Tải bản đầy đủ (.docx) (269 trang)

Đề tài Đánh giá khả năng thích nghi đất đai cho một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.87 MB, 269 trang )

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Mối quan hệ giữa phạm vi điều tra, tỷ lệ bản đồ và các loại bản đồ cần
có để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất................................12
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện A Lưới.................................................50
Bảng 4.2. Tình hình biến động đất đai của huyện A Lưới qua các năm.............53
Bảng 4.3. Hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích..........................................55
Bảng 4.4. Hiệu quả kinh tế trên một đơn vị chi phí............................................56
Bảng 4.5. Phân cấp loại đất huyện A Lưới..........................................................57
Bảng 4.6. Phân cấp tầng dày huyện A Lưới........................................................59
Bảng 4.7. Phân cấp thành phần cơ giới huyện A Lưới........................................60
Bảng 4.8. Phân cấp độ chua pH đất sản xuất nông nghiệp huyện A Lưới..........61
Bảng 4.9. Phân cấp hàm lượng mùn huyện A Lưới............................................63
Bảng 4.10. Yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất..........................65
Bảng 4.11: Tổng hợp mức độ phân hạng thích nghi hiện tại của loại hình sử
dụng đất trồng cao su...........................................................................................67
Bảng 4.12: Tổng hợp mức độ phân hạng thích nghi hiện tại của loại hình sử
dụng đất trồng sắn...............................................................................................68
Bảng 4.13: Tổng hợp mức độ phân hạng thích nghi hiện tại của loại hình sử
dụng đất trồng chuối............................................................................................69
Bảng 4.14: Tổng hợp mức độ phân hạng thích nghi hiện tại của loại hình sử
dụng đất trồng keo...............................................................................................71

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ

Hình 2.1. Q trình thực hiện đánh giá thích nghi đất đai..................................10
Hình 4.1. Sơ đồ hành chính huyện A Lưới..........................................................37
Hình 4.2. Cơ cấu sử dụng đất năm 2020 của huyện A Lưới...............................52
Hình 4.3. Bản đồ loại đất sản xuất nông nghiệp huyện A Lưới..........................58
Hình 4.4. Bản đồ tầng dày đất sản xuất nơng nghiệp huyện A Lưới.................59
Hình 4.5. Bản đồ thành phần cơ giới đất sản xuất nông nghiệp huyện A Lưới. 61


Hình 4.6. Bản đồ pH đất sản xuất nơng nghiệp huyện A Lưới..........................62
Hình 4.7. Bản đồ phân cấp hàm lượng mùn đất sản xuất nơng nghiệp huyện A
Lưới.....................................................................................................................63
Hình 4.8. Bản đồ đơn vị đất đai huyện A Lưới...................................................64
Hình 4.9. Bản đồ thích nghi hiện tại đối với cây cao su......................................67
Hình 4.10. Bản đồ thích nghi hiện tại đối với LUT Sắn.....................................68
Hình 4.11. Bản đồ thích nghi hiện tại đối với LUT Chuối.................................70
Hình 4.12. Bản đồ thích nghi hiện tại đối với LUT trồng keo............................71

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Giải nghĩa chữ viết tắt

1 AHP Q trình phân tích thứ bậc
2 BVTV (Analytic Hierarchy Process)
3 FAO Bảo vệ thực vật

4 GIS Tổ chức nông lương thế giới
5 HTSD (Food and Agriculture Organization)
6 HTX Hệ thống thông tin địa lý
7 LMU (Geographic Information System)
8 LUT Hiện trạng sử dụng đất
9 NBX
Hợp tác xã

Đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit)

Loại hình sử dụng đất (Land Use Type)

Nhà xuất bản


MỤC LỤC

PHẦN 1. MỞ ĐẦU...............................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài.......................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung............................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................2
1.2.3. Yêu cầu của đề tài........................................................................................2
PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..............................................3
2.1. Cơ sở lý luận...................................................................................................3
2.1.1. Cơ sở khoa học về đánh giá đất và đánh giá tiềm năng đất đai...................3
2.1.3. Ứng dụng GIS trong đánh giá đất..............................................................11
2.2. Cơ sở thực tiễn..............................................................................................14
2.2.1. Tổng quan về tình hình đánh giá đất trong và ngồi nước........................14
2.2.2. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài....................................30
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU....................................................................................................32
3.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................32
3.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................32
3.3. Nội dung nghiên cứu....................................................................................32
3.4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................32
3.4.1. Thu thập các số liệu thứ cấp và sơ cấp......................................................32
3.4.2. Phương pháp đánh giá phân hạng đất thích hợp theo FAO.......................33
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu.........................................................................33
3.4.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp...34
3.4.5. Phương pháp phân tích đất........................................................................34
3.4.6. Phương pháp xử lý số liệu.........................................................................35
3.4.7. Phương pháp bản đồ..................................................................................35


PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...................................37
4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Huyện A Lưới......................37
4.1.1. Điều kiện tự nhiên.....................................................................................37
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội.............................................................................42
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội...............................48
4.1.4 Tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn huyện............................................49
4.2. Hiệu quả kinh tế một số loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện A Lưới
.............................................................................................................................55
4.3. Đánh giá khả năng thích nghi đất đai cho một số loại hình sử dụng đất
huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế...................................................................56
4.3.1. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai................................................................56
4.3.2. Xác định các đơn vị bản đồ đất đai...........................................................64
4.3.3. Xếp hạng các yếu tố chẩn đoán yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử
dụng đất...............................................................................................................64
4.3.4. Phân hạng thích nghi hiện tại của các loại hình sử dụng đất.....................66
4.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp........71
4.4.1. Giải pháp về thủy lợi.................................................................................71
4.4.2. Giải pháp về khoa học kỹ thuật.................................................................72
4.4.3. Giải pháp về vốn đầu tư.............................................................................72
4.4.4. Giải pháp về thị trường.............................................................................72
4.4.5. Giải pháp về quản lý nhà nước về đất đai.................................................73
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................74
5.1. Kết luận........................................................................................................74
5.2. Kiến nghị......................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................76
PHỤ LỤC............................................................................................................80

PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài


Trong vài thập kỷ trở lại đây, sự gia tăng dân số thế giới đã thúc đẩy nhu
cầu lớn về lương thực và thực phẩm. Để đáp ứng nhu cầu đó của mình, đồng
thời cùng với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật, con người đã và đang khai
thác tài nguyên một cách thiếu quy hoạch và thiếu tính bền vững, đặc biệt là tài
nguyên đất. Vì vậy, việc đánh giá tài ngun thiên nhiên nói chung và đánh giá
tài nguyên đất nói riêng làm cơ sở cho việc sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả,
thực hiện chiến lược phát triển bền vững là một yêu cầu bức bách trong giai
đoạn hiện nay. Đối với lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp, một ngành kinh tế
lấy đất đai làm tư liệu sản xuất, thì vấn đền sử dụng đất hợp lý phải được đặt lên
hàng đầu. Mỗi một mục đích sử dụng đất trong nơng nghiệp có những yêu cầu
nhất định mà đất đai cần phải đáp ứng. Việc lựa chọn, so sánh các kiểu sử dụng
đất hoặc cây trồng khác nhau phù hợp với điều kiện đất đai là đòi hỏi của người
sử dụng đất, các nhà quy hoạch, để từ đó có những quyết định xác thực trong
việc sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế và bền vững. Do đó, đánh giá mức độ
thích nghi tài nguyên đất đai phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp là một việc làm
tất yếu của bất kỳ một quốc gia, một vùng lãnh thổ hay một địa phương nào khi
muốn sử dụng tài nguyên một cách hợp lý và có hiệu quả trong hiện tại cũng
như tương lai. Theo quy trình đánh giá đất đai của FAO (1976), việc xây dựng
bản đồ đơn vị đất đai là một trong những nội dung có ý nghĩa rất quan trọng.
Bản đồ đơn vị đất đai là bao gồm các bản đồ chuyên đề trên đó thể hiện đầy đủ
các đơn vị đất đai, thể hiện những đặc tính và tính chất đất đai, là cơ sở để xác
định mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng đất trong đánh giá đất. Xây
dựng bản đồ đơn vị đất đai có ý nghĩa rất quan trọng trong sản xuất nơng
nghiệp, bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý.

A Lưới là một huyện niềm núi của tỉnh Thừa Thiên Huế, có tài nguyên đất
rất đa dạng và phù hợp với nhiều loại cây nhưng do phương thức canh tác khá
lạc hậu của người dân đã làm cho độ phì nhiêu của đất ngày càng cạn kiệt, cùng
với đó là mức độ xói mịn ngày càng tăng. Bên cạnh đó, đây là vùng thường

xuyên xảy ra thiên tai cộng với điều kiện sản xuất thiếu thốn, phương thức sản
xuất lạc hậu, đất đai manh mún đã làm cho hiệu quả sản xuất nông nghiêp không
cao, chưa tương xúng với tiềm năng của vùng. Vì thế việc nghiên cứu “Đánh
giá khả năng thích nghi đất đai cho một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp
tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” là cơ sở cần thiết để phục vụ chuyển

đổi cơ cấu cây trồng, phát triển cây trồng thương mại, nâng cao hiệu quả sử
dụng đất bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao đời sống cho nhân
dân huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài

1.2.1. Mục tiêu chung

Đánh giá được khả năng thích nghi đất đai cho các loại hình sử dụng đất
nơng nghiệp tại huyện A Lưới. Từ đó định hướng và đề xuất được các giải pháp
sử dụng đất nông nghiệp hợp lý trên địa bàn huyện trong tương lai.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Xây dựng được bản đồ đơn vị đất đai của huyện A Lưới.

- Đánh giá được khả năng thích nghi đất đai cho một số loại hình sử dụng
đất nơng nghiệp tại huyện A Lưới.

- Đề xuất được định hướng và giải pháp sử dụng đất hợp lý cho một số
loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện A Lưới.

1.2.3. Yêu cầu của đề tài


Phải sử dụng thành thạo các phần mềm: Mapinfo, ArcGIS và ứng dụng
các phần mềm này vào việc đánh giá sự thích nghi đất đai.

Nắm vững các yêu cầu về sinh thái đặc biệt là yêu cầu về đất đai của các
loại hình sử dụng đất mà đề tài nghiên cứu.

Nắm rõ điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện A Lưới.

Nắm vững quy trình đánh giá đất theo FAO.

Đánh giá đúng thực trạng của q trình sử dụng đất nơng nghiệp ở địa phương.

Các tài liệu, số liệu điều tra, thu thập phải đảm bảo độ chính xác, tin cậy
và thống nhất.

Đề xuất những giải pháp sử dụng đất hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể
của địa phương.

PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.1. Cơ sở khoa học về đánh giá đất và đánh giá tiềm năng đất đai

2.1.1.1. Một số vấn cơ bản về đất đai, đánh giá đất đai, sử dụng đất, hệ thống
sử
dụng đất

 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và đánh giá đất


- Định nghĩa về đất

V.V. Đôcutraiep (1846 - 1903) người Nga là người đầu tiên đã xác định
một cách khoa học về đất rằng: Đất là tầng ngoài của đá bị biến đổi một cách tự
nhiên dưới tác dụng tổng hợp của nhiều yếu tố. Theo Đôcutraiep: Đất trên bề
mặt lục địa là một vật thể thiên nhiên được hình thành do sự tác động tổng hợp
cực kỳ phức tạp của 5 yếu tố: sinh vật, đá mẹ, địa hình, khí hậu và tuổi địa
phương[4].

