Tải bản đầy đủ (.doc) (173 trang)

Thực trạng ung thư dạ dày và mối liên quan với hút thuốc và thói quen dinh dưỡng trên cộng đồng dân cư 3 tỉnh miền bắc việt nam được theo dõi dọc trong thời gian 2008 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 173 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

LÊ XUÂN HƯNG

THỰC TRẠNG UNG THƯ DẠ DÀY VÀ
MỐI LIÊN QUAN VỚI HÚT THUỐC VÀ

THÓI QUEN DINH DƯỠNG TRÊN
CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ 3 TỈNH MIỀN
BẮC VIỆT NAM ĐƯỢC THEO DÕI DỌC

TRONG THỜI GIAN 2008-2019

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

HÀ NỘI-2023

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
==========
LÊ XUÂN HƯNG

THỰC TRẠNG UNG THƯ DẠ DÀY VÀ MỐI LIÊN
QUAN VỚI HÚT THUỐC VÀ THÓI QUEN DINH
DƯỠNG TRÊN CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ 3 TỈNH
MIỀN BẮC VIỆT NAM ĐƯỢC THEO DÕI DỌC

TRONG THỜI GIAN 2008-2019


Chuyên ngành : Y tế công cộng
Mã số: 9720701

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Lê Trần Ngoan
2. PGS. TS. Trần Bảo Long

HÀ NỘI-2023

LỜI CÁM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài này tôi đã nhận được rất nhiều sự
giúp đỡ của Lãnh đạo cơ quan, các đơn vị, Thầy Cô, đồng nghiệp, các người
dân, bạn bè và gia đình thân yêu của mình.

Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng tri ân sâu sắc tới PGS. TS. Lê Trần Ngoan
và PGS. TS. Trần Bảo Long, là những người thầy, người hướng dẫn khoa
học, đã tận tình giúp đỡ, động viên tơi trong suốt q trình học tập, trực tiếp
hướng dẫn tơi thực hiện nghiên cứu, góp ý và sửa chữa luận án.

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến những thầy cô, đồng nghiệp,
những người đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ tôi trong q trình thực hiện luận
án:

 Ban Giám Hiệu; Phịng Quản lý Đào tạo Sau Đại Học-Trường Đại học Y
Hà Nội.

 Ban Lãnh Đạo; Phòng Đào tạo, Nghiên cứu khoa học và Hợp tác Quốc tế

- Viện Đào tạo YHDP và YTCC.

 PGS. TS. Đỗ Thị Thanh Toàn và tập thể cán bộ nhân viên Bộ môn Phương
pháp nghiên cứu và Thống kêy sinh-Viện Đào tạo YHDP và YTCC đã giúp
đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu.

 Tập thể cán bộ nhân viên của các trạm y tế xã: Dạ Trạch, Đồng Tiến,
Phùng Hưng thuộc Khối Châu, Hưng n; Bắc Hồng, Việt Hùng, Đơng
Hội, Liên Ninh, Thượng Cát thuộc TP Hà Nội, Tử Đà thuộc Phù Ninh,
Phú Thọ cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các người dân cùng gia đình
của họ đã giúp tơi có được các số liệu trong luận án này.

Xin cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp cùng các học trò thân yêu đã giúp
đỡ tơi trong q trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án.

Cuối cùng, tôi xin ghi nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục của bố mẹ tôi.
Cảm ơn mẹ vợ, anh chị và các cháu tôi cùng sự ủng hộ, động viên của vợ đã
luôn ở bên tôi, là chỗ dựa vững chắc để tơi n tâm học tập và hồn thành
luận án.

Hà Nội, tháng năm 2023

Lê Xuân Hưng

LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Lê Xuân Hưng, nghiên cứu sinh khóa 37, Trường Đại học Y Hà
Nội, chuyên ngành Y tế công cộng, xin cam đoan:

1. Đây là luận án do bản thân tơi trực tiếp thực hiện có phối hợp với
các thành viên trong nhóm nghiên cứu.


2. Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.

3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ
sở nơi nghiên cứu.

Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Người viết cam đoan

Lê Xuân Hưng

Chữ viết tắt DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Ý nghĩa
Tên viết tắt

AUC Area Under Curver Diện tích dưới đường cong
ASR Age - Standardised Rate Tỉ lệ chuẩn hóa theo tuổi
ASIR Age Standardised Incidence Rate Tỉ lệ mắc chuẩn hóa theo tuổi
cs Cộng sự

CDC Centers for Disease Control Trung tâm kiểm soát và
and phòng chống bệnh tật
KTC
DNA Prevention Khoảng tin cậy
truyền Vật liệu di
H. pylori Confidence Interval
HR
IARC Deoxyribose Nucleic Acid


n Helicobacter pylori Vi khuẩn HP
OR Hazard Ratio Tỷ suất rủi ro-nguy hiểm
RR International Agency for Tổ chức nghiên cứu ung
P Research on Cancer thư quốc tế
TB Số lượng
SD Odds Ratio Tỷ suất chênh
STST Relative Risk Nguy cơ tương đối
p-value Giá trị p
UTDD Trung Bình
UTĐTT Standard Deviation Độ lệch chuẩn
VA Salt Taste Sensitivity Threshold Ngưỡng nhạy cảm với vị
muối
WHO Ung Thư Dạ Dày
Ung Thư Đại Trực Tràng Xác định nguyên nhân tử
Verbal Autopsy vong qua phỏng vấn
Tổ chức Y tế thế giới
World Health Organization

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN.............................................................................3

1.1. Một số khái niệm....................................................................................3
1.1.1. Ung thư............................................................................................3
1.1.2. Ung thư dạ dày................................................................................3
1.1.3. Chế độ ăn uống................................................................................3
1.1.4. Thuốc lá và sử dụng thuốc lá..........................................................3

1.2. Dịch tễ học ung thư dạ dày.....................................................................3

1.2.1. Tình hình ung thư dạ dày trên Thế giới...........................................4
1.2.2. Tình hình ung thư dạ dày tại Việt Nam...........................................9

1.3. Phân loại ung thư dạ dày......................................................................12
1.3.1. Theo vị trí......................................................................................12
1.3.2. Theo mơ bệnh học.........................................................................12

1.4. Cơ chế bệnh sinh của ung thư dạ dày...................................................13
1.5. Điều trị và tiên lượng ung thư dạ dày...................................................14
1.6. Các nghiên cứu về thực trạng ung thư dạ dày......................................15

1.6.1. Trên Thế giới.................................................................................15
1.6.2. Tại Việt Nam.................................................................................17
1.7. Hút thuốc và ung thư dạ dày................................................................19
1.7.1. Các nghiên cứu về mối liên quan giữa hút thuốc và ung thư dạ dày
................................................................................................................ 19
1.7.2. Các nghiên cứu về hút thuốc với ung thư dạ dày trong mối liên
quan với các yếu tố khác.........................................................................20
1.8. Dinh dưỡng và ung thư dạ dày.............................................................26
1.8.1. Thịt đỏ, thịt chế biến sẵn...............................................................26
1.8.2. Chất béo.........................................................................................28

1.8.3. Muối..............................................................................................28
1.8.4. Rau và trái cây...............................................................................30
1.8.5. Uống rượu.....................................................................................30
1.8.6. Trà xanh.........................................................................................32
1.8.7. Dưa muối.......................................................................................34
1.8.8. Cách chế biến................................................................................35
1.9. Một số yếu tố liên quan đến nguy cơ tử vong do ung thư dạ dày........37
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............38

2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................38
2.1.1. Chọn địa bàn nghiên cứu...............................................................38
2.1.2. Chọn hộ gia đình tham gia nghiên cứu.........................................39
2.1.3. Chọn các cá nhân tham gia nghiên cứu.........................................40
2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................40
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................40
2.2.2. Cỡ mẫu..........................................................................................41
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................43
2.3.1. Thời gian nghiên cứu....................................................................43
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu.....................................................................43
2.4. Biến số nghiên cứu...............................................................................43
2.4.1. Bệnh ung thư dạ dày (nguyên nhân chính gây tử vong)...............44
2.4.2. Thông tin chung............................................................................44
2.4.3. Đánh giá phơi nhiễm.....................................................................44
2.5. Kỹ thuật và công cụ..............................................................................46
2.6. Quản lý và phân tích số liệu.................................................................49
2.7. Sai số và khống chế sai số....................................................................50
2.7.1. Sai số nhớ lại.................................................................................50
2.7.2. Sai số hệ thống..............................................................................50

