Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

KHÁI NIỆM SỨC KHỎE TÂM THẦN VÀ MỘT SỐ LƯU Ý TRONG NGHIÊN CỨU VỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (809.58 KB, 10 trang )

Khái niệm sức khỏe tâm thần và một số lưu ý
trong nghiên cứu về sức khỏe tâm thần
của học sinh trung học phổ thông

Đặng Bích T* hủy

Tóm tắt: “Sức khỏe tâm thần” là một khái niệm rất phức tạp bởi tính chất đa
dạng của các chiều cạnh liên quan đến sức khỏe tâm thần. Việc vận dụng khái
niệm này trong các nghiên cứu về sức khỏe tâm thần cũng xuất hiện những sự
khác biệt trong cách hiếu, đặc biệt là khi tiếp cận từ các góc độ khác nhau như
y học, tâm lý học, xã hội học. Bên cạnh việc chia sẻ những quan điểm và cách
hiểu đối với khái niệm sức khỏe tâm thần và các khái niệm liên quan, tác giả
nhấn mạnh một số vấn đề cần lưu ý khi thao tác hóa những khái niệm này
trong nghiên cứu về sức khỏe tâm thần của học sinh trung học phổ thông,
nhằm tránh đưa ra bức tranh sai lệch, nhầm lẫn giữa các vấn đề về rối loạn sức
khỏe tâm thần và những biếu hiện tâm sinh lý bình thường trong giai đoạn vị
thành niên của nhóm học sinh thuộc độ tuổi này*1.

Từ khóa: Sức khỏe; Sức khỏe tâm thần; Học sinh trung học phổ thông.
Phân loại ngành: Xã hội học
Ngày nhận bài: 5/8/2022; ngày chỉnh sửa: 22/8/2022; ngày duyệt đăng:

9/9/2022.

1. Giới thiệu
Sức khỏe tâm thần (SKTT) được xem là bộ phận không thể tách rời của

sức khỏe nói chung, và ln gắn với khái niệm về sức khỏe. Ngay từ năm đầu
thành lập (1948), Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) đã định nghĩa sức khỏe là
trạng thái thoải mái toàn diện cả về mặt thể chất, tinh thần và xã hội, chứ khơng
chỉ đơn thuần là tình trạng khơng có bệnh hay thương tật. Khái niệm về sức khỏe



* TS., Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
1 Bài viết là sản phẩm của Đe tài khoa học cấp Bộ “Sức khoẻ tâm thần của học sinh trung học
phổ thông: Một số yếu tố tác động" (Nghiên cứu trường hợp tại một tỉnh Bắc Bộ) do Viện Nghiên
cứu Gia đình và Giới chủ ưì thực hiện năm 2021-2022.

Đặng Bích Thủy 85

của TCYTTG sau đó đã được trích dẫn một cách rộng rãi trong các nghiên cứu
về sức khỏe (Đặng Bích Thủy, 2017). Mặc dù vậy, phải rất lâu sau sự ra đời của
TCYTTG và sự công bố của tổ chức này đối với khái niệm về sức khỏe thì định
nghĩa “Sức khỏe tâm thần” mới được TCYTTG đưa ra tại Báo cáo Sức khỏe tâm
thần toàn cầu 2001.

Mặc dù khái niệm về sức khỏe tâm thần của TCYTTG được sừ dụng
rộng rãi nhưng vẫn chưa có sự đồng thuận về cách hiểu, và xuất hiện nhiều
tranh cãi khi vận dụng khái niệm này trong các nghiên cứu và diễn đàn khoa
học. Điều này cũng dễ hiểu, bởi SKTT là một phạm trù rất đa dạng, phức tạp
và rất khó để đưa ra một định nghĩa bao quát. Theo Bertolote (2008), việc
đưa ra một khái niệm bao quát về “sức khỏe tâm thần” là một thách thức lớn,
bởi tính chất đa dạng của sức khỏe tâm thần. Ngay cả sự phân định của sức
khỏe tâm thần trong mối quan hệ với tâm thần học (được hiểu là chuyên
ngành y tế liên quan đến việc nghiên cứu, phịng ngừa, chẩn đốn và điều trị
các rối loạn hoặc bệnh tâm thần) không phải lúc nào cũng rõ ràng”. Trong
khi đó, Galderisi và cộng sự (2015) đưa ra quan điểm rằng: sự khác biệt giữa
các quốc gia về giá trị, văn hóa và nền tảng xã hội có thể cản trở việc đạt
được sự đồng thuận chung về khái niệm sức khỏe tâm thần (Galderisi và
cộng sự, 2015).

