Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

Nâng cao chất lượng tín dụng tại phòng giao dịch ngân hàng csxh huyện trà bồng, tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.17 KB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

NGUYỄN VĂN LỘC

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI PHỊNG
GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CSXH HUYỆN TRÀ BỒNG,

TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

ĐÀ NẴNG – 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

NGUYỄN VĂN LỘC

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI PHỊNG
GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CSXH HUYỆN TRÀ BỒNG,

TỈNH QUẢNG NGÃI

Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng

Mã số : 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Đức Toàn


ĐÀ NẴNG – 2021

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng luận văn thạc sĩ “Nâng cao chất lượng tín dụng
tại Phịng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi” là
cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa
từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác từ trước đến nay.

Quảng Ngãi, ngày 02 tháng 3 năm 2021
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Lộc

ii

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả q thầy cơ đã giảng
dạy trong chương trình Cao học Tài chính - Ngân hàng khóa 16 Trường Đại
học Duy Tân, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích về
tài chính ngân hàng làm cơ sở cho tôi thực hiện tốt luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS. TS. Lê Đức Toàn, người thầy
đã tận tâm, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tơi trong suốt thời gian thực hiện
luận văn.


Xin gửi lời tri ân đến gia đình, bạn bè và tất cả những người thân yêu đã
luôn động viên, khích lệ, giúp đỡ tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.

iii

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..........................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................2

4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................3

5. Bố cục đề tài.................................................................................................3

6. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài...................................................3

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA

NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI.................................................................7

1.1. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI................................7

1.1.4. Các phương thức cho vay của ngân hàng chính sách xã hội.................10


1.1.4.1. Cho vay trực tiếp................................................................................10

1.1.4.2. Cho vay ủy thác.................................................................................11

1.2. CÁC CHƯƠNG TRÌNH CHO VAY ĐÃ VÀ ĐANG TRIỂN KHAI TẠI

NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI.................................................................15

1.2.1. Cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo......................15

1.2.2. Cho vay học sinh sinh viên có hồn cảnh khó khăn..............................16

1.2.3. Cho vay Hổ trợ tạo việc làm, duy trì và mở tộng việc làm....................17

1.2.4. Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước

ngồi........................................................................................................................ 18

1.2.5. Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước

ngồi tại huyện nghèo..............................................................................................19

1.2.6. Cho vay ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải

tạo, sửa chữa nhà để ở.............................................................................................19

1.2.7. Cho vay các đối tượng khác..................................................................20

1.3. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN


HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI..............................................................................23

1.3.1. Đối với người vay vốn..........................................................................23

iv

1.3.2. Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội...................................................23
1.3.3. Đối với nền kinh tế, xã hội....................................................................27
1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI.................................................................28
1.4.1. Nhân tố khách quan...............................................................................28
1.4.2. Nhân tố chủ quan..................................................................................30
1.5. KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CHO CÁC
ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH
TRONG NƯỚC, BÀI HỌC RÚT RA CHO PHÒNG GIAO DỊCH NHCSXH
HUYỆN TRÀ BỒNG..............................................................................................33
1.5.1. Kinh nghiệm các tổ chức tài chính trong nước......................................33
1.5.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Phòng giao dịch NHCSXH huyện Trà
Bồng........................................................................................................................ 37
TÓM TẮT CHƯƠNG 1..................................................................................38
Chương 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI PHỊNG
GIAO DỊCH NHCSXH HUYỆN TRÀ BỒNG....................................................39
2.1. SƠ LƯỢC VỀ PHÒNG GIAO DỊCH NHCSXH HUYỆN TRÀ BỒNG. 39
2.1.1. Tổ chức bộ máy....................................................................................39
2.1.2. Kết quả hoạt động.................................................................................41
2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI PHỊNG GIAO DỊCH
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN TRÀ BỒNG.............................43
2.2.1. Dưới góc độ người vay vốn...................................................................43
2.2.2. Dưới góc độ Ngân hàng Chính sách xã hội...........................................47
2.2.3. Dưới góc độ nền kinh tế, xã hội............................................................63

