Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Khoa: Thực trạng pháp luật về góp vốn bằng tài sản vào doanh nghiệp và một số kiến nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.96 MB, 127 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HA NOI

KỶ YEU HOI THẢO KHOA HỌC CAP KHOA

THUC TRANG PHAP LUAT VE GOP VON BANG

TAI SAN VAO DOANH NGHIEP
VA MOT SO KIEN NGHI

MỤC LỤC

Tổng quan về góp vốn bang tài sản vào doanh nghiệp và pháp luật về góp vốn bằng

tài sản vào doanh nghiệp

ThS. Trần Danh Phú

Thực trạng pháp luật về góp vốn bằng tài sản chung của vợ chồng vào doanh nghiệp
và một số kiến nghị
ThS. Trần Danh Phú 19

ThS. Nông Thị Thoa

Hồn thiện quy định pháp luật về góp vốn vào doanh nghiệp băng quyền sử dụng đất

tại việt nam 30

ThS. Nguyễn Trịnh Ngọc Linh

Vai trò của người lao động trong việc hình thành và quản trị tài sản vơ hình tại



doanh nghiệp 43

ThS. Tơ Duy Kham

Thủ tục góp von thành lập doanh nghiệp bằng tài sản thực tiễn tại một số

doanh nghiệp ở Việt Nam 54

ThS.LS Hà Huy Phong

Giải quyết tranh chấp về góp vốn băng tài sản vào doanh nghiệp thực tiễn tại

TAND một số địa phương 68

ThS. Nguyễn Mai Vuong

Pháp luật một số quốc gia trên thé giới về góp vốn bang tài san vào doanh

nghiệp và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 78

ThS. Nguyễn Đức Anh

Xác định giá trị tài sản góp vốn vào doanh nghiệp - thực trạng pháp luật và

thực tiễn thực hiện 87

ThS. Trịnh Văn Tai

Chun qun sở hữu tài sản góp vơn vào doanh nghiệp và xử lý vi phạm vê


nghĩa vụ chuyên quyền sở hữu tai sản góp vốn vào doanh nghiệp — thực tiễn.
rg . 100
thuc hién va mot so kién nghi

TS. Nguyén Thi Yén

Xử lý tư cách thành viên, tu cách cô đông trong trường hop vợ chong ly hôn -
thực tiễn thực hiện và một số kiến nghị
TS. Nguyén Thi Yén 111

ThS.LS Ha Huy Phong

. Sàn CHUYEN BE 1 . .
TONG QUAN VE GOP VON BANG TAI SAN VAO DOANH NGHIEP VA PHAP LUAT VE

GOP VON BANG TAI SAN VAO DOANH NGHIEP

Ths. Tran Danh Phú — Phòng TỔ chức cán bộ

Tóm tat: Góp von bang tài sản tạo nên tai sản ban dau và cũng là tài sản của một doanh
nghiệp. Góp vốn chính là đưa tài sản của một hay các thành viên dé cho ra đời một doanh nghiệp
cũng như đề doanh nghiệp có tài sản thực hiện các giao dịch thương mại. Do vậy, việc tìm hiểu
những van dé lý luận về góp vốn bang tài sản vào doanh nghiệp giúp hiểu rõ hơn về góp vốn
bằng tài vào doanh nghiệp ở Việt Nam. Qua đó có thể khang định, vốn là một trong những yếu
tô quan trọng quyết định tới sự ra đời, phát triển và sự tôn tại của doanh nghiệp.

Từ khóa: góp vốn; tài sản góp vốn; góp vốn vào doanh nghiệp; góp vốn bằng tài sản;
pháp luật góp vốn


1. Khái quát về góp vốn bằng tài sản vào doanh nghiệp

1.1. Bản chất của góp von bằng tài sản vào doanh nghiệp

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, bat kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn
tại phải có nguồn tài chính đủ mạnh, đây là một trong ba yếu tố bên cạnh yếu tố pháp lý, nhân
lực để giúp doanh nghiệp có thé duy trì hoạt động của mình. Trong nền kinh tế thị trường, vốn là

điều kiện đầu tiên có ý nghĩa quyết định sự phát triển của hoạt động kinh doanh, bởi khơng có
doanh nghiệp nào tồn tại mà không cần đến vốn. Vốn là cơ sở cho việc hình thành nên các hoạt
động khác của doanh nghiệp từ khi thành lập cho đến suốt quá trình hoạt động kinh doanh của

minh.

Dưới góc độ ngơn ngữ học, vốn là “tong thé nói chung những tài san bỏ ra lúc đầu, thường
biểu hiện bằng tiền, dùng trong sản xuất kinh doanh, nói chung trong hoạt động sinh lợi”!. Định
nghĩa này cung cấp hình dung bước đầu về vốn, tuy chưa rõ ràng nhưng đã nêu được nguồn gốc
của vốn là tổng thé những tai sản bỏ ra ban đầu và có chức năng là dùng trong sản xuất kinh

doanh.

Dưới góc độ kinh tế, xuất phát từ vai trò của von đỗi với hoạt động sản xuất kinh doanh,
“von là toàn bộ lượng tiền cân thiết nhất định dé bắt dau và duy trì hoạt động san xuất kinh

'Từ điển Tiếng Việt (1998) Nxb Da Nẵng, trang 1087

doanh liên tục của các chủ thé kinh doanh”. Theo đó, vốn phải có trước khi diễn ra hoạt động
sản xuất kinh doanh. Nói cách khác, vốn là tồn bộ số tiền phải đầu tư ứng trước cho kinh doanh.
Trong quá trình đầu tư sử dụng, vốn được thu hồi lại để đầu tư tiếp cho các quá trình kinh doanh
tiếp theo. Nếu vốn kinh doanh bị giảm sút hoặc bi mất thì quy mơ kinh doanh bị thu hẹp, hoạt

động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng xấu, thậm chí doanh nghiệp có thể lâm vào tình trạng

phá sản.

Dưới góc độ pháp lý, vốn là “tién, tai sản, quyén tài sản trị giá được bằng tiền có thé sử

đụng trong kinh doanh ”. Định nghĩa trên đã chỉ ra vôn được hình thành từ tiên, tài sản, quyên

tài sản trị giá được bằng tiền và mục đích để sử dụng trong kinh doanh, là tiền đề trong các hoạt
động đầu tư.

Mỗi loại hình doanh nghiệp có những phương thức huy động vốn khác nhau. Cơng ty
TNHH có thê huy động vốn thơng qua phát hành trái phiếu, vay tín dụng hoặc kêu gọi thêm chủ
thé góp vốn, song lại bị giới hạn bởi số lượng chủ thé góp vốn. Trong khi đó cơng ty cơ phan có
khả năng huy động vốn lớn dưới nhiều phương thức như góp vốn, vay tin dụng, phát hành cổ
phiếu, trái phiếu... mà không bị giới hạn số lượng cô đông. Mặc dù pháp luật quy định các
phương thức huy động vốn khác nhau nhưng vào thời điểm mới thành lập và ngay cả trong quá
trình hoạt động, vốn góp là nguồn chủ yếu và quan trọng nhất đối với mọi loại hình doanh nghiệp.

