Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

tiểu luận giữa kì kỹ thuật ô tô chuyên dùng xe nâng hạ hàng hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 34 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM

KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC



ĐỀ TÀI
TÌM HIỂU XE NÂNG HẠ HÀNG HĨA

GVHD: ThS. Võ Lâm Kim Thanh 19505491
SVTH: Nhóm 1 – DHOT16B 20081681
Nguyễn Duy Hoàng An 20120391
Lê Văn Hượng
Hồ Minh Nhật

TP. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 3 năm 2024

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ:

Hồ Minh Nhật Tìm hiểu về công dụng, cấu tạo và
Lê Văn Hượng nguyên lý hoạt động
Nguyễn Duy Hoàng An
Tìm hiểu về quy tắc an toàn, các hư
hỏng thường gặp

Vẽ lại hệ thống thủy lực bằng phần mềm
Fluidshim, ưu - khuyết điểm của các loại

xe nâng


MỤC LỤC

I. Công dụng: _______________________________________________________1
1. Công dụng của xe nâng: __________________________________________1
2. Phân loại:______________________________________________________1
2.1 Xe nâng tay: __________________________________________________1
2.2 Xe nâng điện: _________________________________________________3
2.3 Các loại xe nâng sử dụng động cơ đốt trong: _______________________7
3. Yêu cầu: ______________________________________________________8

II. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động: ______________________________________9
1. Buồng lái: _____________________________________________________9
2. Bộ phận nâng hạ:_______________________________________________10
3. Bộ phận đối trọng:______________________________________________10
4. Bộ phận di chuyển của xe nâng: ___________________________________11
5. Nguyên lý hoạt động: ___________________________________________13
5.1 Chế độ chờ: _________________________________________________13
5.2 Chế độ nâng tải: ______________________________________________13
5.3 Chế độ hạ tải: ________________________________________________14
5.4 Chế độ giữ tải________________________________________________14
5.5 Chế độ quá tải _______________________________________________14

III. Quy tắc an toàn: __________________________________________________15
1. Những quy tắc an toàn dành cho người vận hành xe nâng: ______________15
2. Những quy tắc an tồn đối với đơn vị bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa xe
nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên: _____________16

IV. Những hư hỏng thường gặp – nguyên nhân – khắc phục: __________________16
1. Lỗi hư hỏng ở cần điều khiển số ___________________________________16
2. Lỗi hư hỏng húc (Mayo) và niền bánh sau ___________________________17

3. Lỗi hư hỏng Tam bua (Tampour) __________________________________18

4. Lỗi hư heo dầu ________________________________________________18
5. Lỗi gãy nĩa và chênh lệch nĩa _____________________________________19
6. Lỗi trầy xước các ty thủy lực _____________________________________19
7. Lỗi hư hỏng hộp số _____________________________________________20
V. Vẽ sơ đồ mạch thủy lực bằng phần mềm Fluidshim: ______________________21
1. Các chi tiết của mạch thủy lực:____________________________________21
2. Nguyên lý hoạt động mạch thủy lực: _______________________________23
3. Nguyên lý hoạt động mạch điều khiển điện xe nâng:___________________27

Danh mục hình ảnh

Hình 1 Xe nâng tay cao ...................................................................................................2
Hình 2: Xe nâng tay thấp.................................................................................................3
Hình 3: Xe nâng tay điện.................................................................................................3
Hình 4: Xe nâng điện đứng lái.........................................................................................4
Hình 5: Xe nâng điện ngồi lái..........................................................................................5
Hình 6: Xe nâng điện bán tự động...................................................................................6
Hình 7: Xe nâng sử dụng xăng và gas .............................................................................7
Hình 8: Xe nâng sử dụng dầu ..........................................................................................8
Hình 9: Cấu tạo chung của xe nâng.................................................................................9
Hình 10: Vơ lăng/Tay lái .................................................................................................9
Hình 11: Ghế lái ..............................................................................................................9
Hình 12: Bộ phận nâng hạ .............................................................................................10
Hình 13: Bộ phận đối trọng ...........................................................................................11
Hình 14: Động cơ đốt trong trên xe nâng......................................................................11
Hình 15: Bánh lái trên xe nâng......................................................................................11
Hình 16: Sơ đồ thủy lực bộ phận nâng hạ .....................................................................13
Hình 17 Bộ phần cần số xe nâng dễ hư hỏng do vận hành sai quy cách.......................17

