Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.62 KB, 18 trang )

lOMoARcPSD|11424851

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ VÀ NHÂN VĂN

------

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ VẬN DỤNG

PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI

Sinh viên : Hoàng Thị Cẩm Lê
Mã sinh viên : 2314330023
Số thứ tự : 51
Lớp tín chỉ : TRI114(HK1-2324)K62.6
Giảng viên hướng dẫn : TS. Đào Thị Trang

Hà Nội, 11/2024

Downloaded by nhung nhung ()

lOMoARcPSD|11424851

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ VÀ NHÂN VĂN

------


TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ VẬN DỤNG

PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI

Sinh viên : Hoàng Thị Cẩm Lê

Mã sinh viên : 2314330023

Số thứ tự : 51

Lớp tín chỉ : TRI114(HK1-2324)K62.6

Giảng viên hướng dẫn : TS. Đào Thị Trang

Số điện thoại : 0989157372

Hà Nội, 11/2024

Downloaded by nhung nhung ()

lOMoARcPSD|11424851

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU.........................................................................................................1
NỘI DUNG..............................................................................................................2


I. PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN.....................................2
1. Khái niệm......................................................................................................2
1.1. Khái niệm phép biện chứng....................................................................2
1.2. Khái niệm phép biện chứng duy vật.......................................................2
2. NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN.............................................2
2.1. Khái niệm về nguyên lý về mối liên hệ phổ biến...................................2
2.2. Tính chất:................................................................................................3
2.3. Ý nghĩa phương pháp luận:....................................................................4

II. VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH
TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI...................................................5

1. VẤN ĐỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ.........................................................5
1.1. Khái niệm...............................................................................................5
1.2. Thực trạng tăng trưởng kinh tế hiện nay của Việt Nam.........................5

2. MÔI TRƯỜNG SINH THÁI.........................................................................7
2.1. Khái niệm...............................................................................................7
2.2. Hiện trạng...............................................................................................8

3. MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỜNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG SINH THÁI.....................................................................................9

3.1. Môi trường đang bị huỷ hoại do các chính sách tăng trưởng kinh tế.....9
3.2. Hậu quả của ô nhiễm môi trường tới tăng trưởng kinh tế......................7
3.3. Giải pháp bảo vệ môi trường sinh thái.................................................10
KẾT LUẬN............................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................14

Downloaded by nhung nhung ()


lOMoARcPSD|11424851

LỜI NÓI ĐẦU

Ơng cha ta có câu ngôn ngữ "Rừng vàng, biển bạc" không chỉ là sự ca ngợi vẻ đẹp
tự nhiên mà còn là một lời nhắc nhở về mối quan hệ chặt chẽ giữa tự nhiên và xã hội, mối
quan hệ mà ngày càng trở nên quan trọng trong thực trạng hoàn cảnh của sự phát triển
kinh tế hiện nay. "Rừng vàng, biển bạc" khơng chỉ là một hình ảnh tuyệt vời về thiên
nhiên mà cịn là một tín hiệu về tương tác phức tạp giữa sự tiến bộ kinh tế và bảo vệ môi
trường cho chúng ta nhận thấy.

Việc phát triển kinh tế không thể tách rời khỏi môi trường, và ngược lại, môi
trường cũng cần được bảo vệ để đảm bảo sự phát triển bền vững. Trong quá trình tăng
trưởng kinh tế, chúng ta thường xuyên đối mặt với áp lực gia tăng về sử dụng tài nguyên,
khai thác đất đai và nguồn nước, cũng như tăng cường hoạt động công nghiệp. Điều này
đặt ra một thách thức lớn về việc làm thế nào để đạt được sự cân bằng giữa sự phát triển
kinh tế và bảo vệ môi trường.

Ở Việt Nam, môi trường đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng
với nguyên nhân chính là do tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Q trình cơng nghiệp hóa
và đơ thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, đồng thời, nhu cầu về năng lượng và tài nguyên tự
nhiên tăng lên. Điều này đặt ra những lo ngại về việc làm thế nào để duy trì sự phát triển
mà không làm tổn hại đến nền sinh thái.

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường trở nên phức tạp hơn
khi xem xét đến sự phụ thuộc của nền kinh tế vào các nguồn năng lượng truyền thống. Sự
khai thác quá mức các nguồn tài nguyên này không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà cịn
khiến cho nguồn cung năng lượng trở nên khơng ổn định và giá cả biến động.


Tuy nhiên, vẫn có những khía cạnh tích cực của mối quan hệ giữa tăng trưởng
kinh tế và bảo vệ mơi trường. Tăng trưởng kinh tế có thể thúc đẩy phát triển ngành công
nghiệp tái chế. Việc tái chế giúp giảm lượng rác thải và tiêu tốn ít tài nguyên mới hơn,
giữ cho môi trường trở nên bền vững hơn. Nhu cầu tăng trưởng kinh tế có thể thúc đẩy sự
đổi mới và phát triển công nghệ xanh. Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển về năng lượng
tái tạo, quy trình sản xuất sạch sẽ, và các giải pháp khác có thể làm cho sản xuất và tiêu
dùng trở nên hiệu quả hơn và thân thiện với mơi trường. Điều này khơng chỉ góp phần
giảm áp lực lên tài nguyên tự nhiên mà còn tạo ra việc làm cho cộng đồng.