V.RViliam (1863 - 1939) Viện sĩ thổ nhưỡng nơng hóa Liên Xơ (cũ) thì
cho rằng đất là lớp tơi xốp của vỏ lục địa, có độ dày khác nhau, có thể sản xuất
ra những sản phẩm của cây trồng. Tiêu chuẩn để phân biệt giữa “đá mẹ” và đất
là độ phì nhiêu, nếu chưa có độ phì nhiêu, thực vật thượng đẳng chưa sống được
thì chưa gọi là đất. Nó biểu thị khả năng của đất có thể cung cấp nước, thức ăn
và đảm bảo các điều kiện khác để cây trồng sinh trưởng phát triển và cho năng
suất. Như vậy độ phì khơng phải chỉ là số lượng chất dinh dưỡng tổng số trong
đất mà là khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây nhiều hay ít. Khả năng đó
nhiều hay ít (tức độ phì cao hay thấp) là do các tính chất lý học, hóa học và sinh
học của đất quyết định. Ngồi ra cịn phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên và tác
động của con người. Đây là một chỉ tiêu rất tổng hợp, là sự phản ánh tất cả các
tính chất của đất [4].

Như vậy, nguồn gốc của đất là từ các loại “đá mẹ” nằm trong thiên nhiên
lâu đời bị phá hủy dần dần dưới tác dụng của các yếu tố lý học, hóa học và sinh
học, tạo ra độ phì nhiêu để cây trồng sinh trưởng phát triển và cho năng suất.
Đối với trồng trọt ngoài những yếu tố tự nhiên, thì yếu tố con người có ảnh
hưởng mang tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của đất [4].

- Định nghĩa về đất đai


Theo học thuyết sinh thái học cảnh quan (Landscape ecology), đất đai được
định nghĩa là: “Một vùng đất xác định về mặt địa lý, một diện tích bề mặt của trái
đất với những thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chung có
thể dự đốn được của sinh quyển bên trên, bên trong và bên dưới nó như: khơng
khí, đất (thổ nhưỡng), điều kiện địa chất, thủy văn, thực vật và động vật cư trú,
những hoạt động hiện nay và trước đây của con người, ở chừng mực mà những
thuộc tính này ảnh hưởng có ý nghĩa tới việc sử dụng vạt đất đó của con người
trong hiện tại và tương lai” [38].

Theo FAO (1976) thì đất đai được nhìn nhận là một nhân tố sinh thái bao
gồm tất cả các thược tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng
nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất. Đất đai bao gồm:

Khí hậu

Dáng đất/địa mạo, địa hình

Đất (thổ nhưỡng)

Thủy văn

Thảm thực vật tự nhiên bao gồm cả rừng

Cỏ dại trên đồng ruộng

Động vật tự nhiên

Những biến đổi của đất do các hoạt động của con người

Từ những định nghĩa trên ta có thể hiểu một cách đơn giản: đất đai là một

vùng lãnh thổ có ranh giới, vị trí cụ thể và có các thuộc tính tổng hợp về các yếu
tố tự nhiên, kinh tế, xã hội như: thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, động thực vật tự
nhiên và các hoạt động sử dụng đất của con người đối với đất đai [34].

- Định nghĩa về đánh giá đất

Đánh giá đất đai đã được FAO đề xuất định nghĩa (1967): “Đánh giá đất
đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt đất cần đánh
giá với những tính chất đất đai mà loại sử dụng đất yêu cầu phải có” [34].

Theo A.Young: Đánh giá đất đai là q trình đốn định tiềm năng của đất
đai cho một hoặc một số loại sử dụng đất đai được đưa ra để lựa chọn [34].

Trong đánh giá đất đai phải được xem xét trên phạm vi rất rộng bao gồm
không gian và thời gian, tự nhiên, kinh tế, xã hội. Đặc điểm của đất đai được sử

dụng trong đánh giá phân hạng là những tính chất của đất đai ta có thể đo lường
hoặc ước lường được. Những tính chất đó được đối chiếu với u cầu sinh lý và
các điều kiện sinh thái thích hợp của cây trồng cụ thể. Có rất nhiều yêu cầu về
đặc tính nhưng đơi khi chỉ cần lựa chọn ra những đặc tính chính có vai trị tác
động trực tiếp và có ý nghĩa tới đất đai của vùng nghiên cứu. Trong đánh giá,
thổ nhưỡng là thành phần đặc biệt quan trọng, nhưng ngồi ra cịn cả lĩnh vực tự
nhiên, kinh tế xã hội khác. Đánh giá phân hạng đất đai khơng chỉ dựa vào chất
lượng đất mà cịn dựa và điều kiện kinh tế - xã hội và môi trường. Vì vậy, cần
phải có sự kết hợp mang tính liên ngành [42].

Theo (FAO, 1993) “Việc đánh giá sử dụng đất đã xuất hiện khi mà những
kết quả nghiên cứu có tính riêng rẽ về các đặc điểm, tính chất đất khơng cung
cấp đủ những thông tin và không đáp ứng được một cách đầy đủ đối với các
hình thức và hiệu quả trong việc sử dụng đất” [43].


Đánh giá đất bao gồm các quá trình:

Thu thập những thông tin chính xác về các khía cạnh tự nhiên, kinh tế xã
hội của vùng đất cần đánh giá.

Đánh giá tính thích hợp của đất đai với các kiểu sử dụng đất khác nhau
nhằm đáp ứng các yêu cầu, mục tiêu của người sử dụng và cộng đồng [27].

