Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Ôn thi triết Mác Lênin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.59 KB, 8 trang )

1

ÔN THI MÔN TRIẾT (tự luận)

1. Phạm trù vât chất theo triết học Mác-Lênin:

ĐỊNH NGHĨA TRIẾT HỌC: Trước khi triết học Mác-Lênin ra đời thì quan điểm vật chất
của triếgt học thời cổ đại là sai lầm, họ đồng nhất vật chất với các dạng cụ thể của vật chất.
Chẳng hạn như theo Thales vật chất là nước, Heraclitus là lửa, Anaximenes là khơng khí,… và
đỉnh cao của triết học thời Hi Lạp cổ đại là Lơxíp và Đêmơcrít cho rằng vật chất là ngun tử.
Nói chung các nhà triết học cổ đại quan niệm vật chất dưới dạng cảm tính và quy vật chất thành
một thực thể cụ thể, cố định và mang tính cơ học. Lênin đã đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm,
kế thừa và phê phán sai lầm trong lịch sử triết học, tổng kết các thành tựu của khoa học tự nhiên
và đưa ra định nghĩa về vật chất như sau: Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại
khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại,
chụp lại, phản ánh và tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác. Đây là một định nghĩa hoàn chỉnh
mà cho đến nay các nhà khoa học hiện đại coi là một định nghĩa kinh điển. Ở định nghĩa này bao
hàm bốn nội dung: Thứ nhất, vật chất là một phạm trù triết học. Phạm trù triết học dùng để chỉ
những thuộc tính chung nhất, những mối liên hệ bản chất nhất của tất cả các sự vật, hiện tượng
trong giới tự nhiên, trong xã hội và trong tư duy con người. Vậy vật chất là một phạm trù rộng
lớn nhất của tự nhiên, của xã hội và của tư duy chứ vật chất không phải là một dạng cụ thể như
các nhà triết học trong lịch sử quan niệm. Qua nội dung này Lênin đã phản bác sai lầm trong lịch
sử, sai lầm đồng nhất vật chất với các dạng cụ thể của vật chất. Nội dung thứ hai là vật chất dùng
để chỉ thực tại khách quan và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác. Thực tại khách quan là thực
thể, sự vật, hiện tượng nằm ngoài nhận thức của con người, độc lập với nhận thức của con người
và không lệ thuộc vào nhận thức của con người. Vì thế, một phạm trù triết học mà nó là thực tại
khách quan và tồn tại khơng lệ thuộc vào cảm giác được gọi là vật chất hay nói cách khác vật
chất là một thực tại khách quan và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác của con người. Ví dụ cái
quạt đang quay, chúng ta khơng thể dùng ý muốn, ý chí hay suy nghĩ của mình để làm cái quạt
ngừng quay được. Rõ ràng là sự tồn tại của cái quạt là thực tại khách quan, nó nằm ngồi ý muốn
của mình, độc lập với nhận thức của mình và khơng lệ thuộc vào cảm giác của mình. Nội dung


thứ ba là vật chất được đem lại cho con người trong cảm giác. Một thực tại khách quan tuy nó
tồn tại bên ngồi chúng ta, độc lập với chúng ta nhưng nó vẫn được đem lại cho chúng ta trong
cảm giác. Ví dụ như chúng ta không thể dùng ý muốn chủ quan để kêu cái quạt ngừng quay
nhưng sự tồn tại của cái quạt đã gây ở trong chúng ta cảm giác về nó, tất là chúng ta biết nó đang
quay. Nội dung thứ tư là vật chất được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại và phản ánh. Sau
khi vật chất gây nên cảm giác trong chúng ta thì nó sẽ được cảm giác của chúng ta chụp lại, chép
lại và phản ánh ngược lại bằng cách ta đưa ra quan điểm về nó, ta hiểu biết nó và hình thành tri
thức về nó. Ví dụ như trong thời kì kháng chiến chống Mĩ có những chiếc xe khơng kính do bom
đạn của địch, Phạm Tiến Duật là người lính trên tuyến đường Trường Sơn nguy hiểm ấy, những
chiếc xe khơng kính tồn tại độc lập với nhận thức của Phạm Tiến Duật, những chiếc xe ấy được
cảm giác của Phạm Tiến Duật chụp lại, chép lại và phản ánh thành bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe
khơng kính”. Cuối cùng ý nghĩa của định nghĩa về vật chất theo quan điểm triết học Mác-Lênin
là phản bác, khắc phục sai lầm của triết học trong lịch sử, chống lại tất cả các loại quan điểm của
chủ nghĩa duy tâm về phạm trù vật chất, là cơ sở khoa học cho việc xác định vật chất trong lĩnh

2

vực xã hội và tạo sự liên kết giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
thành một hệ thống lý luận thống nhất.