Đối với em, một sinh viên kinh tế, việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường không chỉ là việc khám phá mối liên kết phức tạp
giữa hai yếu tố này mà còn là để đề xuất những giải pháp sáng tạo thích hợp. Nó khơng
chỉ phục vụ việc học của bản thân mà còn là một trách nhiệm cộng đồng. Đây là một đề
tài mang tính khái quát cao, tuy đã rất nỗ lực, bài tiểu luận này không tránh khỏi những

1

Downloaded by nhung nhung ()

lOMoARcPSD|11424851

hạn chế, thiếu sót về nội dung cũng như hình thức. Kính mong thầy cơ xem xét và góp ý
để bài tiểu luận này được hồn thiện hơn.

NỘI DUNG

I. PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN
1. KHÁI NIỆM
1.1. Khái niệm phép biện chứng


Phép biện chứng đại diện cho một lý thuyết nghiên cứu với mục đích chính là xây
dựng một cái nhìn tổng thể và tổng quan về sự phức tạp của thế giới. Nó tập trung vào
việc hiểu rõ sự biến động, mối quan hệ, và quá trình phát triển trong thế giới thơng qua
việc phân tích các tương tác, sự thay đổi, và mâu thuẫn. Phép biện chứng coi thế giới như
một hệ thống động, liên kết và phát triển, và nghiên cứu những quy luật và nguyên tắc
tiềm ẩn trong sự biến động đó.

Biện chứng bao gồm cả biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan. Biện
chứng khách quan là việc nghiên cứu về biện chứng của thế giới vật chất, trong khi biện
chứng chủ quan liên quan đến sự phản ánh của biện chứng khách quan trong đời sống ý
thức của con người. Điều này tạo nên một kết hợp động và tương tác giữa thế giới vật
chất và ý thức con người trong hệ thống biện chứng lớn.
1.2. Khái niệm phép biện chứng duy vật

Phép biện chứng duy vật là lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu về các quy luật phổ quát
liên quan đến sự chuyển động và phát triển của tự nhiên, xã hội con người và tư duy.
Phép biện chứng duy vật theo trường phái của Mác - Lênin thực sự đặt nền tảng trên thế
giới quan duy vật khoa học. Điều đặc biệt là phép biện chứng duy vật của Mác - Lênin có
sự phát triển cao hơn so với các tư tưởng biện chứng trong các giai đoạn trước đó.

Trong lĩnh vực phép biện chứng, quan sát rõ ràng sự đồng nhất giữa nội dung thế
giới quan (duy vật biện chứng) và phương pháp luận (biện chứng duy vật). Điều này làm
cho phép biện chứng duy vật của Mác - Lênin khơng chỉ giúp giải thích thế giới mà cịn
trở thành một cơng cụ mạnh mẽ để nhận thức và thay đổi thế giới.
2. NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN
2.1. Khái niệm về nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là một nguyên tắc lý luận quan trọng trong việc
nghiên cứu sự vật, hiện tượng khách quan, nhấn mạnh vào sự tương tác, ràng buộc lẫn
nhau và ảnh hưởng chéo giữa chúng. Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, các sự vật và hiện

tượng trong thế giới chỉ thể hiện sự tồn tại của chúng thông qua sự vận động và tác động
qua lại.

2

Downloaded by nhung nhung ()

lOMoARcPSD|11424851

VD: các bộ phận trong cơ thể người, các địa phương trong 1 nước liên hệ nhau

Nhờ tính thống nhất này, chúng không tồn tại độc lập mà tồn tại qua sự tác động
và chuyển hoá lẫn nhau trong các quan hệ xác định. Điều này làm cho triết học duy vật
biện chứng khẳng định mối liên hệ là một khái niệm triết học dùng để mô tả sự quy định,
sự tác động và chuyển hoá tương tác giữa các sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các khía cạnh
của một sự vật, một hiện tượng trong thế giới.

VD: Mối liên hệ giữa con người với tự nhiên, con người với con người hay con
người với xã hội.

+ Quan niệm Siêu hình: Mọi sự vật hiện tượng trên thế giới khách quan đều tồn tại
biệt lập, tách rời nhau, không quy định ràng buộc lẫn nhau, nếu có chỉ là những quan hệ
bề ngồi, ngẫu nhiên.

+ Quan niệm Biện chứng: Các sự vật hiện tượng, quá trình khác nhau vừa tồn tại
độc lập, vừa liên hệ, quy định và chuyển hóa lẫn nhau.

2.2. Tính chất:
Tính khách quan: là đặc điểm của các mối liên hệ, tác động, và suy luận trong ngữ


cảnh triết học duy vật biện chứng. Nó phản ánh sự tương tác và quy định lẫn nhau giữa
các sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan. Điều quan trọng là nhìn nhận rằng
liên hệ khơng chỉ là hiện tượng mà cịn là một khía cạnh tất yếu, khách quan, nằm trong
bản chất của mọi sự vật và hiện tượng.

VD: Con người luôn tồn tại trong mối liên hệ với mơi trường tự nhiên và xã hội dù
họ có ý thức được hay khơng. Đó là điều khách quan và khơng thể thay đổi bởi ý chí con
người.

Tính phổ biến: là đặc điểm quan trọng của mối liên hệ trong triết học duy vật biện
chứng. Nó chỉ ra rằng mối quan hệ qua lại, quy định, và chuyển hố lẫn nhau khơng chỉ
xuất hiện ở mọi sự vật và hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, và tư duy, mà còn tồn tại đối
với các khía cạnh, yếu tố, và q trình của từng sự vật và hiện tượng.