Ở nước ta, góp vốn được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau. Hiểu theo cách thơng thường,
góp von là việc một người hay một số người (tổ chức, cá nhân) theo quy định có quyền sử dụng
tài sản đầu tư vào doanh nghiệp dé thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận.
Dưới góp độ pháp lý, có thé hiểu góp vốn là việc góp tài sản dé tạo thành vốn của doanh nghiệp,
việc góp vốn này được thực hiện khi thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn vào doanh
nghiệp đã thành lập, và người góp vốn thực hiện chuyên giao quyền sở hữu tài sản góp vốn của
mình cho doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp tư nhân) dé đổi lại những lợi ích nhất định từ doanh
nghiệp mà mình góp vốn. Góp vốn vào doanh nghiệp có vai trò quan trọng, nhất là đối với giai
đoạn doanh nghiệp mới được hình thành; đối với doanh nghiệp đã hoạt động kinh doanh, góp
vốn cũng góp phần quyết định tới sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp.


Với những quan niệm trên, có thé khang định góp vốn chính là việc đưa tài sản đầu tư

hoặc đâu tư thêm vào doanh nghiệp đê tìm kiêm lợi nhuận. Do đó, khái niệm góp vơn và góp vơn

2 Từ điển Luật học (2006), Nxb Tư pháp & Nxb từ điển Bách Khoa, trang 857

4

bang tài sản vào doanh nghiệp được coi là khái niệm đồng nhất. Góp vốn được hiểu ở hai khía

cạnh:

Thứ nhất, góp vốn bằng tài sản vào doanh nghiệp khơng những cho ra đời một doanh

nghiệp mới mà còn tạo nên tài san kinh doanh cho doanh nghiệp

Bat kì một loại hình doanh nghiệp nào muốn được thành lập thi góp vốn là điều kiện, yếu
tố quan trọng khơng thê thiếu. Góp vốn khơng những quyết định sự ra đời, mà cịn thé hiện khả
năng gánh chịu nghĩa vụ pháp lí của doanh nghiệp đó, đồng thời dé bảo vệ tốt lợi ích của doanh

nghiệp cũng như lợi ích của người thứ ba có liên quan với doanh nghiệp. Sau khi hồn thành thủ

tục góp vốn, pháp luật cơng nhận sự tồn tại độc lập giữa tài sản của doanh nghiệp và chủ sở hữu
doanh nghiệp (trừ các doanh nghiệp không yêu cầu chuyên giao quyền sở hữu). Phần lớn các
doanh nghiệp ở nước ta sau khi được chuyên giao quyền sở hữu tài sản từ chủ sở hữu, doanh

nghiệp tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan tới tài sản đó, nghĩa là có năng lực
hành vi, và có tài sản riêng bảo đảm cho việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong quá trình
kinh doanh của doanh nghiệp, đối với doanh nghiệp tư nhân thì chủ sở hữu vẫn thực hiện các
quyền này vì chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân không chuyên giao quyền sở hữu tài sản góp vốn.

Việc góp vơn băng tài sản giúp doanh nghiệp tạo nên một khối tài sản riêng tách bạch, củng cố
tính chất độc lập về tài sản của mình dé thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Thit hai, góp vốn bằng tài sản vào doanh nghiệp vừa là nghĩa vụ nhưng cũng là quyền lợi

của chủ sở hữu

Khi xem góp vốn là nghĩa vụ, thì đây là nghĩa vụ của nhà đầu tư, khi nhà đầu tư cam kết
hay thỏa thuận góp vốn thành lập doanh nghiệp là việc nhà đầu tư đã tự ràng buộc mình trở thành
con nợ của doanh nghiệp. Khi nhà đầu tư góp tài sản vào doanh nghiệp, tài sản đó thuộc sở hữu
của doanh nghiệp - một thực thé pháp lý độc lập. Nếu nhà dau tư khơng góp vốn hoặc góp vốn
chậm thì doanh nghiệp có quyền địi và với việc khơng thực hiện đúng nghĩa vụ thì tơ chức cá
nhân góp vốn sẽ phải chịu những trách nhiệm pháp lý nhất định.

Khi xem góp vốn là quyền lợi, sau khi đã góp vốn băng tài sản vào doanh nghiệp, nhà đầu
tư sẽ được hưởng những quyên lợi từ hành vi góp vốn. Góp vốn tạo cho chủ sở hữu duy nhất hay
cho các thành viên góp vốn được hưởng quyền lợi từ doanh nghiệp tương ứng mà mình đầu tư.
Tuy nhiên, với doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu, các quyền lợi và nghĩa vụ của thành viên còn phụ
thuộc vào tỷ lệ góp vốn hay số cổ phần mà mỗi thành viên đó nắm giữ trong doanh nghiệp.

Bản chất của quan hệ góp vốn là sự hùn vốn giữa các thành viên với nhau và dẫn đến sự
chi phối, chia sẻ lợi ích của những người cùng góp von. Việc góp von khi thành lập doanh nghiệp

5

là cơ sở tạo ra một thực thê pháp lý mới, đó là cơng ty. Khi thực hiện góp vốn, các chủ sở hữu
vốn chuyền giao quyền sở hữu của mình cho cơng ty để trở thành thành viên cơng ty và được
nhận phan quyền lực trong công ty. Mức độ quyền lực của họ phụ thuộc vào tỷ lệ phần vốn gop,

năng lực trình độ quản lý, kha năng kinh doanh va uy tín của họ trong cơng ty. Như vậy, hành vi


gop von đã làm thay đổi tình trạng pháp lý đối với tài sản của chủ sở hữu. Tài sản thuộc sở hữu
cá nhân hay tổ chức được góp vốn theo những phương thức nhất định đã được chuyên dịch thành
tài sản thuộc sở hữu của công ty. Thực hiện xong hành vi góp vốn, họ được hưởng quyền thành
viên tương ứng với phần vốn đã góp vào công ty. Công ty với tư cách chủ sở hữu có tồn quyền
chiếm hữu. sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình. Là một thực thê pháp lý độc lập,
công ty là chủ thê quyền sở hữu tài sản của công ty.

Dé tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho thỏa thuận góp vốn vào doanh nghiệp, giảm thiểu
tranh chấp xảy ra, giữa các bên góp vốn thường ký cam kết cụ thể về các nội dung như người
góp vốn, tài sản đem góp vốn, số lượng, giá trị từng loại tài sản góp vốn, thời điểm, trình tự thủ
tục góp vốn...