Đánh giá đất đòi hỏi phương thức nghiên cứu, phối hợp đa nghành gồm các
chuyên gia, các nhà nghiên cứu khoa học của nhiều ngành khác nhau thuộc các lĩnh
vực tự nhiên, kinh tế, xã hội. Quá trình xem xét biến đổi về không gian và sự bền
vững của sử dụng đất đai là những vấn đề quan trọng trong đánh giá đất.

Theo Stewart đã định nghĩa đánh giá đất đai “Là đánh giá khả năng thích
hợp đất đai đối với mục tiêu sử dụng của con người trong sản xuất nông, lâm
nghiệp, thủy lợi, quy hoạch vùng và bảo tồn thiên nhiên, ... Đánh giá đất đai là
nhằm mục tiêu cung cấp thơng tin về những thuận lợi và khó khăn trong việc sử
dụng đất và làm căn cứ cho việc đưa ra quyết định sử dụng và quản lý đất đai”.

Việc nghiên cứu đất (Soil) mới chỉ đơn thuần cung cấp những thông tin về
tiềm năng sử dụng đất dựa trên các tính chất thổ nhưỡng. Trong khi ý nghĩa đất đai
(Land) và sử dụng đất đai lại rộng hơn nhiều những gì mà đất (hay thổ nhưỡng) thể
hiện, bởi đất đai được xác định từ sự tổ hợp các thuộc tính “khí hậu, thổ nhưỡng,
điều kiện địa chất, thủy văn, các sinh vật sống (động vật, thực vật) và những tác
động của con người đến đất trong quá khứ cũng như hiện tại” (Brinkman và Smyth,
1973) dẫn theo Den F.J (1992) [42] và tùy theo các đặc tính tự nhiên của đất đai
mà con người sẽ quyết định khả năng và mức độ khai thác đất.

Việc đánh giá đất phải được xem xét trên phạm vi rộng, bao gồm cả

không gian, thời gian với các yếu tố tư nhiên và xã hội vì thế nó bao gồm cả lĩnh
vực tự và kinh tế, kỹ thuật.

Như vậy, đánh giá đất đai là q trình thu thập thơng tin, xem xét tồn
diện và phân hạng là việc làm cụ thể để phân định ra mực độ thích hợp cao hay
thấp. Kết quả đánh giá, phân hạng đất đai được thể hiện bằng bản đồ, báo cáo và
các bảng số liệu kèm theo.

- Định nghĩa về sử dụng đất

Sử dụng đất: là tác động vào đất đai nhằm đạt được hiệu quả mong muốn.
Sử dụng đất là các hoạt động sản xuất nơng lâm nghiệp tạo ra các loại hình trên
mỗi đơn vị bản đồ đất đai [17].

+ Sử dụng trên cơ sở sản xuất trực tiếp: cây trồng, đồng cỏ, gỗ rừng.

+ Sử dụng trên cơ sở sản xuất gián tiếp: chăn nuôi, chế biến.

+ Sử dụng cho mục đích bảo vệ: chống suy thối đất, bảo tồn đa dạng hóa
lồi sinh vật, bảo tồn đa dạng sinh học, chống xói mịn, nhiễm mặn.

+ Sử dụng đất theo các chức năng đặc biệt: du lịch sinh thái, công viên,
xây dựng.

- Định nghĩa về hệ thống sử dụng đất

Hệ thống sử dụng đất (LUS): là sự kết hợp của đơn vị bản đồ đất đai
(LUM) và loại hình sử dụng đất (LUT).

Trong đánh giá đất, LUS là một phần của hệ thống canh tác lại là một

phần của hệ thống khu vực (thôn xã, huyện, khu vực đầu nguồn…). Một hệ
thống canh tác của từ hai LMU và LUT có thể cho tới 3 LUS khác nhau. Thực tế
cho thấy, hệ thống canh tác của mỗi vùng ảnh hưởng đáng kể đến các LUS như
nguồn lao động khuyến nông, phương thức canh tác, vốn đầu tư sản xuất v.v...

LUS có một hợp phần đất đai và một hợp phần sử dụng đất đai. Trong đó
hợp phần đất đai của LUS là các đặt tính đất của LMU và hợp phần sử dụng đất
của LUS là sự mơ tả các thuộc tính của LUT ảnh hưởng đến tính thích hợp của
đất đai.

Như vậy, phân tích và đánh giá một hệ thống sử dụng đất (LUS) sẽ cho
phép xác định khả năng và mức độ thích ứng của loại hình sử dụng đất (LUT)
với một vùng đất đai ( cả khía cạnh tự nhiên, lẫn kinh tế - xã hội), đó là lý do
cần nghiên cứu “ Hệ thống sử dụng đất” trong tiến trình đánh giá khả năng thích

nghi đất đai. Trong thực tiễn sản xuất, mỗi loại sử dụng đất chỉ chịu sự tác động
trực tiếp và quyết định của một số tính chất tự nhiên nào đó (khơng phải tồn bộ
các tính chất) của vùng đất đai. Những tác động nói trên là nguyên nhân quyết
định sự hình thành, mức độ phân bố, triển vọng phát triển của một hệ thống sử
dụng đất(LUS) [17].

2.1.1.2. Các vấn đề cơ bản về đánh giá tiềm năng đất đai

- Đánh giá tiềm năng đất đai: là quá trình xác định số lượng, chất lượng
đất, liên quan đến mục đích của đất được sử dụng. Đó là việc phân chia hay
phân hạng đất đai thành các nhóm dựa trên các yếu tố thuận lợi hay hạn chế
trong sử dụng như độ dốc, độ dày tầng đất, đá lẫn, tình trạng xói mịn, khơ hạn,
mặn hóa, ... trên cở sở đó có thể lựa chọn những loại sử dụng đất phù hợp.