2.3. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN...65
2.3.1. Những kết quả đạt được........................................................................65
2.3.2. Hạn chế.................................................................................................66
2.3.3. Nguyên nhân.........................................................................................67
TÓM TẮT CHƯƠNG 2..................................................................................69

v

Chương 3. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NHCSXH HUYỆN TRÀ
BỒNG..................................................................................................................... 70

3.1. MỤC TIÊU CỦA PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
XÃ HỘI HUYỆN TRÀ BỒNG ĐẾN NĂM 2025...................................................70

3.1.1. Mục tiêu tổng quát................................................................................70
3.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI
PHỊNG GIAO DỊCH NHCSXH HUYỆN TRÀ BỒNG.........................................72
3.2.1. Giải pháp từ Phòng giao dịch NHCSXH huyện Trà Bồng....................72
3.2.2. Giải pháp từ Tổ TK&VV......................................................................78
3.2.3. Giải pháp từ Hội đoàn thể nhận ủy thác................................................80
3.2.4. Giải pháp từ chính quyền các cấp.........................................................82
3.2.5. Giải pháp từ Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện..............................83
3.2.6. Nhóm giải pháp từ khách hàng.............................................................85
3.2.7. Một số giải pháp khác:..........................................................................85
3.3. KIẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÀ CÁC CƠ QUAN
LIÊN QUAN...........................................................................................................86
3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước......................................................86
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam.........................86
3.3.3. Kiến nghị với chính quyền đại phương các cấp....................................87

TÓM TẮT CHƯƠNG 3..................................................................................90
KẾT LUẬN....................................................................................................91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CN Chi nhánh
CQĐP Chính quyền địa phương
ĐBDTTS ĐBKK Đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn
DSCV Doanh số cho vay
DSTN Doanh số thu nợ
DTTS Dân tộc thiểu số
HĐQT Hội đồng quản trị
HĐT Hội đoàn thể
HN và CĐTCSK Hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác
HSSV Học sinh sinh viên
NHCSXH Ngân hàng Chính sách xã hội
NHTM Ngân hàng thương mại
NQH Nợ quá hạn
NS và VSMT Nước sạch và vệ sinh môi trường
NSNN Ngân sách Nhà nước
PGD Phòng giao dịch
SXKD Sản xuất kinh doanh
TDƯĐ Tín dụng ưu đãi
TK&VV Tiết kiệm và vay vốn
UBND Ủy ban nhân dân
XĐGN Xóa đói giảm nghèo

XKLĐ Xuất khẩu lao động

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu Tên bảng Trang
Bảng 2.1 42
Bảng 2.2 Dân số và các đối tượng chính sách huyện Trà Bồng 43
Bảng 2.3 giai đoạn 2017-2019 49
Bảng 2.4 50
Bảng 2.5 Kết quả hoạt động cơ bản tại Phòng giao dịch
Bảng 2.6 NHCSXH huyện Trà Bồng giai đoạn 2017-2019 53
Bảng 2.7 54
Bảng 2.8 Dư nợ, số lượng khách hàng vay vốn tại Phòng giao
Bảng 2.9 dịch NHCSXH huyện Trà Bồng giai đoạn 2017-2019 57
Bảng 2.10 58
Bảng 2.11 Tình hình dư nợ các chương trình cho vay của Phịng 59
Bảng 2.12 giao dịch NHCSXH huyện Trà Bồng giai đoạn 2017- 60
Bảng 2.13 2019 61
62
Bảng 2.14 Dư nợ tại các xã trực thuộc Phòng giao dịch NHCSXH 65
huyện Trà Bồng giai đoạn 2017-2019
66
Các chương trình cho vay có phát sinh nợ quá hạn tại
Phòng giao dịch NHCSXH huyện Trà Bồng 2017-
2019

Các nguyên nhân chính gây phát sinh nợ quá hạn


Tỷ lệ nợ quá hạn giai đoạn tại Phòng giao dịch
NHCSXH huyện Trà Bồng giai đoạn 2017-2019

Vốn bị xâm tiêu, chiếm dụng tại Phòng giao dịch
NHCSXH huyện Trà Bồng qua 3 năm 2017-2019

Vịng quay vốn tín dụng tại Phòng giao dịch
NHCSXH huyện Trà Bồng qua 3 năm 2017-2019

Kết cấu dư nợ cho vay tại Phòng giao dịch NHCSXH
huyện Trà Bồng qua 3 năm 2017-2019

Tình hình thu lãi, lãi tồn đọng tại Phịng giao dịch
NHCSXH huyện Trà Bồng giai đoạn 2017-2019.