1.2. Ý nghĩa của việc góp vẫn bằng tài sản vào doanh nghiệp

Thứ nhất, việc góp vốn vào doanh nghiệp là cơ sở tạo ra một thực thể pháp lý mới là công

ty

Sau khi hoàn tat thủ tục thành lập doanh nghiệp, cơng ty có tư cách pháp nhân, có tên
riêng, có trụ sở g1ao dịch, có tài sản độc lập với cá nhân và tô chức, đảm bảo thực hiện các quyền
và nghĩa vụ pháp lý; tài sản của công ty độc lập với khối tài sản của mỗi thành viên. Trong quan

hệ giữa công ty và thành viên của công ty, tài sản của công ty không phải thuộc sở hữu chung

của thành viên công ty, thành viên khi góp vốn được hưởng quyên từ việc góp vốn. Cơng ty nhân

danh mình tham gia vào các quan hệ xã hội một cách độc lập, nghĩa là công ty có khả năng thực

hiện quyền và gánh vác nghĩa vụ.


Khi đã góp vốn hoặc cam kết góp vốn thành lập doanh nghiệp, thành viên đã tự ràng buộc
mình vào các quyền và nghĩa vụ nhất định từ việc góp vốn đó. Góp vốn bằng tài sản vào doanh
nghiệp là cơ sở để chủ sở hữu có quyền quyết định các vấn đề có liên quan của doanh nghiệp.
Khi góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, chủ sở hữu duy nhất hay thành viên
gop von sẽ được hưởng quyền lợi và có nghĩa vụ tương ứng trong việc quyết định các van dé của

doanh nghiệp. Doanh nghiệp có một chủ sở hữu (doanh nghiệp tư nhân, cơng ty TNHH một

thành viên), vốn do một chủ sở hữu đóng góp thì chủ sở hữu có tồn quyền quyết định các vẫn
đề liên quan đến doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu (công ty TNHH hai thành

6

viên trở lên, công ty hợp danh, công ty cô phần), việc xác định quyền thông qua hoặc bác bỏ
những van đề liên quan đến doanh nghiệp lại dựa vào tơ chức, cá nhân đó sở hữu bao nhiêu phan
trăm trong tông số vốn điều lệ tại doanh nghiệp.

Thứ hai, góp vốn bằng tài sản vào doanh nghiệp là cơ sở dé phân chia lợi nhuận, rủi ro
đối với nhà dau tư

Nếu doanh nghiệp một chủ, chủ sở hữu góp vốn vào doanh nghiệp được hưởng toàn bộ
lợi nhuận; đối với với doanh nghiệp có nhiều thành viên là chủ sở hữu, các thành viên được chia
lợi nhuận tương ứng với tỉ lệ góp vốn, cơ phan của mình dang sở hữu khi doanh nghiệp làm ăn
có lãi sau khi trừ đi các nghĩa vụ thuế, trả nợ, trích quỹ.... Đối với rủi ro phải gánh chịu, người
góp von chịu trách nhiệm hữu han hay vơ hạn tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà tơ chức,
cá nhân góp vốn bằng tài sản vào doanh nghiệp; và nếu doanh nghiệp có nhiều thành viên, các
thành viên theo tỉ lệ góp vốn cũng bị phân chia trách nhiệm theo tỉ lệ góp vốn tương ứng.

Trước pháp luật, danh sách thành viên công ty trong hồ so đăng ký doanh nghiệp hoặc

văn bản xác nhận phần vốn góp là văn bản pháp lý xác nhận tư cách thành viên cơng ty của người
góp von. Kê từ khi công ty được thành lập và hoạt động, tùy thuộc vào thời điểm góp vốn là khi
thành lập công ty hay khi công ty tăng vốn điều lệ mà quyền và nghĩa vụ của thành viên công ty
được hình thành. Xem xét dưới khía cạnh qun lợi, khi góp vốn vào doanh nghiệp, người góp
vốn được hưởng những quyền lợi nhất định từ việc góp vốn, đó là các quyên tài chính và phi tài
chính. Xem xét dưới khía cạnh nghĩa vu, số von chưa góp được coi là nợ của thành viên với công
ty, nếu thành viên khơng góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết, thành viên phải chịu trách nhiệm
bồi thường thiệt hại phát sinh.

Thứ ba, góp vốn bang tài sản vào doanh nghiệp là thực hiện cam kết trách nhiệm của chủ
dau tư với doanh nghiệp

Đề bắt đầu thực hiện và duy trì hoạt động kinh doanh thì nguồn von đối với doanh nghiệp
là một phần không thể thiếu, nhưng khi rủi ro xảy ra vốn cũng nuôi sống và cứu doanh nghiệp.
Trên thực tế doanh nghiệp có vốn đầu tư cao hơn sẽ đễ dàng xoay sở hơn, giảm thiệt hại đến mức
tối thiểu so với những doanh nghiệp có vốn đầu tư nhỏ. Trong mọi trường hợp, khi thành lập
cũng như góp thêm vốn vào doanh nghiệp, chủ đầu tư phải luôn xác định được trách nhiệm đối
với cam kết góp vốn của mình. Bởi chỉ có thực hiện góp đúng tài sản, đầy đủ, chuẩn thời hạn
cam kết thì doanh nghiệp mới có thê thực hiện hoạt động kinh doanh thuận lợi, mọi rủi ro trong

hoạt động kinh doanh mới được đảm bảo.

2. Tổng quan pháp luật về góp vốn bằng tài sản vào doanh nghiệp

2.1. Khái niệm pháp luật về góp vốn bằng tài sản vào doanh nghiệp

Doanh nghiệp ra đời, tồn tại và phát triển trong những điều kiện kinh tế - xã hội và lịch
sử nhất định. Hoạt động thương mại phát triển đòi hỏi các chủ thé tham gia phải có sự liên kết
với nhau về vốn đề thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong Bộ Tư bản, C.Mác phân tích
rất sâu sắc và hệ thống vấn đề tích lũy tư bản chủ nghĩa, từ đó nâng lên thành lý luận về tích lũy


nói chung. C.Mác đưa ra khái niệm tích tụ và tập trung trong q trình tích lũy. Tích tụ là sự tăng

lên của vốn thơng qua tái sản xuất mở rộng: còn tập trung là sự tăng thêm của vốn thông qua
gom vốn, hùn vốn từ nhiều chủ sở hữu với các hình thức khác nhau.