Bài viết này chia sẻ một số quan điểm và cách tiếp cận đối với khái niệm

Sức khỏe tâm thần và các khái niệm liên quan, đồng thời cũng nêu lên một số
vấn đề cần lưu ý trong q trình thao tác hóa những khái niệm này khi nghiên
cứu các vấn đề về SKTT đối với nhóm học sinh trung học phổ thơng (THPT).

2. Khái niệm

Khái niệm “Sức khỏe tâm thần”
Tại Báo cáo Sức khỏe tâm thần toàn cầu 2001, TCYTTG đã đưa ra định
nghĩa rằng sức khỏe tâm thần khơng chỉ là tình trạng khơng bị mắc rối loạn tâm
thần, mà còn bao hàm trạng thái thoải mái, sự tự tin vào năng lực bản thân, khả
năng nhận biết những tiềm năng của bản thân và có khả năng đương đầu với các
căng thẳng (stress) thơng thường trong cuộc sống, có thể làm việc năng suất và
hiệu quả, và có thể tạo ra những đóng góp cho cộng đồng (WHO, 2001. Dần theo
Đặng Bích Thủy, 2019). Cho dù có nhiều phê phán đối với khái niệm Sức khỏe
tâm thần của TCYTYG, nhưng định nghĩa này đã vượt ra ngoài ngành dịch tễ
học tâm thần để bao quát được những khía cạnh xã hội của sức khỏe tâm thần,
và trên thực tế trong những năm gàn đây các nhà nghiên cứu thường vận dụng
khái niệm về SKTT của TCYTTG như một chuẩn chung, sau đó có thể mở rộng

86 Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyền 32, số 3, tr. 84-93

hoặc thu hẹp khái niệm tùy vào phạm vi và quy mơ nghiên cứu trong q trình
thao tác hóa khái niệm này.

Khái niệm Sức khỏe tâm thần của TCYTTG như đã đề cập ở trên bao gồm
hai khía cạnh chính về SKTT: khía cạnh tích cực về cảm xúc (positive emotions)
và khía cạnh tích cực về chức năng (positive functioning) (Galderisi và cộng sự,
2015). Dựa trên khái niệm về sức khỏe tâm thần của TCYTTG, Keyes (2006) đã
thao tác hóa ba thành tố của SKTT bao gồm: Trạng thái thoải mái về mặt cảm
xúc, hạnh phúc về tâm lý và sức khỏe xã hội. Trạng thái thoải mái về cảm xúc

bao gồm sự hạnh phúc, hứng thú và hài lòng với cuộc sống; Hạnh phúc về tâm
lý bao gồm việc thích/hài lịng với hầu hết các phẩm chất/tính cách của một
người, quản lý tốt các trách nhiệm trong cuộc sống hàng ngày, và có mối quan
hệ tốt với những người xung quanh và hài lịng với cuộc sống của chính mình;
sức khỏe xã hội đề cập đến hoạt động tích cực và các hoạt động liên quan đến
đóng góp cho xã hội, cảm thấy là một phần của cộng đồng (sự hịa nhập xã hội),
có niềm tin rằng xã hội là một nơi mang đến cho mọi người cuộc sống tốt đẹp,
và cách thức xã hội đang hoạt động có ý nghĩa đối với họ (Dần theo Galderisi và
cộng sự, 2015). Sự thao tác hóa các chỉ báo này về trạng thái SKTT tích cực rất
hữu ích cho việc xây dựng các cơng cụ để tìm hiểu SKTT nói chung và của học
sinh THPT nói riêng.