VẤN ĐỀ VẬN ĐỘNG VÀ ĐỨNG IM: Sự tồn tại của thế giới vật chất hết sức phong phú và
phức tạp. Vật chất thể hiện sự tồn tại của nó bằng vận động. Khơng có vật chất nào là khơng vận
động cũng như khơng có vận động nào lại khơng phải là vận động của vật chất. Và vận động là
tuyệt đối, đã là vật chất thì nó phải vận động mà đã là vận động thì nó phải là vận động của vật
chất. Vậy vận động lả một thuộc tính cố hữu và là phương thức tồn tại của vật chất, do đó nó tồn
tại vĩnh viễn, khơng thể tạo ra và không bị tiêu diệt. Sự vận động không ngừng của vật chất
không những không loại trừ mà trái lại cịn bao hàm trong đó sự đứng im. Giữa vận động và
đứng im có quan hệ chặt chẽ với nhau đó là vận động là tuyệt đối và đứng im là tương đối. Đứng
im là tương đối, là sự biểu hiện của một trạng thái vận động là vận động trong thăng bằng, trong
sự ổn định tương đối. Đứng im chỉ được xác định khi đặt sự vật trong tương quan so sánh với sự

vật khác. Khơng có đứng im thì khơng có sự ổn định của sự vật, và con người cũng không bao
giờ nhận biết được chúng. Không có đứng im thì sự vật, hiện tượng cũng khơng thể thực hiện
được sự vận động chuyển hóa tiếp theo. Vận động và đứng im tạo nên sự thống nhất biện chứng
của các mặt đối lập trong sự phát sinh, tồn tại và phát triển của mọi sự vật, hiện tượng, nhưng
vận động là tuyệt đối và đứng im là tương đối.

2. Phạm trù ý thức theo quan điểm triết học Mác-Lênin

Trong lịch sử triết học, triết học duy tâm quan niệm ý thức là một thực thể độc lập, là thực tại
duy nhất, từ đó cường điệu tính năng động của ý thức đến mức coi ý thức sinh ra vật chất chứ
không phải là sự phản ánh của vật chất. Chủ nghĩa duy vật cận đại cho rằng ý thức phản ánh thế
giới khách quan, chỉ ra được kết cấu của ý thức những chưa thấy được nguồn gốc xã hội và vai
trò xã hội của ý thức. Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã kế thừa, phát triển, khắc phục những
quan niệm trên và đưa ra định nghĩa về ý thức: Ý thức là một phạm trù song song với phạm trù
vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự
cải biến sáng tạo. Vậy nên bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là
q trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc người. Bản chất của ý thức
bao gồm ba quan điểm quan trọng như sau:

Thứ nhất, ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Điều đó có nghĩa là nội dung
của ý thức là do thế giới khách quan quy định. Ví dụ như ý thức của một người sống trong biệt
thự sang trọng thì sẽ khác với ý thức của một người ở túp lều tranh, ý thức của một sinh viên đại
học sẽ khác với ý thức của một học sinh cấp 2. Ý thức chi phối cả về nội dung lẫn hình ảnh
nhưng ý thức chỉ là hình ảnh chủ quan, là hình ảnh tinh thần chứ khơng phải là hình ảnh vật lý,
vật chất. Ví dụ như trong truyện thầy bói xem voi, người sờ vào cái vịi thì chỉ nhận thức được
cái vịi, người sờ vào cái tai thì chỉ nhận thức được cái tai,.. vì họ mù nên khơng nhìn thấy và
khơng nhận thức được tất cả các bộ phận cấu thành một con voi nên dẫn đến ý thức về con voi bị
lệch theo chủ quan của mỗi người.

