Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Môn học pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ chủ đề 6 đại lý thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.73 KB, 14 trang )

PHỤ LỤC 1: TRANG BÌA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

MÔN HỌC PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ
CHỦ ĐỀ 6: ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI
GIẢNG VIÊN: NGUYỄN VĂN HÙNG

DANH SÁCH NHÓM 6 [TM45.4]

STT HỌ TÊN MSSV
2053801011286
1 Phạm Thị Trâm 2053801011292
2053801011294
2 Đinh Thị Diễm Trang 2053801011300
2053801011309
3 Lương Thanh Quý Trang 2053801011319
2053801011342
4 Bùi Võ Tuyết Trinh

5 Ngô Thị Kim Tuyến

6 Đỗ Thị Vân

7 Lê Bảo Yến

1. NỘI DUNG
1.1 Khái niệm

Trong hoạt động kinh doanh, có nhiều hình thức để các thương nhân bán hàng


hóa mà mình sản xuất ra hay cung ứng dịch vụ ra thị trường cho người tiêu dùng,
chẳng hạn như trực tiếp mở cửa hàng, tự thiết lập các địa điểm kinh doanh để bán
hàng hoặc thông qua trung gian thương mại.

Đại lý thương mại là hình thức trung gian thương mại phổ biến ở Việt Nam
hiện nay. Hình thức trung gian thương mại này đã được quy định tại Luật Thương
mại 1997 và sau đó tiếp tục được quy định tại Luật Thương mại 2005 với sự thay
đổi từ “đại lý mua bán hàng hóa” thành “đại lý thương mại”. Khái niệm “đại lý
thương mại” được xem xét đánh giá dưới nhiều góc độ khác nhau:

- Dưới góc độ kinh tế, “đại lý” là phương thức kinh doanh, một cách thức tổ
chức mạng lưới kinh doanh, mạng lưới phân phối (tiêu thụ) hàng hóa, dịch vụ của
các cơ sở kinh doanh.

- Dưới góc độ pháp lý, tại Điều 166 Luật Thương mại 2005, khái niệm đại lý
thương mại được định nghĩa như sau: “Đại lý thương mại là hoạt động thương mại,
theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên bên đại lý nhân danh
chính mình mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên
giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao”. Đây được xem là khái niệm chung
nhất về hoạt động đại lý thương mại. Theo quy định này, hoạt động đại lý khơng chỉ
được hiểu là một hình thức trung gian, một mắt xích trong kinh doanh mà cịn khái
qt được bản chất và phạm vi của hoạt động đại lý thương mại.
1.2. Đặc điểm

Đại lý thương mại có một số đặc điểm cơ bản sau đây:
- Một là, đại lý thương mại là hoạt động trung gian thương mại. Theo đó, một
thương nhân (bên đại lý) đứng ở giữa làm trung gian cho việc tiêu thụ hàng hóa,
cung ứng dịch vụ giữa bên giao đại lý và khách hàng.
- Hai là, trong quan hệ đại lý thương mại bên giao đại lý và bên đại lý đều phải
là thương nhân. Theo Điều 167 Luật Thương mại 2005 quy định: “Bên giao đại lý

là thương nhân giao hàng hóa cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý
mua hoặc là thương nhân ủy quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ;
Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hóa để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để

1

làm đại lý mua hàng hoặc bên nhận ủy quyền cung ứng dịch vụ”. Như vậy, trong
quan hệ đại lý thương mại, bên đại lý và bên giao đại lý đều phải là thương nhân,
đây là một điểm khác biệt so với quan hệ môi giới thương mại và ủy thác mua bán
hàng hóa.

