ thống
đưa ra có thể khác đi.

1.2.2. CSDL thời gian thực

Một cơ sở dữ liệu thời gian thực là một hệ thống cơ sở dữ liệu trong đó sử
dụng thời gian thực để xử lý khối lượng công việc cho các bài tốn đang có
thay đổi liên tục về dữ liệu.

Ví dụ 1.4: Các hệ thống bán hàng có các sản phẩm có giá trị thay đổi liên
tục như vàng, dầu mỏ, điện thoại, xe máy... hoặc các loại dữ liệu khác. Ví như
xe máy, tại thời điểm hiện tại nhận một giá trị, cũng thời điểm đó, nhưng của
ngày hơm sau nó lại nhận một giá trị khác. Hệ thống phải xử lý như thế nào
đó để tránh người dùng nhầm lẫn về thời gian và việc biến đổi giá cả.

Cơ sở dữ liệu (CSDL) thời gian phản ánh đầy đủ, chi tiết hơn thông tin ở
hiện tại và quá khứ. Yếu tố thời gian làm cho cơ sở dữ liệu (CSDL) đầy đủ về
mặt “lịch sử” dữ liệu hơn, nhưng đồng thời cũng làm cho nó phức tạp hơn.

Ví dụ 1.5: Bệnh nhân nhập viện sẽ được đo huyết áp hàng ngày (một hoặc
nhiều lần). Hệ CSDL thời gian có khả năng lưu trữ lại tất cả quá trình đo đạt
cụ thể về thời gian đo, số lần và đơn vị huyết áp… cho đến khi bệnh nhân ra

viện. Sau này có khả năng bệnh nhân nhập viện lần nữa, lịch sử bệnh án của
bệnh nhân vẫn được tìm thấy và có thể được tiếp tục lưu trữ thêm.

1.3 Mơ hình thực thể mối quan hệ thời gian (TimeER) [1] [2]

Để giải quyết vấn đề thiết kế các CSDL thời gian từ mức khái niệm, đã có
nhiều đề xuất về các mơ hình ER thời gian, như các mơ hình sau: TERM,
RAKE, MOTAR, TEER, STEER, ERT, TER, TempEER, TempRT, TERC+ ,
TimeER… tuy nhiên, trong khoá luận lần này, em chỉ tập trung nghiên cứu về
mơ hình TimeER.

4

Mơ hình TimeER là phát triển dựa vào mơ hình EER (Mơ hình thực thể
mối liên kết mở rộng).

Mơ hình này cho phép hỗ trợ các loại thời gian sau:
 Thời gian sống (LifeSpan) của một thực thể (ký hiệu là LS)
 Thời gian hợp lệ (Valid Time) của một sự kiện (ký hiệu là VT)
 Thời gian giao tác (Transaction Time) của một thực thể hoặc một sự
kiện (ký hiệu là TT)

Đối với các thực thể, hệ thống chỉ có thể hỗ trợ thời gian sống (LifeSpan,
ký hiệu là LS), hoặc thời gian giao tác (Transaction Time, ký hiệu là TT),
hoặc cả hai loại thời gian này tức LS+TT=LT (LifeTime, ký hiệu là LT).

Đối với các thuộc tính, hệ thống chỉ cho phép hỗ trợ thời gian hợp lệ
(Valid Time, ký hiệu là VT), hoặc thời gian giao tác (TT) hoặc cả hai loại thời
gian này tức VT+TT= BT (BiTemporal, ký hiệu là BT).


Ngồi ra, do một mối quan hệ có thể xem là một tập thực thể hoặc một
thuộc tính, nhờ vậy mà người thiết kế có thể xác định các yếu tố thời gian hỗ
trợ cho mối quan hệ đó nếu cần.