- Đánh giá tiềm năng cung cấp thông tin về số lượng và chất lượng đất gắn

với mục đích sử dụng, mức độ thích hợp và thuận lợi, đây là cơ sở để phân bổ, bố
trí quỹ đất hợp lý theo hướng bền vững. Đánh giá tiềm năng đất đai là cơ sở cho
hoạch định phát triển bền vững kinh tế xã hội, phát huy lợi thế so sánh theo đặc
trưng vùng, miền. Đánh giá tiềm năng đất đai là cơ sở khoa học cho công tác lập
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch
phát triển các ngành (nông – lâm nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ.

- Mục tiêu của việc đánh giá tiềm năng đất đai:

+ Đánh giá được sự thích hợp của vùng đất với các mục tiêu sử dụng khác
nhau theo mục đích và nhu cầu của con người.

+ Đối với mục đích sử dụng được lựa chọn thì mức độ phù hợp và hiệu
quả như thế nào.

+ Có những chỉ tiêu, yếu tố hạn chế gì đối với mục đích sử dụng được
lựa chọn.

+ Đánh giá mức độ thích hợp đất đai: là q trình xác định mức độ thích
hợp cao hay thấp của các kiểu sử dụng đất cho một đơn vị đất đai và tổng hợp
cho toàn khu vực dựa trên yêu cầu so sánh kiểu sử dụng đất với đặc điểm các
đơn vị đất đai.

2.1.2. Lý thuyết về đánh giá thích nghi đất đai bền vững của FAO (1993)

Để xem xét một cách đầy đủ và hệ thống các vấn đề liên quan đến sử
dụng đất, FAO (1993) đã xuất bản đề cương hướng dẫn đánh giá đất đai phục vụ
cho công tác quản lý bền vững (An international for evaluating Sustainable Land
Management). Trong đó, đưa ra các nguyên tắc, phương pháp, các yếu tố và tiêu


chuẩn cần xem xét trong đánh giá bền vững. Đánh giá đất đai phục vụ quản lý
bền vững, thực chất là lựa chọn các LUS đáp ứng nhiều tiêu chuần được đặt ra
(tùy thuộc vào đều kiện cụ thể của vùng nghiên cứu) [4].

 Một số khái niệm cơ bản trong đánh giá thích nghi đất đai

Đánh giá thích nghi hay cịn gọi là đánh giá đất đai (Land evaluation) có
thể được định nghĩa như sau: “Q trình dự đốn tiềm năng đất đai khi sử dụng
cho các mục đích cụ thể” hay là dự đốn tác động của mỗi đơn vị đất đai đối với
mỗi loại hình sử dụng đất. Có hai loại thích nghi trong hệ thống đánh giá đất đai
của FAO: Thích nghi tự nhiên và thích nghi kinh tế:

Đánh giá thích nghi tự nhiên: chỉ ra mức độ thích hợp của loại hình sử
dụng đất với điều kiện tự nhiên khơng tính đến các điều kiện kinh tế. Nếu khơng
thích nghi về mặt tự nhiên thì khơng một phân tích kinh tế nào có thể biện chứng
để đề xuất tiếp tục sử dụng.

Đánh giá thích nghi kinh tế: Các quyết định sử dụng đất đai thường cân nhắc
về mặt kinh tế và dùng để so sánh các loại hình sử dụng đất có cùng mức độ thích
hợp hoặc hiệu quả của hai loại hình sử dụng đất. Tính thích nghi về mặt kinh tế có
thể đánh giá bởi các yếu tố: Tổng giá trị sản xuất, lãi thuần, chi phí,…

Một số khái niệm khác liên quan đến đánh giá đất đai theo FAO
(1976,1993):

Đất đai: Là diện tích bề mặt của Trái Đất, các đặc tính của nó bao gồm các
thuộc tính tương đối ổn định, hoặc có thể dự báo theo chu kì của sinh quyển của
bên trên và bên dưới nó như: Khơng khí, thổ nhưỡng, địa chất, thủy văn, quần
thể động thực vật. Đất đai cũng là kết quả hoạt động của con người trong quá
khứ và hiện tại, mà những thuộc tính này có ảnh hưởng đáng kể tới việc sử dụng

đất đai bởi con người trong hiện tại và tương lai.

Đơn vị đất đai hay còn gọi là bản đồ đơn vị đất đai (Land Map Unit –
LMU): Là những vùng đất ứng với một tập hợp nhiều yếu tố tự nhiên tương đối
đồng nhất và có ảnh hưởng trực tiếp khả năng sử dụng đất đai. Các yếu tố môi
trường tự nhiên bao gồm mơi trường, địa chất, địa hình, địa mạo, thủy văn,…

Đặc tính đất đai (Land Characteristic – LC): Là những đặc tính của đất đai
có thể đo đạc hoặc ước lượng được, thường được sử dụng làm phương tiện để
mô tả các chất lượng đất đai hoặc để phân biệt giữa đơn vị đất đai có khả năng
thích hợp cho sử dụng khác nhau.

Chất lượng đất đai (Land Quality – LQ): Là những thuộc tính phức tạp
phản ánh mối quan hệ và tương tác của nhiều đặc tính đất đai. Chất lượng đất
đai thường được phân thành ba nhóm: Nhóm theo yêu cầu sinh thái cây trồng,
nhóm theo yêu cầu quản trị và nhóm theo yêu cầu bảo tồn.