Hình 18 Xe nâng hư hỏng bộ phận bơm nhiên liệu do nguồn nhiên liệu khơng đảm bảo
....................................................................................................................................... 18
Hình 19 Nâng hạ đúng tải trọng hạn chế gãy, lệch nĩa .................................................19
Hình 20 Ty thủy lực trầy xước giảm hiệu năng của xe .................................................20
Hình 21: Sơ đồ mạch chế độ chờ...................................................................................23
Hình 22: Sơ đồ mạch thủy lực chế độ nâng tải .............................................................24
Hình 23: Sơ đồ mạch thủy lực chế độ giữ tải ................................................................25
Hình 24: Sơ đồ mạch thủy lực chế độ hạ tải .................................................................26
Hình 25: Sơ đồ mạch điều khiển điện chế độ nâng tải ..................................................27
Hình 26: Sơ đồ mạch điều khiển điện chế độ giữ tải ....................................................28
Hình 27: Sơ đồ mạch điều khiển điện chế độ hạ tải ......................................................29

Kỹ thuật ơ tơ chun dùng Nhóm 1

I. Cơng dụng:

1. Công dụng của xe nâng:
Xe nâng hàng hóa thuộc dịng xe cơng nghiệp nhỏ, có càng nâng thuỷ lực

gắn ở phía trước giúp nâng hạ các pallet hàng hóa lên xuống, và di chuyển hàng
hóa từ nơi này sang nơi khác. Với nhiều dòng xe đa dạng, xe nâng có thể bốc
xếp hàng hóa từ vài tấn đến vài chục tấn, chiều cao nâng hàng lên đến hàng chục
mét, giúp việc bốc xếp hàng hóa trong các kho bãi trở nên linh động và dễ dàng
hơn.

Hiện nay, xe nâng được ứng dụng rộng rãi trong một số lĩnh vực như:
• Các loại xe nâng trong nhà kho, xưởng sản xuất: được sử dụng chủ yếu để bốc xếp

các pallet hàng hóa, vật liệu từ xe và di chuyển chúng vào kho hàng.
• Trên các bến tàu: các dịng xe nâng có trọng tải lớn sẽ được dùng để vận chuyển


container lên xe tải để đến khu vực lưu trữ.
• Trong cơng trường xây dựng: xe nâng hàng hóa được dùng để di chuyển và nâng hạ

các vật liệu xây dựng tại công trường ở những nơi khơng bằng phẳng. Xe nâng có thể
giúp di chuyển các khối gạch, vật liệu xây dựng, hay sắt thép từ xe tải hàng và vận
chuyển đến nơi làm việc.

2. Phân loại:

2.1 Xe nâng tay:
a. Xe nâng tay cao:

Đặc điểm: Xe nâng tay hoạt động hoàn toàn dựa trên sức người tác động vào hệ thống bơm
thủy lực, phục vụ cho việc nâng hạ và di chuyển hàng hóa đến vị trí mà mình mong
muốn. Xe có chiều cao nâng tối thiểu là 1,6m và tối đa là 3,0m. Chiều rộng càng nâng
từ 0.33m đến 0,74m và chiều dài 1m. Trọng lượng từ 165kg đến 255kg. Tải trọng nâng
từ 1 tấn đến 2 tấn tùy từng hãng sản xuất.
Nhược điểm: Do phải nâng hàng lên cao nên tải trọng nâng tối đa của xe chỉ đạt 2000kg.
Khi sử dụng với khối lượng hàng hóa lớn, phải liên tục dùng lực tay để kích hệ thống
bơm thủy lực gây tốn sức. Chỉ có thể sử dụng đạt hiệu quả cao ở nơi mặt phẳng, không
vận hành ở môi trường mưa bão.