Thứ hai, ý thức là q trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc con

người. Vậy phản ánh của ý thức đó là phản ánh có tính chất tích cực và sáng tạo. Ví dụ như từ
một hiện tượng khách quan bên ngoài tác động vào bộ não của các nhà khoa học, các nhà khoa
học đã chụp nó lại, chép nó lại và đưa ra học thuyết hay giả thuyết về nó, đó là q trình phản
ánh tích cực và sáng tạo. Q trình phản ánh tích cực, sáng tạo của ý thức trải qua ba bước. Bước

3

thứ nhất là chủ thể phản ánh và khách thể phản ánh sẽ có q trình trao đổi thơng tin, và trong
q trình trao đổi thơng tin thì chủ thể phản ánh sẽ có sự chọn lọc, định hướng. Ví dụ như khi A
muốn miêu tả về bạn B, bạn B tác động vào A và chủ thể phản ánh là A sẽ chụp lại và phản ánh
tích cực sáng tạo, bước đầu tiên là A sẽ trao đổi thông tin với B, trong q trình trao đổi thơng tin
thì A phải chọn lọc và định hướng tức là muốn lấy thơng tin gì từ B. Bước thứ hai là mơ hình hóa
đối tượng trong tư duy. Sau khi A và B đã trao đổi thơng tin thì với tư cách là chủ thể phản ánh,
thì A sẽ mơ hình hóa đối tượng trong tư duy tức là A ghi nhớ về hình ảnh của B và ghi nhớ thông
tin mà A đã trao đổi. Bước ba là chuyển mơ hình trong tư duy ra bên ngoài hiện thực như là A sẽ
miêu tả về B trong tập làm văn. Phản ánh ý thức là sáng tạo, vì nó bao giờ cũng do nhu cầu thực
tiễn quy định. Nhu cầu đó địi hỏi chủ thể phản ánh phải hiệu được cái được phản ánh. Trên cơ
sở đó hình thành nên hình ảnh tinh thần và những hình ảnh đó ngày càng phản ánh đúng đắn hơn
hiện thực khách quan.

Thứ ba, ý thức là sản phẩm lịch sử của sự phát triển xã hội nên về bản chất là có tính xã
hội. Ý thức khơng những có nguồn gốc tự nhiên mà cịn có nguồn gốc xã hội và là một hiện
tượng mang bản chất xã hội, ý thức bắt nguồn từ thực tiễn lịch sử - xã hội, phản ánh những quan
hệ xã hội khách quan. Sự ra đời và tồn tại của ý thức luôn gắn liền với các hoạt động thực tiễn
của con người. Không những bị chi phối bởi các quy luật tự nhiên mà còn bị chi phối bởi các quy
luật xã hội, được quy định bởi nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của
đời sống xã hội.

Quan điểm trên của triết học Mác về bản chất của ý thức góp phần tạo nên nguyên tắc phương
pháp luận cơ bản phổ biến, chung nhất đối với hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người.


3. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức:

Mối quan hệ vật chất và ý thức là “ Vấn đề cơ bản của mọi triết học, đặc biệt là của triết
học hiện đại”. Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, vật chất và ý thức có mối quan hệ biện
chứng, trong đó vật chất quyết định ý thức, cịn ý thức tác động tích cực trở lại vật chất. Mối
quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức bao gồm hai nội dung sau đây

Vật chất là nguồn gốc của ý thức, là cái có trước và quyết định ý thức. Đầu tiên vật chất
là nguồn gốc của ý thức. Nguồn gốc của ý thức bao gồm nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã
hội. Sự xuất hiện con người và hình thành bộ óc của con người có năng lực phản ánh hiện
thực khách quan là nguồn gốc tự nhiên của ý thức. Xét về nguồn gốc tự nhiên, ý thức chỉ là
thuộc tính của vật chất, nhưng khơng phải của mọi dạng vật chất, mà chỉ là thuộc tính của
một dạng vật chất sống có tổ chức cao nhất là bộ óc người. Phải có thế giới xung quanh là tự
nhiên và xã hội bên ngoài con người mới tạo được ý thức, hay nói cách khác ý thức là sự
tương tác giữa bộ não con người và thế giới khách quan. Ta cứ thử giả dụ, nếu một người nào
đó sinh ra mà bộ não khơng hoạt động được thì khơng thể có ý thức được. Khơng chỉ có
nguồn gốc tự nhiên mà ý thức cịn có nguồn gốc xã hội. Nguồn gốc xã hội của ý thức bao
gồm lao động và ngơn ngữ. Nhờ có lao động mà các giác quan của con người phát triển phản
ánh tinh tế hơn đối với hiện thực, ngôn ngữ là cầu nối để trao đổi kinh nghiệm tình cảm hay
là phương diện thể hiện ý thức. Tiếp theo vật chất là cái có trước và quyết định ý thức, thể
hiện qua hai ý. Đầu tiên triết học Mác – Lênin cho rằng điều kiện vật chất như thế nào thì ý
thức của con người sẽ như thế đó, như là người sống trong túp lều tranh sẽ có suy nghĩ khác
với người sống trong cung điện. Ý thức con người do điều kiện vật chất, điều kiện tự nhiên