- Ba là, trong hoạt động đại lý thương mại, bên đại lý nhân danh chính mình,
sử dụng tư cách pháp lý, xác lập giao dịch với bên thứ ba (khách hàng) vì lợi ích
của bên giao đại lý để hưởng thù lao. Bên đại lý bán hàng cho bên giao đại lý hoặc
mua hàng cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách
hàng chứ khơng phải bán hàng của mình, mua hàng cho mình hay cung ứng dịch vụ
của mình. Trong quan hệ hợp đồng được xác lập giữa bên đại lý và bên thứ ba, các
bên ràng buộc trách nhiệm pháp lý với nhau mà không liên quan đến bên giao đại
lý. Trừ một số trường hợp về trách nhiệm chất lượng hàng hóa hay chất lượng dịch
vụ quy định tại khoản 2 Điều 173 Luật Thương mại 2005 hoặc quy định trách
nhiệm liên đới với bên đại lý trong trường hợp bên đại lý vi phạm pháp luật mà có
phần lỗi của bên giao đại lý tại khoản 5 Điều 173 Luật Thương mại 2005.

- Bốn là, bên giao đại lý vẫn là chủ sở hữu đối với hàng hóa đã giao cho bên
đại lý để bán cho khách hàng hoặc là chủ sở hữu đối với tiền giao cho bên đại lý để
mua hàng. Theo đúng bản chất của đại lý, một hình thức trung gian thương mại, một
loại hình dịch vụ, thi việc quy định hàng hóa đại lý thuộc quyền sở hữu của bên đại
lý là hoàn toàn phù hợp nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích của bên giao đại lý.

- Năm là, quan hệ đại lý thương mại có tính chất ổn định và gắn bó lâu dài

giữa các chủ thể. Với mong muốn mở rộng mạng lưới kinh doanh, mở rộng thị
trường tiêu thụ, đưa sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tới đông đảo người tiêu dùng,
đồng thời tăng sức cạnh tranh để cạnh tranh với các đối thủ khác trong nền kinh tế,
các thương nhân đã lựa chọn đại lý thương mại như là một phương án tối ưu để biến
những mong muốn đó thành sự thật. Tuy nhiên, để đạt được những điều đó, quan hệ
đại lý khơng thể chỉ tồn tại ngày một ngày hai mà phải ổn định và lâu dài đủ để
hàng hóa, dịch vụ của nhà sản xuất có mặt trên thị trường và được đông đảo người
tiêu dùng trên thị trường biết đến, bên đại lý có thời gian đầu tư trang thiết bị để
thực hiện công việc đã thỏa thuận.

- Sáu là, quan hệ đại lý thương mại phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng
đại lý thương mại phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng đại lý thương mại được

2

thiết lập theo quy định của pháp luật. Đây là cơ sở, là căn cứ pháp lý quan trọng để
bảo vệ quyền và lợi ích của các bên.
1.3. Các hình thức đại lý

Gồm có 03 hình thức đại lý cho phép các thương nhân được quyền thỏa thuận
với nhau các hình thức đại lý khác được quy định tại Điều 169 Luật Thương mại
2005:

- Đại lý bao tiêu: Là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua hoặc
bán trọn vẹn một khối lượng hàng hóa hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên
giao đại lý để được hưởng thù lao.
=> Hình thức đại lý này có nhiều điểm tương đồng với ủy thác mua bán hàng hóa.
Đại lý phải thực hiện bán trọn vẹn một khối lượng hàng hóa nhất định hay mua một
khối lượng hàng hóa nhất định giao cho bên đại lý. Luật Thương mại 2005 khơng
có quy định cụ thể một khối lượng hàng hóa là bằng bao nhiêu yêu nên các bên có

thỏa thỏa thuận cụ thể về vấn đề này

- Đại lý độc quyền: là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên
giao đại lý chỉ giao cho một đại lý thực hiện việc mua hoặc bán một hoặc một số
mặt hàng hoặc chỉ cung ứng một số loại dịch vụ nhất định.
=> Luật Thương mại 2005 nói riêng và pháp luật đại lý thương mại nói chung
khơng quy định về phạm trù “một khu vực địa lý nhất định”, vì vậy các bên trong
quan hệ hợp đồng đại lý có thể tự mình thỏa thuận và thống nhất xác định khu vực
địa lý để làm đại lý độc quyền; khu vực địa lý nhất định này có thể trong phạm vi
một huyện, một tỉnh hoặc một nước.