Dưới đây là mơ hình TimeER (Hình 2) được xây dựng trên mơ hình ER
(Hình 1) và mơ hình ER* (Hình 3) biểu diễn rõ hơn cho mơ hình TimeER:

5

Hình 1. Ví dụ về mơ hình ER

Hình 2. Ví dụ về mơ hình TimeER
6

Hình 3. Mơ hình ER* mơ tả rõ hơn cho mơ hình TimeER

1.4. So sánh mơ hình ER và mơ hình TimeER

- Giống nhau: Mơ hình ER và mơ hình Time ER đều là mơ hình mối
quan hệ thực thể ở mức khái niệm. Về mặt cấu trúc, hai mơ hình này
tương tự như nhau.
TimeER được coi như ER mở rộng.

- Khác nhau:
 Thực thể: Bên phía Time ER sẽ có phát sinh thêm thực thể mới liên
kết với thực thể cần hỗ trợ về mặt thời gian thực.

Ví dụ 1.6: Hình 3, thực thể NHÂN VIÊN phát sinh thêm quan hệ với
LifeTime


 Thuộc tính: Cũng tương tự như thực thể, thuộc tính bên phía
TimeER cũng sẽ phát sinh thêm thực thể hỗ trợ trên mối quan hệ
của thuộc tính đó với thực thể chính.

Ví dụ 1.7: Trên hình 3, thuộc tính lương của thực thể NHÂN VIÊN cũng
phát sinh BiTemporal hỗ trợ cho quan hệ của lương với thực thể NHÂN
VIÊN.

 Mối quan hệ: Mối quan hệ trong TimeER cũng có thể phát sinh
thực thể mới hỗ trợ nếu quan hệ đó được cho là cần thiết hỗ trợ thời
gian thực.
7

Ví dụ 1.8: Hình 3, mối quan hệ làm việc giữa NHÂN VIÊN với DỰ ÁN
phát sinh ValidTime hỗ trợ cho quan hệ làm việc.

 Thiết kế: Bên phía TimeER đòi hỏi độ phức tạp hơn so với ER.
TimeER đòi hỏi người thiết kế phải xác định được thực thể nào,
thuộc tính nào hay mối quan hệ nào cần thiết phải hỗ trợ thời gian
thực.

Cịn trong mơ hình ER khơng có những phát sinh như vậy.

1.5. Cách xây dựng mơ hình CSDL thời gian ở mức khái niệm [2]

Muốn có được mơ hình CSDL thời gian ở mức khái niệm (TimeER), từ
mơ hình ER truyền thống, chúng ta thực hiện qua các bước như sau:

Bước 1: Xác định đối tượng hỗ trợ thời gian, bao gồm: Thực thể, hay


thuộc tính, hay mối quan hệ.

Ví dụ 1.9: Ở hình 2, các thực thể, thuộc tính hay mối quan hệ được hỗ trợ

thời gian như: thực thể (NHÂN VIÊN, BỘ PHẬN), thuộc tính (Lương, Địa

chỉ, lợi nhuận, ngân sách), mối quan hệ “làm việc” giữa NHÂN VIÊN với

DỰ ÁN.

Bước 2: Xác định loại thời gian cần hỗ trợ cho các đối tượng, lưu ý các

loại thời gian phù hợp với từng đối tượng: LifeSpan, TranTime, ValidTime,

LifeTran, BiTemporal.

Ví dụ 1.10: Hình 2 hỗ trợ các loại thời gian cho từng đối tượng như sau:

ĐỐI TƯỢNG LOẠI ĐỐI TƯỢNG LOẠI THỜI GIAN HỖ

TRỢ

1.NHÂN VIÊN Thực thể LifeTran

2.BỘ PHẬN Thực thể TranTime

3. Lương Thuộc tính BiTemporal

4. Địa chỉ Thuộc tính ValidTime


5. Lợi nhuận Thuộc tính BiTemporal

6. Ngân sách Thuộc tính BiTemporal

8

7. Làm việc Mối quan hệ ValidTime

Bảng 1. Đối tượng và loại thời gian hỗ trợ

Bước 3: Sử dụng thực thể thời gian tương ứng (hình 2) và mối quan hệ nhị

nguyên S (1-n) để xây dựng mơ hình ER* biểu diễn dữ liệu thời gian.

Ví dụ 1.11: từ mơ hình ER truyền thống như Hình 1 ta xây dựng được mơ

hình TimeER như Hình 2.