Số hộ vay thoát nghèo nhờ nguồn vốn cho vay của
Phòng giao dịch NHCSXH huyện Trà Bồng giai đoạn
2017-2019

Số lao động được tạo việc làm nhờ nguồn vốn cho vay
của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Trà Bồng giai
đoạn 2017-2019

viii

ix

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Số hiệu Tên sơ đồ Trang

sơ đồ 40
Sơ đồ 2.1. Mơ hình tổ chức bộ máy của Phòng giao dịch 55
NHCSXH huyện Trà Bồng
Biểu đồ Biểu đồ thể hiện diễn biến nợ quá hạn các chương
2.1. trình cho vay tại Phịng giao dịch NHCSXH huyện
Trà Bồng giai đoạn 2017-2019

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Do yêu cầu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội và mục tiêu đưa
nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo việc làm, cơ bản xóa đói, giảm
số hộ nghèo, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, tách biệt tín dụng chính sách ra
khỏi tín dụng thương mại, từng bước lành mạnh hóa hoạt động của ngân
hàng. Ngày 04/10/2002, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 131/2002/QĐ
– TTg thành lập NHCSXH trên cở sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người
nghèo. Với vị thế là một ngân hàng chính sách của Chính phủ có chức năng
chun biệt là thực hiện mục tiêu XĐGN và tạo việc làm. Mục tiêu hoạt động
của NHCSXH khơng vì lợi nhuận, thơng qua phương thức tín dụng nhằm tập
trung tốt hơn các nguồn lực để hỗ trợ tài chính đối với HN và CĐTCSK, giúp
họ có điều kiện tự cải thiện cuộc sống. Sau hơn 15 năm hoạt động, NHCSXH
đã góp phần to lớn trong công cuộc XĐGN của đất nước và đưa nước ta vượt
ra khỏi danh sách các nước đang phát triển có thu nhập thấp.
PGD NHCSXH huyện Trà Bồng được thành lập theo Quyết định số 543/
QĐ-HĐQT ngày 10/05/2003 của Chủ tịch HĐQT NHCSXH. Trong hơn 17
năm hoạt động, PGD NHCSXH huyện Trà Bồng đã vượt qua khó khăn thử
thách đáp ứng vốn cho gần 17.870 hộ nghèo, hộ cận nghèo vay vốn phát triển
SXKD, cho vay tạo việc làm cho gần 1.144 lao động và các đối tượng chính

sách vay vốn đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà trong những năm gần đây chất lượng hoạt
động tín dụng của PGD NHCSXH huyện Trà Bồng còn nhiều vấn đề tồn tại
như: Nợ xấu và lãi tồn đọng còn lớn, hiệu quả XĐGN chưa cao, chất lượng
hoạt động tín dụng chưa được đồng đều giữa các địa phương, ... Những vấn
đề trên phần nào ảnh hưởng đến công cuộc giảm nghèo và phát triển kinh tế

2

xã hội của huyện Trà Bồng
Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt

động tín dụng tại PGD NHCSXH huyện Trà Bồng trong thời gian tới có ý
nghĩa rất quan trọng. Bởi vì lý do đó nên tơi chọn đề tài “Nâng cao chất lượng
tín dụng tại Phịng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng
Ngãi” làm đề tài luận văn của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung:
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng
trong thời gian qua, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng
tại PGD NHCSXH huyện Trà Bồng trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về tín dụng NHCSXH, các tiêu chí đánh
giá chất lượng hoạt động tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
hoạt động tín dụng tại NHCSXH.
- Phân tích đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng tại PGD
NHCSXH huyện Trà Bồng giai đoạn 2017-2019 trên cơ sở các tiêu chí đánh
giá đã được xây dựng. Rút ra những mặt làm được, mặt hạn chế và nguyên
nhân của những mặt hạn chế về chất lượng hoạt động tín dụng tại PGD