VD: Sự liên hệ qua lại bên trong cơ thể người có thể ảnh hưởng tới mối quan hệ
giữa người với người

Tính da dạng, phong phú: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến khái quát đuợc toàn
canh thể giới trong những mối liên hệ chằng chịt giữa các sự vật, hiện tuợng của nó. Tính
đa dạng và phong phú của mối liên hệ là một khía cạnh quan trọng của nguyên lý về mối
liên hệ phổ biến trong triết học duy vật biện chứng. Nguyên lý này không chỉ xem xét sự

3

Downloaded by nhung nhung ()

lOMoARcPSD|11424851

kết nối chặt chẽ giữa các sự vật và hiện tượng, mà cịn nhấn mạnh tính đa dạng và vô
cùng đa dạng của thế giới khách quan.


VD: Các loại cá, chim, thú đều có quan hệ với nước nhưng cá quan hệ với nước
khác với chim và thú. Cá không thể sống thiếu nước, khơng có nước thường xun cá
khơng sống được, nhưng các lồi chim thú thì lại khơng sống trong nước thường xuyên
được.

2.3. Ý nghĩa phương pháp luận:
Nhận thức sự vật trong mối liên hệ giữa các yếu tố, các mặt của chính sự vật và trong sự
tác động giữa sự vật đó với các sự vật khác.

Thứ nhất, nguyên tắc này đặt ra yêu cầu xem xét một sự vật hay hiện tượng trong
một ngữ cảnh thống nhất, bao gồm tất cả các mặt, bộ phận, yếu tố, thuộc tính cùng các
mối liên hệ của chúng. Điều quan trọng là nhìn nhận sự vật trong mối liên hệ giữa các
yếu tố và các mặt của chính sự vật, cũng như trong q trình tác động giữa sự vật đó với
các sự vật khác.

VD: Muốn đánh giá một người cần xem xét các mối liên hệ của người đó với gia
đình, bạn bè,...

Thứ hai, cần xem xét sự vật hay hiện tượng trong mối liên hệ giữa chúng và với
môi trường xung quanh, bao gồm cả các mặt và mối liên hệ trung gian, gián tiếp. Nguyên
tắc này đặt ra yêu cầu phải phân loại từng mối liên hệ, tập trung vào trọng tâm hoặc điểm
quan trọng nhất, cơ bản nhất của sự vật hay hiện tượng.

VD: Một người có thể tốt trong mối quan hệ với người này nhưng lại xấu đối với
người khác; phải biết phân loại làm rõ thực chất của người đó.

Thứ ba: Nguyên tắc này đòi hỏi xem xét sự vật hay hiện tượng trong không gian
và thời gian cụ thể. Điều này bao gồm việc nghiên cứu quá trình vận động của sự vật hay
hiện tượng trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, bao gồm quá khứ, hiện tại và tương lai.


VD: Trong thời điểm ra đời, Truyện Kiều bị người đời dè bỉu, hắt hủi nhưng đến
hiện tại, đó là lại một kiệt tác của dân tộc. Vì vậy, con người khơng thể chỉ đặt trong thời
điểm nhất định để đánh giá sự vật hiện tượng mà phải trải qua giai đoạn lịch sử làm nổi
bật cái bản chất.

Thứ tư, nguyên tắc toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, không chỉ tập
trung vào một mặt mà quan tâm đến nhiều khía cạnh. Tránh rơi vào thuật ngụy biện và
chủ nghĩa chiết trung, tức là chỉ thấy một mặt mà bỏ qua các khía cạnh khác hoặc chú ý
đến nhiều khía cạnh mà không tập trung vào bản chất của sự vật hay hiện tượng.

VD: Trong chuyện thầy bói xem voi, người sờ vào cái vịi thì chỉ nhận thức được
cái vịi, người sờ vào cái tai thì có nhận thức về cái tai. Vì họ mù nên khơng nhìn thấy và

4

Downloaded by nhung nhung ()

lOMoARcPSD|11424851

không nhận thức được tất cả các bộ phận đó mới cấu thành 1 con voi dẫn đến ý thức về
con voi bị lệch theo chủ quan của mỗi người.

Kết hợp ngun lí về mói liên hệ phổ biến cùng nguyên lí về sự phát triển, chúng
ta sẽ rút ra đc nguyên tắc lịch sử - cụ thể: quan điểm này đòi hỏi phải xem xét sự vật hiện
tượng trong tính lịch sử và tính cụ thể (nghĩa là phải xem xét sự vật hiện tượng trong
quan hệ xác định về mặt không gian vs thời gian) với những điều kiện, mơi trường, hồn
cảnh nhất định.

VD: Với tư tưởng 1 người đàn ông phải có “5 thê, 7 thiếp”, ở thời phong kiến, đây

là 1 chuyện rất bình thường. Nhưng nếu xét ở thời điểm hiện tại, đó là 1 tư tưởng lạc hậu,
không thể chấp nhận, vi phạm pháp luật và đáng bị lên án.

II. VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH
TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI

1. VẤN ĐỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

1.1. Khái niệm
Tăng trưởng kinh tế là một khái niệm mô tả sự gia tăng về giá trị của một nền kinh

tế trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này thường được đo lường bằng các chỉ số
như GDP (Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội) hoặc GNI (Gross National
Income - Tổng thu nhập quốc gia). Tăng trưởng kinh tế có thể diễn ra ở nhiều khía cạnh
khác nhau, bao gồm sản xuất, thu nhập, việc làm, và nhiều yếu tố khác.