Theo tinh thần đó, sự phát triển của lực lượng sản xuất địi hỏi tất u khách quan phải có
tích lũy vốn để tái sản xuất, mở rộng sản xuất và nhu cầu huy động vốn cho hoạt động kinh doanh
đã thúc đây các nhà đầu tư tìm đến những hình thức tơ chức kinh doanh — các loại hình doanh
nghiệp. Việc góp vốn chính là đáp ứng địi hỏi của nền kinh tế và mặt khác nền sản xuất càng
phát triển, trình độ kỹ thuật và cơng nghệ càng cao, cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì rủi ro trong
hoạt động sản xuất kinh doanh càng lớn, hậu quả dẫn đến có nhiều nhà đầu tư bị phá sản. Do đó,
góp von vào doanh nghiệp giúp các nhà đầu tư phân tán rủi ro bằng cách cùng chia sẻ đầu tư với
những người khác nhằm đảm bảo an toàn cho đồng vốn của mình. Góp vốn giúp các nhà đầu tư
tập trung được tiềm lực vật chất mạnh đề thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, hạn chế những
rủi ro có thé xảy ra.

Như vậy, chính nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đã địi hỏi cần có sự liên kết góp vốn
vào doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhiều chủ. Đồng thời, về mặt chủ quan, các nhà đầu tư
muốn góp vốn thành lập doanh nghiệp trước hết là để thực hiện các hoạt động kinh doanh tìm
kiếm lợi nhuận, nhưng đồng thời các nhà đầu tư cũng để chia sẻ những gánh nặng rủi ro trong
hoạt động kinh doanh với các nhà đầu tư khác, chia sẻ rủi ro sang chính doanh nghiệp. Sự ra đời
của quy định pháp luật về góp vốn băng tài sản vào doanh nghiệp đã đáp ứng được một phần nhu
cầu khách quan của quá trình huy động nguồn lực trong xã hội vào phát triển nền kinh tế, bảo
toàn và phát triển vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế -

xã hội.

Từ vai trị, vi trí của quan hệ liên kết vốn, góp von vào các loại hình doanh nghiệp dé thực
hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, sự tổn tại và phát triển của doanh nghiệp trên thương trường

đòi hỏi phải được điều chỉnh bang pháp luật đối với việc góp vốn bằng tài sản vào doanh nghiệp.

Pháp luật về góp vốn bằng tài sản vào doanh nghiệp là tong thé các quy phạm pháp luật
thê hiện dưới hình thức các văn bản quy phạm pháp luật quy định về hình thức tài sản góp vốn;
thời hạn góp vốn; định giá tài sản góp vốn; chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn và các
nội dung khác có liên quan đến việc góp vốn vào doanh nghiệp.

2.2 Cầu trúc pháp luật về góp von bằng tài sản vào doanh nghiệp

Về mặt lý luận, cấu trúc pháp luật là tổng thé các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội
tại thống nhất với nhau, được phân định thành các chế định pháp luật và các ngành luật. Hệ thơng
cấu trúc có 3 thành tơ cơ bản ở 3 cấp độ khác nhau là quy phạm pháp luật, chế định pháp luật và

ngành luật.

Cấu trúc pháp luật về góp vốn bằng tài sản vào doanh nghiệp được hiểu là hệ thống các
quy phạm pháp luật điều chỉnh các vấn đề có liên quan đến việc tổ chức, cá nhân góp vốn khi

thành lập hoặc trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Thứ nhất, cau trúc hình thức: góp von bằng tài sản vào doanh nghiệp được điều chỉnh

bởi các văn bản sau:

Một là, Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS 2015) quy định đâu là tài sản và đâu không phải

là tài sản, là căn cứ dé xác định tài sản góp vốn vào doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp năm 2020
(LDN 2020) quy định tài sản góp vốn vào doanh nghiệp tại Điều 34, nhưng theo nguyên tắc luật
chung và luật chuyên ngành, tài sản góp vốn phải thoả mãn các điều kiện trở thành tài sản được
quy định tại luật chung (Điều 105 BLDS 2015) thì mới xác định tài sản đó đủ điều kiện góp vốn

vào doanh nghiệp theo quy định của LDN 2020. Như vậy, tài sản góp vốn vào doanh nghiệp
ngồi việc xác định theo LDN 2020 đồng thời phải là tài sản thoả mãn điều kiện của BLDS 2015.

Hai là, LDN 2020 là văn bản pháp lý điều chỉnh tồn diện, tổng thé về góp vốn thành lập
tat cả bốn loại hình cơng ty và góp vốn dau tư của chủ doanh nghiệp tư nhân, nhưng quy định về
góp von dau tư bằng tài sản vào doanh nghiệp tư nhân đơn giản hơn bởi LDN 2020 xác định vốn
đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân van là tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân. Bên cạnh đó,
LDN 2020 cũng quy định về việc góp thêm tài sản vào vốn điều lệ của doanh nghiệp đã thành
lập là quyền của của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, thành
viên công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty hợp danh, cỗ đông của công ty cổ phan.

Ba là, văn bản hướng dan thi hành LDN 2020, Cu thé: Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của
Chính phủ ngày 04/01/2021 về đăng ký doanh nghiệp: quy định tại các Điều 51 đăng ký thay đơi
vốn điều lệ, phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp của các loại hình cơng ty và Điều 55 đăng ký thay
đổi vốn đầu tu của chủ doanh nghiệp tư nhân. Thông qua các quy định này, Nhà nước hướng tới

9

việc cho các chủ sở hữu, đồng chủ sở hữu có thê thay đơi loại tài sản góp vốn vào doanh nghiệp,
tỷ lệ phan tài sản góp vốn của các thành viên nếu doanh nghiệp có từ hai chủ sở hữu trở lên khác
với tài sản góp vốn trước đó và việc thay đổi này phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có
thâm quyền mới được coi là hợp pháp.

Bon là, các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành quy định về góp vốn bằng tài sản
vào doanh nghiệp trong những trường hợp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với ngành nghề
phải có vốn pháp định. Có thê hiểu vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có dé thành lập doanh
nghiệp. Tùy theo ngành nghé, lĩnh vực ma mức vốn pháp định khi thành lập doanh nghiệp có thé
khác nhau, ví dụ: Luật chứng khốn 2019 quy định mức vốn pháp định thành lập quỹ thành viên
và cơng ty đầu tư chứng khốn: đều tối thiểu là 50 tỷ đồng ...; Nghi định 86/2019/NĐ-CP quy
định mức vốn pháp định của ngân hàng và các tổ chức tín dụng như sau: Ngân hàng thương mại:

3.000 tỷ đồng, Ngân hàng chính sách: 5.000 tỷ đồng, Ngân hàng hợp tác xã: 3.000 tỷ đồng, Chi

nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu đô la Mỹ (USD)...; Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định

mức vốn pháp định đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ kinh doanh bảo hiểm phi nhân
thọ và bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng... Đây là những văn bản pháp luật chuyên ngành quy định
mức góp vốn bang tài sản tối thiểu mà tổ chức, cá nhân phải đảm bảo dé thành lập doanh nghiệp
trong ngành nghé kinh doanh đó.