1

Kỹ thuật ơ tơ chun dùng Nhóm 1

Hình 1 Xe nâng tay cao

b. Xe nâng tay thấp:

Xe nâng tay thấp sử dụng hệ thống bơm thủy lực để di chuyển hàng hóa
có khối lượng từ 2 tấn đến 5 tấn. Đây là tải trọng mà xe nâng tay cao không
thể thực hiện được.
Đặc điểm: Xe có chiều cao nâng tối thiểu là 0,085m và tối đa là 0,2m.
Kích thước càng hẹp là 0,54m x 1,15m và kích thước càng rộng là 0,685m x
1,22m. Tay cầm có 3 nấclà nấc nâng, nấc hạ và nấc trung gian thuận tiện khi
sử dụng.

Ưu điểm:
• Được sử dụng ngun lý kích tay để di chuyển, nâng hạ những hàng hóa có trọnglượng

lớn mà không thể sử dụng sức người để làm được.
• Xe nâng tay thấp là một trong các loại xe nâng phổ biến trên thị trường Việt Namđược

áp dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến từ nước ngoài. Điều này đảm bảo kếtcấu chắc
chắn, vận hành mạnh mẽ ở tải trọng nâng theo khuyến cáo.

2

Kỹ thuật ô tô chuyên dùng Nhóm 1

• Sử dụng đơn giản, người vận hành khơng cần trình độ và bằng cấp cao mới có thể

vận hành.

• Tuổi thọ lâu dài top đầu trong các dịng xe nâng. Chi phí bảo trì, bảo dưỡng thấp,linh

kiện thay thế phổ biến, giá phải chăng.

• Giá thành phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng.


Hình 2: Xe nâng tay thấp

Nhược điểm: Chiều cao nâng tối đa không cao, khó khăn khi sử dụng trong một số cơng
việc. Xe chỉ có thể vận hành tốt trong điều kiện trong kho bãi, nơi có mặt phẳng.

2.2 Xe nâng điện:
a. Xe nâng tay điện:

Hình 3: Xe nâng tay điện
Đặc điểm: Tải trọng nâng từ 1,5 đến 2 tấn. Chiều cao nâng tối đa là 0,2m và tối thiểulà

3

Kỹ thuật ô tô chuyên dùng Nhóm 1

0,085m. Kích thước càng nâng là 0,047×0,16×1,220m. Tốc độ động cơ 5,5 km/h. Bình

ắc quy có cơng suất 24V/85Ah và khối lượng xe là 285kg.

Ưu điểm: Các loại xe nâng tay điện hoạt động nhờ sự kết hợp của lực tay và động cơ

điện. Bạn có thể nhẹ nhàng nâng, di chuyển hàng hóa hoặc tiến hay lùi dễ dàngchỉ với

thao tác nhấn phím động cơ. Đồng thời, thiết bị có thể vận hành liên tục trong 6-8 giờ.

Từ đó tiết kiệm được thời gian, sức lao động và mang đến hiệu quả cao trong công việc.

Nhược điểm: Chỉ hoạt động ổn định, vận hành tốt trong nhà hay ngoài trời với điềukiện


thời tiết đẹp. Mặt phẳng di chuyển không quá gồ ghề, khơng ẩm ướt. Khả năng vận

chuyển hàng hóa lên cao không lớn.

b. Xe nâng điện đứng lái:
Đặc điểm: Xe nâng điện đứng lái hoạt động được khi người dùng đứng lên bàn đạp
phanh trên sàn xe nâng để điều khiển. Khi khơng có lực tác động vào, bàn đạp phanh
này sẽ trong tình trạng đóng, giúp giữ cho chiếc xe khơng bị “trơi” đi. Cịn khi muốn xe
hoạt động, bạn chỉ việc đạp bàn đạp phanh này xuống là xe sẽ di chuyển.

Hình 4: Xe nâng điện đứng lái
Ưu điểm: Kích thước nhỏ gọn, thiết kế thơng minh giúp việc di chuyển trong kho bãi
dễ dàng. Bảo dưỡng, bảo trì nhanh chóng, đơn giản, linh kiện có thể dễ dàng
tìm kiếm và thay thế. Tiết kiệm chi phí sử dụng nhiên liệu so với xe động cơ đốt trong.
Ít gây ra tiếng ồn và thải khí ơ nhiễm mơi trường.