Tăng trưởng kinh tế tích cực thường đi kèm với sự mở rộng của nền kinh tế, tạo ra
nhiều cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho người dân và gia tăng chất lượng cuộc sống.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng tăng trưởng không đồng nghĩa với sự phân phối công
bằng, và nó có thể ảnh hưởng đến mơi trường nếu khơng được quản lý một cách bền
vững. Các chính trị gia, nhà nghiên cứu kinh tế, và người quản lý kinh tế thường theo dõi
các chỉ số tăng trưởng kinh tế để đánh giá sức khỏe của một quốc gia hoặc khu vực kinh
tế. Tăng trưởng kinh tế được coi là một trong những mục tiêu quan trọng của chính sách
kinh tế.

1.2. Thực trạng tăng trưởng kinh tế hiện nay của Việt Nam
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến sự ổn định và đột phá đáng kể

trong mức tăng trưởng kinh tế, thể hiện sự đa dạng và sức mạnh của nền kinh tế quốc gia.
Các chỉ số quan trọng như GDP tăng trưởng và thu nhập bình quân đầu người đã liên tục

tăng lên, đồng thời có sự gia tăng đáng kể trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài.
Việt Nam đã thu hút một lượng đầu tư đáng kể từ các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt
là trong các lĩnh vực như sản xuất, dịch vụ và công nghiệp chế biến. Việt Nam đã tham
gia vào nhiều thỏa thuận thương mại quốc tế, trong đó có CPTPP (Hiệp định Đối tác
Tồn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương) và EVFTA (Hiệp định Thương mại tự do

5

Downloaded by nhung nhung ()

lOMoARcPSD|11424851

giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu), mở cửa cơ hội mới và tăng cường tiếp cận thị
trường toàn cầu. Du lịch là một lĩnh vực quan trọng, với Việt Nam thu hút lượng lớn
khách du lịch quốc tế và nội địa. Sự đa dạng văn hóa và thiên nhiên đẹp tạo nên lợi thế
cạnh tranh.

Việt Nam đã thu hút một lượng đầu tư đáng kể từ các doanh nghiệp nước ngoài,
đặc biệt là trong các lĩnh vực như sản xuất, dịch vụ và công nghiệp chế biến. Các chiến
lược thuận lợi và sự ổn định chính trị đã tạo ra mơi trường kinh doanh tích cực. Chính
phủ Việt Nam đã tích cực thúc đẩy đa dạng hóa nguồn tài chính bằng cách tạo điều kiện
thuận lợi cho các loại hình đầu tư khác nhau và khuyến khích sự hợp tác giữa doanh
nghiệp nội địa và nước ngoài. Các khu kinh tế đặc biệt như Khu Kinh tế Cửa khẩu Lào
Cai, Khu Kinh tế Cần Thơ đã đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút đầu tư và phát
triển kinh tế tại các khu vực chiến lược.

Việt Nam đã thành cơng trong việc đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu, từ các sản
phẩm nông sản đến hàng tiêu dùng và công nghiệp. Điều này giúp giảm rủi ro và tăng
cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Việt Nam đã tham gia vào nhiều thỏa
thuận thương mại quốc tế, trong đó có CPTPP (Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ

xuyên Thái Bình Dương) và EVFTA (Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và
Liên minh châu Âu), mở cửa cơ hội mới và tăng cường tiếp cận thị trường toàn cầu. Đối
mặt với biến động thị trường toàn cầu và chiến tranh thương mại, Việt Nam đã phải đối
mặt với một số thách thức trong việc duy trì xuất khẩu. Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra
cơ hội để tăng cường năng lực cạnh tranh và tìm kiếm thị trường mới.

Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích
doanh nghiệp đầu tư và xuất khẩu, từ giảm thuế đến cung cấp hỗ trợ về hạ tầng và đào tạo
lao động. Có sự tăng cường trong việc đầu tư vào các ngành cơng nghiệp và xuất khẩu có
liên quan đến phát triển bền vững, chẳng hạn như năng lượng tái tạo và sản phẩm có tính
chất thân thiện với mơi trường. Tóm lại, tình hình Đầu Tư và Xuất khẩu tại Việt Nam thể
hiện sự động lực và linh hoạt trong nền kinh tế, đồng thời yêu cầu sự quản lý thông minh
và chủ động để đối mặt với thách thức và tận dụng cơ hội trong bối cảnh thị trường toàn
cầu đang thay đổi.

Cơng nghiệp chế biến nơng sản chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt
Nam. Xuất khẩu các sản phẩm như cà phê, gạo, và thủy sản đã đóng góp đáng kể vào thu
nhập xuất khẩu của quốc gia. Nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm chế biến để tạo ra giá trị gia
tăng đã thúc đẩy sự cạnh tranh và giảm thiểu rủi ro từ biến động thị trường tồn cầu.
Cơng nghiệp chế biến cịn liên quan đến việc phát triển hệ thống chuỗi cung ứng, từ việc
sản xuất đến vận chuyển và tiêu thụ, để đảm bảo sự liên kết hiệu quả. Ngành dịch vụ tại
Việt Nam đang trải qua một giai đoạn tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là trong lĩnh vực
công nghệ thông tin, giáo dục, và du lịch. Sự phát triển nhanh chóng của ngành công

6

Downloaded by nhung nhung ()

lOMoARcPSD|11424851


nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đã tạo ra nhiều cơ hội mới và đóng góp
lớn vào sự đổi mới và sáng tạo.