Loại hình sử dụng đất (Land Utilization type or land use type – LUT):
Một loại hình sử dụng đất được mơ tả chi tiết hơn loại hình sử dụng đất chính.
Một loại hình sử dụng đất có thể là một loại cây trồng hoặc một số loại cây trong
một số điều kiện kinh tế, xã hội nhất định. Các thuộc tính của loại hình sử dụng
đất bao gồm các thơng tin về sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu tư, lao
động, biện pháp kĩ thuật, yêu cầu về cơ sở hạ tầng, mức thu nhập,…

Yêu cầu về sử dụng đất (Land Use requirement – LUR): Là một tập hợp
chất lượng đất dùng để xác định điều kiện sản xuất và quản trị đất của các
loại hình sử dụng đất.

Yếu tố hạn chế (Limitation factor ): Là chất lượng hoặc đặc tính đất đai có
ảnh hưởng bất lợi đến loại hình sử dụng đất nhất định. Chúng thường làm tiêu

chuẩn để phân cấp các mức thích nghi [4].

 Các nguyên tắc trong đánh giá thích nghi đất đai (FAO,1993)

FAO (1993) đề ra các nguyên tắc cơ bản trong đánh giá đất đai bền vững:

Khả năng đánh giá và nâng cấp cho loại hình sử dụng đất cụ thể: Khái
niệm khả năng thích nghi đối với loại hình sử dụng đất cụ thể. Các yêu cầu đất
đai của loại hình sử dụng đất rất khác nhau. Vì thế, một thửa đất có thể thích hợp
cao đối với cây trồng này nhưng lại khơng thích hợp với loại cây trồng khác.

Trong đánh giá đất đai cần có sự so sánh chi phi đầu tư và giá trị sản phẩm
đầu ra ở các loại đất đai khác nhau: Sự khác biệt giữa đất tốt hay đất xấu đối với
loại cây trồng nào đó khơng những được đánh giá qua năng suất thu được, mà
còn phải s o sánh mức đầu tư cần thiết để đạt năng suất mong muốn. Cùng một
loại hình sử dụng đất nhưng bố trí ở vùng đất khác nhau thì mức đầu tư và thu
nhập cũng rất khác nhau.

Phải có sự kết hợp đa ngành trong đánh giá đất đai: Sự tham gia của
những chuyên gia trong lĩnh vực thổ nhưỡng, sinh thái học, cây trồng, nơng học,
khí hậu học, kinh tế và xã hội học là rất cần thiết giúp cho việc đánh giá bao quát
và chính xác.

Trong đánh giá đất đai cần phải xem xét tổng hợp các yếu tố tự nhiên,
kinh tế, xã hội: Một loại đất đai thích nghi với một loại cây trồng nào đó trong

một vùng này có thể khơng thích hợp ở vùng khác do sự khác biệt về chi phí lao
động, vốn, trình độ kĩ thuật nơng dân…

Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phải dựa trên cơ sở bền vững: Đánh

giá khả năng thích hợp phải tính đến các nguy cơ xói mịn đất hoặc kiểu suy
thối đất làm suy giảm các tính chất hóa học, vật lý hoặc sinh học của đất.

Đánh giá bao hàm cả việc so sánh hai hoặc nhiều kiểu sử dụng đất khác nhau:
Có thể so sánh giữa nơng nghiệp và lâm nghiệp, giữa các hệ thống canh tác [4].

 Tiến trình đánh giá thích nghi bền vững của FAO (1993)
Các bước thể hiện như sau:

Hình 2.1. Q trình thực hiện đánh giá thích nghi đất đai

 Cấu trúc phân loại khả năng thích nghi đất đai

Cấu trúc phân loại FAO (1993) kế thừa FAO (1976), tổng quát của phân
loại khả năng thích nghi đất đai gồm 4 cấp như sau:

Bộ (Orders): Phản ánh các loại thích nghi. Trong bộ chia ra làm hai mức:
Thích nghi (S) và khơng thích nghi của bộ (N).

Lớp (Classes): Phản ánh mức độ thích nghi của bộ.

Lớp phụ (sub – classes): Phản ánh những giới hạn cụ thể của từng đơn vị
đất đai với từng loại hình sử dụng đất. Những yếu tố này tạo ra sự khác biệt giữa
các dạng thích nghi trong cùng một lớp.

Đơn vị (Unit): Phản ánh sự khác biệt về yêu cầu quản trị của các dạng
thích nghi của cùng một lớp phụ [4].

2.1.3. Ứng dụng GIS trong đánh giá đất


Hệ thống thông tin địa lý (GIS) đã trở thành hệ thống quản lý khơng gian,
có khả năng lưu trữ, thống nhất, phân tích, mơ hình hóa và mơ tả được nhiêu
loại dữ liệu. GIS là một cơng cụ hữu hiệu giúp ích cho các nhà khoa học, nhà
quản lý, nhà quy hoạch sử dụng đất, … và được ứng dụng rộng rãi trong các
ngành, lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội.

GIS giúp chúng ta lưu trữ và hệ thống hóa mọi thơng tin cần thiết về đất
đai trên máy tính và thường xuyên bổ sung, cập nhật, tra cứu một cách dễ dàng
phục vụ cho công tác quản lý đánh giá đất, định hướng sử dụng đất đai, …

Các bước tiến hành xây dựng bản đồ đơn vị đất đai trong đánh giá đất
theo FAO [44] như sau:

Bước 1: Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu bản đồ đơn vị đất đai

- Cơ sở lựa chọn chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phụ thuộc vào
phạm vi chương trình đánh giá đất đai như vùng, tỉnh thì lựa chọn theo ranh giới
hành chính tỉnh, huyện phụ thuộc vào mối quan hệ giữa yêu cầu đánh giá đất
(chi tiết, bán chi tiết, tổng thể) với tỷ lệ bản đồ và các loại bản đồ cần có.

- Phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, dựa vào u cầu mục
đích của chương trình đánh giá đất là kết hợp với nguồn tài liệu sẵn có hoặc bổ
sung thêm lựa chọn được chỉ tiêu phân cấp phù hợp với mục đích, yêu cầu sử
dụng đất và mức độ thích hợp đất đai.