4

chi phối. Người trong cung điện vì họ giàu có nên sẽ tiêu xài phung phí, họ sẽ khơng lo lắng
về những chuyện ăn uống hay may mặc,... còn người sống ở túp lều tranh là những người
nghèo khổ, họ sẽ có tư tưởng sống tiết kiệm để lo ăn uống may mặc cho ngày mai. Thứ hai

đó là khi điều kiện vật chất thay đổi thì sớm hay muộn ý thức con người cũng sẽ thay đổi
theo. Ví dụ như một người nơng dân nghèo khổ, lúc nào cũng sống tiết kiệm để trang trải
cuộc sống, vơ tình một hơm ơng mua tờ giấy số, bất ngờ thay là tờ vé số trúng độc đắc và
người nông dân này bắt đầu đổi đời, ông bắt đầu lấy tiền đó để làm ăn và ông không còn sống
trong nghèo khổ nữa, không cần phải nhịn ăn nhịn mặc để tiết kiệm tiền vì bây giờ ơng đã
khá giả hơn và có cuộc sống khơng lo nghĩ về cái ăn cái mặc cho ngày mai như hồi xưa. Xét
cho đến cùng thì vật chất ln quyết định ý thức, điều kiện vật chất thay đổi thì ý thức cũng
sẽ thay đổi.

Nội dung thứ hai là bản thân ý thức có tính độc lập tương đối và nó có thể tác động trở lại
điều kiện vật chất đã sản sinh ra nó. Nó có tính độc lập tương đối bởi vì nó khơng hồn tồn
phù thuộc vào điều kiện vật chất. Ví dụ như người ta thường nói khi giàu thì bạn sẽ rất hạnh
phúc nhưng đâu ai biết được nhiều tiền chắc gì đã vui, khi gia đình giàu mà cha mẹ lúc nào
cũng bận rộn cơng việc khơng có thời gian cho con cái và gia đình thì những đứa con sẽ
khơng thấy hạnh phúc khi sống trong gia đình đó, ngược lại người khác nghĩ nhà nghèo thì sẽ
rất cực khổ nhưng lúc nào gia đình cũng hạnh phúc và ngập tràn tiếng cười. Vì thế ý thức
khơng hồn tồn phụ thuộc vào vật chất mà nó có tính độc lập tương đối của nó. Khơng chỉ
thế ý thức có thể tác động trở lại điều kiện vật chất đã sản sinh ra nó và tác động theo hai
hướng. Hướng thứ nhất là tác động tích cực, nếu như ý thức con người mà đúng thì nó sẽ thúc
đẩy điều kiện vật chất phát triển. Ngược lại hướng thứ hai là tác động tiêu cực, nếu như ý
thức con người mà sai lầm thì nó sẽ kìm hãm, nó sẽ cản trở và thậm chí là nó phá hoại điều
kiện vật chất và gây tai họa cho con người. Ví dụ như thế giới chúng ta ngày càng phát triển,
những máy móc và vật dụng hiện đại ngày càng ra đời, các nhà máy cứ thế làm việc hết công
suất, ngày đêm thải ra biết bao nhiêu là chất gây ô nhiễm làm cho môi trường ngày càng ô
nhiễm và suy thối, đó là do con người nhận thức sai, chỉ biết nghĩ đến lợi ích cho bản thân
mà dẫn đến thế giới đang trong tình trạng nguy hiểm dẫn đến kết quả gây ra tai họa cho con
người trong tương lai.

Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong triết học Mác – Lênin ta rút ra được ý nghĩa
phương pháp luận. Ý nghĩa thứ nhất, trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn thì con

người phải tơn trọng ngun tắc khách quan. Con người phải xuất phát từ thực tế khách quan
và từ thực tế khách quan đó làm căn cứ cho hoạt động của mình. Nếu khơng tơn trọng thực tế
khách quan sẽ dẫn đến bệnh chủ quan. Ví dụ như hiện tượng xúc trộm cát, họ trộm cát dưới
sông và chủ quan sẽ không xảy ra chuyện, họ đã khơng tơn trọng thực tế khách quan vì khi
trộm cát gây vỡ kết cấu đất dưới lịng sơng gây ra hậu quả sạt lở bờ sông, cuốn theo những
ngôi nhà ven sơng cũng bị nguy hiểm. Vì thế phải tơn trọng thực tế khách quan nhưng bởi vì
ý thức có sự tác động trở lại đối với vật chất cho nên ý nghĩa thứ hai là trong nhận thức và
hoạt động thực tiễn con người phải chủ động, năng động và sáng tạo tác động vào thế giới
khách quan đó, phải phát huy tính năng động và sáng tạo của ý thức. Theo nguyên tắc thì khi
thế giới khách quan tác động vào ta thì ta sẽ chụp lại, chép lại, phản ánh lại để ta nhận biết
được nó, nhưng chúng ta có thể khơng cần phải ngồi chờ hay thụ động chờ nó tác động, mà ta
hồn tồn có thể chủ động, năng động, tích cực tác động ngược lại nó làm cho nó bộc lộ

5

thuộc tính để ta hiểu biết về nó, khi hiểu biết thì ta có thể đề ra mục tiêu, giải pháp hay biện
pháp để tương tác với nó, để nó mang lại lợi ích cho chúng ta. Vì vậy trong nhận thức và
trong hoạt động thực tiễn thì con người phải khơng ngừng phát huy tính năng động, sáng tạo
của ý thức. Khi phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức đồng thời phải chống lại các
biểu hiện, những căn bệnh như thụ động, ngồi chờ hay là ỷ lại. Phải coi trọng vai trị của ý
thức, coi trọng cơng tác tư tưởng và giáo dục tư tưởng, coi trọng giáo dục lý luận chủ nghĩa
Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

4. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:

Theo phép biện chứng duy vật, mối liên hệ là khái niệm dùng để chỉ sự tác động qua lại
lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hoặc giữa các yếu tố, bộ phận hay giữa các thuộc tính
của sự vật, hiện tượng đó. Khi đó nó sẽ có xu hướng cần có nhau, làm tiền đề cho nhau, ràng
buộc, đòi hỏi lẫn nhau. Nhưng trong q trình cần có nhau, ràng buộc lẫn nhau, địi hỏi phải
có nhau thì chúng ln khơng ngừng bài trừ và phủ định lẫn nhau và chuyển hóa lẫn nhau. Ví

dụ cuộc chiến thương mại Mỹ với Trung Quốc, cả hai nước đều là hai nước lớn và có nền
kinh tế phát triển, ln cần những sản phẩm của nhau và sự hợp tác nhưng cả hai luôn bày trừ
và đấu tranh lẫn nhau. Vậy khái niệm về mối liên hệ phổ biến là dùng để chỉ tính phổ biến
của các mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng, đồng thời cũng dùng để chỉ các mối liên hệ
tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới. Tính chất của mối liên hệ phổ biến là bao gồm
tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú. Đầu tiên là tính khách quan, mối
liên hệ là cái vốn có của bản thân sự vật, hiện tượng mà con người không thể dùng ý muốn
chủ quan của mình để sáng tạo hay phá bỏ mối liên hệ. Tuy chúng ta không sáng tạo ra mối
liên hệ nhưng chúng ta có thể phát hiện mối liên hệ và sử dụng mối liên hệ đó phù hợp với
nhu cầu và lợi ích của mình. Ví dụ như mưa nắng là chuyện của tự nhiên, nhưng con người
chúng ta hồn tồn có thể tự tạo ra được mưa nắng bằng cách nghiên cứu các quy luật, các
mối liên hệ của tự nhiên và phát hiện ra mối liên hệ cần thiết để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu
tồn tại của con người. Tiếp theo là tính phổ biến, mối liên hệ thể hiện ở mọi không gian và
thời gian, bất kì nơi đâu, trong tự nhiên, trong xã hội và trong tư duy đều có vơ vàn các mối
liên hệ đa dạng, chúng giữ những vai trị, vị trí khác nhau trong sự vận động, chuyển hóa của
các sự vật, hiện tượng. Mối liên hệ phổ biến có tính đa dạng và phong phú, trong khơng gian
và thời gian khác nhau thì các mối liên hệ sẽ khác nhau. Ví dụ như khơng gian ở dưới q thì
sẽ khác khơng gian ở thành phố và mối liên hệ ở nông thôn cũng sẽ khác ở thành phố. Khơng
chỉ thế, mối liên hệ rất đa dạng, có mối liên hệ bên trong cũng có mối liên hệ bên ngồi, có
mối liên hệ trực tiếp cũng có mối liên hệ gián tiếp, có mối liên hệ tất nhiên cũng có mối liên
hệ ngẫu nhiên. Ví dụ như sinh viên học triết thì phải có giảng viên giảng triết đó là mối liên
hệ tất nhiên, cịn sinh viên nào học giảng viên nào là mối liên hệ ngẫu nhiên. Cuối cùng nội
dung của mối liên hệ phổ biến là sự vật và hiện tượng luôn tồn tại trong nhiều mối liên hệ,
mối liên hệ của sự vật và hiện tượng là khách quan, là phổ biến, là đa dạng và phong phú. Từ
đó rút ra được ý nghĩa phương pháp luận của mối liên hệ bao gồm hai ý nghĩa. Ý nghĩa thứ
nhất là sự vật và hiện tượng có mối liên hệ như thế, có những tính chất khách quan, phổ biến
và đa dạng phong phú như thế cho nên trong nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phải
quán triệt quan điểm toàn diện. Quan điểm tồn diện địi hỏi trong nhận thức và hoạt động
thực tiễn phải xem xét sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ
phận, các yếu tố, giữa các mặt của sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với sự