Du lịch là một lĩnh vực quan trọng, với Việt Nam thu hút lượng lớn khách du lịch quốc tế
và nội địa. Sự đa dạng văn hóa và thiên nhiên đẹp tạo nên lợi thế cạnh tranh.Cả trong
công nghiệp chế biến và dịch vụ, Việt Nam đang đối mặt với cạnh tranh toàn cầu. Điều
này đặt ra thách thức về nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Việc đào tạo nhân sự
chất lượng cao và có kỹ năng đặc biệt là quan trọng để nâng cao năng suất và chất lượng
trong cả hai ngành. Cần có sự chuyển đổi đối với mơ hình sản xuất và cung ứng dịch vụ
theo hướng bền vững và tích hợp cơng nghệ 4.0 để đáp ứng yêu cầu thị trường và chuẩn
mực quốc tế.

Chính phủ cũng khuyến khích đổi mới và sáng tạo thơng qua các chính sách và
chương trình hỗ trợ nghiên cứu và phát triển. Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều
chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư và xuất khẩu, từ giảm thuế
đến cung cấp hỗ trợ về hạ tầng và đào tạo lao động. Có sự tăng cường trong việc đầu tư
vào các ngành công nghiệp và xuất khẩu có liên quan đến phát triển bền vững, chẳng hạn
như năng lượng tái tạo và sản phẩm có tính chất thân thiện với môi trường. Ngành công
nghiệp chế biến, dịch vụ, và xuất khẩu đã đóng góp quan trọng vào sự phồn thịnh của nền
kinh tế Việt Nam. Sự thu hút đầu tư đáng kể từ các doanh nghiệp nước ngoài đã làm tăng
cường cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, từ đó thúc đẩy sự đa dạng
hóa kinh tế.

Tuy nhiên, như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam không tránh khỏi ảnh
hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19. Các ngành như du lịch và sản xuất đã phải đối
mặt với những thách thức lớn do giãn cách xã hội và hạn chế hoạt động kinh doanh. Mặc
dù vậy, chính phủ Việt Nam đã tỏ ra quyết tâm và linh hoạt trong việc triển khai các biện
pháp chính sách kinh tế để giảm thiểu tác động của đại dịch, đồng thời hỗ trợ doanh
nghiệp và khuyến khích sự phục hồi kinh tế.


Những nỗ lực này không chỉ nhằm mục tiêu ổn định kinh tế trong ngắn hạn mà
còn hướng đến việc xây dựng một nền kinh tế bền vững, đa dạng hóa nguồn thu nhập, và
tăng cường sức mạnh cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

2. MÔI TRƯỜNG SINH THÁI

2.1. Khái niệm
Môi trường sinh thái (ecosystem) là hệ thống sinh thái phức tạp được tạo ra từ sự

tương tác giữa các yếu tố sống và phi sống trong một khu vực nhất định. Đây bao gồm
các yếu tố như động vật, thực vật, vi khuẩn, khí quyển, nước, đất, và mơi trường khơng

7

Downloaded by nhung nhung ()

lOMoARcPSD|11424851

gian xung quanh. Mỗi yếu tố này đều đóng góp vào sự cân bằng tự nhiên và duy trì sự
sống.

Mơi trường sinh thái có vai trị quan trọng trong việc dịch chuyển năng lượng và
vật chất trong hệ thống. Quá trình quan trọng như quá trình quang hợp và hấp thụ năng
lượng mặt trời bởi thực vật đều là phần của chuỗi thức ăn, giúp chuyển đổi và truyền tải
năng lượng từ cấp thấp đến cấp cao trong hệ thống sinh thái.

2.2. Hiện trạng
Hiện nay, môi trường sinh thái trên khắp thế giới đặc biệt là nước ta đang phải đối mặt
với nhiều vấn đề nghiêm trọng:


Rừng đang biến mất do nhu cầu đất đai cho nông nghiệp và công nghiệp. Sự giảm
đa dạng sinh học do mất môi trường sống và bất ổn của hệ sinh thái. Việt Nam đang
chứng kiến mất mát rừng nghiêm trọng do các hoạt động như khai thác gỗ, chuyển đổi
đất đai cho mục đích nơng nghiệp và đơ thị hóa. Theo Báo cáo Rừng thế giới 2020 của
Tổ chức Nông lâm Ngũ quốc, giảm diện tích rừng tự nhiên ở Việt Nam diễn ra với tốc độ
0,73% mỗi năm trong giai đoạn 2010-2020.

Tăng nhiệt độ toàn cầu và sự biến đổi khí hậu đang gây ra sự thay đổi đáng kể
trong môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến sự sống của nhiều loài và hệ thống sinh thái.
Việt Nam đang trải qua sự tăng nhiệt độ trung bình, với mức tăng so với thời kỳ tiền cơng
nghiệp là khoảng 0.1 độ C mỗi thập kỷ. Hiện tượng này tạo ra ảnh hưởng lớn đối với đời
sống của người dân và sinh quyển. Chênh lệch nhiệt độ giữa mùa đông và mùa hè ngày
càng tăng, tạo ra thách thức cho việc chăm sóc cây trồng và động vật trong thời kỳ
chuyển mùa. Biến đổi khí hậu cũng đang ảnh hưởng đến q trình đơ thị hóa tại các thành
phố lớn. Tăng cường đơ thị hóa có thể tăng cường áp lực về năng lượng và tài nguyên.

Ơ nhiễm khơng khí, nước, và đất đang gây ra sự giảm chất lượng môi trường sinh
thái và ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các lồi khác. Ơ nhiễm khơng khí ở Việt
Nam chủ yếu xuất phát từ các nguồn như giao thông, công nghiệp, và năng lượng cháy
nổ. Các thành phố lớn như Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh thường xuyên trải qua mức độ ơ
nhiễm khơng khí cao. Nồng độ các chất ô nhiễm như PM2.5 (bụi mịn) và ozone tăng cao,
gây ra các vấn đề về sức khỏe như bệnh tim mạch, bệnh phổi, và các vấn đề hô hấp.
Chính phủ đang nỗ lực hạn chế phát thải từ các nguồn gây ô nhiễm, thúc đẩy sử dụng
phương tiện giao thông công cộng và xây dựng các nhà máy sản xuất sạch hơn.