Mặc dù định nghĩa về Sức khỏe tâm thần của TCYTTG đã có đóng góp lớn
lao khi bao quát được những yếu tố xã hội của SKTT, tuy nhiên, cũng có quan
điểm cho rằng, định nghĩa về Sức khỏe tâm thần của TCYTTG vẫn có những hạn
chế, và có thể dần đến những cách hiểu khác nhau. Theo Galderisi và cộng sự
(2015), khái niệm Sức khỏe tâm thần của TCYTTG chủ yếu đề cập đến chiều cạnh
tích cực của SKTT, bao gồm trạng thái tích cực về mặt cảm xúc và trạng thái tích
cực về chức năng, để có thế đương đầu với các căng thẳng thơng thường trong
cuộc sống và làm việc một cách hiệu quả. Tuy nhiên, cách hiểu về những chiều
cạnh này có thể khác nhau và dẫn đến những sai lầm trong các kết luận, bởi đối
với những cá nhân thuộc độ tuổi nhất định nào đó, hoặc trong một tình trạng sức
khỏe thể chất nào đó mà bị ngăn cản hoặc khơng thể làm việc một cách hiệu quả
thì khơng nhất thiết phản ánh tình trạng khơng tích cực về SKTT và điều này
không được đề cập trong định nghĩa của TCYTTG. Ngồi ra, làm việc hiệu quả
và năng suất có thể là không thực tế với một số cá nhân ở trong những bối cảnh
cụ thể, ví dụ những người lao động nhập cư và những người bị phân biệt đối xử
có thể bị cản trở trong đóng góp của họ vào cộng đồng nơi họ sống.

Nhằm tránh những hạn chế/ràng buộc về sự khác biệt văn hóa ở mức tối

đa có thể khi vận dụng khái niệm sức khỏe tâm thần của TCYTTH, Galderisi và

Đặng Bích Thủy 87

các cộng sự (2015) đã đưa ra định nghĩa sau về SKTT: Sức khỏe tâm thần là một
trạng thái năng động của sự cân bằng nội tại, cho phép các cá nhân sử dụng khả
năng của mình một cách hài hòa với những giá trị phổ quát của xã hội. Bao gồm
các kỳ năng nhận thức và xã hội cơ bản; khả năng nhận biết, thể hiện và điều
chỉnh cảm xúc của chính mình, cũng như đồng cảm với người khác; sự linh hoạt
và khả năng ứng phó với các sự kiện bất lợi trong cuộc sống và trong các chức
năng thực hiện các vai trò xã hội; và mối quan hệ hài hòa giữa cơ thể và tinh
thần đại diện cho các thành phần quan trọng của sức khỏe tâm thần, ở các mức
độ khác nhau, liên quan đến trạng thái cân bằng nội tại.

Báo cáo chuyên đề về SKTT của Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và
Thanh niên Việt Nam lần 2 (SAVY 2) đã bình luận rằng, các chuyên gia tâm thần
học của Việt Nam có những khái quát tương tự về khái niệm sức khỏe tâm thần
của TCYTTG, theo đó, sức khỏe tâm thần khơng chỉ là trạng thái khơng có rối
loạn về tâm thần mà cịn là trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải mái. Báo cáo này
cũng đã dần các tiêu chí về SKTT của cộng đồng do Nguyền Viết Thêm (2002,
dẫn theo Tổng cục Dân Số-KHHGĐ và các tổ chức khác, 2010) xây dựng dựa vào
các tiêu chí chính về SKTT của TCYTTG, cụ thể, đánh giá SKTT ở cộng đồng có
đạt được hay khơng khi thoả mãn các tiêu chí sau: có cuộc sống thật sự thoải mái;
có được niềm tin vào giá trị bản thân, vào phẩm chất và giá trị của người khác; có
khả năng cân bằng cảm xúc, hành vi hợp lý trước mọi tình huống; có khả năng tạo
dựng, duy trì và phát triển thỏa đáng các mối quan hệ; có khả năng tự hàn gắn để
duy trì sự cân bằng khi có stress hay các sự cố gây căng thẳng.

Dựa vào khái niệm về sức khỏe tâm thần của TCYTTG với sự cụ thể hóa
các tiêu chí về SKTT cộng đồng của tác giả Nguyễn Viết Thêm, như đã dẫn ở

trên, và kết hợp với nguồn tài liệu có sẵn của 2 cuộc điều tra SAVY, báo cáo
chuyên đề về SKTT của SAVY 2 đã đưa ra những biến số phân tích về SKTT
của vị thành niên (VTN) và thanh niên Việt Nam bao gồm: sự lạc quan, lòng tự
trọng, sự buồn chán, tự gây thương tích, nghĩ đến tự từ và tìm cách tự từ để phân
tích và phản ánh bức tranh khái quát về SKTT của VTN và thanh niên Việt Nam
(Tổng cục Dân Số-KHHGĐ và các cơ quan khác, 2010). Các biến số dùng để tìm
hiểu và phân tích SKTT của VTN và thanh niên Việt Nam trong điều tra SAVY
đã cho thấy nhóm nghiên cứu đã kết họp cả chiều cạnh tích cực của SKTT đã
nêu trong định nghĩa của TCYTTG và chiều cạnh tiêu cực của SKTT. Đây cũng
là một cách tiếp cận khá phổ biến hiện nay trong các nghiên cứu về SKTT.