4

Kỹ thuật ô tô chuyên dùng Nhóm 1

Nhược điểm: Sử dụng khoảng 8 giờ cần thực hiện sạc acquy. Bánh xe không lớn nênchỉ

phù hợp di chuyển trên mặt phẳng đồng nhất, ít gồ ghể. Xe điện đứng lái không phù hợp

di chuyển quãng đường dài và vận hành ở điều kiện thời tiết mưa gió.

c. Xe nâng điện ngồi lái:
Đặc điểm: Khác với xe nâng điện đứng lái, xe nâng điện ngồi lái sẽ có buồng lái và ghế
ngồi. Nếu muốn xe di chuyển, cần phải đạp chân ga. Phần nâng hạ hàng hóa sẽ sử
dụng cần điều khiển riêng trong buồng lái.

Xe nâng điện ngồi lái có thể nâng hàng hố có trọng lượng dưới từ 1 tấn đến 3.5 tấnhoặc
hơn.

Hình 5: Xe nâng điện ngồi lái

Ưu điểm: Xe nâng điện ngồi lái có thể nâng hàng hố có trọng lượng từ 1 đến 3,5 tấn.
Vận hành tốt trong môi trường kho bãi, nhà xưởng rộng rãi, nhu cầu di chuyển nhiều.
Chi phí sử dụng nhiên liệu ít, khơng gây ra tiếng ồn và khí thải.
Nhược điểm: Phải sạc điện cho xe sau thời gian sử dụng, nếu cần vận hành thêm nên
sử dụng bình sạc dự phịng. Xe khơng vận hành được trong điều kiện trời mưa và độ ẩm
cao. Khi vận hành, cần đảm bảo yếu tố an toàn và khơng để nước rơi vào bình điện.

d. Xe nâng điện bán tự động:
Đặc điểm: Dòng xe điện bán tự động này được phát triển lên từ xe nâng tay, được thiết
kế thêm một chiếc bình ắc quy và cần điều khiển để nâng hạ hàng hóa mà khơng cần
dùng đến sức người. Xe cịn có một tay lái nhưng thiết kế khá đơn giản. Người dùng có
thểđừng lên trên và điều khiển nó.

5

Kỹ thuật ô tô chuyên dùng Nhóm 1

Ưu điểm: nâng được hàng hóa có tải trọng từ 1 tấn đến 2 tấn với chiều cao nâng 1,6

đến 3,5m. Kết hợp sức người và hệ thống động cơ điện làm tăng hiệu suất công việc,

tiết kiệm nhân cơng. Xe có thiết kế nhỏ gọn, phù hợp với những khu vực nhà xưởng có

diện tích nhỏ hẹp, hàng hóa chất đầy và ít lối đi.


Nhược điểm: Chỉ có thể vận hành tốt trong nhà hay ngồi trời với điều kiện thời tiếttốt.

Mặt phẳng đồng nhất, ít gồ ghề.

Hình 6: Xe nâng điện bán tự động

6

Kỹ thuật ô tô chuyên dùng Nhóm 1

2.3 Các loại xe nâng sử dụng động cơ đốt trong:

Xe nâng hàng hóa sử dụng động cơ đốt trong thường sử dụng các loại nguyên liệu là

gasoline, xăng và dầu diesel. Xe có thể hỗ trợ nâng dỡ và di chuyển hàng hố có khối

lượnglớn với tần suất hoạt động cao mà các loại xe thông thường khác không thể đáp

ứng được.

1. Xe nâng gas, xăng:
Đặc điểm xe: Kích thước nhỏ gọn hơn xe nâng dầu. Chiều cao nâng tối đa là 2,03m.

Chiều dài cơ sở 1,4m, chiều rộng 1,07m. Tải trọng nâng từ 2 đến 7 tấn.

Hình 7: Xe nâng sử dụng xăng và gas
Ưu điểm: Xe ít sinh ra khí thải hơn khi sử dụng dầu, động cơ đỗ sinh ra tiếng ồn và khói
thải hơn. Tốc độ di chuyển cao có thể đạt tới 18,5 km/giờ. Khả năng nânghạ hàng hóa
cao và bền bỉ. Phụ tùng dễ tìm kiếm và thay thế.
Nhược điểm: Người vận hành cần có trình độ chun mơn cao và được đào tạo bài bản.