Ô nhiễm đất ở Việt Nam chủ yếu xuất phát từ các hoạt động sản xuất và xử lý chất
thải khơng an tồn. Việc sử dụng phân bón và hóa chất nơng nghiệp cũng đóng góp vào ơ
nhiễm đất. Đất ơ nhiễm có thể gây ra vấn đề trong nông nghiệp, giảm chất lượng đất và
ảnh hưởng đến sức khỏe người dân qua việc tiêu thụ thực phẩm. Chính phủ đang tập


8

Downloaded by nhung nhung ()

lOMoARcPSD|11424851

trung vào việc cải thiện quản lý chất thải và thúc đẩy các phương thức xử lý chất thải an
toàn hơn.

Sự phát triển nhanh chóng của các ngành cơng nghiệp, giao thơng và đơ thị hóa
đang làm tăng cường vấn đề ô nhiễm tiếng ồn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của
người. Sự khai thác quá mức tài nguyên tự nhiên đang dẫn đến tình trạng suy thối và
làm giảm giá trị của môi trường sinh thái. Quản lý khơng hiệu quả của hệ thống sinh thái
cũng góp phần vào tình trạng suy giảm.

3. MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỜNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG SINH
THÁI

3.1. Mơi trường đang bị huỷ hoại do các chính sách tăng trưởng kinh tế
Mối liên hệ giữa môi trường sinh thái và tăng trưởng kinh tế là một quan hệ biện

chứng chặt chẽ. Môi trường sống tồn tại độc lập với ý thức con người, nhưng sự phát
triển của nó phụ thuộc vào tác động của con người, có thể làm cho mơi trường trở nên tốt
hơn hoặc tổn thương. Ngược lại, tăng trưởng kinh tế tồn tại chủ quan, hoàn toàn phụ
thuộc vào ý thức và hành động của con người.

Con người tác động trực tiếp lên môi trường, và môi trường lại ảnh hưởng đến
tăng trưởng kinh tế. Mối quan hệ này thông qua một thực thể chính là con người. Mơi
trường là nền tảng cho hoạt động tăng trưởng kinh tế, vì tăng trưởng này thường liên
quan đến việc khai thác tài nguyên thiên nhiên để phục vụ lợi ích con người.


Tuy nhiên, tài nguyên của môi trường không phải là không giới hạn. Nếu tăng
trưởng kinh tế không kèm theo cải thiện môi trường, mơi trường sẽ suy thối, đặt ra nguy
cơ dừng lại của tăng trưởng kinh tế. Con người sẽ phải chịu hậu quả do chính họ gây ra,
khi sản phẩm kinh tế phá hủy môi trường mà con người phải phụ thuộc.

Ngược lại, khi tăng trưởng kinh tế được đồng hành với bảo vệ môi trường, cuộc
sống con người không chỉ được cải thiện mà cịn giúp tái tạo mơi trường. Kinh tế phát
triển cung cấp nguồn ngân sách cho các dự án bảo vệ môi trường, và tài nguyên được
khai thác thay thế bằng các nguồn tài nguyên tái tạo.

Môi trường ở Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng do
các chính sách tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp và nông
nghiệp. Kể từ khi Việt Nam bắt đầu đổi mới nền kinh tế từ năm 1986, sự phát triển cơng
nghiệp đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy
nhiên, sự cơng nghiệp hố và hiện đại hố cũng đồng nghĩa với việc gia tăng ơ nhiễm mơi
trường. Quản lý chất thải rắn nguy hại gặp khó khăn, và việc xử lí chúng khơng đảm bảo

9

Downloaded by nhung nhung ()

lOMoARcPSD|11424851

đúng tiêu chuẩn. Nước thải từ cơ sở sản xuất và kinh doanh, đặc biệt là từ các nhà máy
cũ, thường bị xả thẳng ra môi trường, gây ô nhiễm nước và không khí. Khí thải từ các
nhà máy cũng là vấn đề, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng.

Mặc dù nền kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp, nhưng sự
gia tăng xuất khẩu nơng sản và khống sản đã đem lại cơ hội mới cũng như gây ra nhiều

vấn đề môi trường. Khai thác không bền vững các nguồn tài nguyên không tái tạo có thể
dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên. Nơng dân sử dụng hố chất một cách khơng kiểm
sốt, gây ô nhiễm nước và đất. Sự thiếu hiểu biết và chun mơn trong việc sử dụng các
hóa chất đã dẫn đến tình trạng ơ nhiễm và mất cân bằng sinh thái.

Tóm lại, cả công nghiệp và nông nghiệp ở Việt Nam đang đóng góp vào tình trạng
huỷ hoại mơi trường. Cần có những biện pháp quyết liệt để kiểm sốt và giảm thiểu tác
động tiêu cực từ các hoạt động kinh tế, đồng thời khuyến khích các phương thức phát
triển bền vững và bảo vệ môi trường.

Môi trường, bản chất là nguồn sống của tất cả các hệ sinh thái và con người, đang
đối mặt với nguy cơ nghiêm trọng do các chính sách tăng trưởng kinh tế khơng bền vững.
Trong q trình đổi mới và phát triển, nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã triển khai
những chính sách tăng trưởng kinh tế mà không đảm bảo bảo vệ môi trường.