Một số khái niệm liên quan

Trong các nghiên cứu về SKTT, một số thuật ngữ liên quan được sử dụng
như những khái niệm không thể thiếu, gắn liền với các chiều cạnh phân tích của

88 Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 32, số 3, tr. 84-93

các vấn đề nghiên cứu về SKTT. Do khn khổ hạn chế của bài tạp chí, phần
dưới đây sẽ chỉ trình bày một số khái niệm liên quan đến nghiên cứu SKTT đối
với học sinh THPT, mà khơng bao qt tồn bộ các khái niệm liên quan thường
thấy trong lĩnh vực SKTT, và chủ yếu đề cập đến các khái niệm về các biểu hiện
mang tính tiêu cực đối với sức khỏe tâm thần, nhằm góp phần tìm hiểu những
vấn đề đáng quan tâm về SK.TT của học sinh THPT hiện nay.

Rối loạn tâm thần

Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa các rối loạn tâm thần là “sự kết hợp của
những bất thường trong suy nghĩ, cảm xúc, hành vi và mối quan hệ với người
khác”, trong đó các rối loạn liên quan đến sinh học có thể bao gồm trầm cảm, rối

loạn cảm xúc lưỡng cực, tâm thần phân liệt và các bệnh loạn thần khác, sa sút trí
tuệ, thiểu năng trí tuệ và rối loạn phát triển trong đó có tự kỷ (WHO, 2016. Dần
theo Samuel và cộng sự, 2017). Tuy nhiên, trong thực tế, khi áp dụng định nghĩa
này cũng có những thách thức, và địi hỏi cần có những thang đo vừa mang tính
dịch tề học, vừa bao quát được các vấn đề xã hội của SKTT.

Theo Bonita và cộng sự (2006), những định nghĩa về tình trạng sức khỏe
của các nhà dịch tề học thường đon giản, như “có bệnh” hay “khơng có bệnh”.
Việc xây dựng các tiêu chuẩn để xác lập sự hiện diện của một bệnh đòi hỏi phải
có định nghĩa về tình trạng bình thường và bất bình thường. Tuy nhiên thường
khó xác định thế nào là bình thường và hiếm khi có sự phân biệt rõ ràng giữa
bình thường và bất bình thường, đặc biệt đối với những biến thể liên tục có dạng
phân bố chuẩn liên quan đến một số loại bệnh (Bonita và cộng sự, 2006).

Tương tự, Đặng Hoàng Minh và cộng sự (2013), nhận xét rằng, định nghĩa
rối loạn tâm thần không đưa ra được một ranh giới rõ ràng giữa những trường
hợp bệnh lý và trường hợp bình thường. Nếu trong trường hợp các bệnh thực
thể, các trắc nghiệm y học lâm sàng như trắc nghiệm máu, trắc nghiệm virus,
hoặc phim chụp xương có thể đưa ra một kết luận rõ ràng bệnh nhân có bị bệnh
hay khơng, vì những trắc nghiệm này giúp xác định một cách định lượng sự có
mặt hay khơng có mặt của những mầm bệnh, những sự sai lệch chức năng của
cơ thế. Tuy nhiên, với rối loạn tâm thần, khơng có trắc nghiệm y tế để xác định
sự xuất hiện của mầm bệnh, định lượng sự sai lệch chức năng tâm thần. Đồng
thời, nhóm tác giả cũng bình luận rằng, về mặt thuật ngữ, chúng ta thường có
những từ phân biệt như bất bình thường và bình thường, sức khỏe tâm thần và
rối loạn tâm thần, điều này thường gây nhầm lẫn rằng, chúng ta có thể phân thành
hai nhóm người khác nhau: Một nhóm khỏe mạnh, bình thường và một nhóm
khơng. Trên thực tế rất khó để kẻ một đường ranh giới rõ ràng giữa lành mạnh
và rối loạn. Mỗi cá nhân đều có lúc có những hành vi lệch chuẩn, có những lúc


Đặng Bích Thủy 89

cảm thấy đau buồn, hoặc có những hành vi kém thích nghi. Những người được
nhìn nhận có rối loạn tâm thần khi các biểu hiện này ở quá mức. Nhưng thế nào
là q mức thì cũng khơng có tiêu chuẩn rõ ràng.