Thứ hai, cấu trúc nội dung: pháp luật về góp von bằng tài sản vào doanh nghiệp quy
định về các vấn đề sau:

Một là, tài sản góp vốn vào doanh nghiệp

Tài sản theo pháp luật Việt Nam được quy định cụ thé tại Điều 150 BLDS 2015, bên cạnh
đó Điều 34 LDN 2020 quy định rõ ràng hơn về tài sản góp vốn vào doanh nghiệp. Về phương
diện kinh tế, tài sản là một khái niệm động, không cố định, luôn thay đổi, có tính mục đích sử
dụng cao và phải đáp ứng được nhu cầu của con người, nhất là nhu cầu sử dụng tài sản đó vào
các hoạt động kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận. Vì vậy, khi kinh tế phát triển người ta có khuynh
hướng mở rộng khái niệm tai sản mà khơng có định trong phạm vi hẹp theo nhóm hay liệt kê các
tài sản cụ thê.

Khi nói về tài sản thường có rất nhiều quan điểm khác nhau, bởi ngồi yếu tơ kinh tế, pháp
lý, cịn phụ thuộc vào phong tục tập quán, truyền thống, văn hoá, trình độ phát triển kinh tế, xã
hội, khoa học cơng nghệ của mỗi quốc gia trong những giai đoạn phát triển cụ thé. Do vậy, ở mỗi
giai đoạn, thời kỳ khác nhau tài sản nói chung và tài sản góp vốn vào doanh nghiệp nói riêng
cũng có sự thay đổi.

10


Hai là, chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn

Về cơ bản doanh nghiệp đều có tư cách pháp nhân, bản tính của pháp nhân là có tài sản

độc lập với tài sản của chủ sở hữu hay các thành viên đã tạo lập nên pháp nhân đó, cịn gọi là

ngun tắc tách bạch tài sản. Hành vi góp vốn chính là hành vi tạo lập nên pháp nhân — doanh
nghiệp. Vì vậy, chủ sở hữu, các đồng chủ sở hữu góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu
tài sản cho doanh nghiệp (trừ các doanh nghiệp khơng có tư cách pháp nhân). Việc góp vốn có
thé được thực hiện băng các loại tài sản khác nhau, do đó việc chuyên quyền sở hữu tài sản cũng
phải theo các quy chế pháp lý khác nhau tương ứng với từng loại tài sản. Ví dụ: như góp vốn
bằng quyền sử dụng đất sẽ có những quy định riêng khác với góp vốn bằng tiền là đồng Việt
Nam hay góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ cũng sẽ có những quy định đặc thù riêng với các

loại tài sản khác mang tính hữu hình.

Van dé chuyển quyền sở hữu tài sản cho doanh nghiệp để trở thành chủ sở hữu, thành
viên, cổ đông của doanh nghiệp và được hưởng quyền lợi từ doanh nghiệp sẽ phức tạp và có độ
rủi ro cao, bởi doanh nghiệp là một thực thê nhân tạo. Vì vậy, pháp luật phải có những quy định
cụ thể, riêng biệt về mặt thủ tục cũng như cách thức chuyên giao quyền sở hữu đối với các loại
tài sản theo các quy định pháp luật về sở hữu. LDN 2020 chỉ quy định những vấn đề mang tính
nguyên tắc về chuyển quyên sở hữu tài sản từ người góp tài sản sang cho doanh nghiệp.

Ba là, định giá tài sản góp vốn

Định giá tài sản góp vốn có ý nghĩa quan trọng bởi mục đích của định giá trước tiên là xác
định giá trị vốn góp của các chủ sở hữu, các thành viên, cơ đơng vào doanh nghiệp, qua đó bảo
đảm quyên lợi của nhà đầu tư, đảm bảo sự bình dang, công băng giữa các thành viên hay cô đông
trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc định giá cịn nhăm xác định đúng gia tri tài sản của doanh
nghiệp, bảo vệ quyền lợi cho các đối tác của doanh nghiệp. Pháp luật của nhiều nước trên thế

giới còn quy định, nếu doanh nghiệp có nhiều thành viên, cơ đơng trở lên có tài sản góp von phải
định giá thì thành viên, cổ đông không được tham gia biểu quyết việc định giá, họ chỉ được giải
thích về những vấn dé có liên quan đến tài sản định giá. Riêng đối với công ty cổ phần, những
người tham gia định giá cịn khơng phải chịu trách nhiệm trước các đối tác của cơng ty, trừ khi

họ có hành vi gian tra hoặc giá tri tài sản định giá có sự sai lệch quá mức.

Bon là, xử lý vi phạm góp vốn

Trong doanh nghiệp vốn là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Pháp luật góp vốn bằng tài sản vào doanh nghiệp Việt Nam và các quốc gia
trên thé giới co bản đều quy định cau trúc góp von vào doanh nghiệp gồm: tài sản góp vốn, thời

11

hạn góp vốn, tăng, giảm vốn đối với từng loại hình doanh nghiệp nhằm tạo ra hành lang pháp lý
dé các doanh nghiệp tơ chức đồng thời cịn bảo vệ quyền và lợi ích cho các nhà đầu tư khi góp
vốn thành lập doanh nghiệp.

Tuy nhiên, góp vốn bằng tài sản vào doanh nghiệp có thê có những vi phạm thuộc các

dạng:

- Vi phạm về thời hạn góp vốn: quy định thời hạn góp vốn vào doanh nghiệp nhằm hướng
đến việc nhà đầu tư góp vốn đúng thời gian được giới hạn theo luật định. Nhưng thực tế cam kết
là lời hứa của nhà đầu tư, việc thực hiện đúng hạn góp vốn hay khơng thì khơng phải nhà đầu tư
nào cũng thực hiện đúng. Thực hiện đúng ở đây đó là nhà đầu tư cam kết góp vốn, nhưng việc
góp vốn bằng tài sản đó phải được chuyên giao cho doanh nghiệp trong thời hạn luật định. Ở
nước ta, LDN 2020 quy định đối với công ty trách nhiệm hữu han và cơng ty cơ phan góp vốn
trong thời hạn 90 ngày, kế từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nhưng

không phải nhà đầu tư nào cũng góp vốn đúng thời hạn trên, đặc biệt là đối với trường hợp góp
vốn bằng tài sản khi thành lập doanh nghiệp.

- Vi phạm tính đầy đủ: về nguyên tắc khi góp vốn vào doanh nghiệp nhà đầu tư cam kết
số lượng tài sản góp vào doanh nghiệp và phải thực hiện đúng cam kết đó. Thực tế, có tình trạng
khi đăng ký thành lập doanh nghiệp thì cam kết góp vốn q lớn mà sau lại khơng có khả năng
góp đủ như đã cam kết hoặc có những trường hợp cơ tình khơng góp góp đủ vào doanh nghiệp
là tình trạng xảy ra phố biến ở nhiều doanh nghiệp hiện nay.