Tóm lại, cả cơng nghiệp và nơng nghiệp ở Việt Nam đang đóng góp vào tình trạng
huỷ hoại mơi trường. Cần có những biện pháp quyết liệt để kiểm soát và giảm thiểu tác
động tiêu cực từ các hoạt động kinh tế, đồng thời khuyến khích các phương thức phát
triển bền vững và bảo vệ môi trường.

3.2. Hậu quả của ô nhiễm môi trường tới tăng trưởng kinh tế
Ơ nhiễm mơi trường khơng chỉ là một vấn đề mơi trường mà cịn ảnh hưởng sâu

rộng đến tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Hậu quả của ô nhiễm môi trường đặt ra
những thách thức lớn, tác động tiêu cực đến nhiều khía cạnh của hoạt động kinh tế, từ
ngành công nghiệp đến nông nghiệp và thậm chí là tài chính quốc gia.

Một trong những tác động đầu tiên và lớn nhất của ô nhiễm môi trường đối với
tăng trưởng kinh tế là chi phí y tế. Những vấn đề sức khỏe do ô nhiễm gây ra, như bệnh
đường hô hấp, bệnh tim mạch, và các vấn đề về hệ thần kinh, tăng cường chi phí chăm

sóc sức khỏe cả cho cá nhân và chính phủ. Việc điều trị và phịng ngừa các bệnh nổi lên
từ ơ nhiễm đòi hỏi nguồn lực lớn, làm tăng gánh nặng tài chính và giảm sức mạnh kinh
tế.

Ngành cơng nghiệp, mặc dù đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế, lại là một trong
những nguồn chính của ơ nhiễm. Việc loại bỏ chất thải, xử lý nước thải và giảm lượng

10

Downloaded by nhung nhung ()

lOMoARcPSD|11424851

khí thải khơng chỉ địi hỏi đầu tư lớn mà còn làm giảm hiệu suất sản xuất. Các doanh
nghiệp phải tuân thủ các quy định môi trường nghiêm ngặt, và những chi phí này thường
được chuyển gánh lên giá thành sản phẩm. Điều này có thể khiến cho hàng hóa và dịch
vụ trở nên đắt đỏ hơn, ảnh hưởng đến lựa chọn của người tiêu dùng và tăng chi phí sản
xuất cho các doanh nghiệp.

Nông nghiệp, mặc dù là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng, cũng chịu tác
động tiêu cực từ ô nhiễm môi trường. Không chỉ là vấn đề ơ nhiễm nước từ hố chất và
phân bón, mà cịn là biến đổi khí hậu, giảm chất lượng đất đai, và giảm nguồn nước sạch.
Các vấn đề này làm giảm sản lượng nơng sản và tăng chi phí sản xuất, làm suy giảm lợi
nhuận của người nông dân và cả ngành nơng nghiệp nói chung.

Hậu quả của ô nhiễm môi trường cũng lan tỏa đến tài chính quốc gia. Các vấn đề
như giảm giá trị của đất đai, suy giảm nguồn nước sạch, và các biến đổi khí hậu đều có
thể gây ra thiệt hại lớn cho nền kinh tế. Nếu một quốc gia phải đối mặt với các vấn đề
môi trường lớn, chúng có thể mất đi các nguồn thu nhập chính từ du lịch, nơng nghiệp, và
ngành cơng nghiệp mà nó dựa vào.


Trên tất cả, hậu quả của ô nhiễm môi trường đến tăng trưởng kinh tế là một vấn đề
phức tạp và đa chiều. Việc xử lý ô nhiễm không chỉ là nhiệm vụ của chính phủ mà cịn
của cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Bằng cách tăng cường ý thức và hành động
bảo vệ môi trường, chúng ta có thể giảm thiểu những hậu quả tiêu cực và xây dựng một
nền kinh tế bền vững hơn, đồng thời bảo vệ nguồn lực cho thế hệ tương lai.

3.3. Giải pháp bảo vệ môi trường sinh thái

Bảo vệ môi trường sinh thái khơng chỉ là trách nhiệm của cá nhân mà cịn là một
nhiệm vụ đồng thời và cộng đồng, đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ từ cả chính phủ, doanh
nghiệp, và người dân. Để duy trì sự cân bằng hài hòa giữa hệ sinh thái tự nhiên và sự tồn
tại của con người, nhiều giải pháp cần được thực hiện.

Chính phủ có vai trị quan trọng trong việc định rõ chính sách mơi trường, hướng
dẫn q trình khai thác tài ngun tự nhiên và giảm thiểu tác động tiêu cực của sản xuất
cơng nghiệp. Việc quy định nghiêm ngặt và kiểm sốt chất thải từ nguồn công nghiệp và
sinh hoạt là cần thiết, đồng thời khuyến khích sự áp dụng cơng nghệ xanh để giảm lượng
chất thải. Đầu tư vào nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, và thủy điện
là một hướng đi quan trọng để giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng không bền vững.
Cần khuyến khích sử dụng cơng nghệ và thiết bị tiết kiệm năng lượng, từ đó giảm lượng
khí thải gây hại từ các nguồn năng lượng truyền thống. Việc bảo tồn khu vực quan trọng
cho động và thực vật là một bước quan trọng để duy trì đa dạng sinh học và cân bằng sinh