Nhằm tìm hiểu và đánh giá được các vấn đề về SK.TT của trẻ em ở Việt
Nam, tác giả Đặng Hoàng Minh và cộng sự (2013) đã khái quát cách hiểu về rối
loạn tâm thần và thao tác hóa các chiều cạnh của khái niệm này. Nhóm tác giả
này khái quát rằng, rối loạn tâm thần là trạng thái, biểu hiện hành vi, hoặc cảm
xúc gây cho cá nhân những đau khổ, tự hủy hoại bản thân, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến các mặt của đời sống của cá nhân đó, như cơng việc, gia đình, xã hội
hoặc gây nguy hiểm cho người khác hoặc cộng đồng. Nhóm tác giả này cũng
phân tích các rối loạn tâm thần trên một số chiều cạnh như sau:

(1) Rối loạn tâm thần như là sự lệch khỏi các tiêu chuẩn xã hội thống kê.
Cá nhân được coi là có rối loạn tâm thần khi hành vi lệch khỏi các quy định,
chuẩn mực xã hội một cách có ý nghĩa thống kê. Chẳng hạn một người không
chú ý đến vệ sinh, ăn bẩn, mặc bẩn, dùng nước bẩn (chẳng hạn nước cống) để
tắm có thể là biểu hiện của rối loạn tâm thần. Khi những hành vi này không được
xã hội chấp nhận và lệch khỏi chuẩn của hầu hết mọi người, chúng có thể được
coi là dấu hiệu của rối loạn tâm thần. Tuy nhiên, nhóm tác giả cũng lưu ý rằng,
một số hành vi có vẻ khơng chuẩn mực đối với một nền văn hóa này nhưng lại
phù hợp với nền văn hóa khác, chẳng hạn, hiện tượng nghe được tiếng nói hoặc
nhìn thấy người q cố có thể được xem như là bình thường ở Việt Nam hoặc
Trung Quốc, nhưng là bất thường ở các nước Châu Âu hoặc Mỹ.

(2) Rối loạn tâm thần như là sự đau khổ mà cá nhân trải qua. Cá nhân cảm
thấy đau đớn, buồn khổ, mệt mỏi, cạn kiệt, khơng cịn bất cứ hứng thú về các
hoạt động và cuộc sống. Các rối loạn này thường thấy ở các bệnh nhân trầm cảm

hoặc lo âu.

(3) Rối loạn tâm thần như là nhưng hành vi tự hủy hoại, giảm chức năng
hoặc có hại đến người khác. Chiều cạnh này nhấn mạnh đến hệ quả tiêu cực của
hành vi. Một số hành vi có hại cho chính cá nhân đó, cản trở cá nhân đó thực hiện
các chức năng cuộc sống. Một số hành vi được cho là ổn với cá nhân đó nhưng lại
có hại, nguy hiểm cho người khác, như quấy rối, đập phá trong lófp học.

Biểu hiện tiêu cực về sức khỏe tâm thần
Một khái niệm liên quan trong nghiên cứu về SKTT là các biểu hiện tiêu
cực về sức khỏe tâm thần (chiều ngược lại của SKTT tích cực). Có thể hiểu khái
qt rằng, các biểu hiện tiêu cực về SKTT dùng để chỉ tình trạng rối loạn tâm
thần (mental disoder), hoặc trạng thái khơng bình thường về tâm thần và hành
vi, còn được gọi là rối loạn tâm thần và hành vi (Đặng Bích Thủy, 2019). Hoặc,

90 Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 32, số 3, tr. 84-93

cũng có thể dùng bằng thuật ngữ khá phổ biến và mang ý nghĩa tương đương là
“có vấn đề về sức khỏe tâm thần” (Samuel và cộng sự, 2017; Đặng Hồng Minh
và cộng sự, 2019; Đặng Bích Thủy, 2019).