2.7.3. Yếu tố nhiễu..................................................................................50
2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu........................................................51
2.9. Sơ đồ nghiên cứu..................................................................................51
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................54
3.1. Đặc điểm của nhóm đối tượng nghiên cứu..........................................54
3.2. Thực trạng tử vong do ung thư dạ dày.................................................57

3.2.1. Phân bố tử vong chung theo nhóm nguyên nhân..........................57
3.2.2. Tỷ suất tử vong do ung thư dạ dày trên 100.000...........................59
3.2.3. Tỷ suất tử vong trên 100.000 liên quan đến hút thuốc..................60

3.2.4. Tỷ suất tử vong trên 100.000 liên quan đến dinh dưỡng...............61
3.3. Mối liên quan giữa hút thuốc và ung thư dạ dày..................................63
3.3.1. Tình trạng hút thuốc lá và với đặc điểm của đối tượng tham gia
nghiên cứu...............................................................................................63
3.3.2.Mối liên quan giữa hút thuốc lào, hút thuốc lá và ung thư dạ dày 65
3.3.3. Mối liên quan giữa hút cả thuốc lào và thuốc lá với ung thư dạ dày
................................................................................................................ 67
3.3.4. Mối liên quan giữa hút thuốc lá và thi thoảng hút thuốc lào với
ung thư dạ dày.........................................................................................70
3.3.5. Mối liên quan giữa hút thuốc và ung thư dạ dày theo giới............73
3.3.6.Mối liên quan giữa hút cả thuốc lá và thuốc lào với ung thư dạ dày
theo giới……............................................................................................75
3.3.7. Mối liên quan giữa hút thuốc lào và thi thoảng hút thuốc với ung
thư dạ dày theo giới.................................................................................78
3.3.8. Mối liên quan giữa hút thuốc lá và thi thoảng hút thuốc lào với
ung thư dạ dày theo giới..........................................................................80
3.3.9. Phân tích khả năng sống sót sau phơi nhiễm với hút thuốc lào,
thuốc lá………........................................................................................82

3.4. Mối liên quan giữa thói quen tiêu thụ rau-củ-quả và ung thư dạ dày . 83
3.4.1. Mức tiêu thụ thực phẩm rau-củ-quả theo năm của đối tượng tham
gia nghiên cứu.........................................................................................83
3.4.2. Mối liên quan giữa thói quen tiêu thụ rau-củ-quả với ung thư dạ dày
................................................................................................................ 87

Chương 4: BÀN LUẬN.................................................................................90
4.1. Thực trạng tử vong do ung thư dạ dày.................................................90
4.1.1. Đặc điểm của nhóm đối tượng nghiên cứu tử vong do UTDD.....91
4.1.2. Thực trạng tử vong do ung thư dạ dày..........................................93
4.2. Mối liên quan giữa hút thuốc và nguy cơ ung thư dạ dày....................96

4.2.1. Mối liên quan giữa hút thuốc lào và ung thư dạ dày.....................98
4.2.2. Mối liên quan giữa hút thuốc lá và ung thư dạ dày.....................102
4.3. Mối liên quan giữa thói quen tiêu thụ rau-củ-quả và ung thư dạ dày 119
4.3.1. Mối liên quan giữa thói quen sử dụng thực phẩm rau với ung thư
dạ dày…................................................................................................119
4.3.2. Mối liên quan giữa thói quen sử dụng thực phẩm củ với ung thư dạ
dày…….................................................................................................121
4.3.3. Mối liên quan giữa thói quen sử dụng thực phẩm quả với ung thư
dạ dày....................................................................................................123
4.4. Hạn chế của nghiên cứu.....................................................................124