Bảng 2.1. Mối quan hệ giữa phạm vi điều tra, tỷ lệ bản đồ và các loại bản đồ
cần có để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất

Yêu cầu Tỷ lệ bản đồ Bản đồ cần có
đánh giá

Rất chi tiết >1/10.000 Bản đồ giải thửa, bản đồ nước ngầm, hiện
trạng đường đất, địa hình chi tiết
Chi tiết 1/10.000 –
1/25.000 Bản đồ giải thửa, đất, nước ngầm, hiện trạng
Bán chi tiết đường đất, địa hình chi tiết
1/25.000 –
Tổng thể 1/100.000 Bản đồ đất, hệ thống đất đai, địa lý nhân văn,
(dùng cho địa hình, hiện trạng
Master Plan) sử dụng đất
Thăm dò
1/100.000 – 1/ Bản đồ phân vùng địa lý tự nhiên, đơn vị đất
Tổng quan 250.000 đai, phân vùng khí hậu, hiện trạng sử dụng đất

1/250.000 – Bản đồ dơn vị đất đai, hiện trạng sử dụng đất
1/1.000.000

< 1/1.000.000 Bản đồ phân vùng địa lý, khí hậu, HTSD đất,
địa hình, địa mạo, sinh thái nơng nghiệp, đơn
vị đất đai

(Nguồn: Đào Châu Thu, Nguyễn Khang, 1998[34])

Bước 2: Xây dựng bản đồ đơn tính

Bản đồ đơn tính là bản đồ thể hiện đặc tính, tính chất khác nhau của đất,
sau khi lựa chọn xác định các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai kết hợp
với việc thu thập tài liệu, điều tra, khảo sát thực địa tiến hành xây dựng các bản
đồ đơn tính (thường mỗi chỉ tiêu thể hiện một bản đồ đơn tính). Các chỉ tiêu
phân cấp ở bản đồ đơn tính thể hiện bằng các màu sắc khác nhau. Trong GIS thì
các dữ liệu để xây dựng các bản đồ đơn tính được thực hiện trên cơ sở kỹ thuật

hóa bản đồ (digital map).

Bước 3: Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

Các bản đồ đơn tính được chồng ghép trên hệ tọa độ chung để tạo thành
đơn vị đất đai. Về cách thức có thể chồng ghép bản đồ bằng tay (phương pháp
thủ cơng) hoặc bằng kỹ thuật máy tính theo cơng nghệ GIS.

Tuy nhiên trong thực tế, khi xây dựng bản đồ đơn vị đất đai gặp nhiều hạn
chế. Trong khi làm bản đồ, khó thể hiện được các điều kiện thực tế, nhất là tỷ lệ

bản đồ nhỏ, vì vậy khi xác định và lên bản đồ đơn vị đất đai cần tuân thủ các yêu
cầu sau:

Các đơn vị đất đai (LMU) cần đảm bảo tính đồng nhất tối đa hoặc các chỉ
tiêu phân cấp phải được xác định rõ, nếu chúng không thể hiện được lên bản đồ
thì cũng phải được mơ tả chi tiết.

Các LMU phải có ý nghĩa thực tiễn cho các loại hình sử dụng đất sẽ được
đề xuất lựa chọn.

Các LMU phải vẽ được trên bản đồ.

Các LMU phải được xác định một cách đơn giản dựa trên những đặc điểm
quan sát trực tiếp trên đồng ruộng hoặc qua sử dụng máy bay viễn thám.

Các đặc tính vài tính chất của các LMU phải là đặc tính và tính chất khá
ổn định vì chúng sẽ là các yêu cầu sử dụng đất thích hợp cho các loại hình sử
dụng đất trong đánh giá đất.


Bước 4: Mô tả bản đồ đơn vị đất đai

Mô tả các đơn vị bản đồ đất đai thường được dựa vào phần chú giải của
bản đồ đơn vị đất đai, trong đánh giá tài nguyên đất của cơng trình đánh giá đất
đai. Các đơn vị đất đai được mô tả theo các chỉ tiêu thể hiện các đặc điểm (tính
chất, đặc tính) của đơn vị đất đai tùy thuộc vào các chỉ tiêu lựa chọn và phân cấp
của mỗi loại bản đồ đơn vị đất đai. Trong khi mô tả bản đồ đơn vị đất đai phải
chỉ rõ được những yêu cầu:

Số đơn vị bản đồ đơn vị đất đai, diện tích từng đơn vị.

Số khoanh đất, diện tích từng khoanh đất, mức độ phân tán, … của từng
đơn vị đất đai.

Mô tả các đặc điểm (đặc tính, tính chất) của từng đơn vị đất đai (đặc điểm
khí hậu, địa hình, thủy văn, thực vật, động vật và đặc điểm đất).

Ở Việt Nam, công tác xây dựng bản đồ đơn vị đất đai là bước đầu tiên mang
tính chất kỹ thuật được ứng dụng nhiều trong quá trình đánh giá đất theo FAO.

Sản phẩm bản đồ đơn vị đất đai là cơ sở xuất phát điểm cho tồn bộ q
trình đánh giá đất.

Việc xác định các chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ở các
vùng khác nhau là khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của vùng nghiên
cứu, cấp tỷ lệ bản đồ đơn vị đất đai cần xây dựng.