1.6. Cách chuyển đổi từ mơ hình TimeER sang mơ hình R [1]

Chúng ta sẽ tìm hiểu cách chuyển đổi mơ hình TimeER sang mơ hình R:
Bước 1: Chuyển đổi các tập thực thể không tham gia vào mối quan hệ lớp
cha/lớp con
Với mỗi tập thực thể E không tham gia vào mối quan hệ lớp cha/lớp con
và có các thuộc tính đơn trị phi thời gian là A1, A2, …, An, ta xét hai trường
hợp sau:
a) Chuyển đổi tập thực thể mạnh1: Nếu E là tập thực thể mạnh có khóa ký
hiệu là ID(E), thì ta tạo một quan hệ được gọi là quan hệ chính biểu diễn với
tập thực thể E, ký hiệu là R(E), có tập thuộc tính là ID(E)  {A1, A2, …, An}.
Khóa chính của quan hệ R(E) là ID(E).

b) Chuyển đổi tập thực thể yếu2: Xét E là tập thực thể yếu của mối quan hệ
định danh S có tập thực thể chủ là E’. Giả sử E có khóa bộ phận là X{A1,
A2, …, An}. Khi đó, ta tạo ra một quan hệ chính R(E) có tập thuộc tính là FK
 {A1, A2, …, An}, với FK là khóa ngồi tham chiếu đến quan hệ R(E’). Khi
đó, khóa chính của R(E) là FK  X.

Hình 4. Nhãn thời gian hỗ trợ cho thực thể và mối quan hệ

1 Thực thể có thuộc tính khố cho chính mình
2 Thực thể khơng có thuộc tính khố cho chính mình. Khơng thể xác định khi k có thực thể chủ.

9

Gọi T’ T là các thuộc tính có gạch dưới trong bảng trên, khi đó khóa
chính của quan hệ TR(E) là FK  T’.

Hình 5. Chuyển đổi thực thể không tham gia vào lớp cha/con
Bước 2: Chuyển đổi các tập thực thể tham gia vào mối quan hệ lớp
cha/lớp con
Với mỗi mối quan hệ lớp cha/lớp con, trong đó lớp cha E có các lớp con là
S1, S2, …, Sn, ta tạo ra quan hệ chính R(E) tương ứng với tập thực thể E để
biểu diễn lớp cha E. Ngoài ra, giả sử mỗi lớp con Si có tập thuộc tính đơn trị
phi thời gian riêng là Xi, thì ta tạo thêm n quan hệ được gọi là các quan hệ
con, ký hiệu là SR(Si), có tập thuộc tính là FK  Xi (với i = 1..n) và khóa
chính là FK, ở đây FK là khóa ngồi tham chiếu đến quan hệ R(E).
Nếu E hoặc S1, S2, …, Sn có hỗ trợ yếu tố thời gian thì bổ sung thêm các
quan hệ thời gian tương ứng với các tập thực thể này như bước 1.
Bước 3: Chuyển đổi các thuộc tính đơn trị có yếu tố thời gian của một tập
thực thể. Với mỗi thuộc tính A của E là thuộc tính đơn trị có yếu tố thời gian,
nếu các yếu tố thời gian hỗ trợ cho thuộc tính A được ký hiệu bởi dấu *, thì ta

tạo thêm một quan hệ được gọi là quan hệ thời gian biểu diễn thuộc tính A
của E, ký hiệu là TRA(E), có tập thuộc tính là FK  A  T, với FK là khóa
ngồi tham chiếu đến quan hệ R(E), và T là tập các thuộc tính nhãn thời gian
tương ứng với ký hiệu * của thuộc tính A cho ở bảng sau:

10

Hình 6. Nhãn thời gian hỗ trợ cho các thuộc tính và mối quan hệ

Gọi T’ T là các thuộc tính có gạch dưới trong bảng trên, khi đó khóa
chính của quan hệ TRA(E) là FK  T’.