- Tổng đại lý mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ: Tổng đại lý mua bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ là hình thức đại lý mà bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý
trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại
lý.
=> Tổng đại lý là đối tác trực tiếp của bên giao đại lý và là đại diện cho hệ thống đại
lý trực thuộc. Các đại lý trực thuộc hoạt động dưới sự quản lý của tổng đại lý và với
danh nghĩa của tổng đại lý.

- Các hình thức đại lý khác mà các bên có thể thỏa thuận: Luật Thương mại
2005 khơng quy định cụ thể các hình thức đại lý khác này là hình thức cụ thể nào

3

mà tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên, tuy nhiên nếu phân tích quan hệ đại lý theo
các quy định của Luật Thương mại 2005 thì các hình thức này có thể là:
+ Đại lý bán hàng: là hình thức đại lý mà bên giao đại lý giao hàng hóa cho bên đại
lý bán theo điều kiện thỏa thuận trong hợp đồng đại lý.
+ Đại lý mua hàng: là hình thức đại lý mà bên giao đại lý giao tiền cho bên đại lý để
bên đại lý mua hàng theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng đại lý

+ Đại lý cung ứng dịch vụ: là bên giao đại lý ủy quyền cho bên đại lý cung ứng dịch
vụ cho khách hàng.

Trong ba loại hình đại lý nói trên thì hình thức đại lý bán hàng và đại lý cung
ứng dịch vụ vẫn là những loại đại lý được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
II. VẤN ĐỀ PHÁP LÝ
2.1. Hợp đồng đại lý

Hợp đồng đại lý thương mại là hợp đồng theo đó bên giao đại lý và bên đại lý
thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa hoặc cung ứng
dịch vụ cho bên giao đại lý để hưởng thù lao.
2.1.1. Chủ thể của hợp đồng đại lý

Chủ thể của hợp đồng đại lý thương mại gồm: bên giao đại lý và bên đại lý.
Hai bên này cùng nhau thỏa thuận để xác lập các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng.

Bên đại lý phải nhân danh chính mình để thực hiện việc mua bán hàng hóa cho
bên giao đại lý, có đăng kí kinh doanh ngành nghề phù hợp với loại hàng hóa, dịch
vụ ghi trong hợp đồng. Bên giao đại lý phải được sản xuất, kinh doanh mặt hàng đó
và phải được ghi nhận trong ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo Luật Thương mại 2005, cả hai bên đều phải là thương nhân. Tuy nhiên,
trong một số lĩnh vực đặc thù lại có những đặc điểm riêng:

- Một số ngành nghề không bắt buộc đại lý là thương nhân, như: đại lý bên
bảo hiểm (đại lý bên bảo hiểm có thể là tổ chức, cá nhân nhưng không nhất thiết là
thương nhân).

- Đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ bị hạn chế kinh
doanh hay kinh doanh có điều kiện, thì các bên tham gia phải đáp ứng các điều kiện

khác theo quy định của pháp luật, ví dụ như: kinh doanh xăng dầu, thuốc lá, rượu…
2.1.2. Hình thức của hợp đồng đại lý

4

Luật Thương mại 2005 quy định hợp đồng đại lý thương mại phải được lập
thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Ở đây, các
hình thức có giá trị pháp lý tương đương với văn bản có thể bao gồm: điện báo,
telex, fax, thông điệp dữ liệu…

Việc thực hiện bằng văn bản sẽ giúp thỏa thuận giữa hai bên được rõ ràng,
minh bạch do tính chất lâu dài và thanh tốn thành nhiều đợt nếu có của hợp đồng,
là chứng cứ quan trọng nếu xảy ra các tranh chấp sau này, là cơ sở để cơ quan tố
tụng giải quyết thuận lợi, đảm bảo tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

Bên cạnh hình thức văn bản, pháp luật Việt Nam cũng đã thừa nhận giá trị
pháp lý của các giao dịch điện tử. Trong bối cảnh của quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế thì quy định này có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát triển thương mại điện tử
ở nước ta.
2.1.3. Đối tượng của hợp đồng đại lý