KẾT LUẬN..................................................................................................125
KHUYẾN NGHỊ..........................................................................................126
CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN....127
CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÙNG CHỦ ĐỀ LUẬN ÁN........127
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................128
PHỤ LỤC 1: CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU..................................................158

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi cho nhóm 30 tuổi hoặc cao hơn..........................54
Bảng 3.2. Phân bố theo nhóm tuổi cho nhóm 30 tuổi hoặc cao hơn...............54
Bảng 3.3. Đặc điểm về giới tính cho nhóm 30 tuổi hoặc cao hơn..................55
Bảng 3.4. Đặc điểm trình độ học vấn cho nhóm 30 tuổi hoặc cao hơn...........56
Bảng 3.5. Đặc điểm BMI cho nhóm 30 tuổi hoặc cao hơn.............................56
Bảng 3.6. Đặc điểm sử dụng đồ uống có cồn cho nhóm 30 tuổi hoặc cao hơn. 57
Bảng 3.7. Tỷ suất tử vong do UTDD trên 100.000 theo trình độ học vấn......60
Bảng 3.8. Tỷ suất tử vong do UTDD trên 100.000 theo tình trạng sử dụng đồ
uống có cồn.....................................................................................................60
Bảng 3.9. Tỷ suất tử vong do UTDD trên 100.000 theo tình trạng hút thuốc 61
Bảng 3.10. Tỷ suất tử vong do UTDD trên 100.000 theo cách hút thuốc.......61

Bảng 3.11. Tỷ suất tử vong do UTDD trên 100.000 theo BMI.......................62
Bảng 3.12. Tình trạng hút thuốc với giới........................................................63
Bảng 3.13. Tình trạng hút thuốc với nhóm tuổi..............................................64
Bảng 3.14. Tình trạng hút thuốc với trình độ học vấn....................................65
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa hút thuốc nói chung và ung thư dạ dày..........65
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa hút thuốc và ung thư dạ dày tại thời điểm bắt
đầu nghiên cứu................................................................................................66
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa tình trạng hút theo loại thuốc và ung thư dạ
dày...................................................................................................................67
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa hút cả thuốc lào và thuốc lá với ung thư dạ dày
theo tuổi bắt đầu hút thuốc..............................................................................67
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa hút cả thuốc lào và thuốc lá với ung thư dạ dày
theo tần số hút..................................................................................................68
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa hút cả thuốc lào và thuốc lá với ung thư dạ dày
theo thời gian hút.............................................................................................69

Bảng 3.21. Mối liên quan giữa hút cả thuốc lào và thuốc lá với ung thư dạ dày
theo tần số hút cộng dồn..................................................................................70
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa hút thuốc lá và thi thoảng thuốc lào với ung
thư dạ dày theo tuổi hút thuốc.........................................................................71
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa hút thuốc lá và thi thoảng thuốc lào với nguy
cơ ung thư dạ dày theo tần số hút trên ngày....................................................71
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa hút thuốc lá và thi thoảng thuốc lào với ung
thư dạ dày theo thời gian hút...........................................................................72
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa hút thuốc lá và thi thoảng thuốc lào với ung
thư dạ dày theo tần số hút cộng dồn................................................................73
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa tình trạng hút thuốc và ung thư dạ dày theo giới 74
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa tình trạng hút thuốc chung và ung thư dạ dày
theo giới của tình trạng hút thuốc tại thời điểm bắt đầu điều tra.....................74
Bảng 3.28. Mối liên quan giữa tình trạng hút thuốc và ung thư dạ dày theo