11

Downloaded by nhung nhung ()

lOMoARcPSD|11424851


thái. Đồng thời, hỗ trợ và thực hiện chính sách bảo vệ rừng, ngăn chặn khai thác gỗ bất
hợp pháp giúp ngăn chặn sự suy giảm nhanh chóng của các khu vực rừng quý báu. Quản
lý cận cảnh nguồn nước ngầm và nguồn nước mặt là quan trọng để ngăn chặn ô nhiễm và
sự suy giảm chất lượng nước. Tăng cường hệ thống xử lý nước thải cũng đóng một vai
trị quan trọng để giảm nguy cơ ơ nhiễm mơi trường nước. Chương trình giáo dục mơi
trường cần được phát triển để tăng cường ý thức về tác động của con người lên môi
trường và cách giải quyết. Các chiến dịch cộng đồng có thể kích thích ý thức về bảo vệ
môi trường và thúc đẩy hành động tích cực từ cộng đồng. Hỗ trợ nghiên cứu và triển khai
công nghệ xanh sẽ giúp giảm thiểu tác động của sản xuất cơng nghiệp. Khuyến khích sự
sáng tạo trong việc phát triển giải pháp mới và hiệu quả cho các vấn đề môi trường là
quan trọng để chúng ta có thể tiến bộ. Thực hiện pháp luật mơi trường một cách chặt chẽ
và hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề mơi trường có tác động tồn cầu là quan
trọng. Điều này đòi hỏi sự đồng lòng và hợp tác từ mọi tầng lớp xã hội, chỉ khi đó, chúng
ta mới có thể đảm bảo một tương lai bền vững và lành mạnh cho hành tinh của chúng ta.

12

Downloaded by nhung nhung ()

lOMoARcPSD|11424851

KẾT LUẬN

Việt Nam đang trong quá trình hình thành hình ảnh một đất nước cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa, với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu của
quốc gia là không ngừng phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, đồng
thời bảo vệ và bảo tồn tài nguyên phong phú của dân tộc, nhằm đảm bảo sự sống tồn bền
vững. Tuy nhiên, bài toán quan trọng ở đây là làm thế nào chúng ta có thể kết hợp tăng
trưởng kinh tế với bảo vệ mơi trường sinh thái, từ đó xây dựng một nền kinh tế phát triển
một cách bền vững trong thời gian dài. Vấn đề này đặt ra những thách thức cần được giải

quyết thông qua việc áp dụng mối liên hệ chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ mơi
trường. Điều này địi hỏi sự hợp nhất của cả chính phủ, doanh nghiệp, và cộng đồng để
đưa ra những biện pháp dài hạn hỗ trợ Việt Nam trở thành một quốc gia có nền kinh tế
phát triển mà khơng làm tổn thương mơi trường. Chính phủ có vai trị quan trọng trong
việc thiết lập chính sách hỗ trợ cho q trình phát triển kinh tế. Việc kiểm sốt việc khai
thác tài nguyên tự nhiên và giảm thiểu tác động tiêu cực của sản xuất công nghiệp là quan
trọng để đảm bảo rằng tăng trưởng kinh tế không gây tổn hại lớn cho môi trường. Sử
dụng công nghệ và thiết bị tiết kiệm năng lượng là cách hiệu quả để giảm lượng khí thải
từ các nguồn năng lượng truyền thống. Bảo tồn khu vực quan trọng cho động và thực vật,
đồng thời hỗ trợ chính sách bảo vệ rừng và ngăn chặn khai thác gỗ bất hợp pháp, đều là
những bước cần thiết để duy trì đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái. Chương trình
giáo dục mơi trường có thể tăng cường ý thức về tác động của con người lên môi trường
và cách giải quyết. Hơn nữa, việc tạo các chiến dịch cộng đồng có thể kích thích ý thức
về bảo vệ mơi trường và khuyến khích hành động tích cực từ cộng đồng. Ngồi ra, việc
đảm bảo rằng pháp luật môi trường được thực hiện chặt chẽ, với hình phạt nặng nề cho
những hành vi vi phạm, và hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề mơi trường tồn cầu,
cũng là những điểm quan trọng. Bảo vệ môi trường và tăng trưởng kinh tế khơng phải là
hai mục tiêu mâu thuẫn. Chúng có thể hoạt động một cách thống nhất, với phát triển
mang lại kinh phí đầy đủ cho việc bảo vệ mơi trường và bảo vệ môi trường đảm bảo sự
phát triển lâu dài và ổn định.

13

Downloaded by nhung nhung ()

lOMoARcPSD|11424851

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngơ Hồng Anh - Lê Thị Nghệ, Tác động của tồn cầu hố đến giá trị văn hóa

truyền thống ở Việt Nam, Trường Chính trị tỉnh Kon Tum.
2. Thế Dương, Bức tranh văn hóa Việt đa sắc màu.
3. Giáo trình triết học Mác - Lênin, NXB Chính trị quốc gia Sự thật.
4. Đoàn Hiền, Phát triển văn hố ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Cộng sản.
5. Hồng Khơi, Ngẫm về những giá trị văn hố dân tộc.
6. Trần Cao Ngun, Tác động của tồn cầu hố đến văn hóa truyền thống - tiếp
cận nghiên cứu dưới góc độ lối sống của người Việt Nam hiện nay, Đại học
Vinh.
7. Nguyễn Trọng Phúc, Di sản tư tưởng của C.Mác sống mãi với sự nghiệp cách
mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
8. Nguyễn Thị Quyết, Kế thừa và phát huy giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp để
phát triển nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay, Trường Đại học Sư phạm Kỹ
thuật TP. Hồ Chí Minh.

14

Downloaded by nhung nhung ()

lOMoARcPSD|11424851

15

Downloaded by nhung nhung ()


×