Đó là những hàng hóa và dịch vụ hợp pháp, không bị cấm lưu thông, bị cấm
giao dịch; đặc biệt là phải tuân theo những quy định cụ thể của các văn bản pháp
luật chuyên ngành có liên quan.
2.1.4. Nội dung của hợp đồng đại lý

Nội dung của hợp đồng đại lý thương mại là toàn bộ các điều khoản của hợp
đồng, chứa đựng các quyền và nghĩa vụ liên quan giữa bên giao đại lý và bên đại lý.

Pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về nội dung của hợp đồng đại lý.

Tuy nhiên, nhìn chung, hợp đồng thường bao gồm các nội dung cơ bản sau:

- Hình thức đại lý
- Thông tin của các bên giao kết hợp đồng
- Loại hàng hóa, dịch vụ, số lượng
- Giá cả, phương thức và thời hạn thanh toán
- Thời hạn hợp đồng
- Phương thức, địa điểm giao nhận
- Quyền và nghĩa vụ của các bên
- Mức bồi thường thiệt hại nếu vi phạm hợp đồng, hư hỏng, chậm giao hàng…
- Bảo hành và hỗ trợ kỹ thuật
- Giải quyết tranh chấp
- Điều khoản về quyền sở hữu trí tuệ

5

2.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đại lý
2.2.1. Quyền và nghĩa vụ của bên giao đại lý

Theo Điều 172 Luật Thương mại 2005, bên giao đại lý có quyền:
- Ấn định giá mua, giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ đại lý cho khách
hàng. Khác với quan hệ hợp đồng phân phối, theo đó nhà phân phối là chủ sở hữu
của hàng hóa và quyết định giá bán lại thì bên đại lý thực hiện việc bán hàng nhưng
khơng có quyền sở hữu với hàng hóa mà mình bán và phải tuân theo quy định giá
bán của bên giao đại lý;
- Ấn định giá giao đại lý. Giá giao đại lý hay là mức ra đầu vào của bên đại lý,
mức giá bán ra và giá đầu vào như thế nào có liên quan mật thiết đến vấn đề xác
định thù lao đại lý được quy định tại Điều 171 LUẬT THƯƠNG MẠI2005;
- Yêu cầu bên bán đại lý thực hiện biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp
luật. Việc quy định bên giao đại lý yêu cầu bên đại lý thực hiện các biện pháp bảo

đảm là hợp lý, bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hóa tuy nhiên trong q
trình thực hiện hợp đồng bên đại lý mới là chủ thể nắm giữ để bán cho khách hàng
thế nên bên giao đại lý phải đối mặt với nhiều rủi ro như bên đại lý đã bán hàng
xong hay thu tiền cung ứng dịch vụ nhưng khơng thanh tốn lại tiền hàng...khi đó
tài sản bảo đảm sẽ bảo vệ quyền lợi của bên giao đại lý. LUẬT THƯƠNG
MẠI2005 không quy định cụ thể các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, do vậy
các bên tự thỏa thuận với nhau có áp dụng các biện pháp bảo đảm hay khơng? Nếu
áp dụng thì dựa theo quy định của BLDS;
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của bên đại lý. Quy định bên
giao đại lý có quyền kiểm tra, giám sát nhằm bảo đảm bên đại lý thực hiện hợp
đồng hồn tồn vì lợi ích của bên giao đại lý, đảm bảo hàng hóa được đưa vào thị
trường theo các kế hoạch kinh tế của bên giao đại lý bởi bên giao đại lý là bên cung
ứng hàng hóa, các chiến lược kinh tế cho bên đại lý cũng như kịp thời phát hiện các
hành vi vi phạm hợp đồng của bên đại lý;
- Yêu cầu bên đại lý thanh toán tiền hoặc giao hàng theo hợp đồng đại lý.
Đồng thời tại Điều 173 quy định bên giao đại lý có nghĩa vụ:
- Hướng dẫn, cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho bên đại lý thực hiện hợp
đồng đại lý;