giới của loại thuốc hút.....................................................................................75
Bảng 3.29. Mối liên quan giữa hút cả thuốc lá và thuốc lào với ung thư dạ dày
theo giới của tuổi bắt đầu hút..........................................................................75
Bảng 3.30. Mối liên quan giữa hút cả thuốc lá và thuốc lào với ung thư dạ dày
theo giới của tần suất hút.................................................................................76
Bảng 3.31. Mối liên quan giữa hút cả thuốc lá và thuốc lào với ung thư dạ dày
theo giới của thời gian hút...............................................................................77
Bảng 3.32. Mối liên quan giữa hút cả thuốc lá và thuốc lào với ung thư dạ dày
theo giới của tần số hút cộng dồn....................................................................77
Bảng 3.33. Mối liên quan giữa hút thuốc lào và thi thoảng hút thuốc với ung
thư dạ dày theo giới của tuổi bắt đầu hút........................................................78
Bảng 3.34. Mối liên quan giữa hút thuốc lào và thi thoảng hút thuốc với ung
thư dạ dày theo giới của tần số hút..................................................................78

Bảng 3.35. Mối liên quan giữa hút thuốc lào và thi thoảng hút thuốc với ung
thư dạ dày theo giới của thời gian hút.............................................................79
Bảng 3.36. Mối liên quan giữa hút thuốc lào và thi thoảng hút thuốc với ung
thư dạ dày theo giới của tần số hút cộng dồn..................................................80
Bảng 3.37. Mối liên quan giữa hút thuốc lá và thi thoảng hút thuốc lào với
ung thư dạ dày theo giới của tuổi bắt đầu hút.................................................80
Bảng 3.38. Mối liên quan giữa hút thuốc lá và thi thoảng hút thuốc lào với
ung thư dạ dày theo giới của tần số hút...........................................................81
Bảng 3.39. Mối liên quan giữa hút thuốc lá và thi thoảng hút thuốc lào với
ung thư dạ dày theo giới của thời gian hút......................................................81
Bảng 3.40. Mối liên quan giữa hút thuốc lá và thi thoảng hút thuốc lào với
ung thư dạ dày theo giới của tần số hút cộng dồn...........................................82
Bảng 3.41. Mức tiêu thụ rau theo năm............................................................84
Bảng 3.42. Mức tiêu thụ củ theo năm.............................................................85
Bảng 3.43. Mức tiêu thụ quả theo năm...........................................................86
Bảng 3.44. Mối liên quan giữa mức tiêu thụ rau với ung thư dạ dày..............87

Bảng 3.45. Mối liên quan giữa mức tiêu thụ củ với ung thư dạ dày...............88
Bảng 3.46. Mối liên quan giữa tiêu thụ quả với ung thư dạ dày.....................88

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Tỉ lệ mắc mới và tử vong của ung thư năm 202031...........................4
Hình 1.2. Tỉ lệ mắc ung thư dạ dày chuẩn hóa theo giới, số liệu báo cáo năm
202031
...........................................................................................................................

5
Hình 1.3. Tỉ lệ mắc ung thư dạ dày ở nam giới tại các khu vực trên thế giới
năm 202031
...........................................................................................................................

8
Hình 1.4. Tỉ lệ mắc ung thư dạ dày ở nữ giới tại các khu vực trên thế giới năm
202031
...........................................................................................................................

8
Hình 1.5. Tỉ lệ mắc mới các loại ung thư tại Việt Nam năm 202043...............10
Hình 1.6. Tỉ lệ mắc theo giới tính được chuẩn hóa theo tuổi cho 10 bệnh ung
thư hàng đầu (Thế giới) trên 100.000 người31.................................................10
Hình 1.7. Xu hướng một số bệnh ung thư tại Việt Nam44,45,46.........................11
Hình 1.8. Cơ chế gây ung thư dạ dày54............................................................13
Hình 2.1. Sơ đồ theo mức độ mức độ phơi nhiễm (sử dụng rau-củ-quả) từ kết
quả điều tra năm 2008 và tử vong do ung thư dạ dày giai đoạn 2008-2019...42
Hình 2.2. Phân bố người dân độ tuổi 30 trở lên tử vong do dung thư dạ dày 43
Hình 2.3. Sơ đồ nghiên cứu.............................................................................53
Hình 3.1. Nguyên nhân tử vong chung...........................................................58

