Tải bản đầy đủ (.pptx) (41 trang)

Chuyên đề thoát vị đĩa đệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.96 MB, 41 trang )

THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT
SỐNG THẮT LƯNG

I. GIẢI PHẪU CỘT SỐNG THẮT LƯNG

1. Đặc điểm cột sống đoạn thắt lưng

- Khơng có lỗ mỏm ngang
- Khơng có diện khớp với xương sườn
- Thân đốt sống lớn
- Phần trước có chiều cao > Phần sau
- Ống sống thường có hình tam giác


2. Hệ thống dây chằng

Có chức năng giữ vững cột sống, gồm có
- Dây chằng dọc trước
- Dây chằng dọc sau
- Dây chừng vàng
- Dây chằng gian gai
- Dây chằng trên gai( liên gai)


3. Thần kinh và chi phối thần kinh

Tủy sống nằm trong ống sống nối liền với não
Chức năng:
- Dẫn truyền
- Phản xạ
- Dinh dưỡng





Dẫn truyền thần kinh vận động

Bó vỏ gai cịn được gọi là bó tháp (Pyramidal tracts):
Là các đường dẫn truyền xuống xuất phát từ vỏ não vận động, đi đến

neuron vận động anpha ở sừng trước (ventral horn) của tuỷ sống.
Khoảng 90% các neuron tháp bắt chéo (decussate) ở hành tuỷ và sau

đó đi xuống thành bó vỏ -gai bên.
10% cịn lại tiếp tục đi xuống thành bó vỏ gai trước và bắt chéo ở

mức khoanh tuỷ.
Chức năng: Kiểm soát chức năng vận động tự ý cho cổ- thân và tay

chân.

Dẫn truyền thần kinh cảm giác

Bó gai - đồi thị trước: dẫn truyền cảm giác sờ tinh/nhẹ (light touch)
Bó gai - đồi thị bên: dẫn truyền cảm giác đau và nhiệt, sờ thô. Bắt chéo
sau khi vào khoảng 1 -3 khoanh tuỷ, và sau đó đi lên đối bên.
Bó gai đồi thị sau hay Cột sau (bó thon ở trong và bó chêm ở ngồi )
dẫn truyền cảm giác rung, phân biệt hai điểm và cảm thụ bản thể, đi lên
cùng bên, bắt chéo tại hành tuỷ. Đường truyền này còn được gọi là Hệ
thống cột sau – liềm giữa.



4. Cơ dựng sống

Có thể chia thành ba nhóm nhỏ: nhóm cơ gai (spinalis) ở trong, cơ dài ở giữa
và cơ chậu-sườn ở ngoài.

Các cơ gai chủ yếu bám vào dây chằng gáy và các mỏm gai của cột sống
cổ và ngực. Phần của cơ này bám vào xương chẩm cũng bám vào mỏm ngang
của các đốt sống cổ. Do nằm ở đường giữa, cơ này là cơ duỗi thân chính.

Cơ dài gắn vào các mỏm ngang từ xương chẩm đến xương cùng. Duỗi khi
co hai bên và nghiêng bên khi co một bên.

Cơ chậu- sườn chủ yếu bám vào phần sau các xương sườn. Ở trên gắn vào
các mỏm ngang và ở dưới gắn vào xương cùng và chậu. Hoạt động hai bên
gây duỗi thân. Hoạt động một bên là cơ nghiêng bên mạnh.


5. Cấu tạo đĩa đệm

Đĩa đệm là phần nằm giữa những đốt sống, có chức năng phân tán
đều lực, giảm thiểu tác động giữa các đốt sống với nhau. Với chức năng
co giãn, đĩa đệm đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các hoạt động
di chuyển được trơn tru, tránh việc các đốt sống va chạm vào nhau gây
đau.

Đĩa đệm được cấu tạo từ hai phần chính là nhân nhầy và bao xơ.
Phần bao xơ được cấu tạo từ các sợi collagen bao bọc phần nhân nhầy
gelatin bên trong. Đĩa đệm có cấu trúc phẳng, hình trịn, với đường kính
khoảng 2,54 cm và dày khoảng 0,5 cm.



II. THỐT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG
THẮT LƯNG

1. Định nghĩa:
Thốt vị đĩa đệm (tên tiếng Anh – Herniated Disc) là hiện tượng một
hoặc nhiều đĩa đệm nằm giữa các đốt sống lưng và cổ bị hư hại, trượt ra
khỏi vị trí ban đầu gây chèn ép lên tủy sống và các dây thần kinh trong
ống sống, dẫn đến tình trạng đau nhức và rối loạn cảm giác tại chỗ.


2. Dịch tễ

Vào năm 2020, khoảng 1 trong 13 người, tương đương 619 triệu người, bị đau
thắt lưng, tăng 60% so với năm 1990. Các trường hợp đau thắt lưng dự kiến sẽ
tăng lên khoảng 843 triệu vào năm 2050, với mức tăng trưởng lớn nhất được dự
đoán là ở Châu Phi và Châu Á, nơi dân số ngày càng đông hơn và con người
sống thọ hơn. ( Theo WHO-2023)

Vị trí thốt vị thường gặp nhất ở đĩa đệm đốt sống thắt lưng 4-5 (L4-L5) và
đốt sống thắt lưng 5 và cùng 1 (L5-S1), chiếm khoảng 95%. Tỷ lệ nam: nữ là 2/1
• (Disc Herniation Alexander M. Dydyk; Ruben Ngnitewe Massa; Fassil B.

Mesfin)
• (Amin RM, Andrade NS, Neuman BJ. Lumbar Disc Herniation. Curr Rev

Musculoskelet Med. 2017 Dec;10(4):507-516.)

3. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh


Thoái hóa đĩa đệm thường liên quan đến thốt vị đĩa đệm. Tuổi càng
cao, các tế bào đĩa đệm càng phải trải qua q trình lão hóa và giảm sản
xuất proteoglycan. Tình trạng giảm proteoglycan này dẫn đến mất nước
và xẹp đĩa đệm, làm tăng sức căng lên các sợi vòng, dẫn đến rách và
nứt, và do đó tạo điều kiện cho thoát vị nhân tủy.

Mặt khác, quá tải lên trục dọc của cột sống tạo một lực cơ sinh học
lớn lên đĩa đệm khỏe mạnh, điều này có thể dẫn đến việc đẩy nhân đĩa
đệm ra ngồi qua một vòng xơ bị hỏng. Những tổn thương này thường
dẫn đến các triệu chứng cấp tính nghiêm trọng hơn.


×