6

- Chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất
lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ;

- Trả thù lao và các chi phí hợp lý khác cho bên đại lý. Mức thù lao, cách thức
trả thù lao được các bên thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng, trường hợp khơng có
thỏa thuận thì sẽ áp dụng theo Luật Thương mại khoản 4 Điều 171;

- Hoàn trả cho bên đại lý tài sản của bên đại lý dùng để bảo đảm (nếu có) khi
kết thúc hợp đồng đại lý;


- Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên đại lý, nếu
nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của mình gây ra.
2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của bên đại lý

Theo Điều 174 Luật Thương mại 2005, bên đại lý có quyền:
- Giao kết hợp đồng đại lý với một hoặc nhiều bên giao đại lý, trừ trường hợp
pháp luật có quy định về việc bên đại lý chỉ được giao kết hợp đồng đại lý với một
bên giao đại lý đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định (khoản 7 Điều 175
Luật Thương mại 2005). Chẳng hạn tổng đại lý kinh doanh xăng dầu chỉ được ký
hợp đồng làm tổng đại lý cho một thương nhân đầu mối. Thương nhân đã ký hợp
đồng làm tổng đại lý cho thương nhân đầu mối, không được ký thêm hợp đồng làm
đại lý cho tổng đại lý khác hoặc thương nhân đầu mối khác. Tương tự các đại lý bán
lẻ xăng dầu chỉ được kí hợp đồng làm đại lý bán lẻ xăng dầu cho một tổng đại lý
hoặc một thương nhân phân phối xăng dầu hoặc một thương nhân đầu. Thương
nhân đã ký hợp đồng làm đại lý cho tổng đại lý hoặc thương nhân phân phối xăng
dầu hoặc thương nhân đầu mối, không được ký thêm hợp đồng làm đại lý cho tổng
đại lý hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc thương nhân đầu mối khác
- Yêu cầu bên giao đại lý giao hàng hoặc tiền theo hợp đồng đại lý, nhận lại tài
sản dùng để bảo đảm (nếu có) khi kết thúc hợp đồng đại lý;
- Yêu cầu bên giao đại lý hướng dẫn, cung cấp thông tin và các điều kiện khác
có liên quan để thực hiện hợp đồng đại lý;
- Quyết định giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng đối với đại
lý bao tiêu;
- Hưởng thù lao, các quyền và lợi ích hợp pháp do hoạt động đại lý mang lại.
Đồng thời theo Điều 175 Luật Thương mại 2005 bên đại lý có nghĩa vụ:

7

- Mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng theo giá hàng hóa, giá

cung ứng dịch vụ do bên giao đại lý ấn định;

- Thực hiện đúng các thỏa thuận về giao nhận tiền, hàng với bên giao đại lý;
- Thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định
của pháp luật;
- Thanh toán cho bên giao đại lý tiền bán hàng đối với đại lý bán hàng; giao
hàng mua đối với đại lý mua; tiền cung ứng dịch vụ đối với đại lý cung ứng dịch vụ;
- Bảo quản hàng hóa sau khi nhận đối với đại lý bán hoặc trước khi giao đối
với đại lý mua; liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán
hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ trong trường hợp có lỗi do
mình gây ra;
- Chịu sự kiểm tra, giám sát của bên giao đại lý và báo cáo tình hình hoạt động
đại lý với bên giao đại lý;
- Trường hợp pháp luật có quy định cụ thể về việc bên đại lý chỉ được giao kết
hợp đồng đại lý với một bên giao đại lý đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nhất
định thì phải tn thủ quy định của pháp luật đó.
2.3. Chấm dứt đại lý
Luật Thương mại 1995 (Điều 126) trước đây quy định các trường hợp chấm
dứt hợp đồng đại lý bao gồm: Hợp đồng đã được thực hiện xong hoặc hết thời hạn
hiệu lực; các bên thỏa thuận bằng văn bản chấm dứt hợp đồng trước khi hết thời hạn
hiệu lực; hợp đồng bị vô hiệu khi nội dung hợp đồng hoặc việc thực hiện hợp đồng
trái với quy định của luật; một bên đơn phương đình chỉ hợp đồng làm việc khi việc
vi phạm hợp đồng của bên kia là điều kiện để đình chỉ hợp đồng mà các bên đã thỏa
thuận; các trường hợp khác do pháp luật quy định
Đến Luật Thương mại 2005 đã lại bỏ quy định trên, thay vào đó chỉ quy định
trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng. Điều 177 Luật Thương mại 2005 quy
định:
1. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thời hạn đại lý chỉ chấm dứt sau một
thời gian hợp lý nhưng không sớm hơn sáu mươi ngày, kể từ ngày một bên trong
hai bên thông báo bằng văn bản cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng đại lý.