Hình 3.2. Nguyên nhân tử vong do ung thư....................................................58
Hình 3.3. Tỷ suất tử vong do UTDD trên 100.000 của các nhóm tuổi theo giới
........................................................................................................................ 59
Hình 3.4. Tỷ suất tử vong do UTDD trên 100.000 giữa các mức độ tiêu thụ
theo các nhóm chất dinh dưỡng.......................................................................62
Hình 3.5. Hình Kaplan Meier phân tích khả năng sống sót sau phơi nhiễm với
hút thuốc lào, thuốc lá.....................................................................................83

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cho đến thời điểm hiện tại, ung thư là nguyên nhân gây tử vong đứng
thứ 2 sau bệnh tim mạch ở các nước phát triển. Tử vong do ung thư chiếm
12% trong số các trường hợp tử vong trên toàn cầu và tăng từ 7 triệu người
năm 2002 lên tới 10 triệu người năm 2020. Ung thư có tới hơn 200 loại khác
nhau, trong đó Ung thư dạ dày (UTDD) là một trong những loại ung thư phổ
biến nhất trên thế giới, chiếm 10,5% các loại ung thư.1,2 Ở Việt Nam, UTDD
là một trong các loại ung thư phổ biến nhất trong các loại ung thư, đứng hàng
thứ hai trong các loại ung thư thường gặp ở nam giới, đứng thứ ba ở nữ giới
và đang có chiều hướng gia tăng về tỉ lệ mới mắc.1
Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) được công nhận là một
trong những nguyên nhân chính gây ra ung thư dạ dày.3–7 Ngoài ra, các nghiên
cứu cũng đã chỉ ra mối liên quan chặt chẽ giữa hút thuốc lá với UTDD.8–10
Các yếu tố như hút thuốc lào và dinh dưỡng cũng đã được tìm hiểu qua các
nghiên cứu và cho thấy có mối liên quan với ung thư dạ dày.11–15 Nghiên cứu
thuần tập (cohort study) của Chow và cs từ năm 1992 sử dụng dữ liệu từ năm
1966 để xác định yếu tố phơi nhiễm là sử dụng thuốc, dinh dưỡng và theo dõi
hàng năm trong suốt 20 năm với ung thư.16 Hay các nghiên cứu thuần tập của
Sala và cs năm 1996 hoặc nghiên cứu của Straif và cs năm 1999, xác định yếu
tố phơi nhiễm vào các năm 1970 và 1981 tương ứng, từ đó tìm hiểu mối liên

quan với các trường hợp tử vong do ung thư dạ dày.17,18 Nghiên cứu gần đây
vào các năm 2017 và 2023 lần lượt của Etemadi và Chang, đều áp dụng thiết
kế nghiên cứu thuần tập để tìm hiểu mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ như
hút thuốc lá, dinh dưỡng với ung thư dạ dày dựa trên các ca tử vong được
chẩn đoán là ung thư. Các nghiên cứu trên đều tuân theo thiết kế thuần tập,
ban đầu sẽ xác định yếu tố nguy cơ để phân nhóm (phơi nhiễm và khơng phơi
nhiễm) sau đó được theo dõi định kỳ để ghi nhận các trường hợp tử vong do
ung thư (có bệnh ung thư

2

và không bị bệnh ung thư).19,20
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về chủ đề này phần nhiều là nghiên cứu cắt

ngang, bệnh chứng với cỡ mẫu không lớn.3,21–23 Để có được bằng chứng khoa
học thực tiễn về mối liên quan giữa hút thuốc, thói quen dinh dưỡng và
UTDD của người Việt Nam, một nghiên cứu thuần tập với cỡ mẫu lớn về
“Thực trạng ung thư dạ dày và mối liên quan với hút thuốc và thói quen dinh
dưỡng trên cộng đồng dân cư 3 tỉnh miền Bắc Việt Nam được theo dõi dọc
trong thời gian 2008-2019” là cần thiết.