NHCSXH huyện Trà Bồng.
- Trên cơ sở định hướng chung của NHCSXH Việt Nam, của chi nhánh
NHCSXH tỉnh Quảng Ngãi, định hướng cụ thể của PGD NHCSXH huyện Trà
Bồng cùng với việc phân tích ngun nhân của những mặt cịn hạn chế để từ
đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt
động tín dụng tại PGD NHCSXH huyện Trà Bồng trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng hoạt động tín dụng tại PGD

3

NHCSXH huyện Trà Bồng
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh

giá chất lượng hoạt động tín dụng tại PGD NHCSXH huyện Trà Bồng từ năm
2017 đến năm 2019 và đề xuất giải pháp cho thời gian tiếp theo.

4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích và yêu cầu nghiên cứu, luận văn đã sử dụng tổng
hợp các phương pháp để xử lý số liệu thông tin thu thập được, cụ thể như:
Các phương pháp lý luận kết hợp với thực tiễn, phân tích tổng hợp, logic.
5. Bố cục đề tài
Nghiên cứu này gồm có 3/3 chương với nội dung chính như sau:
- Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA
NHCSXH.
- Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI PHÒNG
GIAO DỊCH NHCSXH HUYỆN TRÀ BỒNG.
- Chương 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI PHỊNG GIAO DỊCH NHCSXH HUYỆN TRÀ
BỒNG.

6. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
Dựa trên tầm quan trọng và thực tiễn của vấn đề tín dụng của Ngân hàng
Chính sách xã hội nên đã có nhiều tác giả lựa chọn nghiên cứu và giải quyết
vấn đề này ở các giác độ khác nhau. Trong đó có thể kể đến một số các
nghiên cứu nổi bật như sau:
- “Hồn thiện hoạt động tín dụng ưu đãi của chi nhánh Ngân hàng chính
sách xã hội tỉnh Phú Thọ”- Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thanh Tĩnh,
năm 2014. Trong đề tài này tác giả đã đề cập được các yếu tố tác động đến
hoạt động TDƯĐ; nguyên nhân, hạn chế và hệ thống các giải pháp để hoàn
thiện hoạt động TDƯĐ. Tuy nhiên các yếu tố tác động mà tác giả nêu còn sơ

4

sài, chưa phân tích rõ tác động của từng yếu tố đến chất lượng TDƯĐ, tác giả
có đưa ra một số giải pháp tuy nhiên lại thiếu các giải pháp để giải quyết các
vấn đề hạn chế mà tác giả nêu ra trước đó.

- “Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện
Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị” Luận văn thạc sỹ của tác giả Lê Ngọc Hải, năm
2018.Trong đề tài này tác giả nêu được các yếu tố định tính và định lượng ảnh
hưởng đến chất lượng tín dụng tại NHCSXH cùng với đó là các mơ hình để
đánh giá chất lượng dịch vụ tín dụng. Tuy nhiên ở phần thực tiễn, mơ hình
nghiên cứu đề xuất của tác giả là mơ hình Serverqual của Parasuraman và
cộng sự chỉ phù hợp với việc đánh giá chất lượng dịch vụ tín dụng tại các
NHTM. Ngân hàng chính sách xã hội với đặc thù riêng là hoạt động cho vay
ủy thác qua các tố chức chính trị xã hội ở địa phương nên việc áp dụng mơ
hình này để đánh giá là chưa hiệu quả. Bên cạnh đó nhóm giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng tín dụng mà tác giả đưa ra ở chương 3 chưa sát với thực
tế và chưa giải quyết được các vấn đề còn tồn tại ở chương 2.