8

2. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên giao đại lý thơng báo chấm dứt hợp
đồng thì bên đại lý có quyền u cầu bên giao đại lý bồi thường một khoản tiền cho
thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý đó.

3. Giá trị của khoản bồi thường là một tháng thù lao đại lý trung bình trong
thời gian nhận đại lý cho mỗi năm mà bên đại lý làm đại diện cho bên giao đại lý.
Trong trường hợp thời gian đại lý dưới một năm thì khoản bồi thường được tính là
một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý

4. Trường hợp hợp đồng đại lý được chấm dứt trên cơ sở yêu cầu của bên đại
lý thì bên đại lý khơng có quyền u cầu bên giao đại lý bồi thường cho thời gian
mà mình làm đại lý cho bên giao đại lý”

Tuy nhiên quy định theo Luật Thương mại 2005 vẫn còn một số những hạn
chế nhất định:

- Thứ nhất, hợp đồng đại lý chấm dứt với điều kiện chỉ cần một trong hai bên
đưa ra thông báo bằng văn bản cho bên kia về việc chấm dứt, đồng nghĩa với việc
các bên có thể chấm dứt hợp đồng đại lý với bất cứ lý do gì. Quy định này dẫn đến
một số các bất lợi cho bên giao đại lý khi bên đại lý nhận được lời mời làm đại lý
cho một thương nhân khác với mức thù lao hấp dẫn hơn;

- Thứ hai, tại khoản 2 đã quy định khá cứng nhắc khi giới hạn việc bồi thường
trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý chỉ bằng “tiền”, điều này
đã giới hạn quyền thỏa thuận của các bên.

- Thứ ba, nếu đại lý đưa ra yêu cầu chấm dứt thời hạn đại lý cũng gây thiệt hại,

khó khăn cho bên giao đại lý, tại sao ở khoản 4 lại không xuất hiện khái niệm bồi
thường? Pháp luật dân sự quy định: “Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực
hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng
nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG

Thực tiễn hoạt động đại lý thương mại trong thời gian qua đã và đang phát
sinh nhiều vướng mắc, bất cập, sai sót, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp
của các bên, cũng như của khách hàng như: nhầm lẫn giữa hoạt động đại lý với các
loại hoạt động thương mại khác; trách nhiệm của bên đại lý, bên giao đại lý với
khách hàng chưa thật rõ ràng; các quyền và nghĩa vụ quy định trong luật không rõ,

9

dễ dẫn đến vi phạm, tranh chấp...Dưới đây nhóm sẽ phân tích một vài bất cập của
các quy định về đại lý thương mại trên thực tiễn như sau