Song song với hiệu suất cao là chi phí sử dụng nhiên liệu tương đối lớn. Nếu không cẩn
thận và đảm bảo các yêu cầu khi sử dụng, dễ gây ra tình trạng rị rỉ nhiên liệu.

2. Xe nâng dầu:
Đặc điểm: Tải trọng từ 1 đến 20 tấn tùy dòng xe. Vận hành bằng bơm đôi thủy lực với
nhiên liệu là dầu diesel. Chiều cao nâng có thể lên đến 4m. Lốp đặc, hộp số tự động,
được trang bị còi, đèn, gương chiếu hậu và hệ thống mái che.

7

Kỹ thuật ơ tơ chun dùng Nhóm 1

Ưu điểm: Có thể sử dụng liên tục khơng cần thời gian sạc acquy, không cần sử dụng

sức người để tác động nâng hàng hóa. Sử dụng được trong mọi điều kiện địa hình và

thời tiết. Tải trọng lớn, sức nâng cao đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng.

Hình 8: Xe nâng sử dụng dầu
Nhược điểm: Động cơ gây ồn và sinh ra khói thải nên khơng thể sử dụng gần khu dân
cư. Kích thướng lớn nên khơng phù hợp với những kho hàng có diện tích nhỏ hẹp, hàng
hóa sắp xếp kín, đường đi nhỏ.

3. Yêu cầu:
- Các bánh xe, vành xe luôn chịu áp lực lớn.
- Vận hành trong điều kiện bôi trơn đầy đủ ở các chi tiết.
- Xe phải đảm bảo hoạt động được trong mơi trường có tính oxy hóa và ăn mịn

cao.
- Ngoài ra, xe phải đảm bảo đậu đỗ được trong môi trường không bằng phẳng, hoặc


trên đường gồ ghề.
- Xe khơng được vận hành khi trời có gió từ cấp 5 trở lên.

8

Kỹ thuật ô tô chuyên dùng Nhóm 1
II. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động:

Hình 9: Cấu tạo chung của xe nâng
1. Buồng lái:

Hình 11: Ghế lái Hình 10: Vơ lăng/Tay lái

- Ghế lái: Được thiết kế đơn giản bằng chất liệu da giúp người lái thoải mái khi điều
khiển.

- Tay lái/vô lăng: Được gắn vào một máy bơm khơng khí điện ở chân xe nâng. Khi
tay cầm được nhấn, nó sẽ kích hoạt máy bơm khơng khí hút khơng khí bên ngồi
qua một bộ lọc và ép nó vào một ống dẫn tới các xi lanh thủy lực.

9

Kỹ thuật ô tô chuyên dùng Nhóm 1

2. Bộ phận nâng hạ:

- Càng nâng hạ: được làm bằng kim loại cứng hình chữ L và được ghép từ 2 thanh

trở nên.


- Giá nâng: có thiết kế hình chữ nhật và dùng để kết nối 2 bộ phận là càng nâng và

khung nâng.

- Giá đỡ: bao gồm 2 hoặc 3 tầng khung thẳng đứng, được chế tạo bằng thép cường

lực.

- Khung nâng: liên kết với càng nâng qua hệ thống piston thủy lực và rịng rọc. Nhờ

khung nâng mà hàng hóa có thể nâng lên một độ cao trung bình từ 3 đến 6m.

- Xi lanh nâng: một xi lanh thủy lực bao gồm một ống rỗng đóng ở một đầu với

mộtkhớp nối piston bơi trơn linh hoạt ở 1 đầu khác. Khơng khí bị cuốn vào đáy

của xylanh cho phép khí thốt vào mà khơng làm rị rỉ chúng.

- Xi lanh nghiêng: có tác dụng nghiêng khung nâng về phía trước 12 độ và về phía

sau 6 độ.