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Tổng quan về tình hình đánh giá đất trong và ngồi nước


2.2.1.1. Tình hình đánh giá đất trên Thế Giới

Tình hình đánh giá đất trên thế giới

Hiện nay có nhiều quan điểm, trường phái đánh giá đất khác nhau, tuỳ
theo mục đích và điều kiện cụ thể mà mỗi quốc gia đã đề ra nội dung và phương
pháp đánh giá đất của mình. Có nhiều phương pháp khác nhau nhưng nhìn
chung có hai khuynh hướng: Đánh giá đất theo điều kiện tự nhiên có xem xét tới
điều kiện kinh tế - xã hội và đánh giá kinh tế đất có xem xét tới những điều kiện
tự nhiên. Dù là phương pháp nào thì cũng phải lấy đất đai làm nền và loại sử
dụng đất cụ thể để đánh giá, kết quả được thể hiện bằng các bản đồ, báo cáo và
các số liệu thống kê [38] .

2.2.1.1. Đánh giá đất ở Liên Xô

Ở Liên Xô, đánh giá đất đai đã bắt đầu từ thế kỷ XIX, tuy nhiên đến
những năm 60 của thế kỷ XX, việc phân hạng và đánh giá đất đai mới được nhà
nước quan tâm và tiến hành trên cả nước. Công tác nghiên cứu, đánh giá về đất
và phân loại đất đã trở thành đối tượng khoa học và hình thành bộ mơn khoa học
từ những cơng trình nghiên cứu toàn diện của nhà bác học Nga V.V. Docutraev.

Quan điểm đánh giá đất đai của Docutraev áp dụng phương pháp cho
điểm các yếu tố đánh giá trên cơ sở thang điểm đã được xây dựng thống nhất.
Dựa trên quan điểm khoa học của ơng các thế hệ học trị đã bổ sung, hồn thiện
dần dần, do đó phương pháp đánh giá đất đai của Docutraev đã được thừa nhận
và phổ biến ra nhiều nước trên thế giới, Nhất là các nước thuộc hệ thống XHCN.

Đánh giá đất đai theo Liên Xô gồm 3 bước:


+ Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng (so sánh các loại thổ nhưỡng theo tính
chất tự nhiên).

+ Đánh giá khả năng sản xuất của đất đai (yếu tố được xem xét kết hợp
với khí hậu, độ ẩm, địa hình).

+ Đánh giá kinh tế đất (chủ yếu đánh giá khả năng sản xuất hiện tại của
đất đai).

Phương pháp này có một số hạn chế như quá đề cao khả năng tự nhiên
của đất mà chưa xem xét đầy đủ đến khía cạnh kinh tế - xã hội của việc sử
dụng đất. Mặt khác, phương pháp đánh giá đất đai cho điểm cụ thể chỉ đánh giá

được đất đai hiện trạng mà không đánh giá được đất đai trong tương lai.
Phương pháp này có tính linh động kém vì các chỉ tiêu đánh giá đất đai ở các
vùng cây trồng khác nhau do đó khơng thể chuyển đổi việc đánh giá đất đai
giữa các vùng khác nhau.

Ở Liên Xô việc đánh giá đất được chia theo hai hướng là riêng và chung
(theo hiệu suất cây trồng là ngũ cốc và cây họ đậu). Đơn vị đánh giá đất là các
chủng đất, quy định đánh giá đất cho cây có tưới, đất được tiêu úng, đất trồng
cây lâu năm, đất trồng cỏ cắt và đồng cỏ chăn thả. Chỉ tiêu đánh giá đất là năng
suất, giá thành sản phẩm (rup/ha), mức hồn vốn và địa tơ cấp sai (phần có lãi
thuần tuý) [34] .

2.2.1.2. Đánh giá đất ở Mỹ

Năm 1951 Cục Cải tạo đất đai - Bộ Nông nghiệp Mỹ (USBR) đã xây
dựng phương pháp phân loại khả năng thích nghi đất có tưới (Irrigation land
suitabitily classification). Việc phân loại bao gồm 6 lớp, từ lớp có thể trồng được

(arable) đến lớp có thể trồng trọt được một cách giới hạn (limited arable) và lớp
không thể trồng trọt được (non - arable). Trong hệ thống phân loại này ngoài đặc
điểm đất đai một số chỉ tiêu về kinh tế định lượng cũng được xem xét có giới
hạn ở phạm vi thuỷ lợi.

Bên cạnh đó, khái niệm về "Khả năng đất đai" cũng được mở rộng trong
công tác đánh giá đất đai ở Mỹ do Klingebiel và Montgomery (Vụ Bảo tồn đất
đai - Bộ Nông nghiệp Mỹ) đề nghị năm 1964. Trong đó các đơn vị đất đai được
nhóm lại dựa vào khả năng sản xuất của một loại cây trồng hay thực vật tự nhiên
nào đó, chỉ tiêu chính là các hạn chế của lớp thổ nhưỡng đối với mục tiêu canh
tác được đề nghị. Đây là một dạng đánh giá đất đai sơ lược, gắn với hiện trạng
sử dụng đất hay còn gọi là loại hình sử dụng đất [27] .

Phương pháp này được sử dụng thành công ở Mỹ và sau đó được vận
dụng ở nhiều nước. Cơ sở chủ yếu nêu lên trong hệ thống phân loại tiềm năng
đất đai là những khái niệm về các yếu tố hạn chế, đó là những đặc tính, tính
chất đất đai gây trở ngại cho việc sử dụng đất.

Ở Mỹ việc đánh giá đất được áp dụng rộng rãi theo 2 phương pháp:

+ Phương pháp đánh giá đất tổng hợp: lấy năng suất cây trồng trong
nhiều năm làm tiêu chuẩn và chú ý đi sâu vào phân hạng đất đai cho từng loại
cây trồng. Phương pháp này chia lãnh thổ thành các tổ hợp đất (đơn vị đất đai)
và tiến hành đánh giá đất đai theo năng suất bình quân của cây trồng trong
nhiều năm (thường là lớn hơn 10 năm) và chú ý đánh giá cho từng loại cây


×