Nghiên cứu của Đặng Bích Thủy (2019) về các biêu hiện tiêu cực về SKTT
của học sinh trung học cơ sở xác định những biểu hiện tiêu cực về SKTT của
học sinh trên nãm chiều cạnh về cảm xúc và hành vi để xác định các biểu hiện
rối loạn tâm thần và hành vi ở mức độ nhẹ, mà không bao gồm các rối loạn tâm
thần dạng nặng và các biểu hiện dạng bệnh lý tâm thần mãn tính: (1) Những vấn
đề về cảm xúc/tình cảm: bao gồm những biểu hiện liên quan đến rối loạn cảm
xúc như lo âu, buồn phiền, bất an; (2) Những vấn đề về hành vi: những biểu hiện
liên quan đến rối loạn hành vi hoặc rối loạn ứng xử, như giận dữ, thô bạo hoặc
gây hấn với bạn bè, bắt nạt bạn, trốn học, không làm bài tập; (3) Những vấn đề

về tăng động/giảm chú ý: những biểu hiện liên quan đến rối loạn phát triến trong
học sinh, bao gồm những hành vi hiếu động quá mức đi kèm với sự suy giảm
khả năng chú ý, gây ảnh hưởng tới khả năng học tập và các mối quan hệ với
những người xung quanh; (4) Những vấn đề về bạn bè: các dấu hiệu biểu hiện
sự cô đơn, không muốn kết bạn cùng trang lứa, muốn rút lui khỏi các mối quan
hệ trong trường học và với môi trường xã hội xung quanh; (5) Các vấn đề quan
hệ/giao tiếp xã hội: những biêu hiện tiêu cực về sức khỏe tâm thần liên quan đến
quan hệ/giao tiếp xã hội như sự không quan tâm hoặc bàng quan đối với những
người xung quanh.

Trong nghiên cứu nói trên, tác giả đã đưa ra các nhận định về mức độ phổ
biến của các biếu hiện tiêu cực về SKTT của học sinh trong mầu nghiên cứu dựa
trên việc phân tích kết quả khảo sát theo cách tính thang điểm về triệu chứng và
xác định các trường hợp có vấn đề (Casenes) đối với các chiều cạnh về cảm xúc
và hành vi.

3. Một số lưu ý trong nghiên cứu các vấn đề về SKTT đối vói nhóm
học sinh trung học phổ thơng

Trong khái niệm về sức khỏe tâm thần mà Galderisi và cộng sự (2015) như
đã trình bày ở phía trên của bài viết, có đề cập đến một vấn đề rất quan trọng của
tình trạng SKTT, đó là trạng thái năng động của sự cân bằng nội tại. Galderisi
và cộng sự cho rằng, trạng thái năng động của sự cân bằng nội tại nhằm phản
ánh thực tế là các thời kỳ cuộc sống khác nhau đòi hỏi những thay đổi trong trạng
thái cân bằng cần đạt được. Khủng hoảng tuổi vị thành niên, kết hôn, khi trở
thành cha mẹ hoặc nghỉ hưu là những ví dụ điển hình về các giai đoạn địi hỏi
cần có sự trang bị tinh thần. Những người khỏe mạnh về tinh thần có thể trải qua

Đặng Bích Thủy 91


những cảm xúc tương thích của con người, bao gồm cả nỗi sợ hãi, tức giận, buồn
bã và đau khổ, đồng thời có đủ khả năng phục hồi để khơi phục kịp thời trạng
thái năng động của sự cân bằng nội tại.

Có thể nói, quan điểm trên về trạng thái năng động của sự cân bằng nội tại
của tác giả Galderisi và cộng sự rất hữu ích trong vận dụng nghiên cứu SKTT
theo lứa tuổi, trong đó có lứa tuổi học sinh THPT. Bởi, lứa tuổi THPT gắn với
giai đoạn phát triển của VTN - giai đoạn xuất hiện nhiều thay đổi về tâm sinh lý
và gắn với những xáo trộn về cảm xúc, dễ bị tác động bởi môi trường sống xung
quanh. Nồi buồn có thể đan xen với hạnh phúc, thất vọng đan xen với sự lạc
quan, v.v. ngay trong khoảng thời gian ngắn. Trạng thái hạnh phúc của một học
sinh ở vào một thời điểm nào đó, chưa chắc đã phản ánh rằng học sinh này có
sức khỏe tâm thần tốt, và ngược lại tâm trạng chán nản, buồn bã, bực bội chưa
hẳn đã phản ánh rằng em học sinh này có các vấn đề về SKTT. Do vậy, việc đo
lường tần suất và mức độ của những biểu hiện về trạng thái tích cực và tiêu cực
của SKTT của nhóm học sinh THPT địi hỏi sự cẩn thận và phù hợp về thang đo,
để tránh đưa ra bức tranh sai lệch về SKTT của nhóm đối tượng nghiên cứu này.