- Vi phạm đối với loại tài sản góp vốn: góp vốn khơng chỉ góp đủ số lượng tài sản mà cịn
phải góp đúng tài sản cam kết trước đó, mặc dù góp đủ nhưng khơng đúng tài sản cam kết thì
cũng bị coi là vi phạm nghĩa vụ góp vốn. Ví dụ: Ơng A cam kết góp quyền sử dụng đất để cùng
C thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên B, nhưng khi thực hiện thủ tục góp vốn ơng A
lại khơng thực hiện chun giao qun sử dụng đất cho công ty B mà lại thực hiện góp bằng tiền
đồng Việt Nam với lý do vợ ông A không đồng ý ký tên chuyền giao quyền sử dụng dat. Trường
hợp này, là một dạng vi phạm trong thực hiện nghĩa vụ góp von do khơng thực hiện đúng loại tai
sản góp vốn đã cam kết của chủ đầu tư vào doanh nghiệp.

- Vi phạm nghĩa vụ thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu: pháp luật ở các quốc gia quy
định tài sản góp vốn vào doanh nghiệp với nhiều loại chứ không chỉ là một loại tài sản duy nhất.
Ở Việt Nam, tài sản góp vốn vào doanh nghiệp có loại khi góp vốn khơng phải thực hiện thủ tục
chuyên quyền sở hữu mà chỉ cần thực hiện giao nhận và có lập biên bản; bên cạnh đó, có một số
loại tài sản theo quy định của pháp luật chủ sở hữu phải thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu

12

tại cơ quan nha nước có thâm quyền sang doanh nghiệp, điển hình là các tài sản như: quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, các loại tài sản liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, tài sản là các
phương tiện phải thực hiện thủ tục đăng ký như: 6 tô, xe máy. Lý do phải thực hiện thủ tục dé
chuyên giao quyền sở hữu từ nhà đầu tư sang cho doanh nghiệp tai cơ quan nhà nước có thầm

quyền với mục đích dé doanh nghiệp có tư cách pháp lý hợp pháp trong sở hữu tai sản góp vốn
của nhà đầu tư.

Vi vậy, tô chức, cá nhân tham gia góp vốn vào doanh nghiệp khi khơng thực hiện đúng
nghĩa vụ góp vốn thì theo pháp luật các quốc gia, tùy vào loại hình doanh nghiệp mà thành viên
khơng thực hiện đúng cam kết sẽ bị xử lý khác nhau. Có thể là khoản nợ của chủ đầu tư với
doanh nghiệp, có thé chủ đầu tư phải bồi thường thiệt hai, có thé chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm
tương ứng với ty lệ phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của cơng ty. Trong
trường hợp khơng góp vốn như cam kết ban đầu, nếu là doanh nghiệp một chủ, đây là điều kiện
để xem xét thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; đối với doanh nghiệp nhiều chủ,
việc chưa đủ góp vốn sẽ đương nhiên khơng cịn là thành viên, cỗ đơng doanh nghiệp điều đó
đồng thời thành viên, cổ đơng đó mất tồn bộ quyền của mình trong doanh nghiệp nhưng khơng
đồng nghĩa với việc họ cũng khơng cịn nghĩa vụ gì đối với doanh nghiệp.

2.3. Khái quát về sự hình thành, phát triển pháp luật về góp vẫn bằng tài vào doanh

nghiệp ở Việt Nam

Hoạt động thương mại ở Việt Nam đã có từ lâu, nhưng do ảnh hưởng của nên kinh tế với
xuất phát điểm từ nông nghiệp là chính nên chủ yếu mang nặng tính nội bộ, khép kín, các quan
hệ thương mại chỉ được điều chỉnh bằng các thông lệ thương mại.

Ở thời kỳ phong kiến, do chính sách “bế quan tỏa cảng” được duy tri trong thời gian dai
và đã trở thành một trong những nội dung xuyên suốt của chính sách cai trị của các triều đại
phong kiến Việt Nam. Ngay từ năm 1149, Lý Anh Tông khai cảng Vân Đồn để giao lưu buôn
bán, tiếp đó vào năm 1437, triều Lê Thái Tơn mặc dù vẫn thành kiến với các thương gia nhưng
hoạt động thương mại ở nước ta được duy trì; cho đến năm 1618, cảng Hội An được thành lập,
cho phép thương gia nước ngoài được vào kinh doanh. Mặc dù về cơ bản chính sách của các
triều đại phong kiến Việt Nam mặc dù đã thừa nhận thơng lệ “bn có bạn, bán có phường”


nhưng hoạt động kinh doanh, thương mại và những người hoạt động trong lĩnh vực này chưa

3 Lê Thị Châu, Quyền sở hữu tài sản của công ty, NXB Lao động, 1997, trang l6
13

được coi trọng. Các giai tầng trong xã hội được phân hạng thành sĩ, nơng, cơng, thương. Chính
mơi trường xã hội đã cản trở hoạt động thương mại cùng quan hệ liên kết góp vốn để sản xuất
kinh doanh. Do vậy, các quan hệ này chưa được pháp luật quan tâm điều chỉnh.

Trong thời kỳ Pháp thuộc, Luật Thương mại của Pháp được áp dụng vào Việt Nam mang

tính chất áp đặt và hầu như thiếu mơi trường pháp lý dé tồn tại và phát triển. Mặc dù vậy, nó vẫn
được áp dụng vào từng vùng lãnh thơ khác nhau. Trong “Dân luật thi hành tại các tòa Nam án
Bắc kỳ” năm 1931, chương IX nói về khế ước lập hội, tiết thứ 5 nói về hội bn được chia thành
hai loại là hội người và hội vốn. Hội người chia thành hội hợp danh (công ty hợp danh), hội hợp
tư (công ty hợp vốn đơn giản) và hội đồng lợi (cơng ty nặc danh). Cịn hội vốn chia thành hai
loại là hội vô danh (công ty cô phan) và hội hợp cô (công ty hợp vốn đơn giản cô phan).

Từ năm 1945, chính quyền dan chủ nhân dân ra đời, Nhà nước ta xây dựng hệ thống pháp
luật kiêu mới của Nhà nước dân chủ nhân dân. Nhưng do đặc điểm lịch sử của giai đoạn này mà
Nhà nước chưa thê xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, mà trong thực tế vẫn
áp dụng các luật lệ cũ với nguyên tắc không trái với quyền lợi của nhân dân và của Nhà nước.
Sau năm 1954, ở Miền Bắc bat đầu tiến hành cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiến hành cải
tao các thành phan kinh tế phi xã hội chủ nghĩa. Hình thức cơng ty hợp doanh ra đời là sự duy trì
một số doanh nghiệp có phần sở hữu tư nhân, phần sở hữu Nhà nước. Đây được coi như là hình
thức dé cải tạo đối với các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, do đó sự ton tai của nó chỉ
trong một thời gian ngắn, sau đó biến thé trở thành sở hữu Nhà nước và sở hữu tập thé, ton tại
dưới các dạng xí nghiệp, cửa hàng quốc doanh, công ty mua bán tông hợp, hợp tác xã... nên Nhà
nước khơng có các văn bản pháp luật dé điều chỉnh mà chỉ dùng chính sách dé cải tạo.