- “Hoàn thiện cơng tác cho vay hộ nghèo tại Phịng giao dịch Ngân hàng
Chính sách xã hội huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam” Luận văn thạc sỹ của
tác giả Trần Thị Huỳnh Thảo, năm 2018. Về mặt lý luận: tác giả đã khái quát
được những vấn đề lý luận về cho vay hộ nghèo, đặc biệt tổng hợp được các
nhân tố bên trong, bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động cho vay hộ nghèo như
điều kiện tự nhiên, xã hội, điều kiện kinh tế, chính sách nhà nước, bản thân hộ
nghèo, nguồn lực và năng lực quản lý điều hành của ngân hàng. Về mặt thực
tiễn: Tác giả đã đã chỉ ra những mặt tích cực, hạn chế trong hoạt động cho
vay hộ nghèo trên địa bàn nông thôn miền núi do khả năng nhận thức, ý thức
trả nợ và chấp hành các quy định cho vay của khách hàng. Ngoài ra, luận văn
đã thực hiện điều tra xã hội học về hoạt động cho vay hộ nghèo để đưa ra kết
luận về thành tựu, hạn chế và nguyên nhân tác động đến cho vay hộ nghèo.

5

Do đó, các giải pháp đề xuất khá chi tiết, cụ thể, có tính khả thi cao khi áp
dụng vào thực tiễn.

- “Nâng cao chất lượng cho vay thuộc chương trình tín dụng học sinh
sinh viên tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị”. Luận
văn thạc sỹ của tác giả Hồ Tiến Linh, năm 2018.Về mặt lý luận tác giả đã nêu
ra được có đặc điểm cơ bản cúa chương trình tín dụng dành cho học sinh sinh
viên tại Ngân hàng chính sách cùng với đó là các yếu tố ảnh hưởng cũng như
các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay chương trình này. Về mặt thực tiễn
tác giả đã xây dựng được mơ hình hồi quy để đánh giá các yếu tố tác động
đến chất lượng tín dụng dành cho học sinh sinh viên và xác định được yếu tố
nào là quan trọng nhất. Tuy nhiên phần giải pháp tác giả nêu ra các giải pháp
chỉ ở mức chung chung không cụ thể.

Về bài báo khoa học:

Bài báo “Nâng cao hiệu quả tín dụng hộ nghèo tại Ngân hàng Chính
sách xã hội huyện Tân Kỳ, Nghệ An”,của tác giả Phan Thanh Tú ,Tạp chí Tài
chính số 3/2014, tác giả cho rằng: Hoạt động của NHCSXH đóng vai trị quan
trọng trong việc thực hiện chương trình giảm nghèo nhanh, tạo việc làm, đảm
bảo an sinh xã hội. Sau 10 năm thực hiện TDƯĐ đối với hộ nghèo, hoạt động
tín dụng của NHCSXH huyện Tân Kỳ đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, tạo
việc làm ổn định, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần đưa lại cuộc sống ấm no
cho người nghèo, giảm dần khoảng cách với hộ giàu, các hộ nghèo. Tuy
nhiên, cơ chế cho vay cịn phức tạp, phiền hà vì phải qua nhiều khâu, nhiều
ngành, nhiều cấp trung gian xét duyệt nhưng trách nhiệm không rõ ràng nên
thường rất chậm.
Ngồi ra cịn có các đề tài, các bài viết khác đăng tải trên các tạp chí
chuyên ngành. Đây là các cơng trình nghiên cứu có giá trị tham khảo rất tốt
về lý luận và thực tiễn. Ở các cơng trình khoa học trên vấn đề nâng cao chất

6

lượng tín dụng đã được nhiều tác giả đề cập đến, tuy nhiên mỗi đề tài có một
cách tiếp cận và nội dung nghiên cứu khác nhau tùy vào tình hình thực tế, đặc
điểm kinh tế, văn hóa của từng địa phương. Do đó, khi áp dụng với địa
phương huyện Trà Bồng thì các giải pháp này khơng cịn phù hợp nữa.

Vì vậy, việc lựa chọn nghiên cứu của tác giả về nâng cao chất lượng tín
dụng tại Phịng giao dịch NHCSXH huyện Trà Bồng có sự khác biệt về thực
tiễn đối với các cơng trình khoa học, hay các luận văn, luận án đã được công
bố. Mặt khác, với tư cách là người đã và đang trực tiếp làm việc tại Phòng
giao dịch NHCSXH huyện Trà Bồng, hy vọng rằng tôi sẽ có đóng góp phần
nào đó cho sự phát triển của đơn vị.