6

vật khác. Trên cơ sở đó có nhận thức và hành động đúng với thực tiễn khách quan. Đối lập
với quan điểm toàn diện thì quan điểm siêu hình xem xét sự vật, hiện tượng một cách phiến
diện. Nó khơng xem xét tất cả các mặt, các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng; hoặc xem mặt
này tách rời mặt kia, sự vật này tách rời sự vật khác. Quan điểm toàn diện cũng khác với chủ
nghĩa chiết trung và thuật nguỵ biện. Chủ nghĩa chiết trung thì kết hợp các mặt một cách vơ
ngun tắc, kết hợp những mặt vốn khơng có mối liên hệ với nhau hoặc không thể dung hợp
được với nhau. Thuật nguỵ biện cường điệu một mặt, một mối liên hệ; hoặc lấy mặt thứ yếu
làm mặt chủ yếu. Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, khi thực hiện quan điểm tồn diện
thì đồng thời cũng cần phải kết hợp với quan điểm lịch sử - cụ thể. Quan điểm lịch sử - cụ thể
yêu cầu xem xét các sự vật và hiện tượng trong khoảng không gian, các tình huống cụ thể;
xác định rõ vị trí vai trò khác nhau của mối liên hệ cụ thể trong những tình huống cụ thể để
đưa ra các biện pháp đúng đắn phù hợp với đặc điểm cụ thể của đối tượng cần tác động nhằm
tránh quan điểm phiến diện, siêu hình, máy móc.

5. Ngun lý về sự phát triển:

Xem xét về sự phát triển cũng có những quan điểm khác nhau, đối lập với nhau đó là
quan điểm siêu hình và quan điểm biện chứng. Theo quan điểm siêu hình, sự phát triển chỉ là
sự tang giảm về lượng, khơng có sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng; đồng thời, nó
cũng xem sự phát triển là q trình tiến lên liên tục, không trải qua những bước quanh co
phức tạp. Còn theo quan điểm biện chứng, sự phát triển dùng để chỉ quá trình vận động của
sự vật, hiện tượng theo khuynh hướng đi lên, từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ kém hồn
thiện đến hồn thiện hơn. Sự phát triển bao gồm ba tính chất. Trước hết, tính khách quan của
sự phát triển được biểu hiện trong nguồn gốc của sự vận động và phát triển, nằm trong chính
bản thân sự vật và hiện tượng chứ khơng phải do tác động bên ngồi và khơng phụ thuộc vào
ý thích, ý muốn chủ quan của con người. Ví dụ như q trình phát sinh một giống loài mới
hoàn toàn diễn ra một cách khách quan theo quy luật tiến hóa của giới tự nhiên, con người