Từ năm 1960, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ III, miền Bắc bắt đầu xây dựng
một nền kinh tế tập trung — kế hoạch hóa với hai thành phần chủ yếu là kinh tế quốc doanh và
tập thé, trong đó quốc doanh giữ vai trị then chốt chi phối các quan hệ kinh tế trong nền kinh tế.
Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu mọi tư liệu sản xuất và vốn đã đề ra hệ thống chỉ tiêu bắt
buộc từ sản xuất đến lưu thông, phân phối. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, các quan
hệ liên kết góp vốn khơng có điều kiện dé phát triển, do vậy trong pháp luật cũng khơng có quy
định về vấn đề này.

Từ năm 1986, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI và lần thứ VII của Đảng với
chủ trương chính sách đổi mới nhằm “xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần theo định hướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước
bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các cơng cụ khác”. Chủ trương đúng đắn đã tạo điều

14

kiện cho nhiều loại hình doanh nghiệp mới ra đời, và nhà đầu tư cũng có thể tự do lựa chọn hình
thức kinh doanh phù hợp với điều kiện và khả năng của mình. Nhà nước đã ban hành nhiều văn
bản pháp luật dé điều chỉnh hoạt động của các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh
tế khác nhau, cụ thể:

Trước năm 1990, các cơ sở kinh doanh thuộc khu vực kinh tế tư nhân vẫn tồn tại và hoạt
động thực tế ở nước ta, nhất là từ năm 1987. Chúng nằm dưới các hình thức hộ tiêu chủ hay hộ
kinh doanh cá thé. Hai loại hộ này chủ yếu khác nhau ở quy mơ và tính chất kinh doanh, phục
vụ cho việc phân định các thành phần kinh tế hơn là loại hình tơ chức kinh doanh. Vì vậy, cả hộ
kinh doanh cá thê và hộ tiểu chủ vào thời kỳ đó vẫn chưa được quy định cụ thê về mặt pháp lý.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (tháng 6/1991) đã có một bước tiễn đáng
kể trong chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phan. Đồng thời với những đổi mới tư duy
về khuyến khích phát triển nền kinh tế nhiều thành phan, về phương diện pháp lý, cuối năm 1990,
tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa VIII đã thơng qua hai đạo luật quan trọng, đó là Luật Cơng ty và


Luật doanh nghiệp tư nhân. Các đạo luật này có hiệu lực từ ngày 15/4/1991 đã đặt cơ sở pháp lý

đầu tiên cho việc hình thành và phát triển hệ thống doanh nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân

trong nước.

Luật Công ty năm 1990 quy định doanh nghiệp là đơn vị kinh doanh được thành lập chủ

yếu nhằm mục đích sinh lợi. Điều 2 Luật doanh nghiệp tư nhân 1990 xác định: doanh nghiệp tư
nhân là đơn vị kinh doanh có mức vốn khơng thấp hơn vốn pháp định. Cũng tại Điều 2 Luật công
ty năm 1990 cũng xác định: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cơ phân là doanh nghiệp trong
đó các thành viên cùng góp vốn, cùng chia nhau lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phan vốn
gop, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn của mình góp
vào cơng ty. Cùng với đó, Nhà nước thừa nhận sự bình đăng trước pháp luật của doanh nghiệp
tư nhân và công ty với các loại hình doanh nghiệp khác. Trong khn khổ pháp luật, chủ doanh
nghiệp tư nhân, cơng ty có quyền tự do kinh doanh và chủ động trong mọi hoạt động kinh doanh
và “quyền sở hữu về tư liệu sản xuất, quyền thừa kế về vốn, tài sản, các quyền và lợi ích hợp
pháp khác của chủ doanh nghiệp được nhà nước bảo hộ”. Tại Điều 9 Luật Công ty năm 1990 là
quy định đầu tiên về góp vốn, thời điểm này luật chỉ quy định tài sản góp vốn là “Phần vốn góp
của mỗi thành viên có thể bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, tài sản bằng hiện vật hoặc bằng
bản qun sở hữu cơng nghiệp. Phan vốn góp bang hiện vật hoặc bản quyên sở hữu công nghiệp
phải được Dai hội đồng thành lập xem xéi, chấp thuận, định giá và được ghi vào Điều lệ cong
ty; phan vốn gop này phải được nộp adi ngay khi cơng ty chính thức thành lập”. Các quy định

15

trên còn sơ sài và chưa thé hiện ban chất góp vốn là gì và cũng chưa bao qt lên hết các loại tài
sản góp vốn đặc biệt là quyền sử dụng đất — loại tai sản rat có giá trị cũng như các quy định về
chuyên quyền sở hữu, định giá tài sản và xác định trách nhiệm của chủ sở hữu, thành viên đối


với công ty khi không góp đúng, đủ tài sản vào doanh nghiệp

Như vậy, từ năm 1991, các nha đầu tư tư nhân trong nước có thể bỏ vốn kinh doanh theo
ba loại hình doanh nghiệp khác nhau, bao gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu
hạn và công ty cô phần. Tuy vậy, cho đến đầu năm 2000, doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế
tư nhân chỉ được thành lập khi Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh
nghiệp đóng trụ sở chính cho phép. Sau khi thành lập, doanh nghiệp cũng chi được quyên kinh
doanh những gì mà cơ quan Nhà nước cho phép. Vì vậy mọi sự thay đổi về vốn, ngành nghề kinh
doanh, người góp vốn... đều phải được các UBND cấp tỉnh cho phép hoặc chấp thuận.

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI
gắn liền với hai sự kiện quan trọng là Việt Nam đã ký kết và thực hiện có hiệu quả Hiệp định
thương mại song phương Việt Nam — Hoa Kỳ ngay từ năm 2001. Đến tháng 7/2007, sau hơn 10
năm đàm phán, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại
thế giới (WTO). Điều này đặt ra những thách thức không nhỏ cho Nhà nước Việt Nam trong việc
hồn thiện thé chế mơi trường kinh doanh của mình nhằm đáp ứng nhu cầu thu hút vốn dau tư
đồng thời cạnh tranh với các nền kinh tế khác trong khu vực và trên thế giới. Trong số những
biện pháp cải cách về thể chế môi trường kinh doanh từ năm 2000 — 2010, thành tựu nơi bật nhất
chính là Việt Nam đã hồn thiện pháp luật về thành lập doanh nghiệp. Trong hồn cảnh đó, sự ra
đời của LDN 2005 với việc quy định cơ bản đầy đủ và hồn thiện về góp vốn thành lập doanh
nghiệp. Đặc biệt, lần đầu tiên đã có định nghĩa góp vốn tại khoản 4 Điều 4: Góp vốn là việc dua
tài sản vào công ty dé trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Đồng thời,
LDN 2005 cũng đã xác định các loại tài sản góp vốn chỉ tiết, đầy đủ phù hợp với thực tiễn, và
được kế thừa tại các văn bản sau này là LDN 2014 và LDN 2020. Cùng với đó, LDN 2005 đã bơ

sung các quy định mà Luật công ty năm 1990 và Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990 chưa quy

định chi tiết đó là chuyên quyên sở hữu tài sản góp vốn, định giá tài sản, nghĩa vụ thực hiện góp
vốn sau khi cam kết vào các loại hình doanh nghiệp.