Ngoài ra, đối với khái niệm liên quan là rối loạn cảm xúc, thì cũng cần lưu
ý đối với biểu hiện rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực còn
gọi là rối loạn hưng - trầm cảm, đặc trưng bởi sự bất thường về tâm trạng, năng
lượng, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện các chức năng cuộc sống hàng
ngày. Sự thay đổi tâm trạng trầm hay hưng phấn được gọi là các pha. Pha trầm
cảm đặc trưng bởi tâm trạng trầm uất, bất thường về ngủ và ăn, vận động chậm
chạp, và có những suy nghĩ thường trực về cái chết. Ngược lại, pha hưng cảm
đặc trưng là tâm trạng hưng phấn, suy nghĩ nhanh, liên tục, giảm nhu cầu ngủ,
nhiều năng lượng, năng suất, tăng hành vi xung đột và bất cấn (DSM-IV, 1994,
dẫn theo Kiều Thị Anh Đào và Đặng Hoàng Minh, 2019). Sự hiểu thấu đáo về
khái niệm rối loạn cảm xúc lưỡng cực trong nghiên cứu về SKTT đối với học
sinh giai đoạn VTN là rất quan trọng, bởi cũng như đã từng đề cập, giai đoạn

phát triển VTN có những thay đổi và xáo trộn mạnh mẽ về tâm sinh lý, trạng thái
cảm xúc của nhóm tuổi này rất dễ thay đổi, và không phải lúc nào cũng dễ dàng
phân biệt được đâu là biểu hiện tâm sinh lý bình thường, và đâu là biểu hiện của
bệnh lý rối loạn tâm thần/ cảm xúc và rối loạn cảm xúc lưỡng cực.

Cũng cần lưu ý rằng, trong q trình thiết kế cơng cụ nghiên cứu, cả định
lượng và định tính, việc sử dụng các thuật ngữ và các chỉ báo để tìm hiểu các
chiều cạnh của SKTT cũng cần có sự rõ ràng, nhất quán, tránh gây hiểu lầm hoặc
khó hiểu cho cả người tham gia nghiên cứu và các nghiên cứu viên. Trên thực
tế, việc sử dụng thuật ngữ chủ chốt là sức khỏe tâm thần trong tiếng Việt đã

92 Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 32, số 3, tr. 84-93

khơng có sự thống nhất giữa các tài liệu, các báo cáo nghiên cứu và trong ngôn
ngữ hàng ngày. Thuật ngữ này đôi khi được sử dụng thay thế bằng sức khỏe tinh
thần, hoặc sức khỏe tâm trí. Đặng Hồng Minh và cộng sự (2013) nhận định rằng
ở Việt Nam khái niệm sức khỏe tinh thần và sức khỏe tâm thần thường được
dùng lẫn lộn với nhau nhưng với ý nghĩa như nhau, và cùng có từ tưomg đưcmg
trong tiếng Anh là “mental health”, và rằng, trong tiếng Việt, từ tâm thần mang
rất nhiều định kiến vì nó gắn liền với những bệnh tâm thần nặng như tâm thần
phân liệt, động kinh nên những nhà tâm lý thường sử dụng từ sức khỏe tinh thần
nhằm giảm nhẹ những định kiến xã hội với sức khỏe tâm thần (dẫn theo Đặng
Bích Thủy, 2016). Điều này gợi ý về sự cần thiết phải nắm vừng các nội dung
mang tính học thuật của khái niệm sức khỏe tâm thần, và sự am hiểu các thuật
ngữ tưong đưong thường dùng trong ngơn ngữ hàng ngày, và có phương án giải
thích rõ ràng, dễ hiểu khi những người tham gia nghiên cứu thắc mắc và muốn
được các nghiên cứu viên giải thích, làm rõ.

4. Lời kết


Sức khỏe tâm thần là một phạm trù rất đa dạng và rất khó để đưa ra một
định nghĩa tồn diện, trong khi đó các khái niệm liên quan cũng chưa có sự thống
nhất về cách hiểu và sử dụng xuất phát từ sự phức tạp của vấn đề. Mặc dù còn
nhiều tranh luận đối với định nghĩa sức khỏe tâm thần được TCYTTG công bố
vào năm 2001, tuy nhiên, định nghĩa này đã được sử dụng khá phổ biến trong
các nghiên cứu về SKTT, bởi định nghĩa này đã vượt ra ngoài ngành dịch tề học
tâm thần để nhìn nhận các chiều cạnh xã hội liên quan đến SK.TT. Trong các
nghiên cứu, định nghĩa này có thể được mở rộng, phát triển hoặc khai thác sâu
hcm một số chiều cạnh tuỳ thuộc vào phạm vi, quy mô và quan điểm tiếp cận của
các nhà nghiên cứu.