muốn sáng tạo một giống lồi mới thì cũng phải nhận thức và làm theo quy luật đó. Tiếp theo
là tính phổ biến, sự phát triển có mặt khắp mọi nơi trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư
duy, trong mọi sự vật và hiện tượng, trong mọi quá trình và mọi giai đoạn của sự vật, hiện
tượng đó. Ví dụ như trong tự nhiên, sự phát triển của chất vơ cơ đến chất hữu cơ, sự tiến hóa
của các giống loài làm phát sinh các giống loài thực vật và động vật, sự phát triển của nhận
thức con người thừ thấp đến cao,… Sự phát triển cịn có tính đa dạng và phong phú; tuy sự
phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy, nhưng mỗi sự vật và hiện
tượng lại có q trình phát triển khơng giống nhau. Tính đa dạng và phong phú của sự phát
triển còn phụ thuộc vào không gian và thời gian, vào các yếu tố, điều kiện tác động lên sự
phát triển đó.Ví dụ như sự phát triển của giới tự nhiên và xã hội loài người, giới tự nhiên phát
triển thuần túy theo quy luật của tự nhiên và có tính tự phát, cịn sự phát triển của xã hội loài
người lại diễn ra một cách tự giác do cịn có sự tham gia của nhân tố ý thức con người. Tuy
nhiên sự tác động đó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của sự vật, đơi khi có thể
làm thay đổi chiều hướng phát triển của sự vật, thậm chí làm cho sự vật thụt lùi. Từ những
tính chất đó ta khái quát được nội dung của sự phát triển, sự vật và hiện tượng ln có sự phát
triển, sự phát triển của sự vật, hiện tượng là khách quan, là phổ biến và là đa dạng, phong
phú. Qua đó ta có thể thể rút ra được ý nghĩa phương pháp luận về sự phát triển theo quan
điểm triết học Mác – Lênin. Nguyên lý về sự phát triển cho thấy trong hoạt động nhận thức

7

và hoạt động thực tiễn con người phải tôn trọng quan điểm phát triển. Phải luôn xem xét sự
vật, hiện tượng luôn trong trạng thái biến đổi và phát triển khơng ngừng bởi vì sự vật, hiện
tượng luôn không ngừng vận động và phát triển, tuyệt đối không xem xét sự vật và hiện
tượng trong trạng thái đứng im và khơng có sự phát triển. Quan điểm phát triển địi hỏi khơng
chỉ nắm bắt những cái hiện đang tồn tại ở sự vật, mà còn phải thấy rõ khuynh hướng phát
triển trong tương lai của chúng, phải thấy được những biến đổi đi lên cũng như những biến
đổi có tính chất thụt lùi. Xem xét sự vật theo quan điểm phát triển còn phải biết phân chia quá
trình phát triển của sự vật ấy thành những giai đoạn. Trên cơ sở ấy để tìm ra phương pháp
nhận thức và cách tác động phù hợp nhằm thúc đẩy sự vật tiến triển nhanh hơn hoặc kìm hãm

sự phát triển của nó, tùy theo sự phát triển đó có lợi hay có hại đối với đời sống của con
người. Quan điểm phát triển góp phần khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến trong
hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Như vậy, với tư cách là khoa học về mối liên hệ
phổ biến và sự phát triển, phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin giữ vai trò đặc
biệt quan trọng trong nhận thức và thực tiễn.

6. Quy luật mâu thuẫn:

Quy luật mâu thuẫn là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Xét
trong ba quy luật, quy luật mâu thuẫn được xác định là quy luật hạt nhân của phép biện chứng
duy vật, bởi vì nó vạch ra nguồn gốc bên trong sự vận động và phát triển của sự vật, hiện
tượng. Đầu tiên phải nắm rõ các khái niệm của quy luật mâu thuẫn. Thứ nhất là mặt đối lập,
mặt đối lập là những thuộc tính, tính chất mà nó có tính quy định trái ngược nhau, đối lập với
nhau cùng tồn tại trong một bản thân sự vật hiện tượng hoặc tồn tại giữa các sự vật hiện
tượng khác nhau. Ví dụ như con người, xét về mặt tính cách con người tồn tại các mặt đối lập
như buồn, vui, giận,…; xét về mặt đạo đức cũng tồn tại mặt đối lập là tốt và xấu,… Tiếp theo
là khái niệm thống nhất của các mặt đối lập, các mặt đối lập tuy luôn trái ngược, đối lập với
nhau nhưng chúng ln địi hỏi phải có nhau, nương tưạ, ràng buộc, quy định lẫn nhau và làm
tiền đề tồn tại cho nhau. Ví dụ như giữa đồng hóa và dị hóa của cơ thể con người. Thứ ba là
đấu tranh của các mặt đối lập, đấu tranh giữa các mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ sự tác
động qua lại theo hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau theo hướng là các mặt hạn chế được khắc
phục, chuyển hóa tích cực cho nhau. Bất cứ sự thống nhất của các mặt đối lập cụ thể nào
cũng đều có tính chất tương đối nghĩa lad nó tồn tại trong trạng thái đứng im tương đối của sự
vật, hiện tượng; còn sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là có tính chất tuyệt đối, nghĩa là nó
phá vỡ sự ổn định dẫn đến sự chuyển góa về chất của các sự vật, hiện tượng, làm cho vật chất
luôn vận động và phát triển. Cuối cùng là khái niệm mâu thuẫn giữa các mặt đối lập, mâu
thuẫn là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, một mặt là đấu tranh lẫn nhau
nhưng mặt khác là chúng ln cần phải có nhau. Trong thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy con
người có bốn loại mâu thuẫn. Căn cứ vào quan hệ giữa các mặt đối lập với một sự vật, hiện
tượng có mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngồi; trong đó mâu thuẫn bên trong là sự

tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng đối lập của cùng một sự vật, hiện tượng;
mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn diễn ra trong mối liên hệ với sự vật và hiện tượng. Ví dụ
như đồng hóa là bên trong con người cịn dị hóa là bên ngồi mơi trường. Nhưng cách phân
loại này chỉ mang tính tương đối, các mâu thuẫn tác động lẫn nhau và mâu thuẫn bên trong
giữ vai trò trực tiếp đến sự vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng. Căn cứ vào ý
nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật hiện tượng người ta phân loại thành

8

mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản; mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản
chất của sự vật hiện tượng, quy định sự phát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật hiện tượng,
nó tồn tại trong suốt quá trình tồn tại của sự vật hiện tượng; mâu thuẫn không cơ bản là mâu
thuẫn đặc trưng cho một phương diện nào đó, chỉ quy định sự vận động, phát triển của một
hay một số mặt của sự vật, hiện tượng và chịu sự chi phối của mâu thuẫn cơ bản. Ví dụ như
mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Căn
cứ vào vai trò mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu; mâu
thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hang đầu trong một giai đoạn phát triển nhất định của sự
vật, hiện tượng, giải quyết mâu thuẫn chủ yếu tạo điều kiện giải quyết các mâu thuẫn khác ở
cùng giai đoạn; mâu thuẫn thứ yếu là mâu thuẫn không đóng vai trị quyết định trong sự vận
động, phát triển của sự vật và hiện tượng. Tuy vậy, ranh giới giữa mâu thuẫn chủ yếu và thứ
yếu chỉ là tương đối, mâu thuẫn của sự vật trong điều kiện này là thứ yếu, trong điều kiện
khác lại là mâu thuẫn chủ yếu. Ví dụ hồn cảnh đất nước ta vào những năm 1945, đất nước bị
xâm lược trong đó mâu thuẫn chủ yếu đó chính là mâu thuẫn giữa dân tộc ta và thực dân
pháp, còn mâu thuẫn thứ yếu là mâu thuẫn giữa các giai cấp với nhau. Căn cứ vào tính chất
các lợi ích đối lập trong xã hội, người ta phân chia thành mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn
không đối kháng; mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa các giai cấp, tập đoàn người, lực
lượng, xu hướng xã hội… có lợi ích cơ bản đối lập nhau và khơng thể điều hịa được. Ví dụ
như là mâu thuẫn giữa giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ, địa chủ và nông nô, tư sản và vô sản,
giữa các nước đi xâm lược và các dân tộc bị xâm lược, giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã
hội, giữa địch và ta,…; mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa các giai cấp, tập đồn

người, lực lượng, xu hướng xã hội… có lợi ích cơ bản không đối lập nhau nên là mâu thuẫn
cục bộ, tạm thời. Ví dụ là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân, giai cấp
cơng nhân và đội ngũ trí thức, giữa dân chủ và tập trung, dân chủ và chuyên chính. Hai mâu
thuẫn này thuần túy chỉ diễn ra trong xã hội. Từ đó ta rút ra được nội dung của quy luật mâu
thuẫn là sự vật, hiện tượng nào cũng chứa các mặt đối lập, các mặt này vừa thống nhất vừa
đấu tranh từ đó tạo nên mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng. Từ chính sự hình thành mâu thuẫn,
chính sự giải quyết mâu thuẫn nó là nguồn gốc và động lực của sự phát triển, cụ thể là giải
quyết mâu thuẫn, cái cũ mất đi cái mới ra đời.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×