Thứ nhất, nhầm lẫn giữa hoạt động đại lý với các loại hoạt động thương mại
khác: Về bản chất, hợp đồng đại lý là hợp đồng cung ứng dịch vụ trung gian thương
mại, theo đó bên trung gian là bên đại lý nhân danh mình thực hiện việc mua bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý nhằm hưởng thù lao, quyền sở hữu
hàng hóa vẫn thuộc về bên giao đại lý. LTM 2005 không quy định về hoạt động
phân phối, nhưng trên thực tiễn kinh doanh của thương nhân thì xuất hiện loại hợp
đồng này. Trong loại hợp đồng này, nhà phân phối hoạt động độc lập, mua hàng hóa
từ nhà sản xuất và nhân danh chính mình bán lại hàng hóa đó trong phạm vi hợp
đồng dài hạn được ký kết giữa nhà phân phối và nhà sản xuất. Nhà phân phối trong
trường hợp này là chủ sở hữu của hàng hóa, chịu trách nhiệm về mọi rủi ro đối với
hàng hóa đó (hay nói cách khác đó là mua đứt bán đoạn).

Thứ hai, vấn đề xác định tư cách chủ thể của các bên trong hợp đồng đại lý:

Về nguyên tắc, tranh chấp giữa các bên trong hợp đồng đại lý là tranh chấp kinh
doanh thương mại vì cả hai bên đều là thương nhân. Tuy nhiên, người làm đại lý
bảo hiểm khơng có tư cách thương nhân, do đó tranh chấp giữa công ty bảo hiểm và
người làm đại lý bảo hiểm không thể xác định là tranh chấp kinh doanh thương mại.
Mặt khác, nếu xét vai trò, chức năng của người làm đại lý bảo hiểm cũng như theo
quy định của pháp luật lao động thì cũng khơng đủ cơ sở cho rằng cá nhân hoạt
động trung gian bảo hiểm này có tư cách là người lao động của của doanh nghiệp
bảo hiểm theo quan hệ lao động làm cơng ăn lương. Chính vì điều này mà trên thực
tế chế độ đãi ngộ của doanh nghiệp bảo hiểm đối với người trung gian bảo hiểm này
không thống nhất, có doanh nghiệp áp dụng chế độ đãi ngộ như trong quan hệ lao
động, có bảo hiểm xã hội, lương cơ bản và phần trăm hoa hồng trên doanh thu, có
doanh nghiệp đơn thuần chỉ trả thù lao đại lý, theo đó dẫn đến quyền lợi chính đáng
của cá nhân hoạt động trung gian bảo hiểm không được đảm bảo, ảnh hưởng đến
hiệu quả quản lý nhà nước, dẫn đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm lộn xộn và
không theo một trật tự nhất định.

10

SO SÁNH ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI VÀ ỦY THÁC MUA BÁN HÀNG HÓA

*Giống nhau:

- Đều là hoạt động thương mại được điều chỉnh bởi Luật Thương mại 2005

- Đều là hợp đồng dịch vụ, đối tượng hợp đồng là thực hiện công việc

- Hợp đồng đều phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý

tương đương


- Cả hai loại giao dịch trên đều là loại hình dịch vụ trung gian thương mại, trong đó

bên nhận dịch vụ sẽ thực hiện công việc thay cho bên giao kết để hưởng thù lao

- Quyền sở hữu hàng hóa hay các quyền sở hữu khác vẫn thuộc về bên giao đại lý,

bên ủy thác

- Bên nhận ủy thác, bên đại lý đều nhân danh chính mình thực hiện

*Khác nhau:

Đại lý thương mại: Ủy thác mua bán hàng hóa:

Khái niệm - Đại lý thương mại là hoạt động - Ủy thác mua bán hàng hoá là

thương mại, theo đó bên giao đại hoạt động thương mại, theo đó

lý và bên đại lý thoả thuận việc bên nhận ủy thác thực hiện việc

bên đại lý nhân danh chính mình mua bán hàng hố với danh

mua, bán hàng hoá cho bên giao nghĩa của mình theo những điều

đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của kiện đã thỏa thuận với bên ủy

bên giao đại lý cho khách hàng thác và được nhận thù lao ủy

để hưởng thù lao. thác


CSPL - Điều 166-177 Luật Thương Điều 155-165 Luật Thương mại
Chủ thể mại 2005 2005
- Quan hệ đại lý mua bán hàng - Quan hệ ủy thác mua bán hàng
hóa phát sinh giữa bên giao đại hoá được xác lập giữa bên ủy
lý và bên đại lý. thác và bên nhận ủy thác.
+ Bên giao đại lý: là thương + Bên nhận ủy thác: phải là
nhân (bên giao hàng hóa cho đại thương nhân kinh doanh mặt
lý bán, giao tiền mua hàng cho hàng phù hợp với hàng hoá
đại lý mua, ủy quyền thực hiện được ủy thác và thực hiện mua
dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch bán hàng hoá theo những điều