Mục tiêu
1. Mô tả thực trạng tử vong do ung thư dạ dày trên cộng đồng dân cư 3
tỉnh miền Bắc Việt Nam được theo dõi dọc trong thời gian 2008-2019
2. Phân tích nguy cơ giữa tử vong do ung thư dạ dày với hút thuốc và
thói quen tiêu thụ rau củ quả trên cộng đồng dân cư 3 tỉnh miền Bắc Việt Nam
được theo dõi dọc trong thời gian 2008-2019

3


Chương 1:
TỔNG QUAN

1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Ung thư

Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào. Khi bị kích thích bởi các tác nhân
sinh ung thư, tế bào tăng sinh một cách vô hạn độ, vô tổ chức, không tuân
theo các cơ chế kiểm soát về phát triển của cơ thể.24
1.1.2. Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày (mã ICD10 là C16) được hình thành và phát triển bởi sự
phát triển của các tế bào ung thư trong niêm mạc của dạ dày. UTDD rất khó
chẩn đốn sớm vì giai đoạn đầu khơng xuất hiện các triệu chứng.25
1.1.3. Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống là yếu tố môi trường quan trọng quyết định nguy cơ phát
triển ung thư. Vai trò của các yếu tố chế độ ăn uống trong UTDD đã được
nghiên cứu trong 40 năm qua và được đặc biệt chú ý trong thời gian gần
đây.26
1.1.4. Thuốc lá và sử dụng thuốc lá

Theo quy định của Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá:27
- Thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên
liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc
lào hoặc các dạng khác.
- Việc Sử dụng thuốc lá là hành vi hút, nhai, ngửi, hít, ngậm sản phẩm
thuốc lá.
1.2. Dịch tễ học ung thư dạ dày
Mỗi năm có khoảng 1.033.000 người được chẩn đốn mắc UTDD trên

tồn thế giới, trong đó khoảng 782.000 người chết vì căn bệnh này,28 làm cho
UTDD trở thành bệnh ung thư phổ biến thứ 4 và là nguyên nhân tử vong do
ung thư phổ biến thứ 2.28 UTDD cũng là một trong những gánh nặng ung thư

cao nhất.29
1.2.1. Tình hình ung thư dạ dày trên Thế giới

Theo số liệu được báo cáo bởi GLOBOCAN năm 2020 có khoảng
1.089.103 ca UTDD mới mắc chiếm tỉ lệ 5,6% và UTDD trở thành bệnh lý ác
tính đứng thứ năm sau ung thư vú, ung thư phổi, ung thư đại tràng và tiền liệt
tuyến. Hơn 70% số ca mới mắc là ở các nước đang phát triển, một nửa số
lượng mới mắc của toàn thế giới là ở Đông Á (chủ yếu ở Trung Quốc, Nhật
Bản, Hàn Quốc).30 Cũng theo số liệu được tổ chức này báo cáo năm 2020 trên
tồn thế giới có 9.958.133 ca tử vong do ung thư, trong đó UTDD là loại có tỉ
lệ số ca tử vong xếp thứ 3 (768.793 ca chiếm 7,7%) sau ung thư phổi và ung
thư đại tràng.31

Hình 1.1. Tỉ lệ mắc mới và tử vong của ung thư năm 202031
Theo giới: Tỉ lệ mắc chuẩn hóa theo tuổi (ASIR - age standardised
incidence rate) của UTDD ở nam giới khoảng gấp đôi so với nữ giới. Lý do
cho sự chênh lệch này được giải thích bởi việc nam giới thường có tiền sử hút
thuốc và uống rượu nhiều hơn so với nữ giới.32 Yếu tố bảo vệ khác là
estrogen, có thể giúp giảm tỉ lệ mắc UTDD ở nữ giới. Các nghiên cứu cho
thấy sử dụng estrogen có thể giảm nguy cơ mắc UTDD.33,34 Theo báo cáo năm
2020 về tỉ lệ mắc ung thư tính trên 100.000 dân tại các khu vực trên thế giới,
nam giới thường có tỉ lệ

cao hơn so với nữ giới.