Hình 12: Bộ phận nâng hạ

3. Bộ phận đối trọng:

Đối trọng được làm bằng vật liệu gang được gắn vào phần sau của xe nâng. Mục đích

của đối trọng là để cân bằng tải trọng đang cần được nâng hạ. Trên xe nâng điện, đối


trọng được sử dụng chính bằng trọng lượng của hệ thống ắc quy axit chì.

10

Kỹ thuật ô tô chuyên dùng Nhóm 1

Hình 13: Bộ phận đối trọng

4. Bộ phận di chuyển của xe nâng:
- Động cơ: là bộ phận giúp vận hành xe nâng. Xe nâng hàng thường sử dụng 2 loại

động cơ chính là động cơ điện và động cơ đốt trong.
- Bánh lái: điểm khác biệt với các loại xe còn lại là ở bánh lái, xe nâng có bánh lái

là 2 bánh phía sau thay vì 2 bánh trước. Bánh lái có nhiệm vụ điều chỉnh hướng
di chuyển của xe. Bánh lái được gắn vào trục điều khiển.

Hình 14: Động cơ đốt trong trên xe nâng Hình 15: Bánh lái trên xe nâng

11

Kỹ thuật ơ tơ chun dùng Nhóm 1

Hình 16: Bánh tải trọng trên xe nâng
- Bánh tải trọng: nằm ở phía trước có vai trò như đối trọng với bánh sau, tương

tự như một đòn bẩy.

12


Kỹ thuật ô tô chuyên dùng Nhóm 1
5. Nguyên lý hoạt động:
Bao gồm:
Hình 16: Sơ đồ thủy lực bộ phận nâng hạ 1: Thùng chứa dầu
2: Van an toàn
3: Bơm
4: Đồng hồ đo áp suất
5: Van phân phối 2B2
6: Van tiết lưu 1 chiều
7: Xi lanh thủy lực
8: Van 1 chiều có điều kiện
9: Van phân phối 4/3
10: Cụm van thiết bị làm mát
11: Cụm lọc dầu

5.1 Chế độ chờ:
Đây là chế độ khi bơm đã hoạt động nhưng chưa nâng tải. Lúc này, van số 5 mở, có vai
trị xả dầu giảm tải cho bơm. Van phân phối 4/3 ở vị trí giữa cịn các van khác chưa hoạt
động.

5.2 Chế độ nâng tải:
Lúc này, van số 5 đóng, dầu từ bơm → van phân phối số 9, van ở vị trí bên trái → van
một chiều số 6 → van một chiều số 8 → Xylanh thủy lực số 7, đẩy piston đi ra. Trong
hệ thống có hai dịng dầu là:

• Dịng dầu 1: Bắt đầu từ thùng chứa dầu số 1 → Bơm dầu số 3 → Đường dầu nạp
van phân phối số 9 →Van một chiều số 6 → Van một chiều có điều khiển số 8
→ Đầu dưới của xi lanh thủy lực số 7.


• Dịng dầu 2: Bắt đầu từ đầu trên của xi lanh thủy lực số 7 → Đường dầu xả của

13

Kỹ thuật ô tô chuyên dùng Nhóm 1

van phân phối số 9 → Cụm van làm mát số 10 → Cụm lọc dầu số 11 → Thùng

chứa dầu số 1.

Kết quả là cần xi lanh thủy lực được nâng lên, đồng thời tải trọng cũng được nâng lên

theo.

5.3 Chế độ hạ tải:

Ở chế độ này van số 5 đóng, dầu từ bơm → Van phân phối số 9, van ở vị trí bên phải →

Xylanh thủy lực số 7 → Van một chiều có điều kiện số 8, van tiết lưu số 6 làm việc ở

chế độ ngược, hai van này được mở nhờ dòng dầu ở đường cao áp. Hệ thống có hai dịng

dầu liên tục là:

• Dịng dầu 1: Bắt đầu từ thùng chứa dầu số 1 → Bơm dầu số 3 → Cửa nạp van

phân phối số 9 → Đầu trên của xi lanh thủy lực số 7.

• Dịng dầu 2: Bắt đầu từ đầu dưới của xi lanh thủy lực số 7 → Van một chiều có


điều kiện số 8 → Van tiết lưu số 6 → Cửa xả van phân phối số 9 → Cụm làm

mát số 10 → Lọc dầu số 11 → Thùng chứa dầu số 1.