11

vụ.) kiện đã thỏa thuận với bên ủy
+ Bên đại lý: cũng là thương thác.
nhân (nhận hàng hóa để làm đại + Bên ủy thác: không nhất thiết
lý bán, nhận tiền mua hàng để phải có tư cách thương nhân.
làm đại lý mua, nhận ủy quyền
cung ứng dịch vụ.)

Đối tượng Hàng hóa, tiền, dịch vụ Tất cả hàng hóa lưu thơng hợp
Quyền và pháp
nghĩa vụ Bên giao đại lý: Điều 172, Điều Bên ủy thác: Điều 162, 163
của các bên 173 Luật Thương mại 2005 Luật Thương mại 2015
+ Quyền: Ấn định giá cả giá mua + Quyền: Yêu cầu thông báo
Trách bán, giá giao đại lý, yêu cầu, thơng tin về tình hình thực hiện
nhiệm pháp kiểm tra, giám sát hợp đồng, không chịu trách
+ Nghĩa vụ: Trả thù lao, hướng nhiệm trong trường hợp nhận ủy
dẫn cung cấp thông tin, chịu thác vi phạm pháp luật trừ
trách nhiệm về chất lượng hàng trường hợp pháp luật quy định

hóa dịch vụ, liên đới chịu trách khác
nhiệm nếu có một phần lỗi + Nghĩa vụ: Cung cấp thông tin,
Bên đại lý: Điều 173, Điều 174 trả thù lao, giao tiền giao hàng
Luật Thương mại 2005 đúng thỏa thuận, liên đới chịu
+ Quyền: Hưởng thù lao, yêu trách nhiệm
cầu hướng dẫn Bên nhận ủy thác: Điều 164,
+ Nghĩa vụ: Mua bán hàng hóa, 165 Luật Thương mại 2005
cung ứng dịch vụ theo hợp đồng + Quyền: Yêu cầu cung cấp
đại lý, bảo quản hàng hóa, chịu thơng tin, nhận thù lao, không
trách nhiệm về chất lượng hàng chịu trách nhiệm về hàng hóa
hóa nếu có lỗi + Nghĩa vụ: thực hiện mua bán,
thông báo, bảo quản tài sản, giữ
Bên giao đại lý là chủ sở hữu bí mật, liên đới chịu trách nhiệm
chịu trách nhiệm đối với hàng Bên ủy thác không chịu trách
nhiệm về việc bên nhận ủy thác
12

lý hóa dịch vụ, bên đại lý liên đới vi phạm pháp luật
Thù lao nếu trường hợp có lỗi (ví dụ bảo Các bên liên đới chịu trách
Kiểm sốt quản khơng tốt) nhiệm nếu việc vi phạm pháp
luật của một bên xuất phát từ lỗi
Trừ trường hợp có thoả thuận bên còn lại hoặc do các bên cố ý
khác, thù lao đại lý được trả cho làm trái pháp luật
bên đại lý dưới hình thức hoa Thù lao uỷ thác
hồng hoặc chênh lệch giá (khoản
1 Điều 171 Luật Thương mại Khơng có sự kiểm sốt
2005) Bên ủy thác có quyền yêu cầu
Mang tính kiểm soát cao hơn bên nhận ủy thác cung cấp
Bên đại lý chịu sự kiểm tra giám thông tin về tình trạng thực hiện
sát của bên giao đại lý, thực hiện công việc ủy thác.

theo giá cả bên giao ấn định,
cung cấp thương tin trong quá
trình thực hiện

13


×