Đến luật LDN 2014 và LDN 2020 khái niệm góp vốn có sự thay đổi, từ quan điểm góp
vốn dé trở thành chủ, đồng chủ sở hữu, từ LDN 2014 đến nay tiếp cận góp vốn: /à góp tai sản dé
tạo thành vốn điều lệ của cơng ty. Bên cạnh đó, LDN 2014 va LDN 2020 xác định 02 trường
hợp góp von: bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn diéu lệ của doanh

l6

nghiệp đã được thành lập. LDN 2014 và LDN 2020 tiếp tục hoàn thiện các quy định về chuyên
quyền sở hữu tài sản góp vốn, định giá tài sản, nghĩa vụ thực hiện góp vốn sau khi cam kết vào
các loại hình doanh nghiệp cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

Có thê nói LDN 2005 đã quy định cơ bản, chỉ tiết về góp vốn vào doanh nghiệp, được
hồn thiện tại LDN 2014 và LDN 2020 đã tạo môi trường pháp lý thuận lợi để doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển, xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế trước đó.

Tom lại, góp von bằng tài sản vào doanh nghiệp có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với
doanh nghiệp. Vì khi thành lập, góp vốn là điều kiện dé cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét cấp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; khi doanh nghiệp hoạt động, vốn là tài sản duy trì hoạt
động của doanh nghiệp đó. Nhìn nhận dưới yếu tơ kinh tế và u tố pháp lý, góp vốn bằng tài
sản vào doanh nghiệp là khơng thể thiếu cho từng doanh nghiệp nói riêng cũng như quá trình
hình thành các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung. Do đó, tìm hiểu những van dé lý luận
và khái quát pháp luật về góp vốn bang tài sản vào doanh nghiệp giúp hiểu đầy du, rõ hơn về ý
nghĩa, vai trò cũng như những quy định pháp lý của góp vốn bằng tài sản vào doanh nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ luật Dân sự năm 2015


2. Luật Doanh nghiệp năm 2020

3. Từ điển Tiếng Việt (1998) Nxb Da Nẵng, trang 1087
4. Từ điển Luật học (2006), Nxb Tư pháp & Nxb từ điển Bách Khoa, trang 857
5. Đỗ Thị Thìn, “N⁄ững vấn dé pháp lý cơ bản về góp vốn thành lập doanh nghiệp ”, Luận

văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2013

6. Lê Thị Châu, Quyền sở hữu tài sản của công ty, nxb Lao động, 1997, trang 16;

1. />
phap-luat/43532/tai-san-gop-von-la-gi-dinh-gia-tai-san-gop-von-nam-2022’

8. />/asset_publisher/sxBNLsQSLyY 8/content/quy-inh-cua-phap-luat-ve-gop-von-vao-doanh-
nghiep, (ngay doc 03/3/2023)

9. />nao.aspx (truy cập ngày 10/4/2023)

17

10.https://moI.øov.vn/qt/cacchuyenmuc/pldn/Paøes/pho-bien-pl-doanh-
nghiep.aspx?ItemID=15, (truy cập ngày 15/3/2023).

18

'CHUYÊN DE 20 ;
THUC TRANG PHAP LUAT VE GOP VON BANG TAI SAN CHUNG CUA VQ CHONG

VAO DOANH NGHIEP VA MOT SO KIEN NGHI


Ths. Trần Danh Phú — Phong TCCB

Ths. Nông Thị Thoa - Khoa Pháp luật Dan sw

Tóm tắt: Hiện nay, việc góp vốn bằng tài sản chung của vợ chong vào các loại hình doanh
nghiệp khá phức tạp và rắc rồi. Bởi lẽ, giữa các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm
2014 với Luật Doanh nghiệp năm 2020 chưa có sự tương thích về van dé này. Trong bài viết này,
tác giả phân tích van dé góp vốn bằng tài sản chung của vợ chơng vào các loại hình doanh
nghiệp, chỉ ra các hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành và dua ra các kiến nghị hoàn thiện.

Từ khóa: Góp vốn vào doanh nghiệp; tài sản chung của vợ chong.

Khi hai bên nam và nữ kết hôn, tuân thủ đầy đủ điều kiện kết hơn và có đăng ký kết hơn
tại cơ quan Nhà nước có thâm quyền hình thành quan hệ hôn nhân hợp pháp được pháp luật thừa
nhận. Trong thời kỳ hôn nhân, giữa vợ chồng phát sinh sở hữu chung về tài sản, bên cạnh sở hữu
riêng của mỗi bên vợ, chồng. Đối với tài sản chung, pháp luật hơn nhân và gia đình quy định về

nguyên tắc khi định đoạt phải có sự thỏa thuận của cả vợ chồng. Khi vợ chồng sử dụng tài sản
chung của vợ chồng hoặc tài sản riêng của một bên đầu tư kinh doanh thu lợi nhuận, nhằm đáp
ứng đời sống chung của gia đình thì khơng những các quy phạm pháp luật hơn nhân gia đình
được áp dụng dé điều chỉnh mà khi đó việc vợ chồng sử dụng tài sản dé đầu tư kinh doanh còn
chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật có liên quan.

Từ lý luận và thực tiễn cho thấy quy phạm pháp luật hơn nhân gia đình về chế độ tài sản
của vợ chồng và quy phạm pháp luật doanh nghiệp về trách nhiệm tài sản của chủ sở hữu doanh
nghiệp, trách nhiệm tài sản của doanh nghiệp có sự liên hệ với nhau. Đề đảm bảo được quyền,
lợi ích hợp pháp của mỗi bên vợ, chồng, của gia đình và của doanh nghiệp đòi hỏi quy định về
chế độ tài sản của vợ chồng và sử dụng tài sản của vợ chồng đầu tư vào doanh nghiệp phải là cơ
sở pháp lý dé đảm bảo cho sự tồn tại, ôn định và phát triển kinh tế của gia đình; mặt khác phải
duy trì sự 6n định về khối tài sản đầu tư vào doanh nghiệp, không gây thiệt hại cho những chủ

thê có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.

19


×