Bước 4: Chuyển đổi các thuộc tính đa trị Với mỗi thuộc tính A là thuộc
tính đa trị của một tập thực thể E thuộc dạng chuẩn PNF (Partitioned Normal
Form), hoặc xét tương tự, A là thuộc tính đa trị của một thuộc tính phức hợp
B, ta gọi R’ là quan hệ biểu diễn tập thực thể E (hoặc thuộc tính phức hợp B).
Khi đó, việc chuyển đổi thuộc tính đa trị A thành quan hệ tương ứng được xét
một cách đệ quy theo các trường hợp sau:

a) A là thuộc tính đơn:
Ta xét hai khả năng sau:

Nếu A là thuộc tính phi thời gian, thì ta tạo một quan hệ mới nhằm biểu
diễn thuộc tính A, ký hiệu là RA(E) (hoặc RA(B)), gồm các thuộc tính FK  A,
với FK là khóa ngồi tham chiếu đến quan hệ R’, và A’ là thuộc tính dùng để
lưu các giá trị của thuộc tính đa trị A, gọi tắt là thuộc tính tương ứng với A.
Khi đó, khóa chính của RA(E) (hoặc RA(B)) là FK  A’.

Nếu A có hỗ trợ yếu tố thời gian, thì ta tạo một quan hệ thời gian nhằm
biểu diễn thuộc tính A, ký hiệu là TRA(E) (hoặc TRA(B)), gồm các thuộc tính

FK  A’  T’ và có khóa chính là FK  A’  T, với FK là khóa ngồi tham
chiếu đến quan hệ R’, A’ là thuộc tính tương ứng với thuộc tính đa trị A.
Ngồi ra, T và T’ được xác định tương tự như bước 3.

b) A là thuộc tính phức hợp:
Nếu A là thuộc tính phức hợp có tập thuộc tính đơn trị phi thời gian là X và
khóa bộ phận là K, ta tạo một quan hệ mới nhằm biểu diễn thuộc tính A, ký
hiệu là RA(E) (hoặc RA(B)), gồm các thuộc tính FK  X và có khố chính là
FK  K, với FK là khóa ngồi tham chiếu đến quan hệ s.

11

Nếu thuộc tính A có hỗ trợ yếu tố thời gian, thì ta bổ sung thêm quan hệ
thời gian TRA(E) (hoặc TRA(B)) có tập thuộc tính là FK’  T và có khóa
chính là FK’  T’, với FK’ là khóa ngồi tham chiếu đến quan hệ RA(E)
(hoặc RA(B)). Ngoài ra, T và T’ được xác định tương tự như bước 3.

Trong trường hợp thuộc tính phức hợp A có chứa các thuộc tính đơn trị
thời gian, thì với mỗi thuộc tính đơn trị thời gian C, ta bổ sung thêm một quan
hệ thời gian TRC(A) biểu diễn thuộc tính C có tập thuộc tính là FK” C T
và khóa chính là FK”  T’, với FK” là khố ngồi tham chiếu đến quan hệ
RA(E) (hoặc RA(B)). Ngoài ra, T và T’ được xác định tương tự như bước 3.

Bước 5: Chuyển đổi các mối quan hệ phi thời gian
Việc chuyển đổi các mối quan hệ phi thời gian (nhị nguyên, phản xạ, đa
nguyên) giữa các tập thực thể được thực hiện như phương pháp chuyển đổi
truyền thống.

Bước 6: Chuyển đổi các mối quan hệ nhị ngun thời gian khơng có thuộc
tính


Xét mối quan hệ S là mối quan hệ nhị nguyên thời gian khơng có thuộc
tính giữa hai tập thực thể E1 và E2. Khi đó, ta tạo ra một quan hệ thời gian để
biểu diễn mối quan hệ nhị nguyên thời gian S, ký hiệu là TR(S), có tập thuộc
tính là FK1  FK2  T, với FK1 và FK2 lần lượt là các khố ngồi tham chiếu
đến quan hệ R(E1) và R(E2). Ngoài ra, tùy thuộc vào loại thời gian hỗ trợ cho
mối quan hệ S mà T được xác định như trong bảng 1 hoặc bảng 2. Khóa chính
của TR(S) là ID(S)  T’, với T’  T cũng được xác định như trong bảng 1
hoặc bảng 2. Ngoài ra, tùy thuộc vào các bản số (min, max) của mối quan hệ
S mà ID(S) được xác định như sau:

- Nếu S là mối quan hệ 1 - 1 thì ID(S) = FK1 hoặc ID(S) = FK2
- Nếu S là mối quan hệ 1 - nhiều thì ID(S) = FK2
- Nếu S là mối quan hệ nhiều - 1 thì ID(S) = FK1
- Nếu S là mối quan hệ nhiều - nhiều thì ID(S) = FK1  FK2.
Bước 7: Chuyển đổi các mối quan hệ nhị ngun thời gian có thuộc tính

12

Xét mối quan hệ S là mối quan hệ nhị nguyên thời gian giữa hai tập thực
thể E1 và E2, và có tập thuộc tính đơn trị phi thời gian X. Khi đó, ta cần tạo ra
hai quan hệ sau:

- Một quan hệ để biểu diễn mối quan hệ nhị nguyên S, ký hiệu là R(S), có
tập thuộc tính là FK1  FK2  X, với FK1 và FK2 lần lượt là các khóa ngồi
tham chiếu đến quan hệ R(E1) và R(E2). Khóa chính của R(S) là ID(S) cũng
được xác định tương tự như bước 6.

- Một quan hệ thời gian để biểu diễn yếu tố thời gian của mối quan hệ S,
ký hiệu là TR(S), có tập thuộc tính là FK  T và khóa chính là FK  T’, với

FK là khóa ngồi tham chiếu đến quan hệ R(S). Ngồi ra, T là các thuộc tính
nhãn thời gian tương ứng với yếu tố thời gian của mối quan hệ S, ở đây T và
T’ cũng được xác định như trong bảng 1 hoặc bảng 2.

Trong trường hợp mối quan hệ S có các thuộc tính có yếu tố thời gian, thì
ứng với mỗi thuộc tính A có yếu tố thời gian ta tạo ra một quan hệ thời gian,
ký hiệu là TRA(S), có tập thuộc tính là FK’  A  TA và khóa chính là FK’
 TA’, với FK’ là khóa ngồi tham chiếu đến quan hệ R(S). Ngoài ra, TA là
các thuộc tính nhãn thời gian tương ứng với yếu tố thời gian của thuộc tính A.
TA và TA’ cũng được xác định như trong bảng 2.

Lưu ý rằng, việc chuyển đổi các mối quan hệ có yếu tố thời gian khác
(khơng thuộc tính hay có thuộc tính), như mối quan hệ phản xạ, mối quan hệ
đa nguyên cũng được thực hiện tương tự như bước 6 hoặc bước 7

Khi chuyển đổi từ TimeER sang R ở mức vật lý, mơ hình R đạt các dạng
chuẩn:

 1NF (First Normal Form )
Một quan hệ R được gọi là đạt dạng chuẩn 1NF nếu và chỉ nếu tất cả
các thuộc tính của R thoả mãn: đều là ngun tố, khơng có thuộc tính
đơn trị, khơng có thuộc tính phức hợp.

 2NF (Second Normal Form )

13

Một quan hệ R được gọi là đạt dạng chuẩn 2NF nếu R đã là 1NF và tất
cả các thuộc tính khơng khố đều phụ thuộc hàm vào khoá.
 3NF (Third Normal Form )

Một quan hệ R được gọi là đạt dạng chuẩn 3NF nếu R đã là 2NF và
mọi thuộc tính khơng khố khơng phụ thuộc bắc cầu vào khoá.
 BCNF (Boyce Codd Normal Form)
Một quan hệ R được gọi là đạt dạng chuẩn BCNF nếu quan hệ đó đã là
3NF và khơng có thuộc tính khố mà phụ thuộc hàm vào thuộc tính
khơng khố.

14

Chương 2: HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỒ SƠ BỆNH ÁN

2.1. Mô tả hồ sơ bệnh án và quy trình làm việc
2.1.1. Mô tả hồ sơ bệnh án

Dưới đây là một số mẫu thông tin thu thập được nằm trong hồ sơ bệnh án

15


×