7


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN
HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

1.1. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
1.1.1. Tín dụng Ngân hàng
a. Khái niệm
 Tín dụng
Tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa

người đi vay và người cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả vào một ngày xác
định trong tương lai [4].

Tính chất của tín dụng: Tín dụng trước hết chỉ là sự chuyển giao quyền
sử dụng một số tiền (hiện kim) hoặc tài sản (hiện vật) từ chủ thể này sang chủ
thể khác, chứ không làm thay đổi quyền sở hữu chúng; Tín dụng bao giờ cũng
có thời hạn và phải được “hồn trả”; Giá trị của tín dụng khơng những được
bảo tồn mà còn được nâng cao nhờ lợi tức tín dụng.

Như vậy một quan hệ tín dụng phải thỏa mãn những đặc trưng sau:
- Là quan hệ chuyển nhượng mang tính chất tạm thời;
- Tính hồn trả;
- Quan hệ tín dụng dựa trên sự tin tưởng giữa người đi vay và người
cho vay.
Từ các khái niệm trên cho thấy bản chất tín dụng là một giao dịch về tiền
hoặc giấy tờ có giá trị như tiền dựa trên cơ sở có khả năng hồn trả. Cơ sở để
quyết định một khoản tín dụng là lịng tin của chủ nợ về khả năng thanh toán
của con nợ, là sự tín nhiệm, sự tin tưởng lẫn nhau. Trong đó hành động hồn

trả là đặc trưng bản chất của tín dụng, là dấu hiệu tiêu biểu để phân biệt tín
dụng với các dạng hỗ trợ tài chính khơng phải hồn trả gốc và lãi.

8

 Tín dụng Ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng với các xí
nghiệp, tổ chức kinh tế, các tổ chức và cá nhân được thực hiện dưới hình thức
ngân hàng đứng ra huy động vốn bằng tiền và cho vay (cấp tín dụng) đối với
các đối tượng nói trên [3].
Tín dụng ngân hàng có thế mở rộng cho mọi đối tượng trong xã hội, nó
có thế xâm nhập vào các ngành, với nhiềụ loại hình và quy mơ hoạt động lớn,
vừa và nhỏ; không những xâm nhập vào lĩnh vực SXKD mà còn xâm nhập
vào nhiều lĩnh vực như dịch vụ, đời sống. Tín dụng ngân hàng có tác dụng rất
lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế xã hội .
1.1.2. Tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội
Từ thực tiễn hoạt động XĐGN ở nước ta trong thời gian qua cho thấy:
Tín dụng vi mơ có mối liên hệ mật thiết với phát triển sản xuất nhỏ, sản xuất
nông nghiệp và giảm tỷ lệ nghèo đói. Việc cung cấp tài chính vi mơ cho
người nghèo và các đối tượng chính sách khác thơng qua hoạt động tín dụng
sẽ mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với cấp phát, tài trợ cho khơng. Q
trình tập trung các nguồn vốn và chu chuyển qua hình thức tín dụng đã tạo
được một khối lượng vốn gấp nhiều lần để hỗ trợ người nghèo, đồng thời giúp
người nghèo và các đối tượng chính sách khác biết cách làm ăn, quan tâm đến
hiệu quả đồng vốn, làm quen với dịch vụ tài chính-ngân hàng và cơ chế thị
trường, trách tình trạng ỷ lại thụ động, khơi dậy bản năng tự vượt khó vươn
lên thốt nghèo, tiến tới làm giàu. Chính vì vậy, chính sách tín dụng đối với
người nghèo và các đối tượng chính sách khác là cơng cụ quan trọng nhất để
thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia XĐGN, bảo đảm an sinh xã hội.
Chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách

khác là việc Nhà nước tổ chức huy động các nguồn lực tài chính để cho vay
đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác nhằm tạo việc làm, cải


×