Kết quả là cần xi lanh thủy lực được hạ xuống và tải trọng được hạ xuống theo.

5.4 Chế độ giữ tải

Đây là chế độ mà khi đó tải trọng được giữ ở một độ cao nào đó. Lúc này van số 5 mở

xả dầu giảm tải cho bơm. Van phân phối số 9 ở vị trí chính giữa. Van một chiều có điều

kiện số 8 làm việc ở chế độ khóa, do dịng dầu cao áp lúc này được nối ra bể dầu. Dầu

bắt đầu từ bể thùng chứa dầu số 1 → Van số 5 → Thùng chứa dầu số 1.

Do tác dụng khóa của van một chiều có điều kiện số 8, không cho dầu ở đầu dưới của

xi lanh chảy về bể. Kết quả là cần xi lanh được giữ ở một độ cao nào đó. Tải trọng được

giữ ở vị trí độ cao nhất định.

5.5 Chế độ quá tải

Là chế độ mà khi hệ thống đã hoạt động nhưng gặp sự cố nào đó → Kết quả của nó là

áp suất làm việc trong hệ thống vượt q giá trị tính tốn cho phép. Khi đó van an tồn

số 2 mở xả dầu giảm tải cho bơm, bảo vệ bơm và các thiết bị thủy lực khác. Ở chế độ


này, dầu bắt đầu từ thùng chứa số 1 → Bơm dầu số 3 → Van an toàn số 2 → thùng chứa

dầu số 1.

14

Kỹ thuật ô tô chuyên dùng Nhóm 1

III. Quy tắc an tồn:

1. Những quy tắc an toàn dành cho người vận hành xe nâng:

Căn cứ tại tiết 3.6.4 tiểu mục 3.6 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao

động đối với Xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên QCVN

25: 2015/BLĐTBXH được ban hành kèm theo Thơng tư 51/2015/TT-BLĐTBXH thì:

- Chỉ sử dụng xe nâng hàng có tình trạng kỹ thuật tốt, đã được kiểm định kỹ thuật

an toàn lao động theo quy định. Trong quá trình sử dụng, nếu phát hiện xe nâng

hàng khơng đảm bảo an tồn thì đơn vị sử dụng có quyền đưa ra yêu cầu kiểm

định trước thời hạn.

- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa định

kỳ đủ nội dung cơng việc theo quy định.


- Bố trí xe nâng hàng làm việc theo đúng đặc tính kỹ thuật và trọng tải mà nhà chế

tạo đã quy định.

- Phải có các biện pháp an toàn để đảm bảo an toàn cho người, vật tư, thiết bị và

cơng trình trong khu vực hoạt động của xe nâng hàng.

- Tổ chức khắc phục kịp thời các hư hỏng đã được phát hiện.

- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ giao ca. Trong đó có ghi lại kết quả kiểm tra đầu ca

và tình trạng an tồn của xe nâng hàng trong suốt quá trình làm việc. Người giao

ca và nhận ca cùng phải ký vào sổ giao ca.

- Trước khi cho xe nâng hàng hoạt động phải kiểm tra các cơ cấu an tồn và xem

xét các điều kiện khác như: khơng gian, ánh sáng...để xe nâng vận hành an toàn.

- Phải có các biện pháp cụ thể ngăn cản có hiệu quả những người khơng có trách

nhiệm tự ý đi vào khu vực làm việc của xe nâng hàng.

- Chìa khóa khởi động xe nâng hàng do người chịu trách nhiệm quản lý về sự hoạt

động an toàn của xe nâng hàng giữ, chìa thứ hai được bàn giao luân phiên cho

người vận hành.


- Khi vận chuyển loại hàng có khả năng dễ gây cháy, dễ kích thích nổ hoặc độc hại

phải có biện pháp phịng ngừa đặc biệt.

- Sau khi hết ca xe nâng hàng phải được đưa về đúng vị trí theo quy định của đơn

vị sử dụng và trên xe khơng cịn mang tải.

15


×