Hình 1.2. Tỉ lệ mắc ung thư dạ dày chuẩn hóa theo giới, số liệu báo cáo

năm 202031

AISR của UTDD hằng năm trên 100.000 ở nam giới cao nhất ở khu vực
Đông Á là 32,1 và ở nữ giới là 13,2. Tiếp theo là miền Trung và miền Đông
châu Âu với tỷ suất mắc UTDD ở nam là 17,1 và ở nữ là 7,5; trong khi đó tỷ
suất trung bình của tồn thế giới là 15,7 ở nam giới và 7,0 ở nữ giới và khu
vực thấp nhất là Đông Phi với tỷ suất ở nam giới là 4,7 và ở nữ giới là 4,0.31

Theo tuổi: Tỉ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày (UTDD) tăng theo tuổi với độ
tuổi cao nhất mắc bệnh từ 50 đến 70.35 Nguyên nhân được cho là do cơ chế
phát sinh bệnh ung thư, các tác nhân gây ung thư phải tác động lâu dài. Người
trẻ tuổi thường tiếp xúc với các tác nhân gây ung thư ít hơn so với người cao
tuổi, đặc biệt là các chất có tác dụng tích lũy theo thời gian. Ngoài ra, khả
năng miễn dịch của cơ thể người trẻ tốt hơn so với người cao tuổi, ngăn chặn
được sự phát triển của các tế bào lạ. Vì vậy, ung thư nói chung và UTDD nói
riêng thường

xảy ra ở những người cao tuổi.
Theo khu vực địa lý: Tần suất mắc bệnh UTDD có sự khác biệt giữa

các khu vực địa lý như giữa các quốc gia hoặc giữa các vùng khác nhau trong
một quốc gia. Các nước có tỉ lệ mắc UTDD cao nằm trong vùng Đông Á
(Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc), Liên bang Nga , Nam Mỹ, vùng Caribe
và Nam Âu, với tỉ lệ ASIR >20/100.000 dân. Trong đó, một số quốc gia có tỉ
lệ mắc UTDD chuẩn theo tuổi ở giới nam đặc biệt cao như Hàn Quốc, Mông
Cổ, Nhật Bản và Trung Quốc, lần lượt là 62,2; 48,2; 46,8 và 41,3 trên 100.000
dân.36 Các quốc gia có tỉ lệ mắc bệnh thấp nằm trong vùng Nam Á (Ấn Độ,
Pakistan, Thái Lan), Bắc Mỹ, Úc và châu Phi, với tỉ lệ ASIR <10/100.000
dân. Tỉ lệ sống 5 năm tương đối tổng thể là khoảng 20% ở hầu hết các khu
vực trên thế giới, ngoại trừ ở Nhật Bản, nơi tỉ lệ sống 5 năm lên tới hơn 70%

cho giai đoạn I và II của UTDD. Điều này có thể do hiệu quả của các chương
trình sàng lọc hàng loạt tại Nhật Bản.37

Sự khác biệt này có thể liên quan đến các yếu tố nguy cơ, đầu tiên phải
kể đến đó là tình trạng nhiễm H. pylori. Các nghiên cứu trên quần thể người
nhập cư đã chỉ ra rằng thế hệ đầu tiên của người nhập cư từ các nước có tỉ lệ
mắc H. pylori cao định cư ở những nước có tỉ lệ mắc thấp có yếu tố nguy cơ
tương tự như ở những nước ban đầu, nhưng tỉ lệ mới mắc có xu hướng giảm
xuống so với các nước ban đầu, điều này gợi ý vai trò quan trọng của các yếu
tố nguy cơ môi trường.35

Ở châu Á, tỉ lệ tử vong ở nam giới cao hơn nữ giới. Tỉ lệ tử vong cũng
khác nhau ở các nước ở châu Á, tại Trung Quốc có tỉ lệ tử vong cao nhất 30,1
trên 100.000 người tiếp theo là Nhật Bản với tỉ lệ 20,5 trên 100.000 người và
Hàn Quốc là 13,8 trên 100.000 người.29,38 Tại Trung Quốc, một nghiên cứu về
các yếu tố nguy cơ gây UTDD đã được thực hiện trên 65 quận. Tác giả của
nghiên cứu này-RW Kneller và cộng sự đã đưa ra kết luận: tỉ lệ tử vong do


×