Nghiên cứu về SK.TT của học sinh trung học phổ thông, đặc biệt là khi tìm
hiểu chiều cạnh tiêu cực về SKTT của nhóm học sinh THPT địi hỏi các nhà
nghiên cứu khơng những phải hiểu rõ về nội hàm và ngoại diên của từng khái
niệm liên quan đến sức khỏe tâm thần, mà cịn địi hỏi các nhà nghiên cứu phải
có sự hiểu biết thấu đáo về đặc trưng tâm sinh lý, sự xáo trộn về tinh thần về thể
xác, và những vấn đề tâm lý xã hội phức tạp của nhóm tuổi VTN gắn với lứa
tuổi của học sinh THPT, đề một mặt xác định và lý giải được mức độ phổ biến
của các vấn đề về SKTT thuộc lứa tuổi học sinh THPT, và mặt khác tránh bị
nhầm lần giữa các biểu hiện rối loạn tâm thần và các biểu hiện tâm sinh lý bình
thường xuất hiện trong giai đoạn VTN của học sinh THPT. Hay nói một cách
khác, các nhà nghiên cứu về SKTT của học sinh THPT càn có sự quan sát nhạy

Đặng Bích Thủy 93

bén để tránh đưa ra những kết luận thiếu chính xác về thực trạng SKTT của học
sinh THPT, mặc dù trên thực tế để phân biệt các hành vi bình thường (cách hành
vi lành mạnh về SKTT) và các hành vi khơng bình thường (có vấn đề về SKTT)
nhiều khi rất khó khăn.


Tài liệu trích dẫn

Bertolote, J. 2008. The roots of the concept of mental health. World psychiatry:
officialjournal ofthe World Psychiatric Association (WPA), 7(2),pp. 113-116.

Bonita, N., Beaglehole, R., Kjellstrom, T. 2006. Dịch tề học cơ bản. WHO 2006.
Đặng Bích Thủy. 2017. Thực hiện quyền chăm sóc sức khỏe trẻ em ở Việt Nam trong

bổi cảnh hội nhập kinh tế. Luận án tiến sỳ, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt
Nam, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.
Đặng Bích Thủy. 2019. Một so biểu hiện tiêu cực về sức khỏe tâm thần trong học
sinh trung học cơ sở (nghiền cứu trường hợp ở Hà Nội). Báo cáo tống hợp đề
tài khoa học cấp cơ sở. Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới.
Đặng Hồng Minh, Bahs Weiss, Nguyễn Cao Minh. 2013. Sức khỏe tâm thần trẻ
em Việt Nam: Thực trạng và các yếu tố nguy cơ. Đại học Quốc gia Hà Nội.
Galderisi, s., Heinz, A., Kastrup, M., Beezhold, J., & Sartorius, N. 2015. Toward a
new definition of mental health. Worldpsychiatry: officialjournal ofthe World
Psychiatric Association (WPA), 14(2), pp. 231-233.
Howard, H. 2006. “Defining ‘Mental Illness’ In Mental Health Policy”. Health
Affairs, Volum 25, No3, May/June 2006, pp. 737-749.
Kiều Thị Anh Đào, Đặng Hoàng Minh. 2019. Hiêu biết về rối loạn cảm xúc lưỡng
cực của sinh viên. Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế về Sức khỏe tâm thần trẻ em Việt
Nam lần thứ V: Hiểu biết về Sức khỏe tâm thần ở trường học và cộng đồng.
Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.90-97.
Samuels, F., Jones, N. & Thuy, D. 2016. Mental Health and Psychosocial Wellbeing
of Children and Young People in Viet Nam, a Working report for UNICEF.
Samuels, F., Jones, N., Tavessi, G., Thuy, D.B. and Le D.H. 2017. Mental Health
and Psychosocial Wellbeing of Children and Young People in Viet Nam, A
Research Report for UNICEF Viet Nam.
Tổng cục Dân Số-KHHGĐ, Ngân hàng phát triển Châu Á, Quỳ Dân số Liên hợp

quốc. 2010. Báo cáo chuyên đề Sức khỏe tâm thần của thanh thiêu niên Việt
Nam - Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam (SAVY).
WHO. 2001. The World Health Report 2001: Mental Health: New Understanding,
New Hope. Geneva, Switzerland.


×